Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Xây dựng luận chứng phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội, phát triển khu dân cư và cơ sở hạ tầng huyện nho quan đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.47 KB, 44 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là việc luận chứng phát
triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội một
cách hợp lý theo ngành và lãnh thổ để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội quốc gia.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là căn cứ quan trọng để thực
hiện sự nhất quán trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Vì vậy
đây là một trong những căn cứ để xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng
năm của địa phương. Quy hoạch tổng thể cũng là cơ sở phát huy sức mạnh tổng
hợp và phối hợp hoạt động giữa các ngành, các lĩnh vực của địa phương trong
phát triển kinh tế xã hội.
Nhận thức được vai trò quan trọng đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
đã rất quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các huyện trên địa bàn tỉnh. Đồng thời với
quá trình hoàn thiện quy hoạch cấp tỉnh, nhiều huyện, thị xã trong năm 2008,
2009 cũng đã và đang tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.
Nho Quan là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình. Phía
Bắc giáp các huyện Yên Thủy và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp các
huyện Gia Viễn, Hoa Lư, phía Nam giáp thị xã Tam Điệp, phía Tây giáp huyện
Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá.
Kinh tế - xã hội của huyện trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc,
tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm trở lại đây đạt 10,7%. Văn hoá giáo
dục, y tế có nhiều tiến bộ, quốc phòng, an ninh được tăng cường, đời sống nhân
dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
Tuy nhiên, về cơ bản Nho Quan, so với các huyện khác trong tỉnh và cả
nước vẫn là huyện nghèo, kinh tế thuần nông, chậm phát triển. Nếu vẫn chỉ phát
triển theo nhịp độ như hiện nay, Nho Quan sẽ không thể thoát khỏi tình trạng
nghèo nàn và lạc hậu, không những thế còn có nguy cơ tụt hậu so với các địa
phương khác trong cả nước. Bởi vậy, Nho Quan cần phải tạo ra sự phát triển bứt
phá. Muốn vậy, người dân Nho Quan phải có ý chí vươn lên mạnh mẽ, phải tìm
ra con đường đi phù hợp, phát huy được lợi thế của địa phương.


Với tất cả các lý do đó, việc triển khai “Xây dựng luận chứng phát triển
kinh tế, các vấn đề xã hội, phát triển khu dân cư và cơ sở hạ tầng huyện Nho
Quan đến năm 2020” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn lớn.
1


PHẦN II: NỘI DUNG
I.KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NHO
QUAN
1.Điều kiện tự nhiên
1.1.Vị trí địa lý
Nho Quan là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình.
- Phía Bắc giáp các huyện Yên Thủy và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình.
- Phía Nam giáp thị xã Tam Điệp.
- Phía Đông giáp các huyện Gia Viễn, Hoa Lư.
- Phía Tây giáp huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá.
Nho Quan có diện tích tự nhiên gần 460 km² và dân số 149.322 người,
trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17%, chủ yếu là người dân tộc
Mường. Nho Quan gồm có 1 thị trấn và 26 xã.
1.2.Địa hình
Địa hình huyện Nho Quan chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi, vùng bán
sơn địa và vùng chiêm trũng. Vùng đồi núi, bao gồm các xã phía Tây Bắc và
Tây Nam và phía Bắc huyện. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang
Đông, độ cao so với mặt nước biển từ +3 đến +5 độ. Địa hình và cảnh trí của
huyện rất đa dạng núi đá trập trùng, có nhiều hang động nổi tiếng.
1.3.Khí hậu
Nho quan nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa trung
bình hàng năm trên 1800mm nhưng phân bố không đều, tập trung 70% lượng
mưa vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 9), mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Toàn vùng nhận được một lượng bức xạ mặt trời lớn với tổng

xạ 110 – 120kcal/cm2/năm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, nhiệt độ
trung bình thấp nhất (tháng 1) khoảng 13 – 15 0C và cao nhất (tháng 7) khoảng
29,80C. Khó khăn lớn nhất về mặt thời tiết đối với sản xuất của Nho Quan là
mùa mưa bão thường xảy ra úng lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất cũng
như đời sống của người dân. Ngoài ra, Nho Quan cũng thường xuyên chịu ảnh
hưởng của gió Lào khô nóng.
2.Tài nguyên thiên nhiên
2.1.Tài nguyên đất
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, huyện Nho Quan có tổng diện tích tự
nhiên 45.860 ha đất gồm:
Đất Nông nghiệp: 38.312 ha chiếm 83,54 %.
2


Đất phi nông nghiệp: 5.547 ha chiếm 12,10 %.
Đất chưa sử dụng: 2.001 ha chiếm 4,36 %.
2.2.Tài nguyên rừng
Rừng Nho Quan chiếm 12% diện tích tự nhiên, có nhiều cây cối và cầm
thú có giá trị. Rừng đồi chạy dài tới 40 km từ Xích Thổ, Thạch Bình đến Sơn
Hà, Quảng Lạc. Đặc biệt, Nho Quan có khu rừng nguyên sinh Cúc Phương với
các thảm thực vật, động vật khá phong phú. rừng nguyên sinh Cúc Phương với
diện tích 22.200 ha lưu giữ một hệ sinh thái rừng đa dạng, nhiều động thực vật
quý hiếm và những hang động, hồ đập độc đáo chứa đựng tiềm năng phát triển
du lịch sinh thái thu hút du khách thập phương đến tham quan, nghỉ dưỡng.
2.3.Tài nguyên khoáng sản
Thiên nhiên ban tặng cho Nho Quan nguồn tài nguyên thiên nhiên khá
phong phú đó là hệ thống núi đá vôi hơn 11.000 ha, có mỏ than trữ lượng khá
lớn, có suối nước khoáng với trữ lượng lớn….
2.4. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nho Quan có dòng sông Bôi nối với sông Hoàng Long

ra sông Đáy. Ngoài ra còn có sông Lạng và sông Bến Đang.
Nguồn nước ngầm: Kết quả điều tra cho thấy Nho Quan có trữ lượng
nước ngầm tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước ngầm tương
đối tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm ở độ sâu từ 8 đến 30
m, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
3. Kinh tế - xã hội
Kinh tế - xã hội của huyện trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm trở lại đây đạt 10,7%. Năm
2008, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 30%, nông nghiệp đạt gần 42%,
thương mại dịch vụ đạt trên 28%, thu ngân sách trên địa bàn đạt 57,66 tỷ đồng.
Năm 2011 tổng số lượng lương thực cả năm đạt 86.390 tấn, tăng 3.193 tấn
so với năm 2010 và đạt 106,7% kế hoạch năm. Chăn nuôi tiếp tục phát triển,
chương trình cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn, con nuôi đặc sản được triển khai
rộng rãi. Tính đến hết năm 2011, đàn bò toàn huyện có 23.461 con (trong đó bò
lai sind 11.896 con, chiếm 50,7%), đàn lợn có 85.537 con, đàn dê 9.854 con, đàn
gia cầm 577.907 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 13.191 tấn, tăng 972
tấn. Toàn huyện có 2.700 ha nuôi trồng thủy sản, sản lượng thủy sản, đạt 5.313
tấn, tăng 413 tấn so với năm 2010. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
tiếp tục tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) đạt
250 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2010. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt
3


9.500 triệu đồng... Sự phát triển đồng bộ của các lĩnh vực kinh tế nông nghiệp,
chăn nuôi, thủy sản, công nghiệp đã giúp nền kinh tế của Nho Quan trong năm
2011 đạt cao, tăng 931,73 tỷ đồng so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
đạt 14,07%, tăng so với kế hoạch là 0,7%.
Văn hoá giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ, quốc phòng, an ninh được tăng
cường, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Đến nay, toàn
huyện có 242 khu dân cư tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, đạt gần 85%, số hộ gia

