Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

KHẢ NĂNG sản XUẤT của cừu LAI f1( DORPER x PHAN RANG) NUÔI tại TRẠM NGHIÊN cứu và CHYỂN GIAO TIẾN bộ kĩ THUẬT CHĂN NUÔI NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.26 KB, 76 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CỪU LAI F1( DORPER x
PHAN RANG) NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ CHYỂN
GIAO TIẾN BỘ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI NINH THUẬN

HÀ NỘI – 2014

0


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CỪU LAI F1( DORPER x
PHAN RANG) NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ CHYỂN
GIAO TIẾN BỘ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI NINH THUẬN

Người thực hiện: ĐỖ THỊ THỨC
Lớp

: DDTA-K55

Khoá



: 2010- 2014

Ngành: DINH DƯỠNG VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn: PGS.TS. MAI THỊ THƠM
Bộ môn : Chăn nuôi chuyên khoa

HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa: Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Trường
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội và sự đồng ý của thầy cô giáo hướng dẫn PGS.TS
Mai Thị Thơm tôi đã thực hiện đề tài: “Khả năng sản xuất của cừu lai F1

(Phan Rang x Dorper) nuôi tại Trạm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ
kĩ thuật chăn nuôi Ninh Thuận”.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đã tận tình hướng dẫn giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
rèn luyên tại trường
Xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn: PGS.TS Mai Thị Thơm đã tận tình chu
đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn chú Ngô Thành Vinh - Giám đốc Trung
tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây cùng các anh chị nhân viên tại trung tâm đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại
trung tâm
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất xong do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận
với thực tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không

thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất
mong được sự góp ý của quý thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để khóa
luận được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 01 tháng 08 năm 2014
Sinh viên

Đỗ Thị Thức

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................vi
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU...........................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài.........................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài...........................................................................................2
PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................3
2.1. Tình hình chăn nuôi cừu trên thế giới và trong nước.....................................3
2.1.1. Sơ lược về tình hình chăn nuôi cừu và lịch sử nghiên cứu về cừu trên thế
giới.........................................................................................................................3
2.1.1.1. Tình hình chăn nuôi cừu trên thế giới.....................................................3
2.1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về cừu ở nước ngoài.................................................7
2.1.2. Sơ lược về tình hình chăn nuôi cừu trong nước và lịch sử nghiên cứu về
cừu trong nước.......................................................................................................9
2.1.2.1. Tình hình chăn nuôi cừu trong nước........................................................9

2.1.2.2. Lịch sử nghiên cứu về cừu trong nước...................................................11
2.2. Cơ sở khoa học của lai tạo và ưu thế lai.......................................................13
2.2.1. Khái niệm về lai tạo và ưu thế lai trong chăn nuôi....................................13
2.2.2. Cơ sở di truyền của lai tạo và ưu thế lai trong chăn nuôi..........................15
2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai....................................................16
2.3. Cơ sở khoa học về sinh trưởng và phát dục.................................................17
2.3.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát dục.......................................................17
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng......................................23
2.3.2.1. Các yếu tố bên trong...............................................................................23
2.3.2.2. Các yếu tố bên ngoài..............................................................................24

ii


2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng..............................................27
2.4. Cơ sở khoa học về sinh sản..........................................................................28
2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản....................................................30
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.............................................32
2.5. Nguồn gốc, đặc điểm giống cừu Phan Rang, cừu Dorper và con lai...........34
2.5.1. Nguồn gốc, đặc điểm giống cừu Phan Rang.............................................34
2.5.2. Nguồn gốc, đặc điểm giống cừu Dorper và con lai...................................35
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU....................................................................................................37
3.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU...........................37
3.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................37
3.2.1.Một số thông tin chung tại Trạm nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn
nuôi Ninh Thuận..................................................................................................37
3.2.2. Khả năng sinh trưởng của cừu lai F1.........................................................37
3.2.3. Khả năng sinh sản của cừu lai F1...............................................................38
3.2.4. Tình hình bệnh tật trên đàn cừu tại trạm nghiên cứu và chuyển giao TBKT

chăn nuôi Ninh Thuận.........................................................................................38
3.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................38
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..................................................................38
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................39
3.3.2.1. Về sinh trưởng........................................................................................39
3.3.2.2. Về sinh sản.............................................................................................40
3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu..................................................................41
PHẦN THỨ TƯ: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................42
4.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................42
4.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................42
4.1.2. Địa hình.....................................................................................................42
4.1.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu của tỉnh Ninh Thuận.......................................43

iii


4.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ
CHUYỂN GIAO TBKT CHĂN NUÔI NINH THUẬN 4.2.1. Diễn biến đàn cừu
4.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA
ĐÀN CỪU..........................................................................................................46
4.3.1. Khối lượng tích lũy của cừu qua các tháng tuổi..................................46
4.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối.................................................................................50
4.3.3. Sinh trưởng tương đối...............................................................................54
4.3.4. Kích thước một số chiều đo của cừu.........................................................56
4.3.5. Chất lượng thịt cừu....................................................................................58
4.4. Khả năng sinh sản của cừu...........................................................................59
4.5. Tình hình bệnh tật trên đàn cừu tại trạm nghiên cứu và chuyển giao TBKT
chăn nuôi Ninh Thuận.........................................................................................62
4.5.1. Công tác thú y............................................................................................62
4.5.2. Các bệnh thường gặp và kết quả điều trị...................................................63

4.5.2.1 Các bệnh thường gặp...............................................................................63
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................65
5.1. Kết luận........................................................................................................65
5.2. Đề nghị.........................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................67

