Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về chữ hiếu trong gia đình hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




DƯƠNG ĐỨC CHIẾN


NHẬN THỨC CỦA THANH NIÊN VÙNG VEN ĐÔ VỀ
CHỮ HIẾU TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội)



LUẬN VĂN THẠC SỸ




Hà Nội, tháng 1/2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


DƯƠNG ĐỨC CHIẾN

NHẬN THỨC CỦA THANH NIÊN VÙNG VEN ĐÔ VỀ
CHỮ HIẾU TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội)





Chuyên ngành : Xã hội học
Mã số : 603130



LUẬN VĂN THẠC SỸ


Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Hoàng Bá Thịnh




Hà Nội, tháng 1/2013
4
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC BẢNG 7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 9
MỞ ĐẦU 11
1.1. Lý do chọn đề tài 11
1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 13
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 14
1.4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu 15
1.5. Phương pháp nghiên cứu 16
1.6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 18
1.7. Hạn chế của Luận văn 21

1.8. Cấu trúc luận văn 21
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 22
1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề 22
1.2. Cơ sở thực tiễn 34
CHƯƠNG 2. NHẬN THỨC CỦA THANH NIÊN VÙNG VEN ĐÔ
VỀ LÒNG HIẾU THẢO TRONG GIA ĐÌNH NGÀY NAY 45
2.1. Nguồn cung cấp thông tin về lòng Hiếu thảo cho thanh niên 45
2.2. Nhận thức về lòng Hiếu thảo trong gia đình truyền thống 47
2.2.1. Nhận thức và lựa chọn ứng xử thể hiện lòng Hiếu thảo trong gia
đình truyền thống 49
5
2.2.2. Nhận thức về việc thờ cúng tổ tiên trong gia đình truyền thống 53
2.2.3. Thái độ ứng xử trong gia đình truyền thống 57
2.3. Nhận thức về lòng Hiếu thảo trong gia đình hiện đại 58
2.3.1. Nhận thức về hành động không thể hiện lòng Hiếu thảo trong gia
đình hiện đại 60
2.3.2. Nhận thức về việc thờ cúng tổ tiên trong gia đình hiện đại 66
2.3.3. Thái độ ứng xử trong gia đình hiện đại 70
2.4. Hành vi biểu hiện lòng Hiếu thảo của thanh niên trong gia đình
hiện nay 73
2.4.1. Hành vi ứng xử với các thành viên trong gia đình 76
2.4.2. Hành vi chăm sóc người lớn tuổi trong gia đình 79
2.4.3. Thờ cúng tổ tiên và tham gia các công việc quan trọng trong gia
đình 83
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI
VỀ LÒNG HIẾU THẢO CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY 89
3.1. Quá trình biến đổi của nhận thức về lòng Hiếu thảo trong gia
đình 89
3.1.1. Biến đổi nhận thức qua thái độ và cách ứng xử 89
3.1.2. Biến đổi nhận thức qua hành vi chăm sóc ông bà, cha mẹ 92

3.1.3. Biến đổi nhận thức qua quan niệm về sự nối dõi tông đường 93
3.2. Các yếu tố tác động đến quá trình biến đổi lòng Hiếu thảo 94
3.2.1. Yếu tố kinh tế 95
3.2.2. Yếu tố văn hoá 97
6
3.2.3. Sự quan tâm không đúng mức của gia đình, nhà trường 98
3.2.4. Khoảng cách, suy nghĩ và lối sống khác biệt giữa các thế hệ 100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 104
Kết luận 104
Khuyến nghị 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 111














7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
XHH
Xã hội học
PVS
Phỏng vấn sâu
TLN
Thảo luận nhóm
GĐTT
Gia đình truyền thống
GĐHĐ
Gia đình hiện đại

