Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

SKKN: Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.14 KB, 15 trang )

SKKN:  Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa
ở trường TH Nguyễn Viết xuân

                  

MỤC LỤC
Trang
P Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU

2

I. Đặt vấn đề

2

II. Mục tiêu nghiên cứu

3

Phần thứ hai:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3

I. Cơ sở lý luận của vấn đề

3

II. Thực trạng vấn đề

4


III. Các giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn 
đề

6

1. Giai đoạn tạo đà

6

2. Giai đoạn bật nhảy

7

3. Giai đoạn trên không

8

4. Giai đoạn tiếp đất

9

IV. Tính mới của giải pháp

10

V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm

10

Phần thứ ba: KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ


11

I. Kết luận

11

II. Kiến nghị

13

III. Tài liệu tham khảo

14

Giáo viên Nguyễn Thị Quỳnh                _1_         Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân


Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
 I. Đặt vấn đề
 Mục tiêu của thể  dục thể thao là tăng cường sức khỏe của nhân dân, góp 
phần cải tạo nòi giống, làm cho dân cường, nước thịnh. Ngày 27 tháng 3 năm 
1946 Bác đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể  dục. Người chỉ  cho nhân dân thấy  
rằng “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần 
có sức khỏe mới thành công” mà muốn có sức khỏe thì “nên luyện tập thể dục”  
và coi đó là “bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. “Mỗi một người dân yếu  
ớt tức là làm cho cả  xã hội yếu  ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả 
nước mạnh khỏe”. Trong thư  gửi hội nghị  cán bộ  thể  dục thể  thao toàn miền 
Bắc. Người dạy “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt, thì cần 
có sức khỏe. Muốn có sức khỏe thì thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Vì 

vậy, chúng ta nên phát triển phong trào thể dục thể thao cho rộng khắp”. 
Hiện nay, một số bộ phận học sinh thường ham chơi các trò chơi điện tử, 
internet, thích ăn, uống các đố ăn chứa nhiều chất ngọt, chất béo, ít tham gia các 
hoạt động thể  dục thể  thao dẫn đến hiện tượng thừa cân, béo phì ngày càng  
nhiều. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh như: tiểu đường, huyết 
áp, tim mạnh, gút, dẫn đến uể oải, mệt mỏi khi tham gia học tập. 
Tôi nhận thấy rằng, việc rèn luyện sức khỏe và nâng cao thể  lực cho các 
em học sinh để các em có một cơ thể khỏe mạnh, thể lực tốt, từ đó các em tiếp  
thu kiến thức kĩ năng của bài học tốt và tiếp tục học lên bậc học cao hơn là rất  
cần thiết. Nhằm tăng cường sức khỏe, đảm bảo cho cơ  thể  phát triển hài hòa 
cân đối, giữ gìn và hình thành các tư thế ngay ngắn, phát triển hệ thống cơ quan  
nội tạng trong cơ  thể, trang bị cho học sinh những tri thức kĩ năng, kĩ xảo vận  
động cần thiết trong cuộc sống. Góp phần vào việc hình thành các thói quen đạo  
đức, phát triển trí tuệ, rèn luyện tính tổ  chức kỉ  luật, tác phong nhanh nhẹn, có 
tinh thần tập thể  cao. Đặc biệt  ở  lứa tuổi học sinh tiểu học ,  các em rất hiếu 
động nhưng “Cả  thèm, nhanh chán”, do đó việc rèn luyện thể  chất cho các em  
thông qua các bài tập thể dục là một việc làm hết sức quan trọng. Là một giáo 
viên dạy môn thể dục bậc tiểu học nhiều năm, tôi thấy một số giáo viên dạy bộ 
môn này ít quan tâm đến vấn đề  để  phát triển thể chất của học sinh nói chung,  
đặc biệt là không quan tâm đến một số  năng lực sở  trường của học sinh nên  
chưa có biện pháp kích thích, học sinh phát huy thể lực để luyện tập một số nội  
dung thể  thao. Trong chương trình thể  dục có một vài nội dung giúp học sinh 
làm quen với thể  thao nhằm phát huy năng khiếu từ  nhỏ  như: nội dung bật xa,  


SKKN:  Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa
ở trường TH Nguyễn Viết xuân

