Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.89 KB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MÍNH

VŨ ĐỨC BÌNH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

VŨ ĐỨC BÌNH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS ĐẶNG VĂN DÂN

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Qua nghiên cứu thực tế ở nhiều quốc gia tiếp nhận nguồn vốn ODA trên thế
giới cho thấy, nguồn vốn ODA không phải luôn đạt hiệu quả và có tác động tích
cực đến tăng trưởng kinh tế mà đôi khi có thể mang lại những tác động tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế cũng như tác động xấu làm suy giảm đến nền kinh tế quốc gia
như: quy mô nợ công tăng nhanh, gánh nặng trả nợ của quốc gia tăng lên, có thể
gặp rủi ro liên quan đến biến động lãi suất và tỷ giá, nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức không đóng góp vào tăng trưởng kinh tế khi nguồn vốn này đưa vào đầu
tư nhưng không hiệu quả, đầu tư tràn lan và lãng phí, nảy sinh vấn đề tham nhũng,
lợi ích nhóm... Như vậy, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có thể tác
động tích cực hoặc tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế tại quốc gia tiếp nhận
nguồn vốn này. Điều này càng cho thấy ý nghĩa tầm quan trọng của sự cần thiết có
một công trình nghiên cứu thấu đáo rõ ràng về tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức đến tăng trưởng kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát

triển, bên cạnh đó xem xét nguồn vốn ODA có tác động như thế nào đến tăng
trưởng kinh tế trong điều kiện chất lượng quản trị công, khả năng hấp thụ vốn và
chất lượng quản trị tham nhũng của các quốc gia đang phát triển. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu tìm được sẽ đưa ra giải pháp phù hợp đối với nguồn vốn này góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến tăng trưởng kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu cho 68 quốc gia đang phát triển
với thời gian nghiên cứu là 21 năm từ năm 1996 đến năm 2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án, các phương
pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng bao gồm:
Phƣơng pháp tổng hợp: sử dụng phương pháp này nhằm kế thừa những
nghiên cứu trước đây về mặt lý thuyết và thực tiễn về tác động của nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế, từ đó hình thành nên cơ sở
lý thuyết của luận án.
Phƣơng pháp thống kê mô tả và so sánh: sử dụng phương pháp thống kê
mô tả để mô tả thực trạng biến động của tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với
sự thay đổi của nguồn vốn ODA, qua đó phân tích định tính về tác động của nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế.
Phƣơng pháp phân tích kinh tế lƣợng:
Tác giả sử dụng các phương pháp ước lượng tuyến tính cổ điển của mô hình
dữ liệu bảng như: Pooled OLS, Fixed effect (FEM) và Random effect (REM). Đồng
thời, luận án sử dụng phương pháp ước lượng Moment tổng quát hệ thống 2 bước
(SGMM two-step) bởi phương pháp này xử lý được một số khuyết tật của mô hình
như: hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai sai số thay đổi và đặc biệt là
vấn đề nội sinh mà các phương pháp ước lượng khác cho mô hình Pooled OLS,

FEM, REM không xử lý được.


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: hiện nay, đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức đến tăng trưởng kinh tế vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, đặc biệt ở
Việt Nam các nghiên cứu trước đây liên quan đến chủ đề nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức chỉ dừng lại ở các nghiên cứu phân tích định tính, chưa có một
nghiên cứu định lượng làm rõ một cách chuẩn xác vai trò tác động của nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức đối với tăng trưởng kinh tế. Do vậy, hướng nghiên cứu
này đóng góp về mặt ý nghĩa khoa học cho lĩnh vực nghiên cứu về chủ đề này. Với
việc nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển, kết quả phân tích định lượng và
đánh giá thực nghiệm của luận án sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu mang tính học
thuật cho một quốc gia đang phát triển cụ thể như Việt Nam và các quốc gia đang
phát triển khác trên thế giới.
Ý nghĩa thực tiễn: thông qua kỹ thuật phân tích định lượng phù hợp, có độ
tin cậy cao dựa trên bộ dữ liệu nghiên cứu của 68 quốc gia đang phát triển trên thế
giới được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), kết quả phân tích và đánh
giá thực nghiệm của luận án được sử dụng để đưa ra các kiến nghị có cơ sở hơn,
cung cấp luận cứ quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý
Nhà nước ở các quốc gia đang phát triển có định hướng điều hành chính sách vĩ mô
phù hợp đối với nguồn vốn này để đảm bảo mục tiêu hỗ trợ tích cực cho tăng
trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người
dân, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, việc luận án hoàn thành chủ đề
nghiên cứu này cũng góp phần hình thành nền tảng nghiên cứu cho các nghiên cứu
tiếp theo cho riêng Việt Nam, tạo ra cái nhìn khoa học hơn trong việc đưa ra các
quyết sách mang tính chiến lược đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA).



