Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

VAI TRÒ của NGHỀ sản XUẤT MIẾN ĐAO đối với các hộ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN (nghiên cứu trường hợp tại làng nghề sản xuất miến đao ngòi đong xã giới phiên thành phố yên bái tỉnh yên bái)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.23 KB, 88 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
-----------------------***-----------------------

PHẠM NGỌC VĂN

VAI TRÒ CỦA NGHỀ SẢN XUẤT MIẾN ĐAO ĐỐI VỚI CÁC
HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
(Nghiên cứu trường hợp tại làng nghề sản xuất miến đao Ngòi Đongxã Giới Phiên- thành phố Yên Bái- tỉnh Yên Bái)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

0


HÀ NỘI - 2018

1


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
-----------------------***-----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

VAI TRÒ CỦA NGHỀ SẢN XUẤT MIẾN ĐAO ĐỐI VỚI CÁC
HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
(Nghiên cứu trường hợp tại làng nghề sản xuất miến đao Ngòi Đongxã Giới Phiên- thành phố Yên Bái- tỉnh Yên Bái)



Sinh viên
Mã sinh viên
Lớp
Niên khóa
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

Phạm Ngọc Văn
598950
K59 XHHA
2014 – 2018
ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này được thực hiện một cách nghiêm túc,
trung thực bằng nỗ lực nghiên cứu của chính tác giả, không gian lận,
không sao chép từ các tài liệu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của toàn bộ nội dung
khóa luận tốt nghiệp.
NGƯỜI CAM ĐOAN


Phạm Ngọc Văn

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà
trường Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong khoa Lý luận
Chính trị và Xã hội, đã tạo mọi điều kiện, truyền đạt cho tôi những kiến thức bô
ích, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Hà, người đã cung
cấp cho em những tri thức và kinh nghiệm quý báu, hướng dẫn nhiệt tình em
trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú trong ban lãnh đạo, và toàn thể bà
con nhân dân làng miến đao Ngòi Đong, xã Giới Phiên , thành phố Yên Bái,
tỉnh Yên Bái , tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài
nghiên cứu của mình.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân
và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng còn hạn chế nên khóa
luận khó tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầycô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng12 năm 2018
Sinh Viên

Phạm Ngọc Văn

ii



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nghiên cứu về nghề làm miến đao truyền thống, những vấn đề hiện nay
của nghề làm miến đao truyền thống, thực trạng phát triển của làng nghề,
thực trạng sản xuất của các hộ gia đình hiện đang làm nghề hay những khó
thuận lợi mà các gia đình gặp phải trong quá trình sản xuất, vai trò của nghề
đối với các hộ gia đình và với cộng đồng. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn
đề này đối với xã hội, tôi đã quyết định chọn đề tài “Vai trò của nghề sản
xuất miến đao đối với các hộ gia đình nông thôn (nghiên cứu trường hợp tại
làng nghề sản xuất miến đao Ngòi Đong,xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái,
tỉnh Yên Bái)”làm bài khóa luận của mình.
Đề tài nghiên cứu chọn 45 mẫu để phỏng vấn bằng bảng hỏi, trong đó,
tiến hành điều tra 45 hộ gia đình hiện đang làm nghề sản xuất miến đao truyền
thống. Song song với đó, nghiên cứu cũng tiến hành 8 phỏng vấn sâu để làm
rõ hơn về thực trạng của sản xuất miến đao của các hộ gia đình, những khó
khăn thuận lợi, lý do chọn nghề của các gia đình. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, hiện nay làng nghề miến đao Ngòi Đong ngày một có chiều hướng tăng
lên về số hộ tham gia làm nghề, các hộ gia đình đa phần vẫn sản xuất trên quy
mô nhỏ , sản xuất trực tiếp tại nhà. Trong các khâu sản xuất đã có sự hỗ trợ
của máy móc giúp tăng năng suất, tiết kiệm thời gian và nhân công. Tuy nhiên
giá thành còn thấp nên còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ, ngoài ra,
một số khó khăn khác như thị trường bấp bênh; các vấn đề kinh tế-xã hội, vấn
đề thời tiết tác động khiến cho sản phẩm tiêu thụ chậm và ảnh hưởng tới quá
trình sản xuất. Một số yếu tố thuận lợi như tay nghề, cũng chưa thực sự giúp
làng nghề phát triển mạnh hơn. Nghiên cứu cũng đánh giá những vai trò của
làng nghề và nhận thấy rằng, đối với cả gia đình và xã hội thì những yếu tố về
thu nhập cao, giải quyết việc làm cho xã hội được đánh giá cao hơn so với các
yếu tố mang tính tinh thần.
Từ khóa : Sản xuất miến đao truyền thống, các hộ gia đình làm miến,
làng nghề miến đao Ngòi Đong.