                  


nhảy cao, chạy ngắn,...Hiểu được ý tưởng này, tôi đã nghiên cứu một số bài tập 
sửa chữa những lỗi mà học sinh thường mắc phải khi học nội dung bật xa. Đối 
với nội dung này, thành tích đựợc tính đến bằng xăng­ti­mét.  Để  đáp  ứng mục 
tiêu của môn học và tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn thể  dục cũng 
như  khuyến khích học sinh phát huy năng lực sở  trường của học sinh khi học  
nội dung bật xa. Vì vậy tôi lựa chọn viết xà chia sẻ  sáng kiến “ Một vài kinh  
nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa  ở trường Ti ểu h ọc  
Nguyễn Viết Xuân”.
 
  II. Mục đích 
Sáng kiến này nhằm giúp giáo viên dạy môn thể dục có biện pháp dạy học  
nội dung bật xa trong trường tiểu học đạt kết quả cao thông qua các bài học sửa 
lỗi cho học sinh. Giúp học sinh thực hiện kĩ thuật bật xa một cách chính xác,  
học sinh năng động hơn, hứng thú hơn, thích thú với môn bật xa, đó là yếu tố 
chính quyết định thành tích của học sinh.
                              Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận của vấn đề
           Chương trình thể dục lớp 4 được thực hiện theo phân phối chương trình  
và chuẩn kiến thức kĩ năng cụ  thể  là: mỗi tuần học 2 tiết, mỗi tiết học trung  
bình 35 phút, cả năm 70 tiết; trong đó, học kỳ I là 18 tuần dạy 36 tiết, học kỳ II  
là 17 tuần, dạy 34 tiết.
Học sinh lớp 4 (9­10 tuổi), các em đã hoàn thiện về  thể  trạng hơn so với 
học sinh lớp 1, 2, 3, tốc độ  phát triển cũng tăng lên rõ ràng, các em đã biết thực  
hành  theo   hướng   dẫn  của   giáo  viên   ở   mức   độ   cao.   Hành  động  của   các   em  
chuyển dần từ  thụ  động đơn giản sang trạng thái tương đối chủ  động và dần  
linh hoạt.
Trước khi chưa áp dụng  một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4  
trong học nội dung bật xa. Tôi nhận thấy khi đến giờ  học các em chưa có sự 
thích thú trong học, không tập trung chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, 
còn lười trong tập luyện, xem nhẹ  giờ  học thể  dục, do đó các em không nắm 

vững kỹ thuật động tác một cách đúng nhất. Trong dạy môn thể dục, để có một 
tiết học đạt kết quả  cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, 
tập luyện, nắm vững nội dung bài học, thực hiện động tác một cách chính xác, 
hoàn hảo không có dấu hiệu mệt mỏi, đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, 
nghiên cứu bài học kĩ trước khi đến lớp.
Giáo viên Nguyễn Thị Quỳnh                _3_         Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân


 Môn Thể  dục là môn dạy lí thuyết gắn liền với thực hành, biết lí thuyết 
để thực hành đúng, chính xác hơn và ngược lại quá trình thực hành giúp học sinh 
hiểu lí thuyết được sâu, đầy đủ và chắc chắn hơn, góp phần nâng cao hiệu quả 
học tập. Trong chương trình học thể  dục lớp 4, bật xa là một nội dung gồm  
nhiều giai đoạn không cùng chu kì hoạt động nhiều trạng thái kĩ năng vận động 
khác nhau nhưng được ghép lại với nhau liên tục từ đầu đến cuối. Người bật có 
thể kéo dài quỹ đạo bay và đưa trọng tâm cơ thể vượt qua chướng ngại vật nằm  
ngang để đi xa đạt thành tích cao. Đối với học sinh lớp 4  ở trường tiểu học, kỹ 
thuật bật xa thông qua tập luyện cho thấy 100% học sinh trong trường thường  
mắc một số lỗi kĩ thuật cơ bản.
Để hoàn thiện được kỹ thuật bật xa tốt phải phối hợp tốt kĩ thuật của bốn  
giai đoạn:
 1. Giai đoạn tạo đà.
 2. Giai đoạn bật nhảy.
 3. Giai đoạn trên không.
 4. Giai đoạn rơi tiếp đất.
Hình 11 SGK lớp 4 trang 12
          (a – chuẩn bị ; b – tạo đà ; c – bật nhảy ; 1,2 – trên không ; 3 – tiếp đất)
Chỉ  cần mắc một lỗi nhỏ  là  ảnh hưởng lớn tới kết quả,  các cuộc thi  
đấu cho thấy chỉ cần hơn nhau 1cm là vị trí hay thứ hạng bị thay đổi.
 