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng cừu ở các châu lục và lãnh thổ trên thế giới..........................3
Bảng 2.2. Một số quốc gia có số lượng nuôi cừu nhiều nhất trên thế giới năm
2012.......................................................................................................................5
Bảng 2.3: Một số giống cừu bản địa ở Châu Á.....................................................6
Bảng 2.4. Số lượng cừu và tỷ lệ tăng ở các nước Đông nam Á giai đoạn 2009 –
2011.....................................................................................................................11
Bảng 2.5: Hệ số di truyền một số tính trạng quan trọng của cừu........................33
Bảng 4.1: Đặc điểm thời tiết khí hậu của tỉnh Ninh Thuận 2013........................43
Bảng 4.2: Diễn biến đàn cừu tại trạm qua các năm.............................................44
Bảng 4.3: Cơ cấu đàn cừu tại trung tâm 2013.....................................................45
Bảng 4.4: Khối lượng tích lũy của cừu đực (kg).................................................47
Bảng 4.5: Khối lượng tích lũy của cừu cái (kg).................................................48
Bảng 4.6 : Sinh trưởng tuyệt đối của cừu đực (g/con/ngày)...............................51
Bảng 4.7: Sinh trưởng tuyệt đối của cừu cái (g/con/ngày)..................................53
Bảng 4.8: Sinh trưởng tương đối của cừu đực(%)..............................................54
Bảng 4.9: Sinh trưởng tương đối của cừu cái(%)................................................55
Bảng 4.10: Kích thước một số chiều đo của cừu đưc (cm).................................56
Bảng 4.11 : Kích thước một số chiều đo của cừu cái (cm).................................57
Bảng 4.12: Một số thành phần dinh dưỡng cơ bản của thịt cừu..........................58
Bảng 4.13. Khả năng sinh sản của cừu................................................................59

Bảng 4.14: Lịch tiêm phòng cho cừu ở trạm nghiên cứu....................................63

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Đồ thị 2.1: Biểu thị số lượng cừu ở các châu lục và lãnh thổ trên thế giới...........3
Biểu đồ 4.1 : Cơ cấu đàn cừu tại trạm (2013)....................................................45
Biểu đồ 4.2 : Sinh trưởng tuyệt đối của cừu đực.................................................51
Biểu đồ 4.3: Sinh trưởng tuyệt đối ở cừu cái......................................................53

vi


PHẦN THỨ NHẤT:
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cừu là vật nuôi có mặt từ rất sớm trên vùng đất Ninh Thuận, riêng giống
cừu được đồng bào dân tộc Chăm du nhập từ Ấn Độ cách đây trên trăm năm.
Ban đầu nhập nội với mục đích nuôi phục vụ cúng tế trong các lễ hội truyền
thống của đồng bào Chăm và con cừu đã nhanh chóng thích nghi với vùng đất
này.Với khí hậu nắng nóng quanh năm, lượng mưa thấp, chỉ kéo dài khoảng 3
tháng (từ tháng 9 - 11 hàng năm) nên rất thích hợp để cừu sinh trưởng và phát
triển. Chính vì vậy trải qua hàng trăm năm các thế hệ vẫn tồn tại và được nuôi
rộng rãi ở các trang trại vừa và nhỏ ở các địa phương. Điều đó chứng tỏ khả
năng thích ứng rộng với môi trường và sức sản xuất của chúng đã được đánh giá
khẳng định (Đinh Văn Bình, 2007)
Cừu là gia súc nhai lại nhỏ được con người thuần dưỡng khá sớm so với
các loài động vật khác. Chúng được nuôi nhằm mục đích lấy thịt, lông và sữa,
thịt cừu có đặc điểm mềm và ngọt nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Nhu cầu về thịt cừu chất lượng cao đang tăng trong những năm gần đây do đời
sống của người dân tăng lên và ngành du lịch phát triển. Xu thế này đã tạo ra
một cơ hội lớn cho người chăn nuôi nước ta phát triển chăn nuôi cừu thịt và
nâng cao thu nhập của họ. Trong những năm gần đây Chính phủ luôn có những
biện pháp phát triển chăn nuôi cừu và đạt được những tiến bộ nhất định về tốc
độ tăng đàn, theo tài liệu của cục chăn nuôi thì tổng đàn cừu cả nước liên tục
tăng. Năm 2009 cả nước có 56.000 con, nhưng đến năm 2010 là 87.000 con và
con số này là 87.743 con năm 2011 (Ngô Thành Vinh, 2013).
Tuy vậy, chăn nuôi cừu nước ta vẫn đang đứng trước những thách thức
lớn là giá thành sản phẩm cao, cừu tăng trọng chậm, năng suất và chất lượng
thấp. Để phát triển ngành chăn nuôi cừu Nhà nước cho nhập giống cừu Dorper

1


có năng suất cao, phẩm chất tốt đang được Trạm nghiên cứu và chuyển giao

TBKT chăn nuôi Ninh Thuận đã tiến hành nuôi dưỡng thích nghi nhân thuần
tăng đàn và tiến hành nghiên cứu lai tạo giữa cừu đực Dorper với giống cừu
Phan Rang của Việt Nam,sau đó kết hợp với các hộ dân trong tỉnh Ninh Thuận
nhân rộng mô hình lai tạo trên để tạo ra một nhóm cừu mới có năng suất và chất
lượng tốt phục vụ thị trường và đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi.
Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài:

“Khả năng sản xuất của cừu lai F1 (Phan Rang x Dorper) nuôi tại
Trạm nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn nuôi Ninh Thuận”
1.2. Mục tiêu của đề tài