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1 Cơ sở lý luận về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
1.1.1 Khái niệm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm về
ODA như sau: “ODA là sự chuyển giao hỗ trợ chính thức được thiết lập với mục
đích chính là thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển. Điều
kiện tài chính của sự chuyển giao hỗ trợ này là có tính chất ưu đãi và yếu tố không
hoàn lại ít nhất là 25%” (OECD, 1991). Theo Ngân hàng thế giới (World Bank) đưa
ra định nghĩa về ODA như sau: “ODA là một phần của tài chính phát triển chính
thức ODF, trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi
chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ thì gọi là ODA. Tài chính phát triển chính
thức (Official Development Finance, viết tắt là ODF) là tất cả các nguồn tài chính
mà chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang
phát triển” (WB, 1999).
1.1.2 Phân loại nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Tùy theo tính chất mà nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có các loại
khác nhau. Nếu theo tính chất cung cấp vốn của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức có 3 loại: nguồn vốn ODA không hoàn lại, nguồn vốn ODA vay ưu đãi và
nguồn vốn ODA vay hỗn hợp. Nếu theo nhà tài trợ cung cấp nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức có 2 loại: ODA song phương và ODA đa phương. Nếu theo điều
khoản, điều kiện của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có 2 loại: nguồn vốn
ODA không ràng buộc và nguồn vốn ODA có ràng buộc. Nếu theo hình thức cung
cấp nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có 7 loại: cứu trợ và viện trợ khẩn cấp,
hỗ trợ lương thực, hỗ trợ hợp tác kỹ thuật độc lập, hỗ trợ ngân sách, hỗ trợ cán cân
thanh toán, hỗ trợ dự án và hỗ trợ phi dự án.


1.2 Cơ sở lý luận về tăng trƣởng kinh tế

1.2.1 Khái niệm tăng trƣởng kinh tế
Theo Simon Kuznets (1959) thì tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng trong dài
hạn của sản lượng bình quân đầu người hay sản lượng trên mỗi người lao động.
Theo Douglass C.North và Robert Paul Thomas (1973) tăng trưởng kinh tế chỉ xảy
ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số. Theo Adam Smith (1923-1970): chính lao
động là nguồn gốc tạo ra giá trị cho xã hội và được coi là yếu tố quyết định đến tăng
trưởng kinh tế. Theo David Ricardo (1772-1823): nông nghiệp là ngành kinh tế
quan trọng nhất, các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và
vốn. Trong khi đó, theo ngân hàng thế giới (WB) định nghĩa tăng trưởng kinh tế là:
sự thay đổi hay mở rộng về số lượng trong nền kinh tế của một đất nước. Tăng
trưởng kinh tế thường được đo lường bằng tỷ lệ tăng của tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một năm. Tăng trưởng kinh tế có
hai hình thức: thứ nhất là tăng trưởng theo chiều rộng bằng cách sử dụng nhiều tài
nguyên hơn như vật chất, lao động, vốn tự nhiên; thứ hai là tăng trưởng theo chiều
sâu bằng cách sử dụng lượng tài nguyên hiệu quả hơn. Theo hình thức thứ nhất, nếu
tăng trưởng kinh tế dựa vào tăng lao động thì do lao động tăng cao nên việc này sẽ
không làm tăng thu nhập bình quân đầu người; tăng sử dụng tài nguyên thì sẽ gây
ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên quốc gia. Nhưng
nếu tăng trưởng kinh tế theo hình thức thứ hai, nghĩa là sử dụng hiệu quả hơn các
nguồn lực như vốn, lao động thì kết quả thu nhập trung bình trên đầu người sẽ tăng
lên đồng thời cải thiện được chất lượng cuộc sống của người dân.
1.3 Cơ sở lý thuyết về tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến
tăng trƣởng kinh tế
1.3.1 Mô hình Harrod-Domar
Mô hình này chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng sản lượng và nhu cầu đầu
tư, tác giả đã nhấn mạnh tỷ lệ đầu tư cần thiết nhằm đạt được một tỷ lệ tăng trưởng
mục tiêu và được mô tả bởi công thức đó là: g = (s / k). Trong đó: g là tốc độ tăng


sản lượng (∆Y/Y), s là tỷ lệ tiết kiệm, k là tỷ lệ gia tăng giữa vốn – sản lượng đầu ra

(còn gọi là hệ số Icor (The Incremental Capital – Output Ratio) có nghĩa là để đạt
được 1 đơn vị sản lượng gia tăng cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư gia tăng: ∆K/∆Y).
Mô hình Harrod-Domar chú trọng vai trò của tiết kiệm và vốn đối với tăng trưởng
kinh tế. Vì vậy, các nền kinh tế cần phải gia tăng tiết kiệm, tăng đầu tư và giảm hệ
số Icor để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mô hình Harrod-Domar cho phép
các nước ước lượng tỷ lệ tiết kiệm trong nước (hay mức đầu tư) tương ứng với một
tốc độ tăng trưởng kinh tế mục tiêu. Tăng tiết kiệm trong nước hoặc giảm hệ số Icor
(giảm tương quan vốn – sản lượng) đều làm rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu về
vốn và khả năng cung ứng vốn của nền kinh tế để đạt được mức tăng trưởng dự
kiến. Tuy nhiên, cả hai đều không dễ thực hiện trong ngắn hạn đặc biệt là đối với
các quốc gia nghèo. Do vậy, việc khai khác dòng vốn nước ngoài được chú ý trên
thực tiễn thông qua vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ nước ngoài hoặc vay
mượn từ những nguồn vốn gián tiếp khác. Tuy nhiên, dòng vốn quốc tế từ tư nhân
(FDI, vốn gián tiếp khác) chảy vào các quốc gia nghèo rất nhỏ bé và viện trợ nước
ngoài thật sự là nguồn lực cần thiết góp phần rút ngắn khoảng cách giữa đầu tư và
tiết kiệm đối với các nước nghèo và các nước đang phát triển.
1.3.2 Mô hình hai khoảng cách (two gap model)
Mô hình “hai khoảng cách” cho rằng tài trợ nước ngoài có thể bù đắp được
hai khoảng cách này của các quốc gia đang phát triển, để đạt mức tăng trưởng kinh
tế dự kiến, dòng tài chính cần thiết từ nước ngoài sẽ hỗ trợ lấp đầy hai khoảng cách
vừa nêu trên, nhưng sẽ khắc phục loại nào thiếu hụt nhiều hơn trong hai loại thiếu
hụt. Xem xét một nền kinh tế cụ thể có nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất để đáp
ứng nhu cầu tăng trưởng và giả định rằng nhu cầu nhập khẩu là một tỷ lệ không đổi
so với sản lượng trong nước. Như vậy điều kiện để tăng trưởng kinh tế là: g = i.m.
Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng kinh tế, i là tỷ lệ nhập khẩu và m là mức sản
lượng gia tăng trên một đơn vị nhập khẩu gia tăng (∆Y/∆M). Để đạt được tốc độ
tăng trưởng kinh tế thì khoảng cách lớn nhất của hai loại khoảng cách phải được lấp
đầy vì các khoảng cách này không có tính chất cộng dồn, và viện trợ nước ngoài là



