Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mất cân bằng đầu đạn súng bộ binh đến tản mát điểm chạm khi bắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 217 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả 
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được  
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


2

LỜI CẢM ƠN
Tác giả  luận án xin bày tỏ  lòng biết  ơn chân thành, sâu sắc đối với PGS.TS Mai  
Quang Huy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, có nhiều chỉ dẫn và định hướng khoa học có 
giá trị giúp cho tác giả hoàn thành luận án này. Tác giả trân trọng cảm ơn sự động viên, 
khuyến khích và những kiến thức khoa học mà tập thể  hướng dẫn đã chia sẻ  cho tác  
giả  trong thời gian thực hiện luận án, giúp cho tác giả  nâng cao năng lực và phương  
pháp nghiên cứu khoa học.
Tác giả trân trọng cảm ơn tập thể Bộ môn Thuật phóng và Điều khiển Hỏa lực,  
Trung tâm Kỹ thuật Vũ khí/ Khoa Vũ khí, Phòng Sau Đại học/ Học viện Kỹ thuật Quân 
sự, Viện Tên lửa, Nhà máy Z113/ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã tạo mọi điều 
kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến quí báu cho luận án. Tác giả  xin chân thành  
cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội, các đồng nghiệp đã cung cấp cho tác  
giả nhiều tài liệu, các kiến thức khoa học và nhiều lời khuyên có giá trị.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với những người thân trong gia đình 
đã thông cảm, khích lệ tinh thần, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian làm luận 
án.


3

MỤC LỤC




4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Chữ viết tắt
BNN 

Biến ngẫu nhiên.

LA 

Luận án.

MCB

Mất cân bằng.

MPNN

Mô phỏng ngẫu nhiên.

PTHH

Phần tử hữu hạn.

TCCNQP

Tổng cục công nghiệp quốc phòng.


TDSC

Tác dụng sau cùng.

TM

Tản mát.

TPN

Thuật phóng ngoài.

TPT

Thuật phóng trong.

VTKT

Vận tốc khối tâm.

2. Ký hiệu
xo: tọa độ điểm rơi theo phương x.
zo: tọa độ điểm rơi theo phương z.
mx: kỳ vọng toán của xo.
mz: kỳ vọng toán của zo.
ly: sai số trung gian tản mát về chiều cao
lz: sai số trung gian tản mát về hướng.
: độ lệch chuẩn theo phương x.

x


: độ lệch chuẩn theo phương z.

z

: góc nghiêng tiếp tuyến quỹ đạo khối tâm đạn tại điểm đang xét.

c

Д: tầm bắn.
r100: bán kính hình tròn có tâm tại điểm chạm trung bình, chứa 100% điểm chạm.
r50: bán kính hình tròn có tâm tại điểm chạm trung bình, chứa 50% số điểm chạm.
d: cỡ đạn.
md: khối lượng đầu đạn.
D1, D2, α: 3 thông số biểu diễn độ mất cân bằng của đầu đạn.
lb: khoảng cách hai đai đạn.
lc: khoảng cách từ khối tâm đến đai dẫn.
l: chiều dài đầu đạn.


5

: góc tiến động ban đầu.

0

: góc quay riêng ban đầu.

0


,  2, …  n: các đại lượng ngẫu nhiên.

1

: phương sai của  i.
Kij: mô men tương quan giữa  i và  j.
: các mô men trung tâm cấp ba và bốn tương ứng của đại lương ngẫu nhiên  i.
: góc phóng.

0

V0: sơ tốc của đầu đạn.
C: hệ số phóng.
: là các sai số trung gian tản mát của  0,V0 và C.
mi: khối lượng phân tố i.
Ri: độ lệch tâm của phân tố i.
l1i và l2i: khoảng cách từ khối tâm của phân tố i đến hai gối tựa.
: véc tơ mất cân bằng của phân tố i.
: lực mất cân bằng của phân tố i.
: tốc độ quay của vật thể.
ec: độ lệch tâm của vật thể.
: độ lệch quân phương hướng kính của phân bố chuẩn 2 chiều ban đầu.

k

D xij

: khối không cân bằng  ở  mặt phẳng quy đổi thứ  x (x = 1,2) xuất hiện do dịch  
chuyển trục mặt phẳng thứ i của chi tiết thứ j.
r(x): thì bán kính của bề mặt chi tiết tại vị trí đang xét.

(x): độ đảo hướng kính của bề mặt chi tiết tại vị trí đang xét.
: khối lượng riêng của vật liệu chi tiết thứ i.

i

xH, xk, rH, rk, ζH, ζk: toạ  độ, bán kính, độ  lệch trên thiết diện ban đầu và cuối cùng 
của bề mặt tròn xoay được biểu diễn dưới dạng hình nón, hình trụ.
x1, x2: toạ độ bề mặt quy đổi các khối không cân bằng.
xc,yc,zc: tọa độ trọng tâm đầu đạn.
m: khối lượng đầu đạn.
a: hệ số cấp chính xác dùng để tra cấp chính xác hình dạng.
i: giá trị của đơn vị dung sai được tra theo kích thước danh nghĩa.


6

ITx: cấp dung sai tiêu chuẩn được tra theo kích thước danh nghĩa và trị số dung sai 
của nó.
V: miền xác định của đại lượng cần khảo sát.
Ve: miền xác định của phần tử.
f = [fx fy fz]T : lực thể tích.
T= [Tx Ty Tz]T: lực diện tích.
Pi = [Px Py Pz]T: lực tập trung.
u = [u, v, w] T: véc tơ chuyển vị.
 = [ x ,  y,   z, 
 = [ x , 



,  z, 


 y

] T : ten xơ biến dạng.



yz

xz



 yz

xy



 xz

] T : ten xơ ứng suất.

 xy

D: ma trận vật liệu.
E: mô đun đàn hồi.
: hệ số Poisson.
: thế năng toàn phần của vật thể.
U: năng lượng biến dạng của vật thể.