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN................................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG........................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..................................................................................vii
DANH MỤC HỘP.........................................................................................viii
PHẦN 1. GIỚI THIỆU...................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................3
1.3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.............................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................3
1.3.2 Khách thể nghiên cứu...............................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................5
2.1 Các lý thuyết nền cho đề tài nghiên cứu.....................................................5
2.1.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng...................................................................5
2.1.2. Lý thuyết lựa chọn duy lý........................................................................6
2.2. Các nghiên cứu liên quan...........................................................................7
2.2.1 Thực trạng phát triển của nghề truyền thống............................................7
2.2.2 Vai trò của nghề truyền thống đối với hộ gia đình làm nghề và cộng đồng.11
2.3. Các khái niệm liên quan đến đề tài .........................................................13
2.3.1 Khái niệm nghề......................................................................................13
2.3.2. Khái niệm hộ gia đình ..........................................................................14

2.3.3 Khái niệm nông thôn..............................................................................14

iv


2.3.4 Khái niệm nghề truyền thống.................................................................14
2.3.5 Khái niệm làng nghề..............................................................................15
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................16
3.1 Chọn điểm nghiên cứu..............................................................................16
3.2. Phương pháp thu thập thông tin..............................................................17
3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp....................................................................17
3.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp.......................................................................17
3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu....................................................19
3.4 Khung phân tích........................................................................................19
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................21
4.1 Thực trạng sản xuất miến đao của các hộ gia đình....................................21
4.1.1 Đặc điểm của chủ hộ..............................................................................21
4.1.2 Hoạt động sản xuất miến đao của hộ gia đình........................................28
4.2 Vai trò của nghề làm miến đao đối với thu nhập, chi tiêu, lao động của hộ
gia đình............................................................................................................38
4.2.1 Vai trò của nghề làm miến đao đối với thu nhập của hộ gia đình..........38
4.2.2. Sử dụng thu nhập từ sản xuất miến đao................................................41
4.2.3 Mức độ hài lòng về thu nhập từ nghề làm miến đao của các hộ gia đình....44
4.2.4 Vai trò của nghề làm miến đối với lao động của hộ...............................44
4.3 Vai trò của nghề làm miến đao đối với sự tham gia các hoạt động cộng
đồng tại địa phương của các gia đình..............................................................47
PHẦN V: KẾT LUẬN...................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................53

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 . Giới tính các chủ hộ.......................................................................22
Bảng 4.2 Thời gian làm nghề.........................................................................24
Bảng 4.3 Trình độ học vấn của các chủ hộ làm miến đao...............................25
Bảng 4.4. Lý do chọn nghề.............................................................................26
Bảng 4.5 Địa điểm sản xuất............................................................................31
Bảng 4.6 Vốn đầu tư sản xuất/năm.................................................................32
Bảng 4.7 Hình thức sản xuất...........................................................................33
Bảng 4.8 Thuận lợi trong sản xuất miến đao...................................................35
Bảng 4.9 Khó khăn sản xuất miến đao............................................................36
Bảng 4.10 Các nguồn thu nhập ngoài nguồn thu nhập từ miến đao................38
Bảng 4.11 Nguồn thu nhập chính của hộ........................................................39
Bảng 4.12 Doanh thu từ làm miến đao/ năm...................................................40
Bảng 4.13 Các khoản chi tiêu của gia đình từ thu nhập làm miến đao...........41
Bảng 4.14 Mức độ hài lòng về thu nhập từ nghề sản xuất miến.....................44
Bảng 4.15 Số lao động của hộ.........................................................................45
Bảng 4.16 Trung bình số lao động làm miến trong gia đình...........................45
Bảng 4.17 Trung bình số lao động thuê thêm/hộ............................................46
Bảng 4.18 Các hoạt động xã hội của các gia đình...........................................47
Bảng 4.19 Vai trò với cộng đồng.....................................................................49

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 4.1. Độ tuổi của chủ hộ làm nghề sản xuất miến đao truyền thống...23
Biểu đồ 4.2. Các hoạt động giải trí của các hộ gia đình......................................42


vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Đối tượng truyền nghề......................................................................22
Hộp 4.2 Diện tích sản xuất..............................................................................31
Hộp 4.3 Hình thức sản xuất miến của các hộ gia đình....................................33
Hộp 4.4 Khó khăn trong sản xuất....................................................................37
Hộp 4.5 Doanh thu từ làm miến đao...............................................................40

viii


PHẦN 1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Tại khu vực nông thôn, ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp, các nghề
truyền thống cũng là 1 đặc trưng cơ bản. Các làng nghề truyền thống ở Việt
nam đã và đang đóng góp một phần không nhỏ cho tổng thu nhập GDP của
đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Nhiều làng
nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô
và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ cho nhu cầu trong nước
mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn.
Thực tế cho thấy, sự phát triển các ngành nghề tiểu thù công nghiệp đã
mang lại nhiều thay đổi cho khu vực nông thôn cùng với các gia đình.Theo
thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tính đến năm 2015 cả nước có
hơn 3000 làng nghề thủ công ,các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng,
có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp (Ngô Thị Thu Hiền và Đỗ
Thị Thúy Hường,2015). Các làng nghề thu hút gần 11 triệu lao động nông
thôn, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng triệu việc làm cho lao động lúc nông
nhàn. Thu nhập của người lao động bình quân từ 600 nghìn đồng đến 2,5 triệu