đình văn hoá chiếm 83%, 48 trường đạt chuẩn quốc gia, 24 xã đạt chuẩn quốc
gia về y tế. Năm 2002 huyện được Bộ GD - ĐT công nhận đạt phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Công tác quốc phòng, địa phương luôn
được quan tâm xây dựng lực lượng dự bị động viên, giao quân hàng năm đảm
bảo số lượng và chất lượng. Chế độ chính sách đối với người có công và đồng
bào dân tộc thiểu số được đảm bảo đúng quy định.
Nho Quan có nhiều danh thắng để phát triển và khai thác du lịch như:
động Vân Trình, hồ Yên Quang, hồ Đồng Chương… và đặc biệt là vườn quốc
gia Cúc Phương.
II.XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.Xác định giá trị sản phẩm, giá trị gia tăng của các ngành kinh tế
1.1.Thực trạng và định hướng sản xuất các ngành
1.1.1.Ngành nông nghiệp
a.Sản xuất nông nghiệp
*.Trồng trọt
Ngành trồng trọt đã có bước tiến quan trọng về năng suất, sản lượng, góp
phần đảm bảo an ninh lương thực. Nhịp độ tăng trưởng GTSX của ngành trồng trọt
tăng 1,8%/năm giai đoạn 2001 - 2010. GTSX ngành trồng trọt năm 2000 là 181.297
triệu đồng (giá so sánh 1994), 242.765 triệu đồng (giá thực tế), năm 2010 đạt
215.972 triệu đồng (giá so sánh 1994), 637.132 triệu đồng (giá TT).
Cây lương thực:
+ Cây lúa: Sản lượng lương thực có hạt toàn huyện năm 2010 ước đạt
86.390 tấn, trong đó thóc là 76.875 tấn, chiếm khoảng 85% tổng sản lượng
lương thực toàn huyện. Bình quân lương thực đầu người năm 2010 ước đạt là
409 kg/người/năm. Diện tích gieo trồng lúa toàn huyện năm 2010 ước đạt
11.590 ha chiếm tới 55,7% diện tích gieo trồng cây hàng năm. Năng suất lúa
tăng từ 50,25 tạ/ha năm 2001 lên 57,48 tạ/ha năm 2005 và 62,5 tạ/ha năm 2010.
Năng suất lúa tăng lên là do được huyện đầu tư xây dựng các công trình thủy
lợi, tạo điều kiện chủ động nước tưới, kết hợp với tập huấn kỹ thuật thâm canh,
4



đầu tư gieo trồng các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng
thích ứng cao với điều kiện sản xuất của huyện ngày càng được mở rộng thay thế
cho các giống cũ.
+ Cây ngô: Diện tích ngô giảm từ 3.407 ha năm 2001 xuống còn 2.300 ha
năm 2010. Năng suất ngô tăng nhanh 38,3 tạ/ha năm 2001 lên 44,0 tạ/ha năm
2010 do đưa dần giống ngô lai vào sản xuất. Hiện nay diện tích ngô lai của
huyện chiếm khoảng 95%.
Nhóm cây đậu, đỗ, rau:
+Cây đậu tương: Là cây trồng có giá trị kinh tế cao, đậu tương không
cạnh tranh về đất với các cây trồng khác vì được trồng tăng vụ trên đất 2 lúa.
Năm 2001 diện tích đậu tương đạt 2.152 ha, sản lượng 2.675 tấn. Năm 2010
diện tích đậu tương đạt 3.467 ha, sản lượng đạt 6.325 tấn.
+Cây rau: Diện tích rau ổn định ở diện tích 1.700 – 1.800 ha, sản lượng
rau các loại năm 2001 đạt 25.904 tấn, năm 2010 đạt 36.912 tấn.
Nhóm cây có củ, lấy bột:
+Cây khoai lang: Diện tích khoai lang có xu hướng giảm, diện tích giảm
từ 661 ha năm 2001 xuống còn 150 ha năm 2010.
+Cây lạc: Năm 2001 diện tích trồng 154 ha, sản lượng đạt 376 tấn, năm
2010 diện tích trồng đạt 750 ha, sản lượng đạt 1.925tấn. Năm 2008 trung tâm
khuyến nông Ninh Bình vừa trồng thành công giống lạc TB25 tại xã Đồng
Phong, huyện Nho Quan cho năng suất chất lượng cao. Đây là giống lạc mới lần
đầu tiên được trồng trên địa bàn huyện cho thu nhập cao gấp 1,8 lần so với trồng
lúa, rất phù hợp với đồng đất không chủ động được nguồn nước.

5


Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính giai đoạn

2001 - 2010
Đơn vị: DT ha, NS tạ/ha, SL tấn, TĐ tăng %
Cây trồng
1. Lúa
- Diện tích
- Sản lượng
2. Ngô
- Diện tích
- Sản lượng
3. Khoai lang
- Diện tích
- Sản lượng
4. Lạc
- Diện tích
- Sản lượng
5. Đậu tương
- Diện tích
- Sản lượng
6. Rau các loại
- Diện tích
- Sản lượng

2001

2005

2008

2009


2010

12.771
65.451

12.742
74.434

12.715
75.791

12.871
76.503

12.500
76.875

3.407
13.052

3.110
13.425

4.240
18.615

1.169
4.019

2.300

10.120

661
7.132

336
4.413

218
2.334

10,9
70,6

150
17.250

154
376

489
983

517
1.114

304
590

750

1.925

2.152
2.675

3.408
5.752

2.594
4.296

866
1.438,9

3.467
6.325

1.760
27.904

1.640
33.612

1.449
33.695

765,8
19.174

1.800

36.900

Nguồn: Niên giám thống kê, phòng nông nghiệp và PTNT 2010
Định hướng phát triển ngành trồng trọt
Sản xuất lúa: Từ nay đến năm 2020 diện tích đất lúa có xu hướng giảm để chuyển
sang các mục đích khác, vì vậy cần tập trung thâm canh tăng năng suất, tăng sản lượng,
đảm bảo an ninh lương thực. Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong thâm canh
cây lúa, để đạt năng suất bình quân 65,0 tạ/ha/năm.
Xây dựng vùng trồng lúa chất lượng cao: Quy mô từ 1.000 – 1.200 ha,
Sản lượng 6.000 – 7.200 tấn lúa hàng hoá. Địa điểm: Xã Đồng Phong, Sơn
Hà,Thanh Lạc....

6


Thâm canh cao tại những vùng chủ động nước tưới bằng cách đưa những
giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, sử dụng những tiến bộ về canh
tác và bảo vệ thực vật. Thực hiện nguyên chủng hoá giống lúa với các giống có
tiềm năng năng suất cao, phù hợp với đất đai và sinh thái từng vùng, chủ động
tưới, tiêu, làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, dịch hại theo phương pháp tổng
hợp IPM, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh từ khâu gieo mạ,
cấy đến bón phân cân đối, đảm bảo năng suất bình quân 63,5 tạ/ha vào năm
2015 và 65,0 tạ/ha vào năm 2020. Sản lượng đạt được năm 2015 khoảng 74.930
tấn và năm 2020 là 71.500 tấn.
Sản xuất ngô: Khuyến khích đưa các giống ngô lai mới vào sản xuất để tăng nhanh
năng suất và sản lượng ngô. Năng suất ngô đạt 45 tạ/ha năm 2015 và 47 tạ/ha năm 2020,
sản lượng năm 2020 dự kiến 11.750 tấn. Xây dựng vùng chuyên canh ngô nếp bán quà
quy mô 250 – 300 ha tại các xã: Lạng Phong, Phú Sơn, Gia Tường, Xích Thổ.....
Đậu tương: Sử dụng các giống mới có năng suất cao đã được công nhận giống
quốc gia và thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để đạt năng suất bình quân 20 - 22

