Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Nghiên cứu quy trình xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm EMIC thành phân compost tại công ty cổ phần CNVS và MT quận long biên thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.44 KB, 48 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập tại Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội , để đánh giá
hiệu quả học tập, rèn luyện trong quá trình học tại trường đồng thời được sự nhất
trí của trường, của khoa Tài Nguyên và Môi trường. Em đã tiến hành làm
chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại Công Ty CP Công Nghệ Vi sinh và Môi trường
với chuyên đề thực tập “Nghiên cứu quy trình xử lý phế phụ phẩm nông
nghiệp bằng chế phẩm EMIC thành phân Compost tại Công ty cổ phần
CNVS và MT quận Long Biên thành phố Hà Nội ”.
Để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, em đã được mọi
người giúp đỡ rất nhiều.
Trước hết em xin trân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Xuân
Thành người đã tận tình hướng dẫn và dành nhiều thời gian giúp đỡ em để em
có thể hoàn thành tốt bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị em làm việc tại Công Ty CP Công
Nghệ Vi sinh và Môi tường đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em để
em hoàn thành tốt bài báo cáo. Đặc biệt em xin được cảm ơn Th.S.Lê Đình
Duẩn – giám đốc công ty đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong suốt quá trình em
thực tập tại công ty để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Trong quá trình viết báo cáo em đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều người,
bản thân cũng đã nỗ lực hết mình, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu
xót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn để bài báo
cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

i


MỤC LỤC
Bảng 2.3. Thành phần cơ bản và các nguyên tố chính của tro trong rơm rạ, trấu
gạo và rơm lúa mì................................................................................................12


ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ctv

Cộng tác viên

CFU/g

Coliform unit/gram

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

N, P, K

Nitơ, Photpho, Kali

BVTV

Bảo vệ thực vật

VSV

Vi sinh vật

XOS


xylooligosacarit

KH&CN

Khoa học và công nghệ

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.3. Thành phần cơ bản và các nguyên tố chính của tro trong rơm rạ, trấu
gạo và rơm lúa mì................................................................................................12

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp...........Error: Reference
source not found
Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.....Error: Reference source not found
Hình 4.2. sơ đồ quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh Emic..........Error: Reference
source not found
Hình 4.3. sơ đồ quy trình xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm
EMIC................................................................Error: Reference source not found
Hình 4.4. Biến động nhiệt độ đống ủ..................................................................29
Hình 4.4. Quy trình xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp........................................32

v



Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, ngành nông nghiệp cũng đã
có những thay đổi rất đáng kể. Nhiều máy móc tiên tiến, công nghệ trồng trọt,
giống mới…ra đời, đã đáp ứng kịp với những nhu cầu ngày càng cao. Việt Nam
là nước nông nghiệp nên phân bón và giống có thể được xem là 2 yếu tố có tính
quyết định đến năng suất và chất lượng. Nhiều nơi, do sử dụng quá mức cần thiết
các loại phân bón và thuốc trừ sâu hoá học làm cho đất canh tác có chiều hướng
bị thoái hóa. Ngoài ra, những ảnh hưởng của phát triển công nghiệp hóa, đô thị
hóa cũng góp phần làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm đi. Trong
khi đó dân số tiếp tục tăng lên, nhu cầu về đất cho các mục đích phi nông nghiệp
ngày càng nhiều, nếu không có quy hoạch và quản lý đất đai tốt thì diện tích đất
nông nghiệp màu mỡ sẽ mất đi nhanh chóng.
Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người sử dụng nhiều biện pháp
khác nhau để tăng năng suất sản lượng sản phẩm. Giải pháp sử dụng phân hóa học
để nâng cao năng suất cây trồng là biện pháp tối ưu được người nông dân lựa chọn. Sở dĩ
như vậy là do quá trình sử dụng phân hóa học đơn giản, dễ dàng và hiệu quả
nhanh. Tuy nhiên, song song với những lợi ích mà phân hóa học mang lại là diện
tích và tốc độ đất canh tác bị thoái hóa ngày càng tăng do sự mất cân đối giữa
các yếu tố dinh dưỡng nhất là hữu cơ và vô cơ. Mặt khác, các loại phế phụ phẩm
như rơm rạ bị đốt tại ruộng sau thu hoạch, gây lãng phí lượng chất hữu cơ. Bởi
vậy việc xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ bón trả lại cho đất
chính là một bước đi đúng đắn trong chiến lược vận dụng hệ thống dinh dưỡng
cây trồng tổng hợp.
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học người ta sản xuất ra rất
nhiều loại chế phẩm để xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ.

1



Chế phẩm EMIC là một sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Công
nghệ Vi sinh và Môi trường đã được đưa vào sử dụng. EMIC giúp giảm chi phí
đầu tư trong sản xuất nông nghiệp đồng thời bảo vệ môi trường và cải thiện độ
phì nhiêu đất.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn, cùng với mong muốn đem những kiến thức
mình học được áp dụng vào trong thực tế, góp phần phục vụ cho quê hương, đất
nước, tạo tiền đề cho công việc của bản thân trong tương lai, tôi đã quyết định
lựa chọn đề tài “Nghiên cứu quy trình xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp bằng
chế phẩm EMIC thành phân Compost tại Công ty cổ phần CNVS và MT quận
Long Biên thành phố Hà Nội ” nhằm góp phần tận thu một cách có hiệu quả
phế thải nông nghiệp sau thu hoạch, đồng thời làm sạch môi trường, đáp ứng
nhu cầu phân bón cho cây trồng, tạo một nền nông nghiệp sạch và an toàn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu quy trình xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm EMIC
thành phân compost.
- Đánh giá hiệu quả xử lý của chế phẩm EMIC.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý phế phụ phẩm
nông nghiệp.
1.3. Yêu cầu nghiên cứu:
- Từ thực tiễn tìm hiểu các quy trình ủ khác nhau và lựa chọn quy trình thích
hợp để tiến hành ủ thử nghiệm .
- Tiến hành và phân tích các chỉ số: nhiệt độ, pH, hàm lượng N, K, P….
- Thử nghiệm xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp.