đồng, cao hơn thu nhập từ hoạt động nông nghiệp (Đinh Xuân
Nghiêm,2010 ).Không những thế các làng nghề truyền thống còn đem lại một
nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng
thủ công. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và
chế biến nông sản mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt khoảng 650
triệu USD, năm 2007 có 714 triệu USD là xuất khẩu thủ công mỹ nghệ và chế
biến nông sản của làng nghề truyền thống .Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu
của các làng nghề nước ta đạt từ 1,5 - 1,6 tỷ USD (Trịnh Xuân Thắng,2014).
Nhờ gắn bó chặt chẽ với tập quán, phong tục và truyền thống văn hóa, đời
sống sinh hoạt hàng ngày của người dân các địa phương, các loại làng nghề

1


có thể phát triển rất đa dạng về số loại và nhiều về số lượng, có giá trị sử dụng
cao. Đặc biệt, khá nhiều sản phẩm từ làng nghề đã có thương hiệu trên thị
trường trong nước và quốc tế, như: tranh Đông Hồ, lụa Vạn Phúc, đá mĩ nghệ
Non Nước, cây cảnh Cái Mơn, gốm sứ Biên Hòa, Bát Tràng,làng bánh chưng
Tranh Khúc,cốm làng Vòng,làng miến đao Giới Phiên... sự phát triển của các
làng nghề này đã giúp các gia đình làm nghề có thu nhập ổn định hơn,cuộc
sống được cải thiện,điều kiện sinh hoạt được đảm bảo ,có thời gian tham gia
các hoạt động xã hội và khả năng đáp ứng các nhu cầu giải trí căn bản của gia
đình (Phạm Xuân Hậu và Trịnh Văn Anh,2012).
Trong các làng nghề truyền thống kể trên,nghề sản xuất miền đao tại xã
Giới Phiên thành phố Yên Bái là một nghề trong những năm gần đây đang
ngày một tạo được thương hiệu và chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đây là
làng nghề nông thôn đầu tiên của thành phố Yên Bái, với gần 50 năm hình
thành và phát triển nghề làm miến đao đã giúp giải quyết việc làm cho hàng
trăm hộ gia đình trong địa bàn xã Giới Phiên ,nhiều hộ gia đình trước đây chỉ
làm nông nghiệp thuần túy là chăn nuôi và trồng trọt thì nay đã kết hợp thêm

nghề sản xuất miến đao,nguồn thu nhập được cải thiện,kinh tế ổn định, có
những hộ nhờ theo nghề mà đã thoát nghèo và trở nên khá giả hơn (Cổng
thông tin điện tử tỉnh Yên Bái,2017).
Hiện nay, đã có khá nhiều các nghiên cứu về nghề thủ công truyền thống,
nhưng chủ yếu các hướng nghiên cứu chỉ tập chung vào mô tả thực trạng của
các làng nghề nói chung, các yếu tố ảnh hưởng đến làng nghề, cho đến các kế
hoạch phát triển làng nghề truyền thống... rất ít những nghiên cứu tìm hiểu về
đời sống của các gia đình làm nghề, đặc biệt là nghề làm miến đao, đi sâu
phân tích những thay đổi trong đời sống các gia đình làm nghề và vai trò của
nghề làm miến đối với các hộ gia đình và cộng đồng. Vì vậy, việc nghiên cứu
ảnh hưởng của nghề làm miến đao tại xã Giới Phiên thành phố Yên Bái, đến
đời sống của các hộ gia đình làm nghề là một vấn đề cần thiết, nhằm làm

2


rõ,tìm hiểu thực trạng các hộ gia đình hiện nay đang theo nghề làm miến đao
truyền thống. Lí do vì sao các hộ gia đình lại lựa chọn làm nghề sản xuất miến
chứ không phải làm một ngành nghề khác ? Và vai trò của nghề làm miến
đao đối với đời sống vật chất cũng như về mặt đời sống tinh thần của các hộ
gia đình làm nghề ? Xuất phát từ những câu hỏi đó tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài : “ Vai trò của nghề sản xuất miến đao đối với các hộ gia đình nông
thôn “ (Nghiên cứu trường hợp tại thôn 6 Ngồi Đong, xã Giới Phiên, thành
phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái).
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trò của nghề sản xuất miến đao đối với các hộ gia đình
nông thôn
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất miến đao của các hộ gia đình tại xã Giới

Phiên thành phố Yên Bái
- Tìm hiểu vai trò của nghề sản xuất miến đao đến thu nhập của các hộ
gia đình tại xã Giới Phiên thành phố Yên Bái
- Tìm hiểu vai trò của nghề sản xuất miến đao đến việc tham gia hoạt
động cộng đồng của các hộ gia đình tại xã Giới Phiên thành phố Yên Bái
1.3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên vai trò của nghề sản xuất miến đao đến đời sống
của các hộ gia đình nông thôn, trên hai phương diện đời sống vật chất và đời
sống tinh thần của hộ gia đình làm nghề.
1.3.2 Khách thể nghiên cứu
Những hộ gia đình tham gia hoạt động sản xuất miến đao truyền thống
trong địa bàn xã Giới Phiên,thành phố Yên Bái.