W: công của ngoại lực tác dụng.
[K]e : ma trận độ cứng phần tử.
[M]e : ma trận khối lượng phần tử.
[N]: ma trận hàm dáng phần tử.
[B]: ma trận đạo hàm các hàm dáng.
: khối lượng riêng của vật liệu phần tử.
ne: số bậc tự do của phần tử.
[K]: ma trận độ cứng toàn cục.
[M]: ma trận khối lượng toàn cục.
[C]: ma trận cản toàn cục.
{F}: véc tơ tải toàn cục.
véc tơ gia tốc, vận tốc, chuyển vị toàn cục.
[G]­ ma trận cản Coriolis ­ gây nên bởi gia tốc Coriolis của hệ.
[KC]­ ma trận suy giảm độ cứng cơ hệ do chuyển động quay.
,  y, 

x



: các thành phần véc tơ vận tốc góc của vật thể quay.

­ các véc tơ lực khối.


7

t: bước tích phân.
{DL}: véc tơ động lượng toàn hệ.
{DLix,DLiy,DLiz}: véc tơ động lượng ứng với nút i.

{R(t)}: véc tơ phản lực tương tác giữa đạn và thành nòng.
{Fms}: véc tơ lực ma sát tại các điểm nút tiếp xúc giữa đạn và nòng.
z: bề dày cháy tương đối.
p: áp suất trong nòng.
Ik: xung lượng toàn phần của áp suất khí thuốc.
: lượng sinh khí tương đối.
,  , : hệ số hình dạng của thuốc phóng.
Ld: chiều dài nòng.
Wo: thể tích ban đầu của buồng đốt.
: mật độ nhồi.
p0: áp suất tống đạn.
f: lực thuốc phóng (ký hiệu trong bài toán thuật phóng trong).
: khối lượng thuốc phóng(ký hiệu trong bài toán thuật phóng trong).
e_vỏ, e_áo chì, e_lõi,: độ đảo hướng kính của vỏ, áo chì, lõi.
U(a,b): bộ số ngẫu nhiên phân bố đều trên [a,b].
N(0,1): bộ số ngẫu nhiên phân bố chuẩn hóa.
N( ,σ2): bộ số ngẫu nhiên phân bố chuẩn có kỳ vọng  , độ lệch tiêu chuẩn σ.


8

DANH MỤC CÁC BẢNG


9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


10


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Tản mát là chỉ  tiêu quan trọng hàng đầu trong hàng loạt các yêu cầu chiến kỹ 
thuật của hệ  thống vũ khí vì nó quyết định trực tiếp đến hiệu quả  chiến đấu. Chỉ  tiêu 
tản mát đặc trưng cho mức độ  phân tán của điểm rơi (hay điểm chạm), trị  số  của nó 
phụ  thuộc vào rất nhiều yếu tố  nhiễu loạn tác động lên chuyển động của đạn trong 
suốt quá trình kể từ khi hạt lửa bắt đầu làm việc đến khi đạn chạm mục tiêu.  Do vậy, 
có thể  nói việc giảm tản mát là công việc thường xuyên mà các nhà nghiên cứu vũ khí 
phải quan tâm tới
Chỉ  tiêu tản mát điểm chạm (điểm rơi) được xác định bởi tản mát của ba thông 
số thuật phóng gồm: tản mát sơ  tốc, tản mát góc bay ra và tản mát hệ  số  phóng. Tiếp 
theo, tản mát của ba thông số thuật phóng lại phụ thuộc vào hàng loạt các thông số liên 
quan đến hệ thống súng, đạn, thuốc phóng, môi trường trong các giai đoạn chuyển động 
của đạn gồm: chuyển động trong nòng, chuyển động bán liên kết, chuyển động trong 
thời kỳ tác dụng sau cùng và chuyển động trong môi trường không khí. 
Đối với súng bộ binh, do góc bắn và cự ly bắn nhỏ nên trọng số của thành phần 
tản mát do độ phân tán của sơ tốc và hệ số phóng là khá nhỏ so với thành phần tản mát  
do độ  phân tán của góc bay ra (góc rời nòng hay góc nảy). Trong khi đó, mất cân bằng  
của đầu đạn là nguyên nhân chính gây ra tản mát góc bay ra và nó là đặc tính cố hữu tồn  
tại khách quan phụ  thuộc vào dung sai chế  tạo và độ  đồng nhất của vật liệu chế  tạo  
đầu đạn. 
Đến nay, đã có nhiều công trình  nghiên cứu về tản mát của đạn ở trong nước và  
từ nước ngoài mà chúng ta có thể tiếp cận được, tuy nhiên các công trình đó hầu hết tập 
trung cho các loại đạn pháo, cối, tên lửa có tầm bắn tương đối xa và mô hình chuyển 
động của các loại đạn này khác xa so với mô hình chuyển động của các loại đạn súng 
bộ  binh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển động trong nòng. Vấn đề  về  tản mát của  
SBB, các nước có nền công nghiệp vũ khí tiên tiến thường xuyên cải tiến, thiết kế mới  

để  cho ra đời những mẫu đạn súng bộ  binh có chỉ  tiêu tản mát ngày càng nhỏ, nhưng 
chúng ta không có điều kiện tiếp cận được những công trình nghiên cứu của họ.
Nền công nghiệp quốc phòng của ta đã nghiên cứu và sản xuất được hầu hết các 
loại đạn và súng bộ binh. Tuy nhiên, việc kiểm soát các yếu tố để đảm bảo yêu cầu về 
chỉ  tiêu tản mát mới chỉ  dừng lại  ở  mức  độ  tuân theo các tài liệu công nghệ  được  
chuyển giao hoặc thiết kế theo mẫu mà chưa có những nghiên cứu một cách chủ  động  
và hệ thống về vấn đề này. Chính vì vậy khi đối mặt với nhiệm vụ thiết kế mới và cải 
tiến thì các nhà thiết kế  chưa có những mô hình nghiên cứu đầy đủ  để  làm công cụ 
kiểm soát chỉ tiêu tản mát một cách chủ động.


