Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục và huy động các nguồn lực ở trường tiểu học Thiệu Tiến, Huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.51 MB, 31 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LỜI MỞ ĐẦU.

 1.1/ Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội. Giáo dục quyết  
định tương lai của mỗi con người và vận mệnh đất nước. 
 Thế  kỷ  XXI đã đến, loài người đang sẵn sàng chào đón và hướng tới một  
tương lai tốt đẹp, một nền văn hoá văn minh tin học, một xã hội được mở  ra trên 
nền tảng của tri thức. Quyền lực thuộc về trí tuệ. Bàn về tương lai chúng ta không  
thể không bàn đến giáo dục bởi “Giáo dục là chìa khoá mở cửa tương lai”, “Đi lên 
bằng giáo dục” đó là chân lý của thời đại chúng ta­ thời đại mà trí tuệ con người là 
tài nguyên quí giá của mỗi Quốc gia. Chúng ta phải khẳng định rằng mặt bằng dân  
trí cao cùng với đỉnh cao của trí tuệ là điều kiện tiên quyết để  mỗi Quốc gia phát 
triển bền vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt toàn cầu.
   Nghị quyết BCH TW Đảng khoá VII đã xác định: “Giáo dục đào tạo và khoa học  
công nghệ  là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ  bản bảo  
đảm xây dựng và bảo vệ đất nước”.
    Trước xu thế Quốc tế hoá và toàn cầu hoá, vấn đề đặt ra và ngày càng cấp bách  
cho Giáo dục­ Đào tạo trong thời kỳ hội nhập là phải nhanh chóng có những bước  
chuyển mình, phải đào tạo được những thế hệ học sinh năng động, sáng tạo, nhân 
cách được phát triển toàn diện và bền vững để gánh vác vận mệnh nước nhà.
     Hơn nửa thế kỷ qua, cùng với sự thay đổi của đất nước, trước những cơ hội và  
thách thức, Giáo dục Việt Nam đã đạt được những thắng lợi vượt bậc. Song so với  
yêu cầu của thời đại chất lượng giáo dục vẫn phần nào chưa đáp ứng và còn nhiều 
bất cập.
     Xác định rõ điều đó, nhiều năm nay chúng ta đã ra sức tìm kiếm một giải pháp 
tiên tiến để  xây dựng một nền giáo dục hiện đại cho thế  kỷ  XXI. Trong lộ  trình  
xây dựng nền giáo dục Việt Nam Đảng ta chỉ rõ bảy giải pháp chính, trong đó công  
tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực cho giáo dục được đặc biệt quan  
tâm.



        Nghị  quyết hội nghị  lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã nêu:  
“Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây  
dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự  quản lý của nhà nước”. Kết luận của Hội 
nghị lần thứ  II Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII ghi rõ: “Giáo dục ­ đào tạo là  
sự nghiệp của toàn Đảng, nhà nước và của toàn dân. Mọi người chăm lo đến giáo  
dục, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể  nhân dân, các tổ  chức kinh tế ­  
xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát  
triển sự  nghiệp Giáo dục ­ đào tạo, đóng góp trí tuệ nhân lực, vật lực, tài lực cho  
Giáo dục ­ đào tạo. Kết hợp nhà trường ­ gia đình và xã hội tạo nên môi trường  
giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể”.
         1.2/ Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở 
ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền 
móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ  hệ thống giáo dục Quốc dân. 
Như vậy chúng ta khẳng định rằng việc huy động nguồn lực chăm lo đến giáo dục 
­ thực chất là công tác xã hội hoá giáo dục Tiểu học có thể  xem như  là một nút 
bấm tạo sức bật mới cho cả hệ thống giáo dục Quốc dân.
    Đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận rằng không thể khoán gọn công tác giáo dục  
cho các nhà giáo và công tác giáo dục sẽ chẳng đi đến đâu chừng nào chúng ta chưa 
chỉ cho xã hội thấy được  vai trò quan trọng của công tác xã hội hoá giáo dục. 
        Ở Việt Nam chúng ta không ít người nghĩ rằng ngôi trường chỉ là nơi dạy học  
sinh mà không biết rằng đất đai và các cơ  sở  vật chất khác của ngành giáo dục 
không chỉ là phương tiện, là công cụ giáo dục mà còn là môi trường để tạo ra nhân  
cách con người, giúp cho các em có điều kiện phát triển toàn diện.
       Trên thực tế chúng ta thấy rằng khó khăn trong việc thiếu thốn cơ sở vật chất,  
trang thiết bị đang kìm hãm sự phát triển của các nhà trường, là vấn đề gây bức xúc 
cho những người có tâm huyết với sự ngiệp giáo dục và làm đau đầu các nhà quản  
lý. Sự đầu tư thiếu tầm nhìn đối với sự nghiệp giáo dục đã làm ảnh hưởng nghiêm 
trọng đến chất lượng trong cả hệ thống giáo dục quốc dân.



II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.

     1.1/ Thực trạng chung:
       Những năm gần đây Bộ  GD&ĐT, Sở  GD&ĐT Thanh Hóa , Phòng GD&ĐT 
Thiệu Hoá đã quyết liệt, khoa học trong việc huy động cộng đồng tham gia XHH 
giáo dục.
    Tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn.
      Trong toàn cảnh bức tranh chung của ngành giáo dục Việt Nam  ở  một không  
gian nào đó vẫn có những khoảng tối đáng tiếc. Có bao nhiêu phiên toà đã tuyên án 
trừng trị những kẻ vô nhân tính hành hạ dã man các em, thật day dứt khi nhìn thấy 
những em nhỏ  bị chính bố  mẹ  đẻ  bỏ  rơi hoặc phải bỏ  học giữa chừng để  đi làm 
thuê vì nhà quá nghèo. Chúng ta cũng thật buồn khi được xem những thước phim  
quay chậm hình  ảnh xơ  xác của những ngôi trường chưa được đầu tư  đúng mức,  
hay hình ảnh những nhà giáo sống đạm bạc, nghèo nàn bên chồng giáo án dày cộm  
và bên cạnh đó còn là hình ảnh khiếu kiện vì phải đóng góp làm sân trường cho các  
cháu mầm non như   ở  xã Thiệu Phúc – Thiệu Hoá...đó là những minh chứng cho  
công tác giáo dục ­ đào tạo của chúng ta chưa thực sự là “Quốc sách hàng đầu”.
   Với Trường tiểu học Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hoá, Thanh Hóa không có những 
hình  ảnh nêu trên nhưng những năm về  trước không hiếm tình trạng học sinh bỏ 
học vì gia đình quá nghèo. Diện tích bê tông hoá sân trường chỉ  là 225m2 còn lại  
ngập nước, đường đi lối lại không có. Mối quan hệ  giữa giáo viên chủ  nhiệm và 
cha mẹ học sinh thiếu mật thiết, nhà trường và địa phương không có sự  phối hợp 
nhịp nhàng, công tác tham mưu đề xuất của nhà trường với cấp trên hầu như không 
có. Điều đáng nói là: Trong các hội nghị mở rộng hàng tháng của Đảng uỷ  nhiều  
năm liền không đề cập đến công tác giáo dục mặc dù thành phần dự  hội nghị có  
mời bí thư chi bộ của các nhà trường. Hội nghị các thôn chỉ bàn về sản xuất, chăn  
nuôi mà quên rằng nếu biết đọc, biết viết, có tri thức khoa học thì mới biết sản  
xuất, chăn nuôi giỏi...Từ đó cơ sở vật chất nhà trường thiếu thốn trầm trọng. Tỉ lệ 
giáo viên­ học sinh đạt giải các cuộc thi cấp huyện không được như  mong muốn, 