tạ/ha, sản lượng đạt 7.040 tấn năm 2015 và 6.250 tấn năm 2020.
Lạc: Ổn định ở diện tích trên dưới 600 ha đến năm 2020, sử dụng giống mới và áp
dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh để đưa năng suất bình quân 22 - 23 tạ/ha năm
2020, sản lượng dự kiến năm 2015 đạt 1.232 tấn, năm 2020 là 1.380 tấn.
Giải pháp thực hiện
Về đất đai: Tổ chức chuyển đổi dồn ghép ruộng đất, tạo ra các ô thửa ruộng lớn,
xoá bỏ tình trạng ruộng đất manh mún như hiện nay, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho
các hộ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tích tụ ruộng đất theo quy định của Luật đất
đai. Hình thành các khu sản xuất hàng hoá tập trung, các vùng sản xuất nguyên liệu lớn
phục vụ cho chế biến và xuất khẩu nông sản.
Về vốn: Huy động tất cả nguồn vốn như vốn tự có của dân, vay tín dụng, vay ưu
đãi của Nhà nước theo các chương trình kinh tế, vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo các
chương trình.
Về cơ chế hỗ trợ: Tập trung hỗ trợ kết cấu hạ tầng đồng ruộng: Kênh mương, trạm
bơm, đường điện, hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao kiến thức, xây dựng các mô hình trình diễn,
trợ giá giống...
Về tiêu thụ nông sản: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức cá
nhân thực hiện hợp đồng sản xuất và bao tiêu nông sản cho nông dân theo tinh thần Quyết
định số 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, gắn
bó lâu dài. Hạn chế đến mức tối đa tình trạng doanh nghiệp ép cấp, ép giá nông sản hoặc
nông dân tự ý phá hợp đồng không bán sản phẩm cho doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký.
7


Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, nông dân tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tham
gia các hội chợ quảng bá sản phẩm nông nghiệp.
Về khoa học công nghệ: Chú trọng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới phục
vụ cho nâng cao năng suất chất lượng nông sản, xây dựng các mô hình, tiến bộ kỹ thuật
mới, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng.
*.Chăn nuôi

Chăn nuôi tiếp tục phát triển, chương trình cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn,
con nuôi đặc sản được triển khai rộng rãi.
Tính đến hết năm 2011, đàn bò toàn huyện có 23.461 con (trong đó bò lai sind
11.896 con, chiếm 50,7%), đàn lợn có 85.537 con, đàn dê 9.854 con, đàn gia cầm
577.907 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 13.191 tấn, tăng 972 tấn.
Bảng 2: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2001- 2011
Chỉ tiêu
1. Đàn trâu
2. Đàn bò
Tỷ lệ bò lai
3. Đàn lợn
Trong đó:
+ Lợn nái
+ Lợn thịt
4.Đàn dê
5. Gia cầm
6. SL thịt hơi XC
- Trâu
- Bò
- Lợn
- Gia cầm

ĐVT

2001

2005

2008


2010

2011

Con

%
Con

2.182
14.601
38,0
68.957

1.792
27.414
79,2
74.337

1.676
22.686
90,5
69.937

1.831
21.412
94,93
74.885

2.200

23.461
50,7
85.537

Con

9.520

10.263

10.436

9.203

17.887

Con
Con
1.000Con
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn

59.397
4.589
930,05

63.948

6.467
731,9

59.370
8.324
599,4

65.538
8.256
609,4

67.650
9.854
577.907

33,6
56,1
73,2
90,6
112,56
133,1
342,7
619,0
795,8
1.010,4
5.320
8.152
7.347
12.219 13.191
1.290,0 779,6

437,9
400,0
540,0
Nguồn: - Niên giám thống kê huyện.
- Phòng Nông nghiệp và PTNT
Trong chăn nuôi đang có xu thế giảm số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư và
tăng quy mô chăn nuôi trên hộ, xu thế chuyển dần chăn nuôi ra ngoài khu dân cư, tăng
đáng kể các chỉ tiêu như: Tỷ lệ bò lai, lợn nái ngoại, lợn thịt hướng nạc,...
Công tác vệ sinh thú y được quan tâm, không để dịch bệnh tái phát và lây lan ra
diện rộng.
Làm tốt công tác phòng dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn
huyện, làm tốt tiêm phòng, khử trùng, tiêu độc, kiểm dịch, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch...
8


Khâu kiểm soát giết mổ hiện nay do các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ đảm nhiệm,
giữ được vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu thụ chủ yếu nội huyện và 1 phần thị trường
Ninh Bình, Hà Nội với mặt hàng tươi sống.
Định hướng phát triển chăn nuôi.
*Đàn bò:
Tập trung phát triển mạnh đàn bò thịt, về số lượng và nâng cao chất lượng sản
phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mở rộng diện tích trồng cỏ, đẩy mạnh việc
chế biến thức ăn từ phụ phẩm trong trồng trọt để phát triển đàn bò lai hướng thịt theo
hướng tập trung thâm canh để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Đây là sản phẩm
chăn nuôi chính có giá trị kinh tế cao để tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
Năm 2015 dự kiến 28 ngàn con, năm 2020 là 30 ngàn con. Về sản lượng
thịt hơi: Năm 2015 cung cấp 1.356 tấn thịt hơi, năm 2020 là 1.570 tấn thịt hơi
*Đối với đàn lợn:
Phát triển chăn nuôi lợn thịt sử dụng các giống lợn lai, lợn ngoại có tỷ lệ
nạc cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tập trung phát triển chăn nuôi lợn theo

quy mô trang trại 100 con trở lên. Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo, thực
hiện tốt công tác phòng trừ dịch bệnh và kiểm dịch vệ sinh thú y, xây dựng vùng
chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến
theo tiêu chuẩn.
Đến năm 2015, tổng đàn lợn có 90.000 con, năm 2020 có 95.000 con,
năm 2030 là 100.000 con. Tỷ lệ lợn siêu nạc đạt 70% tổng đàn (2015) và 90%
(2020). Hình thành các vùng chăn nuôi lợn hàng hoá tập trung với các trang trại,
khu chăn nuôi tập trung, đưa dần chăn nuôi lợn ra xa khu dân cư nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường khả
năng kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.
*Đối với đàn dê:
Nâng cao chất lượng đàn dê lấy thịt: Dự kiến đến năm 2015 toàn huyện có 10.678
con và năm 2020 là 13.587 con.
*Đối với đàn gia cầm:
Tăng mạnh đàn gia cầm để phục vụ cho thị trường tiêu dùng và chế biến theo
hướng an toàn sinh học, hỗ trợ vắcxin cúm gia cầm và thuốc khử tiêu độc, hướng dẫn quy
trình chăn nuôi.
Phát triển chăn nuôi gia cầm ở huyện để đáp ứng được nhu cầu thực phẩm tại chỗ,
khách du lịch và cung cấp cho các khu công nghiệp, khu đô thị trong tỉnh, phương hướng
phát triển chăn nuôi gia cầm theo định hướng chung của cả nước là sẽ phát triển mạnh
theo hướng tập trung công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch khu chăn
9


nuôi tập trung cách biệt khu dân cư theo từng vùng để khống chế dịch bệnh, tạo môi
trường sạch trong nông thôn.
Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn gia cầm đạt 800 ngàn con, năm 2020 đạt
1 triệu con, năm 2030 là 1,5 triệu con.
Tỷ lệ gà được giết mổ tập trung chiếm 40 - 45 % tổng đàn xuất bán.
Giải pháp thực hiện

Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân về nền sản xuất
chăn nuôi hàng hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, bền
vững.
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác giống vật nuôi, chuyển giao giống tốt cho
sản xuất.
Quy hoạch đất đai phù hợp để trồng cây thức ăn chất lượng tốt, đủ số lượng cho
đàn trâu, bò. Nhân rộng việc chế biến, dự trữ thức ăn thô xanh cho đàn trâu bò trong mùa
đông.
Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, điện, thuỷ
lợi...) cho loại hình trang trại chăn nuôi – thuỷ sản kết hợp.
Đầu tư xây dựng các khu sản xuất chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.
Chủ động thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho đàn vật nuôi với những nội dung
quan trọng như vệ sinh phòng bệnh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi
và tiêm phòng văcxin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.
Kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh chặt chẽ, làm tốt công tác kiểm dịch vận
chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm. áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh
học.
Đầu tư xây dựng 01 - 02 lò giết mổ tập trung sản xuất theo dây chuyền công
nghiệp hiện đại.
b.Nuôi trồng thủy sản
- Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 ước đạt 1.540 ha, tăng so với năm
2001 là 821,6 ha. Toàn bộ diện tích tăng là do cải tạo đất trồng lúa kém hiệu quả ở
vùng chiêm trũng sang nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thuỷ sản thu hoạch từ nuôi
trồng năm 2010 ước đạt là 4900 tấn (tăng so với năm 2001 là 4.002,3 tấn).
- Năm 2011, toàn huyện có 2.700 ha nuôi trồng thủy sản, sản lượng thủy sản
đạt 5.313 tấn, tăng 413 tấn so với năm 2010.
- Nhìn chung, các hệ thống ao hồ của huyện được phân bổ rộng rãi nhưng giá
trị của ngành thủy sản còn đạt thấp. Trong mấy năm gần đây huyện đã tập trung khai
thác diện tích mặt nước các ao hồ lớn.
Bảng 3: Biến động sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2001 - 2011