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1. Nguồn cung cấp thông tin về lòng Hiếu thảo 45
Bảng 2-2. Tiêu chí về lòng Hiếu thảo trong GĐTT (tỷ lệ %) 48
Bảng 2-3. Tương quan giữa giới tính và tiêu chí Phải có con trai nối dõi
tông đường (tỷ lệ %) 53
Bảng 2-4. Tương quan giữa nghề nghiệp với tiêu chí Coi trọng việc thờ
cúng tổ tiên (tỷ lệ %) 55
Bảng 2-5. Tương quan giữa Giới tính với Tiêu chí tham gia đầy đủ vào
công việc của dòng họ và cộng đồng (tỷ lệ %) 56
Bảng 2-6. Tiêu chí về lòng Hiếu thảo trong gia đình hiện đại (tỷ lệ %) 59
Bảng 2-7. Tương quan giữa nghề nghiệp với tiêu chí Không nhất thiết phải
giúp đỡ anh em trong gia đình khi gặp khó khăn (tỷ lệ%) 62
Bảng 2-8. Tương quan giới tính với lựa chọn Không nhất thiết phải có con
trai nối dõi tông đường (%) 64
8
Bảng 2-9. Tương quan nghề nghiệp với tiêu chí Không nhất thiết phải tham

gia đầy đủ vào các công việc của dòng họ và cộng đồng (tỷ lệ %) 68
Bảng 2-10. Những biểu hiện lòng Hiếu thảo của thanh niên ( tỷ lệ %): 74
Bảng 2-11. Tương quan giữa giới tính và hành vi ứng xử của thanh niên (tỷ
lệ %) 77
Bảng 2-12. Tương quan giữa số lượng thế hệ trong gia đình và hành vi ứng
xử của thanh niên (tỷ lệ %) 78
Bảng 2-13. Tương quan giữa nghề nghiệp và tiêu chí Gửi tiền cho cha mẹ
định kỳ (tỷ lệ %) 80
Bảng 2-14. Tương quan giữa số thế hệ và tiêu chí chăm sóc, dành thời gian
cho ông bà, cha mẹ (tỷ lệ %) 81
Bảng 2-15. Tương quan độ tuổi và tiêu chí mua quà biếu (tỷ lệ %) 83
Bảng 2-16. Tương quan giữa nghề nghiệp và tiêu chí tham gia hiếu hỉ của
gia đình lớn (tỷ lệ %) 84
Bảng 2-17. Tương quan giữa nhóm tuổi với tiêu chí tham gia giỗ tổ và các
việc hệ trọng của dòng họ (tỷ lệ %) 86
Bảng 3-1. Tỷ lệ lựa chọn các tiêu chí biến đổi Lòng Hiếu thảo trong gia
đình (tỷ lệ %) 90
Bảng 3-2. Tiêu chí thay đổi về việc chăm sóc ông bà, cha mẹ (tỷ lệ %) 92
Bảng 3-3.Yếu tố tác động biến đổi lòng Hiếu thảo của thanh niên (tỷ lệ %)
95

9
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2-1. Tiêu chí chăm sóc ông bà cha mẹ và giúp đỡ anh chị em (tỷ lệ
%) 49
Biểu đồ 2-2: Tương quan giữa nhóm tuổi với tiêu chí chăm sóc ông bà, cha
mẹ khi ốm và khi về già (tỷ lệ %) 50
Biểu đồ 2-3: Tương quan giữa trình độ học vấn với tiêu chí giúp đỡ anh chị
em khi gặp khó khăn (tỷ lệ %) 51
Biểu đồ 2-4. Tiêu chí Phải có con trai để nối dõi tông đường (tỷ lệ %) 52