nguồn lực tốt nhất bù đắp khoảng cách này trong giai đoạn đầu của quá trình kiến
thiết kinh tế ở những nước đang phát triển.
1.3.3 Mô hình tăng trƣởng tân cổ điển (neoclassical models)
Mô hình tăng trưởng tân cổ điển (neoclassical models) đã không ủng hộ các
mô hình trước đó trong việc không có hiệu ứng thay thế lao động và vốn, cũng như
dựa trên giả định các mối quan hệ tuyến tính không thay đổi giữa đầu tư và tăng
trưởng. Từ đó, mô hình tăng trưởng tân cổ điển (neoclassical models) đã được phát
triển cố gắng để giải quyết những hạn chế của mô hình trước đó và đóng góp về cơ
sở lý thuyết để đánh giá tác động của viện trợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế.
Mô hình tân cổ điển đi tiên phong bởi Robert Solow (1956), được sử dụng trong đó
nguồn vốn và lao động có thể có hiệu ứng thay thế và ủng hộ cho quan điểm ảnh
hưởng giảm dần theo quy mô của vốn đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình Solow đã
sử dụng hàm sản xuất có năng suất giảm dần của các nhân tố sản xuất, trong đó hệ
số giữa vốn và sản lượng là có thể điều chỉnh thay vì bất biến. Mô hình tăng trưởng
tân cổ điển được coi như là một thay thế cho các mô hình Harrod –Domar, từ đó
khẳng định vai trò quan trọng của tích lũy vốn với nguồn vốn viện trợ từ nước ngoài
là một phần quan trọng đến việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.3.4 Mô hình tăng trƣởng nội sinh (endogenous growth models)
Tiếp tục phát triển cho mô hình tăng trưởng tân cổ điển, mô hình tăng trưởng
nội sinh (endogenous growth models) ngoài việc sử dụng nguồn vốn đầu tư đã đưa
thêm một tập hợp các yếu tố đầu vào làm yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế như
công nghệ, nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm, vốn tổ chức, vốn xã hội, thể chế…
(Easterly, 2003). Mô hình này đã trở thành lý thuyết phổ biến được sử dụng trong
nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế vì đã khắc
phục được những thiếu sót của mô hình tân cổ điển, bổ sung thêm nhân tố bên ngoài
và gia tăng khả năng giải thích. Đặc biệt, các giả định về gia tăng lợi nhuận khi tăng
vốn thì mô hình tăng trưởng nội sinh cũng ủng hộ tầm quan trọng của nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức, viện trợ nước ngoài có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng



trong dài hạn và do đó hỗ trợ việc ước tính các tác động kinh tế dài hạn của các
khoản viện trợ phù hợp hơn tân cổ điển (Kargbo, 2012). Hơn nữa, mô hình giả định
các mối quan hệ phi tuyến tính giữa đầu tư và tăng trưởng giúp cho việc phân tích
trở nên đa dạng với nhiều góc độ khác nhau và tác động của các yếu tố bên ngoài
đến tăng trưởng có thể được ước tính một cách phù hợp hơn. Mô hình tăng trưởng
nội sinh cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của vốn nhân lực trong quá trình phát
triển kinh tế vì thế mô hình này giải thích tốt hơn tác động của viện trợ nước ngoài
đến xây dựng nguồn nhân lực ở các nước tiếp nhận viện trợ.
1.4 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức đến tăng trƣởng kinh tế
1.4.1 Nghiên cứu nƣớc ngoài
1.4.1.1 Các nghiên cứu thực nghiệm chứng minh nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức có tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế
Nhiều nghiên cứu cho thấy giữa nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) và tăng trưởng kinh tế tồn tại mối quan hệ tích cực. Khởi đầu là nghiên cứu
của Papanek (1973) đã phân tích hồi quy dữ liệu bảng gồm 34 quốc gia trong thập
niên 1950 và 51 quốc gia trong thập niên 1960, tác giả sử dụng các biến độc lập làm
biến nghiên cứu chính gồm nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài, đầu tư nước ngoài và tiết
kiệm trong nước. Kết quả nghiên cứu chung cho 85 quốc gia trong thập niên 1950
và thập niên 1960 là: tiết kiệm và các thành phần trong dòng vốn nước ngoài gồm:
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, đầu tư tư nhân và các dòng vốn khác đã giải
thích được hơn một phần ba tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Levy (1988) đã tiến hành phân tích định lượng về mối quan hệ giữa nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức và tăng trưởng kinh tế tại những nước có thu nhập
thấp thuộc khu vực Châu Phi, mẫu nghiên cứu gồm 22 nước thuộc khu vực này
trong giai đoạn 1968-1973 và 1974-1980. Hai phát hiện chính trong nghiên cứu
thực nghiệm này là: thứ nhất, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có tương quan
dương với đầu tư và tăng trưởng kinh tế; thứ hai, vốn đầu tư toàn xã hội có đóng
góp đáng kể vào tỷ lệ tăng trưởng.