chất lượng dạy và học trong nhà trường không đáp  ứng được yêu cầu. Chỉ chừng 
ấy dẫn chứng chúng ta cũng có thể khẳng định được rằng:  Thực tế công tác xã hội  
hoá giáo dục chỉ là hô khẩu hiệu chưa có chiều sâu, thiếu bề  rộng, chưa thực sự  
đáp ứng được yêu cầu đặt ra của xã hội.
 1.2/ Thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục ở Trường tiểu học Thiệu Tiến.
a/ Vài nét về tình hình nhà trường:
* Đội ngũ cán bộ­ giáo viên năm 2010­2011:
    Trường tiểu học Thiệu Tiến nằm cách trung tâm Huyện 4km. Đội ngũ cán bộ ­  
giáo viên có 24đ/c. Trình độ  đạt chuẩn và trên chuẩn 100%. Do đời sống kinh tế 
còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp,  ảnh hưởng của cơ chế  thị  trường đã  
tác động phần nào đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ. CB ­ GV trong  
nhà trường 100% là nữ  chân yếu, tay mềm, phải gánh vác nhiều công việc  ở  gia 
đình nên chưa có nhiều thời gian cho công tác chuyên môn cũng như công tác xã hội 
hoá giáo dục. Một bộ phận CB ­ GV mới ra trường chưa được biên chế nên không 
yên tâm công tác.
     Tuy nhiên, CB ­ GV Trường tiểu học Thiệu Tiến luôn có ý thức vươn lên khi 
gặp khó khăn, có phẩm chất đạo đức tốt, biết chia sẻ  và giúp đỡ  lẫn nhau, nhiệt 
tình yêu nghề luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách.
* Về địa phương ­ phụ huynh­ học sinh:
   ­ Thiệu Tiến là quê hương Cách mạng. Người dân kiên cường trong chiến đấu, 
cần cù trong lao động sản xuất . Tuy nhiên, ngân sách xã thường xuyên mất cân 
đối.
   ­ Trường tiểu học Thiệu Tiến có 400 học sinh, hầu hết là con các gia đình nông  
dân nghèo. Do ảnh hưởng của môi trường và tâm lý lứa tuổi nên các em chưa có ý 
thức trong học tập, nhút nhát, thiếu tự  tin trong giao tiếp. Nhưng các em là những 
đứa trẻ hồn nhiên và đáng yêu.
  ­ Phần nhiều phụ huynh đi làm ăn xa, đa số  phụ huynh nhận thức rằng ngày nay 
cơ sở vật chất của nhà trường đã có nhiều thay đổi đủ để cho con em học tập chưa 



cần thiết phải đầu tư xây dựng từ đó chưa tạo điều kiện cho các em học tập, xem  
nhẹ vai trò của việc xây dựng môi trường học tập tốt hơn cho con em mình.
b/ Thực trạng của việc chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở  
Trường tiểu học Thiệu Tiến ­  huyện Thiệu Hoá,  Thanh Hoá.
* Một số kết quả đã đạt được:
      Triết học Mác đã khẳng định:”Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất  quyết  
định ý thức.” trong phạm vi đề tài chúng ta thấy rằng: Cơ sở vật chất, các phương  
tiện  dạy – học không được tốt đương nhiên sẽ  làm  ảnh hưởng đến chất lượng 
đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Xác định được như  vậy  
nhà trường đã xây dựng kế  hoạch chiến lược huy động các nguồn lực một cách  
nghiêm túc, khoa học mang tính khả thi cao. Hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch  
đã giúp nhà trường hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ được giao.   
- Bảng thống kê trình độ chính trị, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn 
của đội ngũ Cán bộ, giáo viên trong 4 năm gần đây:
Trình 
Năm 

Tổng 

học

số

Trình độ đào 
tạo

Trình độ chuyên môn

CB­GV dạy giỏi và CB­


độ 

GV đạt giải các cấp

chính 
trị

ĐH



TH

GIỎI

KHÁ

ĐẠT

KHÔNG 
ĐẠT

QG

TỈNH

HUỴÊN

TRƯỜNG


TRUNG 
CẤP

2007­

23

4

1

18

11

8

3

1

0

2

8

11


0

2008
2008­

24

7

1

16

13

9

2

0

0

5

10

9

1


2009
2009­

25

12

1

12

13

12

0

0

0

6

11

8

1


2010
2010­

24

15

1

8

15

9

0

0

0

8

13

7

3

2011


Đội ngũ cán bộ ­ giáo viên Trường tiểu học Thiệu Tiến đã và đang có nhiều cố 
gắng trong việc huy động các nguồn lực. Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng  


cao.Giỏoviờngiicỏccpngycngtng.Trỡnh otovtrỡnh chun
nghnghiptngvttri,100%cúphmchtoctt.
Ttcgiỏoviờnóchuynthitkbidytphngphỏptruynthngsang
thitkbidytheophngphỏptớchcchoỏhotnghcsinh.Huhtgiỏo
viờnósongingbngmỏyvitớnh.
Quanimnginternetgiỏoviờnótớchcctrongvictruycpthụngtinphc
vchobiging,tỡmkimcnhiudliuvthụngtinphcv chocỏchot
ngcanhtrngtoccỏchỡnhthcsinhhotmim,phongphỳvhp
dnchohcsinh.Giỏoviờnótớchccs dngcỏc dựngdyhchincúv
tớchcclmthờmnhiu dựngdyhcphcvgingdyvthamgiacỏchi
thitktqutt.
ưBngthngkờktquhuyngúnggúptrong4nmgnõy:
Tocuytớnviphhuynhhcsinhbngskhngnhchớnhmỡnhthụng
quavicnõngcaochtlngthnghiunhtrng.
Chsaumtthigiannhtrngónhncsnghcthnhsau:
Nmhc
2007ư2008

Stin
96triung

Ktquut
Ngunhuyng
ưXây hệ thống đờng đi lối lại. May rèm cửa - Phụ huynh và
các lớp. Quét vôi ve toàn bộ các khu nhà. Huyện.

Mua bàn ghế văn phòng theo phong cách

2008ư2009

2009ư2010

2010ư2011
vnht
nm2011

hiện đại.
ưúngmi100bbnghỳngquicỏch.Xõy

ưPHHS.NS

nhthitbthvintheoquichun.Muacỏc

huyn,NSxó,

loisỏchchothvin.
ưMuasm150bbnghchun.Muamỏy

PhũngGD&T
ưCác nhà hảo

chiu,mỏytớnhxỏchtay.Lmlihthng

tâm, PHHS,

in,ưXõybpnbỏntrỳ,muasmtrangthit


vốn dự án.

2,21tng

b.
Xõykhunh2tng6phũnghc.Sachacỏc

Tnghuyng

v620ngy

cụngtrỡnhtheophongcỏchhini,trangtrớ

cỏcngunlc

cụngcanhõn

trnglp.Mrngbtngsừn.Lmnhhnh

700triung

1,56tng


dân trong xã.

lang nối liên hoàn các khu nhà. 

