Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.33 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ HẢI GIANG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Đà Nẵng - 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Trường Sơn
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 11 tháng 8 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao (CNC) bước
đầu đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần tăng năng suất,
sản lượng cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập Tuy nhiên,
sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn hiện nay vẫn nhiều
hạn chế, chỉ dừng lại ở một số mô hình sản xuất nhỏ, chỉ mới tập trung
vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, đầu tư cơ sở hạ tầng
thiết yếu, chưa ứng dụng công nghệ tự động hóa, thông tin, cũng như
quy trình canh tác tiên tiến ...trong sản xuất, công tác quy hoạch quản
lý, kiểm tra chỉ mới thí điểm ở một số vùng.
Để nông nghiệp thực sự là một thế mạnh của Đà Nẵng trong
bối cảnh hội nhập, có thương hiệu mạnh và đủ sức cạnh tranh ở thị
trường trong nước và quốc tế cần phải tiến hành đầu tư mạnh mẽ và
bài bản cho sản xuất nông nghiệp, mở rộng và phát triển hơn nữa các
khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đào tạo và hỗ trợ
người nông dân trong sản xuất với sự đồng hành của mô hình liên kết
4 nhà: Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp và nhà nông sẽ
là hướng đi đột phá của nông nghiệp Việt Nam trong thời đại mới.
Trong bối cảnh thành phố Đà Nẵng đang đẩy nhanh tiến trình
đô thị hóa và công nghiệp hóa, tổng diện tích đất nông nghiệp trên
địa bàn thành phố đang có xu hướng giảm nhanh thì việc ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp càng trở nên cấp bách và
cần thiết. Do đó tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng”làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến việc quản lý
nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.


2
Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề về quản lý nhà nước
về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề trên phạm vi địa
bàn thành phố Đà Nẵng
Về thời gian: giai đoạn từ năm 2012– 2016
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp;
kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, phương pháp thu
thập số liệu, phân tích dữ liệu, tổng hợp xử lý thông tin, phân tích
thông tin, so sánh qua các giai đoạn, thời kỳ để tìm nét khác biệt.
5. Bố cục luận văn
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý

nhà nước về việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


3
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm
a. Nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan
trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những
gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự
nhiên.
b. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học
và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt
trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng
đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa
ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là nền
nông nghiệp áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất để mang lại
năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế trên một đơn vị
diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ.
c. Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản

xuất nông nghiệp
Theo như những nghiên cứu ,Quản lý nhà nước về ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một quá trình từ việc
xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động


4
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; tuyên truyền,
phổ biến chính sách pháp luật về ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp; Tổ chức thực hiện pháp luật đến việc tổ chức bộ
máy thực hiện cũng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
về hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
a. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn,
phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ
rệt. Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không
thể thay thế được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành
sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau.Đối tượng
của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật nuôi.Sản
xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao.
b. Đặc điểm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp
Là quá trình triển khai các đề án, dự án ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu hoặc
chuyển giao công nghệ, bao gồm các đề án, dự án có hoạt động triển
khai thực nghiệm,sản xuất thử nghiệm nhằm nhằm tạo ra sản phẩm
công nghệ cao; xây dựng mô hình và đầu tư sản xuất sản phẩm để tạo
ra các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có chất lượng,

tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có
thể thay thế sản phẩm nhập khẩu
1.1.3. Vai trò quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp
Sự quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản


5
xuất nông nghiệp là hoạt động tất yếu nhằm tổ chức điều hành và
điều chỉnh các quan hệ phát sinh nhằm thực hiện những mục tiêu
nhất định. Cụ thể nhà nước có vai trò định hướng, điều hòa các mâu
thuẫn, vai trò điều tiết sự vận hành kinh tế nông nghiệp.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ƢNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp
Các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành các quy định về
chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao. Ban hành các kế hoạch về ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp. Ban hành các quyết định phê duyệt Quy
hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp. Ban hành các tiêu chí xác định chương trình dự án
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp bao gồm cả cơ quan quản lý nhà
nước ở trung ương và cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.
1.2.3. Quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản

xuất nông nghiệp
Việc lập quy hoạch cần thực hiện các nhiệm vụ đánh giá điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng nguồn lực để phát triển vùng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Nẵng. Đồng thời dự báo
khả năng phát triển công nghệ cao, đưa ra quan điểm, mục tiêu phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Đà Nẵng.