Karras (2006), điều tra các mối quan hệ giữa viện trợ phát triển và tăng
trưởng GDP bình quân đầu người sử dụng dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 19601997 cho một mẫu của 71 nước đang phát triển. Bài viết này kết luận rằng tác động
của viện trợ phát triển đối với tăng trưởng kinh tế là tích cực, ổn định lâu dài và có
ý nghĩa thống kê.
Dimitrios Asteriou (2009) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ cả trong ngắn
hạn và dài hạn giữa nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính và tăng trưởng kinh tế tại 5
nước Nam Á gồm: Bangladesh, Nepal, India, Sri Lanka, Pakistan trong giai đoạn
1975-2002. Nghiên cứu này đã chứng minh nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính và
tăng trưởng kinh tế có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết, đồng nghĩa rằng hai biến
này có mối quan hệ với nhau trong dài hạn và đây là mối quan hệ đồng biến.
Fasanya, I.O. và Onakoya (2012) đã tiến hành phân tích tác động của nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến tăng trưởng kinh tế tại nước Nigeria giai đoạn
1970-2010. Hai tác giả đã sử dụng phân tích định lượng với kiểm định đồng liên kết
Johansen và ứng dụng mô hình ECM, kiểm định nhân quả Granger cho ra kết quả
quả rằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế, đồng thời chất lượng chính phủ tại nước nhận viện trợ cũng sẽ ảnh
hưởng đến hiệu quả của nguồn vốn này.
Galiani và cộng sự (2016) bằng nghiên cứu thực nghiệm với mẫu dữ liệu
gồm 35 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1987-2010 đã tìm ra kết quả rằng 1%
tăng lên trong tỷ lệ ODA/GNI sẽ đóng góp tăng 0,031% tốc độ tăng trưởng kinh tế
GDP trong ngắn hạn và tăng 0,35% tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP trong dài hạn.
1.4.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm chứng minh nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức tác động tiêu cực hoặc không tác động đến tăng trƣởng kinh tế
Một số nghiên cứu khẳng định nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
tác động tiêu cực hoặc không tồn tại mối quan hệ giữa ODA và tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của Enos và Griffin (1970), thực hiện kiểm định kết quả tác động của
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến phát triển kinh tế tại 15 nước Châu Phi



và Châu Á trong giai đoạn 1962-1964, kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối
quan hệ mật thiết giữa lượng vốn ODA tiếp nhận và tỷ lệ tăng trưởng GNP, hệ số
tương quan giữa 2 biến này rất thấp. Tác giả cũng thực hiện kiểm định với dữ liệu
12 nước Châu Mỹ Latinh trong giai đoạn 1957-1964, tác giả tìm thấy mối quan hệ
ngược chiều giữa nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và GNP.
Snyder (1993) đã dựa trên mô hình nghiên cứu của Papanek (1972, 1973) và
bổ sung thêm biến quy mô quốc gia vào mô hình, biến quy mô quốc gia được đo
lường bằng GDP (Gross Domestic Product). Dữ liệu được sử dụng để ước lượng
trong mô hình là 69 quốc gia đang phát triển trong 3 giai đoạn 1960-1969, 19701979 và 1980-1987. Khi đưa biến quy mô quốc gia vào mô hình thì thấy rõ mức độ
tác động tích cực đáng kể của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến tăng
trưởng kinh tế. Nhưng khi không xét đến quy mô quốc gia, kết quả cho thấy hiệu
quả của nguồn vốn này đến phát triển kinh tế là không đáng kể.
Jensen và Paldam (2003) đã thực hiện nghiên cứu ước lượng với 56 quốc gia
đang phát triển trong giai đoạn 1970-1993 với mô hình gồm hai biến nghiên cứu
chính là ODA và ODA2, nghiên cứu đã tìm ra kết quả quan trọng đó là biến ODA
có tác động tích cực nhưng biến ODA2 có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế,
kết quả này chứng minh rằng nguồn vốn ODA có hỗ trợ tích cực đến tăng trưởng
kinh tế nhưng khi ODA tăng đến điểm cực đại thì việc tăng nguồn vốn ODA sẽ có
tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Hamid (2013) sử dụng mô hình VECM (Vector Error Correction Model) cho
dữ liệu thời gian trong giai đoạn 1970-2010 tại quốc gia Ai Cập để ước lượng tác
động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế cả
trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả nghiên cứu trong ngắn hạn và dài hạn đều có
điểm chung là nguồn vốn ODA không hỗ trợ và tác động tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế của nước Ai Cập.
Jean (2015) nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
đến tiết kiệm trong nước, đầu tư trong nước và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tại nước
Haiti trong giai đoạn 1975-2010, kết quả nghiên cứu chỉ ra nguồn vốn viện trợ từ