Đánh giá được khả năng sản xuất của :
Cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) (½ máu Dorper, ½ máu Phan Rang)

1.3. Yêu cầu của đề tài
Số liệu thu được phải trung thực nhằm phản ánh đúng với tình hình phát
triển chăn nuôi cừu tại Trạm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật chăn

nuôi Ninh Thuận

2


PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình chăn nuôi cừu trên thế giới và trong nước
2.1.1. Sơ lược về tình hình chăn nuôi cừu và lịch sử nghiên cứu về cừu trên
thế giới
2.1.1.1. Tình hình chăn nuôi cừu trên thế giới
Theo thống kê của FAO năm 2012 số lượng cừu phân bố trên thế giới qua
3 năm từ 2010 đến 2012 như sau:
Bảng 2.1. Số lượng cừu ở các châu lục và lãnh thổ trên thế giới

Toàn thế giới
Châu Âu
Châu Á
Châu Phi
Châu Đại Dương
Châu My

2010
1.078.326.625
99.155.068
449.860.421

304.943.682
100.655.100
92.901.198

Năm
2011
1.043.712.633
96.788.620
463.575.597
255.481.282
104.238.100
93.101.675

2012
1.169004916
128.618.357
525.748.885
321.850.865
106.000.656
86.786.153
Nguồn FAO 2013

Đồ thị 2.1: Biểu thị số lượng cừu ở các châu lục và lãnh thổ trên thế giới
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
viết tắt (FAO) số lượng cừu trên thế giới qua các năm có khoảng hơn 1 tỷ con, có số

3


lượng nhiều nhất ở châu Á, sau đó là Châu Phi, tiếp đến là châu Âu và có số lượng

thấp nhất là châu My. Trong đó đàn cừu tập trung nhiều nhất ở các nước đang phát
triển và được nuôi nhiều nhất ở châu Á có tới 525.748.885 con (chiếm 44,97 %
tổng đàn cừu của cả thế giới). Tiếp theo là châu Phi 321.850.865 con ( chiếm 27,53
% tổng đàn cừu thế giới). Châu Âu có số lượng cừu đứng thứ 3 thế giới:
128.618.357 ( chiếm 11,01% tổng đàn). Châu Đại Dương có số lượng cừu:
106.000.656 con ( chiếm 9,07% tổng đàn) và cuối cùng là châu My: 86.786.153
con (chiếm 7,42% tổng đàn). Cũng theo FAO, năm 2013, chăn nuôi cừu tập trung ở
các nước đang phát triển và chăn nuôi chủ yếu ở các gia đình với qui mô nhỏ tập
trung nhiều ở các khu vực đồi núi, khô cằn và nông dân nghèo. Ở các nước phát
triển chăn nuôi cừu với qui mô lớn hơn theo trang trại tập trung ở vùng đất bình
nguyên có đồng cỏ rộng lớn, chăn nuôi theo phương thức thâm canh chủ yếu để lấy
thịt, hoặc lông mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua 3 năm (2010- 2012) , nhìn chung số lượng cừu trên thế giới có xu
hướng tăng (90.678.291 con), khu vực tăng nhiều nhất là Châu Á (75.888.464 con).
Tuy nhiên khu vực Châu My số lượng cừu lại giảm (6.115.045 con).
Thống kê của FAO (2012) đã đưa ra số liệu của 18 nước có số lượng đàn
cừu nhiều nhất thế giới:

4


Bảng 2.2. Một số quốc gia có số lượng nuôi cừu nhiều nhất trên thế giới
năm 2012
Số lượng
Số lượng
TT

Tỷ lệ % so

(triệu con)


(triệu con)

(triệu con)

với thế giới

2010
134,02
73,99
68,08
49,50
52,08
37,42
32,56
31,08
27,76
25,97
21,79
24,50

2011
138,84
74,50
73,1
49,00
52,0
38,00
31,01
31,63

28,09
25,51
23,09
24,30

2012
187,00
75,00
74,72
48,75
52,50
38,50
31,26
31,65
28,40
25,49
25,03
24,39

(2012)
16%
6,42%
6,39%
4,17%
4,49%
3,29%
2,67%
2,71%
2,43%
2,18%

2,14%
2,09%

19,85
thuộc Nga
14 Tây Ban Nha
18,55
15
Xy-ri
15,51
16
Ma-rốc
18,02
17
Bra-xin
17,38
18
Mông-Cổ
14,48
Tổng
Thế giới
1.078.326

19,76

20,76

1,44%

1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Quốc gia

Số lượng

Trung Quốc
Ấn Độ
Úc
I-ran
Xu-đăng
Ni-giê-ri-a
Niu Di-lân
Anh (UK)
Pa-ki-xtan
Ê-ti-ô-pi-a
Thổ Nhĩ Ky
Nam Phi
Các nước


17,01
16,81
1,78%
18,07
18,06
1,54%
18,50
19,01
1,63%
17,66
16,79
1,44%
15,67
18,14
1,55%
1.043.712
1.169.004
100%
Nguồn faostat: 2010, 2011 và 2012

Theo FAO, trong những năm đầu của thế kỷ 20, số lượng cừu ở các quốc
gia giảm đáng kể nhưng sau đó tăng dần nhiều quốc gia vẫn giữ ổn định số
lượng đàn cừu năm 2012. Sự sụt giảm này đã được thấy ở Iran, Etiopia, Tây Ban
Nha và Braxin đã tăng lên nhiều năm 2012. Xu hướng này được thể hiện trong
bảng trên. Năm 2012, Trung Quốc là quốc gia nuôi nhiều cừu nhất ở châu Á và
thế giới (chiếm 16%), số lượng cừu có xu hướng tăng lên trong những năm qua.
Về số lượng cừu đứng thứ 2 thế giới là Ấn Độ (chiếm 6,42%) cũng có số lượng
đàn cừu nhiều nhất ở các nước Nam châu Á, đứng thứ 2 ở Nam châu Á là I-ran