Biểu đồ 2-5. Tỷ lệ lựa chọn tiêu chí về việc thờ cúng tổ tiên (tỷ lệ %) 54
Biểu đồ 2-6. Tương quan giữa nhóm tuổi với nhận thức về thái độ ứng xử
(tỷ lệ %) 57
Biểu đồ 2-7. Tiêu chí Không nhất thiết phải chăm sóc ông bà cha mẹ và
giúp đỡ anh chị em khi gặp khó khăn (tỷ lệ %) 60
Biểu đồ 2-8. Tương quan giữa nghề nghiệp và tiêu chí Không chăm sóc
ông bà cha mẹ khi ốm đau và khi về già (tỷ lệ %) 61
Biểu đồ 2-9. Tiêu chí Không nhất thiết phải có con trai nối dõi tông đường
(tỷ lệ %) 63
Biểu đồ 2-10. Tương quan giữa nghề nghiệp với tiêu chí Không nhất thiết
có con trai nối dõi tông đường (tỷ lệ %) 65
Biểu đồ 2-11. Tiêu chí “Không cần chú trọng vào việc thờ cúng tổ tiên” và
“Không nhất thiết tham gia vào việc của dòng họ, cộng đồng” (tỷ lệ %) 66
Biểu đồ 2-12. Tương quan giữa trình độ học vấn với tiêu chí Không nhất
thiết tham gia việc họ (tỷ lệ %) 69
10
Biểu đồ 2-13. Tiêu chí Không nhất thiết phải nghe lời, lễ phép và kính
trọng ông bà, cha mẹ (tỷ lệ %) 70
Biểu đồ 2-14. Tương quan giữa nhóm tuổi với tiêu chí Không nhất thiết
phải nghe nghe lời ông bà cha mẹ (tỷ lệ %) 71
Biểu đồ 2-15. Tương quan giữa nghề nghiệp và sự tham gia giỗ chạp (tỷ lệ
%) 85
Biểu đồ 3-1.Thay đổi nhận thức về tiêu chí Không nhất thiết phải có con
trai nối dõi tông đường (tỷ lệ %) 94
11
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Xã hội Việt Nam hiện nay đang ở trong thời kì quá độ của sự chuyển
hoá từ cơ chế cũ của nền kinh tế tiểu nông và kế hoạch hoá tập trung quan
liêu bao cấp sang cơ chế thị trường với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành

phần trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những biến đổi xã hội
trong bối cảnh của công cuộc đổi mới và nền kinh tế thị trường đã tác động
mạnh mẽ đến các tổ chức hệ thống và thiết chế xã hội. Trong bối cảnh đó,
gia đình, với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù, đang được đặt ra với vị
trí mang tầm chiến lược quốc gia. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ
quá độ của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: “Gia đình là tế bào của
xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan
trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà
nước phải chú ý tới xây dựng gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ. Nâng cao
ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người.” [7, tr.5]
Những năm gần đây, vấn đề gia đình thực sự đang là mối quan tâm
của Đảng, Nhà nước, các Tổ chức xã hội và mọi người dân. Nền kinh tế thị
trường đang trực tiếp tác động tới nhiều mặt của đời sống gia đình, làm hủy
hoại và rạn nứt các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trên các
phương diện văn hoá, lối sống và đạo đức. Gia đình đang trong quá trình
biến đổi và chuyển hoá về mọi phương diện.
Trong đời sống gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên được hình
thành bởi hai thành tố cơ bản: hôn nhân, huyết thống và gắn kết nhau bằng
mối ràng buộc kinh tế. Các nghiên cứu tâm lý-xã hội những năm gần đây
cho thấy, có 3 nhóm yếu tố tác động mạnh mẽ đến quan hệ hôn nhân và các
mối quan hệ chủ đạo trong gia đình, đó là tâm lý- đạo đức; sinh học và vật
12
chất. Yếu tố tinh thần - tâm lý, đạo đức là nhóm yếu tố chính chi phối đời
sống gia đình bao gồm từ không khí tâm lý trong gia đình, sự bền vững của
hôn nhân và hạnh phúc lứa đôi, mức độ ổn định gia đình đến phát triển
kinh tế gia đình và tổ chức đời sống vật chất.
Quá trình chuyển hoá của các giá trị gia đình từ khuôn mẫu truyền
thống sang các khuôn mẫu mới hầu như chưa thể hoàn chỉnh bởi nhiều
nguyên nhân. Trước hết, việc chuyển đổi, lựa chọn và chấp nhận yếu tố
mới còn cần nhiều thời gian. Tiếp đó, muốn có sự thay đổi hành vi, cần có

