Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

skkn một số kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh ở lớp 5/1 trường tiểu học trần bình trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.22 KB, 16 trang )






SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC
CHO HỌC SINH Ở LỚP 5/1 TRƯỜNG
TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Trong cuộc sống hằng ngày, dù ở môi trường nào con người cũng
cần phải có hoạt động giao tiếp. Trong xã hội hiện đại, hoạt động giao tiếp
lại càng quan trọng hơn. Để giao tiếp tốt mỗi người cần phải có kĩ năng sử
dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói). Muốn có một lớp người trong
tương lai năng động, linh hoạt trong giao tiếp thì ngay từ bây giờ chúng ta
phải bồi dưỡng cho mầm non của đất nước, đặc biệt đối với cấp Tiểu học.
Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi
hỏi cơ bản đầu tiên đối với những người đi học. Đầu tiên các em phải học
đọc, sau đó phải đọc để học. Có đọc tốt thì mới phát triển tốt các kĩ năng
viết, nghe, nói. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong
giao tiếp và học tập. Đọc là công cụ để học tập các môn học khác,đồng
thời tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có
khả năng tự học và tinh thần học tập suốt cuộc đời, đó là một khả năng
không thể thiếu được của con người thời đại văn minh.
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn
ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu
biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các
em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như
vậy, đọc có một ý nghĩa to lớn, nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo


dục và phát triển.
Những điều ở trên đã khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và
phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh.
Tập đọc với tư cách là một phân môn Tiếng Việt ở tiểu học, có nhiệm vụ
đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
Mặc dù hiện nay chương trình sách giáo khoa đã đổi mới, phương
pháp dạy học nói chung, dạy tập đọc nói riêng đã được cải tiến, nhưng ở
các trường tiểu học hiện nay việc dạy đọc vẫn còn nhiều hạn chế. Giáo
viên nặng về truyền đạt, quen sử dụng phương pháp truyền thống, không
kích thích được hứng thú học tập của học sinh tham gia tìm hiểu, xây
dựng cách đọc bài.
Với ý nghĩa quan trọng của phân môn Tập đọc và thực trạng về kĩ
năng đọc ở lớp tôi hiện nay, tôi mạnh dạn chọn phân môn này để nghiên
cứu và thể hiện trong việc đổi mới phương pháp dạy - học tập đọc ở tiểu
học. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm rèn đọc cho
học sinh ở lớp 5/1 Trường Tiểu học Trần Bình Trọng”.
II. Mục đích của đề tài: Tìm ra phương pháp dạy đọc tốt nhất để giúp
học sinh lớp 5/1 Trường Tiểu học Trần Bình Trọng học tốt phân môn Tập
đọc.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG
Năm học 2009- 2010 tôi được phân công dạy lớp 5/1. Lớp tôi chủ
nhiệm có 30 học sinh - Nữ 16. Đa số học sinh vào đầu năm đã có đầy đủ
sách vở, đồ dùng học tập đặc biệt là sách Tiếng Việt. Các bậc phụ huynh
phần lớn đều quan tâm đến việc học tập của con em mình. Cơ sở vật chất
đầy đủ. Giáo viên được tham gia các chuyên đề thay sách giáo khoa và
học tập các phương pháp mới trong dạy học. Nhà trường tổ chức học hai
buổi trên ngày cho 100% học sinh.
Tuy nhiên, đối với học sinh lớp tôi thì trình độ không đồng đều. Có

nhiều học sinh đọc đúng, nhanh và diễn cảm nhưng cũng không ít học
sinh đọc còn ngắc ngứ, lý nhí, chưa tốt. Một số em còn mắc lỗi phát âm,
chủ yếu là lỗi phát âm do từ địa phương.
Đây là kết quả khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt lớp 5/1 -
lớp tôi phụ trách năm học 2009- 2010.