5


và thứ 3 là nước Ô-xtrây-li-a cũng là nước nuôi cừu nhiều nhất ở Châu Đại
Dương. Châu Âu các nước thuộc liên hiệp Anh có số lượng cừu nhiều nhất Châu
Âu còn ở Châu Phi Xu-đăng là nước có số lượng đàn cừu lớn nhất Châu Phi”.
Hầu hết các giống cừu được nuôi ở các nước Châu Úc, Newziland và Châu
My đều có nguồn gốc từ Châu Âu. Tuy nhiên giống cừu có nguồn gốc từ Châu Á,
Châu Phi đã được phát triển rộng rãi và thích nghi rất tốt với điều kiện sống ở Úc
(Turner, 1983). Theo thông báo của Hội chăn nuôi cừu Úc thì riêng nước này có tới
24 giống cừu. Châu Á có tới trên 15 giống, Châu Phi có những giống nổi tiếng như
Merino, Suffolk, Dopper, giống này cũng được nhập và nuôi nhiều ở Australia,
Canada (Bảng 2.3). Cừu cũng có thể nuôi được ở các vùng sinh thái khác nhau từ
vùng sa mạc như Mông Cổ, Ấn Độ tới vùng cận nhiệt đới với các cỡ đàn khác nhau
từ vài chục con đến hàng ngàn con (Newton, Turner, 1986).
Bảng 2.3: Một số giống cừu bản địa ở Châu Á
Loại
Cho sữa
Cho thịt
Cho len, lông, da
Kiêm dụng

Nước
Pakistan
Ấn Độ, Indonesia

Giống
Damani
Mandya, Muzzaparnagu,


Ấn Độ, Indonesia

Bakahi, Rakshani, Dumbi
Chokla, Magra, Marwra,

Trung Quốc,

Badados, St Croix, SeiPutih
Hu, Garut, Fat-tailed,

Banglades, Indonesia,

Bangladeshi, Javanese,

Thái Lan

Thin-tailed, Thai long tailed

2.1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về cừu ở nước ngoài
Công tác nghiên cứu bảo tồn nguồn gen và chọn lọc các giống cừu cũng
được phát triển từ rất sớm với sự hình thành của các trung tâm lưu giữ nguồn
gen như ARG (Animal Genetic Reourcer) và PRG (Plant Genetic Reources). Ở
Ấn Độ đã hình thành trung tâm lưu giữ nguồn gen cừu Bureau và tạp chí nói về
giống cừu Ấn Độ đã được xuất bản (Acharyavaf Bhat, 1984), quốc gia này cũng

6


có Viện Chăn Nuôi quốc gia về Dê, Cừu đặt ở bang Utapradet (National Instute
of Goat anh sheep in Utapradet). Nước Úc ngoài việc có một viện chuyên

nghiên cứu về cừu và gia súc cho lông (Sheep anh Wool Institute) còn thành lập
ra hiệp hội giống cừu Úc (Ausradia Sheep Breed Association) và họ lập ra một
Websites chuyên giới thiệu về chăn nuôi cừu ở Úc.
 Một số chỉ tiêu về sản xuất
Theo Wilson (1985) và Turner (1986) đã đưa ra một loạt các chỉ tiêu về
sản xuất chuẩn cho các giống cừu Châu Á như: số lứa đẻ/cái/năm là 1,05 - 1,51;
khoảng cách lứa đẻ là 365 - 375 ngày; số con cai sữa đạt được là 0,91- 1,06
con/lứa và tỷ lệ chết đến cai sữa của cừu con thay đổi từ 13% tới 30%. Theo
Lahlou-Kasi (1987) các giống cừu Châu Phi cũng đạt được từ 1 - 1,7 con sơ
sinh/lứa; số lứa đẻ/cái/năm là 1 và khoảng cách lứa đẻ từ 12 - 22 tháng. Hơn thế
nữa, trong nghiên cứu của Jansens (2004) và Shrestha (2003) về việc sử dụng hệ
thống đánh giá các tham số di truyền trên cừu Suffolk ở Bỉ cho thấy khối lượng
trưởng thành của chúng đạt 76,5 kg; chiều cao vây đạt 62 cm; dài thân chéo 75,1
cm và vòng ngực là 101,6 cm. Đối với con cái thời gian mang thai là 148 ngày,
khối lượng cừu con lúc sơ sinh, 42 và 120 ngày tuổi đạt 3,8; 12,5 và 31 kg/con.
Con lai giữa cừu Suffolk và cừu Rideau đạt các chỉ tiêu về giống như khối lượng
con sơ sinh 3 kg, khối lượng lúc 21 ngày tuổi và 91 ngày tuổi đạt 6,7 và 29 kg
(Shrestha, 1992). Do vậy chỉ số sản xuất của con giống có mối tương quan mật
thiết với sự chọn lọc (Burfening, 1993).
 Tập tính ăn uống, sinh hoạt
Theo nghiên cứu của Devendra 1989 về tập tính ăn, uống và sinh hoạt của
cừu nhận thấy cừu thích đi lại ở khoảng cách gần, gặm các loại cỏ thấp và ít
chọn lọc, không ưa các chồi non và lá cây, cừu có khả năng phân biệt các loại

7


thức ăn kém vì cừu bị chứng mù màu, cảm giác mùi vị và bài tiết nước bọt kém
hơn dê và một số loài khác.
 Tình hình bệnh tật