6
Xây dựng phương án quy hoạch các vùng sản xuất ứng dụng
công nghệ cao trong nông, lâm nghiệp, thủy sản thành phố Đà Nẵng
với đầy đủ các tiêu chí về: loại hình công nghệ cao, quy mô, địa
điểm, quy trình kỹ thuật sản xuất, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản
phẩm, quản lý dịch hại, tổ chức sản xuất. Đề xuất giải pháp, chính
sách, tổ chức triển khai, quản lý điều hành và sử dụng có hiệu quả
các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
1.2.4. Hỗ trợ các tổ chức cá nhân tìm hiểu về công nghệ
cao, thủ tục đăng ký công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao
Hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để người dân tiếp cận với
nghiên cứu công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đồng thời
hướng dẫn các tổ chức cá nhân nắm rõ các quy trình thủ tục về cấp
giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các
Sở, ngành tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp trình tự, thủ tục
hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, danh mục nông nghiệp công nghệ cao và danh
mục sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được ưu tiên và khuyến
khích phát triển tại Thành phố trên website của Sở.

1.2.5. Xây dựng chính sách ứu đãi, thu hút đầu tƣ vào ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Cần có những chính sách thu hút đầu tư vào ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cũng như tăng cường hợp tác
đầu tư, chuyển giao công nghệ với các quốc gia, tổ chức trên thế giới
về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Các cơ quan nhà nước cần xây dựng các chính sách ưu đãi và


7
hỗ trợ, gồm: Miễn, giảm tiền sử dụng đất; Miễn, giảm tiền thuê đất,
thuê mặt nước của Nhà nước; Hỗ trợ tập trung đất đai; Tiếp cận, hỗ
trợ tín dụng; Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng
dụng nông nghiệp công nghệ cao; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực,
phát triển thị trường; Hỗ trợ đầu tư cơ sở: Bảo quản, chế biến nông
sản; giết mổ gia súc, gia cầm; chế tạo thiết bị, linh kiện, máy nông
nghiệp; sản xuất sản phẩm phụ trợ; Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi bò
sữa, bò thịt; Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và đầu tư
kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
1.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thì không thể
tách rời cơ chế kiểm tra, thanh tra nhằm xử lý các vi phạm trong lĩnh
vực này. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một nội dung quan
trọng trong công tác quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự kỷ cương
và hạn chế những vi phạm về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp.
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
1.3.3. Yếu tố pháp luật
1.3.4. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản
lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp


8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH
HƢỞNG ĐẾN QLNN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ
107°17' đến 108°20' Đông. Với vị trí địa lý chiến lược và hệ thống
giao thông thuận lợi là điều kiện quan trọng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội, là địa bàn để thành phố Đà Nẵng giao lưu, hợp tác
giao thương, trao đổi hàng hóa với các tỉnh trong khu vực miền
Trung - Tây Nguyên, nhất là các địa phương trên tuyến hành lang
kinh tế Đông- Tây.
b. Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa
có đồi núi. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ

700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu
nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển
bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố
c. Khí hậu, thủy văn
Về khí hậu: Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa
khí hậu miền Bắc và miền Nam, đa dạng nhiều kiểu khí hậu và đa
dạng sinh học cao về các nguồn gen, loài sinh vật trong hệ sinh thái


9
biển và rừng.
Về thủy văn: Hệ thống sông ngòi phong phú bao gồm các
sông: sông Hàn, sông Yên, sông Túy Loan, sông Cu Đê, sông Cẩm
Lệ... với trữ lượng nước ngọt rất lớn, là nguồn cung cấp nước chính
cho các nhà máy nước của thành phố Đà Nẵng và một phần cho
huyện Hòa Vang.
d. Tài nguyên Đa dạng và phong phú các tài nguyên đất,biển
và tài nguyên rừng.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
a. Tốc độ tăng trưởng
Trong giai đoạn 2012-2016, tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội
GRDP của Đà Nẵng luôn ở mức 8-9%, cao hơn so với mức bình
quân chung của cả nước. Năm 2016, GRDP của Đà Nẵng đạt 58.546
tỷ đồng, tăng 9.04% so với năm 2015.
b.Dân số
Tính đến hết năm 2016, dân số Đà Nẵng là 1.046.200 người.
Thành thị, 915.000 dân (87%); nông thôn, 131.200 dân (13%). Mật
độ dân số trung bình 814 người/km², dân số trong độ tuổi lao động