nước ngoài không làm tăng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tại nước Haiti trong giai đoạn
này.
1.4.1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hƣởng đến nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức
Các công trình nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động của nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế cho kết quả không đồng
nhất. Ở một số nghiên cứu, nguồn vốn ODA đã được chứng minh là có tác động
tích cực nhưng đôi khi lại có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Để giải
quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu khoa học đã đề ra cách thức giải quyết bằng
cách đưa vào mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn ODA nhằm
kiểm soát các yếu tố vừa đóng vai trò là nhân tố quản lý, sử dụng vốn ODA vừa là
nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đã có một số công trình nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tiêu biểu như:
Boone (1996) nghiên cứu về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức theo khía cạnh
ảnh hưởng của chế độ chính trị đến hiệu quả của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức đối với nước nhận viện trợ. Tác giả thực hiện hồi quy bằng phương pháp OLS
và FE với dữ liệu bảng 96 quốc gia giai đoạn 1971-1990 để kiểm định xem liệu có
tồn tại sự khác biệt về hiệu quả nguồn vốn ODA khi có sự khác nhau về chế độ
chính trị. Trong mô hình nghiên cứu tác giả đã sử dụng biến giả chế độ chính trị để
phân biệt chế độ tự do hay chế độ dân chủ, đồng thời sử dụng thêm biến chế độ
chính trị đo lường bằng chỉ số tự do chính trị. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ
chính trị tự do hay dân chủ không ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn vốn ODA, nhưng
nguồn vốn ODA có vai trò như là công cụ để thay đổi tích cực đến chế độ chính trị
theo hướng tự do phát triển con người, khuyến khích chế độ chính trị tốt hơn, tự do
xã hội, điều này sẽ có ý nghĩa về mặt hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển bền
vững và giảm nghèo đối với các chương trình sử dụng vốn ODA. Knack (2000) sử
dụng phương pháp ước lượng OLS và 2SLS với dữ liệu bảng gồm 68 quốc gia trong
giai đoạn 1982-1995 để kiểm định và phân tích ảnh hưởng của chất lượng quản lý
Chính phủ đến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy
mức độ tiếp nhận nguồn vốn viện trợ cao sẽ làm xói mòn chất lượng quản lý Chính



phủ, mức độ quy định luật pháp và tăng mức độ tham nhũng. Chất lượng quản lý
Chính phủ được đo lường thông qua chỉ số ICRG (International Country Risk
Guide), chỉ số ICRG được cấu thành dựa vào ba tiêu chí: mức độ tham nhũng trong
Chính phủ, chất lượng thủ tục hành chính, mức độ quy định luật pháp.
Craig Burnside và David Dollar (2000) nghiên cứu với đề tài “Viện trợ,
chính sách và tăng trưởng: nghiên cứu thực nghiệm”, nghiên cứu tập trung kiểm
định mối quan hệ giữa nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, các chính sách kinh
tế và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người. Nhóm tác giả thu thập mẫu dữ liệu của
56 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1970-1993 đồng thời sử dụng phương
pháp ước lượng OLS và 2SLS để hồi quy các biến trong mô hình. Kết quả nghiên
cứu đã tìm ra rằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển với điều kiện chính sách tài
khóa tốt cùng với chính sách tiền tệ và chính sách thương mại tốt, nhưng khi các
chính sách này không tốt thì nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức vẫn có tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở mức độ thấp. Chauvet và Guillaumont (2003) với
bộ dữ liệu nghiên cứu gồm 59 nước đang phát triển trong giai đoạn 1965-1999 và
sử dụng phương pháp ước lượng GMM 1 bước và 2 bước để ước lượng mối quan hệ
giữa nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và tăng trưởng kinh tế khi thêm các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn vốn ODA gồm: chính sách kinh tế, cú sốc trong
kinh tế, bất ổn chính trị và khả năng hấp thụ. Biến chính sách kinh tế đo lường
thông qua yếu tố lạm phát và độ mở thương mại, biến cú sốc trong kinh tế đo lường
thông qua tỷ lệ xuất khẩu/GDP, biến bất ổn chính trị đo lường thông qua số lượng
biểu tình trên một triệu người, biến khả năng hấp thụ đo lường thông qua yếu tố khả
năng cung cấp điện và số người tốt nghiệp cấp hai trên tổng dân số. Kết quả nghiên
cứu ủng hộ chính sách kinh tế tốt, ổn định chính trị, khả năng hấp thụ cao sẽ tác
động tích cực đến hiệu quả nguồn vốn viện trợ. Feeny và Ashton de Silva (2012)
tập trung nghiên cứu về yếu tố khả năng hấp thụ của nước tiếp nhận viện trợ ảnh
hưởng đến hiệu quả của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại các quốc gia

đang phát triển trong giai đoạn 1990-2005. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi
quy cho dữ liệu bảng gồm OLS, FE và System GMM đã chứng minh rằng giới hạn


về khả năng hấp thụ làm cản trở hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), qua đó kiến nghị đến các nước viện trợ trong việc đưa ra các chương trình
sử dụng nguồn vốn ODA và phân bổ nguồn vốn này cần chú trọng đến khả năng
hấp thụ của nước nhận viện trợ.
Mới đây, Jonathan và Nicolas (2017) đã nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và khả năng hấp thụ của nước tiếp
nhận nguồn vốn ODA thông qua nghiên cứu “nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài và hấp
thụ quốc nội” Hai tác giả đã sử dụng số liệu của 88 nước có tiếp nhận nguồn vốn
ODA trong giai đoạn 1971-2012, mô hình nghiên cứu bao gồm các biến độc lập: chi
tiêu hộ gia đình, chi tiêu chính phủ, vốn đầu tư toàn xã hội, xuất khẩu và nhập khẩu,
tất cả các biến này đều tính theo tỷ lệ với GDP. Kết quả ước lượng cho thấy nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức tác động dương đến tổng chi tiêu hộ gia đình và
chính phủ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn ODA cũng tác động
dương đến đầu tư nhưng mức độ tác động yếu hơn so với tác động đến tổng chi tiêu
hộ gia đình và chính phủ.
1.4.2 Nghiên cứu trong nƣớc
Hiện nay, các nghiên cứu trong nước tập trung vào phân tích định tính các
vấn đề liên quan đến viện trợ phát triển nhìn từ góc độ quản lý nhà nước và đồng
thời chỉ ra các nguyên nhân, giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả của
viện trợ phát triển tại Việt Nam. Đã có một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam
liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau:
Phạm Hoàng Mai (1996) cho rằng cần thiết phải có sự can thiệp của Chính
phủ trong việc quản lý và sử dụng ODA: Chính phủ cần tái cấu trúc luồng vốn
ODA, thu hút các đối tác tài trợ nhằm tăng chi tiêu chính phủ, từ đó kích thích đầu
tư khu vực tư nhân và tăng lượng vốn giải ngân, tập trung vào các dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng xã hội trực tiếp nhằm hướng tới các mục tiêu xã hội thay vì các mục