Theo Jordan (1990) cừu thường hay mắc một số bệnh ký sinh trùng như
giun tròn, sán lá gan, giun phổi, đặc biệt là những con cừu ở các nước nhiệt đới
được nuôi theo phương thức quảng canh và bán thâm canh. Đánh giá về ảnh
hưởng của các giống cừu khác nhau đếnh tình trạng nhiễm giun sán, Aynalem
Haile và cộng sự (2002) đã thông báo rằng: mức độ nhiễm ký sinh trùng của cừu
Menz đối với chủng giun tròn H. contortus và L. elongata là thấp hơn so với cừu
Horro trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng. Tuy nhiên đã không có sự sai khác
giữa 2 giống cừu này trong tốc độ tái nhiễm với chủng giun tròn T. colubrifomis.
Trong nghiên cứu của Ellis và cộng sự (1992) về thực trạng nhiễm ký sinh trùng,
đặc biệt là bệnh giun sán ở cừu nuôi tại nông hộ cho thấy: ước tính có khoảng
51% số cừu trong đàn bị nhiễm bệnh trong đó có khoảng 21% số con bị mắc
bệnh sán lá gan, tỷ lệ cừu nhiễm chủng Echinococus granulosis ở phổi là 8,3%
và ở gan là 6,5%. Ngoài ra cừu còn mắc các bệnh như Tụ huyết trùng, Viêm ruột
hoại tử... Các bệnh về sinh sản như: sảy thai, thai chết lưu và cừu con chết yểu
do thiếu sữa đầu hoặc thiếu sữa (Jordan, 1990).
 Dinh dưỡng và thức ăn cho cừu
Nghiên cứu của Fourie (2003), cho thấy chế độ nuôi dưỡng có ảnh hưởng
tới sự phát triển kích thước của cơ quan sinh dục cũng như số lượng và chất
lượng tinh dịch ở giống cừu hậu bị sinh sản Dopper. Cụ thể với hệ thống nuôi
dưỡng thâm canh kích thước dương vật, thể tích và chất lượng tinh dịch là cao
hơn và ổn định so với hệ thống chăn nuôi quảng canh và ông đã đưa ra kết luận
rằng chế độ nuôi dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đối với phẩm chất con giống. Hàm
lượng protein trong khẩu phần ăn có ảnh hưởng rõ rệt và có mối tương quan
dương đến khả năng tăng trọng và tỷ lệ tiêu hoá trên cừu (Ahmed, 1999).Từ đó

8


khi so sánh khả năng sinh trưởng và đặc tính của thịt xẻ cừu sau cai sữa khi bổ
sung 2 nguồn protein khác nhau trong khẩu phần ăn cơ sở sử dụng thân cây ngô

là Gliricidia sepium và bột hạt bông cho thấy: khả năng tăng trọng của những
con cừu ăn khẩu phần có bột hạt bông là cao hơn, đồng thời khả năng thu nhận
thức ăn của chúng giữa 2 khẩu phần cũng khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cừu về hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng sinh trưởng của giống cừu
Dopper là 6,18 kgTA/kg tăng trọng và 350 g/con/ngày (Bunch 2004), trong khi
đó con lai giữa con đực Dopper với con cái St. Croix đạt khả năng tăng trọng là
260 g/con/ngày và tỷ lệ thịt xẻ đạt 26,9% (Bunch, 2003).
Tất cả những nghiên cứu về thức ăn của cừu mới chỉ phản ánh sự ảnh
hưởng trực tiếp của một số loại thức ăn cụ thể hoặc ảnh hưởng của thức ăn đến
một số chỉ tiêu nhất định (theo nghiên cứu của Fourie – 2003 xác định sự ảnh
hưởng của thức ăn đến cơ quan sinh dục cừu). Tóm lại trên thế giới ngành chăn
nuôi cừu phát triển khá mạnh cũng có những nghiên cứu về tập tính cừu giống,
khả năng sinh trưởng, tình hình bệnh tật, nghiên cứu về thức ăn dinh dưỡng
cũng được tiến hành nhiều.
2.1.2. Sơ lược về tình hình chăn nuôi cừu trong nước và lịch sử nghiên cứu
về cừu trong nước
2.1.2.1. Tình hình chăn nuôi cừu trong nước
Ở Việt Nam nghề nuôi cừu còn rất nhỏ mặc dù đã phát triển từ hàng trăm
năm nay nhưng chỉ tồn tại ở Phan Rang, Ninh Thuận với số lượng ít. Mấy năm
gần đây chăn nuôi cừu phát triển mạnh nhưng so với cơ cấu chăn nuôi các gia
súc khác thì tỷ trọng chăn nuôi cừu trong ngành là không đáng kể.
Theo Nguyễn Thị Mai – Lê Viết Ly (2004) về bức tranh lịch sử chăn nuôi
cừu ở nước ta, ngay từ năm 1906 tại Suối Dầu, cơ sở thí nghiệm của viện
Pasteur Nha Trang đã nhập vào giống cừu Kélantan (ở tình Kélantan thuộc bán
đảo Malasca).