Chất lượng giáo dục 3 năm gần đây: Chất lượng đại trà tăng vượt trội so với 

các năm học trước. Học sinh thực hiện đầy đủ  nhiệm vụ  của người học sinh đạt 
100%. Tham gia đầy đủ  và  các cuộc thi và đạt nhiều giải cao. Chất lượng mũi 
nhọn luôn đứng trong tốp đầu của Huyện.
Năm học

TL huy động trẻ ra 

Tỷ lệ HS lên lớp thẳng

Tỷ lệ HS bỏ 

lớp
học
2008­2009
100%
97,3%
0
2009­2010
100%
99,5%
0
100%
99,1%
2010­2011
* Nguyên nhân dẫn đến thành công: Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xã 
hội hoá giáo dục và việc huy động các nguồn lực tham gia công tác giáo dục. Với 
quan điểm “ không thể đơn phương độc mã làm giáo dục” nhà trường đã thành lập 
ban chỉ đạo xã hội hoá giáo dục cấp trường, lập kế hoạch huy động dài hơi trong 5  
năm. Giao trách nhiệm cho các thành viên, phối hợp chặt chẽ với ban đại diện cha 
mẹ học sinh sau đó đánh giá điều chỉnh. Có kế hoạch bồi dưỡng trang bị kiến thức 

xã hội hoá giáo dục cho các thành viên một cách rõ ràng, khoa học. Nội dung và 
hình thức bồi dưỡng phong phú. Bám sát nội dung, tổ chức tốt các cuộc vận động,  
các phong trào thi đua.    Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy  
học sinh làm trung tâm, xây dựng tập thể sư  phạm vững mạnh có phẩm chất đạo 
đức tốt, có lối sống chân thành, có lý tưởng sống cao đẹp, biết đoàn kết và quan 
tâm tới mọi người xung quanh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Coi trọng 
hoạt động của tổ, khối chuyên môn, quan tâm đến công tác tự  học, tự  bồi dưỡng  
của giáo viên.Tạo điều kiện để cho giáo viên  tham gia đầy đủ  các hoạt động của 
địa phương, giao lưu với cha mẹ  học sinh và các tổ  chức ngoài nhà trường. Hiệu 
trưởng thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo và kiến thức xã hội 
hoá giáo dục. Tích cực tham gia công tác nhân đạo và hoạt động của các tổ  chức 
chính trị  vì vậy việc huy động các nguồn lực  ở  trường tiểu học Thiệu Tiến luôn 
mang lại hiệu quả cao, từng bước làm thay đổi diện mạo nhà trường.


c/ Một số  hạn chế  trong thực hiện xã hội hoá giáo dục và việc huy động các  
nguồn lực  ở Trường tiểu học Thiệu Tiến, Thiệu Hoá.
        Trong những năm qua CBQL nhà trường cũng đã biết đến công tác xã hội hoá 
giáo dục và huy động các nguồn lực song kết quả  chưa cao và vẫn còn có những  
hạn chế nhất định đó là:
­ Việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục và huy động các nguồn lực còn lúng  
túng thiếu tầm chiến lược, thiếu chiều sâu, đánh giá tiến hành chưa thường xuyên. 
­ Chất lượng giáo dục, uy tín của nhà trường chưa thực sự được tin tưởng.
­ Việc vận động nhân dân và phối hợp với các tổ chức đoàn thể chưa nhịp nhàng.
­ Hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh chưa rõ nét. Lương giáo viên chưa  
đủ  cho những sinh hoạt tối thiểu, đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên không có  
thời gian cho công tác vận động tuyên truyền quần chúng tham gia vào giáo dục. 
Đời sống nhân dân và ngân sách địa phương còn nhiều thiếu thốn.
* Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế:
  ­ Một số giáo viên chưa tự giác trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng  

lực và phẩm chất để tạo dựng uy tín cá nhân và thương hiệu nhà trường. Giáo viên  
chưa có nhiều hiểu biết về  công tác xã hội hoá giáo dục và huy động các nguồn  
lực.
­ Một bộ  phận cán bộ  và nhân dân có biểu hiện bảo thủ  đã bằng lòng với điều 
kiện hiện có mà ít nghĩ đến vấn đề  đổi mới và nhiệm vụ  của giáo dục trong thời  
kỳ  hội nhập. Mặt khác, đời sống nhân dân Thiệu Tiến chủ  yếu sống bằng nghề 
lúa nước, thu nhập quá thấp  nhiều khi chưa quan tâm đến việc học tập của các  
em. 
  ­ Một số văn bản của các cơ quan chức năng thiếu sự đồng bộ nên việc huy động 
nhân dân đóng góp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn. 
   ­ Công tác thi đua khen thưởng, hội nghị tổng kết công tác XHH giáo dục  chưa  
được chú trọng nên công tác XHH giáo dục còn mang tính hình thức.


  Đó là những nguyên nhân cơ bản khiến công tác xã hội hoá giáo dục và việc huy  
động các nguồn lực trong nhà trường chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Điều đó 
đã làm   ảnh hưởng không nhỏ   đến chất lượng giáo dục và diện mạo của nhà 
trường.
      Đứng trước thực trạng trên, với cương vị là người chịu trách nhiệm cao nhất 
về chất lượng giáo dục của nhà trường tôi luôn tự hỏi mình: “ Phải làm thế nào để  
công tác xã hội hoá giáo dục và huy động các nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất?”. 
       Đó là lý do tôi quyết định chọn đề  tài: “Một số biện pháp chỉ  đạo thực hiện  
công tác xã hội hoá giáo dục và huy động các nguồn lực ở Trường tiểu học Thiệu  
Tiến, huyện Thiệu Hoá” làm đề  tài cho phần nghiên cứu của mình nhằm tìm ra  
hướng đi đúng đắn phù hợp với tình hình của nhà trường và đạt hiệu quả cao nhất 
cho việc nâng cao chất lượng giáo dục cho Trường tiểu học Thiệu Tiến nơi tôi  
công tác.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:


1/ Thành lập ban chỉ đạo  thực hiện  công tác xã hội hoá giáo dục  gồm:
  ­  Hiệu trưởng  là trưởng ban.
  ­ Các phó hiệu trưởng là phó ban.
  ­ Các tổ trưởng, Bí thư đoàn, tổ tài vụ, ban thanh tra nhân dân làm ban viên.
2/ Lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện  công tác xã hội hoá giáo dục.
    Kế hoạch dài hơi trong 5 năm, kế hoạch hàng năm, tháng, tuần bảo đảm tính 
khoa học, khả thi. Nội dung và phương pháp phù hợp.       
3/ Lập kế hoạch phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh.
      Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh thành lập ban chỉ  đạo xã hội hoá 
giáo dục và lập kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình của địa phương và nhà  
trường
4/ Triển khai kế hoạch:


     Quá trình triển khai kế hoạch tôi chú ý tính khoa học, triển khai đồng bộ cho tất  
cả  cán bộ, giáo viên, triển khai  ở  ban chỉ  đạo, rút kinh nghiệm và kịp thời điều 
chỉnh trong suốt quá trình thực hiện.
II/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ  ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC XàHỘI HOÁ GIÁO DỤC  
VÀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC  Ở  TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU TIẾN,   HUYỆN  
THIỆU HOÁ, THANH HOÁ