 II. Thực trạng vấn đề

         Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân thuộc địa bàn thôn Quỳnh Ngọc 2 –  
Xã Ea Na, trường có 2 phân hiệu với tổng số  học sinh 294 em , đa số  các em là 
người Kinh có đủ  điều kiện để  đến trường. Được sự  quan tâm của các cấp  
trường học mới được đầu tư  xây dựng khang trang, rộng rãi, có sân bóng mini  
cho học sinh tập luyện.
Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến công tác dạy và học, đặc biệt 
là công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Bản thân tôi là giáo viên trẻ, rất năng  
nổ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm  
nhằm đổi mới phương pháp dạy học để  đem lại hiệu quả  cao. Học sinh ngoan  
ngoãn, có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện, luôn cố gắng vươn lên. Tuy 
nhiên qua 10 năm công tác tại trường tôi nhận thấy học sinh còn gặp một số khó 
khăn trong việc học môn thể  dục nói chung, khó khăn trong viếc tiếp cận nội  
dung bật xa nói riêng như sau:


SKKN:  Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa
ở trường TH Nguyễn Viết xuân

                  

Thứ  nhất, tổng trọng lượng của các em nhẹ, chiều cao thấp so với tiêu 
chuẩn trung bình của tổ  chức Y Tế  thế  giới WHO xây dựng cho trẻ  em Việt  
Nam từ 9­10 tuổi (Bé trai cân nặng 28,1kg ­ 31,2kg chiều cao132,6cm – 137,8cm;  
Bé gái cân nặng 28,2kg – 31,9kg chiều cao 132,5cm – 138,5cm).
Thứ hai, đa số các em nhút nhát, ngại giao tiếp, ngại vận động.

  


 
Thứ ba, một vài giáo viên, phụ huynh thức về môn học này còn hạn chế 
(môn phụ) không quan trọng.
Thứ tư, khi học nội dung bật xa các em thường mắc 4 lỗi.
  1. Tạo đà không chính xác. Nhịp điệu không ổn định của các động tác rướn 
người và gập người dẫn tới việc giậm nhảy không đều.
 2. Bật nhảy quá ngắn, quá dài hoặc giật cục. Bật nhảy yếu không có lực.  
Sự phối hợp giữa chân bật và tay không đồng bộ.
 3. Không có giai đoạn bung rướn người trên không, thu chân bật quá sớm. 
Không tạo được tư thế ngồi trên không.
 4. Gập duỗi chân ra trước không nhanh, không tích cực. Chạm cát xong 
người thả lỏng dẫn đến cơ thể đổ ra phía sau.
 Sau đây là bảng thống kê khi tôi chưa áp dụng một vài kinh nghiệm sửa lỗi 
cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa  năm học 2016 ­ 2017 (từ  tháng 1 
đến tháng 3).
       ­ Đối với học sinh nam
Tổ
ngs
ố 
HS

28


ới 
mứ

Tru
ng 
bìn


(12

cm)

Mứ

Tru
ng 
bình 
cần 
đạt 
(120 
cm)

Trên mức Trung bình
140 
cm

150 
cm

160 cm

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

3

10,7

15

53,5

5

17,8

3

10,7


2

7,1

­ Đối với học sinh nữ
Giáo viên Nguyễn Thị Quỳnh                _5_         Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân


Tổ
ngs
ố 
HS 


ới 
mứ

Tru
ng 
bìn

(10

cm
)

23

Trên mức Trung bình


Mứ

Tru
ng 
bìn

cần 
đạt 
(100 
cm)

SL
3

130 
cm

140 
cm

150cm

%

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

13

11

47,8

5

21,7

2

8,6

2

8.6

          
 