sự biến chuyển về nhận thức và thái độ, và điều này cần sự giúp đỡ cũng
như chịu sự tác động của các yếu tố kinh thế, văn hoá và thể chế, trong khi
các yếu tố này chưa được quản lý từ phía nhà nước và cộng đồng. Các
khuôn mẫu cũ chưa phải đã bị loại bỏ, trong khi cái mới chưa được định
hình, gây khó khăn cho việc hình thành một chuẩn mực về giá trị gia đình
hiện đại.
Vùng ven đô là nơi có quá trình đô thị hóa rất nhanh và mạnh mẽ, do
đó quá trình chuyển hóa của các giá trị trong gia đình truyền thống cũng
biến đổi theo tốc độ phát triển của kinh tế. Chữ Hiếu là giá trị mang tính
truyền thống vẫn duy trì tính xuyên suốt và liên tục nhưng cũng đã có
những biến đổi để phù hợp hơn với tình hình hiện nay.
Thanh niên vùng ven đô là những người chịu tác động mạnh mẽ nhất
của quá trình đô thị hóa. Một mặt họ tỏ ra năng động và linh hoạt để tiếp
nhận những giá trị văn hóa mới. Mặt khác những giá trị văn hóa truyền
thống trong gia đình cũng biến đổi so với trước kia, do đó đã dẫn đến
những xung đột và rạn vỡ trong gia đình hiện nay.
Nghiên cứu về những biến đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình
hiện đại nhằm góp phần nhận định chính xác xu hướng hình thành những
13
giá trị mới, từ đó đưa ra các kiến giải nhằm củng cố và phát huy những giá
trị tốt đẹp của gia đình vào sự phát triển chung của xã hội. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu, phân tích một cách khoa học về những biến đổi của lòng
Hiếu thảo trong giai đoạn hiện nay là một đòi hỏi thực tiễn và bức thiết. Lý
do đó đã thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài Nhận thức của thanh niên vùng
ven đô về chữ Hiếu trong gia đình hiện nay. Do nội hàm của chữ Hiếu là
rất rộng nên trong khuôn khổ Luận văn, tác giả chỉ đi sâu đề cập đến khía
cạnh về lòng Hiếu thảo giữa các thành viên trong gia đình.
1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.2.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận văn góp phần làm rõ hơn những biến đổi của các giá trị mới,

đặc biệt là lòng Hiếu thảo trong gia đình. Việc vận dụng lý thuyết và
phương pháp xã hội học trong nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc nhận
thức về lòng Hiếu thảo như một giá trị truyền thống tốt đẹp cần bảo
lưu trong đời sống gia đình Việt Nam hiện nay.
- Những kết quả thực nghiệm của công trình nghiên cứu sẽ góp một
phần nhỏ vào việc cung cấp những thông tin cho các nhà quản lý và
người hoạch định chính sách về thực trạng đời sống tinh thần của gia
đình Việt Nam hiện đại trong bối cảnh biến đổi Kinh tế xã hội hiện
nay.
- Luận văn có thể sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh
viên và các nhà nghiên cứu quan tâm đến sự biến đổi gia đình.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu khoa
học về những giá trị bền vững của gia đình.
14
- Đồng thời, qua đề tài này chúng tôi có cơ hội áp dụng những kiến
thức lý luận, những lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học
đã được học vào thực tế.
- Qua nghiên cứu, tác giả muốn có cái nhìn toàn diện về lòng Hiếu
thảo bên cạnh những giá trị, chuẩn mực mới đang và sẽ được hình
thành trong gia đình hiện nay. Từ đó, có những đề xuất, giải pháp
nhằm củng cố và phát triển những giá trị, chuẩn mực tốt đẹp, hạn chế
những lệch chuẩn trong gia đình, làm nền tảng cho việc xây dựng mô
hình gia đình mới hiện nay.
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng biến
đổi giá trị về lòng Hiếu thảo thông qua việc so sánh sự chuyển hóa hai
khuôn mẫu gia đình từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại. Qua
phân tích những nhân tố tác động đến sự biến đổi, luận văn đặt mục tiêu

đóng góp vào việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của việc phát triển mô hình gia đình bền vững trong tương lai.
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu về giá
trị lòng Hiếu thảo trong gia đình hiện nay.
Chỉ ra những biến đổi trong nhận thức, thái độ ứng xử và hành vi
thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các khía cạnh của lòng Hiếu thảo
trong gia đình đối với thanh niên qua khảo sát thanh niên một vùng ven đô.
15
1.4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và quá trình biến đổi trong nhận thức của thanh niên về
lòng Hiếu thảo trong gia đình hiện nay.
1.4.2. Khách thể nghiên cứu
Nhóm thanh niên trong các gia đình khu vực ven đô Hà Nội hiện nay
(sẽ trình bày rõ hơn ở mục 6.2. Phương pháp thu thập, sử dụng và phân tích
thông tin dưới đây)
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu này được thực hiện trong 12 tháng, từ
tháng 11 năm 2011 đến tháng 11 năm 2012.
Phạm vi không gian nghiên cứu: Địa điểm triển khai nghiên cứu là
xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào các phần chính sau đây:
- Nhận thức của thanh niên về giá trị lòng Hiếu thảo trong gia đình
truyền thống và gia đình hiện đại;
- Thái độ ứng xử của thanh niên về giá trị của lòng Hiếu thảo;
- Những hành vi thường biểu hiện lòng Hiếu thảo của nhóm thanh
niên;
- Các tác động kinh tế xã hội dẫn đến sự biến đổi của giá trị Hiếu thảo
đối với thanh niên hiện nay.