2


Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu về phân ủ Compost.
Compost là một hỗn hợp đặc biệt chất hữu cơ cấu tạo từ thực vật và động

vật. Quy trình pha chế làm mục vật chất và diệt các sinh vật xấu và hạt cỏ dại.
Có thể cho Compost vào đất để tăng chất hữu cơ đất [13] .
Ủ compost được hiểu là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí các chất thải
hữu cơ dễ phân hủy sinh học đến trạng thái ổn định dưới sự tác động và kiểm
soát của con người, sản phẩm giống như mùn được gọi là compost. Quá trình
diễn ra chủ yếu giống như trong phân hủy tự nhiên, nhưng được tăng cường và
tăng tốc bởi tối ưu hóa các điều kiện môi trường cho hoạt động của VSV
Compost là sản phẩm giàu chất hữu cơ và có hệ VSV phong phú, ngoài ra còn
chứa các nguyên tố vi lượng có lợi cho đất và cây [16].
Phân compst hay còn gọi là phân rác, là một loại phân hữu cơ được chế
biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải sinh hoạt (rau,
quả, củ dư thừa, héo, hỏng…) được ủ với một số phân men như phân chuồng,
nước giải, lân, vôi, tro bếp… cho đến khi hoai mục để bón cho cây trồng như
nhiều loại phân chuồng, phân hữu cơ khác.
Chế biến và sử dụng phân compost có nhiều lợi ích như: góp phần làm sạch
môi trường, có thêm nguồn phân hữu cơ để bón cho cây trồng với chi phí thấp vì
dễ làm, có thể tận dụng các nguồn nguyên, vật liệu sẵn có tại địa phương.
Ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, phân compost còn cung cấp
thêm chất mùn, nguồn hữu cơ vừa có tác dụng cải tạo, làm cho đất tơi xốp,
thông thoáng, tăng số lượng và khả năng hoạt động của các vi sinh vật hữu ích
trong đất, tăng độ phì cho đất và bảo vệ đất. Giữ ẩm, giữ nước tốt, chống xói
mòn, chống rửa trôi đất, chống chai cứng đất…

3


Trong đất bón phân vi sinh với hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ và
chủng loại vi sinh vật đa dạng không những làm tăng năng suất cây trồng mà
còn giảm thiểu bệnh cho cây trồng hơn so với các loại phân hóa học khác [1].
2.2. Chế phẩm vi sinh xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp.

2.2.1. Chế phẩm vi sinh vật là gì?
Chế phẩm vi sinh vật là hỗn hợp hoặc riêng biệt từng chủng vi sinh có hoạt
tính sinh học cao đã được tuyển chọn, chúng được tồn tại và phát triển trong một
chất mang vô trùng. Hàm lượng vi sinh vật hữu ích thường đạt 1.109 - 1.1010/g. [5]
2.2.2. Một số loại chế phẩm vi sinh vật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp hiện
nay:
Hiện nay chế phẩm vi sinh vật được sản xuất theo nhiều hướng khác nhau,
ở nhiều dạng khác nhau như: Chế phẩm nuôi trên môi trường thạch bằng hoặc
trên cơ chất gelatin, chế phẩm VSV dạng dịch thể, chế phẩm VSV dạng khô, chế
phẩm VSV dạng đông khô, chế phẩm VSV dạng bột chất mang, chế phẩn VSV
dạng lỏng...[10].

4


Một số loại chế phẩm VSV thường gặp hiện nay:
Chế phẩm

Thành phần

Tác dụng

Chế phẩm vi
sinh xử lý
chất thải hữu

EMIC
[19].

Là tập hợp nhiều vi sinh vật hữu

hiệu thuộc các chi Bacillus,
Lactobacillus,
Streptomyces,
Saccharomyces, Aspergillus...: Vi
sinh vật phân giải mạnh chất hữu
cơ, vi sinh vật sinh chất kháng sinh,
chất ức chế tiêu diệt và ức chế vi
sinh vật có hại....

Phân giải rác thải, phế thải
nông nghiệp, mùn bã hữu cơ,
phân bắc và phân chuồng làm
phân bón hữu cơ vi sinh.
Phân giải nhanh chất thải hữu
cơ trong nước thải. Thúc đẩy
nhanh quá trình làm sạch nước
thải. Làm giảm tối đa mùi hôi
thối của chất thải.
Hạn chế mầm bệnh có hại
trong chất thải.

Chế phẩm vi
Gồm các chủng vi sinh vật
Phân giải hữu cơ có khả năng
sinh
Fito- phân giải hữu cơ, vi sinh vật phân giải triệt để rơm, rạ sau thu
Biomix RR kháng bệnh cho cây trồng, các hoạch thành phân bón hữu cơ vi
[17].
nguyên tố khoáng, vi lượng…
sinh giàu dinh dưỡng. Làm cân

bằng được các yếu tố bảo vệ môi
trường không khí, đất, nước, an
toàn cho người sử dụng và tạo độ
tơi xốp cho đất.
Chế phẩm vi
sinh xử lý
chất
thải
hữu cơ S.EM
[23].

Chế

chế

Gồm: Vi sinh vật hoại sinh; Vi
sinh vật phân hủy Xenlulo; Vi sinh
vật phân hủy Protein; Vi sinh vật
phân giải tinh. Vi sinh vật hữu
hiệu : Bacillus, Lactobacillus,
Streptomyces,
Saccharomyces,
Aspergills… Chất mang và các vi
sinh vật khử mùi hôi.