11

Do đó, việc lựa chọn đề tài luận án  “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mất cân 
bằng đầu đạn súng bộ  binh đến tản mát điểm chạm khi bắn ”  là cần thiết.  Kết 
quả  nghiên cứu của luận án cho phép  chỉ  ra mối quan hệ định lượng giữa cấp chính 
xác gia công chế tạo đầu đạn với chỉ tiêu tản mát điểm chạm khi bắn.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là xây dựng mô hình tính toán cho phép khảo sát  
định lượng ảnh hưởng của độ mất cân bằng (MCB) đầu đạn đến chỉ  tiêu tản mát điểm 
chạm khi bắn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đầu đạn súng tiểu liên AK 7,62mm K56 lõi 
thép mất cân bằng khối lượng. 
Phạm vi nghiên cứu của luận án: 
Chỉ tiêu tản mát được xác định ứng với giai đoạn kể từ khi đầu đạn được cắt đai  
hoàn toàn cho tới khi chạm mục tiêu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trên cơ  sở  sử  dụng phương 

pháp mô phỏng ngẫu nhiên (MPNN). Theo phương pháp này, luận án sẽ  thực hiện hai 
bước:
Bước 1: Lập mô hình toán học, bao gồm: mô hình tính toán các đặc trưng mất 
cân bằng theo cấp chính xác gia công; mô hình tính toán chuyển động trong nòng của 
đầu đạn súng bộ  binh ba cấu tử, mất cân bằng khối lượng bằng phương pháp phần tử 
hữu hạn (PTHH) trên cơ sở coi đầu đạn là vật rắn biến dạng trong vùng đàn hồi.
Bước 2: Đưa các đại lượng ngẫu nhiên vào trong mô hình.
Sau khi xây dựng xong mô hình toán học và đưa các đại lượng ngẫu nhiên vào mô  
hình luận án sẽ tiến hành khảo sát ảnh hưởng của độ MCB đến tản mát điểm chạm và 
bắn thực nghiệm đối chứng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học của luận án thể hiện ở các khía cạnh sau:
1. Mô hình tính toán của luận án cho phép xác định các đại lượng đặc trưng mất 
cân bằng khối lượng của lô đầu đạn theo cấp chính xác gia công. 


12

2. Mô hình tính toán của luận án cho phép mô tả  chuyển động trong nòng của 
đầu đạn súng bộ binh ba cấu tử, mất cân bằng khối lượng dựa trên phương pháp PTHH  
khi coi đầu đạn là vật rắn biến dạng đàn hồi.
3. Mô hình tổng thể và phần mềm của luận án cho phép khảo sát định lượng  ảnh 
hưởng của độ MCB đầu đạn súng bộ binh đến tản mát điểm chạm khi bắn.
Ý nghĩa thực tiễn của LA:
Cung cấp cơ  sở  lý thuyết và công cụ  hữu ích trên phương diện khống chế  chỉ 
tiêu tản mát cho các nhà thiết kế  trong quá trình phân tích, quyết định phương án thiết 
kế đạn súng bộ binh
6. Nội dung và cấu trúc luận án
Ngoài phần mở  đầu, kết luận, kiến nghị  về  hướng nghiên cứu tiếp theo và tài  
liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương:

Chương 1. Tổng quan về  tản mát điểm chạm và sự  mất cân bằng khối lượng  
của đầu đạn
Chương 2. Xây dựng mô hình tính toán độ MCB của đầu đạn súng bộ binh nhiều 
cấu tử
Chương 3. Xây dựng mô hình tính toán chuyển động trong nòng của đầu đạn  
súng bộ binh MCB
Chương 4. Khảo sát  ảnh hưởng của độ  MCB khối lượng đến tản mát điểm  
chạm


13

Chương 1.
 TỔNG QUAN VỀ TẢN MÁT ĐIỂM CHẠM 
VÀ SỰ MẤT CÂN BẰNG KHỐI LƯỢNG CỦA ĐẦU ĐẠN

1.1. Tản mát điểm chạm
Tản mát là hiện tượng điểm chạm của các phát bắn với cùng một điều kiện bắn  
như nhau nhưng không trùng nhau mà tạo thành một tập hợp các điểm. 
Các nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm về tản mát điểm chạm đã phát  
triển khá sâu sắc song song với quá trình phát triển của súng – đạn đã chỉ  ra rằng tản  
mát điểm chạm là một đại lượng ngẫu nhiên được biểu diễn bằng quy luật [2], [30],  
[40], [46]:
(1.1)
trong đó: mx, mz là kỳ vọng toán của x0, z0 và chúng cũng chính là toạ độ  của trung tâm  
tản mát; lx, lz    là sai số  trung gian tản mát về  tầm và hướng, chúng có quan hệ  với độ 
lệch chuẩn  x,  z bởi quan hệ:
;
(1.2)
                                        

trong đó,   = 0,477 và lx= 0,6745 x; lz = 0,6745

    

z  

Về mặt ý nghĩa, lx, lz   đặc trưng cho mức độ phân tán của toạ độ điểm rơi xung 
quanh trung tâm tản mát. Vì vậy, để đánh giá mức độ tản mát của điểm rơi người ta lấy  
chỉ tiêu bằng số là lx, lz.
Khi bắn các mục tiêu có chiều cao đáng kể  bằng đường đạn căng, người ta lại 
thường quan tâm đến tản mát của điểm chạm với chỉ  tiêu là sai số  trung gian tản mát 
theo chiều cao và theo hướng: ly, lz. Khi đó giữa ly và lx có mối quan hệ:
  

(1.3)

­ góc nghiêng tiếp tuyến quỹ đạo khối tâm đạn tại điểm đang xét.

c

Với các loại đạn cỡ lớn như: đạn pháo, đạn cối, đạn phản lực dã chiến...người  
ta sử  dụng chỉ  tiêu là độ  lệch tương đối về  tầm và độ  lệch tương đối về  hướng để 
đánh giá tản mát. Chỉ tiêu tản mát của đạn pháo rãnh ổn định con quay, đạn cối và tên  
lửa dã chiến được cho trong bảng 1.1 [9], [46].


