Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ HẢI GIANG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ HẢI GIANG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN

Đà Nẵng – Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 4
6. Bố cục luận văn ..................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP ........................................................................................................... 9
1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP .................................................. 9
1.1.1. Một số khái niệm............................................................................. 9
1.1.2. Vai trò quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp ............................................................................................. 15
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ƢNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ................................................ 19
1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ..................................... 19

1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp ............................................................................. 20
1.2.3. Quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp .............................................................................................................. 21
1.2.4. Hỗ trợ các tổ chức cá nhân tìm hiểu về công nghệ cao, thủ tục
đăng ký công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ...... 22


1.2.5. Xây dựng chính sách ứu đãi, thu hút đầu tƣ vào ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp .............................................................. 24
1.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp .............................................................. 25
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ........... 26
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 26
1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ............................................. 28
1.3.3. Yếu tố pháp luật ............................................................................ 29
1.3.4. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc
về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ................................ 31
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .................................................................................. 32
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................................... 34
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QLNN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP .............................................................................................. 34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 34
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ............................................. 40
2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 43
2.1.4. Tình hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...................................................................... 46
2.2. THỰC TRẠNG QLNN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 50
2.2.1. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ................ 50


2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp .............................................................. 52
2.2.3. Thực trạng quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp ............................................................................................. 54
2.2.4. Thực trạng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tìm hiểu về công nghệ cao,
thủ tục đăng ký công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao ................................................................................................................... 57
2.2.5. Thực trạng xây dựng chính sách ƣu đãi, thu hút đầu tƣ vào ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ............................................ 58
2.2.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ............................................ 61
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG QLNNN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG ............................................................................................................. 62
2.3.1. Thành công đạt đƣợc ..................................................................... 62
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế ..................................... 64
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .................................................................................. 65
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................... 68
3.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ..................................................... 68
3.1.1. Định hƣớng phát triển ngành nông nghiệp của Thành phố Đà Nẵng
đến năm 2025 .................................................................................................. 68

3.1.2. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng ................................................ 69


3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................. 70
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích ƣu đãi về ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ..................................................... 70
3.2.2. Tăng cƣờng hỗ trợ, tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật cho các tổ chức,
cá nhân về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp .................. 77
3.2.3. Hoàn thiện quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp ............................................................................................. 75
3.2.4. Thu hút, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp
ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp ..................................................................................................... 74
3.2.5. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đƣợc cấp phép ........ 78
3.2.6. Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ vào ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp ....................................................................................... 79
3.3. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ .......................................................................... 80
3.3.1. Đề xuất .......................................................................................... 80
3.3.2 Kiến nghị ........................................................................................ 81
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 .................................................................................. 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt
QLNN
UDCNC
CNC
NN &PTNT
KH & CN

Nội dung đầy đủ
Quản lý nhà nƣớc
Ứng dụng công nghệ cao
Công nghệ cao
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Khoa học và công nghệ

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng

2.1.

Diễn biến khí hậu thành phố Đà Nẵng từ năm 2012 2016

Trang

37

2.2.

Cơ cấu lao động của thành phố phân theo trình độ

42

2.3.

Cơ cấu lao động của thành phố phân theo ngành nghề

43

2.4.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn
2012 – 2016 (theo giá so sánh năm 2010)

44

Một số mô hình tiêu biểu về ứng dụng công nghệ cao
2.5.


trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà

49

Nẵng giai đoạn 2012 - 2016
2.6.

2.7.

Một số văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND
ban hành
Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức KH&CN, tập
huấn kỹ thuật của Sở Khoa học và công nghệ năm 2016

51

57

Danh mục các doanh nghiệp đƣợc cấp giấy chứng nhận
2.8.

doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do

58

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp
2.9.

2.10.


Danh mục dự án Đà Nẵng kêu gọi đầu tƣ nông nghiệp
công nhệ cao
Chỉ tiêu kế hoạch tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp
2015-2020,2020-2030

60

69


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ
2.1.
2.2.
2.3.