      Biện pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng tư  tưởng chính trị, phẩm chất nhà  
giáo về tuyên truyền công tác xã hội hoá giáo dục :
     Công tác XHH giáo dục là một trong 5 tiêu chí để được công nhận trường tiểu  
học đạt chuẩn quốc gia.Tôi hiểu rằng mỗi Cán bộ, giáo viên cần  nắm vững thế 
nào là công tác xã hội hoá giáo dục? Việc huy động các nguồn lực có tầm quan 
trọng như thế nào? vì vậy tôi tập trung tuyên truyền ngay trong đội ngũ của mình. 
      Trường tiểu học Thiệu Tiến đóng ở địa bàn vùng nông thôn. Đa số Cán bộ, giáo 
viên là người địa phương, là tập thể  100% là nữ, việc gia đình chiếm nhiều thời  
gian nên tiếp xúc với các phương tiên thông tin đại chúng hạn chế.

       Nắm được điều này tôi đã phối hợp cùng Công đoàn đặt ra nhiệm vụ  và xây  
dựng một chương trình bồi dưỡng cụ thể như sau:
­ 100% Cán bộ, giáo viên nắm được nội dung của công tác xã hội hoá giáo dục và  
huy động các nguồn lực thể  hiện trong các nghị  quyết của Đảng từ  Trung  Ương 
đến địa phương trong từng thời kỳ.Quan điểm chỉ đạo của ngành và các ngành hữu  
quan có ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường và công tác xã hội hoá giáo  
dục.
­ Quán triệt và tổ  chức nghiêm túc nội dung các cuộc vận động, các cuộc thi đua, 
văn bản đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
­ Giới thiệu các Bộ  luật được Quốc Hội thông qua, chú ý tới Luật Giáo dục sửa 
đổi, Luật PCGDTH, Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật lao động.
 ­ Xác định rõ vị trí của người giáo viên trong thời kỳ Quốc tế hoá và toàn cầu hoá.


         Với chỉ  tiêu và nội dung cụ  thể  đặt ra, trên cương vị  là Bí thư  chi bộ, Hiệu  
trưởng nhà trường tôi chỉ  đạo và đầu tư  kinh phí cho chuyên môn, cho Công đoàn 
và các tổ chức đoàn thể tổ chức với nhiều hình thức sinh hoạt phong phú như: Mời 
các đ/c lãnh đạo các cấp về nói chuyện. Đầu tư kinh phí mua băng hình giới thiệu  
về những gương điển hình làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục cho toàn thể  Cán 
bộ, Giáo viên, phụ huynh, học sinh xem. Hình thức này mang lại hiệu quả cao.
   Tôi nhớ một câu nói vui mà cha ông truyền lại: “Tư tưởng không thông đeo bình  
tông không nổi”. Chứng tỏ  hồi đất nước chiến tranh khó khăn là thế, gian khổ  là 
thế  nhưng Đảng và Bác Hồ  kính yêu đã khéo vận động nhân dân vì thế  chúng ta 
giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
    Nhìn ở một góc độ  nhỏ  trong nhà trường, mỗi người Cán bộ  quản lý cần phải 
hiểu rằng muốn thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục thì phải bắt đầu đi từ 
việc giáo dục nhận thức, tư tưởng, phải làm cho đội ngũ nắm vững các quan điểm 
của Đảng, nhiệm vụ sâu sắc của ngành giáo dục, sự biến động của toàn xã hội tất 
yếu đội ngũ sẽ  cố  gắng vươn lên, đồng thời phát huy được sự  sáng tạo của các 
giáo viên trẻ. Cán bộ  giáo viên trong nhà trường biết xác định lại thái độ  đối với 

bản thân, đối với mọi người, điều chỉnh lại thái độ đối với công việc được giao và  
tích cực tham gia tuyên truyền công tác  hội hoá giáo dục.
Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện công tác XHHGD và huy động 
nguồn lực.
    Việc lập quy hoạch tổ chức thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục và huy động  
các nguồn lực phải có tầm nhìn xa và bao quát hơn phù hợp với tình hình cuả  địa 
phương và nhà trường. Quy hoạch phải nhằm xây dựng cơ  cấu đồng bộ  và nâng 
dần  chiều sâu, bề  rộng đồng thời phải quy định mức độ  sẽ  đạt được hàng năm, 
được thống nhất của phụ  huynh và lãnh đạo địa phương. Trong quá trình lập kế 
hoạch   tôi   xác   định   kỹ   thực   trạng   nhà   trường   những   năm   trước,   học   hỏi   kinh  
nghiệm của người đi trước, những thành công và thất bại trong việc huy động  
cộng đồng tham gia công tác giáo dục đã đạt được những gì và hạn chế ra sao?


   Tôi thân mật và chú ý tới những phụ huynh hay kiến nghị, hay phát biểu trong các  
hội nghị phụ  huynh vì chính họ là người quan tâm đến công tác giáo dục, chính họ 
là những thành viên tích cực trong công tác tuyên truyền vận động những người  
xung quanh tham gia công tác giáo dục. 
   Tôi chú ý việc sử dụng nguồn nhân lực huy động, sử dụng nguồn vốn huy động 
và coi đây là khâu trung tâm của quá trình lập kế hoạch huy động bởi lẽ:
     Thứ nhất: Sắp xếp, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực huy động cộng đồng tham  
gia vào giáo dục giúp cho chủ thể huy động phải tự nâng cao năng lực của mình để 
có uy tín trước đối tượng vì thế chủ thể mới đạt được mục đích tuyên truyền.
     Thứ  hai: Lúc này nhà quản lý sẽ  thu được hai tác dụng chính đó là:  Nhân lực 
phát huy và hoàn thiện được tài năng của mình và cũng sẽ  mang về  cho nhà quản  
lý­ nhà trường nguồn huy động nhất định. Đồng thời qua sử dụng con người chúng 
ta mới nắm được mặt mạnh, mặt yếu để  phân công hợp lý hơn và kết hợp sử 
dụng lâu dài. Kết quả này chúng ta gọi là “Mũi tên trúng hai đích”.      
      Khi lập quy hoạch xây dựng và huy động những nguồn lực tham gia công tác xã  
hội hoá giáo dục   người cán bộ  quản lý phải bám sát các nguyên tắc. Phải xuất 

phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo và lợi ích học tập của học sinh, của 
nhà trường.           Đảm bảo khối lượng công tác vừa phải với mỗi giáo viên, mỗi  
thành viên trong ban chỉ  đạo kể  cả  công tác kiêm nhiệm. Quan tâm đúng mức tới 
hoàn cảnh, nguyện vọng của từng giáo viên, có sự khuyến khích động viên vì việc 
huy động nguồn lực tham gia xây dựng nhà trường là vấn đề vô cùng khó khăn. 
Biện pháp 3: Xây dựng nhà trường nhằm tạo uy tín với các cấp uỷ  đảng, 
chính quyền và nhân dân.
     Áp dụng biện pháp này tôi nhớ cổ nhân có câu: “Tiên trách kỷ , hậu trách nhân.” 
có nghĩa là “ Trước tiên hãy trách mình sau đó mới trách người”.
   Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi hiểu rằng: Chúng ta không thể trách  
xã hội không tích cực tham gia vào giáo dục trong khi chính mỗi nhà giáo, mỗi nhà  
trường không đủ  niềm tin và uy tín với xã hội. Mặt khác, chúng ta không nhận  