72.491 người.
2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng
Giá trị sản xuất thuỷ sản - nông - lâm (giá so sánh năm 2010)
ước đạt 2.048 tỷ đồng, đạt 101,5% kế hoạch, tăng 3,6% so với năm
2015 (Kế hoạch tăng 2-3%); sản lượng khai thác ước đạt 34.000 tấn,
đạt 100% kế hoạch, giảm 1,4% so với năm 2015 do ảnh hưởng của
sự cố môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp,
ngành thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ngành nông nghiệp


10
chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với ngành lâm nghiệp và ngành lâm
sản chiếm tỷ trọng rất thấp. Điều này cũng phù với điều kiện hiện
nay của Đà Nẵng là một thành phố biển.
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giai
đoạn 2012 – 2016 (theo giá so sánh năm 2010)
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT

1

2

3

Chỉ tiêu

2012


2013

2014

2015

2016

Tổng GTSX

2120

2125

2193

2280

2048

Nông nghiệp

700

702

708

745


674

Cơ cấu (%)

33,01

33,03

36,18

32,67

32,9

Lâm Nghiệp

57

59

62

63

76

Cơ cấu (%)

2,68


2,77

2,82

2,76

3,7

Thủy Sản

1363

1364

1423

1472

1298

Cơ cấu (%)

64,29

64,18

64,88

64,56


63,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng)

2.1.4. Tình hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Sản xuất nông nghiệp bước đầu đã thu được nhiều kết quả khá
toàn diện trên các lĩnh vực từ trồng trọt, chăn nuôi đến lâm nghiệp,
thủy sản...; năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng
được nâng cao, bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp
tập trung theo quy hoạch; xuất hiện nhiều mô hình liên kết từ sản
xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất
ngày càng được hoàn thiện gắn với mục tiêu chương trình nông thôn
mới; nhiều ứng dụng công nghệ được áp dụng rộng rãi trong sản
xuất; cơ giới hóa phát triển nhanh ở một số khâu góp phần nâng cao
trình độ sản xuất, thay đổi tập quán sản xuất của người dân.


11
2.2. THỰC TRẠNG QLNN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.1. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp
UBND thành phố Đà Nẵng rất quan tâm đến việc ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nên đã ban hành nhiều văn
bản chỉ đạo, điều hành trong công tác quản lý nhà nước về ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Mặc dù ban

hành nhiều văn bản tuy nhiên công tác ban hành văn bản về ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, chủ
yếu là các văn bản hướng dẫn dựa vào các Luật, Nghị định, thông tư
của các cơ quan trung ương. Song song với việc ban hành thì công tác
hướng dẫn và tổ chức thực hiện các căn bản quy phạm pháp luật về
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được quan tâm
chỉ đạo, các cơ quan ban, ngành đặc biệt là Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn thường xuyên cập nhật các văn bản và quy định mới
để tập huấn hướng dẫn người dân tthực hiện đúng các quy định trong
việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được quản lý theo cơ
cấu gồm UBND và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành
phố, các phòng ban chức năng thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
Ngoài ra còn có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ được


12
đào tạo bài bản về lĩnh vực nông nghiệp đang công tác tại các sở,
ngành tỉnh, các nhà khoa học của các viện, trường trong và ngoài
tỉnh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp có những đóng góp quan trọng đến
lĩnh vực ngành.
2.2.3. Thực trạng quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp
Công tác quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp được các cấp chính quyền tại Đà Nẵng quan tâm.

UBND thành phố Đà Nẵng đã ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy
hoạch chi tết 2 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Xã
Hòa Phú và Xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang).
Năm 2017, HĐND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết
số 104/2017/NQ-HĐND ngày 7/7/2017 về chính sách khuyến khích
đầu tư nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch trên địa bàn
thành phố. Thành phố đã quy hoạch 7 vùng thu hút đầu tư nông nghiệp
ứng dụng CNC với diện tích hơn 500 ha, đến nay đã thu hút 7 nhà đầu
tư tiếp cận xúc tiến triển khai các dự án. Đối với Khu nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao đã hoàn thành xong công tác quy hoạch, chọn địa
điểm, hiện đang triển khai lập đề án trình phê duyệt và thành lập Khu
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, diện tích 117 ha, tại xã Hòa
Ninh, huyện Hòa Vang. Thành phố đã thực hiện chính sách hỗ trợ trực
tiếp về kinh phí cho cá nhân, tổ chức có tham gia trực tiếp vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 1936/QĐUBND ngày 13 tháng 04 năm 2017 phê duyệt địa điểm quy hoạch
sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo quy hoạch, có 7
địa điểm hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, chủ yếu tập trung ở huyện Hòa Vang.