16
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp luận
Đề tài áp dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để
tiếp cận và phân tích tác động của các yếu tố làm biến đổi giá trị của lòng
Hiếu thảo với tư cách là một hiện tượng xã hội ra đời và vận hành trong
một bối cảnh lịch sử cụ thể, có tính chất hệ thống và quy luật; các yếu tố
cấu thành và tác động biện chứng với nhau. Trên cơ sở đó nhìn ra quy luật
vận động và hình thành nên các giá trị mới của nó.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu
1.5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Các tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu gồm: các nghiên cứu về
hai mô hình gia đình truyền thống và hiện đại, được thực hiện trong nước
và nước ngoài, những nghiên cứu về thanh niên trong thời gian qua, những
nghiên cứu về sự biến đổi hệ giá trị trong gia đình…Những đánh giá ban
đầu của nghiên cứu sẽ là cơ sở so sánh với những ý kiến khác nhau trong
nhận định về các khía cạnh biến đổi chuẩn mực của lòng Hiếu thảo .
1.5.2.2. Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi
Phỏng vấn bảng hỏi sẽ được thực hiện đối với những thanh niên(chủ
yếu sinh năm từ 1990 trở về đây). Địa bàn tiến hành việc phỏng vấn là xã
Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Những thông tin định
lượng thu được từ phương pháp này là thành tố quan trọng để đánh giá sự
biến đổi nhận thức, thái độ và hành vi của nhóm thanh niên ven đôvề các
giá trị và chuẩn mực lòng Hiếu thảo trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện
đại hóa nước ta hiện nay.
17
Phương pháp chọn mẫu:
Tại xã Xuân Đỉnh, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ 215 bảng
hỏi với số lượng người tương ứng tại 6 thôn của xã bằng phương pháp bảng
hỏi. Đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là học sinh trung học phổ thông,

sinh viên, công chức/viên chức, lao động tự do, công nhân/thợ thủ công và
người kinh doanh buôn bán.
Tuy nhiên, tác giả nhận thấy rằng, việc chọn mẫu trong nghiên cứu
này chưa thể suy rộng ra trên phạm vi rộng của vấn đề nghiên cứu trên
phạm vi cả nước. Vì vậy, về phạm vi, có thể xem đây là một nghiên cứu
trường hợp tại một địa bàn nhỏ là xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Các bảng hỏi được kiểm tra (phỏng vấn thử) trước khi thực hiện các
phỏng vấn chính thức với tổng số mẫu đã chọn . Sau khi phỏng vấn xong,
các bảng hỏi được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0.
Mô tả mẫu khảo sát tại xã Xuân Đỉnh
Tiêu chí

Chi tiết
Kết quả điều tra
Tỷ lệ (%)
Địa điểm
Xuân Đỉnh
215
100
Giới tính
Nam
115
53,5
Nữ
100
46,5
Nhóm
tuổi
Từ 16 đến 18 tuổi
72