3


1.3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian :làng nghề sản xuất miến đao đao Ngòi Đong, thôn
6,xã Giới Phiên , thành phố Yên Bái,tỉnh Yên Bái
- Phạm vi thời gian: Thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp từ
tháng 7/2018 cho đến hết tháng 10/2018 .
- Phạm vi nội dung : Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất
miến đao tại địa bàn xã Giới Phiên, vai trò của nghề làm miến đao đến đời
sống của các hộ gia đình làm nghề và vai trò của nghề làm miến đao đối với
cộng đồng.
Bằng việc sử dụng bộ công cụ phỏng vấn (phiếu phỏng vấn, phỏng vấn
sâu) với các đối tượng là các hộ gia đình làm nghề sản xuất miến đao tại địa
bàn xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái. Tìm hiểu thực trạng sản xuất, đặc điểm
của các chủ hộ, thực trạng thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình làm miến,

từ đó xác định vai trò của nghề đối với đời sống các hộ gia đình và cộng
đồng.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Các lý thuyết nền cho đề tài nghiên cứu
2.1.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng
Lý thuyết cấu trúc chức năng là lý thuyết đầu tiên quan trọng của xã hội
học sự ra đời của nó được xuất phát từ triết học. Những năm 1940 và 1950
chính là những năm đi đến đỉnh cao và bắt đầu suy vong của thuyết cấu trúc
chức năng. Lịch sử của thuyết này gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học
Auguscomte, spencer, Durkheim, Parson…và nhiều người khác. Nguồn gốc
của lý thuyết cấu trúc chức năng là: thứ nhất truyền thống khoa học xã hội
pháp coi trọng sự ổn định, trật tự của hệ thống với các bộ phận có quan hệ
chức năng hứu cơ với chỉnh thể hệ thống và thứ hai là truyền thống khoa học
Anh với thuyết tiến hóa, thuyết kinh tế, thuyết vị lợi, thuyết hứu cơ phát triển
mạnh. Từ hai truyền thống này đã nảy sinh những ý tưởng khoa học về xã hội
như là một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống.
Thuyết chức năng trong xã hội cho rằng muốn giải thích sự tồn tại và
vận hành của xã hội cần phải phân tích cấu trúc – chức năng của nó tức là chỉ
ra các thành phần cấu thành và cơ chế hoạt động của chúng. Các luận điểm cơ
bản của thuyết chức năng đều nhấn mạnh đến tính cân bằng, ổn định và khả
năng thích nghi của cấu trúc. Thuyết này cho rằng, một xã hội tồn tại phát
triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau
để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc. Bất kì một sự thay đổi nào ở
các thành phần cụ thể cũng đều kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác
(Lê Ngọc Hùng, 2008). Các nhà xã hội học theo thuyết chức năng cũng lưu ý
rằng: chức năng xuất phát tự nhiên từ chính sự tồn tại và phát triển của cả hệ

thống gốm các bộ phận cấu thành một cấu trúc nhất định đáp ứng nhu cầu, tạo
lợi ích và thỏa mãn yêu cầu xã hội.
Theo lý thuyết này, xã hội được xem là một hệ thống tương đối chặt
chẽ và được cấu thành từ các tiểu hệ thống. Mỗi tiểu hệ thống của một bộ
5


phận đều giữ vai trò nhất định phù hợp nhằm duy trì sự ổn định và đảm bảo
sự phát triển của toàn bộ hệ thống (Vũ Quang Hà, 2002). Bất kỳ một sự vật,
hiện tượng nào trong đời sống xã hội cũng đều có chức năng riêng của mình,
nếu thiếu đi sự vật, hiện tượng ấy cùng những chức năng tương ứng của nó thì
xã hội không thể vận hành, tồn tại được.
Vận dụng lý thuyết cấu trúc chức năng vào trong nghiên cứu để phân
tích đời sống của các hộ gia đình làm nghề sản xuất miến và các hộ gia đình
sản xuất nông nghiệp thuần túy ( các hộ không làm nghề sản xuất miến).Từ
đó chỉ ra ảnh hưởng của nghề làm miến đao đối với đời sống của hộ gia đình.
2.1.2. Lý thuyết lựa chọn duy lý
Thuyết lựa chọn duy lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh
tế học và nhân học thế kỷ XVIII và XIX, một số nhà triết học cho rằng bản
chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng và lảng tránh những nỗi đau.
Một số nhà kinh tế học cổ điển từng nhấn mạnh vai trò và động lực cơ bản
của động cơ kinh tế, động cơ lợi nhuận khi con người phải quyết định lựa
chọn hành động. Các đại biểu chính của thuyết lựa chọn hợp lý là George
Homans (1910- 1989) và Peter Blau (1918- 1922).
Thuyết lựa chọn duy lý (hay còn gọi là thuyết lựa chọn hợp lí dựa vào tiên đề
cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa
chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa
với chi phí tối thiểu . Thuật ngữ “lựa chọn” được dung để nhấn mạnh việc
phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức
tối ưu trong số những điều kiện khan hiếm nguồn lực. Theo Marx, con người