được sự quan tâm của xã hội khi chúng ta không có kế hoạch tổ chức tuyên truyền  
để huy động nguồn lực tham gia vào giáo dục. 
      Xác định được điều đó tôi bắt tay cùng đội ngũ tạo uy tín của chính mình bằng 
chất lượng và hiệu quả  giáo dục. Sự  tạo lập uy tín bằng chính nội lực của nhà  
trường, của mỗi thầy ­ cô giáo. Phấn đấu mỗi ngày đến trường học sinh được học  
hành vui chơi, được phát triển tòan diện cả  về  thể  chất lẫn tinh thần. Mỗi giáo 
viên phải coi các em như chính con em ruột thịt của mình, yêu thương học trò bằng 
cả  tình thương, lương tâm và trách nhiệm để  học sinh thấy tự  tin hơn khi được 
sống trong ngôi nhà chung ấm áp cùng các bạn.
      Để tạo được uy tín thực sự đối với phụ huynh và lãnh đạo địa phương tôi chú ý 
xây dựng đội ngũ vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, gương mẫu trong đạo đức 
nghề  nghiệp, tập thể  sư  phạm đoàn kết, xây dựng hệ  thống chính trị  trong nhà 
trường vững mạnh. Việc xây dựng thương hiệu nhà trường nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục và tạo uy tín tôi cùng tập thể  quan tâm tới   việc:  “dạy thật, học  
thật, thi thật, chất lượng thật”  bằng việc  tăng cường công tác kiểm tra, duy trì và 
thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không”.

   Xây dựng trang  web  để  quảng bá hình  ảnh nhà trường. Đây chính là thực hiện 
biện pháp Maketing trong giáo dục ­ đào tạo. Trao đổi thông tin với  các đơn vị bạn 
trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
    Xây dựng kế hoạch sử dụng   hợp lý và có ích các nguồn thu từ XHH, công khai 
minh bạch các khoản huy động, thành tâm lắng nghe ý kiến của phụ  huynh, lãnh 
đạo địa phương. 
   Biện pháp 4: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
   Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giỡa phụ huynh học  
sinh và nhà trường, là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Vì vậy việc bố 
trí giáo viên chủ nhiệm lớp và bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên là 
tạo uy tín cao đối với phụ huynh là điều kiện tốt để  phụ  huynh tin tưởng và tham 
gia xây dựng nhà trường.


     Thực hiện biện pháp này tôi cùng các thành viên trong ban chỉ đạo công tác xã  
hội hoá giáo dục trong nhà trường phân công giáo viên chủ  nhiệm kết hợp phụ 
trách công tác giáo dục các thôn, phối hợp với chi bộ  thôn cùng làm giáo dục,  chú 
trọng việc thường xuyên liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh  
hàng ngày và thông qua  sổ liên lạc sau một đợt kiểm tra.
     Hướng dẫn giáo viên chủ  nhiệm nắm bắt tâm lý của phụ  huynh và đối tượng  
huy động. Thông báo kịp thời kết quả học tập của học sinh đến từng phụ huynh và 
kết quả  sau mỗi học kỳ, mỗi đợt thi, đặc biệt là những thành tích nổi trội, những  
học sinh có những biểu hiện chây lười trong học tập. Tìm hiểu  nguyện vọng phụ 
huynh, chia sẻ với họ nỗi lo lắng về sự chậm tiến của trẻ, nêu rõ những cố  gắng 
của giáo viên đã giúp đỡ nhưng chưa có kết quả vì thiếu sự phối hợp của gia đình.
     Khi nhận xét đánh giá  ưu, nhược điểm của phụ  huynh học sinh tôi luôn chú ý  
nhắc nhở đội ngũ của mình nên nhẹ nhàng với quan điểm “Mềm nắn rắn buông”, 
phải tạo  cho phụ huynh và học sinh tin tưởng vào giáo viên chủ nhiệm hơn.
    Tôi cũng chú ý khi bầu ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp và của nhà  
trường, chọn lựa những người có hiểu biết về  công tác giáo dục,  là những người 

phối kết hợp tốt nhất trong việc thực hiện thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà 
trường.
Biện pháp 5: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương và tăng 
cường phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể.
   ­ Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương chính là người hiệu trưởng 

phải biết chủ động, tích cực trong tham mưu. Giáo dục là một mặt quan trọng của  
đời sống xã hội chính vì vậy việc tham mưu phải được chuẩn bị kỹ càng cả về nội  
dung và hình thức tham mưu. Tránh tham mưu vụn vặt và lựa chọn thời điểm tham 
mưu hợp lý mới đạt hiệu quả  cao. Tôi xác định đối tượng mình đến gặp gỡ  và  
tham mưu, nắm bắt 
tâm lý, tích cách của họ và tham mưu ở thời điểm tinh thần họ thoải mái.


­ Việc tham mưu hiệu quả không cao nếu như chúng ta không tạo cơ  hội để  mọi 
người tham quan các điều kiện nhà trường và gặp gỡ  tìm hiểu đội ngũ. Để  làm 
được điều này ngoài việc tổ chức các hội nghị thông thường theo qui định tôi chú ý 
tổ chức thêm các buổi giao lưu, các buổi họp mặt nhân các ngày lễ có ý nghĩa, tạo 
thêm tinh thần phấn chấn cho đội ngũ của mình cũng như cũng như cấp trên. 
  Ví dụ : Mời các đ/c lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể, các thế hệ nhà  
giáo, các cựu học sinh  đã học tập và công tác tại trường về  họp mặt nhân ngày  
20/11. Tổ  chức ngày lễ  tình yêu mời dâu rể  của trường, vợ  chồng các nhà doanh  
nghiệp, lãnh đạo địa phương. Thi nấu ăn giữa nhà trường và hội phụ  nữ  xã với  
cha mẹ  học sinh nhân ngày 08/3. Tổ  chức thi giao lưu cầu lông với đoàn xã nhân  
26/3...Thông qua các hoạt động này nhà trường đã được đón tiếp nhiều lượt khách 
đến thăm, tăng cường tình đoàn kết gắn bó. Mọi người tham gia các hoạt động và 
tìm hiểu lẫn nhau, nắm bắt chia sẻ đặc thù công việc, tình hình nhà trường.
   Trong quá trình thực hiện biện pháp này tôi chú ý không tham mưu tuỳ  tiện khi  
chưa chuẩn bị  chu đáo nội dung và tuyệt đối không tham mưu vào những lúc địa  
phương đang tập trung giải quyết các công việc lớn. Người hiệu trưởng phải thấy  