Phân giải nhanh chất thải hữu
cơ, rác thải, phân gia súc, gia
cầm, phế thải nông nghiệp thành
các chất dinh dưỡng cho cây
trồng. Chuyển hóa phân lân khó

tiêu thành dễ tiêu. Tạo chất
kháng sinh dễ tiêu để tiêu diệt vi
khuẩn gây bệnh cho cây
trồng. Làm mất mùi hôi thối của
phân chuồng và ức chế sinh
trưởng của vi khuẩn gây
thối. Hoại mục nhanh chất thải
hữu cơ

Thành phần chủ yếu của TB-E2

Tăng cường hiệu quả quá trình

5


phẩm TB-E2 là hơn 100 loại VSV có ích thuộc
[12] .
5 nhóm là vi khuẩn quang hợp, vi
khuẩn acid lactic, xạ khuẩn, men
và nấm men...

Chế phẩm vi
sinh
Trichoderm
a
[21].

Chế phẩm Trichoderma chứa
thành phần chính là nấm

Trichoderma và các enzyme thủy
phân như cellulase, chitinase,
xylanase, hemicellulase giúp cây
trồng kháng bệnh.

6

quang hợp của thực vật; bổ sung
VSV có ích cho đất, môi trường
làm thay đổi cân bằng VSV tự
nhiên theo chiều hướng gia tăng
ưu thế của VSV có ích, giảm
thiểu và triệt tiêu VSV có hại.
Phân giải các chất hữu cơ trong
đất, tự nhiên, môi trường, qua
đó, giải phóng dinh dưỡng và
năng lượng cho cây trồng, góp
phần cải tạo đất; phân giải các
hợp chất hữu cơ trung gian gây
mùi (H2S, NH3), đồng thời có tác
dụng diệt khuẩn, làm sạch môi
trường. Đặc biệt TB-E2 bọc và
kéo các phân tử hóa chất bảo vệ
thực vật (BVTV) gây mùi trong
không trung rơi xuống đất rồi tự
phân hủy
Khống chế và tiêu diệt các
loại nấm gây bệnh như
Rhizoctonia solani, Fusarium,
Phytopthora sp, Sclerotium gây

bệnh thối rễ, chết yểu, héo rũ...
Tạo điều kiện cho VSV trong
đất phát triển, kích thích sự tăng
trưởng của bộ rễ, phân giải các
chất xơ, chitin, pectin, lignin
trong phế thải hữu cơ thành đơn
chất dinh dưỡng làm đất tơi xốp
hơn giúp cây hấp thu dễ dàng,
tăng hàm lượng chất mùn và mật
độ côn trùng có ích, giữ độ phì
của đất. Làm mất nhanh mùi hôi
của phân chuồng, làm phân mau
hoai mục, tăng khả năng kháng
một số nấm bệnh ở rễ.


Chế phẩm Gồm: Bacillus subtilis, Bacillus
EMUNIV
licheniformis, sinh các enzyme
[27].
cellulase, amylase, protease .
Lactobacillus
plantarum

Lactobacillus acidophilus. Sinh
axit
lactic

bateniocin,
Streptomyces sp, sinh chất kháng

sinh
tự
nhiên,
Saccharomyces cerevisiae, sinh
etanol cung cấp nguồn cacbon cho
các vi sinh
vật. Bacillus
megaterium , phân giải phot phat
khó tan.

Dùng làm phân bón hữu cơ vi
sinh có tác dụng cải tạo đất, giúp
cây chống chịu bệnh tốt, phân
giải nhanh các chất hữu cơ trong
rác thải, phế thải nông nghiệp,
các loại mùn hữu cơ thành các
chất dinh dưỡng dễ hấp thụ. Tạo
chất kháng sinh để tiêu diệt hoặc
ức chế một số vi sinh vật gây
bệnh, hình thành các chất kích
thích sinh trưởng thực vật giúp
cây phát triển tốt.

Các chế phẩm vi sinh vật đều có khả năng phân giải và chuyển hóa nhanh
các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những hợp chất hữu cơ đơn giản hơn. Phân
giải nhanh chất thải hữu cơ, thúc đẩy quá trình làm sạch nước thải, làm giảm tối
đa mùi hôi thối của chất thải, hạn chế mầm bệnh có hại trong chất thải, cải tạo
đất giúp cây trồng phát triển tốt hơn và có khả năng kháng lại sâu bệnh.
2.3. Đặc điểm, thành phần phế phụ phẩm nông nghiệp.
2.3.1. Các nguồn phát sinh phế phụ phẩm nông nghiệp.

Trồng trọt (thực vật
chết, lá cành, cỏ…)
Thu hoạch nông sản
(rơm, rạ, trấu, cám,
lõi ngô, than ngô…)

CHÂT
THẢI
RẮN
NÔNG
NGHIỆP

Bảo vệ thực vật, động vật
( chai lọ đựng thuốc BVTV,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt
côn trùng)

Quá trình bón phân khích
thích tăng trưởng (bao bì
đựng phân bón, phân đạm)

Chăn nuôi (phân gia
súc, gia cầm, động
vật chết…)

Thú y (chai lọ đựng thuốc
thú y, dụng cụ tiêm mổ)

Chế biến sữa, giết
mổ độnh vật.


Hình 2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp.

7


Từ sơ đồ trên cho thấy chất thải rắn nông nghiệp được chia làm hai nhóm:
hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ. Hợp chất vô cơ (bao bì đựng, dụng cụ giết
mổ, chai lọ…) là các thành phần có thời gian phân hủy lâu dài và khó phân hủy,
các thành phần hợp chất hữu cơ (rơm ra, cám, phân gia súc…) là những thành
phần dễ phân hủy và phân hủy nhanh hơn.
•Nguồn phát sinh từ hoạt động nông nghiệp:
Là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp như: trồng trọt, thu
hoạch, bảo quản và sở chế nông sản, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động
vật, chế biến sữa.... Như: Rơm rạ, trấu, bao bì hóa chất BVTV, phân bón hóa
học... [22].
• Nguồn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi:
Trong quá trình chăn nuôi, chất thải chăn nuôi phát sinh bao gồm:
- Chất thải do bản thân vật nuôi: phân, nước tiểu, long, vẩy da….
- Nước: từ quá trình tắm tửa gia súc, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vật dụng
trong chăn nuôi.
- Thức ăn thừa, thức ăn rơi vãi, vật dụng chăn nuôi, vật dụng thú y, vỏ bao
đựng thức ăn….
- Xác vật nuôi chết.
- Khí thải từ chuồng nuôi, từ hố chứa phân, nước thải: nơi chế biến thức ăn
cho gia súc.
- Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ chuồng nuôi gia súc.
Hiện nay chất thải như phân bón, phân gia súc, các chất bảo vệ thực vật từ
các hộ chăn nuôi, chất thải từ chế biến nông sản thực phẩm thải ra môi trường
ngày một nhiều mà chưa hề qua xử lý, gây ô nhiễm cho các khu vực nông