tiêu kinh tế. Trần Anh Tuấn (2003) với bài nghiên cứu “ODA Nhật Bản cho các
nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, tác giả đã trình bày vai


trò, tác động của nguồn vốn ODA đối với các nước nhận viện trợ trong khu vực
Đông Nam Á, bên cạnh đó trình bày quan điểm ODA không hiệu quả ở một số
nước, từ đó kiến nghị một số bài học rút ra cho Việt Nam. Nguyễn Ngọc Sơn (2008)
với đề tài “Tiết kiệm - đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, nghiên cứu đưa
ra kết luận có tồn tại mối quan hệ giữa tiết kiệm - đầu tư và tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam, nghiên cứu cũng trình bày các giải pháp nâng cao hiệu quả của tiết kiệm
- đầu tư góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Nguyễn Thị Huyền
(2008) với đề tài “Khai thác nguồn vốn ODA trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam”, bài nghiên cứu tập trung phân tích hoạt động khai thác nguồn
vốn ODA và vai trò của nguồn vốn này trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam. Hồ Hữu Tiến (2009) chỉ rõ các nguyên nhân và nêu ra những ưu
điểm và nhược điểm trong vấn đề quản lý ODA của Việt Nam, đồng thời đề ra các
giải pháp cho chính phủ trong quản lý và sử dụng ODA.Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương (2013) có công trình nghiên cứu với đề tài: “Thu hút và sử dụng
tốt nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián
tiếp nước ngoài”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số giải pháp hữu ích trong cách
tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam. Phạm Thúy Hồng (2014) có bài
nghiên cứu “Nguồn vốn ODA của Nhật Bản và phát triển kinh tế của Việt Nam”.
Bài nghiên cứu lược khảo các thành tựu đạt được và các hạn chế còn tồn tại liên
quan đến nguồn vốn ODA của Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam hiện nay.


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
2.1 Thực trạng về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và tăng trƣởng kinh
tế tại các quốc gia đang phát triển

Hình 2.1 cho thấy năm 2016 có lượng vốn ODA cam kết và giải ngân đạt
mức cao nhất, vốn ODA cam kết đạt 125.311 triệu USD và vốn ODA giải ngân đạt
103.110 triệu USD. Tuy nhiên, theo số liệu có thể nhận thấy vốn ODA giải ngân
luôn thấp hơn lượng vốn ODA cam kết, lượng vốn ODA giải ngân đã có những
biến động rất mạnh trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2016, qua đó thấy
rõ nguồn vốn ODA là nguồn vốn không thật sự ổn định. Với hình 2.1 cho thấy trong
giai đoạn 1996-2002 có mức chênh lệch vốn ODA giải ngân và cam kết thấp hơn
giai đoạn 2003-2016, nổi bật đó là năm 2008 là năm có tỷ lệ vốn ODA giải ngân so
với cam kết sụt giảm mạnh đạt mức thấp nhất chỉ 73%, một phần lý giải hiện tượng
này đó là chủ yếu do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến
các nhà tài trợ nguồn vốn ODA gặp khó khăn trong việc cung cấp nguồn vốn này.
Hình 2.1 Cam kết và giải ngân vốn ODA tại các quốc gia đang phát triển trong
giai đoạn 1996-2016
Đơn vị tính: triệu USD
140000
120000
100000
80000
60000
40000
20000
0

ODA CAM KẾT

ODA GIẢI NGÂN

Nguồn: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)



Về lĩnh vực đầu tư, trong giai đoạn 1996-2016, so sánh chi tiết các lĩnh vực
nguồn vốn ODA tài trợ tại các quốc gia đang phát triển thì lĩnh vực cơ sở hạ tầng
chiếm tỷ trọng cao nhất với 46% trên tổng nguồn vốn ODA vào toàn bộ các lĩnh
vực. Kế đến là viện trợ nhân đạo chiếm 16%, thứ ba là giao thông và liên lạc chiếm
12%. Các lĩnh vực nhận được vốn ODA hạn chế là các lĩnh vực nông nghiệp, môi
trường và nước sạch, năng lượng.
Hình 2.2 ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực tại các quốc gia đang phát triển
giai đoạn 1996-2016