được rằng việc tham mưu cần phải kiên trì không nóng vội, nội dung tham mưu  
phải bám sát vào các văn bản của nhà nước, phải phù hợp với tình hình địa phương 
và nhà trường. Khi việc mình tham mưu đã trở  thành ý Đảng lòng dân, được thể 
hiện bằng các nghị  quyết, các văn bản chỉ  đạo mới đạt hiệu quả  và được cộng  
đồng ủng hộ.
   Biện pháp 6 : Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực của Đảng viên 
và tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua, các hoạt động ngoài giờ. 
      Đảng lãnh đạo toàn diện, đảng viên là người đầy tớ trung thành của nhân dân.  
Sử dụng biện pháp này tôi chú ý tới nội dung sinh hoạt của chi bộ hàng tháng, tham  
mưu cho Thường vụ  đảng uỷ  về  công tác xã hội hoá giáo dục  ở  địa phương. Tổ 
chức các cuộc vận động một cách khoa học, phù hợp với tình hình của địa phương  
và nhà trường. Phát huy tính tiền phong gương mẫu của mỗi đảng viên. Xã hội hoá 


giáo dục và huy động các nguồn lực là công việc khó, hàng tháng đảng viên báo cáo  
trước chi bộ  kết quả  việc làm của mình tháng trước và kế  hoạch tháng tới, đồng 
thời chi bộ  phải ra được nghị  quyết sát đúng và phân công cụ  thể  cho từng Đảng 
viên.
      Các phong trào thi đua, các cuộc vận động và các hoạt động ngoài giờ lên lớp 
có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện xã hội hóa giáo dục . Nhận thức được 
điều đó tôi chú trọng việc triển khai và tổ chức các phong trào thi đua thật tốt. Đặc  
biệt là các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí  
Minh”, “  Hai không”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích  
cực”  và các hoạt động ngoài giờ lên lớp để thu hút cán bộ, giáo viên, phụ huynh.
    Việc sử  dụng tốt biện pháp này đã có hiệu quả  rất lớn cho việc huy động các  
nguồn lực xây dựng đồng thời cũng giúp chi bộ, nhà trường thu được nhiều kết 
quả tốt đẹp. 
Biện pháp 7: Thực sự quan tâm đến học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, con  
em các gia đình chính sách.
Ngay từ  đầu năm học, nhà trường giao cho giáo viên chủ  nhiệm lớp đến từng gia 

đình để kiểm tra các điều kiện học tập và tìm hiểu học sinh, giáo viên chủ nhiệm  
báo cáo tình hình của từng học sinh. Tôi chủ  động cùng với ban giám hiệu nhà  
trường và ban chỉ đạo phân công cho các thành viên gần gũi chia sẻ hoàn cảnh của  
các em mồ  côi cha mẹ, trẻ  khuyết tật, con em gia đình chính sách, học sinh đồng 
bào dân tộc thiểu số. Tranh thủ mọi sự hỗ trợ của cấp trên để  tạo điều kiện cho  
các em có chỗ dựa vững chắc khi đến trường. Tổ chức thật  tốt phong trào: “ Giúp 
bạn đến trường”, huy động quyên góp quỹ “Vì học sinh nghèo”, tổ  chức hội diễn 
văn nghệ giúp đỡ học sinh nghèo, tổ chức tuần lễ tình thương kêu gọi gây quỹ  cho 
các em .
       Một mặt chăm lo cho các em có hoàn cảnh khó khăn, mặt khác giáo dục tinh 
thần tương thân tương ái cho các em qua những hoạt động thiết thực. Bằng những  


hình thức phong phú các em học sinh trong nhà trường đã có điều kiện học tập tốt, 
các em được nhận sự chia sẻ động viên của thầy cô, của bạn bè và cộng đồng.
       Mỗi năm nhà trường đều tặng áo ấm tình thương cho các em có hoàn cảnh khó 
khăn. Năm học 2010­2011 đơn vị  nuôi lợn tiết kiệm giúp đỡ  học sinh nghèo, tổ 
chức trao quà cho 28 học sinh nghèo và nhận đỡ đầu 13 học sinh đặc biệt khó khăn  
với số tiền 11.300.000đ.
Biện pháp 8: Tổng kết, đánh giá công tác huy động nguồn trong mỗi năm học.
     Tôi hiểu rằng bất cứ  một hoạt đồng nào cũng không thể  thiếu được công tác  
đánh giá, tổng kết vì thông qua đó mọi thành viên có thể bao quát lại việc mình và 
đồng nghiệp đã làm để  từ  đó phát huy được  ưu điểm, khắc phục những nhược  
điểm thiếu sót cho lần sau vì thế  khi nghiên cứu và thực nghiệm đề  tài này hàng  
năm tôi đều chú ý tổ  chức hội nghị  tổng kết công tác xã hội hoá giáo dục và huy 
động các nguồn lực. Hội nghị được chuẩn bị kỹ càng về mặt nội dung, các số liệu 
huy động và tiến hành nghiêm túc, cởi mở  có đầy đủ  các thành phần tham gia từ 
thôn trưởng, bí thư các thôn đến các đ/c lãnh đạo địa phương, ban đại diện cha mẹ 
học sinh, các đ/c nguyên là hiệu trưởng qua các thời kỳ...Tôi lắng nghe và ghi chép 
đầy đủ các ý kiến.

   Tổng hợp ý kiến của mọi người thành kinh nghiệm riêng cho mình: Đây là một 
trong những bí quyết để  giúp tôi ngày càng hoàn thiện và vững vàng hơn quản lý 
nói chung và công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực nói riêng.
     Trân trọng cảm  ơn những đóng góp của các nhà hảo tâm, các đơn vị, các đoàn 
thể  , nhân dân địa phương bằng thư  cảm  ơn trên các phương tiện thông tin đại  
chúng. Thường xuyên liên lạc với các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, chú ý đến 
các hoạt động lớn để  thăm hỏi và chúc mừng họ  nhằm thuận lợi cho việc thực  
hiện kế hoạch huy động tiếp theo.
    Nhân điển hình,  ghi vào sổ vàng của nhà trường lưu giữ qua nhiều thế hệ, cập  
nhật tổng hợp đề  nghị  lãnh đạo địa phương tuyên dương khen thưởng những tập 


thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho giáo dục  nhân ngày Nhà giáo Việt Nam hàng 
năm.
    Phải xác định việc xây dựng kế hoạch chỉ là tiền đề, đúc rút kinh nghiệm, tổng  
kết công tác, phong trào đã làm là việc làm quan trọng và bền lâu.
III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

   Cho đến thời điểm đề tài hoàn thành Trường tiểu học Thiệu Tiến đã có một đội  
ngũ giỏi về công tác tuyên truyền XHHGD, là một khối đoàn kết biết yêu thương  
chia sẻ  cho nhau. 100% cán bộ  giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống  
trong sáng.
    Về thăm Trường tiểu học Thiệu Tiến hôm nay nếu muốn bạn sẽ được tận tay  
giở           những tập  ảnh ghi lại hoạt động XHHGD và những số liệu bất ngờ về 
công tác huy động các nguồn lực. Ngày hôm nay, những công trình thế  kỷ, những  
thành tích tốt đẹp trong công tác dạy­ học là sự  nỗ  lực hết mình của mỗi cán bộ,  
giáo viên, là công sức của Đảng bộ và nhân dân xã nhà đó còn có sự góp phần quan  
trọng từ thành công của đề  tài : “Một số  biện pháp chỉ  đạo thực hiện công tác xã  
hội hoá giáo dục và huy động các nguồn lực”  mà tôi đã dày công nghiên cứu.
* Một số kết quả nổi bật như sau:

    1/ Về nhận thức trong công tác xã hội hoá giáo dục:
       Việc đầu tư  công sức của cán bộ, giáo viên trường tiểu học Thiệu Tiến đã 
không uổng phí, bởi lúc này phụ huynh đã hiểu được rằng: “ Giáo dục là sự nghiệp  
của toàn đảng , toàn dân”và đã thực sự tin tưởng nhà trường. Tập thể nữ cán bộ – 
giáo viên trường tiểu học Thiệu Tiến đã thực hiện tốt công các xã hội hóa giáo dục  
và đã ngân lên tiếng lòng mình niền yêu nghề mến trẻ. Có nhiều phụ huynh đi đón 
con em mình sớm hơn so với giờ tan học để  tranh thủ vào trường tìm hiểu và góp 
nhiều ý kiến thiết thực. Nhiều bác lão thành cách mạng – nhiều cụ  già cao tuổi 
trong và ngoài địa phương đã viết tặng nhiều bài thơ có ý nghĩa thể  hiện niềm tin 
yêu đối với nhà trường. Cơ  sở  vật chất và cảnh quan môi trường sư  phạm được  
thay đổi nhanh chóng. Trong các hội nghị  của địa phương, của thôn xóm công tác 


giáo dục đã được đề  cập thường xuyên. Đặc biệt nhà trường đã tham mưu cho  
Đảng uỷ chỉ đạo cho các chi bộ phân công đảng viên phụ trách một số hộ gia đình 
để  nắm bắt tình hình học tập của cao em mình. Công tác Phổ  cập giáo dục tiểu 
học nhiều năm liền được xếp loại Tốt. Hiệu quả đào tạo sau 5 năm đều đạt 98%  
trở  lên. Các em được mọi người chăm sóc nhiều hơn trước. Học sinh khuyết tật  
nhận được sự giúp  đỡ kịp thời về tinh thần và vật chất.
2/ Về đầu tư cơ sở vật chất:
     Ba năm về trước cơ sở vật chất nhà trường còn chồng chất khó khăn đến nay  
Trường tiểu học Thiệu Tiến đã có một cơ ngơi tương đối hoàn mỹ với 02 khu nhà 
02 tầng có đầy đủ  trang thiết bị hiện đại. Tổng số  vốn đầu tư  trong 4 năm đã lên 
tới hơn 4 tỷ đồng. So với 4 năm về trước nhà trường đã có thêm 01 khu phòng học  
02 tầng gồm 06 phòng, nhà bếp ăn bán trú rộng rãi hiện đại và đảm bảo tiện nghi  
thuộc tầm nhất trong huyện. Nhà thiết bị, thư  viện đảm bảo cho việc công nhận 
thư viện xuất sắc và nhiều tiện nghị hiện đại, nhiều công trình khác phục vụ cho 
việc dạy và học. Hiện nay, nhà trường đang chuẩn bị  cho việc đón nhận trường 
tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ II vào tháng 12/2011 theo nghị quyết của Đại  
hội đảng bộ nhiệm kỳ 2010­2015.

3/ Kết quả dạy và học thu được từ thành công của đề tài:
     Bên cạnh các công trình xây dựng được hoàn thiện, việc dạy và học cũng đã thu  
được nhiều kết quả đáng tự hào. 
­ Từ  năm học 2007­2008 đến nay Trường tiểu học Thiệu Tiến đã có 5 giáo viên 
đạt giải xuất sắc trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện. Đã có 23 đề  tài 
nghiên cứu khoa học được xếp loại cấp huyện, 04 đề  tài được xếp loại cấp tỉnh,  
có 33 lượt CB­GV đạt giải cao trong các kỳ thi và công nhận CSTĐ cấp Tỉnh, cấp  
Huyện. Tôi vinh dự được Giám đốc Sở GD&ĐT khen thưởng “Đạt thành tích xuất  
sắc trong phong trào thi đua hai tốt giai đoạn 2005­2010”, năm 2010 được Ban TV 
huyện uỷ  chọn báo cáo điển hình và khen thưởng tiêu biểu xuất sắc trong cuộc  
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”


­ Chất lượng mũi nhọn ba năm học gần đây được UBND huyện Thiệu Hoá tặng 
giấy khen. Nhiều năm liền đạt “ Trường tiên tiến xuất sắc ”, năm học 2009­2010 
nhà trường được Bộ  GD & ĐT tặng Bằng khen. Hội chữ  thập đỏ, Công đoàn và  
Đội thiếu niên nhiều năm được cấp  tỉnh và TW khen thưởng. Chi bộ  nhà trường 
được Ban thường vụ  huyện uỷ  khen thưởng tiêu biểu xuất sắc trong cuộc vận  
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh ”, được Ban thường 
vụ  Tỉnh Thanh Hóa giới thiệu gương điển hình về  “Học tập và làm theo tấm  
gương đạo đức Hồ  Chí Minh” chương trình thời sự  của đài hình Thanh Hoá phát 
sóng tối 05/4/2011 trên phạm vi toàn tỉnh. 
­ Một phần thưởng tinh thần vô giá đó là: CB ­ GV­ HS Trường tiểu học Thiệu  
Tiến đã từng bước khẳng định được vị  trí của mình trên diễn đàn giáo dục Thiệu 
Hoá, là điểm sáng trong công tác dạy và học. Được UBND huyện Thiệu Hoá khen 
thưởng “Đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2005­
2010”.
     Như trang nhất báo Thanh Hoá số ra ngày 12 tháng 5 năm 2010 có bài :“ Cán bộ ­  
Đảng viên trường tiểu học Thiệu Tiến gắn cuộc vận động học tập và làm theo  
tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh với cuộc vận động Hai không” tác giả Hà Linh 

viết:  “Cán bộ ­ giáo viên trường Tiểu học Thiệu Tiến đã gieo vào trái tim học trò  
sự sáng tạo, niềm đam mê và tinh thần trách nhiệm.”. 
    Cùng với sự đi lên của ngành giáo dục huyện nhà, trong tương lai gần hy vọng 
Trường tiểu học Thiệu Tiến chúng tôi sẽ  tiếp tục gặt hái được nhiều thành tích 
cao hơn,  được các anh  chị đồng nghiệp trong và ngoài huyện yêu mến nhiều hơn.
C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận:
        Thực hiện tốt  công tác xã hội hoá giáo dục và huy động các nguồn lực xây  
dựng Trường tiểu  học  là yếu  tố  quan  trọng thực  hiện mục  tiêu và  nhiệm vụ 
trường học.


