Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kiểm tra 1 tiết Ngữ văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.88 KB, 6 trang )

Ngày soạn: 2/11/2019
Ngày dạy: 7A1 …………………………………
       7A2…………………………………
TIẾT 41: KIỂM TRA VĂN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
­ Qua bài kiểm tra, HS đánh giá được kết quả học tập về văn bản trữ tình dân gian, 
trung đại
­ Nắm được các vấn đề cơ bản về nội dung, tư tưởng nghệ thuật.
2. Kĩ năng: 
­ Có kĩ năng viết bài kiểm tra từ việc học lí thuyết đi vào thực hành.
3. Thái độ:
­ Nâng cao hơn nữa ý thức học tập của HS.
4.Định hướng phát triển năng lực
­Tự quản lí, giải quyết vấn  đề, sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: lập ma trận, đề bài, hướng dẫn chấm.
2. Học sinh: ôn tập kiến thức văn tự sự, miêu tả.
3. Hình thức kiểm tra: Tự luận
C.TIẾN TRÌNH  BÀI DẠY
1.Ổn định tổ chức: 
­ lớp 7ª1 …………………………………
­ lớp 7ª2 ………………………………….
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Kiểm tra: 
I. Lập ma trận :
Mức độ

Nhận 
biết


Chủ đề
Nhận biết tác  Nhận biết 

Thông 
hiểu

Vận dụng 
thấp

Vận dụng 
cao

Cộng


giả, tác 
phẩm

tác giả, 
tác phẩm

Số câu:3
Số điểm:1.5
Tỉ lệ: 15%

Số câu:3
Số  
điểm:1.5
Tỉ lệ: 15%


Nhận biết 
nội dung và 
nghệ thuật
Số câu:3
Số điểm:1.5
Tỉ lệ: 15%
Thuộc thơ và 
cảm nhận

Số câu:2
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70%
T.số câu: 8
T.s điểm: 10
T. t lệ: 100%

Số câu:3
Số điểm:1.5
Tỉ lệ: 15%
Nhận biết 
nội dung và 
nghệ thuật
Số câu:3
Số điểm:1.5
Tỉ lệ: 15%

Số câu:3
Số  
điểm:1.5
Tỉ lệ: 10%


Thuộc thơ, 
nội dung và 
nghệ thuật 
của tác 
phẩm
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu:3
Số câu: 1
Số điểm:1.5 Số điểm: 3
Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 30%

Số câu:3
Số điểm:1.5
Tỉ lệ: 15%
Cảm nhận 
về tác 
phẩm đã 
học
Số câu:1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu:1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%

Số câu:2
Số điểm: 7

Tỉ lệ: 70%
T.số câu: 8
T.s điểm: 10
T. t lệ: 100%

II. Đề bài
PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3đ)
Câu 1: Xác định tác giả văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê’’.
A. Lí Lan    B. Thạch Lam    C. Khánh Hoài    D. Xuân Quỳnh
Câu 2: Đọc câu ca dao sau đây:


“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
“Trái bần trôi” trong câu ca dao trên tượng trưng cho thân phận của ai?
A. Nhân dân lao động ngày xưa    B. Người nông dân ngày xưa.
C. Những người nghèo khó           D. Người phụ nữ ngày xưa
Câu 3: Bài thơ “Sông núi nước Nam’’ được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu 
tiên của nước ta, vậy nội dung tuyên ngôn độc lập ở đây là gì ?
A. Lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước
B. Lời tuyên bố về độc lập của nước ta
C. Lời tuyên bố về tự do của nước ta
D. Lời tuyên bố kết thúc chiến tranh
Câu 4: Câu nào nêu đúng nội dung chính bài “Phò giá về kinh”.
A. Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
B. Lời động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu chống kẻ thù.
C. Lời ca ngợi tinh thần chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
D. Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
Câu 5: Tác giả muốn nói lên điều gì ở bài thơ “Bánh trôi nước” ?
A. Miêu tả cái bánh trôi nước hình dáng tròn, xinh xắn, làm bằng bột trắng, phẩm  

chất thơm, ngon.
B. Miêu tả quá trình luộc bánh từ lúc mới bỏ vào đến khi bánh chín.
C. Qua cái bánh trôi nước, tác giả muốn nói lên thân phận khổ cực của người phụ 
nữ ngày xưa .


D. Miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa cả về hình  
dáng, tính cách và số phận thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
Câu 6: Đọc hai câu thơ sau đây:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.
Hãy cho biết cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ trên được miêu tả như thế nào?
A. Tươi tắn, sinh động    B. Phong phú, đầy sức sống.
C. Um tùm, rậm rạp        D. Hoang vắng, thê lương
PHẦN II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1: (3đ) Hãy chép lại theo trí nhớ  bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện 
Thanh Quan nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
Câu 2: (4đ) Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về  một bài ca dao mà em 
yêu thích trong chương trình Ngữ văn 7, tập 1.
III. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần trắc nhiệm (3 đ)
­ Mức tối đa: Trả lời đúng 6 câu sau:
Câu 1 ­ c Câu 2 ­ d Câu 3 ­ a
Câu 4 ­ a Câu 5 ­ d Câu 6 ­ c
­ Mức chưa tối đa: Trả lời thiếu một trong các ý trên. (mỗi ý trừ 1 điểm).
­ Mức chưa đạt: Không có câu trả lời hoặc câu trả lời sai.
Phần tự luận (7 đ)
Câu 7: (3 đ)
­ Mức tối đa: Trả lời đầy đủ các ý sau:
­ Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang”:

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú,


Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
­ Nội dung và nghệ thuật bài thơ:
   
+ Nội dung: Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có 
sự  sống con người nhưng còn hoang sơ đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương  
nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
   
+ Nghệ  thuật : Thể  thơ  thất ngôn bát cú Đường luật. Nghệ  thuật tả  cảnh  
ngụ tình. Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ
­ Mức chưa tối đa: Trả lời thiếu một trong các ý trên. (1.5 đ).
­ Mức chưa đạt: Không có câu trả lời hoặc câu trả lời sai.
Câu 8: (4 đ)
­ Mức tối đa: Trả lời đầy đủ các ý sau:
+ Cảm nghĩa về bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời”
* Hai câu đầu: Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái:
+ So sánh “công cha” với “núi”, “nghĩa mẹ” với “nước” ­ vừa cụ  thể  vừa trừu  
tượng làm nổi bật công cha nghĩa mẹ  dành cho con cái là vô cùng lớn lao không 
thể đo đếm được.
+ Sử  dụng phép đối: “Công cha” – “Nghĩa mẹ” ; “Núi ngất trời” – “nước biển 
Đông” ⇒ Tạo cách nói truyến thống khi ca ngợi công lao cha mẹ trong ca dao
* Hai câu sau: Lời nhắn nhủ ân tình thiết tha về đạo làm con.

+ “ Cù lao chín chữ” là thành ngữ  Hán Việt ­> tượng trưng cho công lao cha mẹ 
sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo con cái vất vả, khó nhọc nhiều bề.
+ Khuyên những người con biết ghi lòng tạc dạ công ơn to lớn của cha mẹ.
­ Mức chưa tối đa: Trả lời thiếu một trong các ý trên. (2 đ).


­ Mức chưa đạt: Không có câu trả lời hoặc câu trả lời sai.



×