không chỉ làm biến đổi hình thái do những cái tự nhiên cung cấp mà con
người cũng đồng thời thực hiện cái mục đích tự giác của mình, nó quyết định
toàn bộ cấu trúc, nội dung, tính chất, của hành động và ý chí của con người.
Thuyết lựa chọn duy lý không phải chỉ giải thích hành động xã hội trên
cấp độ vi mô, hành động cá nhân, mặc dù nó còn có tên gọi là thuyết hành

6


động lựa chọn duy lý. Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành
động lựa chọn cá nhân trong mối quan hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao
gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ. Do tác động
của nhiều yếu tố như vậy mà hành vi lựa chọn duy lý của các cá nhân có thể
tạo ra những sản phẩm hợp lý hoặc phi lý không như mong đợi của cả nhóm,
tập thể .
Vận dụng thuyết lựa chọn duy lí nhằm chỉ ra lý do các hộ gia đình lựa
chọn nghề làm miến đao truyền thống. Sự lựa chọn đó dựa trên sự tính toán
giữa chi phí và lợi ích mà họ có được khi làm nghề sản xuất miến đao, bởi
đây là loại hình phù hợp với lợi thế của địa phương, mang lại hiệu quả kinh
tế cao cho các hộ gia đình.
2.2. Các nghiên cứu liên quan
2.2.1 Thực trạng phát triển của nghề truyền thống
Các làng nghề truyền thống ra đời trong bối cảnh xã hội nông nghiệp
truyền thống, do đó chủ yếu phân bố ở vùng nông thôn và các vùng ven đô.
Sự phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối
với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành công
nghiệp và dịch vụ. Các làng nghề truyền thống ở vùng nông thôn góp phần
phá vỡ thế thuần nông, mở ra khả năng phát triển công nghiệp và dịch vụ một
cách hợp lý. Làng nghề cũng chính là nơi lưu giữ kho tàng văn hóa vật thể và

phi vật thể vô cùng phong phú sinh động bản sắc văn hóa của mỗi địa phương
mỗi vùng miền trên cả nước,gìn giữ các giá trị truyền thống và góp phần
quảng bá sâu rộng hình ảnh ,nét đặc trưng của từng địa phương.
Tính đến năm 2015 cả nước có hơn 3000 làng nghề thủ công được phân
bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là đồng
bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
Hình thức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình,
7


hợp tác xã hoặc doanh nghiệp (Ngô Thị Thu Hiền và

Đỗ Thị Thúy

Hường,2015). Các làng nghề thu hút gần 11 triệu lao động nông thôn, ngoài
ra còn tạo việc làm cho hàng triệu việc làm cho lao động lúc nông nhàn. Thu
nhập của người lao động bình quân từ 600 nghìn đồng - 2 - đến 1,5 triệu
đồng, cao hơn thu nhập từ hoạt động nông nghiệp (Đinh Xuân Nghiêm,2010).
Không chỉ dừng lại ở đó, hàng năm các làng nghề còn đem lại một nguồn
ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng thủ
công. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và
chế biến nông sản mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt khoảng 650
triệu USD, năm 2007 có 714 triệu USD là xuất khẩu thủ công mỹ nghệ và chế
biến nông sản của làng nghề truyền thống .Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu
của các làng nghề nước ta đạt từ 1,5 - 1,6 tỷ USD (Trịnh Xuân Thắng,2014).
Nếu như trước kia, Đồng Quang là một trong những xã nghèo nhất
huyện Từ Sơn thì nay đã vươn lên trở thành một xã giàu, có tổng thu nhập cao
nhất huyện, với doanh thu từ mặt hàng đồ gỗ năm 2003 là 130 tỷ đồng, năm
2005 là 150 tỷ đồng. Đồng Quang hiện có 196 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ
mỹ nghệ đã thu hút 3.000 lao động của xã và 3.000 lao động từ nơi khác đến.