10


Hạng mục
I. Diện tích NTTS
- Trong đó cá
II. Sản lượng thủy sản
1. SLTS nuôi trồng
Trong đó: Cá
2. SLTS đánh bắt tự nhiên

ĐVT
Ha
"
Tấn

Tấn

2001
821,6
821,6

2005
2008
2010
1.135,5 1.410,0 1.540
1.072,3 1.402,4 1.459,2

2011
2700

2.520

1.662 3.168,7 4.723,6 4900
1.197,7 3.147,3 4.721,8 4.900,0
590,3 3.014,6 329,1
500,0

5.313
5.180
600

Nguồn: Phòng thống kê Nho Quan
*Định hướng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
Nuôi thủy sản quy mô hộ gia đình: Giúp đỡ từng bước để các nông hộ này chuyển
dần từ chăn nuôi tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường. Nuôi
cá theo mô hình canh tác VAC, VACR. Các chương trình tập huấn kỹ thuật gồm: Kỹ thuật
nuôi cá ao nước tĩnh, quy mô nông hộ, sử dụng phân vô cơ để nuôi cá. Hệ thống nuôi
ghép: kết hợp trắm cỏ + rô phi và các loài cá khác.
Thực hiện tốt Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chương trình 131 của Chính
phủ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tập trung khai thác triệt để diện tích mặt nước đưa vào
nuôi trồng thủy sản theo phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với các giống cá
có năng suất, chất lượng (Rô phi đơn tính, chép lai 3 máu, chim trắng, trắm đen, mè hoa)
để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Nuôi cá ruộng: Đặc điểm tự nhiên của vùng này là thấp trũng, khó tiêu úng vào
mùa mưa nên kết hợp sản xuất lúa - cá.
*Giải pháp phát triển
Cho phép chuyển đổi các diện tích đang sản xuất nông nghiệp hoặc đang sử dụng
ở mục đích khác kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Nhưng phải đáp ứng được yêu
cầu sản xuất thuỷ sản và được thẩm định dự án chặt chẽ.
Khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, dịch vụ,

cần có hướng ưu tiên bố trí mặt bằng, vay vốn. Có chính sách hỗ trợ giá con giống, thuốc
phòng trị bệnh cho nuôi trồng thuỷ sản và hỗ trợ khi NTTS gặp thiên tai, bệnh xảy ra.
Nguồn vốn cơ bản để phát triển thủy sản là vốn tự có của doanh nghiệp và các hộ dân.
Vốn ngân sách nhà nước ưu tiên vào lĩnh vực khoa học, sản xuất, nhập và trợ giá giống
với đối tượng nuôi mới…
Các chủ đầu tư và các hộ dân tăng cường đầu tư để xây dựng CSHT đạt tiêu chuẩn
đồng thời áp dụng đầy đủ tiến bộ khoa học kỹ thuật để có hiệu quả cao trong nuôi trồng
thuỷ sản.

11


Bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ hiện đang công tác về giống cá lai, giống thuỷ sản
mới, các kiến thức về khuyến ngư. Cần phải có chương trình đạo tạo cán bộ khuyến nông
thủy sản từ 1 - 2 người/xã và cán bộ kỹ thuật về thủy sản ở cấp huyện đủ khả năng đảm
đương công tác khuyến ngư cũng như lập kế hoạch, chỉ đạo phát triển nuôi trồng thuỷ
sản.
Khai thác thị trường trong huyện (chú trọng phục vụ khách du lịch). Ngoài ra cần
khai thác thị trường trong nước như Hà Nội để nâng cao giá trị sản phẩm tăng thu nhập
cho người nuôi trồng thuỷ sản.
1.1.2.Tình hình sản xuất công nghiệp
a.Công nghiệp
- Sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển Công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN -TTCN). Hiện nay, 26/26 xã, thị trấn trong huyện
đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phát triển công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp giai đoạn 2010-2015.
- Với lợi thế về quy hoạch và phát triển giao thông, các xã phía Bắc và phía
Đông của huyện đã quy hoạch phần lớn quỹ đất dành cho phát triển khu, cụm công
nghiệp. Tổng diện tích quy hoạch là 521 ha. Trong đó: Cụm Công nghiệp Phú Sơn –
xã Phú Sơn 50ha, cụm Công nghiệp Đồng Phong – Thị trấn 115 ha, khu Công

nghiệp Lạc Vân 131 ha … các khu quy hoạch đã có Quyết định phê duyệt của cấp có
thẩm quyền và đang được đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ
tầng, thu hút đầu tư. Đến hết năm 2010, UBND huyện đã thu hồi và giao gần 20ha
đất cho các đơn vị để đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất, như: Công ty TNHH may
Thăng Long 1,99ha, Công ty TNHH Thiên Trang 1,7ha, Công ty Sơn Trà 0,6 ha, Dự
án kinh doanh xăng dầu của công ty Dũng Lan 1,5ha…

12


Bảng 4: Các sản phẩm chủ yếu của công nghiệp
Tên sản phẩm
- Đá vôi
- Lương thực xay xát
- Quần áo may sẵn
- Gỗ sẻ các loại
- Gạch nung
- Khai khoáng

ĐVT

2003

1000 m3
115
Tấn
69.430
1000 cái 165
m3
1.025

1000
9.150
viên
m3

805

2005

2008

2009

75
85.200
199
3.500

550
88.000
295
16.150

470
78.165
239
21.000

TĐT
(%)

03-09
26,4
2,0
6,4
65,4

23.351

38.771

54.350

34,6

980

1.050

603

-4,7
Nguồn: Phòng Thống kê 2009
Theo số liệu thống kê năm 2009 toàn huyện có 2.676 cơ sở công nghiệp
ngoài Nhà nước với 6.450 lao động với giá trị sản xuất là 1.088.448 triệu đồng
(giá thực tế). Trong số các nhóm ngành thuộc công nghiệp cá thể, có một số
ngành đạt giá trị sản xuất lớn như sau:
Công nghiệp khai thác mỏ: Chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ đá vôi, đá
đôlômít, than bùn. Hiện có 6 cơ sở với 60 lao động.
Công nghiệp may mặc: Hiện có 8 cơ sở với 800 lao động.
Sản xuất gạch: 2 nhà máy với khoảng 700 lao động.