Trong dạy học bật xa kỹ thuật  bật nhẩy không khó nhưng để bật nhẩy đảm bảo  
đúng kỹ thuật thì mới có được thành tích cao thì không phải là dễ. Sau đây là các  
giai đoạn kỹ  thuật chuẩn của nội dung bật xa trong chương trình lớp 4, gồm 4 
giai đoạn: 
1. Giai đoạn tạo đà: Tư  thế  chuẩn bị  hai bàn chân chụm, mũi chân sát 
mép vạch xuất phát, hai tay buông tự nhiên.
2.Giai đoạn bật nhảy: Đưa hai tay ra trước lên cao kết hợp dướn thân, hai 
bàn chân kiễng.
3.Giai đoạn trên không: Hai bàn chân đạp mạnh xuống đất kết hợp với 
đánh mạnh tay lấy đà để bật người rời khởi mặt đất lên cao ra trước.
4.Giai đoạn tiếp đất:  Khi hai bàn chân chạm đất, chùng chân để  giảm 
chấn động phối hợp đưa hai tay về trước để giữ thăng bằng.

                                      Hình 11 SGK lớp 4 trang 12
 (a – chuẩn bị ; b – tạo đà ; c – bật nhảy ; 1,2 – trên không ; 3 – tiếp đất)
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 
 Đối với học sinh lớp 4, việc mắc sai lầm trong học nội dung bật xa là khó 
tránh khỏi. Như đã trình bày kỹ thuật bật đúng như ở phần thực trạng thì chắc  
chắn kết quả rất tốt. Tuy nhiên, chúng ta phải quan sát thật tinh mới thấy được  
nhưng lỗi kỹ thuật rất nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến thành tích của các  


SKKN:  Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa
ở trường TH Nguyễn Viết xuân

                  

em. Trong bài viết này tôi xin đưa ra một số bài tập để sửa lỗi cho các em, tôi  
đã áp dụng có hiệu quả tại đơn vị để chia sẻ cùng các thầy cô. 
  


1. Bài tập sửa lỗi cho giai đoạn 1: Giai đoạn tạo đà

Giai đoạn tạo đà nhằm tạo ra tốc độ  ban đầu tối  ưu giúp cho giậm nhảy 
đạt hiệu quả cao. Kĩ thuật tạo đà gồm 2 phần: Tư thế chuẩn bị trước khi tạo đà  
và kĩ thuật tạo đà. Tư thế chuẩn bị trước khi tạo đà:  Đứng hai chân chụm song 
song nhau, cả  bàn chân hoặc nửa trước bàn chân chạm ván, mũi chân sát mép  
ván. Cả hai chân duỗi thẳng, trọng tâm dồn nhiều về trước, thân ngả  về trước,  
hai tay buông tự nhiên. Kĩ thuật tạo đà đúng là: Đưa hai tay lên thẳng áp vào má  
rướn người lên rồi nâng gót chân chỉ trụ trên mũi hai bàn chân, sau đó gập người 
đồng thời lăng tay xuống ra trước vòng ra sau dồn lực vào chân gập gối lại hạ 
trọng tâm bật lao đà về  phía trước. Tuy nhiên  ở  giai đoạn này học sinh thường 
hay mắc các lỗi như:
­ Tạo đà không chính xác, tốc độ tạo đà không cao.
        ­ Bật lúc nhanh, lúc chậm không ổn định của các động tác bước tạo đà cuối 
dẫn tới việc đặt trọng tâm không đúng ván giậm nhảy.
Căn cứ vào hai lỗi trên tôi áp dụng các bài tập :
       ­ Tạo đà nhiều lần chú ý nhịp điệu tạo đà và tăng tốc độ, hạ thấp trọng tâm  
để chuẩn bị giậm nhảy tốt. Sử  dụng vạch báo hiệu để  điều chỉnh đà. Tập tạo 
đà tăng dần tốc độ  theo nhịp vỗ  tay hoặc lời hô của giáo viên. Giáo viên vừa 
hướng dẫn, vừa làm mẫu trước vạch mép ván, sau đó cho học sinh từng hàng  
vào tập. Để rèn luyện sức nhanh cho các em bật trên đường thẳng có vạch vôi  
để  bật thẳng hướng. Trong các giờ  dạy tôi cho các em bật tăng tốc mỗi hàng 
cách nhau 1,5m để dễ quan sát.                                           
 
­ Áp dụng nhịp vào các bước tạo đà cuối. Cho lặp lại nhiều lần cho quen  
cách phối hợp để  trọng tâm  ổn định. Bật toàn bộ  đà 5­ 6 lần. Tốc độ  cao lấy 
mức thành tích cao nhất.
 