thôn[11].
2.3.2. Đăc điểm phế phụ phẩm nông nghiệp:
Phế phụ phẩm nông nghiệp là những sản phẩm phụ thu được từ quá trình
sản xuất nông nghiệp ngoài những sản phẩm chính.

8


Ví dụ: Rơm rạ, cám gạo, vỏ trấu, rễ lúa ngoài ra còn có lõi ngô, thân ngộ,
bẹ lá ngô, bã mía, vỏ dứa, lá dứa, mùn dừa, vỏ hạt cà phê...[18].
Đặc điểm của phế phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu là những phần không thể
sử dụng được và được loại bỏ trong quá trình sản xuất. Trước kia những loại phế
phụ phẩm này được sử dụng làm nguyên liệu cho sinh hoạt như đun nấu hay làm
thức ăn cho gia súc gia cầm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chất lượng
cuộc sống của người dân nông thôn những năm qua không ngừng được nâng
cao, những loại phế phụ phẩm không còn được sử dụng nữa, thay vào đó là bếp
gas, bếp điện…và các nguyên liệu thay thế khác tiết kiệm thời gian hơn, sach sẽ và
tiện lợi hơn cho người sử dụng. Trong khi người nông dân cần giải phóng ruộng để
chuẩn bị cho vụ sau, giải pháp đốt rơm, rạ trên đồng ruộng là sự lựa chọn phổ biến
của họ. Tuy nhiên, việc đốt rơm rạ đã gây ô nhiễm bầu không khí, ảnh hưởng đến
sức khỏe và làm mất an toàn giao thông trên nhiều tuyễn đường [13].
Vài năm trở lại đây, tình trạng đốt phế thải nông nghiệp đặc biệt là rơm, rạ
diễn ra ngày càng phổ biến sau các vụ mùa, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực
không nhỏ đến môi trường và sức khỏe của người dân. Việc đốt rơm, rạ chẳng
những lãng phí nguồn nhiên nguyên liệu mà còn gây ô nhiễm môi trường, mất
an toàn giao thông. Theo các nhà y học, khói bụi khi đốt rơm, rạ làm ô nhiễm
không khí, gây tác hại lớn đối với sức khỏe con người đặc biệt là trẻ em, người
già, và người có bệnh hô hấp, bệnh mạn tính là nhưng đối tượng dễ bị ảnh hưởng
nhất. Các nhà khoa học cho biết thành phần các chất gây ô nhiễm không khí do đốt
rơm, rạ, tác động đến sức khỏe con người là hydrocacbon thơm đa vòng (viết tắt là

PAH); dibenzo-p-dioxin clo hóa (PCDDs), và dibenzofuran clo hóa (PCDFs), là
các dẫn xuất của dioxin rất độc hại, có thể là tiềm ẩn gây ung thư.
Việc đốt rơm, rạ trực tiếp ngay trên đồng ruộng gây bất lợi cho đồng ruộng
lớn hơn nhiều lần so với việc làm phân bón như ta tưởng. Các chất hữu cơ trong
rơm rạ và trong đất biến thành các chất vô cơ do nhiệt độ cao. Đồng ruộng bị
khô, chai cứng, một lượng lớn nước bị bốc hơi do nhiệt độ hun đốt trong quá
9


trình cháy rơm, rạ. Quá trình đốt rơm, rạ ngoài trời không kiểm soát được, lượng
dioxit cacbon CO2, phát thải vào khí quyển cùng với cacbon monoxit CO; khí
metan CH4; các oxit nitơ NOx; và một ít dioxit sunfua SO 2. Phần rơm, rạ sót lại
thường được cày lấp vào trong đất làm phân bón cho mùa vụ sau. Việc phân hủy
gốc rạ và rơm phụ thuộc vào độ ẩm của đất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khối
lượng khí metan CH4 được giải phóng trong khi ủ. Tuy có cung cấp một chút
dinh dưỡng cho đồng ruộng vào vụ tiếp theo, nhưng rất có thể sẽ chứa mầm sâu
bệnh cho cây trồng, ảnh hưởng đến sản lượng do tác động bất lợi ngắn hạn bởi
bất ổn định hàm lượng nitơ [6] .
2.3.3. Khối lượng phế phụ phẩm nông nghiệp.
• Phế thải có nguồn gốc từ cây xanh: Các loại rác lá như rơm rạ, ngô, đậu,
lạc, chè, vải, xoài, cà phê các loại cỏ (trừ cỏ gấu, cỏ tranh)... Các loại vỏ như vỏ
cà phê, trấu, lạc... Các loại mùn: Than mùn (than bùn dùng trong sản xuất phân
bón), mùn mía, mùn cưa, mùn giấy, mùn thuốc lá...
• Phế thải có nguồn gốc từ động vật hoặc bùn bã chăn nuôi, thực phẩm, mùn
hoai, đạm hoá học: phân gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn, gà, vịt...).
Ở nước ta nguồn phụ phẩm nông nghiệp được ước tính dựa trên khảo sát
khối lượng thực tế của từng loại phụ phẩm tính trên 1 đơn vị diện tích, sau đó
ước tính tổng khối lượng cho toàn quốc, dựa vào số liệu thống kê về diện tích
gieo trồng hàng năm. Khối lượng này được quy đổi ra chất khô để tiện cho việc
so sánh, đánh giá.


