Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đề cương ôn tập chi tiết học kì I (2018 - 2019) môn Lịch sử 11 - Trường THPT Hai Bà Trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.3 KB, 9 trang )

 Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế
Trường THPT. Hai Bà Trưng

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHI TIẾT HỌC KÌ I (2018 ­ 2019)
Môn: Lịch sử 11
I. GIỚI HẠN CÁC BÀI ÔN TẬP
Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 ­ 1918)
Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 ­ 1921)  
(Mục II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết ­ Không học)
Bài 10. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 ­ 1941)
Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 ­ 1939) (Mục 2. Cao  
trào cách mạng 1918­1923  ở  các nướ c tư  bản. Quốc t ế  c ộng s ản; M ục 4. Phong trào  
Mặt tr ận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh ­ Không học)
Bài 12.  Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế  giới (1918­1939)  (Mục I. Nước Đức trong  
những năm (1918 ­ 1929) ­ Không học)

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA CÁC BÀI ÔN TẬP
CHƯƠNG II ­ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 
(1914 ­ 1918)
BÀI 6 ­ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 ­ 1918)
I. NGUYÊN NHÂN CỦA CHIẾN TRANH
­ Nguyên nhân sâu xa: Sự phát triển không đồng đều về kinh tế của các nước tư bản dẫn đến 
mâu thuẫn giữa các nước đế  quốc, nhất là vấn đề  thuộc địa, là nguyên nhân cơ  bản dẫn đến  
chiến tranh.
­ Duyên cớ trực tiếp: Ngày 28­6­1914, Thái tử Áo ­ Hung bị một người Xéc­bi ám sát ở Bôxnia.
II. DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH
+ 27­8­1914, Áo ­ Hung tuyên chiến với Xécbi.
+ 1­8­1914, Đức tuyên chiến với Nga.
+ 3­8­1914, Đức tuyên chiến với Pháp
+ 4­8­1914, Anh tuyên chiến với Đức.
 chiến tranh thế giới đã bùng nổ.


1. Giai đoạn thứ nhất (1914 ­ 1916)


Thờ

gian

Sự kiện

1914 ­ Đức tấn công Bỉ và Pháp, chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp, uy hiếp Pa­
ri.
­ Nga tấn công Đông Phổ và cứu nguy cho Pa­ri.
1915 Đức, Áo ­ Hung dồn toàn lực tấn công Nga. Hai bên ở vào thế cầm cự.
1916 Đức chuyển mục tiêu, tấn công pháo đài Véc­đoong. Đức không hạ được Véc­
đoong, hai bên thiệt hại nặng.
­ Nhận xét: Chiến sự  diễn ra vô cùng ác liệt nhưng không mang lại  ưu thế  cho các bên tham  
chiến. Chiến tranh  ở trong tình trạng cầm cự và gây thiệt hại nặng nề về người và của cho cả 
hai phía.
2. Giai đoạn thứ hai (1917 ­ 1918)
 Thời gian

Sự kiện

2­1917

Cách mạng DCTS  ở  Nga thành công, nhưng Chính phủ  tư  sản lâm 
thời vẫn tiếp tục chiến tranh.

4­1917


Mĩ tuyên chiến với Đức, đứng về  phe Hiệp  ước. Chiến sự  diễn ra  
trên mặt trận Đông và Tây Âu. Hai bên ở thế cầm cự.

11­1917

Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Chính phủ Xô viết thành lập.

3­1918

Nga rút ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

9­11­1918

Cách mạng Đức bùng nổ. Nền quân chủ ở Đức bị sụp đổ.

11/11/1918 Đức đầu hàng.
Chiến tranh thế giới kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo ­ Hung.
III. KẾT CỤC CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
­ Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh.
­ Gây ra những hậu quả  nặng nề  đối với nhân loại: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị 
thương, tiêu tốn 85 tỉ đô la.
­ Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dâu bước chuyển biến lớn trong cục diện thế 
giới.

Phần hai ­ LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Chương I ­ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 
VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XàHỘI Ở LIÊN XÔ (1917 ­ 
1941)          



BÀI 9 ­ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU 
TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 ­ 1921)
I. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng
­ Kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh; nạn đói xảy ra ở nhiều nơi; công nghiệp, nông 
nghiệp đình đốn.
­ Chính trị: Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng. 
Nền quân chủ chuyên chế ở Nga đã mục nát, đang đứng bên bờ sụp đổ.
­ Xã hội: 
+ Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ  mâu thuẫn 
trong lòng xã hội nước Nga rất gay gắt.
+ Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả nghiêm trọng cho 
đất nước.
+ Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
 Như vậy, tới năm 1917 nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ Nga 
hoàng.
2. Từ cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười
a. Cách mạng tháng Hai năm 1917
­ Ngày 23/2/1917, cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê­tơ­rô­gơ­
rát.
­ Phong trào cách mạng nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
­ Đặc điểm: 
+ Lãnh đạo: Đảng Bônsêvích Nga.
+ Lực lượng tham gia: Công nhân, binh lính, nông dân.
+ Kết quả: Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ; Xô viết đại biểu công nhân, binh 
lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết).
+ Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
­ Hạn chế: giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lâm thời  Đất nước có hai chính quền song song 
tồn tại.

b. Cách mạng tháng Mười Nga 1917
­ Nguyên nhân:
+ Sau Cách mạng tháng Hai, nước Nga tồn tại hai chính quyền song song: Chính phủ lâm thời (tư 
sản) và Xô viết đại biểu (vô sản). Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp 
khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài. 