Bản đồ quy hoạch vùng SXNN công nghệ cao thành
phố Đà Nẵng
Tăng trƣởng GRDP Đà Nẵng giai đoạn 2012 – 2016
Số lƣợng, cơ cấu công chức chia theo trình độ chuyên
môn

Trang

35
40

53

Danh mục địa điểm vùng quy hoạch sản xuất nông
2.4.

nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thành phố Đà
Nẵng

56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ hạn chế đƣợc
sự lãng phí về tài nguyên đất, nƣớc do tính ƣu việt của các công nghệ này nhƣ
công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự
động hóa sản xuất. Với việc tiết kiệm chi phí và tăng năng xuất cây trồng vật
nuôi, quá trình sản xuất rễ rằng đạt đƣợc hiệu quả theo quy mô và do đó tạo ra
nền sản xuất lớn với lƣợng sản phẩm đủ để cung cấp cho quá trình chế biến
công nghiệp. Không những vậy việc ứng dụng khoa học công nghệ cao còn
giúp nhà sản xuất tiết kiệm các chi phí nhƣ nƣớc, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật và do đó góp phần bảo vệ môi trƣờng. Chính những lợi ích nhƣ vậy mà
sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã và đang trở thành mẫu hình cho nền
nông nghiệp thế kỷ XXI.
Sản xuất nông nghiệp cả nƣớc nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói
riêng chịu nhiều khó khăn, bất lợi do thời tiết, dịch bệnh, suy thoái kinh tế, giá
cả hàng nông sản bấp bênh trong khi giá vật tƣ đầu vào không ổn định và có
xu hƣớng tăng cao. Nông nghiệp theo hƣớng ứng dụng công nghệ cao (CNC)

bƣớc đầu đã đƣợc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần tăng năng suất,
sản lƣợng cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, sản
xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn hiện nay vẫn nhiều hạn chế, chỉ
dừng lại ở một số mô hình sản xuất nhỏ, chỉ mới tập trung vào việc ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật về giống, đầu tƣ cơ sở hạ tầng thiết yếu, chƣa ứng dụng
công nghệ tự động hóa, thông tin, cũng nhƣ quy trình canh tác tiên tiến ...
rộng rãi trong sản xuất, công tác quy hoạch quản lý, kiểm tra chỉ mới thí điểm
ở một số vùng.
Để nông nghiệp thực sự là một thế mạnh của Đà Nẵng trong bối cảnh hội
nhập, có thƣơng hiệu mạnh và đủ sức cạnh tranh ở thị trƣờng trong nƣớc và


2
quốc tế cần phải tiến hành đầu tƣ mạnh mẽ và bài bản cho sản xuất nông
nghiệp, mở rộng và phát triển hơn nữa các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, đào tạo và hỗ trợ ngƣời nông dân trong sản xuất với sự đồng
hành của mô hình liên kết 4 nhà: Nhà nƣớc – nhà khoa học – nhà doanh
nghiệp và nhà nông sẽ là hƣớng đi đột phá của nông nghiệp Việt Nam trong
thời đại mới.
Trong bối cảnh thành phố Đà Nẵng đang đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa
và công nghiệp hóa, tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố
đang có xu hƣớng giảm nhanh thì việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
nông nghiệp càng trở nên cấp bách và cần thiết. Do đó tác giả chọn đề tài
“Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến việc quản lý nhà nƣớc về
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nƣớc về
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề về quản lý nhà nƣớc về ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp đƣợc đề cập trong luận văn bao gồm các nhóm


3
ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề trên phạm vi địa bàn
thành phố Đà Nẵng
- Về thời gian: giai đoạn từ năm 2012– 2016
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp; kết hợp
nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.
Phƣơng pháp thu thập số liệu:
Các tài liệu, số liệu cần phải thu thập là: số liệu thống kê, báo cáo tổng
kết, quy hoạch, sách, báo, tạp chí, internet…có liên quan đến hoạt động quản
lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Nguồn
thu thập tài liệu là từ thƣ viện trƣờng các trƣờng Đại học, báo cáo của các Sở,
ban ngành có liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Phƣơng pháp phân tích dữ liệu:
Các phƣơng pháp phân tích dữ liệu chủ yếu đƣợc sử dụng trong luận văn
này là: Phân tích thống kê nhƣ phân tích chỉ số, phân tích tỷ lệ, phân tích số

trung bình;; phƣơng pháp tổng hợp dữ liệu từ các nguồn định tính khác nhau;
phƣơng pháp khái quát hóa thông qua các mô hình dự báo, ...
Phƣơng pháp tổng hợp xử lý thông tin:
Các tài liệu thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa, sắp xếp phù
hợp với nội dung của luận văn.
Phƣơng pháp phân tích thông tin, so sánh:
Trên cơ sở phân tích số liệu theo các tiêu chí, nội dung phù hợp với luận
văn tác giả sẽ tiến hành so sánh qua các năm qua các nội dung để tìm ra
những nét khác biệt trong công tác quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.