10


Bảng 2.1. Ước tính khối lượng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp chính ở
Việt Nam
Tên phụ phẩm

Diện tích gieo trồng (triệu Khối lượng phụ phẩm (Tr.

ha/ năm)
tấn chất khô/ năm)
Rơm lúa
7,5
25,0
Cây ngô (đã thu bắp)
0,65
2,0
Dây lạc
0,27
0,48
Dây lang
0,26
0,24
Ngọn, lá sắn
0,23
0,29
Lá mía
0,28
0,42

Tổng cộng
9,19
28,43
(Nguồn: Viện Khoa học và Công nghệ môi trường,Đại học Bách khoa Hà Nội, 2010 )
2.3.4. Thành phần phế phụ phẩm nông nghiệp.
Các thành phần chính của rơm, rạ là những hydratcacbon gồm:
licnoxenlulozơ; hemixenlulozơ; licnin và hàm lượng tro (oxit silic). Đó là điều
gây cản trở việc xử dụng rơm, rạ một cách kinh tế. Thành phần licnoxenlulozơ
trong rơm, rạ khó phân hủy sinh học.
Bảng 2.2. Thành phần các chất có trong rơm rạ .
Thành phần
Xelluloza
Hemixenluloza
Lignin
Hàm lượng tro (oxit silic)

Tỷ lệ
37,6%
44,9%
4,9%
cao từ 9, đến 14%
(Nguồn: Viện Công nghệ sinh học, 2011)

Từ bảng 2.2. cho thấy thành phần chủ yếu của rơm rạ là Hemixenluloza,
chiếm tới 44,9% mà bản chất của Hemixenluloza lại là một chất rất khó phân
hủy và chyển hóa, bởi thế để xử lý phế phụ phẩm đồng ruộng mà đặc biệt là rơm
rạ thì cần phải có những chủng giống vi sinh vật có khả năng phân hủy chuyển
hóa Hemixenluloza .

11



Bảng 2.3. Thành phần cơ bản và các nguyên tố chính của tro trong rơm rạ,
trấu gạo và rơm lúa mì.
Rơm rạ

Trấu gạo

Rơm lúa mì

Carbon cố định

15,86

16.22

17.71

Chất dễ bay hơi

65,47

63.52

75.27

Tro

18,67


20.26

7.02

SiO2

74.67

91.42

55.32

CaO

3.01

3.21

6.14

MgO

1.75

<0.01

1.06

Phân tích gần đúng (% chất khô)


Thành phần tro cơ bản (%)

Na2O
0.96
0.21
1.71
K2O
12.30
3.71
25.60
(Nguồn: Parameswaran Binod, et al. (2010). Bioethanol production from rice
straw: An overview. Bioresource Technology, 101: 4767–4774.)
Rơm có chất lượng khác nhau tùy theo mùa cũng như theo vùng. Nếu rơm
tiếp xúc với mưa, al-kali và các hợp chất kiềm rửa trôi sẽ cải thiện chất lượng
nguồn nguyên liệu [ 15] .
2.4. Một số quy trình xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp
2.4.1. Xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp trên thế giới
Nghiên cứu chế biến phụ phẩm nông nghiệp được tiến hành đầu tiên ở Đức
sau đại chiến thế giới thứ nhất. Beckman được coi là người đầu tiên đặt nền
móng cho hướng nghiên cứu này. Ông đã xử lý rơm lúa mì bằng xút (NaOH)
trong điều kiện áp suất cao, nhiệt độ cao. Rơm lúa mì được chế biến theo
phương pháp này gia súc nhai lại ăn được nhiều hơn và dễ tiêu hơn. Nhưng do
chi phí năng lượng cao nên phương pháp này không được áp dụng rộng rãi. Tiếp
theo ở Châu Âu và Bắc Mỹ người ta cải tiến phương pháp này nhưng chỉ ngâm
rơm trong dung dịch xút ở nhiệt độ thường, sau đó rửa phần xút còn dư trong
rơm và cho gia súc ăn. Phương pháp này được áp dụng khá rộng rãi, nhưng dần
12


dần người ta nhận thấy khi rửa phần xút còn dư thì cũng làm mất mát các chất

dinh dưỡng, đồng thời phần xút tồn dư đã thải ra môi trường và gây ô nhiễm. Vì
lẽ đó phương pháp này cũng dần dần bị lãng quên. Mãi đến sau đại chiến thế
giới thứ 2, Châu Âu lại lâm vào tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm,
vấn đề chế biến phụ phẩm lại được đề cập đến mạnh mẽ. Trong giai đoạn này
người ta nghiên cứu sử dụng nồng độ xút thấp hơn để hạn chế tác nhân gây
không ngon miệng cho gia súc. Nhưng việc chế biến rơm bằng xút cũng chỉ áp
dụng được ở một số trang trại ở các nước có công nghiệp hóa chất phát triển. Từ
cuối những năm 70 cho đến nay người ta nghiên cứu sử dụng dung dịch
ammoniac (sản phẩm phụ của nhà máy phân đạm) hay ure để chế biến phụ phẩm
nông nghiệp. Các hóa chất này khi vào dạ cỏ sẽ được chuyển hóa thành HN 3 và
được vi sinh vật dạ cỏ sử dụng để tổng hợp nên protein của cơ thể vi sinh vật có
giá trị sinh học cao [26].
Ngoài ra người ta cũng sử dụng tác nhân lý học, sinh học để chế biến phụ
phẩm nông nghiệp:
• Chế biến phụ phẩm nông nghiệp bằng tác nhận hóa học
- Chế biến bằng xút (NaOH): hiệu quả tăng tỷ lệ tiêu hóa rất rõ, nhưng phần
xút còn dư lại trong rơm làm gia súc không thích ăn phụ phẩm đã được chế biến.
Mặt khác chế biến bằng xút lại gây ô nhiễm môi trường, do đó phương pháp này
cũng chỉ được áp dụng ở một số nước nhất định.
- Chế biến bằng axit hữu cơ và vô cơ:
Phương pháp này cũng đắt, hiệu quả kinh tế không cao, nên cũng ít được
áp dụng trong sản xuất.
- Sử dụng dung dịch ammoniac, ure:
Là phương pháp được nhiều nước áp dụng, đang tiếp tục được cải tiến để
nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Nhưng phương pháp sử dụng ammoniac đòi
hỏi phải có thiết bị để tránh cho người công nhân bị nhiễm ammoniac vào đường
hô hấp hay vào da. Thường ở các nước có nhiều nhà máy phân đạm áp dụng
13