33,5
Từ 19 đến 22 tuổi
43
20,0
Từ từ 23 đến 25 tuổi
48
22,3
Từ 26 đến 30 tuổi
52
24,2
Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức về lòng Hiếu thảo của thanh niên vùng
ven đô trong gia đình hiện nay, 10/2012
18
1.5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Một bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu được lập ra để thu thập các
thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp này sẽ bổ sung
những thông tin định tính còn thiếu không thể hiện hết qua phiếu hỏi. Cơ
cấu phỏng vấn sâu sẽ được thực hiện với các đối tượng khác nhau, gồm: 2
cuộc với cha mẹ trong gia đình, 6 cuộc với các thanh niên trong độ tuổi
nghiên cứu, 1 cuộc với các thầy cô giáo dạy Trung học phổ thông và 1 cuộc
phỏng vấn sâu đối với nhà quản lý và nghiên cứu về gia đình.( tổng số 10
phỏng vấn sâu).
1.5.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
3 cuộc thảo luận nhóm sẽ được thực hiện. Mỗi thảo luận nhóm sẽ
có từ 5 – 8 người, diễn ra từ 60 – 120 phút bao gồm: 10 học sinh cấp 3; 5
người có độ tuổi từ 19 – 22 và 10 người có độ tuổi từ 23 – 30 thuộc trình
độ học vấn và nghề nghiệp khác nhau.
1.6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
1.6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Nhận thức của thanh niên vùng ven đô về lòng Hiếu thảo trong gia

đình truyền thống(GĐTT) và gia đình hiện nay(GĐHN) như thế nào?
Từ sự thay đổi về nhận thức dẫn đến sự biến đổi về mức độ và biểu
hiện hành vi để thể hiện lòng Hiếu thảo của thanh niên đối với các thành
viên trong gia đình như thế nào?
Các yếu tố nào tác động biến đổi của lòng Hiếu thảo từ mô hình gia
đình truyền thồng đến mô hình gia đình hiện đại?
19
1.6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Tầng lớp thanh niên vùng ven đô có những nhận thức khá rõ
ràng về những giá trị tốt đẹp của lòng Hiếu thảo được lưu truyền từ gia
đình truyền thống đến gia đình hiện đại
Giả thuyết 2: Có sự khác biệt về thái độ ứng xử và hành vi thể hiện giá trị,
chuẩn mực của lòng Hiếu thảo giữa nhóm thanh niên được nghiên cứu
phân theo các biến số nghề nghiệp, trình độ học vấn, tuổi, số thế hệ và số
lượng thành viên trong gia đình.










20
1.6.3. Khung lý thuyết














Ảnh
hưởng
của kinh
tế thị
trường


Điều kiện Kinh tế - xã hội
Nhận thức, thái độ
ứng xử và hành vi của
thanh niên về lòng
hiếu thảo
Nhân tố tác động biến
đổi về nhận thức, thái
độ và hành vi của lòng
hiếu thảo
Truyền
thống của
gia đình


Ảnh
hưởng
tiêu cực
của văn
hóa
Phương
Tây

Sự khác
biệt giữa
các thế
hệ

Đặc điểm nhân khẩu
học
Giới tính

Trình độ
học vấn

Nghề
nghiệp

Số
lượng
thành
viên và
thế hệ
trong gia
đình


Tuổi

21
1.7. Hạn chế của Luận văn
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về thanh niên từ độ tuổi 16 đến 30 tuổi
nên việc so sánh, chỉ ra những khác biệt giữa các thế hệ trong gia đình
không được đề cập nhiều trong nội dung Luận văn. Đây cũng là sự hạn chế
của tác giả trong quá trình thực hiện Luận văn
1.8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Phần Mở đầu, phần Nội dung chính và phần Kết
luận.
Phần Nội dung chính được chia thành 3 chương:
 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
 Chương II: Thực trạng biến đổi nhận thức về lòng Hiếu thảo trong
gia đình của thanh niên vùng ven đô hiện nay
 Chương III: Các yếu tố tác động đến sự biến đổi nhận thức lòng Hiếu
thảo của thanh niên





22
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề
1.1.1. Lý thuyết Xã hội học được sử dụng trong nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng lý thuyết về biến đổi xã
hội, lý thuyết xã hội hoá vai trò giới để lý giải về xu hướng vận động của
lòng Hiếu thảo đối với thanh niên vùng ven đô trong giai đoạn hiện nay.