14

Bảng 1.1. Chỉ tiêu tản mát của một số loại đạn cỡ lớn
STT


Chủng loại

1

Đạn   pháo   rãnh 
xoắn

2

Đạn cối

3

Đạn   tên   lửa   dã 
chiến

     Ghi chú: (Д­ tầm bắn)
Đối với đạn súng bộ  binh, khi đánh giá chỉ  tiêu tản mát  người ta còn dùng bán 
kính tản mát r100 và r50. r100 là khoảng cách từ  điểm chạm trung bình tới điểm chạm xa  
nhất, tức là vòng tròn có tâm tại điểm chạm trung bình và bán kính là khoảng cách chứa  
100% các điểm chạm (lỗ thủng). Bán kính tản mát r50 được lấy là bán kính đường tròn 
có tâm tại điểm chạm trung bình, chứa 50% điểm chạm nằm gần với điểm chạm trung 
bình nhất. Giữa các bán kính tản mát có liên hệ sau: r100 = (1,45 ÷ 1,50) r50.
Thông số tản mát của một số loại đạn súng bộ binh hiện có trên thế  giới được  
thể hiện trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Thông số tản mát một số loại đạn súng bộ binh
Loại đạn

Vũ khí sử dụng


Cự ly

r50 [cm]

[m]

7,62mm K53

Súng K44

100

3,6

7,62mm NATO

Súng trường M14

100

3,2

7,62mm K56

Súng CKC

100

3,5


5,56x45mm

Súng tiểu liên M16A1

100

3,2

Có rất nhiều yếu tố   ảnh hưởng đến tản mát điểm chạm, các yếu tố  này có thể 
phân thành nhóm như: theo súng và điều kiện sử dụng súng; theo độ chính xác gia công 
chế tạo đầu đạn, các đặc trưng thuốc phóng và kết cấu của phát bắn; theo thời hạn bảo 
quản; các điều kiện khí tượng khi bắn; theo sự luyện tập chuyên môn và kỹ  năng của  
xạ thủ.  
Trong đó, đạn và các đặc trưng của nó chiếm khoảng một phần ba tổng các yếu 
tố ảnh hưởng tới độ tản mát đầu đạn khi bắn [18]. Có thể kể ra một số các yếu tố quan  
trọng gồm: các đặc trưng thuật phóng và động học của đầu đạn; độ   ổn định của đầu  
đạn trên đường bay; các điểm đặc biệt về kết cấu đầu đạn; tính chất lý hóa và kết cấu  


15

liều thuốc phóng; cấp chính xác chế  tạo đầu đạn, các phần tử  của nó và của cả  viên  
đạn nói chung.
Độ  chính xác chế  tạo và lắp ráp các phần tử  của đầu đạn  ảnh hưởng lớn đến  
tản mát điểm chạm khi bắn. Đối với đạn súng bộ  binh, đặc biệt phải lưu ý tới độ 
chênh lệch bề dày thành vỏ bọc, cốc đựng liều thuốc, lớp áo chì. Độ lệch này xác định  
độ lệch vị trí trọng tâm so với trục hình học, đây là nguyên nhân xuất hiện và tác dụng 
của lực hướng tâm, làm tăng bán kính tiến động và dẫn tới giảm độ  chụm. Tăng độ 
chính xác chế  tạo đạn và các phần tử  của nó mâu thuẫn với các yêu cầu kinh tế  khác  

nhau và các điều kiện của đặc tính sản xuất hàng loạt. Vì vậy, hiện nay cấp độ  chính 
xác chế tạo đầu đạn tại các nhà máy TCCNQP được thiết lập từ thực tế dung hòa giữa 
khả năng công nghệ và chi phí sản xuất trên cơ sở các thử nghiệm đánh giá sự đảm bảo  
yêu cầu về độ chụm. 
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến tản mát điểm chạm 
mang tính ngẫu nhiên có tính quy luật xác suất. Ví dụ,  chuyển động của đầu đạn trong 
nòng được xem như một quá trình chịu ảnh hưởng của một loạt các thông số được biểu  
diễn bởi hàm ngẫu nhiên: sai số chế tạo, sai số lắp ghép, dung sai khối lượng…. Trong  
[5], [9], [32] đã chỉ ra sự phân bố ngẫu nhiên các tham số ảnh hưởng đến chuyển động  
đầu đạn như: sai số  đường kính, phân bố  khối lượng, phân bố  độ  mất cân bằng khối  
lượng…  Một   số  quy luật phân bố  các thông số  cấu tạo đầu đạn pháo 76,2 mm  ảnh 
hưởng trực tiếp đến chuyển động của đầu đạn trong nòng được cho trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Quy luật phân phối của các đại lượng ngẫu nhiên trong mô hình
mô phỏng tản mát đạn pháo chống tăng 76,2 mm
Đại lượng

STT

Ký 
hiệu

Quy luật phân phối

Đơn vị 
đo

1

Cỡ đạn


d

Chuẩn  =76,0375;  =0,0208 

[mm]