phương pháp này. Ngược lại phương pháp dùng ure để chế biến rơm được
nghiên cứu và áp dụng ở hầu hết các nước đang phát triển [26] .
• Chế biến phụ phẩm nông nghiệp bằng tác nhân lý học:
- Sử dụng áp suất cao, nhiệt độ cao:
Phương pháp này tiêu tốn nhiều năng lượng, giá thành cao, nên khó áp
dụng vào sản xuất.
- Phương pháp thái nhỏ
Rơm được thái nhỏ, nhận thấy gia súc ăn được nhiều hơn, nhưng tỷ lệ tiêu
hóa không tăng lên. Do đó cũng chỉ được áp dụng ở một số trang trại [26].
• Chế biến phụ phẩm nông nghiệp bằng tác nhân sinh học:
Các chủng vi sinh vật có hoạt tính cao về phần giải chắt xơ, đã được sử
dụng để chế biến phụ phẩm nông nghiệp. Phương pháp này thích hợp với sinh lý
vật nuôi và không gây ô nhiễm môi trường; nhưng các kết quả thu được còn rất
hạn chế. Mặt khác các chế phẩm vi sinh vật này lại có giá thành đắt.
Có thể nói mỗi phương pháp nêu trên đều có mặt ưu điểm và có mặt hạn
chế, nhưng chúng đã đem lại hiệu quả trong sản xuất. Tuy vậy người ta vẫn tiến
hành nghiên cứu cải tiến các phương pháp để tìm ra phương pháp chế biến phụ
phẩm nông nghiệp ưu việt hơn [26] .
• Chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm phân ủ compost
Các mô hình công nghệ ủ compost quy mô lớn hiện nay trên thế giới được
phân loại theo nhiều cách khác nhau. Theo trạng thái của khối ủ compost tĩnh
hay động, theo phương pháp thông khí khối ủ cưỡng bức hay tự nhiên, có hay
không đảo trộn. Dựa trên đặc điểm, hệ thống ủ compost lại được chia thành hệ
thống mở và hệ thống kín, liên tục hay không liên tục. Mô hình ủ compost hệ
thống mở phổ biến nhất là các phương pháp ủ luống tĩnh, luống động có kết hợp
thông khí cưỡng bức hoặc đảo trộn theo chu kỳ. Nhược điểm của hệ thống mở là

14



chịu ảnh hưởng bởi thời tiết và thời gian ủ có thể kéo dài, thường chỉ áp dụng ở
quy mô nông trường, trang trại có diện tích mặt bằng lớn, xa khu đô thị.
Đối với ủ compost quy mô công nghiệp trong các nhà máy lớn, hiện nay
trên thế giới thường áp dụng mô hình ủ compost hệ thống kín (hay hệ thống có
thiết bị chứa) giúp khắc phục được các nhược điểm của hệ thống mở, vận hành
và kiểm soát quá trình thuận tiện. Thông thường hệ thống ủ compost kín hiện đại
được thiết kế hoạt động liên tục, khí thải được xử lý bằng phương pháp lọc sinh
học (biofilter) [20] .
2.4.2. Xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam:
• Xử lý rác thải sinh hoạt và phế thải bùn mía bằng vi sinh vật bón cho cây trồng
Năm 1999, đề tài cấp Bộ B99–32–46 Nguyễn Xuân Thành và cộng sự đã
nghiên cứu thành công đề tài “Xử lý rác thải sinh hoạt và phế thải bùn mía bằng
vi sinh vật bón cho cây trồng”. Kết quả cho thấy khi xử lý chế phẩm vi sinh vật
vào đống ủ phế thải có tác dụng làm tăng vi khuẩn tổng số hảo khí, vi khuẩn
phân giải xenluloza, nấm tổng số so với đống ủ không xử lý. Hàm lượng chất
dinh dưỡng dễ tiêu và độ xốp cũng tăng so với đống ủ không được xử lý. Phân
hữu cơ được tái chế từ phế thải đạt TCVN 123B–1996, chất lượng phân sau 4
tháng vẫn đạt TCVN[9].
• Xử lý vỏ cà phê bằng chế phẩm VSV
Trong báo cáo đề tài cấp nhà nước KC 04 - 04 (1998 - 2000), “Xử lý vỏ cà
phê bằng chế phẩm VSV” Nguyễn Xuân Thành và cộng sự đã chứng minh:
- Vỏ cà phê khi được xử lý theo phương pháp không bổ sung chế phẩm vi
sinh vật ở ngoài trời, sau 12 tháng mùn hóa được 80% đống ủ.
- Vỏ cà phê khi được xử lý theo phương pháp bổ sung chế phẩm vi sinh vật ở
ngoài trời, sau 4 tháng đống ủ đã mùn hoá được 80%.
- Vỏ cà phê khi được xử lý theo phương pháp bổ sung chế phẩm vi sinh vật
trong bể ủ có mái che, sau 3 tháng mùn hoá được 80% đống ủ.