1.1.1.1. Lý thuyết biến đổi xã hội
Nguyên lý phát triển của XHH Mácxít chỉ ra rằng phát triển là quá
trình trong đó sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ, là hiện tượng diễn ra
không ngừng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyên lý này cho rằng, mọi
sự vật, hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, nên trong
nhận thức và hoạt động của bản thân, chúng ta phải có quan điểm phát triển.
Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng phải đặt
chúng trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển
hóa của chúng.
Thuyết này quan niệm rằng cũng như giới tự nhiên, mọi xã hội, mọi
nền văn hóa đều không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là tương
đối, còn trong thực tế, nó không ngừng thay đổi từ bên trong bản thân nó.
Sự biến đổi trong xã hội hiện đại càng rõ hơn, khi con người là một đơn vị
cơ bản của xã hội, với tư cách là chủ thể hoạt động xã hội và cũng luôn
biến đổi. Biến đổi là một quá trình từ khi con người sinh ra đến khi trưởng
thành rồi mất đi. Con người biến đổi khi thay đổi điều kiện và cấu trúc xã
hội trong đó họ là một thành tố chính. Thuyết biến đổi xã hội ra đời coi xã
hội là một sự vận động và tương tác không ngừng. Ngược lại, chính sự vận
23
động và tương tác này đã tạo ra sự đa dạng và phong phú của xã hội. Như
vậy, lý thuyết này lý giải rằng sự biến đổi về nhận thức những giá trị truyền
thống sẽ là điều tất yếu để phù hợp với xu hướng hiện nay.
Auguste Comte đã coi xã hội là sự chuyển hóa giữa hai mặt là mặt
tĩnh (mặt cơ cấu của xã hội) và mặt động (mặt lịch đại của xã hội). Theo
ông, trong xã hội, mọi cái đều vận động và biến đổi. Tuy nhiên, sự biến đổi
này không diễn ra một cách đơn điệu. Mỗi sự vật hiện tượng và sự kiện xã
hội lại có những cách thức và cường độ biến đổi khác nhau. Sự biến đổi ít,
biến đổi nhiều và sự tĩnh tại cùng tồn tại đan xen với nhau. Tĩnh tại cũng là
một trạng thái của sự biến đổi [12, tr.64].
Thuyết biến đổi xã hội trong Xã hội học coi hành vi con người thông

qua các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và giao tiếp là tác nhân của sự
biến đổi. Nhà XHH Mỹ William Orburn đã đưa ra khái niệm “độ chậm văn
hóa” để chỉ sự biến đổi xã hội mà theo ông trong đó văn hóa vật chất
thường thay đổi nhanh hơn văn hóa phi vật chất. Từ quan điểm này, quy
chiếu vào những vấn đề chuẩn mực, giá trị trong gia đình thường biến đổi
chậm hơn so với sự biến đổi vật chất nên các thành viên trong gia đình
cũng cần phải tìm cách thích ứng với hoàn cảnh mới dựa trên những thay
đổi có tính vật chất khác như điều kiện cơ sở hạ tầng tại địa phương, mức
sống, phương tiện sinh hoạt của họ [31, tr.47]
Khi thực hiện nghiên cứu này, tác giả chọn lý thuyết biến đổi xã hội
là một trong những lý thuyết làm nền tảng để phân tích. Bốn tác nhân để
phân tích sự biến đổi của giá trị Hiếu thảo từ gia đình truyền thống tới gia
đình hiện đại là: i) ảnh hưởng của kinh tế thị trường; ii) truyền thống của
gia đình; iii) ảnh hưởng tiêu cực của lối sống văn hóa phương Tây và iv) sự
khác biệt giữa các thế hệ. Sự biến đổi giá trị Hiếu thảo nằm trong quy luật
24
biến đổi mạnh mẽ cuộc sống của gia đình theo xu thế hiện nay sẽ được
trình bày ở phần sau của luận văn.
1.1.1.2. Thuyết xã hội hóa và xã hội hóa vai trò giới
Các nhà Xã hội học sử dụng thuật ngữ xã hội hóa để mô tả quá trình
mà nhờ đó con người học được sự tuân thủ các chuẩn mực xã hội, một quá
trình tạo ra khả năng có thể kéo dài xã hội và sự chuyển giao văn hóa của
các thế hệ. Quá trình đó được nhận thức qua hai cách:
 Xã hội hóa có thể được nhận thức như là sự tiếp thu các chuẩn mực
xã hội: các quy tắc xã hội trở thành một phần trong mỗi cá nhân;
khái niệm này tự đặt cho mình bổn phận hơn là sự áp đặt bởi các
phương tiện điều chỉnh bên ngoài và do vậy là một phần nhân cách
riêng của các cá nhân. Cá nhân, vì thế cảm thấy một sự cần thiết để
phục tùng.
 Nó có thể được nhận thức như một yếu tố quan trọng về sự tương tác