13
2.2.4. Thực trạng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tìm hiểu về
công nghệ cao, thủ tục đăng ký công nhận doanh nghiệp nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng
phối hợp với các Sở, ban ngành, UBND các quận huyện có liên quan
tổ chức các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật đến
người dân, quản lý du nhập các giống cây trồng, vật nuôi mới, tuyên
truyền, tập huấn hỗ trợ cho các hợp tác xã các loại cây trồng vật nuôi

mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên,
thổ nhưỡng của địa phương, định hướng cho người dân chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với xu thế phát triển chung của
ngành và sự thay đổi của điều kiện thời tiết, khí hậu.
Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với
các Sở, ngành tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp trình tự,
thủ tục hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, danh mục nông nghiệp công nghệ cao và
danh mục sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được ưu tiên khuyến
khích và phát triển. Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định
số 69/2010/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận
doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hướng dẫn tập
huấn các tổ chức, cá nhân tiếp cận, nắm bắt công nghệ cao.
2.2.5. Thực trạng xây dựng chính sách ƣu đãi, thu hút đầu
tƣ vào ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Ðể đạt mục tiêu đề ra, Thành phố Đà Nẵng đang đẩy mạnh thu
hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là ưu tiên về công nghệ
sinh học, công nghệ thâm canh, chế biến sau thu hoạch, công nghệ


14
thông tin và tự động hóa. Để tạo cơ chế khuyến khích đầu tư phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, HĐND thành phố đã ban
hành Nghị quyết 104/2017/NQ về chính sách khuyến khích đầu tư
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng. Theo đó, doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố sẽ được hỗ trợ 50%
chi phí giải phóng mặt bằng nhưng không quá 3 tỷ đồng/dự án; hỗ

trợ 50% chi phí đầu tư hạ tầng cơ sở sản xuất nhưng không quá 2 tỷ
đồng/dự án; hỗ trợ 50% chi phí đầu tư nhưng tối đa không quá 1 tỷ
đồng/mô hình sản xuất rau, hoa, cây ăn quả, được minh họa ở bảng
biểu sau:
Bảng 2.2. Danh mục dự án Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nông nghiệp
công nghệ cao
Tên dự án

1

Dự án khu chăn nuôi
và chế biến gia súc,
gia cầm tập trung

2

Dự án sản xuất rau an Huyện Hòa
100% vốn
110 tỷ đồng
toàn
Vang
nhà đầu tư

3

4

5

Địa điểm


Tổng số
vốn dự kiến

TT

Ghi chú

Huyện Hòa
100% vốn
230 tỷ đồng
Vang
nhà đầu tư

Dự án trồng cây dược Huyện Hòa
100% vốn
150 tỷ đồng
liệu
Vang
nhà đầu tư
Dự án sản xuất nấm
Quận Ngũ
100% vốn
và thương phẩm nấm
20 tỷ đồng
Hành Sơn
nhà đầu tư
ăn, nấm dược liệu
Dự án cảng cá Thọ
Quận Sơn

1000 tỷ
Hợp tác
Quang
Trà
đồng
công tư

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ cổng thông tin điện tử Chính phủ)


15
2.2.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng thường
xuyên theo dõi kiểm tra và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp
được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.Thanh tra,
kiểm tra các tiêu chuẩn hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Qua thanh tra cho thấy phần lớn các tổ chức, cá nhân ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đều có các sai sót.
Các sai phạm phát hiện trong quá trình thanh tra đã được kịp thời
khắc phục; tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành nghiêm túc kết
luận của thanh tra và thực hiện đầy đủ nghĩ vụ tài chính theo kết luận
của thanh tra.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG QLNNN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3.1. Thành công đạt đƣợc

- Đà Nẵng đã bước đầu hình thành các mô hình sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo đột phá trong tái cơ cấu ngành
theo hướng nâng cao giá trị và thu nhập cho người dân ở vùng nông
thôn.
- Đẩy mạnh việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong
lĩnh vực nông nghiệp về công tác tại địa phương
- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức
hiện có để đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thực thi
công vụ.