TSHS

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

30
SL

T
L

SL

TL

SL

TL


SL

TL

3 10 %

16 53,3%

7 23,3% 4 13,3%


Như vậy, chất lượng đọc thực tế cho thấy còn thấp(đọc không tốt dẫn
đến kĩ năng viết chính tả, làm văn thấp).
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH
Trong một giờ tập đọc tôi luôn chú ý: Rèn cho học sinh kỹ năng đọc
ngày càng thành thạo. Đây là yêu cầu có tính đặc trưng của phân môn tập
đọc. Dạy tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò
để thực hiện hai hình thức: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Đây chính là: “
Hai biện pháp dạy đọc”. Hai hình thức đọc này gắn bó chặt chẽ với nhau,
cộng tác cùng thực hiện để đạt một mục đích cuối cùng của đọc: Thông
hiểu nội dung văn bản.
Chất lượng đọc thành tiếng bao gồm 4 mức độ: đọc đúng, đọc lưu loát,
đọc có ý thức ( thông hiểu nội dung văn bản ) và đọc diễn cảm.
Chất lượng của đọc thầm chỉ gồm 3 mức độ đầu, đọc diễn cảm không
được bàn đến khi nói về đọc thầm.
1. Chuẩn bị cho việc đọc:
Giáo viên luôn chú ý đến tư thế đọc của học sinh. Khi ngồi đọc cần
ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 - 35 cm, cổ và đầu
thẳng. Khi cô giáo gọi đọc phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay.

Tư thế đứng đọc phải đàng hoàng, thoải mái, sách phải được mở rộng và
cầm bằng hai tay.
Giáo viên luôn cho học sinh hiểu khi đọc thành tiếng: Các em đọc
không phải chỉ cho mình cô giáo mà để cho tất cả các bạn trong lớp cùng
nghe, nên cần đọc đủ cho tất cả nghe rõ. Nhưng không có nghĩa là đọc quá
to hoặc gào lên. Đối với học sinh đọc quá nhỏ “ lý nhí”, giáo viên kiên
nhẫn luyện và động viên các em đọc to dần.
2. Luyện đọc đúng:
a. Khái niệm:
Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác,
không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần và
tiếng. Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm thanh ( đúng các âm vị ), nghỉ
ngắt hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu).
b. Biện pháp:
Đầu năm tôi đã phân loại để nắm được trình độ đọc của học sinh, từ
đó có kế hoạch luyện đọc cho từng em. Trước khi lên lớp, tôi dự tính các
lỗi học sinh lớp tôi dễ mắc, những từ, những câu khó lần trước chưa đọc
tốt để luyện.
Luyện đọc đúng các âm đầu:
Đọc đúng các âm khó đối với địa phương ví dụ : quẹo vô, truyền
thuyết, tháp khoan, mải miết,ngạc nhiên, chất phác,…Phần luyện này tôi
kết hợp trong lúc đọc cá nhân.
Ví dụ: Khi dạy bài: “ Kì diệu rừng xanh”
Học sinh A đọc đoạn 3. Học sinh B nhận xét: bạn đọc sai “ leng lắt
mải miếc”, sửa lại là: “ len lách mải miết”, …Tôi cho học sinh A đọc lại
cho đúng. Sau đó gọi 2 đến 3 học sinh khác nhắc lại.
Đọc đúng bao gồm đúng cả tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu.
Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu: Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ
lâu hơn ở dấu chấm. Tôi dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định
cách ngắt nhịp đúng các câu:

- “ Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ / chuyền nhanh như tia
chớp”.
- “Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to/ đẹp / vút qua / không kịp
đưa mắt nhìn theo”.
- Sau một hồi len lách mải miết,/ rẽ bụi rậm,/ chúng tôi nhìn thấy một bãi
cây khộp.
Đối với những bài thơ ngắt nghỉ cần đúng với nhịp thơ.
Ví dụ: Bài “ Ê- mi-li, con…”,
Đây là thể thơ tự do khi đọc cần chú ý ngắt nhịp đúng, phù hợp
với ý nghĩa của câu thơ, đoạn thơ. Cần đọc vắt các dòng thơ sau:
Nhân danh ai
Bay mang những B.52
Những na pan, hơi độc
Đến Việt Nam
………
Đêm nay mẹ đến tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé
Với bài thơ lục bát “ Hành trình của bầy ong ”, nhịp thơ phổ biến 3 / 5
;3/3 và 4/ 4:
“ Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh / nối liền mùa hoa
Nối rừng hoang / với biển xa
Đất nơi đâu / cũng tìm ra ngọt ngào
……………………………
Chắt trong vị ngọt / mùi hương
Lặng thầm thay / những con đường ong bay
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất / đủ làm say đất trời
Với thể thơ 5 chữ, nhịp 3/ 2, 2 /3 trong bài “ Trước cổng trời”:

Nhìn ra xa / ngút ngát
Bao sắc màu / cỏ hoa
Con thác / réo ngân nga
Đàn dê / soi đáy suối
…………………….