2

Khối lượng đầu đạn (dấu 
H)

md

Đều trong [6,1793 ... 6,2207]

[kg]

D1

Rayleigh với tham số  =51,76

[g.cm]

D2

Rayleigh với tham số  =23,6

[g.cm]

Rayleigh với tham số  =0,729


[rad]

3
4

Thông số mất cân bằng 
của đạn

5
6

Khoảng cách hai đai đạn

lb

Chuẩn  =70;  =0,025

[mm]

7

Khoảng  cách  từ  khối  tâm 
đến đai dẫn

lc

Chuẩn  =52;  =0,05

[mm]


8

Chiều dài đạn 

l

Chuẩn  =381;  =0,136

[mm]


16

9

Góc tiến động ban đầu

0

Đều trong [0…2 ]

[rad]

10

Góc quay riêng ban đầu

0


Đều trong [0…2 ]

[rad]

11

Vận   tốc   góc   quay   riêng 
ban đầu

Đều trong [0…r0=2248,7]

1.2. Sự mất cân bằng khối lượng của đầu đạn
Lý thuyết và thực nghiệm đã chỉ  ra rằng MCB khối lượng là một trong những 
nguyên nhân cơ  bản làm tăng tản mát điểm chạm. Do các nguyên nhân như: độ  không 
đồng nhất của vật liệu, sai số trong quá trình gia công chế tạo chi tiết cũng như lắp ráp  
thành phẩm nên độ MCB là một đặc tính cố hữu không thể tách rời của đầu đạn.

1.2.1.

Các khái niệm cơ bản về sự MCB của đầu đạn
Nghiên cứu lý thuyết và đưa ra các giải pháp giảm  ảnh hưởng của MCB đến 
hoạt động cũng như độ bền các vật thể quay đã được quan tâm từ lâu và trở thành một 
yêu cầu bắt buộc trong quá trình thiết kế. Thậm chí đã được tiêu chuẩn hóa trong các tài  
liệu kỹ  thuật trên thế  giới. Để  có cái nhìn tổng quan về  hiện tượng MCB đầu đạn  
chúng ta sẽ xem xét một số các khái niệm, định nghĩa, đại lượng, tiêu chuẩn về sự MCB 
khối lượng của vật thể quay theo các tài liệu tiêu chuẩn: ГОСТ 19534­74, ГОСТ 26061­
76, ISO 1940, [11], [23], [33], [34], [36], [37], [38].
Khi nghiên cứu độ cân bằng của vật thể, người ta phân biệt ba dạng MCB:
 MCB tĩnh:  là trường hợp trục quán tính chính trung tâm và trục quay của vật  
thể song song và cách nhau một khoảng lệch ec (hình 1.1).

Để khử MCB tĩnh, ta phải đưa trọng tâm về trục quay của rotor. Việc này được 
thực hiện bằng cách đặt một khối lượng đối diện với khối lượng MCB qua tâm và  ở 
cùng khoảng cách bán kính. Khi lượng MCB là đủ  lớn, ta có thể  khử  sự  MCB tĩnh mà 
không cần phải quay rotor. Tuy nhiên, sự  MCB tĩnh có thể  được đo đạc với độ  chính  
xác cao hơn nhiều bằng cách quay rotor  ở  tốc độ  cao. Việc đo lượng MCB và điều 
chỉnh (tức khử) nó đi sau đó được thực hiện bằng cách sử dụng máy cân bằng động.


17

Hình 1.1. Sự MCB tĩnh
 MCB mômen (hay MCB ngẫu lực): là trường hợp trục quán tính chính trung 
tâm cắt trục quay của vật thể tại khối tâm và hợp với trục này một góc nào đó. Khi này 
vật thể  vẫn được cân bằng tĩnh bởi vì khối tâm của nó nằm trên trục hình học (hình 
1.2).

Hình 1.2. Sự MCB mô men
Rotor hình trụ  thể  hiện trong hình 1.2 có 
một sự MCB gây ra bởi hai khối m1 và m2 giá trị như nhau, đặt đối xứng chéo nhau qua 
trọng tâm. Rotor  ở  trạng thái cân bằng tĩnh, tức là trọng tâm nằm trên trục quay của  
rotor. Tuy nhiên, khi rotor quay, các lực F 1 và F2 tạo ra bởi hai khối m 1 và m2 làm xoay 
trục quán tính chính lệch khỏi trục quay rotor. Sự  MCB ngẫu lực đặc trưng cho tình  
trạng của một rotor có trục quán tính chính cắt trục quay rotor tại trọng tâm rotor. Sự 
MCB ngẫu lực tạo ra rung động mạnh trên cả  hai mặt nơi các lực tác động. Ta có thể 
khử  kiểu MCB này bằng cách cân bằng trên máy cân bằng động và xử  lý MCB tại cả 
hai mặt. MCB ngẫu lực chỉ  được phát hiện khi cho rotor quay và bắt buộc phải xử  lý  
nhờ vào máy cân bằng động.
 MCB động học (MCB hỗn hợp):  có thể biểu diễn ở dạng tổng của sự MCB  
tĩnh và MCB mô men (hình 1.3). Khi này rotor có trục quán tính chính không song song  
mà cũng không giao nhau với trục quay, đây là loại MCB phổ biến nhất. Để  khử MCB 

động, ta đo độ rung khi quay rotor và sau đó bù sự MCB này trên cả hai mặt. MCB dạng  
này chỉ có thể được phát hiện bằng máy cân bằng động.