Làng gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội) đã chuyển đổi từ việc sản xuất
gốm nung bằng lò gạch xây sang sản xuất bằng lò ga với những sản phẩm đa
dạng, mẫu mã đẹp, có hiệu quả kinh tế cao. Cũng như ở Từ Sơn (Bắc Ninh),
nhờ tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ và cách chỉ đạo, các làng nghề ở
huyện Việt Yên (Bắc Ninh) mở mang sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, mở
rộng thị trường (mây tre đan ở Tăng Tiến, rượu và bánh đa nem ở làng Vân).
Riêng HTX Tăng Tiến không chỉ làm sống lại nghề đan thúng, dần sàng tiêu
thụ nội địa mà đã phát triển thành một làng nghề mây tre đan xuất khẩu nổi
tiếng với gần 50 mặt hàng chất lượng cao, thu hút hơn 10.000 lao động trong
và ngoài tỉnh. Nghề thêu truyền thống ở làng Quất Động (Thường Tín - Hà

8


Tây) cũng đã đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động, nhất
là những khi nông nhàn (Thủy Công,2006).
Cùng trong đề tài nghiên cứu về các làng nghề truyền thống bên cạnh
các làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ chuyên về chế tác ,thì các làng nghề
chế biến lương thực thực phẩm cũng là một trong những chủ đề mang lại
nhiều hứng thú cho các nhà nghiên cứu bởi những giá trị đặc trưng riêng biệt
những tinh hoa của mỗi vùng miền được đúc kết trong mỗi sản phẩm hay còn
được gọi là “đặc sản vùng miền”. Nghề làm bánh đa nem ở Thạch Hưng đã
xuất hiện từ lâu. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, nghề sản bắt đầu phát triển
rầm rộ. Sản phẩm bánh đa nem Thạch Hưng tiêu thụ khắp mọi miền, từ Hà
Nội đến Sài Gòn vì độ mỏng, dai và cuốn nem rán giòn. Phát triển làng nghề
bánh đa nem không chỉ tạo công việc làm thường xuyên cho bà con xã Thạch Hưng,
mà còn thu hút lao động thời vụ ở một số xã lân cận như Tượng Sơn, Thạch Khê
… Nhờ nghề này, nhiều hộ dân trong xã đã xây được nhà cửa khang trang,
kinh tế khá giả, có điều kiện đầu tư cho việc học của con cái (Trần Hà,2018).
Đa Mai là một trong những làng có nghề làm bún lâu đời và nổi tiếng nhất.

Với hàng chục hộ gia đình làm bún chuyên trách, mỗi ngày Đa Mai xuất ra thị
trường khoảng mười tấn bún. Nghề làm bún mang lại thu nhập cao cho các hộ
gia đình, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, vì thế Đa Mai trở thành làng
nghề điển hình cho sự vận động phát triển nghề truyền thống trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nôn ở tỉnh Bắc Giang (Nguyễn Văn
Thuân,2015). Với gần 50 năm hình thành và phát triển làng nghề sản xuất
miến đao xã Giới Phiên thành phố Yên Bái cũng là một trong những làng
nghề ẩm thực mang đậm bản sắc, mang lại nhiều nguồn lợi từ kinh tế cho đến
văn hóa cho không chỉ các hộ gia đình làm nghề mà còn góp phần vào sự phát
triển của toàn tỉnh. Nếu như những năm 1970 chỉ có một hai gia đình làm
nghề miến, đến năm 2000 đã tăng lên 30 hộ gia đình ,và tính đến năm 2017
trên địa bàn toàn xã Giới Phiên số hộ theo nghề sản xuất miến đao truyền
9


thống đã đạt trên 70 hộ, quy mô sản xuất có xu hướng ngày một mở rộng,
nhiều hộ gia đình đã đầu tư thêm máy móc kĩ thuật vào sản xuất nhằm tăng
năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm (Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên
Bái,2017).
Mặt hàng sản xuất của các làng nghề chính là sản phẩm tiểu thủ công
nghiệp, bản thân nó là dạng sơ khai của công nghiệp, đồng thời việc áp dụng
tiến bộ khoa học - công nghệ và máy móc hiện đại vào quá trình sản xuất rõ
ràng sẽ thúc đẩy công nghiệp phát triển. Nghề thủ công truyền thống phát
triển sẽ tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng quy mô và địa
bàn hoạt động, đó là các dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm (Sơn Chanh Da
và Kim Phi Rum, 2016).Đi kèm với đó là các giá trị văn hóa tại các làng nghề
truyền thống chính là hạt nhân để khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch
phát triển sản phẩm độc đáo. Hàng năm, Việt Nam đón khoảng 3 - 4 triệu
khách du lịch quốc tế, hàng chục triệu khách nội địa. Những làng nghề mang
bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện những nét đặc trưng của con người ở mỗi