b.Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
Trên địa bàn huyện Nho Quan đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất thực sự
phát huy hiệu quả, mang lại thu nhập cho người lao động, làm thay đổi nhận
thức của người dân về con đường giảm nghèo.
Xác định được tầm quan trọng của các nghề tiểu thủ công nghiệp trong
phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình ở khu vực nông thôn, huyện
Nho Quan đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch khôi phục và mở rộng các làng
nghề, cơ sở sản xuất chế tác đá mỹ nghệ, thêu ren trên địa bàn. Hiện nay toàn
huyện đã có 2 cơ sở sản xuất, chế tác đá mỹ nghệ là HTX Thủ công mỹ nghệ xã
Quỳnh Lưu và Cơ sở sản xuất đã mỹ nghệ Quang Sự (xã Quỳnh Lưu), 1 cơ sở
chuyên gia công thêu ren xuất khẩu là HTX mỹ nghệ Gia Thuỷ và 1 làng nghề ở
thôn Chùa (xã Gia Thuỷ).
Năm 2007, HTX Thủ công mỹ nghệ Gia Thuỷ được thành lập. Từ chỗ chỉ
có 27 hội viên, đến nay đã phát triển lên trên 200 hội viên. Nghề thêu đã đưa
mức doanh thu của HTX thủ công mỹ nghệ này lên bình quân mỗi năm trên 1 tỷ
đồng, thu nhập bình quân lao động đạt từ 1 đến 1,2 triệu đồng/người/tháng. Số
13


lao động ngày một phát triển tay nghề được nâng cao, tạo ra những sản phẩm
đẹp đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Sản phẩm thêu ở
HTX có tới hàng nghìn mẫu mã các loại: Ga trải giường, rèm cửa, khăn, đĩa, đồ
trang trí nội thất... HTX Thủ công mỹ nghệ Gia Thuỷ đã đóng góp một phần
quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu xoá đói, giảm nghèo
của địa phương.
Làng nghề thôn Chùa được UBND tỉnh Ninh Bình quyết định công nhận
là làng nghề truyền thống (năm 2007). Trong làng có 65,3% số hộ dân, 54,8% số
lao động làm thêu ren xuất khẩu, tỷ trọng giá trị thêu ren trên tổng giá trị của sản
xuất tiểu thủ công nghiệp của làng đạt 52%. Chỉ tính riêng 2 cơ sở thêu ren này
trong 5 năm giá trị sản xuất đạt 5.191 triệu đồng, số lao động được đào tạo nghề

là 100 người.
Nghề chế tác đá mỹ nghệ cũng đang được người dân xã Quỳnh Lưu quan
tâm phát triển. Trong 3 năm (2008-2010) giá trị sản xuất của làng đã đạt 4.650
triệu đồng, thu nhập bình quân từ 1,2 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng. Giá trị sản
xuất hàng năm đều tăng đáng kể, năm 2008 đạt 600 triệu đồng, năm 2009 đạt
1.900 triệu đồng và năm 2010 đã lên tới 2.150 triệu đồng.
Có thể thấy rằng, mặc dù số cơ sở sản xuất cũng như số người tham gia
vào các nghề thủ công mỹ nghệ còn khiêm tốn song đây được xem như một tín
hiệu vui ban đầu về con đường giảm nghèo cho người nông dân ở Nho Quan.
1.1.3. Dịch vụ
a.Về tăng trưởng
Trong những năm qua ngành dịch vụ có xu hướng phát triển khá mạnh, đã
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất
ngành dịch vụ năm 2000 là 64.116 triệu đồng (giá so sánh 1994), 104.493 triệu đồng
(giá thực tế), năm 2010 đạt 528,7triệu đồng (giá so sánh 1994), 1.771.905 triệu đồng
(giá thực tế), nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 28,4%/năm đoạn 2001 – 2010,
chiếm 28 % tổng GTSX toàn ngành kinh tế của huyện.
Các hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng với mạng lưới rộng, UBND huyện
đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch khu trung tâm các xã, thị trấn xây dựng
các chợ nông thôn, các điểm thương mại, nâng cấp hệ thống đường giao thông tạo
điều kiện đẩy mạnh quá trình lưu thông, trao đổi hàng hoá.
b.Hiện trạng phát triển thương mại
Toàn huyện hiện có 9 chợ các loại. Có tổng số hộ kinh doanh ở chợ là: 1.342
hộ. Các chợ này chủ yếu là điểm trao đổi hàng hóa nông nghiệp, chăn nuôi của các
hộ nông dân và nơi mua bán hàng hóa nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân do các
14


hộ kinh doanh đáp ứng. Các chợ đa phần được xây dựng kiên cố đảm bảo an toàn
phòng chống cháy nổ và vệ sinh thương nghiệp.

Siêu thị nhỏ có 2 điểm do hộ gia đình đầu tư kinh doanh tổng hợp các loại hàng
hóa.
Các hộ mượn cửa hàng tại nhà sản xuất và kinh doanh bán buôn, bán lẻ gồm:
Các loại cửa hàng bán buôn, bán lẻ gồm 03 loại chủ yếu.
Tổng đại lý (các công ty, doanh nghiệp) phân phối cho các đại lý bán buôn và bán
lẻ (đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2).
Kho bãi dành cho việc lưu trữ đóng gói, giao nhận hàng hóa chỉ mang tính chất
nhỏ lẻ trong các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh buôn bán.
c.Dịch vụ vận tải
Dịch vụ vận tải của huyện trong những năm qua phát triển nhanh chóng cả về
khối lượng hàng hoá, hành khách và số phương tiện vận tải. Vận tải hàng hoá trên
địa bàn huyện gồm: Đường bộ và đường thuỷ.
Năm 2000 doanh thu vận tải hàng hoá (vận tải đường bộ và vận tải đường
sông) đạt 43.920 triệu đồng (giá thực tế), năm 2009 đạt 155.392 triệu đồng (giá thực
tế). Doanh thu vận tải hành khách năm 2000 đạt 1.156 triệu đồng (giá thực tế), năm
2009 đạt 34.438 triệu đồng (giá thực tế).
Năm 2000 khối lượng vận chuyển hành khách đạt gần 350 nghìn người, năm
2009 đạt 1.430 nghìn người. Số lao động phục vụ dịch vụ vận tải toàn huyện là
1338người, trong đó phục vụ vận tải đường bộ là 798 người, phục vụ vận tải đường
sông là 540 người. Nhìn chung hiện nay cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng
hoá và đi lại của nhân dân.
d.Tài chính – tín dụng – ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng phát triển khá, đã mở rộng nhiều hình thức huy động vốn, cơ
bản đáp ứng nhu cầu vay phát triển sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn.
Hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp tục phát triển. Hoạt động của
ngân hàng đã bám sát mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Chất
lượng hoạt động của các Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội
huyện và các quỹ Tín dụng nhân dân được nâng cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn
cho sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, cho vay hộ học sinh, sinh viên, hộ đối
tượng chính sách và thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước kích cầu tiêu dùng trong nhân

dân. Tổng dư nợ của hai ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tăng từ 322 tỷ đồng năm 2005
lên 639 tỷ đồng năm 2010, ngân hàng CSXH tăng dự nợ từ 32 tỷ đồng năm 2005 lên 180
tỷ đồng năm 2010.

15


Ngoài ra các loại hình như dịch vụ khác như: Hoạt động Bưu chính, viễn
thông được duy trì và có bước phát triển đáng kể, đảm bảo thông suốt, kịp thời, góp
phần vào sự phát triển kinh tế.
Bảng 5: Phân tích kết quả sản xuất của các ngành kinh tế
Chỉ tiêu

Năm 2005
GTSX

Chi
phí

Năm 2010
GTGT GTSX

Năm 2011

Chi phí GTGT GTSX

Chi phí GTGT

I. Ngành NN


826,8

546,09 280,71 1049,8

806,8

243,0

1482,1 1250,9

231,2

1. S.xuất NN

817,2

540,7

276,5

1038,4

800,6

237,8

1469,5 1246,2

223,3


a. Trồng trọt

424,1

320.5

103,6

598,9

450,2

148,7

764,4

645,9

118,5

b. Chăn nuôi

393,1

220,2

172,9

439,5


350,4

89,1

705,1

600,3

104,8

2. Lâm nghiệp

3,6

0,89

2,71

3,9

1,2

2,7

4,6

1.2

3,4


3. Thuỷ sản

6,0

4,5

1,5

7,5

5,0

2,5

8,0

3,5

4,5

330,29 153,61

654,9

386,3

268,6

1290,1


965,9

324,2

300,09 118,51

573

345,5

227,5

1113,6

850,3

263,3

II.Công nghiệp 483,9
1. Công nghiệp 418,6
2. Xây dựng

65,3

30,2

35,1

81,9


40,8

41,1

176,5

115,6

60,9

III. Dịch vụ

429,1

312,4

116,7

528,7

356.6

172,1

915,0

556,5

358,5


1.2. Một số ngành có tiềm năng phát triển của địa phương.
1.2.1.Phát triển du lịch
Huyện Nho Quan đã xây dựng kế hoạch hành động nhằm đưa du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
Với mục tiêu: Khai thác đi đôi với xây dựng
Hiện Nho Quan có 7 khu, điểm du lịch bao gồm:
- Khu du lịch tâm linh Phủ Đồi Ngang, xã Phú Long.
- Hồ Đồng Chương nằm ở 2 xã Phú Lộc và Phú Long. Đây là một hồ
nước rộng với chu vi đường bao hơn 8 km. Xung quanh hồ là những vạt đồi
thông soi bóng xuống mặt nước. Hồ Đồng Chương đã được đầu tư để trở thành
điểm du lịch sinh thái, giải trí cuối tuần.
- Hồ Yên Quang nằm gần thị trấn Nho Quan, là một hồ câu cá và thủy lợi lớn.
- Vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam.
Trong khu vực rừng có động Người Xưa, suối nước nóng, cây chò trên 1.000
năm tuổi và các trung tâm nghiên cứu, bảo tồn động vật .v.v