4
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Liên quan đến ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là
vấn đề đƣợc rất nhiều cấp lãnh đạo, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có
nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả dƣới nhiều gốc độ khác
nhau nhƣ:
- Sách “Giáo trình quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn” của
Phạm Kim Giao, khái quát chung về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nông
nghiệp nông thôn, nêu lên những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với
nông nghiệp và nông thôn, cơ chế đổi mới, phát triển. Nông thôn là địa bàn để
ngƣời nông dân sinh sống và phát triển, là một bộ phận quan trọng cấu thành
xã hội, đặc biệt là đối với các quốc gia có sản xuất nông nghiệp là nền tảng
nhƣ Việt Nam. Nông thôn Việt Nam có chức năng chính: sản xuất, cung ứng
nông phẩm cho xã hội và giữ bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc và đảm
bảo môi trƣờng sinh thái. Cho nên, phát triển nông thôn là một tất yếu đặt ra
trong giai đoạn hiện nay và mai sau.
- Nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với nông nghiệp và phát triển
nông nghiệp có Luận án tiến sỹ của Hoàng Sỹ Kim, Đổi mới quản lý nhà

nƣớc đối với nông nghiệp Việt Nam trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
(2007) Luận án tiến sỹ của Đoàn Tranh, Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng
Nam giai đoạn 2010 -2020 (2012). Các tác phẩm này không những làm rõ vị
trí, đặc điểm của nông nghiệp mà còn đi sâu vào phát triển nông nghiệp bền
vững, các chủ thể kinh tế nông nghiệp, các nguồn lực và sự tác động của tiến
bộ khoa học, yếu tố thị trƣờng, chính sách phát triển cũng nhƣ quản lý nhà
nƣớc về nông nghiệp. Thể hiện rõ nhận thức lý luận về quản lý nhà nƣớc đối
với nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, làm rõ những căn
cứ, nội dung đổi mới quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp trƣớc yêu cầu hội
nhập.


5
- Nghiên cứu của Lê Tất Khƣơng và Ths.Trần Anh Tuấn (2017), về
“Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt
Nam- Kinh nghiệm và bài học cả Trung Quốc” đƣa ra vấn đề đổi mới công
nghệ trong nông nghiệp và kết hợp phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao theo hƣớng sản xuất hàng hóa nâng cao năng suất chất lƣợng
giá trị nông sản Việt Nam.
- Bài viết của Nguyễn Đình Tài (2017), “Giải pháp phát triển doanh
nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”. Bài viết tập trung phân tích
thực trạng các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các chính sách phát
triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đề xuất một số
giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao.
- Nghiên cứu của Nguyễn Văn Liễu (2013), về “Nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao ở Việt Nam- Hướng đi và giải pháp phát triển” đánh giá khái
quát về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khó khăn và thách thức của
Việt Nam khi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
- Nghiên cứu của Vũ Thị Bích Hậu (2017), “Nông nghiệp công nghệ

cao và các chính sách phát triển” bàn về NNCNC sử dụng nhiều công nghệ
cao và CNSH là chủ đạo để chọn, tạo và sản xuất giống; CNTT dùng để điều
khiển tự động ẩm độ, nhiệt độ,quá trình sinh trƣởng, phát triển; Công nghệ vật
liệu sử dụng màn che chắn trong bảo vệ thực vật, màn lọc quang phổ, giảm
nhiệt, giảm tia cực tím, giá thể,phân bón...điều chỉnh quang hợp hô hấp ;
Công nghệ năng lƣợng trong chiếu xạ, triệt sản côn trùng và các công nghệ
khác nhƣ bảo quản, quản lý...
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Mai Anh (2013), về “ Phát triển
nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam” với mục tiêu là nhằm làm rõ một số
khái niệm và vai trò của nông nghiệp công nghệ cao đối với phát triển kinh tế