Những người Dáy,/ người Dao
Đi tìm măng,/ hái nấm
Vạt áo chàm / thấp thoáng
Nhuộm xanh / cả nắng chiều
Đối với một bài thơ, đoạn văn, câu văn học sinh đọc cá nhân thành
tiếng chưa ngắt nghỉ hơi đúng, tôi cho một học sinh khác đứng tại chỗ
hoặc lên bảng đánh dấu lại chỗ ngắt, nghỉ hơi và cho vài HS đọc lại.
Ví dụ dạy bài: “Kì diệu rừng xanh ”.
Tôi cho học sinh nêu: chỗ ngắt và những từ ngữ cần nhấn giọng còn
giáo viên dùng kí hiệu gạch chéo chỗ ngắt nghỉ, gạch chân chỗ cần nhấn
giọng ( Vì học sinh đọc cá nhân chưa biết cách ngắt nghỉ).
“ Những chiếc chân vàng / giẫm trên thảm lá vàng /và sắc nắng cũng
rực vàng trên lưng nó./”
3. Luyện đọc lưu loát:
a. Khái niệm:
Đọc lưu loát là nói đến mức độ đọc về mặt tốc độ, đọc không ê a,
ngắc ngứ. Tốc độ đọc nhanh chỉ thực hiện được khi đã đọc đúng. Khi đọc
phải chú ý xác định tốc độ để cho người nghe hiểu kịp được.
Nhưng đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ chấp nhận
được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói. ( Tốc
độ đọc thành tiếng lớp 5 tối thiểu khoảng 120phút ). Khi đọc thầm thì tốc
độ đọc sẽ nhanh hơn nhiều.
b. Biện pháp:
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu

để học sinh đọc thầm theo. Ngoài ra, giáo viên còn dùng biện pháp đọc
tiếp nối trên lớp , đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều
chỉnh tốc độ.
Ví dụ: Khi học sinh đọc cá nhân toàn bài hoặc đọc một khổ thơ, một
đoạn văn giáo viên đều nhắc cả lớp đọc thầm theo. Thầy(cô) cần sử dụng
những trò chơi cuối giờ gây hứng thú cho học sinh như: Thi đọc tiếp sức,
đọc thơ truyền điện, thả thơ, Kết thúc trò chơi bao giờ giáo viên cũng
cho học sinh bình chọn và tuyên dương nhóm đọc nhanh nhất, giỏi nhất và
gợi ý rút kinh nghiệm cho lần chơi sau.
Muốn học sinh đọc nhanh, đúng tốc độ cần có sự chuẩn bị bài ở nhà
tốt, học sinh phải được đọc trước nhiều. Muốn vậy cần phải khơi dậy sự
thi đua giữa các em. Em nào đọc chậm cô(thầy) phải giúp các em luyện
thêm ở các giờ tự học, tăng cường.
4. Luyện đọc có ý thức ( Đọc hiểu)
a. Khái niệm:
Để giúp học sinh đọc cảm nhận văn bản, hiểu văn bản thì trong việc
dạy môn tập đọc phải chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu cho học sinh. Đó
là vấn đề cần thiết, quan trọng đối với học sinh lớp 5. Có hiểu nội dung
bài văn, bài thơ thì mới có cách đọc đúng, đọc hay và diễn cảm được.Việc
luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong bước đọc thầm.
Sự thực thì đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ nhanh
hơn đọc thành tiếng từ 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận,
thông hiểu nội dung văn bản vì người ta không phải chú ý đến việc phát
âm mà chỉ tập trung để hiểu nội dung điều mình đọc. Hiệu quả của đọc
thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc.
Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả
đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài tức
là toàn bộ những gì đọc được.
b. Biện pháp:
Kết hợp chặt chẽ giữa việc tìm hiểu bài với việc luyện đọc. GV