9


Trong những năm 1960 – 1970, Việt Nam có nhập nhiều giống cừu từ

Mông Cổ và Trung Quốc về nuôi thử nghiệm ở Mộc Châu và Cao Bằng nhưng
rất nhanh chúng không tồn tại được, có lẽ vì không hợp với điều kiện khí hậu
nóng, độ ẩm cao mà công tác quản lý lại rất kém cỏi.
Trước những năm 90 của thế kỷ 20, sự phát triển của nghề nuôi cừu rất
chậm chạp sản xuất có tính tự cung tự cấp cho tiêu dùng địa phương. Theo thống
kê, trong những năm 1980 tại Ninh Thuận chỉ có 300 con cừu và trong giai đoạn
này con cừu thật sự đứng trước nguy cơ mất giống, theo Nguyễn Thị Mai và Lê
Viết Ly (2004).
Đầu thập kỷ 20 những người làm công tác bảo tồn nguồn gen vật nuôi đã
phối hợp với nông dân địa phương Ninh Thuận, có sự hỗ trợ của Đại học Nông
nghiệp Huế tiến hành hàng loạt khảo sát điều tra và thực hiện một số đề tài của
dự án “Bảo tồn nguồn gen vật nuôi” lúc bấy giờ đàn cừu có khoảng 1000 con.
Thông qua dự án này các đặc điểm quý của cừu Phan Rang như chịu nóng hạn
tốt, chịu đựng được kham khổ, ăn thức ăn nghèo dinh dưỡng, tính bầy đàn cao,
sinh sản tốt, thịt thơm ngon... đã được biết đến và rất nhanh tình hình thị trường
đã được cải thiện thúc đẩy nhanh việc tiêu thụ thịt cừu dẫn đến sự gia tăng về
giá trị con cừu, nghề chăn nuôi cừu bắt đầu có những bước phát triển mạnh, số
lượng đầu con tăng lên nhanh đến năm 2011 đàn cừu cả nước có tới 87.743 con.
Cũng theo báo cáo của Ngô Thành Vinh (2013), số lượng cừu của Việt
Nam tăng liên tục từ 56.000 con (2009) đến 87.743 con (2011).

10


Bảng 2.4. Số lượng cừu và tỷ lệ tăng ở các nước Đông nam Á
giai đoạn 2009 – 2011
Nước
In- đô-nê-xi- a
My- an-ma
Ma- lai- xi-a

Đông- ti- mo
Thái-lan
Phi-li- pin
Việt Nam

Số lượng cừu (con)
Tỷ lệ tăng
2009
2010
2011
(%)
10.199.500
10.725.000
11.372.000
11,5
584.000
663.733
700.000
19,8
136.285
128.070
125.000
-8,3
41.909
43.166
45.000
7,4
40.269
43.139
51.735

28,5
30.000
30.000
30.000
56.000*
87.000
87.743 *
56,68
Số liệu của Cục Chăn nuôi 2009 và 2011

Nghề nuôi cừu không chỉ được nuôi ở những vùng quen thuộc như Ninh
Thuận, Bình Thuận mà phát triển ra nhiều tỉnh khác ở Đông Nam Bộ, đồng bằng
sông Cửu Long và Tây Nguyên. Hiện nay do nhận thức được xu hướng phát
triển của nghề chăn nuôi cừu nên chăn nuôi cừu được nhà nước quan tâm, chú
trọng phát triển và đã mở rộng chăn nuôi ra các tỉnh phía bắc như: Hải Dương,
Hưng Yên, Hà Nội (Sơn Tây),....
2.1.2.2. Lịch sử nghiên cứu về cừu trong nước
 Nghiên cứu về bệnh tật
Theo kết quả của Trương Khắc Trí và cộng sự (2005) cho thấy số lượng
cừu nhiễm bệnh cao như: tiêu chảy 33%, sưng mặt phù đầu 22% và tỷ lệ chết rất
cao điển hình như chướng hơi 49%, bại liệt 50%. Trong khi đó những nghiên
cứu và theo dõi tình hình nhiễm bệnh tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn
Tây những bệnh này xảy ra rất ít và tỷ lệ khỏi gần như 100%.
 Nghiên cứu về các loại thức ăn trong chăn nuôi cừu
Trong chăn nuôi thức ăn chiếm đến 70% tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi,
đóng vai trò quyết định hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Do vậy, nghiên cứu tìm hiểu

11



về nguồn nguyên liệu thức ăn hay giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn đã
được rất nhiều các nhà khoa học tìm hiểu nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn
cụ thể như sau:
- Theo Vũ Chí Cương (2000) đã xác định được giá trị dinh dưỡng của cỏ
tự nhiên, cỏ voi, rơm làm thức ăn cho gia súc kết quả như sau:
+ Cỏ tự nhiên có hàm lượng CK: 20,44-49,73%; CHC: 79,63-88,07%; Pr
thô: 10,67-19,26% tuy nhiên hàm lượng Pr thô lại có biến động lớn tuy theo
tháng.
+ Cỏ voi: CK: 15,96%; CHC: 84,51%; Pr thô: 14,06%.
+ Rơm: ME: 5,53-6,16MJ/kgVCK; DP: 36,32-52,85g/kgVCK.
- Theo báo cáo của Ngô Tiến Dũng và cộng sự (2004) nghiên cứu sử dụng
ngọn lá sắn khô làm thức ăn bổ sung protêin cho cừu sinh trưởng dựa trên khẩu
phần cơ sở làm rơm urê + rỉ mật cho thấy lô thí nghiệm tăng trọng của cừu cao
hơn lô đối chứng tới 21,60% kết quả này đang được áp dụng tại Trạm.
- Lý Thị Luyến và cộng sự (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức
ngọn lá cây họ đậu Flemingia Macrophila đến khả năng sản xuất của cừu dựa
trên khẩu phần cơ sở là rơm ủ urê cộng với 20% rỉ mật đã cho thấy với mức bổ
sung lá đậu phơi khô không quá 1,25% trọng lượng cơ thể cho tăng trọng 71,3
g/con/ngày tương đương với lô đối chứng là cám hỗn hợp + cỏ ghinê mà giá
thành chi phí trên kg trọng lượng cơ thể thấp hơn nhiều.
- Báo cáo 6 tháng đầu năm 2007 đề tài nghiên cứu: “Giải pháp tổng hợp
để nâng cao khả năng sản xuất và mở rộng của giống cừu Phan Rang trong chăn
nuôi nông hộ” của viện chăn nuôi do Đinh Văn Bình chủ trì thực hiện các
nghiên cứu:
+ Nghiên cứu chọn lọc nhân thuần, gây tạo 2 nhóm giống cừu hạt nhân tại
Ninh Thuận, Bình Thuận, Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây.
+ Khảo sát công thức lai giống cừu đực nhập nội (Dorper và Suffolk) với
cừu cái Phan Rang tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây.