6
- xã hội, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp công nghệ cao.
Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững và quản lý nhà nƣớc
nhằm phát triển nông nghiệp bền vững có Luận văn thạc sỹ của Khuất Văn
Hợp, Quản lý nhà nƣớc nhằm phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở
tỉnh Vĩnh Phúc (2010) ;Luận văn thạc sỹ của Kiều Anh Vũ, Nông nghiệp phát
triển bền vững ở thành phố Cần Thơ (2011); Luận văn thạc sỹ của Nguyễn
Quốc Khanh, Quản lý nhà nƣớc nhằm phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền
vững ở tỉnh Bến Tre (2013). Các luận văn này đã chỉ rõ đƣợc cơ sở lý luận về
nông nghiệp phát triển bền vững với các yếu tố cấu thành; một số vấn đề cơ
bản về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững;
phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp và đƣa ra các quan điểm, giải
pháp cơ bản cho nông nghiệp phát triển bền vững.
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Xuân Minh (2012), về “ Quản lý nhà
nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” với mục tiêu là
nhằm làm rõ một số khái niệm và vai trò của khoa học công nghệ, quản lý nhà
nƣớc về ứng dụng công nghệ cao đối với phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất

giải pháp tăng cƣờng quản lý , đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch khoa
học công nghệ.
- Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Phạm Thị Lan (2015), “Phát triển sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Buôn Ma Thuột”.
Khóa luận phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao ở thành phố Buôn Ma Thuột đồng thời xác định các yếu tốt tác động đến
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đề xuất các giải pháp phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Buôn Ma Thuột.
- Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ đô thị” của Huyện Hòa Vang, thành


7
phố Đà Nẵng bàn về vấn đề sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
trên địa bàn hiện nay vẫn nhiều hạn chế, chỉ dừng lại ở một số mô hình sản
xuất nhỏ, chỉ mới tập trung vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống,
đầu tƣ cơ sở hạ tầng thiết yếu, chƣa ứng dụng công nghệ tự động hóa, thông
tin, cũng nhƣ quy trình canh tác tiên tiến ... rộng rãi trong sản xuất.
Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã nêu ra đƣợc một cách khái quát
những vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp, đƣa ra những giải pháp cần thiết để khắc phục những hạn chế còn tồn
tại. Tuy nhiên, đối với quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao vào sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thì những nghiên cứu này
còn mang tính chất tổng quát, chƣa đi sâu vào tình hình cụ thể của địa
phƣơng.
Với nghiên cứu này, trên cơ sở kế thừa và vận dụng những cở sở lý luận
của các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế, chính sách quản lý của nhà
nƣớc, trƣớc đây trong lĩnh vực quản lý về ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp từ đó đƣa ra hƣớng nghiên cứu cho mình và xây dựng một
số giải pháp cụ thể, phù hợp có ý nghĩa thiết thực cho công tác quản lý nhà

nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng nhằm phát triển ngành nông nghiệp của thành phố theo
mục tiêu đề ra.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
đƣợc kết cấu thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng


8
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc
về việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng


9
CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm
a. Nông nghiệp và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của
nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các

yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên.[6]
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con
ngƣời phải dựa vào quy luật sinh trƣởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản
phẩm nhƣ lƣơng thực, thực phẩm... để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nông
nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngƣ nghiệp.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lƣơng thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp,trong đó bao gồm:
Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tƣợng chính để
sản xuất ra lƣơng thực, thực phẩm, tƣ liệu cho công nghiệp và thỏa mãn các
nhu cầu về vui chơi giải trí, tạo cảnh quan (hoa viên, cây kiềng, sân banh, sân
golf).
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp
(theo nghĩa hẹp), với đối tƣợng sản xuất là các loại động vật nuôi. Đây là
ngành cung cấp thực phẩm nhiều chất đạm nhƣ thịt, sữa, trứng; cung cấp da,
len, lông; sản phẩm phụ của chăn nuôi dùng làm phân bón; đại gia súc dùng


10
làm sức kéo.
Lâm nghiệp là các hoạt động chăm sóc nuôi dƣỡng và bảo vệ rừng; khai
thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng; trồng cây, tái tạo rừng,
duy trì tác dụng phòng hộ của rừng.
Ngƣ nghiệp bao gồm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong đó đánh bắt
là hoạt động lâu đời của con ngƣời nhằm cung cấp thực phẩm cho mình thông
qua các hình thức đánh bắt cá và các thủy sinh vật khác
Nhƣ vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự
nhiên. Những điều kiện tự nhiên nhƣ đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, bức
xạ mặt trời... trực tiếp ảnh hƣởng đến năng suất, sản lƣợng cây trồng vật nuôi.

Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là
ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; là ngành sản xuất mà việc
ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó khăn.
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp đƣợc tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp,
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt.
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu không thể thay
thế đƣợc. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhƣng
nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau.
Đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật
nuôi
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao.
b. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện
đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao,
thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành


11
sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.[12]
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là nền nông nghiệp
áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất bao gồm: công nghiệp hóa nông
nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ
thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng,
giống vật nuôi có năng suất và chất lƣợng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên
một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ.
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là quá trình triển
khai các đề án, dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
trên cơ sở kết quả nghiên cứu hoặc chuyển giao công nghệ, bao gồm các đề

án, dự án có hoạt động triển khai thực nghiệm nhằm tạo ra sản phẩm nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công
nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở quy mô sản xuất
nhỏ; xây dựng mô hình và đầu tƣ sản xuất sản phẩm để tạo ra các sản phẩm
có chất lƣợng, tính năng vƣợt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi
trƣờng, có thể thay thế sản phẩm nhập khẩu, cụ thể:
Trong trồng trọt: Sản xuất giống và ứng dụng rộng rãi các giống cây
trồng mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt và khả năng chống chịu cao, tập
trung vào các đối tƣợng cây trồng chủ lực phục vụ cho an ninh lƣơng thực,
xuất khẩu và thay thế nhập khẩu; từng bƣớc áp dụng trong sản xuất giống cây
trồng biến đổi gen (ngô, đậu tƣơng, bông);
Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng, an toàn và hiệu quả
cao áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), VietGAP, tập trung
vào các loại cây lƣơng thực, cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp
chủ lực;
Sản xuất rau an toàn, hoa cao cấp trong nhà lƣới, nhà kính;
Nhân giống và sản xuất nấm ăn và nấm dƣợc liệu quy mô tập trung;


12
Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các bộ kít chẩn đoán bệnh,
các loại phân bón thế hệ mới trong trồng trọt và bảo vệ cây trồng nông
nghiệp.
Trong chăn nuôi:Sản xuất giống vật nuôi mới có năng suất, chất lƣợng
cao, tập trung vào một số loại vật nuôi chủ lực, nhƣ: Bò, lợn, gia cầm;
Chăn nuôi gia cầm, lợn, bò quy mô công nghiệp;
Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các loại thức ăn chăn nuôi,
vắc-xin, bộ kít mới trong chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh.
Trong lâm nghiệp: Nhân nhanh và sản xuất giống quy mô công nghiệp
một số giống cây trồng lâm nghiệp mới, nhƣ: Keo lai, bạch đàn bằng công

nghệ mô, hom;
Trồng rừng kinh tế theo phƣơng pháp thâm canh;
Ứng dụng công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, hệ thống định
vị toàn cầu trong quản lý và bảo vệ rừng.
Trong thủy sản: Nhân nhanh và sản xuất giống thủy sản có năng suất,
chất lƣợng cao, tập trung vào một số đối tƣợng thủy sản chủ yếu, nhƣ: Tôm
sú, tôm thẻ chân trắng, các loại cá nƣớc ngọt, cá biển có giá trị cao, nhuyến
thể hai mảnh vỏ;
Nuôi thâm canh, siêu thâm canh, tự động kiểm soát và xử lý môi trƣờng
bằng các công nghệ tiên tiến (chemicalfog, biofloc, lọc sinh học) trong nuôi
trồng một số loài thủy sản, nhƣ: cá, tôm, cua nƣớc ngọt…
Sản xuất thức ăn, các loại thuốc phòng trị bệnh thủy sản, sản xuất các bộ
kít chẩn đoán nhanh bệnh trên các đối tƣợng nuôi thủy sản;
Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để quy
hoạch, quản lý và khai thác nguồn lợi hải sản, các vùng nuôi trồng thủy sản.
Trong thủy lợi: Ứng dụng công nghệ tự động hóa, viễn thám và hệ thống
thông tin địa lý để quản lý, khai thác và điều hành các công trình thủy lợi;