18

Hình 1.3. Sự MCB động học
Để  định lượng độ  MCB của vật thể  quay 
người ta sử dụng các khái niệm véc tơ MCB. Xác định như sau:

Chia vật thành N phân tố  dạng đĩa mỏng, có khối lượng tương  ứng  
mi và trọng tâm nằm cách trục quay một khoảng  i, nằm cách gối tựa của 
trục quay 1 và 2 một khoảng l1i và l2i. (Hình .1.4).

Hình 1.4. Khái niệm véc tơ MCB phân tố
Véc tơ MCB của phân tố ­  là một véc tơ đi qua khối tâm phân tố, phương vuông 
góc với trục quay của vật thể. Lực MCB của phân tố  được tính bằng tích của véc tơ 
MCB với bình phương vận tốc góc của vật thể. 
          

                      (1.4)

Cân bằng động là sự  cân bằng của vật thể khi tham gia chuyển động 
quay.
Cân bằng động của vật thể chỉ đạt được khi đủ  điều kiện cân bằng 
tĩnh và cân bằng mô men [3].


19


+ Điều kiện cân bằng tĩnh được viết: 
           

(1.5)

+ Điều kiện cân bằng mô men được viết theo phương trình cân bằng  
mô men của các lực MCB lấy với hai mặt phẳng cơ sở:
;

    (1.6)

 Ranh giới giữa mất cân bằng tĩnh và mất cân bằng động
Khi vật quay mất cân bằng ngẫu lực hoặc hỗn hợp, do tồn tại ngẫu lực hay mô  
men nên không thể dùng cân bằng tĩnh để khử. Chỉ khi ngẫu lực do cặp lực này sinh ra  
nhỏ, tức là chiều dầy của vật quay nhỏ hơn khá nhiều so với đường kính của nó, lúc đó 
vật có thể  được xem là chỉ  mất cân bằng tĩnh. Vấn đề  đặt ra là vật quay mỏng bao 
nhiêu thì được xem là chỉ  mất cân bằng tĩnh. Thực tế cân bằng cho thấy vật quay dầy  
nếu quay  ở  tốc độ  thấp thì vẫn có thể  dùng phương pháp cân bằng tĩnh để  cân bằng,  
ngược lại vật quay mỏng nếu quay  ở tốc độ cao thì đòi hỏi phải cân bằng động. Ranh  
giới giữa cân bằng tĩnh và động có thể tham khảo trong hình 1.5 [11], ở đây B là chiều  
dày, D là đường kính vật quay.

Hình 1.5. Ranh giới giữa mất cân bằng tĩnh và động
Miền   I   ­   vật   quay   buộc   phải   cân   bằng 

 
động;

Miền II ­ vật quay có thể  được cân bằng 
tĩnh hoặc động tùy vào độ chính xác và yêu cầu làm  việc;

Miền III ­ vật quay chỉ cần cân bằng tĩnh
Các khái niệm trên đây hoàn toàn được sử 
dụng khi nghiên cứu độ  mất cân bằng của đầu đạn chuyển động trong nòng. Khi này, 
hai gối tựa được hiểu là các vị trí tỳ (liên kết) giữa lòng nòng và đầu đạn.
 Cấp độ mất cân bằng
Theo ГОСТ 22061 –76 [34], độ  mất cân bằng được chia ra các cấp độ  như  sau 
(bảng 1.4).
Bảng 1.4. Cấp độ mất cân bằng


20

Giá trị mất cân bằng lớn nhấtec, 
Cấp độ mất cân bằng

max

(mm.rad/s)
ec,   ­ độ lệch tâm và tốc độ quay của vật thể
Min

Max

(0)*

(0,064)

(0,16)

1


0,16

0,40

2

0,40

1,00

3

1,00

2,50

4

2,50

6,30

5

6,30

16,00

6


16,00

10,00

7

40,00

100,00

8

100,00

250,00

9

250,00

630,00

10

630,00

1600,00

11


1600,00

4000,00

(12)*

(4000,00)

(10000,00)

Tài liệu [23], [34] đã chỉ ra các vùng ứng dụng cho phép trong kỹ thuật tương ứng  
với các cấp độ mất cân bằng khối lượng (bảng 1.5).
Bảng 1.5. Vùng ứng dụng chấp nhận các cấp độ mất cân bằng theo ISO – 1940
Cấp chất 
lượng cân 
bằng

(mm/s)

G 4000

4000

Loại rotor – các ví dụ tổng quát
Bộ  dẫn động trục khuỷu của động cơ  diesel tàu thủy thấp 
tốc, lắp cứng với số xylanh lẻ


21


Cấp chất 
lượng cân 
bằng

(mm/s)

G 1600

1600

G 630

630

G 250

250

G 100

100

Loại rotor – các ví dụ tổng quát
Bộ dẫn động trục khuỷu của động cơ hai thì cỡ lớn, lắp cứng
Bộ  dẫn động trục khuỷu của động cơ  bốn thì cỡ  lớn được 
lắp cứng
Bộ  dẫn động trục khuỷu của động cơ  diesel tàu thủy được 
lắp đàn hồi
Bộ  dẫn động trục khuỷu của động cơ  diesel cao tốc bốn xy 

lanh được lắp cứng 
Bộ  dẫn động trục khuỷu của động cơ  diesel cao tốc sáu xy 
lanh hoặc nhiều hơn
Động cơ  nguyên chiếc (xăng hoặc diesel) cho xe hơi, xe tải  
và đầu máy xe lửa
Bánh xe, mâm bánh xe, cụm bánh xe, trục dẫn động.