16
- Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và người sản xuất
tiếp cận và nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần
thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn theo hướng
hàng hóa, hiện đại.
- Quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp trên cơ sở đồng bộ với các quy hoạch chung của thành
phố và các quy hoạch có liên quan, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.
- Các chính sách về ưu đãi, khuyến khích đầu tư đã thu hút
được sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau, huy động
các nguồn lực lớn trong xã hội, nhiều chương trình dự án ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được triển khai thực hiện.
- Công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cho thấy cơ bản đảm bảo các
quy định của Pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thiếu ổn định: Việc quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp còn thiếu ổn định. Chính điều này

gây khó khăn cho các hộ nông dân, doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn
đầu tư kinh doanh, sản xuất.
- Thiếu vốn, thiếu công nghệ: Với nguồn vốn tích tụ trong dân
thấp cùng tỷ lệ vốn cấp hàng năm cho đầu tư phát triển nông nghiệp
giảm dần trong cơ cấu phân bổ ngân sách, trong khi việc đầu tư cho
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lại đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu
phải tương đối lớn và kéo dài.
- Thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi cho sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở cấp địa phương, các Hợp tác
xã cũng như các doanh nghiệp đầu tư vốn để ứng dụng công nghệ


17
cao trong sản xuất nông nghiệp. Đáng chú ý nhất là cơ chế, chính
sách về đất đai, quy hoạch phát triển, khiến các vùng sản xuất nông
nghiệp luôn phải đối mặt với nguy cơ mất đất sản xuất để phát triển
hạ tầng, kinh tế -xã hội, diện tích sản xuất lại manh mún, nhỏ lẻ khó
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả.
- Thiếu nguồn nhân lực có trình độ ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp để thuận tiện trong việc thực hành, vận
dụng sáng tạo, đưa công nghệ cao đi nhanh vào ứng dụng trong sản
xuất nông nghiệp.
- Công tác thanh tra, kiểm tra sau cấp giấy chưng nhận doanh
nghiệp nông nghiệp công nghệ cao chưa được tiến hành đầy đủ, toàn
diện.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Định hƣớng phát triển ngành nông nghiệp của
Thành phố Đà Nẵng đến năm 2025
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo
hướng sản xuất, chất lượng cao, hình thành các vùng chuyên canh
sản xuất tập trung, tăng tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ trong nông nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp,
tăng tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế thủy sản nông lâm.
Đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn,
nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông, nước sinh hoạt nông thôn, dịch
vụ nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng khoa
học công nghệ, trọng tâm là công nghệ sinh học.Tăng cường công


18
tác quản lý bảo vệ rừng, khuyến khích hỗ trợ các thành phân kinh tế
đầu tư trồng rừng, trồng rừng kinh tế, trồng cây chắn sóng ven biển
và phát triển và phát triển mạn công nghệ chế biến gỗ từ nguyên liệu
gỗ rừng trồng.
Tập trung khai thác và tận dụng tốt tiềm năng, lợi thế để phát
triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát
triển các vùng chuyên canh tập trung, vùng sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kết nối
sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ
sản phẩm gắn với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
3.1.2. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng
Xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản tại
các vùng sản xuất ổn định.
Liên kết chặt chẽ với Trung tâm Công nghệ Sinh học của

thành phố Đà Nẵng để lựa chọn và đưa vào sản xuất các giống cây
trồng, con vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng
kháng bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương.
Củng cố, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác tại các vùng sản
xuất ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo việc tiêu thụ ổn định sản
phẩm được tạo ra từ các vùng sản xuất này. Từ đó tạo hiệu ứng “lan
toả” trong vùng và phát triển mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn Huyện, đảm bảo sự bền vững của mô
hình sản xuất.
Chủ động xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp trên địa
bàn Thành phố tạo liên kết cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra
cho các vùng sản xuất.


19
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sản xuất cho các hộ
nông dân tham gia vào sản xuất tại các vùng sản xuất ứng dụng công
nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường tính cạnh
tranh của sản phẩm. Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
quản lý và năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật
của các hợp tác xã, tổ hợp tác.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích ƣu đãi về
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- Chính sách hỗ trợ hoạt động tạo ra công nghệ cao, phát triển
và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

- Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao
- Chính sách hỗ trợ đối với khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao
- Chính sách hỗ trợ đối với vùng nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao
- Chính sách thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao trong
nông nghiệp
- Hoàn thiện các chính sách ưu đãi về đất, thuế, hỗ trợ tín
dụng, hỗ trợ thị trường nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo thu hút
lao động…