vùng miền. Nét đặc thù của làng nghề Việt Nam là sự kết hợp các lễ hội,
phong tục tập quán của các dân tộc, làm tăng khả năng lựa chọn của du khách
với những sản phẩm độc đáo, hợp sở thích và nhu cầu đặc biệt là khách quốc
tế (Phạm Xuân Hậu và Trịnh Văn Anh,2012).
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng trong hoạt động sản
xuất của các làng nghề, thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần được giải
quyết một cách triệt để.Cụ thể hiện nay hoạt động của một bộ phận làng nghề
vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cha truyền con nối, người trước chỉ người
sau bằng cách cầm tay chỉ việc, phụ thuộc vào kỹ năng khéo léo của đôi tay là
chính. Mức độ đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất còn thấp, việc áp dụng
khoa học kỹ thuật rất hạn chế. Phần lớn các cơ sở sản xuất với quy mô hộ gia
đình, đặt tại nhà và nằm rải rác trong khu dân cư nên việc thu gom và xử lý
chất thải của làng nghề rất khó khăn, đa số các chất thải đều thải trực tiếp ra
10


môi trường không qua xử lý, môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm, vấn đề
xử lý môi trường chưa được triển khai triệt để. Tư duy làm ăn manh mún, nhỏ
lẻ, không liên kết chặt chẽ với nhau mà hầu không liên kết chặt chẽ với nhau
mà hầu như nhà nào biết nhà đó. Điều này khiến cho thương hiệu làng nghề
không được xây dựng, lương nhân công không nâng cao được do áp lực cạnh
tranh về giá giữa các hộ gia đình (Huỳnh Công Tín và Hoàng Thị Ánh
Tuyết,2014)
Các làng nghề chưa định hướng sản phẩm thủ công truyền thống cần
được bảo tồn nguyên bản và sản phẩm thủ công truyền thống có thể thương
mại hóa. Thị hiếu tiêu dùng của bộ phận người dân ở thành thị và nông thôn
ngày càng cao. Tuy vậy, sản phẩm thủ công truyền thống có thể thương mại
hóa ở địa phương thường đi theo lối mòn với các mẫu mã sẵn có từ xưa đến
nay dễ gây tâm lý nhàm chán trong việc lựa chọn sản phẩm. Cùng với đó,
chất lượng sản phẩm làm ra không đồng đều, chưa thu hút người tiêu dùng,

làm giảm tính cạnh tranh so với các sản phẩm hiện đại cùng loại khác đang có
trên thị trường (Khổng Văn Thắng,2013).
Có thể thấy, phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế nông thôn, hộ gia đình, nó không chỉ tạo công ăn việc
làm cho người lao động trong và ngoài địa phương, tăng thu nhập cho nông
dân mà còn tạo dấu ấn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc, phát triển nông thôn
mới.Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định trong hoạt động sản
xuất của làng nghề , yêu cầu cấp thiết cần có những phương hướng giải quyết
triệt để và hiệu quả nhất.
2.2.2 Vai trò của nghề truyền thống đối với hộ gia đình làm nghề và cộng đồng
Với những nguồn lợi về cả kinh tế cũng như giá trị văn hóa tinh thần
mà các làng nghề đem lại cho bản thân các hộ gia đình,làm cho xu hướng quy
mô làng nghề ngày một mở rộng. Sự tồn tại và phát triển của làng nghề ảnh

11


hưởng trực tiếp tới nguồn thu nhập cũng như quyết định lựa chọn ngành nghề
của phần lớn lao động trong và ngoài địa phương.
Làng nghề trúc Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), là
một trong những làng nghề đi đầu trong đầu tư, cải tiến mẫu mã sản phẩm
hợp với thị hiếu khách hàng. Nhờ đó, các sản phẩm như tranh tre, bàn, ghế,
xích đu, giường, tủ, kệ sách, khung nhà tre… được nhiều khách hàng trong và
ngoài nước biết đến. Hiện nay, thôn có 840 hộ thì khoảng 30% số gia đình
tham gia làm nghề, trong đó có 45 xưởng sản xuất với thu nhập khoảng 150
đến 200 nghìn đồng/người/ngày. Thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên
(Quảng Nam) nổi tiếng với làng nghề dệt lụa Mã Châu.Hiện Mã Châu đã xây
dựng được chiến lược phát triển lâu dài, đó là trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ,
dệt lụa, hoàn thành sản phẩm, xây dựng hệ thống bán lẻ và kết nối du lịch.
Năm 2014, hợp tác xã Tơ lụa Mã Châu sản xuất hơn 14 nghìn sản phẩm lụa

các loại, với doanh thu gần bốn tỷ đồng. Nhờ duy trì được sản xuất, hợp tác
xã đã tạo việc làm thường xuyên cho gần 40 lao động, với thu nhập bình quân
bốn triệu đồng/người/tháng (Ngọc Loan,2017)
Cùng trong đề tài nghiên cứu về sự phát triển của các làng nghề, làng
gốm Bát Tràng là cái tên mà không chỉ người dân Việt Nam mà còn được rất
nhiều bạn bè thế giới biết đến, với những sản phẩm gốm sứ tinh xảo và mang
lại chất lượng cũng như tính thẩm mĩ cao.Với 23 dòng họ sinh sống và làm
nghề sản xuất đồ gốm mĩ nghệ,thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 30
triệu trên một năm, có những cơ sở sản xuất đạt mức 1 triệu đô la trên một
năm đời sống người dân ổn định,kinh tế phát triển mạnh (Lan Anh,2014).
Không chỉ có những làng nghề thủ công ,mỹ nghệ hay gốm sứ mang lại
thu nhập cao cho các hộ gia đình, mà các ngành chế biến nông nghiệp cũng đã
có những ảnh hưởng không nhỏ trong sự thay đổi đời sống người dân ,điển
hình như làng miến đao truyền thống ở xã Giới Phiên,thành phố Yên Bái, mỗi
năm cũng ứng ra thị trường khoảng 500 tấn miến đóng gói đảm bảo vệ sinh an
12