15



Như vậy, đống ủ có xử lý vi sinh vật cho hiệu suất phân huỷ cao hơn, thời gian ủ
cũng được rút ngắn hơn so với đống ủ không xử lý vi sinh vật, ủ trong bể có mái
che nhanh hơn là ủ ngoài trời không có mái che [7].
• Công nghệ xử lý một số phế thải nông nghiệp chủ yếu thành phân bón hữu
cơ sinh học.
Lê Văn Nhương và cộng sự, năm 2000 đã nghiên cứu thành công đề tài:
“Công nghệ xử lý một số phế thải nông nghiệp chủ yếu (lá mía, vỏ cà phê, rác
thải nông nghiệp) thành phân bón hữu cơ sinh học”. Kết quả nghiên cứu đã phân
lập và tuyển chọn được 7 chủng vi khuẩn, 6 chủng xạ khuẩn và 11 chủng nấm
sợi có hiệu lực xenlulaza cao và xác định được rằng khi các loại vi sinh này phối
trộn với nhau theo một tỷ lệ thích hợp sẽ cho hiệu suất phân giải là cao nhất.
Đồng thời khi ứng dụng chế phẩm VSV từ các chủng giống đó vào đống ủ lá
mía, vỏ cà phê, rác thải sinh hoạt người ta thấy thời gian phân huỷ được rút
ngắn, thành phẩm sau khi ủ có hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu đối với cây
trồng cao hơn đối với đống ủ không qua xử lý [2].
• Hiệu quả sử dụng chế phẩm Micromix 3 trong xử lý rác thải bằng phương
pháp ủ hiếu khí .
Lý Kim Bảng và cộng sự, năm 2003 đã nghiên cứu: “Hiệu quả sử dụng chế
phẩm Micromix 3 trong xử lý rác thải bằng phương pháp ủ hiếu khí tại nhà máy
chế biến phế thải Việt Trì, Phú Thọ”. Thí nghiệm được các tác giả bố trí như sau:
rác được cho vào các bể lên men có dung tích 150 m 3 , bể đối chứng và bể thí
nghiệm được bổ sung 8 kg đạm ure, 16 kg rỉ đường; riêng bể thí nghiệm bổ sung
thêm 30 kg chế phẩm Micromix 3 đã thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ triệt để
hơn, thời gian ủ rút ngắn từ 50 ngày xuống còn 40 ngày, hàm lượng mùn thu
được tăng hơn 22%, đặc biệt hàm lượng mùn tinh tăng hơn 50% so với đối
chứng. Nếu tính trung bình mỗi tháng trước đây nhà máy xử lý được 15 bể ủ thì
việc bổ sung Micromix 3 đã nâng lên 18 bể ủ (do thời gian xử lý được rút ngắn
hơn), qua đó cũng làm tăng nguồn thu nhập hang tháng cho công ty[3].
16



• Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng thành
phân hữu cơ tại chỗ bón cho cây trồng.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Thành, năm 2004 trong
nghiên cứu “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý tàn dư thực vật trên đồng
ruộng thành phân hữu cơ tại chỗ bón cho cây trồng trên đất phù sa sông Hồng” đã có
kết luận: cứ 1 tấn rơm rạ ủ thì cho ra 0,2 - 0,25 tấn phân hữu cơ; 1 tấn thân và lá ngô
sau khi ủ cho ra 0,3 - 0,33 tấn phân hữu cơ; 1 tấn thân và lá khoai tây thu được 0,2
tấn phân ủ; 1 tấn các loại rau màu khác cho 0,15 - 0,3 tấn phân ủ [8].
• Xử lý tàn dư thực vật bằng chế phẩm vi sinh vật tự tạo.
Lý Kim Bảng và cộng sự ở Viện khoa học Công nghệ Việt Nam đã nghiên
cứu thành công chế phẩm VIXURA và công nghệ xử lý rơm rạ đem lại hiệu quả
kinh tế - xã hội rất cao. Trong đó, chế phẩm VIXURA chứa 12-15 loại vi sinh
vật được phân lập tại Việt Nam có khả năng sinh ra các enzyme khác nhau để
phân hủy chất hữu cơ trong rác và rơm rạ đồng thời tăng khả năng đồng hoá
dinh dưỡng, khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng. Theo công nghệ này,
tàn dư cây lúa sau thu hoạch được gom thành từng đống; rạ được xếp từng lớp
có rắc xen kẽ phân chuồng, phân NPK và chế phẩm vi sinh VIXURA (dưới dạng
hòa thành nước tưới). Chiều cao mỗi đống rạ từ 1,5m - 2m, được phủ kín bằng
nilon, có một lỗ nhỏ để tưới nước. Đống rạ ủ được tưới ẩm thường xuyên. Sau
thời gian ủ từ 5-7 ngày, nhiệt độ tăng từ 70-80 0C, rạ lúc này sẽ mềm và xẹp
xuống. Sau 20 ngày, rạ trong đống mềm hết và chuyển dần sang màu đen, nhiệt
độ giảm dần và trở thành một loại phân bón hữu cơ rất tốt cho đồng ruộng [4].
• Quy trình chế biến rơm lúa bằng phương pháp xử lý ure - vôi
Rơm lúa vốn nghèo dinh dưỡng (2-3% protein) thành phần chủ yếu là xơ
(31-33%) tỉ lệ tiêu hóa thấp. Tuy nhiên rơm lúa chứa một lượng năng lượng tiềm
tàng. Khối lượng rơm lúa hàng năm ở nước ta vào khoảng 25 triệu tấn (xấp xỉ 1
lúa : 0,8 rơm).