16


- Động Vân Trình thuộc xã Thượng Hoà là một động lớn nằm trong núi
Mõ. Động được đưa vào khai thác du lịch theo tour cùng với suối Kênh Gà.
- Động Thiên Hà - hang Bụt: Động Thiên Hà nằm trong núi Tướng thuộc
xã Sơn Hà, thuộc quần thể danh thắng Tràng An. Động đã được đưa vào khai
thác du lịch từ tháng 10/2010. Hang Bụt là một danh thắng toạ lạc giữa lòng núi
Tướng cách thành phố Ninh Bình 18 km, trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư thuộc
thôn Đồng Tâm, xã Sơn Hà. Hang Bụt hiện dài gần 500 m, lòng hang rất rộng và
có nhiều nhũ đá với hình thù kỳ lạ.
- Công viên động vật hoang dã quốc gia Việt Nam là dự án được xây dựng
trên địa bàn 2 xã Kỳ Phú và Phú Long với tổng diện tích khoảng 1.488 ha. Đây
là công viên bảo tồn động vật hoang dã Quốc gia đầu tiên tại Việt Nam và được

xây dựng, phát triển, hoạt động đạt tiêu chuẩn Quốc tế.
Số lượt khách tham quan du lịch năm 2010 và 3 tháng đầu năm 2011 là:
159.795 lượt người. Trong đó, số lượt khách lưu trú: 72.634 lượt người. Hoạt
động du lịch có bước phát triển khá; số khách du lịch trong nước và quốc tế đến
địa bàn tăng nhanh trong những năm gần đây.
Để bảo tồn và phát triển du lịch, ngoài việc phát huy nội lực Nho Quan đã
kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng các khu du lịch,
nâng cấp cơ sở hạ tầng và từng bước hoàn thiện trở thành hệ thống liên hoàn, tạo
điều kiện tốt nhất cho du khách khi tham gia 1 tour du lịch. Đến nay, một số
điểm du lịch lớn của Nho Quan đã phát huy hiệu quả và thu hút nhiều du khách
như Khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Cúc Phương do Công ty cổ phần
đầu tư Xây dựng Thăng Long là chủ đầu tư với tổng số vốn đầu tư ban đầu
280,5 tỷ đồng. Đến nay, một số hạng mục chính của dự án cơ bản hoàn thành, trị
giá khối lượng thực hiện khoảng 140 tỷ đồng. Các hạng mục đã triển khai là khu
Resort, lễ tân, bar, spa, massage, văn phòng, hội trường, nhà tập golf, nhà tập thể
hình, 2 sân tennis...
Khu du lịch tắm ngâm nước khoáng nóng Cúc Phương: Chủ đầu tư là
Doanh nghiệp xây dựng Xuân Hòa. Tổng vốn đầu tư 12,5 tỷ đồng đã thu hút 6.922
lượt khách, doanh thu đạt 867,2 triệu đồng. Vườn Quốc gia Cúc Phương các hạng
mục công trình đã xây dựng xong và đang đi vào hoạt động đều đặn. Năm 2010,
thu hút 81.050 lượt khách tham quan, riêng 3 tháng đầu năm 2011 thu hút 22.000
lượt khách, doanh thu hơn 1 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng
doanh thu năm 2010 đạt 3,257 tỷ đồng (đạt 111,9% kế hoạch giao).
Khu du lịch hồ Thường Xung, xã Văn Phú do UBND huyện Nho Quan
làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 226,7 tỷ đồng. Đến nay, một số hạng mục
17


của dự án đã cơ bản hoàn thành, ước giá trị khối lượng thực hiện khoảng 150 tỷ
đồng. Dự án đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến hoàn thành

vào cuối năm 2011.
Với mục đích khai thác đi đôi xây dựng và bảo tồn từ nay đến năm 2015,
Nho Quan tập trung thực hiện các dự án nâng cấp, hoàn chỉnh các tuyến đường
giao thông phục vụ cho các tua du lịch, dự án tuyến hồ Yên Quang - đình Mống
Lá (với sản phẩm du lịch là vui chơi bằng xe ngựa, du thuyền, câu cá), dự án du
lịch đường sông Nho Quan - động Vân Trình bằng tàu thuỷ, kết hợp xây dựng
khu công viên vui chơi thể thao, giải trí thị trấn Nho Quan, đầu tư nâng cấp các
điểm di tích lịch sử khu cách mạng Quỳnh Lưu, nâng cấp đền Phủ Đồi, quy
hoạch phục vụ khách du lịch tâm linh, các dự án khách sạn 3 sao ở thị trấn Nho
Quan, Rịa và khu du lịch tắm ngâm Cúc Phương.
1.2.2.Phát triển kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại trên địa bàn huyện phát triển đã tận dụng và phát huy
được lợi thế vùng, đặc biệt là khai thác, mở mang thêm được những diện tích đất
hoang hoá trước kia, các vùng đất trống, đồi núi trọc. Huyện Nho Quan đã tận
dụng diện tích rừng núi rộng, nhiều nông dân đã xây dựng mô hình trang trại
lâm nghiệp, trang trại tổng hợp VACR, trang trại chăn nuôi con đặc sản như lợn
cắp nách, gà, dê, nhím…
HTX liên doanh các trang trại huyện Nho Quan được thành lập từ tháng 8
- 2006, trên cơ sở câu lạc bộ các trang trại. Hiện HTX đã tập hợp và thu hút
được 21 trang trại tham gia, gồm các trang trại chăn nuôi và trồng trọt. Đi vào
hoạt động, HTX đã đạt được mục tiêu ban đầu, tổng số vốn của HTX do các
thành viên đóng góp đạt gần 13 tỷ đồng, đang được sử dụng đúng mục đích, đầu
tư vào xây dựng một trang trại chăn nuôi có quy mô lớn. Liên kết giữa các trang
trại thực sự có vai trò và tác động lớn, giúp các trang trại trao đổi, học tập kinh
nghiệm lẫn nhau, giúp nhau chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, giống, vốn, bao tiêu
sản phẩm, khắc phục được những rủi ro do ảnh hưởng từ dịch bệnh. Một số
trang trại đang đem lại hiệu quả cao như: Trang trại nuôi dê sinh sản tại Thạch
Bình, Kỳ Phú, nuôi bò sinh sản tại xã Văn Phương, nuôi ếch Thái Lan tại xã
Thượng Hoà (Nho Quan)…
Tại những xã vùng bán sơn địa, nông dân cũng đang hình thành một số

mô hình trang trại. Các xã Phú Long, Văn Phương, Yên Quang... hiện có hàng
chục cơ sở sản xuất nấm với quy mô lớn, thường xuyên duy trì sản lượng ở mức
40-50 tấn/năm. Bên cạnh đó, huyện Nho Quan còn đầu tư mở các lớp đào tạo
nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Tại xã Phú Long hiện có hơn
18