13
Sản xuất vật liệu mới, thiết bị và thi công các công trình thủy lợi;
Xây dựng và mở rộng mô hình ứng dụng công nghệ tƣới tiết kiệm cho
một số loại cây trồng nông, lâm nghiệp.
Trong chế biến, bảo quản: Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học,
các chất phụ gia thiên nhiên, các chất màu để bảo quản và chế biến nông, lâm,
thủy sản;
Xây dựng và mở rộng mô hình bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm
nông sản;
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản và chế biến gỗ; vật liệu và
công nghệ nano để nâng cao độ bền cơ học, độ bền sinh học của gỗ rừng

trồng mọc nhanh; sản xuất vật liệu mới dạng bio-composite từ gỗ và thực vật
có sợi;
Xây dựng và mở rộng mô hình bảo quản dài ngày sản phẩm thủy sản
trên tàu cá; chế biến các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao.
Trong cơ điện, tự động hóa, sản xuất vật tƣ, máy móc, thiết bị: Ứng dụng
các công nghệ tiên tiến, bao gồm công nghệ điều khiển tự động hóa cơ điện,
điện tử trong sản xuất các loại vật tƣ, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản;
Xây dựng và phát triển các cơ sở tự động hoặc bán tự động trong trồng
trọt (nhân giống và sản xuất rau, hoa), chăn nuôi (lợn, gà, bò), thủy sản (sản
xuất giống và nuôi thâm canh cá, tôm).
c. Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền
lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi của cá
nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ
máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát


14
triển của xã hội.[8]
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nƣớc, đƣợc sửa dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quản lý nhà nƣớc đƣợc xem là một hoạt động chức năng của nhà nƣớc trong
quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà
nƣớc đƣợc hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nƣớc là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nƣớc, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tƣ pháp.
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nƣớc chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nƣớc đƣợc đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà

nƣớc theo nghĩa rộng; quản lý nhà nƣớc bao gồm toàn bộ các hoạt động từ
ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực
tiếp hoạt động của đối tƣợng bị quản lý và vấn đề tƣ pháp đối với đối tƣợng
quản lý cần thiết của Nhà nƣớc.
Hoạt động quản lý nhà nƣớc chủ yếu và trƣớc hết đƣợc thực hiện bởi tất
cả các cơ quan nhà nƣớc, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể
quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu đƣợc nhà nƣớc uỷ quyền, trao
quyền thực hiện chức năng của nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
Trong Luận án tiến sỹ của Hoàng Sỹ Kim, tác giả cho rằng: Quản lý nhà
nƣớc về nông nghiệp là hoạt động sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hƣớng
dẫn, kiểm tra… của hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc từ Trung ƣơng tới địa
phƣơng đối với lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở nhận thức vai trò, vị trí và
đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn của ngành Nông nghiệp để khai thác
và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nƣớc, nhằm đạt đƣợc mục tiêu xác
định với hiệu quả cao nhất
Hiện nay vẫn chƣa có khái niệm cụ thể hoặc định nghĩa chính xác về
Quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp


15
song từ khái niệm quản lý nhà nƣớc ở trên chúng ta có thể hiểu khái niệm
quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhƣ
sau:
Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp là sự tác động mang tính tổ chức và quyền lực của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền lên các quan hệ xã hội trong lĩnh vực ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo cho hoạt động ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp diễn ra theo đúng quy định của
Pháp luật và nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.
Quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông

nghiệp là một quá trình từ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật về hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp;
tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp; Tổ chức thực hiện pháp luật đến việc tổ chức bộ máy
thực hiện cũng nhƣ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp phát triển mạnh nên phát sinh nhiều quan hệ phức tạp, nhiều
vi phạm nên đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nƣớc.
1.1.2. Vai trò quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp
Sự quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp là hoạt động tất yếu nhằm tổ chức điều hành và điều chỉnh các quan hệ
phát sinh nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Cụ thể nhà nƣớc có vai
trò định hƣớng, điều hòa các mâu thuẫn, vai trò kiểm tra giám sát.
Vai trò định hƣớng: Đây cũng là một trong những vai trò quan trọng
trong công tác Quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất


×