2. Bài tập sửa lỗi cho giai đoạn 2: Giai đoạn bật nhảy
Giai đoạn này gồm 5 bước
  Bước 1: Hai chân giậm nhảy khuỵu gối.

        Bước 2: Giậm mạnh, nhanh lên ván giậm nhảy.
         Bước 3: Tư thế giậm của bàn chân lên ván chuyển từ gót lên nửa trước  
bàn chân.
Giáo viên Nguyễn Thị Quỳnh                _7_         Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân


         Bước 4: Chân giậm đạp hết sức tích cực, chủ động kết hợp với đánh tay  
và chân lăng ra trước ­ lên cao.
     Bước 5: Giậm nhảy nhanh mạnh, phối hợp nhịp với tốc độ tạo đà.
    Một số lỗi học sinh thường mắc phải như:  Đặt chân giậm nhảy quá xa, 
quá sát hoặc giật cục. Giậm nhảy yếu không có lực. Sự  phối hợp giữa chân và  
tay không đồng bộ.
Tập đặt chân giậm nhảy; Đặt chân giậm nhảy vào ván giậm. Giáo viên làm 
mẫu sau đó cho học sinh chỉnh lại đà, xác định lại thời điểm giậm nhảy. Tập  
cách đặt chân giậm nhảy vào sát mép ván giậm. Cho học sinh xếp thành hai hàng 
ngang, các em hàng đầu đạt chân lên ván giậm, mũi chân chạm ván. Các em hàng 
sau giữ  hai tay em hàng trước. Học sinh hàng trước giữ  chân thẳng, gối chân 
trước hơi trùng xuống sau đó đồng thời với việc đạp chân.
        ­ Mô phỏng cách đặt chân trên vị trí giậm nhảy phối hợp với chân và đánh 
tay.
 Lúc đặt chân vào vị  trí giậm nhảy, hai chân bắt đầu chuyển đùi về  trước  lên 
trên, hai tay được nâng ra trước lên trên, hai tay  được nâng cao hơn để giữ  thăng 
bằng.
 Giáo viên vừa làm mẫu, vừa hướng dẫn cho học sinh tập.
Cách tổ chức tập luyện:  Giáo viên cho lần lượt các em thực hiện động tác đặt  
chân giậm nhảy mỗi em một lần. Giáo viên quan sát sửa sai cụ thể


                                                   
                                              


SKKN:  Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa
ở trường TH Nguyễn Viết xuân

                  

                                                Đội hình tập bật 
         3. Bài tập sửa lỗi cho giai đoạn 3: Giai đoạn trên không
 

Giai đoạn này gồm 4 bước: 

           Bước 1: Khi chân giậm rời khỏi ván giậm nhảy, người bay lên cao ra  
trước.
               Bước 2: Chân giậm nhảy duỗi thẳng chếch dưới phía sau, chân giậm 
nhảy co phía trước, thực hiện tư thế trên không.
    Bước 3: Chân giậm nhảy co dần lại và đá ra trước nâng cao gối.
          Bước 4: Đánh xốc 2 tay lên, kết hợp với thân ngả nhiều về trước và với  
2 chân để chuẩn bị tiếp đất.
  Một số  lỗi học sinh thường mắc phải là: Không có thời kì trên không, thu 
chân giậm quá sớm.  Cần phải xây dựng khái niệm đúng: Tại chỗ tập mô phỏng  
động tác trên không sau đó thu chân giậm.  Giới thiệu đặc điểm của giai đoạn 
trên không. Cho lớp tập trung làm bốn hàng ngang xem làm mẫu và nghe phân  
tích kĩ thuật.
­ Không tạo được tư thế ngồi trên không.  Giáo viên làm mẫu chỉ ra chỗ sai 
và hướng dẫn học sinh làm lại động tác. Tại chỗ  bật xa thu chân sát đùi thành 

ngồi xổm. Giáo viên cho lần lượt các em   thực hiện động tác đặt chân giậm 
nhảy, hai  em cùng thực hiện một lần, giáo viên quan sát sửa sai cụ thể theo trò  
chơi « Thỏ nhảy »          
               