20
3.2.2. Tăng cƣờng hỗ trợ, tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật
cho các tổ chức, cá nhân về ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp
- Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phối hợp với với Sở
khoa học và Công nghệ cùng các Sở, ban ngành khác xây dựng các
nội dung chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân
để họ nắm bắt được kỹ thuật, công nghệ để áp dụng vào sản xuất
nông nghiệp. Tăng cường giới thiệu trên các phương tiện thông tin
đại chúng về các thành tựu ứng dụng công nghệ và phát triển công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đến mọi tầng lớp nhân dân.
- Đổi mới phương pháp tập huấn về ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp cụ thể là: Chương trình tái cơ cấu ngành
Nông nghiệp; Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông
thôn mới ; Chương trình Đào tạo nghề cho Lao động Nông thôn và
nhiều chương trình lớn khác.
3.2.3. Hoàn thiện quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao

trong sản xuất nông nghiệp
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã được phê
duyệt và đề xuất xây dựng mới các quy hoạch thuộc lĩnh vực ngành
quản lý gắn với chiến lược, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ cao;
-Tăng cường công tác quản lý, giám sát và nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước đối với quy hoạch, bổ sung quy hoạch cho phù hợp
với tình hình và nhiệm vụ mới, đồng thời triển khai các quy hoạch
chi tiết như quy hoạch sử dụng đất, định hình quy mô các vùng sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được chọn.
- Kêu gọi sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia nhà
khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp làm sao quy hoạch vùng ứng
dụng công nghệ cao phát huy hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế


21
của địa phương.
3.2.4. Thu hút, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực chất
lƣợng cao đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
- Tập trung đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, phấn đấu nâng
cao tỷ lệ đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ ngành nông-lâmthủy sản đến năm 2025 lên 10%.
- Chú trọng liên kết, hợp tác với các viện, trường đại học, gắn
kết với các tỉnh, thành phố có điều kiện phát triển nông nghiệp công
nghệ cao trong việc nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao khoa học công
nghệ, nhất là đào tạo chuyên gia về lĩnh vực công nghệ sinh học và
chế biến nông-lâm-thủy sản.
- Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho các tổ
hợp tác, hợp tác xã; đẩy mạnh liên kết đào tạo, huấn luyện đội ngũ
nhân lực tham gia, phục vụ cho cơ giới hóa trong sản xuất; đào tạo
nghề cho nông dân.

- Sắp xếp lại bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức, trong các đơn vị sự nghiệp ngành nông nghiệp đảm bảo tinh
gọn, chuyên nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.
- Có kế hoạch bố trí, đào tạo và thu hút nhân tài, thực hiện tiêu
chuẩn hóa cán bộ theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng cao, gọn
nhẹ, tập trung vào các hoạt động quản lý nhà nước (xây dựng chính
sách, chiến lược, quy hoạch, quản lý tiêu chuẩn, giám sát thực
hiện,…).
3.2.5. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao đã đƣợc cấp phép
-Nâng cao chất lượng công tác thanh tra của các cơ quan thanh


22
tra. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của các cơ
quan thanh tra. Có chế tài xử lý nghiêm đối với đoàn thanh tra trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra nếu có hành vi dung túng cho các
sai phạm.
-Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh
tra, kiểm tra của các cơ quan thanh tra, từ đó nâng cao công tác thanh
tra.
3.2.6. Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ vào ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
-Tăng cường kêu gọi vốn đầu tư tư nhân, đẩy mạnh thu hút các
nguồn lực đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nhất là đầu tư hệ thống giao thông, điện, thủy lợi nội đồng..
- Quan tâm đến các chính sách cho các doanh nghiệp đầu tàu,

ngành, sản phẩm chủ lực, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham
gia chuỗi giá trị các trang thiết bị cần thiết thực hiện kiểm định
nhanh tại hiện trường để tự giám sát chỉ tiêu về an toàn thực phẩm,
thiết kế bao bì, tem nhận diện sản phẩm, quảng bá và truy xuất nguồn
gốc sản phẩm, tạo điều kiện dẫn dắt, thúc đẩy phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao.
3.2.7. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại vào công
tác quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp
- Nghiên cứu các đề tài khoa học quản lý nhà nước về ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để có thể ứng dụng
vào thực tiễn công tác quản lý.
- Tổ chức các hội thảo, tham quan học hỏi thực tế tại các địa


23
phương đã ứng dụng thành công và quản lý hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
- Tạo điều kiện để các chuyên gia, các nhà khoa học đề xuất,
kiến nghị các phương án về quản lý nhà nước đối với ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là công tác quy hoạch.
- Có kinh phí hợp lý cho các đề tài khoa học nghiên cứu về
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
3.3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.3.1 Kiến nghị
Kiến nghị UBND thành phố Đà Nẵng, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Khoa học công nghệ.



×