G 40

40

Bộ  dẫn động trục khuỷu của động cơ  cao tốc bốn thì (xăng 
hoặc diesel) với sáu xy lanh hoặc nhiều hơn, được lắp đàn 
hồi
Bộ  dẫn động trục khuỷu của động cơ  xe hơi, xe tải và đầu 
máy xe lửa
Trục dẫn động (trục cánh quạt, trục cardan) với các yêu cầu 
kỹ thuật đặc biệt
Chi tiết của máy nghiền

G 16

16

Chi tiết của máy nông nghiệp
Chi tiết rời của động cơ  (xăng hoặc diesel) xe hơi, xe tải và 
đầu máy xe lửa
Bộ  dẫn động trục khuỷu của động cơ  với sáu xylanh hoặc 
nhiều hơn trong những điều kiện đặc biệt


G 6.3

6.3

Chi tiết máy chế biến
Bánh răng của turbine chính tàu thủy (tàu hàng)
Trống ly tâm


22

Cấp chất 
lượng cân 
bằng

Loại rotor – các ví dụ tổng quát

(mm/s)

Rulo máy làm giấy; rulo máy in
Quạt gió
Cụm rotor với turbine khí ngành hàng không
Bánh đà
Cánh bơm
Máy công cụ và chi tiết máy quay
Phần  ứng lớn và vừa (của động cơ  điện có tối thiểu một 
chiều cao thân 80 mm) không có yêu cầu đặc biệt
Phần ứng động cơ điện nhỏ  được chế  tạo hàng loạt cho các  
ứng dụng không nhạy cảm với dao động và/hoặc với các gối 
đỡ cách ly dao động

Chi tiết rời của động cơ có yêu cầu đặc biệt
Turbine ga và hơi nước, kể cả turbine chính của tàu thủy (tàu 
hàng)
Rotor máy phát turbo cứng
Trống và đĩa bộ nhớ máy tính
Máy nén turbo
G 2.5

2.5

Bộ dẫn động máy công cụ
Phần ứng động cơ điện lớn và vừa có yêu cầu đặc biệt
Phần ứng động cơ điện nhỏ không được thẩm định theo một 
hoặc cả  hai điều kiện được mô tả  theo cấp chất lượng cân  
bằng G 6.3 dành cho phần ứng động cơ điện nhỏ
Máy bơm dẫn động bằng turbine
Bộ dẫn động của máy ghi băng từ và máy quay đĩa (hát)

G 1

1

Bộ dẫn động máy mài
Phần ứng động cơ điện nhỏ có yêu cầu đặc biệt

G 0.4

0.4

Trục cuốn sợi, đĩa và phần ứng của máy mài chính xác



23

Cấp chất 
lượng cân 
bằng

(mm/s)

Loại rotor – các ví dụ tổng quát
Con quay hồi chuyển (Gyroscope)

. .Cũng theo tiêu chuẩn ГОСТ 19543­74 [32], [33], độ mất cân bằng động học của  
vật thể  quay bất kỳ  (bao gồm cả  đầu đạn) có thể  đặc trưng bởi hai véc tơ  mất cân 
bằng bố trí trên hai mặt phẳng quy ước, vuông góc với trục đi qua tâm các mặt cắt của 
các bề  mặt cơ  sở  (trục các tâm). Cụ  thể  gồm: hai lượng mất cân bằng D1, D2, tọa độ 
góc của chúng trên mặt phẳng vuông góc với trục quay  o,  . Đối với đầu đạn pháo, hai 
mặt phẳng quy  ước được chọn nằm trên chính giữa đai dẫn và đai định tâm trên, với 
đạn súng bộ binh là hai mặt nằm ở ranh giới giữa phần trụ và phần côn sau, phần mũi 
(hình 1.6).

Hình 1.6. Các đại lượng biểu diễn độ MCB khối lượng của đầu đạn

1.2.2. Các nguyên nhân gây ra sự MCB của đầu đạn
Với các đầu đạn được thiết kế hoàn toàn đối xứng trục, các nguyên nhân gây ra 
mất cân bằng có thể chỉ ra như sau:
­  Do sai số chế tạo các chi tiết và khi tổng lắp đầu đạn.
Sai số chế tạo là không thể trách khỏi trong quá trình sản xuất. Do hạn chế bởi  
độ  chính xác của các máy công cụ, thao tác công nhân mà các kích thước thực của chi 

tiết trong gia công đều được giới hạn bởi các giá trị dung sai. Độ chính xác chế tạo các 
phần tử của đầu đạn, độ tin cậy lắp ráp và trình độ  sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến  
độ  mất cân bằng của đầu đạn. Đặc biệt là độ  chênh lệch bề  dày thành vỏ, cốc đựng  
liều thuốc, lớp áo chì. Độ  lệch này xác định độ  lệch vị  trí trọng tâm so với trục hình  
học. Tăng độ chính xác chế tạo các phần tử đầu đạn mâu thuẫn với các yêu cầu kinh tế 
khác nhau và các điều kiện của đặc tính sản xuất hàng loạt.


24

Tại các nhà máy quốc phòng hiện nay chủ  yếu áp dụng công nghệ  gia công  
không phoi: rèn dập, vuốt khi sản suất đạn súng. Với các công nghệ này, giới hạn dung 
sai hiện đang được áp dụng với bề  dày thành thân vỏ, bề  dày lớp áo chì, đường kính  
ngoài đạt khoảng 0,05mm. Dung sai chiều dài đạt khoảng 0,5mm.… [10], [12], [14].  
Hình 1.7. mô tả bản vẽ chế tạo đầu đạn 7,62 mm K56 lõi thép với điều kiện công nghệ 
sản xuất trong nước. 