                                      Đội  hình chơi trò chơi 
  
Mô phỏng động tác chân lăng và chân giậm giai đoạn trên  không qua 
tranh.
           4. Bài tập sửa lỗi cho đoạn 4: Giai đoạn tiếp đất
 Gồm 2 bước
 Bước 1: Chủ động  co chân để  giảm chấn động, không để  bất kỳ  một  
bộ phận nào của cơ thể chạm đất phía sau hai chân.
Bước 2: Động tác tiếp đất phải khéo léo, chủ động, tận dụng tối đa thành 
tích tạo đà và giậm nhảy tạo nên.
Giáo viên Nguyễn Thị Quỳnh                _9_         Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân


  
Một số  lỗi học sinh thường mắc phải:  Gập duỗi chân ra trước không 
nhanh, không tích cực. Chạm cát xong người thả  lỏng dẫn đến cơ  thể  đổ  ra 
phía sau. Tập tiếp đất bằng hai chân qua một số bài tập. Tập rơi từ trên bục 
cao 15 – 20 cm xuống cát. Có yêu cầu gập thân về trước. Hoàn chỉnh kĩ thuật  
tiếp đất bằng hai chân. Khi tiếp đất phải trùng gối để tránh chấn thương.
­  Nhảy qua dây chun tư th ế  ở giai đoạn bay sau đó thực hiện chạm cát.  
Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”
                                        
                                Đội hình chơi trò chơi
         Phát triển sức mạnh của chân, khả năng phối hợp nhanh nhẹn, khéo léo.
          Chuẩn bị: Kẻ  vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát 0,8 ­ 1,5m của mối  
hàng kẻ  10 ô chữ  nhật, mỗi ô có cạnh 0,4m, cạnh kia 1 ­ 1,5m. Tập hợp lớp  

thành 4 hàng dọc (tương ứng với mỗi ô đã chuẩn bị), sau vạch xuất phát.
        Cách chơi: Lần lượt từng em của mỗi hàng bật nhảy bằng hai chân từ vạch 
xuất phát vào ô số một, sau đó nhảy tách hai chân vào ô số hai và số ba, tiếp tục  
như  vậy cho đến ô cuối. Sau đó bật quay 1800, rồi nhảy lần lượt qua các ô về 
vạch xuất phát, đưa tay chạm bạn số hai.  Bạn số  hai bật nhảy như s ố một và 
cứ lần lượt như vậy cho đến hết.
Hàng nào nhảy xong trước ít phạm quy hàng đó thắng
Giáo viên chia lớp làm 4 đội chơi, số lượng nam, nữ bằng nhau. Đứng sau  
vạch xuất phát.
Chú ý: Các trường hợp phạm quy:
+ Xuất phát trước hiệu lệnh
+ Để chân vào ô không đúng quy định
+ Chân giẫm lên hoặc ra ngoài vạch vôi
Yêu cầu: Chơi đúng luật, tích cực và tự giác trong quá trình chơi.
  

IV. Tính mới của giải pháp

       Biện pháp này tuy không mới nhưng khi áp dụng vào dạy học cho học sinh 
lớp 4 của trường tôi thấy có hiệu quả. Học sinh rất hứng thú tham gia môn học, 
các em nắm kỹ thuật nhanh hơn đặc biệt khi học nội dung bật xa.
V. Hiệu quả SKKN


SKKN:  Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa
ở trường TH Nguyễn Viết xuân

                  

      Sau khi áp dụng  một số bài tập sửa lỗi trong dạy học bật xa cho học sinh  

lớp 4 từ năm học 2017 ­ 2018 đến nay tôi thấy các em tiếp thu bài nhanh hơn, tập 
động tác chính xác hơn, không khí học tập của lớp sôi nổi, sinh động hẳn lên. 
Học sinh hứng thú học tập một cách tự giác tích cực, tinh thần tự quản cao. Học  
sinh đã cùng nhau giải quyết những tình huống cụ  thể, tự  sửa chữa những sai  
lầm thường mắc cho mình và cho bạn, học sinh mạnh dạn hơn trong việc nhận  
xét, tự  đánh giá lẫn nhau khi kiểm tra, hiệu quả  giờ  học cao hơn. Kết quả cụ 
thể như sau:
­ Đối với học sinh nam
Tổ
ngs
ố 
HS 


ới 
mứ

Tru
ng 
bìn

(12

cm
)