Cơ sở hạ tầng công cộng

16%

4%

Giáo dục
46%

12%

Môi trường và nước sạch
Năng lượng

7%
4%

Giao thông và liên lạc

8%


Nông nghiệp
Viện trợ nhân đạo

Nguồn: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
2.1.2 Thực trạng tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến tăng
trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển
Thời kỳ 1996-2016 kinh tế khu vực và thế giới xảy ra các biến cố bất lợi
không mong muốn. Đó là các cuộc khủng hoảng: khủng hoảng tài chính châu Á
năm 1997, khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu
Âu năm 2010. Tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển có thể chia thành
hai giai đoạn: từ năm 1998 đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng tăng
trong giai đoạn này, còn trong giai đoạn 2007-2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế tại
các quốc gia đang phát triển bị sụt giảm đáng kể do bị ảnh hưởng bởi liên tiếp các
cuộc khủng hoảng kinh tế. Dựa vào hình 2.3 nhận thấy rằng năm 1998 tốc độ tăng
trưởng GDP ở mức thấp nhất với chỉ 1,8% do các quốc gia đang phát triển thuộc


khu vực châu Á bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng châu Á bắt đầu từ năm 1997 ở
Thái Lan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp thứ hai diễn ra vào năm 2009 với mức
2,5% do xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Tổng thể, trong cả
giai đoạn 1996-2016 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình tại các quốc gia đang
phát triển vào khoảng 5%.
Hình 2.3 Tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển
giai đoạn 1996-2016
GDP (USD)

%

GDP (%)


Triệu USD

10

3E+13
2.5E+13

8

2E+13

6

1.5E+13

4

1E+13

2016

2015

2014

2013

2012

2011


2010

2009

2008

2007

2006

2005

2004

2003

2002

2001

2000

1999

1998

0
1997


5E+12

0

1996

2

Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB)
Hình 2.4 Biến động tăng trƣởng kinh tế và nguồn vốn ODA tại các quốc gia
đang phát triển giai đoạn 1996-2016
40
35
30
25
20
15
10
5
0
-5
-10
Biến động vốn ODA (%)

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB)


Về mặt kinh tế, nguồn vốn ODA được đánh giá góp phần tác động tích cực

vào phát triển kinh tế - xã hội tại các quốc gia đang phát triển. Nguồn vốn ODA có
ảnh hưởng tăng cường phúc lợi xã hội, cụ thể như hỗ trợ vốn đầu tư, phát triển
nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo (Buck và Kuckulenz, 2010; Rao và Hassan,
2012). Đánh giá tương quan cho thấy GDP và ODA có mối tương quan thuận chiều,
nguồn vốn ODA biến động tương đối cùng chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế và
có độ trễ nhất định về mặt thời gian tại các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, xét
về mặt tổng thể, nguồn vốn ODA chỉ là một trong những nguồn vốn hỗ trợ phát
triển kinh tế và an sinh xã hội, để nguồn vốn ODA thực sự có thể đóng góp vào thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế thì quan trọng đó là nâng cao hiệu quả nguồn vốn này thông
qua cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút, quản lý và sử dụng nguồn
vốn ODA. Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn vốn ODA bao
gồm: môi trường thể chế ODA phải thuận lợi, đảm bảo tốt chất lượng quản trị công
và quản trị chống tham nhũng tại các quốc gia tiếp nhận nguồn vốn này, nâng cao
khả năng hấp thụ vốn của quốc gia tiếp nhận vốn ODA…có như vậy thì mới phát
huy được hết thế mạnh của nguồn vốn này, đồng thời kiến tạo môi trường đầu tư
hấp dẫn thu hút được các nguồn vốn khác cả trong nước và ngoài nước qua đó tạo
động lực to lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu của luận án được thu thập gồm 68 quốc gia đang phát triển trên thế
giới trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2016. Việc lựa chọn số lượng các quốc
gia đang phát triển và phạm vi thời gian 1996-2016 xuất phát từ bộ dữ liệu của
World Bank, từ năm 1996 dữ liệu cho toàn bộ các quốc gia được lựa chọn trong
nghiên cứu mới đầy đủ và dữ liệu cập nhật mới nhất đến năm 2016.
3.2 Mô hình nghiên cứu
Để phân tích định lượng tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển, luận án kế thừa mô hình
nghiên cứu của Lucas (1988) để xây dựng các mô hình nghiên cứu của luận án như

sau:
Mục tiêu nghiên cứu thứ nhất: phân tích tác động của nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát
triển. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, tác giả xem xét cả hai mô hình dạng
bảng tĩnh và dạng bảng động.
 Mô hình 1: phân tích tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đến tăng trưởng kinh tế dạng bảng tĩnh:
GDPit = β1+ β2ODAit + β3INVESTit + β4LABORit + β5INFit + β6OPENit
+ β7INFRASit + αi + uit (1)
 Mô hình 2: phân tích tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đến tăng trưởng kinh tế dạng bảng động:
GDPit = β1+ β2GDPit-1 + β3ODAit + β4INVESTit + β5LABORit + β6 INFit
+ β7OPENit + β8INFRASit + αi + uit (2)


Mục tiêu nghiên cứu thứ hai: phân tích tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế trong trường hợp tại Việt Nam. Để
giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, tác giả đưa vào mô hình (2) biến giả VN. Biến
VN nhận giá trị 1 trong trường hợp là quốc gia Việt Nam và nhận giá trị 0 trong
trường hợp quốc gia khác.
 Mô hình 3: phân tích tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam:
GDPit = β1+ β2GDPit-1 + β3ODAit + β4INVESTit + β5LABORit + β6 INFit
+ β7OPENit + β8INFRASit + β9(ODAit

VNi) + αi + uit (3)

Mục tiêu nghiên cứu thứ ba: xem xét tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế là tuyến tính hay phi tuyến. Để giải
quyết mục tiêu nghiên cứu này, tác giả đưa vào mô hình (2) biến ODA2.