12



+ Đã thử nghiệm chăn nuôi cừu tại một số điểm phía Bắc.
+ Xây dựng được mô hình điểm chăn nuôi cừu tại Ninh Thuận và Bình
Thuận
- Theo Khúc Thị Huê và cộng sự (2009) tiến hành nghiên cứu về khẩu
phần ăn cơ sở là cỏ ghinê có bổ sung lá sắn tươi, lá sắn héo hoặc lá sắn khô trên
cừu sinh trưởng đã cho tăng trọng từ 73 – 80 g/con/ngày.
2.2. Cơ sở khoa học của lai tạo và ưu thế lai
2.2.1. Khái niệm về lai tạo và ưu thế lai trong chăn nuôi
* Khái niệm về lai tạo:
Lai tạo là một trong hai biện pháp tạo giống nhằm làm tăng khả năng
sản xuất của vật nuôi. Vật nuôi sau khi chọn lọc và nhân thuần đến một thế hệ
nhất định thì tiến bộ di truyền giảm xuống rất thấp và tiến tới giới hạn bằng
không.
Lai tạo nhằm mục đích sau:
- Sử dụng ưu thế lai: Khai thác sức sống và sức sản xuất vượt trội có được
ở con lai so với cá thể thuộc giống thuần của bố mẹ.
- Khai thác các ưu điểm của các giống khác nhau: Để tổ hợp được các đặc
tính tốt của giống bố và giống mẹ trong thế hệ con lai.
- Thay thế đàn: Sử dụng các cá thể con lai có bản chất di truyền mới làm
nguyên liệu cho quá trình chọn giống mới phù hợp với môi trường sinh thái và
đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Tạo giống: Tạo ra giống mới trên cơ sở tổ hợp nguồn gen từ các giống
khác nhau.
Trong đó ưu thế lai là một trong những mục đích quan trọng. Hiện nay
trong chăn nuôi lấy thịt, sữa người ta thường sử dụng các con lai nên ưu thế lai
được nhiều nhà khoa học nghiên cứu.
*Khái niệm về ưu thế lai


13


Ưu thế lai là một hiện tượng sinh học, biểu hiện sự phát triển mạnh mẽ
của cơ thể con lai được tạo thành khi lai giữa các giống và các dòng với nhau.
Mặt khác, ưu thế lai biểu thị theo từng tính trạng, có khi chỉ một vài tính trạng
phát triển mạnh còn các tính trạng khác vẫn giữ nguyên hoặc có trường hợp
giảm đi. Cũng có thể hiểu ưu thế lai là giá trị trung bình của mỗi tính trạng ở đời
con tốt hơn so với trung bình đời bố mẹ.
Theo Lasley (1974), ưu thế lai là một hiện tượng sinh học chỉ sự tăng sức
sống của đời con so với bố mẹ khi có sự giao phối giữa các cá thể không thân
thuộc. Mặt khác ưu thế lai còn bao gồm cả sự giảm tử vong, tăng tốc độ sinh
trưởng, tăng sức sản xuất và khả năng sinh sản. Vì vậy hiện tượng ưu thế lai
được xem như một sinh lực đặc biệt của sinh vật học.
Tác giả Trần Đình Miên và cộng sự (1995) cho rằng: Ưu thế lai là hiện
tượng sinh học rất quý, biểu hiện sự phát triển mạnh mẽ của những cơ thể được
tạo ra từ con lai giữa các giống không cùng huyết thống; là sự phát triển toàn bộ
khối lượng cơ thể con vật, tăng cường độ trong quá trình trao đổi chất, là sự tăng
lên của các tính trạng sản xuất. Mặt khác, ưu thế lai biểu thị theo từng mặt, từng
tính trạng một trên các cá thể lai.
Như vậy ưu thế lai là một hiện tượng tiến bộ sinh học, được thể hiện trên
nhiều mặt. Thế hệ con lai cao hơn so với trung bình đời bố mẹ chúng về tốc độ
sinh trưởng, khả năng sinh sản, sức sống, sự chuyển hoá thức ăn và các chỉ tiêu
kinh tế có lợi khác. Do vậy năng suất con lai được nâng lên rõ rệt so với trung
bình của bố mẹ tạo ra chúng.