xã hội, dựa trên sự giả định rằng con người mong muốn có được
hình ảnh của bản thân bằng cách đạt được sự chấp nhận và có địa vị
trong mắt người khác; trong trường hợp này, cá nhân đã được xã hội
hóa như là họ định hướng các hành động của mình theo sự trông đợi
của những người khác.
Xã hội hóa vai trò giới là quá trình học hỏi những giá trị, những
khuôn mẫu, những hành vi ứng xử phù hợp với vai trò mỗi giới.[10, tr.210-
213]
Môi trường xã hội hóa vai trò giới được thể hiện trên các khía cạnh sau :
 Môi trường gia đình: là môi trường đầu tiên tác động đến quá trình xã
hội hóa vai trò giới của trẻ em. Có nhiều quan điểm cho rằng, việc xã hội
25
hóa vai trò giới bắt đầu từ khi trẻ em còn trong bụng mẹ. Con trai và con
gái sẽ được giáo dục theo những khuôn mẫu nhất định dành cho nam
giới và nữ giới. Theo Talcott Parsons, với chức năng xã hội hóa của gia
đình, đứa trẻ được hướng vào những quy chuẩn phù hợp với vai trò sau
này mà nó sẽ đảm nhiệm. Theo ông, những gì mà đứa trẻ được học là
những khuôn mẫu về vai trò mà cha, mẹ, thầy cô giáo và những người
đỡ đầu cộng đồng đã thực hiện.
 Nhóm bạn: có ảnh hưởng đến trẻ em ngay từ khi bước vào tuổi mẫu
giáo, và nhóm bạn tiếp tục phát huy «quyền lực » của nó lên các cấp phổ
thông và đại học. Nhóm bạn cùng tuổi đặc biệt có tầm quan trọng trong
thời thanh niên, khi thanh niên bắt đầu cuộc sống xa gia đình và nghĩ về
bản thân mình như là những người lớn có trách nhiệm. Đặc biệt trong
giai đoạn này, nhóm bạn cùng tuổi tạo áp lực mạnh đối với thành viên
trong nhóm phải tuân thủ theo các chuẩn mực, giá trị của nhóm làm giảm
bớt sự lo âu nảy sinh khi sống xa gia đình.[10, tr.210-213]
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng góp phần vào
việc xã hội hóa vai trò giới cho thanh niên. Vận dụng lý thuyết xã hội hóa
vai trò giới vào đề tài, chúng tôi mong muốn áp dụng những quá trình của

việc xã hội hóa vai trò giới vào việc nhận thức, thái độ ứng xử và hành vi
của thanh niên đối với những chuẩn mực, khuôn mẫu về lòng Hiếu thảo
trong gia đình hiện nay. Qua đó xem xét quá trình xã hội hóa về vai trò giới
có ảnh hưởng như thế nào đối với việc biến đổi về lòng Hiếu thảo trong gia
đình hiện nay.
26
1.1.2. Thao tác hoá một số thuật ngữ và khái niệm sử dụng trong
nghiên cứu
1.1.2.1. Khái niệm gia đình
Luật hôn nhân và gia đình nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, sửa đổi và bổ sung năm 2010 có định nghĩa: “Gia đình là tập hợp
những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do
quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với
nhau…” [15, tr.2]
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì
vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một
thiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa
con người. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ
mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách
nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành
viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người
[29, tr.64]
Trong nghiên cứu xã hội học hiện nay, khái niệm gia đình được nhiều
người dùng hơn cả là khái niệm của hai tác giả người Mỹ là E.Burgess và
H.Cocke trong tác phẩm “Gia đình” (1983): gia đình là một nhóm người
đoàn kết với nhau bằng những liên hệ hôn nhân, huyết thống và việc nhận
con nuôi tạo thành một hộ đơn giản. Các mối liên hệ trên tác động lẫn nhau
tạo thành vai trò tương ứng của người chồng, người vợ, người mẹ, người
cha, con cái, anh chị em.

×