 Mô hình 4: xem xét tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển là tuyến tính
hay phi tuyến.
GDPit = β1+ β2GDPit-1 + β3ODAit + β4ODA2it + β5INVESTit + β6LABORit
+ β7 INFit + β8OPENit + β9INFRASit + αi + uit (4)
Mục tiêu nghiên cứu thứ tƣ: nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện chất lượng
quản trị công của các quốc gia đang phát triển. Nhân tố chất lượng quản trị công
được đo lường thông qua trung bình của sáu chỉ số đánh giá trong bộ chỉ số “quản
trị công toàn cầu” từ World Bank gồm: kiểm soát tham nhũng, hiệu quả chính phủ,
ổn định chính trị, tuân thủ pháp luật, chất lượng luật pháp, tiếng nói và trách nhiệm
giải trình. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, tác giả đưa vào mô hình (4) biến
tương tác ODAit

GOVit.


 Mô hình 5 : nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện chất lượng quản trị công của
các quốc gia đang phát triển:
GDPit = β1+ β2GDPit-1 + β3ODAit + β4ODA2it + β5(ODAit

GOVit) +

β6INVESTit + β7LABORit + β8 INFit + β9OPENit + β10INFRASit + αi + uit (5)
Mục tiêu nghiên cứu thứ năm: nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện chất lượng
quản trị công và khả năng hấp thụ vốn của các quốc gia đang phát triển. Nhân tố
khả năng hấp thụ của nước tiếp nhận nguồn vốn ODA được đo lường thông qua chỉ
số phát triển con người (HDI). Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, tác giả đưa

vào mô hình (4) biến tương tác ODAit

GOVit

HDIit.

 Mô hình 6 : nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện chất lượng quản trị công và
khả năng hấp thụ vốn của các quốc gia đang phát triển:
GDPit = β1 + β2GDPit-1 + β3ODAit + β4ODA2it + β5(ODAit

GOVit

HDIit) +

β6INVESTit + β7LABORit + β8 INFit + β9OPENit + β10INFRASTit + αi + uit (6)
Mục tiêu nghiên cứu thứ sáu: nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện chất lượng
quản trị tham nhũng của các quốc gia đang phát triển. Nhân tố chất lượng quản trị
tham nhũng được đo lường thông qua chỉ số quản trị tham nhũng (CORRUPT). Để
giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, tác giả đưa vào mô hình (4) biến tương tác
ODAit

CORRUPTit

 Mô hình 7 : nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện chất lượng quản trị tham
nhũng của các quốc gia đang phát triển:
GDPit = β1 + β2GDPit-1 + β3ODAit + β4ODA2it + β5(ODAit


CORRUPTit) +

β6INVESTit + β7LABORit + β8 INFit + β9OPENit + β10INFRASTit + αi + uit (7)


Trong đó:
GDPit: là biến tăng trưởng kinh tế, được đo lường bằng tốc độ tăng GDP
bình quân đầu người của quốc gia i theo năm t.
GDPit-1: là biến tăng trưởng kinh tế, được đo lường bằng tốc độ tăng GDP
bình quân đầu người của quốc gia i theo năm t - 1.
ODAit: là biến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, được đo lường bằng
tỷ lệ ODA/GDP của quốc gia i theo năm t.
INVESTit : là biến tổng vốn đầu tư toàn xã hội, được đo lường bằng tỷ lệ
INVEST/GDP của quốc gia i theo năm t.
LABORit : là biến đại diện cho nhân tố nguồn nhân lực, thể hiện tốc độ tăng
lao động, được đo lường bằng tỷ lệ lực lượng lao động trên dân số trong một quốc
gia i theo năm t.
INFit: là biến lạm phát, được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm
của quốc gia i theo năm t.
OPENit: là biến độ mở thương mại, đại diện cho chính sách mở cửa của một
quốc gia, được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng xuất nhập khẩu hàng hóa - dịch vụ và
GDP của quốc gia i theo năm t.
INFRASTit: là biến cơ sở hạ tầng, đại diện cho sự phát triển của cơ sở hạ
tầng trong một quốc gia. Biến này có thể được đo bằng nhiều cách khác nhau, trong
nghiên cứu này tác giả sử dụng chỉ tiêu số thuê bao điện thoại cố định trên 100
người dân và biến số này được xem là có tác động đến tăng trưởng kinh tế (Asiedu,
2002; Ancharaz, 2003; Kevin, 2005; Bissoon, 2012).


GOVit: chỉ số quản trị công, đại diện cho mức độ hiệu quả trong quản trị

công của nước tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chỉ số
nhận giá trị từ 0 đến 1, chỉ số bằng 1 khi quốc gia quản trị công đạt hiệu quả tốt
nhất.
HDIit: chỉ số phát triển con người, đại diện cho mức độ khả năng hấp thụ của
nước tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chỉ số nhận giá trị từ
0 đến 1, chỉ số bằng 1 khi quốc gia có mức độ phát triển con người cao nhất.
CORRUPTit: chỉ số quản trị tham nhũng, đại diện cho mức độ hiệu quả
trong quản trị tham nhũng của nước tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA). Chỉ số nhận giá trị từ 0 đến 1, chỉ số bằng 1 khi quốc gia quản trị tham
nhũng đạt hiệu quả tốt nhất.
αi : thể hiện đặc điểm riêng giữa các quốc gia không đổi theo thời gian.
uit : sai số đặc trưng của mô hình.
i: chỉ số đại diện cho quốc gia (i= ̅̅̅̅ )
t: chỉ số đại diện cho thời gian quan sát (từ năm 1996 đến 2016)


×