2.2.2. Cơ sở di truyền của lai tạo và ưu thế lai trong chăn nuôi
Cơ sở di truyền của ưu thế lai là nguồn gen dị hợp tử ở thế hệ lai, có nghĩa
là làm tăng tần số kiểu gen dị hợp tử. Trong chăn nuôi người ta thường cho giao
phối giữa các cá thể thuộc hai dòng trong cùng một giống hay hai giống khác


14


nhau. Khi lai tạo giữa các cá thể thuộc hai quần thể với nhau sẽ gây ra các hiệu
ứng:
- Hiệu ứng cộng gộp của các gen: Là giá trị trung bình X p1p 2 của trung
bình giá trị kiểu hình quần thể thứ nhất X p1 và trung bình giá trị kiểu hình quần
thể thứ hai X p 2
X p1p2 

X p1  X p2
2

- Hiệu ứng cộng gộp của các nguồn gen khác dòng hoặc khác giống trên
một cá thể lai thể hiện ưu thế lai. Như vậy, ưu thế lai là do trạng thái dị hợp tử ở
đời con của bố mẹ khác giống hay khác dòng gây ra. Nếu gọi ưu thế lai là H (H
– hybridvigour/Heterosis), công thức tính như sau:

H (%) 
Trong đó:

X

p1 

X bm

X bm


X p1 là bình quân giá trị kiểu hình ở tính trạng đời con

X bm là bình quân giá trị kiểu hình ở tính trạng đời bố mẹ
Do đó, tạp giao sẽ tạo ra con lai có sức sống cao hơn, khả năng thích ứng
và chống bệnh tật cao hơn, đồng thời làm tăng khả năng sinh sản, sinh trưởng…
Bản chất của hiện tượng ưu thế lai được tác giả Phan Cự Nhân (1994) và
Nguyễn Văn Thiện (1995) giải thích bởi thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết
làm tăng tác động tương hỗ của các gen không cùng lô cút.
Để xác định được ưu thế lai của tổ hợp lai, cần nắm vững bản chất di
truyền của ưu thế lai tại một cá thể X trên các lô cút 1, 2, 3, 4 và 5 nhận được
các gen từ cá thể bố và mẹ như sau:
Gen từ cá thể bố

A

B

A

A

B

Gen từ cá thể mẹ

B

A

B


A

B

15


Ưu thế lai

Không có ưu thế lai

Khi thế hệ con nhận hai nguồn gen từ hai giống khác nhau thì khoảng
cách di truyền sẽ lớn hơn, hay nói cách khác khoảng cách di truyền giữa các cá
thể thuộc hai giống bao giờ cũng lớn hơn khoảng cách di truyền giữa các cá thể
của cùng một giống. Khoảng cách đó chính là nhân tố tạo ra ưu thế lai.
2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
– Nguồn gốc di truyền của bố mẹ: Khi bố, mẹ có nguồn gốc di truyền
càng xa nhau (khác nhau về típ, ngoại hình và đặc điểm năng suất) thì ưu thế lai
càng cao và ngược lại.
– Bản chất tính trạng: Tính trạng có hệ số di truyền (h2) thấp thì các tổ hợp
lai thường đạt ưu thế lai cao; Tính trạng có h2 cao thì các tổ hợp lai thường đạt
ưu thế lai thấp và các tính trạng sản xuất như khả năng tăng khối lượng, năng
suất sữa, sản lượng sữa, sản lượng mỡ sữa và protein sữa có h 2 trung bình thì ưu
thế lai ở mức trung bình.
Để cải thiện các tính trạng kinh tế: Nếu tính trạng đó có h 2 thấp thì lai
giống để khai thác tối đa ưu thế lai, là công cụ tốt nhất để cải thiện năng suất.
Nếu tính trạng có h2 cao thì vừa áp dụng chọn lọc vừa áp dụng lai tạo, hiệu quả
ưu thế lai sẽ đạt cao nhất ở những tính trạng di truyền theo mẹ.
– Công thức lai: Ưu thế lai còn phụ thuộc vào việc sử dụng con vật làm

bố, mẹ và hệ thống lai. Muốn tính ưu thế lai của bất ky một tổ hợp lai tự giao
nào, áp dụng công thức sau:
H% 

(n  1)
n

hoặc

H% 1  n.(0,332 )

Trong đó: n là giống thuần tham gia trong tổ hợp lai
Công thức tính ưu thế lai cho các tổ hợp lai tuần hoàn mà con bố là thuần
và con mẹ là tổ hợp lai trước nó ta sử dụng công thức sau:

16


H% 

2n  2
2n  1

Trong đó: n là số giống thuần
– Môi trường: Điều kiện nuôi dưỡng là một trong các yếu tố quan trọng
nhất của môi trường. Nếu chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém thì ưu thế lai có
được sẽ thấp, ngược lại ở điều kiện nuôi dưỡng tốt thì sẽ thể hiện được hết tiềm
năng của ưu thế lai.
2.3. Cơ sở khoa học về sinh trưởng và phát dục
2.3.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát dục

Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể gia
súc để tăng thêm thể tích khối lượng và từng bộ phận của con vật (thay đổi về
lượng). Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) cho rằng, sinh trưởng là
một quá trình tích lũy chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa; là sự tăng chiều cao,
chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên
cơ sở tính chất di truyền của đời trước.
Theo Gartner(1992), quá trình sinh trưởng được xem trước tiên như kết
quả phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống.
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem là quá trình tổng hợp protein nên
người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh
trưởng. Sự sinh trưởng xảy ra theo ba hướng: thay đổi khối lượng, kích thước và
thể tích.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến quá trình phát
dục. Phát dục là quá trình thay đổi, tăng thêm hoặc hoàn chỉnh thêm các tính
chất, chức năng của các cơ quan bộ phận trong cơ thể.
Trong sự phát triển chung của cơ thể sống quá trình sinh trưởng và phát
dục luôn đan xen nhau, không tách rời nhau mà ảnh hưởng lẫn nhau, làm cho cơ
thể con vật ngày càng hoàn chỉnh. Ở bộ phận này có phát dục thì bộ phận khác
có sinh trưởng và ngược lại. Cũng có khi sinh trưởng và phát dục được thực hiện

17


×