hướng dẫn học sinh rèn đọc đến đâu tìm hiểu bài ngay đến đó. Không tách
rời hai khâu tìm hiểu bài và rèn đọc.GV nêu yêu cầu trước khi HS đọc bài
hay đọc đoạn văn để HS đọc và có định hướng hiểu văn bản.
Ví dụ: Dạy bài văn “ Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai”.
Đọc thầm lần 1: Sau khi giới thiệu bài xong, 1 học sinh khá đọc toàn
bài, đồng thời cả lớp đọc thầm theo bạn để nắm được nội dung của bài.
Đọc thầm lần 2: Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 1,2, cho 1 học sinh
đọc đoạn 1,2. Cả lớp đọc thầm theo. Giáo viên hỏi: Dưới chế độ A- pác-
thai, người dân da đen bị đối xử như thế nào?
Đọc thầm lần 3:Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 3,cho cả lớp đọc
thầm đoạn 3. Giáo viên giao nhiệm vụ: - Người dân Nam Phi đã làm gì để
xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
Đọc thầm lần 4: Gọi 1 học sinh đọc toàn bài . Đồng thời cả lớp đọc
thầm. Giáo viên giao nhiệm vụ: Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế
độ a- pác- thai được đông đảo mọi người dân trên thế giới ủng hộ?
Như vậy là giáo viên đã cho học sinh đọc thầm trước khi phân tích
nội dung bài, đồng thời với đọc cá nhân thành tiếng để học sinh nắm được
nội dung văn bản và từ đó có cách đọc đúng. Như vậy đã kết hợp nhuần
nhuyễn giữa đọc thành tiếng và đọc thầm.
Để giúp học sinh đọc hiểu tốt, GV cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi để
học sinh nêu nội dung, nghệ thuật, cách đọc bài. GV chú ý các câu hỏi để
học sinh tìm hiểu nghĩa của từ, đặt câu để làm rõ nghĩa từ; tìm các từ
đồng, trái nghĩa
Nếu không chỉ ra giá trị của từ “ ngây ngất” trong “ Chẳng có thứ quả
nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế ” ( Mùa thảo quả ) mà chỉ
khai thác thảo quả có vị như thế nào, có mùi hương ra sao? (ngọt lựng,
thơm nồng ) thì chưa thể cảm nhận hết được mùi hương đặc biệt của
thảo quả .
Yêu cầu học sinh nắm ý chính của đoạn, của bài, lập được dàn ý,
hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn, bài thơ. Tất cả việc phân tích trên

nhằm cho học sinh hiểu nội dung, nghệ thuật bài để có cách đọc đúng, đọc
diễn cảm.
5. Luyện đọc diễn cảm.
a. Khái niệm:
Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những câu văn bản văn
chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể
hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng
để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc,
đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thu của người đọc đối với tác
phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện
được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
b. Biện pháp:
Nội dung của bài đọc đã qui định ngữ điệu của nó nên tôi không bao
giờ áp đặt sẵn giọng đọc bài mà để học sinh tự nêu cách đọc và đọc trên
cơ sở hiểu từ, hiểu nghĩa. GV không chỉ là người lắng nghe, sửa cách đọc
của từng học sinh mà còn phải luôn kích thích, động viên học sinh cố
gắng đọc diễn cảm.
Ví dụ: Cứ cuối mỗi giờ tập đọc giáo viên nên cho học sinh tự thể hiện
mình qua việc đọc diễn cảm:
+ Em hãy đọc đoạn văn (hoặc khổ thơ) mà em thích nhất cho cô
và cả lớp cùng nghe.
+ Em hãy đọc diễn cảm cả bài văn (hoặc bài thơ).
+ Hoặc giáo viên tổ chức các hình thức thi đọc diễn cảm, đọc
phân vai, đóng kịch ( đối với các tác phẩm có nhiều lời hội thoại ).
Vì vậy, trong giờ tập đọc lớp tôi các em rất thích tham gia đọc diễn
cảm.
Đọc diễn cảm chỉ có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn
cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm phù
hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có
cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân

vật, lời tác giả.
Để đọc diễn cảm, người đọc phải làm chủ được chỗ ngắt giọng ( kỹ
thuật ngắt giọng biểu cảm ), làm chủ được tốc độ đọc ( độ nhanh, chậm,
chỗ ngân hay dãn nhịp đọc ), làm chủ cường độ giọng ( đọc to hay nhỏ,
nhấn giọng hay không ) và làm chủ ngữ điệu ( độ cao của giọng đọc, lên
giọng hay hạ giọng ).
Ở tiểu học, khi nói đến đọc diễn cảm, người ta thường nói về một số
kỹ thuật như ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ và ngữ điệu.
Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe, thiên
về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ lắng, sự im lặng có tác
dụng truyền cảm, góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Đó là sự ngắt
giọng có ý đồ nghệ thuật.
Ví dụ với bài “ Những cánh buồm”“ Cha dắt con đi…. có 2 cách ngắt:
+ Nếu ngắt “ Cha dắt con đi / dưới ánh mai hồng ” thì cảnh ở
đây thấy bình thường, không có gì nổi bật.
+ Nếu ngắt “ Cha dắt con / đi dưới ánh mai hồng” thì hay hơn,
câu thơ giàu hình ảnh, thật nên thơ,
Tốc độ đọc ảnh hưởng đến sự diễn cảm, đặc biệt là chỗ có thay đổi
tốc độ gây sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt.
Ví dụ khi đọc bài “ Bầm ơi ” đọc chậm lại, nhịp dãn ra thì bài thơ sẽ
đọng lại trong lòng người đọc tình cảm tha thiết,sâu nặng giữa mẹ và con
hơn là đọc với tốc độ bình thường như những bài thơ khác trong bài.
+ Bài “ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” - đọc với nhịp điệu nhanh,
dứt điểm, thể hiện sự phối hợp công việc một cách nhịp nhàng, ăn ý giữa
các thành viên trong nhóm.
Ngữ điệu : là sự lên cao hay hạ thấp giọng. Mỗi kiểu câu chia theo
mục đích nói đều có ngữ điệu riêng, hạ giọng cuối câu kể , lên giọng ở câu
hỏi.
Ví dụ : Đọc bài : “ Chuỗi ngọc lam”
Đọc lên giọng ở các câu hỏi: Ai sai cháu đi mua?

Cháu có bao nhiêu tiền?
Đọc giọng vui, ngây thơ, hồn nhiên thể hiện được niềm vui của cô
bé Gioan: Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu!
Cháu đã đập con lợn đất đấy! …
Đọc giọng nhẹ nhàng, tế nhị (lời của Pi- e)
Lời của chị cô bé giọng nhẹ nhàng, lịch sự.
Ví dụ : Đọc bài : “ Ê- mi- li, con…”
Ở từng khổ thơ, chú ý thay đổi giọng một cách linh hoạt, phù hợp với
dấu câu và lời nhân vật.
- Khổ 1 : Lời của chú Mo- ri- xơn đọc giọng trang nghiêm, lời
của bé
Ê- mi- li đọc giọng ngây thơ.
- Khổ 2 : Đọc giọng phẫn nộ, đau thương, nhấn giọng từ “tội
ác”,“chồng chất” “giết”
…Tội ác bay chồng chất
Nhân danh ai
Bay mang những B.52
Những na pan, hơi độc
Đến Việt Nam
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc
hoạ.
- Khổ 3 : Đọc giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động
- Khổ 4 : Đọc chậm với giọng xúc động trước hành động dũng
cảm của chú Mo- ri- xơn…
Như vậy, ngữ điệu là sự hoà đồng của chỗ ngừng, tốc độ, chỗ nhấn
giọng, cao độ tạo nên âm hưởng của bài đọc. Đọc diễn cảm không phải
là đọc sao cho