10 mô hình trang trại nuôi lợn và bò. Đặc biệt một trang trại nuôi hươu lấy
nhung với quy mô khoảng 20-30 con, các trang trại này hằng năm thu nhập
khoảng 100 triệu đồng.
Nhìn chung, phát triển trang trại đã góp phần cải tạo các vùng đất trũng
sản xuất kém hiệu quả thành các vùng sản xuất có giá trị kinh tế cao, không
ngừng nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất nông
nghiệp. Phát triển trang trại đã tạo ra số lượng hàng hóa lớn, thu hút lao động,
tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, KTTT còn mang tính tự phát chưa theo đúng quy hoạch. Trình độ
quản lý, khoa học kỹ thuật, tay nghề của chủ trang trại và người lao động trong trang
trại còn hạn chế. Chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa của trang trại chưa cao,
nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất còn thụ
động, hiệu quả thấp. Sản phẩm của trang trại chủ yếu tiêu thụ bán tại chỗ, trong vùng
dưới dạng thô và tươi sống, chưa qua chế biến. Do vậy, giá trị sản phẩm hàng hóa
bán ra chưa được cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp.
2.Xác định cơ cấu ngành
2.1.Mục tiêu:
Mục tiêu cụ thể dưới đây được xác định căn cứ vào quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và những đặc điểm đặc
thù của huyện Nho Quan.
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2010 - 2015 đạt 12 - 13%/năm và
thời kỳ 2016 - 2020 đạt 14 - 15%/năm. Trong đó, tăng trưởng bình quân của các

ngành trong cả thời kỳ 2010 - 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 4 - 4,5%/năm,
công nghiệp - xây dựng đạt 19 - 20%/năm, dịch vụ đạt 15 - 16%/năm.
- Về chuyển dịch cơ cầu kinh tế, đến năm 2015 định hình cơ cấu kinh tế công –nông
nghiệp – dịch vụ, với tỷ lệ lần lượt 45%, 30% và 25%, đến năm 2020 định hình cơ cấu kinh
tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 50%, 28% và 22%.
2.2.Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Dựa trên cơ sở đà tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế trên địa bàn
Huyện thời gian qua, cân nhắc về khả năng tác động của các nhân tố nội và
ngoại sinh đến sự phát triển của mỗi ngành, dự kiến phương án tăng trưởng của
các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện như sau:
Tăng trưởng khá: Phương án được xác lập trong điều kiện các khu vực
kinh tế phát triển tương đối thuận lợi nhưng vẫn cần có sự nỗ lực cao từ phía
19


chính quyền, nhân dân Tỉnh và huyện Nho Quan trong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng nâng cao năng suất lao động, hiệu quả trong sản xuất nông
nghiệp, thúc đẩy phát triển mạnh các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành
công nghiệp sử dụng nhiều lao động và mở rộng mạng lưới thương mại - dịch
vụ, nhất là mạng lưới các chợ dân sinh. Sự phát triển kinh tế của cả nước, tỉnh
Ninh Bình đã có những tác động nhất định của vùng đến phát triển kinh tế của
địa phương. Việc thu hút đầu tư vào các công trình trọng điểm diễn ra nhanh hơn
giai đoạn vừa qua. Hoạt động thu hút đầu tư đạt kết quả tốt. Trong thời gian 10 –
15 năm tới, cả 2 ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ sẽ phát triển mạnh
theo cả chiều rộng và chiều sâu
Theo phương án này, đến năm 2015, cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện
được định hình theo dạng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Sau năm 2020,
cơ cấu này sẽ dần được chuyển sang dạng công nghiệp – dịch vụ và nông
nghiệp. Giai đoạn 2009 – 2020, tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân toàn Huyện
là 13%/năm, cao hơn khá nhiều so với mức tăng bình quân giai đoạn 2001 –

2006. Tuy nhiên, với vị trí huyện có ít lợi thế về giao thông và phát triển thương
mại – dịch vụ thì việc đặt mục tiêu về tốc độ tăng trưởng như trên là khá cao.
Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân năm của các ngành công nghiệp, xây
dựng, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp sẽ lần lượt là: 30,0% (cao hơn nhiều
mức 11,2 giai đoạn 2001 – 2006), 17,0% (cao hơn giai đoạn trước) và 4,2%,
thấp hơn giai đoạn trước.
Giai đoạn 2009 – 2010, do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế chung của thế
giới và trong nước, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này chỉ có thể cố
gắng đạt mức xấp xỉ và thấp hơn chút ít so với giai đoạn 2001 – 2008 nhưng là
con số khả thi. Giai đoạn 2011 – 2015, tăng trưởng GTSX trên địa bàn sẽ đạt
12,3% do giai đoạn này nền kinh tế cả nước nói chung và Huyện nói riêng sẽ đi
vào hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới nên thương mại - dịch vụ sẽ có điều
kiện đặc biệt để phát triển, thúc đẩy các ngành sản xuất khác trên địa bàn, các
KCN mới bước đầu hình thành đi vào sản xuất. Giai đoạn 2016 – 2020, tăng
trưởng GTSX sẽ đạt mức cao nhất, 17,0%/năm do ở giai đoạn này sẽ có nhiều
doanh nghiệp mới trong các KCN đi vào sản xuất, tạo tiền đề cho ngành công
nghiệp phát triển mạnh.

20


Bảng 6: Chuyển dịch cơ cấu GTSX các năm giai đoạn 2005 –
2020 (%)
Chỉ tiêu
1- Công nghiệp và Xây dựng
- Công nghiệp
- Xây dựng
2- Thương mại - Dịch vụ
3- Nông nghiệp
Tổng cộng


2005
24,2
17,5
6,7
19,4
56,4
100,0

2010
30,3
26,2
4,1
19,6
50,1
100,0

2015
45,0
30,5
4,5
20
35
100,0

2020
50,0
36,5
13,5
28

22
100,0

Theo phương án này, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh từ nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể, năm 2010, tỷ trọng nông nghiệp
trên địa bàn chiếm đến 50,1%, đến năm 2020 sẽ giảm còn 22%, ngành công
nghiệp và xây dựng tăng mạnh nhất, từ 45% năm 2010 lên 50% năm 2020
(trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 26,2% lên 36,5%). Ngành dịch vụ
cũng tăng từ 19,6% lên 28% trong giai đoạn tương ứng.
Bảng 7: Dự báo cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế
GĐ 2006-2010
GĐ 2010-2015
GĐ 2015-2020

Chỉ tiêu
Cơ cấu Tốc độ Cơ cấu Tốc độ
Tốc độ
cấu
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
Tổng GDP
100
100
100
1. Nông nghiệp
42

5,8
35,2
4,7
25,0
4,5
2. CN + XD
30
12,6
34,8
18.9
45,0
24,5
3. DV+TM
28
11,2
30
15,5
35
17,0
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của xã thời gian qua có sự
chuyển dịch tích cực phù hợp với xu thế chung của huyện và tỉnh, giảm dần tỷ
trọng nông nghiệp, thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất (về giá trị vẫn tăng), tăng
dần tỷ trọng công nghiệp, TTCN, xây dựng và thương mại, dịch vụ.
3.Xác định thu nhập của người dân
Bảng 8: Cơ cấu thu nhập của người dân
Chỉ tiêu
ĐVT
2000-2005
2006-2010
2011-2015

Thu nhập/ đầu người
Triệu đ
3,20
7,24
8,10
- Từ nông nghiệp
Triệu đ
2,24
4,33
4,54
- Từ công nghiệp XD Triệu đ
0,80
2,17
2,14
- Từ dịch vụ TM
Triệu đ
0,14
0,70
1,30
- Từ khoản khác
Triệu đ
0,02
0,04
0,12

21


Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối khá, nhưng do xuất phát
điểm thấp, mức độ thu nhập bình quân đầu người của huyện vẫn còn thấp.