Hình 1.7. Bản vẽ chế tạo đầu đạn 7,62mm K56 lõi thép
Như vậy, sai số khi chế tạo các chi tiết và lắp ráp là một đặc tính của quá trình  
thiết kế và chế tạo đầu đạn. Đó là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới sự mất cân bằng khối  
lượng và cần kể tới khi tính toán thiết kế đầu đạn.
­ Do sự không đồng nhất của vật liệu chế tạo các chi tiết đầu đạn.
Thực tế  cho thấy vật liệu chế  tạo các chi tiết trong nhiều trường hợp không 
hoàn toàn đồng nhất. Nguyên nhân có thể kể ra là: do khuyết tật trong quá trình chuẩn bị 
phôi, do lẫn tạp chất.
Quy trình công nghệ sản suất đầu đạn luôn yêu cầu khắt khe về nguyên vật liệu 
đầu vào và có các bước kiểm tra chặt chẽ. Tuy nhiên, cũng như dung sai kích thước, đây  
là yếu tố ngẫu nhiên và không thể tách rời khi sản xuất chế tạo đầu đạn.

1.2.3. Xác định độ mất cân bằng khối lượng của đầu đạn

Một vấn đề đặt ra khi nghiên cứu ảnh hưởng của độ  MCB đến tản mát là việc  
xác định giá trị các thông số đặc trưng cho độ mất cân bằng để làm số liệu đầu vào cho 
các tính toán tiếp theo.
Hiện nay, để  xác định độ  mất cân bằng của các vật thể  quay như  rô to, trục  
quay, bánh xe,… sau khi sản xuất người ta sử dụng thiết bị cân bằng động. Nguyên lý  
cơ bản của thiết bị này là tạo cho vật thể một tốc độ  quay nhất định, khi đó, sự  MCB 
sẽ  tạo ra tín hiệu rung trên gối tựa, phân tích tín hiệu rung sẽ  xác định được độ  MCB 
của vật thể.


25

Đối với một vật thể  có hình dáng, kích thước, khối lượng xác định thì ta hoàn  
toàn có thể  xác định các đặc trưng MCB theo phương pháp lý thuyết trên cơ  sở  các 
phương trình cân bằng lực và mô men [11], [23], [33], [34], [36], [37], [38]. Tuy nhiên, 
vấn đề ở chỗ đầu đạn được sản xuất hàng loạt, số lượng lớn với kích thước theo miền 
dung sai được cho trong bản vẽ chế tạo nên không thể đo đạc cho từng mẫu đầu đạn.  
Do vậy, cần có một cách tiếp cận mang tính tổng thể cho cả lô hay loạt sản xuất.
Qua tìm hiểu các nguồn tài liệu thấy rằng việc tính toán các đại lượng đặc trưng  
cho độ MCB đối với cả lô đầu đạn theo bộ  bản vẽ chế tạo chưa được các nhà nghiên 
cứu trong nước công bố. Các tài liệu của nước ngoài hiện cũng chưa nhiều, rà soát rất  
nhiều nguồn tài liệu khác nhau NCS cũng mới chỉ tiếp cận được 2 tài liệu trình bày về 
vấn đề  này [32], [35]. Nguyên lý chung của cả  hai phương pháp này là chia đầu đạn 
thành các phần tử theo đặc trưng cấu tạo và công nghệ  chế tạo. Từ đặc trưng cấu tạo  
và công nghệ chế tạo xác định được quy luật phân bố dung sai độ lệch các bề mặt. Dựa 
trên dung sai độ  lệch các bề  mặt sẽ tính toán được đặc trưng MCB của từng phần tử,  
tổng hợp đặc trưng MCB cho toàn bộ  các phần tử  sẽ xác định được độ  MCB của đầu 
đạn. Tuy nhiên, cả  hai tài liệu này đều chưa công bố  rõ cách thức tổng hợp các đặc 
trưng MCB của từng phần tử  cũng như  phương pháp tính toán đối với các phần tử  có  
hình dạng phức tạp, không chuẩn hóa hay các vật thể nhiều cấu tử. Điều này gây khó 

khăn cho việc tiếp cận và áp dụng phương pháp. Do vậy, trong luận án NCS sẽ  thực  
hiện xây dựng một mô hình lý thuyết xác định quy luật phân bố  sự  MCB khối lượng  
của lô đầu đạn theo bộ  bản vẽ chế tạo. Thực hành tính toán cho lô đầu đạn 7,62 K56  
hiện đang được sản xuất tại nhà máy Z113 – TCCNQP, làm cơ  sở dữ  liệu đầu vào để 
tính toán tản mát điểm chạm.
1.3. Ảnh hưởng của sự mất cân bằng khối lượng đến tản mát điểm chạm
. .Ảnh hưởng của sự MCB khối lượng đến tản mát điểm chạm đã được nhận định  
như một quy luật tất yếu. Các nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm về  vấn đề 
này đã được các chuyên gia trong lĩnh vực Vũ khí – Đạn công bố  với nhiều cách tiếp 
cận và quan điểm khác nhau [2], [5], [9], [12], [16], [18], [30], [31], [32], [46]. Khi nghiên 
cứu vấn đề  này, ta cần gắn liền với các giai đoạn chuyển động của đầu đạn, tóm tắt  
như sau:
. .Khi đầu đạn chuyển động trong nòng, nếu khối tâm của đầu đạn lệch ra khỏi  
trục đạn, trục đạn trùng với trục nòng súng (MCB tĩnh) thì đầu đạn bị cưỡng ép chuyển 
động, trục quay trùng với trục nòng súng, khối tâm G của đạn chuyển động xung quanh  
trục nòng súng gây lực ly tâm ép thành nòng lệch về  một phía tạo dao động của nòng  
súng. Đến giai đoạn bán liên kết đầu đạn dần dần mất liên kết với lòng nòng làm tăng  
biên độ lắc bởi lực ly tâm, làm tăng góc rời nòng của đầu đạn. Khi rời khỏi nòng, đầu  
đạn có xu hướng trở về quay quanh khối tâm, làm đạn bị lắc và lệch khỏi quỹ đạo thiết  
kế, tăng lực cản dẫn đến tầm bắn giảm và tăng tản mát. Mặt khác, khi đó đầu đạn vẫn  


×