“ điệu”, thiếu tự nhiên, dựa vào ý thích chủ quan của người đọc.
Đọc diễn cảm là sự sử dụng ngữ điệu để diễn tả cảm xúc của bài
đọc. Hoà nhập được với bài văn, bài thơ, có cảm xúc sẽ tìm thấy ngữ điệu
thích hợp. Chính văn bản qui định ngữ điệu cho người đọc chứ không
phải người đọc tự đặt ra ngữ điệu.
Để đọc diễn cảm hay, tôi luôn đàm thoại cho học sinh hiểu ý đồ tác
giả, thảo luận vì sao đọc như vậy. Sử dụng hình thức đọc phân vai. Hay
khi học sinh đọc cá nhân, giáo viên đọc mẫu, tôi thường đặt câu hỏi: Vì
sao đọc như thế? Chỗ nào trong cách đọc của cô làm em thích?
Những học sinh đọc còn kém,giáo viên cần kiên trì luyện tập thêm,
không bỏ qua mà cũng không đòi hỏi ráo riết. Tôi còn tổ chức theo nhóm
để các em khá, giỏi kèm cặp các em kém.
6. Chú ý đọc mẫu của giáo viên và ghi bảng:
a. Đọc mẫu của giáo viên:
Giáo viên đọc mẫu tốt cũng đã dạy học sinh đọc rất nhiều. Bởi vậy,
trước giờ tập đọc, GV phải nghiên cứu nội dung, cách đọc và tập đọc
nhiều lần.
Có nhiều cách đọc mẫu:
+ Đọc mẫu toàn bài: để giới thiệu, gây hứng thú cho học sinh.
+ Đọc câu , đoạn: Giúp học sinh nhận xét, giải thích, tìm ra
cách đọc.
Vậy là, tuỳ theo từng bài mà giáo viên đọc cả bài hoặc một đoạn.
Đọc vào đầu tiết hay cuối tiết
Ví dụ dạy bài: “ Tác phẩm của Si- le và tên phát xít ”, GV đọc mẫu
đoạn 1, đó là đoạn khó đọc, học sinh đọc chưa tốt.
Dạy bài “ Kì diệu rừng xanh”, GV đọc mẫu cả bài để tạo hứng thú
cho HS vì đây là một bài văn tả cảnh,có nhiều từ gọi tả, gợi cảm cần nhấn
giọng mà HS thì thường chưa thể hiện được cảm xúc đó.

b. Cách trình bày bảng:

Bảng lớp cũng là một đồ dùng trực quan giúp học sinh đọc tốt.
Chính vì vậy, giáo viên luôn trình bày bảng gọn, rõ, đảm bảo tính đặc
trưng của bộ môn để học sinh nhìn vào cũng có được cách đọc.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi đã áp dụng biện pháp trên vào việc giảng dạy phân môn tập
đọc, tôi thấy HS có tiến bộ rõ rệt. Bản thân các em cũng ý thức hơn khi
đọc bài. Các em không còn ngại ngùng, e dè khi đọc diễn cảm trước cả
lớp (hay lúc có đông người dự), hoặc không còn đọc qua loa, nhanh nhanh
cho xong bài mà các em có sự chuẩn bị kĩ càng hơn, có sự thi đua trước
lớp. Các em học yếu cũng có tiến bộ hơn trước, tuy các em chưa đọc được
diễn cảm nhưng không còn mắc lỗi như trước kia…Tuy rằng, đây chỉ mới
là kết quả hết sức khiêm tốn và việc “ rèn đọc cho HS trong giờ tập đọc”
là một quá trình lâu dài song tôi vẫn thấy vui vì các biện pháp mình thực
hiện bắt đầu có hiệu quả. Nhờ đó chất lượng môn Tiếng Việt lớp tôi được
nâng lên. Học sinh đọc bài tốt hơn trước, bài làm đạt kết quả khá giỏi
tăng, học sinh yếu giảm dần.
Cụ thể kết quả được thể hiện ở các lần kiểm tra định kì ở học kì I,
năm học 2009- 2010 như sau:

TSHS

Thời
điểm
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL

30
Đầu năm 3 10 % 16 53,3% 7 23,3%

4 13,3%

Gi
ữa k
ì I

16

53,3%

10

33,3%

3

10%

1

3,3%








C. PHẦN KẾT LUẬN
Việc rèn đọc cho học sinh là rất cần thiết và không thể thiếu trong
dạy - học Tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra biện pháp khắc phục

là có thực hiện một cách có hiệu quả. Luyện đọc cho học sinh là một quá
trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không nóng vội.
Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có
những học sinh sự tiến bộ diễn ra rất chậm, có khi vài tháng, thậm chí cả
một học kì…Nếu giáo viên không biết chờ đợi mà nôn nóng thì chắc chắn
sẽ thất bại.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra,…từ đó
phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc và có biện pháp giúp đỡ các em
kịp thời (phù hợp với từng đối tượng ).
Giáo viên không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu,nghiên cứu để nâng cao
trình độ tay nghề.Giáo viên có nắm chắc kiến thức thì mới có thể giúp học
sinh sửa lỗi và khắc phục lỗi một cách có hiệu quả.















MỤC LỤC

A. Phần mở đầu. Trang 1

B. Phần nội dung
Trang 3
I. Thực trạng
Trang 3
II. Một số biện pháp thực hiện
Trang 3
III. Kết quả đạt được.
Trang 13

C. Phần kết luận.
Trang 14




















×