Sự dịch chuyển cơ cấu hộ gia đình phù hợp với định hướng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Cơ cấu số hộ chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng số hộ nông
nghiệp tăng số số hộ phi nông nghiệp. Từ đó cơ cấu thu nhập có sự chuyển dịch
đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng thu nhập từ nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng
thu nhập từ tiền công và các thu nhập phi nông nghiệp khác.
III.XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG PHÁT TRIỂN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1.Dự báo nguồn nhân lực
Theo số liệu do Phòng Thống kê và Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội huyện Nho Quan cung cấp, tính đến cuối năm 2008, dân số của toàn
huyện Nho Quan là 149.322 người, với mật độ dân số trung bình là 586
người/km2. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, các xã có mật độ
dân số cao trên 1000 người/km2 là thị trấn Nho Quan, Đồng Phong và Lạc Vân.
Các xã có mật độ dân số thấp dưới 400 người/km 2 gồm Thạch Bình, Cúc
Phương và Kỳ Phú.
Trong số 149.322 nhân khẩu có 83.269 người trong độ tuổi lao động,
trong đó có 78.886 lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Đây vừa là nguồn
lực cho phát triển kinh tế, vừa là sức ép đối với vấn đề lao động và việc làm của
huyện trong những năm triển khai quy hoạch. Năm 2008 có 2.266 lao động được
giải quyết việc làm, 2.765 lao động được đào tạo nghề. Phân theo ngành, năm
2008 lao động nông nghiệp có tỷ trọng lớn nhất với 67.500 người, chiếm 78%
tổng số lao động của toàn huyện.
Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của Nho Quan tuy khá dồi
dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, sinh sống bằng nghề nông. Tỷ lệ lao
động được đào tạo nghề còn thấp. Vấn đề tạo việc làm trên địa bàn bàn huyện
còn nhiều hạn chế. Lực lượng lao động trẻ, được đào tạo nghề thường thoát ly
khỏi địa bàn, đi tìm việc làm tại các huyện hoặc tỉnh khác. Những đặc điểm về
dân số và nguồn lao động như vậy sẽ tạo ra cho Nho Quan cả những thuận lợi và
những khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Phân tích số liệu về dân số huyện Nho Quan chúng ta có thể rút ra một số

nhận xét sau:
- Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số vẫn khá cao, khoảng 2,1 - 2,2%, trong
khi tỷ lệ chết khá ổn định, khoảng 0,145 - 0,147%. Điều đó dẫn đến tốc độ tăng
tự nhiên khá cao, khoảng 1,2%.
22


- Tốc độ tăng dân số không ổn định, tăng từ 0,56% năm 2003 lên 2,4%
năm 2005 sau đó giảm dần xuống còn 0,41% năm 2008. Sự khác biệt này nếu
loại trừ yếu tố sai số thống kê, thì nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của biến
động cơ học. Nếu dân số đến nhiều hơn đi (tăng cơ học dương), tốc độ tăng dân
số sẽ lớn hơn tốc độ tăng tự nhiên. Ngược lại nếu dân số đi nhiều hơn dân số đến
(tăng cơ học âm), tốc độ tăng dân số sẽ nhỏ hơn tốc độ tăng tự nhiên. Trong
những năm gần đây, tốc độ tăng dân số của huyện nhỏ hơn tốc độ tăng tự nhiên.
Chứng tỏ xu hướng tăng cơ học âm chiếm ưu thế. Đây là điều hợp lôgic, vì Nho
Quan hiện nay vẫn là huyện nông nghiệp, khả năng thu hút lao động tại chỗ trên
địa bàn còn hạn chế, nên một lực lượng khá lớn lao động của huyện đã đi nơi
khác để tìm việc làm và sinh sống.
- Xu hướng này dự kiến còn kéo dài đến khoảng năm 2015. Sau đó, khi
các khu công nghiệp có qui mô lớn trên địa bàn huyện được hình thành và đi vào
hoạt động, một lực lượng lớn lao động trong và ngoài huyện sẽ được thu hút vào
các khu công nghiệp này. Khi đó xu hướng số dân đi và đến sẽ khá cân bằng và
tăng cơ học sẽ có xu hướng dương.
- Theo số liệu thống kê năm 2009: Số người trong độ tuổi lao động là 87.621
người chiếm 57,8% tổng dân số toàn huyện.
- Năm 2009 huyện đã có 90.731 lao động mới:
- Số lao động đi làm xa là 12.707 lao động, trong đó: Số lao động đi làm tỉnh ngoài
là 12.684 lao động. Xuất khẩu lao động là 70 lao động.

23



Bảng 9: Hiện trạng và dự báo dân số và nguồn lao động
Chỉ tiêu
1. Dân số
- Nam
- Nữ
- Thành thị
- Nông thôn
2. Tỷ lệ phát triển DS
- Tự nhiên
- Cơ học
3. Lao động
- Nông nghiệp
- Phi nông nghiệp
+ Trong CN
+ Trong TM DV
4. Việc làm
- Tỷ lệ thất nghiệp
- Nhu cầu việc làm
5. Trình độ lao động
- Đại học
- Trung cấp
- Sơ cấp

ĐVT
Người
Người
Người
Người


Năm 2005
146.278
70.947
70.331
29.255
117.022

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
150.325
164.350
177.925
75.189
82.434
88.986
75.136
81.916
88.939
31.568
41.087
48.040
118.757
123.263
129.885

%
%

2,4
1,1


2,1
-0,4

1,8
1,0

1,6
1,4

Người
Người
Người
Người

59.588
25.537
20.435
5.102

61.335
26.286
20.167
6.119

62.604
28.127
21.678
6.449


70.877
30.376
22.463
7.913

%

4,2

2,55

1,65

1,2

%
%
%

2,2
8,5
11,2

4,6
10.9
15,1

5,2
13,4
19.3


6,1
15,9
22,6

Lao động tại huyện là 1.032 lao động (Công ty may Thăng Long 612
người, Công ty gạch men Phú Sơn 250 người, Công ty cổ phần VLXD gạch Bồ
Sao 170 người), các doanh nghiệp, công ty TNHH khác trên địa bàn: 400 người.
Lao động được tạo việc làm từ dự án cho vay vốn 1.274 lao động.
Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ
thông, phần lớn lao động làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản và
chưa qua đào tạo nên thu nhập chưa cao. Đây là khó khăn, thách thức lớn của
huyện trong quá trình phát triển công nghiệp thời kỳ tới.
2.Thực trạng và dự báo các vấn đề xã hội khác
2.1.Về giáo dục
Phong trào xã hội hóa giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài ngày càng
phát triển. Đến nay, toàn huyện đã có 76,8% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ đến
trường, 93,4% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo tới lớp, 100% trẻ em 6 tuổi vào lớp
1. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, đến nay đã có
24


51,9% trường THCS và 44,4% trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1,
100% trường Tiểu học đạt chuẩn trong đó có 1 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc
gia mức độ 2.
Trong thời gian tới quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển giáo dục
của huyện là:
Quan điểm:
- Quy hoạch và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải đặt trong mối
quan hệ tổng thể với phát triển kinh tế xã hội của huyện trong từng giai đoạn.

- Vận dụng sáng tạo và phụ hợp quan điểm của Đảng và Nhà nước trong
phát triển giáo dục “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu” . Phải xem đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.
- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục trên các lĩnh vực, xây dựng và phát triển
công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng và thực hiện một xã hội học tập.
- Quy hoạch và phát triển giáo dục nhằm mục tiêu “ Nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Thực hiện “ Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã
hội hoá” trong phát triển giáo dục.
Mục tiêu:
- Phát triển giáo dục - đào tạo phải hướng tới mục tiêu chuẩn bị nguồn
nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh
tế - xã hội.
- Tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo, hiện đại hoá thiết bị
dạy học.
- Đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và
trình độ chuyên môn cao.
- Xây dựng hệ thống giáo dục có chất lượng tốt và hiệu quả cao.
- Phát triển mạnh đào tạo hướng nghiệp, đào tạo nghề, góp phần giải
quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện.
Giải pháp:
- Giai đoạn 2010- 2015: Bậc tiểu học, số lượng trường học vẫn giữ
nguyên
- Giai đoạn 2015- 2020: Nội dung chủ yếu trong giai đoạn này là hoàn
thiện mạng lưới trường học hiện có theo hai hướng: Đa dạng hóa hình thức sở
hữu đối với mạng lưới trường học và đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho
các trường. Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đảm bảo đủ
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, không ngừng

25



×