17


Để nâng cao hiệu quả sử dụng rơm người ta sử dụng phương pháp xử lý
nhiệt độ, áp suất cao hay dùng hóa chất như xút, ammoniac... Nhưng phương
pháp này đòi hỏi thiết bị nên khó áp dụng vào sản xuất. Ở nước ngoài người ta
thường sử dụng phương pháp chế biến rơm bằng ure theo tỉ lệ 5kg ure hòa trong
100 lít nước để chế biến 100kg rơm khô. Do giá ure ở nước ta đắt, (vì phải nhập
khẩu) nên Viện Chăn Nuôi đã nghiên cứu cải tiến phương pháp và chỉ dùng
2,5kg ure cho 100kg rơm và sử dụng thêm 0,5kg vôi tôi. Kết quả thí nghiệm trên
gia súc khá tốt. Phương pháp này đơn giản dễ áp dụng và đã làm tăng tỉ lệ tiêu
hóa thêm 10-15%, tăng gần gấp đôi hàm lượng nitơ trong rơm, gia súc thích ăn
và đã ăn được lượng chất khô tăng thêm 50% so với rơm không chế biến, cho
tăng trọng hàng ngày cao hơn 30%, tiêu tốn thức ăn lại giảm 6% so với rơm
chưa chế biến [18] .
• Phương pháp thâm canh xen vụ trồng khoai tây :
Nhóm nghiên cứu do PGS.TS Lê Mai Hương, Viện Hóa học các hợp chất
thiên nhiên làm chủ nhiệm, đã áp dụng quy trình phân hủy rơm rạ và ứng dụng
kinh nghiệm xử lý sản phẩm, tận thu và nâng cấp nguồn nguyên liệu phế thải
nông nghiệp bằng công nghệ vi sinh vật, cũng như các phương pháp thâm canh
của đối tác Hungary vào nông thôn Việt Nam. Phương pháp mới này đã được áp
dụng thử nghiệm tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, thu được kết quả tích cực
và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người nông dân.
Theo phương pháp mới, sau khi thu hoạch lúa vụ Hè Thu, thay vì đốt rơm
rạ, sẽ để nguyên cả gốc rạ và tiến hành cày lật. Sau đó, xử lý rơm rạ phân hủy
ngay tại đồng ruộng bằng các chế phẩm vi sinh tạo nguồn dinh dưỡng cho đất,
trồng xen hoa màu, trong đó có khoai tây trên diện tích đã xử lý rơm rạ và bổ
sung các sản phẩm vi sinh của Việt Nam và Hungary để tăng cường sự phát triển
của củ.
Kết quả thu được cho thấy, trên diện tích trồng thử nghiệm, khoai tây cho

củ to và đạt năng suất cao hơn so với hình thức canh tác khoai tây truyền thống.
18


Điều đáng chú ý là khi áp dụng phương pháp mới, thâm canh xen vụ trồng khoai
tây, người nông dân đã giảm được chi phí 25% lượng phân N, P, K và không cần
sử dụng phân chuồng như truyền thống. Mặt khác, phương pháp canh tác mới
không chỉ mang lại cho người nông dân thêm một vụ thu hoạch nông sản trong năm,
mà còn trả lại độ phì nhiêu cho đất, thông qua quá trình phân hủy rơm rạ và các phụ
phẩm nông nghiệp để tích lũy cacbon và các chất mùn trong đất (axit humic). Bên
cạnh đó, chính những phụ phẩm sau thu hoạch hoa màu vụ đông lại trở thành chất
dinh dưỡng cho đất để bước vào vụ canh tác lúa tiếp theo [25] .
• Nghiên cứu sản xuất đường chức năng từ lõi ngô:
Từ lõi ngô, các nhà khoa học Viện Công nghiệp thực phẩm do TS. Trịnh
Thị Kim Vân cùng các đồng nghiệp đã tách chiết thành đường XOS
(xylooligosacarit). Đây là loại đường thường dùng trong công nghiệp thực
phẩm, hoặc dùng cho người bệnh tiểu đường.
TS Vân cho biết, đường XOS không tiêu hóa trên ruột non, dạ dày, chỉ hấp
thụ ở ruột già, vì vậy, đường XOS được coi như một dưỡng chất nuôi và phát
triển vi sinh vật có lợi trong ruột già, hạn chế sự phát triển các vi sinh vật gây
hại, qua đó hạn chế các bệnh về đường ruột, giúp tiêu hóa tốt thức ăn. Nhiều kết
quả nghiên cứu còn cho thấy, đường XOS có tác dụng chống sâu răng, chống
bệnh tiểu đường, không gây béo phì.
Trên thế giới, các nước thường sản xuất đường chức năng từ các loại rau
quả như chuối, mận, đào, quất, cây atiso, cà chua, hành, tỏi… hoặc từ một số
phế thải nông nghiệp như bã mía, vỏ hạt bông. Tuy nhiên, các nhà khoa học của
Viện Công nghiệp thực phẩm lựa chọn lõi ngô làm nguyên liệu cho sản xuất
đường chức năng. Bởi lõi ngô dễ kiếm và việc tận dụng nguồn nguyên liệu này
sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường [24] .
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


19


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Phế phụ phẩm nông nghiệp: Rơm rạ, phân gia súc gia cầm, bã mía, lõi
ngô...
- Chế phẩm EMIC
- Phạm vi không gian: tại về công ty Cổ phần Công Nghệ Vi Sinh và Môi
trường quận Long Biên thành phố Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Từ 15 tháng 1 năm 2013 đến 15 tháng 4 năm 2013
3.2. Nội dung nghiên cứu:
3.2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần CNVS và MT quận Long Biên thành phố
Hà Nội.
3.2.2. Đánh giá chất lượng chế phẩm Emic.
3.2.3. Quy trình xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm Emic.
3.2.4. Hiệu quả của quá trình xử lý bằng chế phẩm Emic.
3.2.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý phế phụ phẩm
nông nghiệp.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phân tích chất lượng chế phẩm EMIC
- Kiểm tra mật độ vi sinh vật hữu ích, mật độ vi sinh vật tạp: Phương pháp
Koch.
- Kiểm tra độ ẩm bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi.
- Kiểm tra độ pH bằng phương pháp đo trên máy pH – Meter.
3.3.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu của phân hữu cơ sau khi xử lý:
pH, OM, %N, %P, %K tổng số và dễ tiêu, vi sinh vật tổng số, vi sinh vật phân
giải xenlulo.
- Xác định OM bằng phương pháp Walkley – Black.
- Xác định N tổng số bằng phương pháp Kjendhal theo Bremner.

- Xác định P2O5% bằng phương pháp Kiecsanop.
- Xác định K2O% bằng phương pháp Quang kế ngọn lửa.
- Xác định pH bằng phương pháp đo trên máy pH – Meter.
20


×