           Trải qua bao thăng trầm nhưng nền giáo dục Việt Nam vẫn đứng vững và 
khẳng định mình cùng với sự phát triển của đất nước. Với tư  cách là người trong  
cuộc tôi luôn nghĩ rằng sự  nghiệp giáo dục đang phụ  thuộc nhiều vào tôi và bạn. 
Trên cương vị là người trực tiếp chỉ đạo các hoạt động ở một nhà trường tôi thấy 
rằng “thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục và huy động các nguồn lực xây dựng  
Trường tiểu học” là việc làm cần thiết. Đây là trách nhiệm nặng nề của chúng ta, 
mỗi nhà quản lý có tâm huyết trước sự nghiệp “trồng người” và tương lai của đất 
nước.
  Với hy vọng sẽ đóng góp chút hiểu biết nhỏ bé của mình cho sự nghiệp giáo dục 
tôi đã chọn đề  tài này cho phần nghiên cứu của mình.Trong quá trình say mê tìm  
hiểu và học hỏi đề tài này đã hoàn thành theo đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra. Từ  
thành công của đề tài tôi rút ra một số bài học bổ ích đó là:
1/ Cần phải coi việc chỉ đạo thực hiện huy động các nguồn lực là việc làm thường 
xuyên liên tục không nóng vội. Có nhận thức đúng đắn và tổ  chức tốt các phong 
trào thi đua, các cuộc vận động.  Phải làm rõ việc huy  động để  mọi thành phần 
tham gia một cách nhiệt tình. Phải hiểu rõ, phân định rõ chức năng nhiệm vụ của 
mỗi bên.  Phải biết  khai thác, phát huy, khuyến khích  họ  thực hiện chức năng và 
nhiệm vụ của mình.

2/ Phải thực hiện tốt công tác dân chủ, phải dựa vào khuôn khổ luật pháp. Nhà 
quản lý cần quan tâm đến các chính sách của nhà nước nhất là chương trình dự án. 
Tạo môi trường công khai, bình đẳng, thực hiện nguyên tắc “phụ huynh biết, phụ 
huynh bàn, phụ huynh  làm, phụ huynh kiểm tra” để mang lại hiệu quả thiết thực. 
3/ Phải tôn trọng truyền thống và biết maketing trong giáo dục­đào tạo : Đó  là sự 
khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo lý, đề cao thành tựu, 
niềm tự hào  của các thế hệ đi trước và biết Maketing trong giáo dục ­ đào tạo để 
có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau.
4/ Phải bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp và chiến lược đột phá:  Nhà quản lý cần phải 
hiểu rằng công cụ giao tiếp chính thức là: Văn bản nói và văn bản viết. Vì vậy, khi 


thực hiện công tác huy động nguồn lực người hiệu trưởng phải luôn chú ý bồi 
dưỡng cho mình và đội ngũ giỏi về văn bản viết và thể hiện giọng điệu, cử chỉ tốt 
khi diễn đạt thành văn bản nói trong công tác tham mưu đối thoại. Phải biết lựa 
chọn thời gian thích hợp nhất để đưa ra kế hoạch tham mưu. Phải thực hiện  tốt 
chiến lược đột phá.
5/ Nâng cao ý thức tự học ­ tự bồi dưỡng và biết phát huy sức mạnh của tập thể: 
Là người quản lý thông minh tài ba phải biết huy động các lực lượng tham gia vào 
quá trình giáo dục thì mới đạt hiệu quả  cao, phải biết tạo mối đoàn kết, phát huy  
sức mạnh tập thể. Hiệu trưởng phải là nhà sư phạm mẫu mực, là nhà quản lý thực  
thụ, phải khiêm tốn và luôn hoàn thiện mình. Thực hiện tốt công tác thi đua khen 
thưởng.
2/ Kiến nghị:
a/ Với Bộ, Sở Giáo dục­ Đào tạo:
­ Cần tham mưu cho Chính phủ, UBND tỉnh tổ chức các hội nghị đánh giá riêng về 
vấn đề này, không lồng ghép và đánh giá chung chung. Các văn bản huy động cần 
đồng bộ.
  ­ Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý vững về chuyên môn, giỏi về 
quản lý và công tác XXHGD. Quan tâm đến thu nhập của giáo viên Tiểu học để họ 

sống được bằng lương nhà giáo từ đó họ toàn tâm toàn ý cho nghề dạy học. 
b/ Với địa phương:
     Thường xuyên tuyên truyền các văn bản của Đảng, nhà nước về công tác XXH  
giáo dục trong nhân dân. Đầu tư  xây dựng cơ  sở  vật chất trường học để  các nhà  
quản lý, các thầy, cô giáo có nhiều thời gian cho chuyên môn.
           
     HĐKH TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU TIẾN                                                             Tác giả

  ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI ĐẠT LOẠI: .....
          Phó Hiệu trưởng                                                     
                   


HongTh
Hi
TrnThThu

PHLC:MTSHèNHNHGHILITRONGQUTRèNHNGHIấN
CUVHONTHINTI.
BCLấèNHMNHVHINGICAOTUIHUYNTHIUHểA,THANHHểA.
TNGTPTHNCBưGVTRNGTIUHCTHIUTIN
HUYNTHIUHểAưTNHTHANHHểA.

NhõnngynhgiỏoVitNam20/11/2010.
BITH:

CngnưCngyờu.
*

* *

Ai về Thiệu Tiến quê tôi.
Dừng chân nghỉ lại, xin mời đến thăm.
Trờng Tiểu học đã bao năm.
Bề dày thành tích sáng trong tuyệt vời.
Từ phong cảnh đến con ngời,
Từ trên xuống dới, từ ngoài vào trong.


Cảnh Ngời vừa ý đẹp lòng.
Nhiều ngời đã đến là không muốn về.
Vừa lòng khách đến, khách đi.
Tiếp giao lịch sự không gì vui hơn.
Chỉ vì sẵn tấm lòng son.
Vì tơng lai sáng của con cháu mình.
Chuyển giao kiến thức, văn minh.
Gieo mầm giống tốt cho mình, cho ta.
Mỗi cô là một bông hoa.
Hoa nào cũng đẹp đậm đà sắc hơng.
Mỗi lần tôi đến thăm trờng.
Niềm vui xao xuyến vấn vơng tình ngời.
Thấy: Cô - Trò rất vui tơi,
Nghiêm trang trong lớp, rộn cời ngoài sân.
Trò Cô tình cảm rất thân.
Tháng ngày quấn quýt, quây quần bên nhau.
Nghĩa Nhân luôn giữ hàng đầu.
Phụ huynh Cô giáo trớc sau thuận tình.
Chung tay xây dựng trờng mình.
Quê hơng cách mạng càng vinh dự nhiều.
Đến thăm lại thấy càng yêu.
Trờng Xanh Sạch Đẹp theo tiêu chuẩn đề.

Giáo viên Hiệu trởng say mê.
Gắng công , góp sức chẳng hề đắn đo.
Tháng, ngày suy nghĩ chăm lo.
Tìm ra biện pháp dành cho chính mình.
Đó là kế sách Thông Tinh.
Dạy tốt Học tốt qui trình đề ra.
Để rồi trờng lại nở hoa.
Đón mừng thành tích, Cô - Trò đợc ghi.
Mỗi năm học, một lần thi.
Cô - Trò đạt giỏi, Họa mi hót chào.
Thành tích trờng đã lên cao.
Bằng khen, phần thởng ghi vào bảng son.
Tiếng thơm mãi mãi vẫn còn.
Tự hào, vinh dự, vẹn toàn ớc mơ!
*
* *
Hôm nay tôi viết bài thơ.
Tặng các cô giáo đến giờ đón xuân.
Tết riêng đang đến rất gần.
Các cô hãy đón mọi phần xuân sang.
Nhân ngày: Nhà giáo Việt Nam.


Chóc mõng H¹nh phóc – B×nh an mäi bÒ.
Phóc Léc, ngµy 19/11/2010.


×