SL

29


0

Mứ

Tru
ng 
bìn

cần 
đ ạ t 

Trên mức Trung bình 
140 
cm

150 
cm

160 cm

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

3

10.3

8

27,5

10

34,4

8

27,5

    
(12

cm
)
%
0


­ Đối với học sinh nữ
Tổ
ngs
ố 
HS 


ới 
m
ức  
Tr
un

bìn

(10

  Mức 
Trung 
bình 
cần 
đạt 

Trên mức Trung bình 
13

c
m

14


cm

150cm

(100 
cm)

Giáo viên Nguyễn Thị Quỳnh                _11_         Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân


28


cm

S
L

%

S
L

%

S
L

0


0

11

61,1

7

%
25

S
L

%

SL

%

6

21,4

4

14,
2


Cụ thể:    + Nam, nữ bật xa trung bình tăng 40 đến 45cm
                 + Nam, nữ có thành tích tốt là 1m85 đến 1m90
 Đây là tiền đế  giúp tôi có động lực ôn tập cho học sinh đạt kết quả  cao 
trong giải điền kinh năm học 2018­2019,   kết quả  có em Nguyễn Văn Nam đã 
đạt giải Ba môn điền kinh cấp huyện với nội dung bật xa, thành tích của em là  
2,2m. Với thành tích này các em có nhiều cơ hội được Trung tâm TDTT Tỉnh lựa 
chọn đào tạo vận động viên thành tích cao. 
Phần thứ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 

I. Kết luận

Tập luyện thể  dục thể  thao bao giờ  cũng dẫn đến sự  mệt mỏi, làm giảm  
sút tạm thời năng lực làm việc. Nhờ  quá trình nghỉ  ngơi tích cực, ăn uống phù 
hợp cơ thể sẽ được phục hồi. Quá trình hồi phục diễn ra ngay sau khi kết thúc 
tập luyện và có thể  kéo dài trong một vài ngày tùy theo mức độ  nặng, nhẹ  của 
lượng vận động trong buổi tập trước đó. Hồi phục không chỉ làm cho các chức  
năng của cơ  thể  về  mức ban đầu mà còn có khả  năng cao hơn (còn gọi là hồi 
phục vượt mức). Tổng hợp hiệu quả  tập luyện trong một giai đoạn nhất định 
bao gồm nhiều buổi tập sẽ tạo được sự  thích ứng và nâng cao được sức khỏe,  
thể lực, trình độ vận động cho người tập.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã vận dụng một số phương pháp, biện pháp 
đã trình bày  ở  trên, kết quả  đạt được rất tốt. Các em đã  có ý thức tự  giác tập 
luyện khắc phục những khó khăn, mệt mỏi, gian khổ, có ý chí kiên cường sức 
chịu đựng lượng vận động tăng dần trong một thời gian dài để hoàn thành được 
bài tập và nâng cao sức khỏe cho bản thân. Việc rèn luyện các tố  chất thể  lực 
được nâng lên rõ rệt, sức khỏe được đảm bảo. Từ đó tạo điều kiện tốt cho các 
em có sức khỏe để  học tập tốt và làm tăng đời sống tinh thần thêm phong phú,  
dũng cảm, mưu trí trong công việc, tăng thêm sự hiểu biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn 
nhau trong học tập, tránh xa lối sống bê tha, các tệ nạn xã hội, có cuộc sống vui 

tươi, lành mạnh, lạc quan và yêu đời.  Các em thực sự  say mê luyện tập và đã  
đạt được những kết quả tốt trong các giờ kiểm tra, thi đua, thi đấu giữa các lớp 


SKKN:  Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa
ở trường TH Nguyễn Viết xuân

                  

trong trường. Và các em đã mạnh dạn khi tham gia các giải thi đấu trong trường 
và trong toàn huyện. 
Bản thân tôi qua quá trình nghiên cứu các bài tập này cũng tự  rút ra được kinh 
nghiệm như sau: 
    

 ­ Đối với giáo viên:

+ Phải xác định rõ nội dung và kiến thức cần tập luyện theo chuẩn kiến 
thức kĩ năng của môn học, nghiên cứu bài tập, thực hành thành thục các các kĩ 
thuật động tác. 
+ Hiệu lệnh giáo viên phải đủ to, đủ rõ, chuẩn xác. 
+ Phải kịp thời sửa các lỗi sai mà học sinh mắc phải, đồng thời phải đa  
dạng hóa các bài tập, các hình thức dạy học phát huy tính tích cực tự  giác của 
học sinh khi tập luyện. Luân phiên thay đổi bài tập, vận dụng các hình thức trò  
chơi và thi đấu nhằm giảm sự nhàm chán, buồn tẻ của bài tập từ  đó tăng thêm  
hứng thú, tích cực hơn cho các em  trong quá trình tập luyện.
 + Nên đảm bảo vệ sinh sân bãi, đảm bảo tập luyện an toàn sạch sẽ, có ý  
thức phòng ngừa chấn thương trong quá trình tập luyện, thường xuyên theo dõi 
và kiểm tra sức khỏe để  điều chỉnh bài tập phù hợp, tập luyện nơi thoáng mát 
không khí trong lành, tránh những nơi gió mạnh,  ẩm thấp, tiếng  ồn lớn, nắng  

chiếu vào mặt vào gáy.
        ­ Đối với học sinh:
+ Cần phát huy tinh thần tự  giác tích cực, chủ  động trong việc rèn luyện  
thể lực, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cho bản thân mỗi học  
sinh.
 
+ Tập luyện thể  dục thể  thao phải thường xuyên, liên tục. Trong mỗi  
buổi tập cần sắp xếp bài tập, thời gian tập luyện phải đảm bảo hệ thống lôgic  
và khoa học. Cần tuân thủ nguyên tắc và phương pháp tập luyện của giáo viên.
+ Không nên ăn uống no trước khi tập ít nhất là một giờ, cần khởi động  
kỹ trước khi tập luyện và thả lỏng sau mỗi lần tập.
      * Lưu ý: Trong quá trình tập luyện thể dục thể thao, giáo viên cần quan sát 
theo dõi những biểu hiện và cảm giác chủ  quan của học sinh, theo dõi các dấu  
hiệu bất thường. Nếu thấy có những biểu hiện thể hiện giới hạn chịu đựng thì 
giảm nhẹ  yêu cầu tập luyện hoặc thay đổi hình thức tập luyện khác để  điều  
Giáo viên Nguyễn Thị Quỳnh                _13_         Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân


chỉnh. Nếu thấy có những dấu hiệu vượt quá giới hạn chịu đựng thì lập tức 
phải tạm ngừng tập luyện, nghỉ  ngơi hồi phục  đầy đủ  để  theo dõi. Nếu có 
chiều hướng tốt thì tiếp tục tập luyện nhẹ  nhàng, đồng thời quan sát theo dõi  
sức khỏe, thể  lực. Khi thấy cơ  thể  về  trạng thái bình thường thì có thể  từ  từ 
nâng cao lượng vận động cao trong buổi tập tiếp theo. Trường hợp thấy có 
những biểu hiện mệt mỏi kéo dài thì cần phải đưa học sinh đó đến các cơ sở y  
tế để bác sĩ khám và cho các chỉ dẫn chuyên môn cần thiết. 
II. Kiến nghị: Không                                                                  
                                                 Ea Na, ngày 25 tháng 3 năm 2019
                                                            Người thực hiện 

                                                                          Nguyễn Thị Quỳnh

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................... 
….........................................................................................................................................................................
.

                             CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên môn thể dục lớp 4
2. Tham khảo tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn 
thể dục ở tiểu học.
3. Tham khảo giáo trình sinh lý học thể dục thể thao nhà xuất bản 1995.
4. Tham khảo giáo trình lịch sử  thể  dục thể  thao (Trường Đại học Thể 
Dục Thể thao I nhà xuất bản thể dục thể thao năm 2000 )


SKKN:  Một vài kinh nghiệm sửa lỗi cho học sinh lớp 4 trong học nội dung bật xa
ở trường TH Nguyễn Viết xuân

                  

5. Nghiên cứu giáo trình Lý luận và phương pháp thể dục thể thao (sách 
giáo khoa dùng cho sinh viên các trường đại học thể dục thể thao)
 6. Quyết định số 51/2007/QĐ – BGD­ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Quyết định số  16/2006/QĐ – BGD­ ĐT, ngày 5/5/2006 của Bộ  Giáo 
dục và Đào tạo.

Giáo viên Nguyễn Thị Quỳnh                _15_         Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân




×