toàn thực phẩm,mang lại nguồn thu nhập gần 30 tỷ đồng.Nhiều hộ gia đình
thoát nghèo, thu nhập ổn định mỗi tháng từ 4 đến 5 triệu đồng trên hộ, nhiều
hộ gia đình có thu nhập cao trở nên khá giá với thu nhập 50- 70 triệu đồng
trên 1 năm (Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái,2017).
Ở một khía cạnh khác, các làng nghề còn kích thích du lịch phát
triển,cụ thể như ở hai làng nghề đóng ghe xuồng và làng nghề dệt chiếu ở tỉnh
Hậu Giang, năm 2011 có 42.520 lượt khách đến tham quan và mua sản
phẩm,sang đến năm 2012 số lượt khách tới hai làng nghề tăng thêm là 44.886
lượt khách.Trung bình mỗi đoàn khách có 4 người, đến các làng nghề các hộ
gia đình sẽ cử thành viên hướng dẫn khách tham quan và mua sắm các sản
phẩm,mỗi một lượt khách đến hộ gia đình sẽ nhận được 400 ngàn đồng chi
phí hướng dẫn, cộng thêm bán sản phẩm cho khách du lịch, bình quân mỗi

ngày hộ gia đình trong khu vực làng nghề có thể thu nhập từ 3 đến 5 triệu
đồng (Nguyễn Tri Nam Khang và cộng sự,2013)
Nhìn chung,các hướng nghiên cứu trên đã chỉ ra thực trạng sản xuất và
phát triển của các làng nghề, sự tham gia của các hộ gia đình vào quá trình
sản xuất, cũng như cơ bản chỉ ra các nguồn lợi mà các làng nghề mang lại cho
bản thân các hộ gia đình. Tuy nhiên, các hướng nghiên cứu kể trên chỉ mới
dừng lại ở mức mô tả các hoạt động sản xuất.kinh doanh, các hính thức
chuyển đổi của làng nghề chứ chưa tập trung nghiên cứu, phân tích làm sáng
tỏ ảnh hưởng của các loại hình sản xuất theo làng nghề đến mức sống của các
hộ gia đình, chỉ đi vào phân tích khía cạnh kinh tế, thu nhập chứ chưa đề cập
đến ảnh hưởng về tinh thần đối với các hộ gia đình trong khu vực làng nghề.
2.3. Các khái niệm liên quan đến đề tài
2.3.1 Khái niệm nghề
Nghề được hiểu là những chuyên môn có những đặc điểm chung gần
giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và được gọi là nghề. Nghề
là tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau. Chuyên
13


môn là một dạng lao động đặc biệt mà qua đó con người dùng sức mạnh vật
chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể
nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và
lợi ích của con người .
2.3.2. Khái niệm hộ gia đình
Hộ gia đình là một nhóm người cùng huyết tộc, sống chung hay không
sống chung với những người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn
chung và có chung ngân quỹ .
2.3.3 Khái niệm nông thôn
Nông thôn là vùng lãnh thổ mà ở đó cộng đồng cư dân có lối sống và
cách sống riêng biệt.Lấy sản xuất nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ yếu

và sống chủ yếu bằng thu nhập từ nghề nông (nông,lâm,ngư nghiệp ),có mật
độ dân cư thấp và quần cư theo hình thức làng xã ; có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội kém phát triển,trình độ về dân trí, trình độ về hàng hóa cũng như khoa học
kĩ thuật cũng như kinh tế thị trường là thấp kém so với đô thị. Có những mối gắn
kết chặt chẽ giữa các cư dân thông qua những giá trị mang tính bản sắc,truyền
thống,tín ngưỡng,tôn giáo… (Hoàng Việt và Vũ Đình Thắng, 2013).
2.3.4 Khái niệm nghề truyền thống
Nghề truyền thống là những nghề thủ công nghiệp được hình thành tồn
tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất tập trung tại một vùng
hay một làng nào đó. Từ đó hình thành lên các làng nghề, phố nghề, xã nghề.
Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là phải có kỹ thuật và
công nghệ truyền thống, có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Mỗi
nghề bao giờ cũng có ông tổ của nghề được dân làng ghi công ơn và thờ
phụng từ đời này sang đời khác.
Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện
từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này qua đời khác còn tồn tại đến ngày
nay kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc
14


×