+ Trước tình hình đó, Lênin và Đảng Bônsêvích đã xác định mục tiêu và đường lối tiếp theo của cách 
mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ Chính 
phủ tư sản lâm thời).
+ Đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lênin về nước trực tiếp lãnh đạo 
khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.     
­ Diễn biến khởi nghĩa: 
+ Đêm 24/10/1917, quần chúng bao vây Cung điện Mùa Đông.
+ Đêm 25/10, quần chúng nhân dân tấn công Cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính 
phủ tư sản.
+ Tháng 3/1918, cách mạng giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
­ Đặc điểm và tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của một cuộc cách mạng 
XHCN, do giai cấp vô sản lãnh đạo, có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, lật đổ 
Chính phủ tư sản, giành chính quyền về tay nhân dân lao động.                                         
II. CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN XÔ VIẾT (Chương trình giảm tải)
1. Xây dựng chính quyền Xô viết
2. Bảo vệ Chính quyền Xô viết
III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA
­ Đối với nước Nga: 
+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản Nga, giải phóng công nhân và nhân dân lao 
động.
+ Đưa công nhân, nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ XHCN.
­ Đối với thế giới: Làm thay đổi cục diện thế giới (CNTB không còn là hệ thống duy nhất 
nữa), cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng 

Việt Nam.

BÀI 10 ­ LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XàHỘI (1921 ­ 1941) 
I. CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ
1. Chính sách kinh tế mới
­ Hoàn cảnh: 
+ Kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng.
+ Chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở 
nhiều nơi.
+ Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp (kìm hãm nền kinh tế), khiến nhân dân bất 
bình.
Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.


­ Tháng 3­1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) do Lênin đề 
xướng.
­ Nội dung của Chính sách kinh tế mới: 
+ Trong nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. 
+ Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí 
nghiệp dưới 20 công nhân có sự kiểm soát của Nhà nước, khuyến khích nước ngoài đầu tư vào 
nước Nga.
+ Trong thương nghiệp và tiền tệ: tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi 
phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng 
rúp mới thay cho các loại tiền cũ.
­ Ý nghĩa: 
+ Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền 
về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà 
nước. 
+ Nhân dân Xô viết đã vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành 
công cuộc khôi phục kinh tế.

+ Cho đến nay, Chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây 
dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.
2. Sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
­ Hoàn cảnh: Do đòi hỏi của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, các dân tộc trên lãnh thổ 
Xô viết phải liên minh chặt chẽ với nhau nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt.
­ Cuối tháng 12­1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) (gồm 4 
nước đến năm 1940, Liên Xô gồm 15 nước cộng hòa).
­ Nguyên tắc: sự bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc, sự giúp đỡ nhau vì 
mục tiêu chung là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
II. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XàHỘI Ở LIÊN XÔ (1925 ­ 1941)
1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên
­ Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng 
CNXH với nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
­ LX ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong 2 năm đầu (1926 ­ 1927). Sau đó LX thực hiện 
những kế hoạch 5 năm để phát triển kinh tế ­ xã hội. 
­ Liên Xô thực hiện những kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (1929 ­ 1937), đạt thành tựu 
to lớn:
+ Công nghiệp: 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% sản phẩm quốc dân. LX từ một nước 
nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp XHCN.


+ Nông nghiệp: 93% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác đã được đưa vào tập thể hóa, có 
quy mô sản xuất lớn và cơ sở vật chất ­ kĩ thuật được cơ giới hóa.
+ Văn hóa ­ giáo dục: LX xóa thành công nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất.
+ Xã hội: các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn giai cấp lao động.
­ Ý nghĩa: Tuy có một số sai lầm thiếu sót, song công cuộc xây dựng CNXH ở LX đạt được nhiều 
thành quả, làm cho đất nước Xô viết trở thành một cường quốc công nghiệp, có sức mạnh quân sự 
để bảo vệ Tổ quốc.
2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô
* Nội dung: 

­ LX từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước châu Á và châu Âu. 
­ LX kiên trì và bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập 
về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.
­ Lần lượt các nước tư bản công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với LX như Đức, Anh, Ý, 
Pháp, Nhật Bản, Mĩ...
*Ý nghĩa: Đó là thắng lợi to lớn của nền ngoại giao xô viết, khẳng định uy tín ngày càng cao của 
LX trên trường quốc tế.


CHƯƠNG II ­ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 ­ 1939)
BÀI 11 ­ TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN 
TRANH THẾ GIỚI (1918 ­ 1939) 
1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai ­ Oasinhtơn
­ Mục đích: Chiến tranh thế giới kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình Vécxai 
(1919 ­ 1920) và Oasinhtơn (1921 ­ 1922) để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.
­ Kết quả: 
+ Một trật tự thế giới mới đã được thiết lập, phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước 
tư bản.
+ Các nước thắng trận giành được nhiều quyền lợi về kinh tế, thuộc địa và phụ thuộc.
+ Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản nảy sinh, quan hệ hòa bình giữa các nước tư 
bản chỉ tạm thời và mỏng manh.
+ Hội Quốc liên được thành lập với sự tham gia 44 nước thành viên nhằm duy trì trật tự thế giới 
mới.
2. Cao trào cách mạng 1918 ­ 1923 ở các nước tư bản. Quốc tế cộng sản (Chương trình giảm 
tải ­ Không dạy)
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 ­ 1933 và hậu quả của nó
­ Nguyên nhân: 
+ Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận (cung vượt cầu).
+ Sự mất cân bằng về kinh tế trong nội bộ từng nước tư bản và sự phát triển không đều giữa 

các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng lớn.
­ Đặc điểm
+ Khủng hoảng về cơ cầu nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
+ Lớn về phạm vi, trầm trọng về mức độ và kéo dài về thời gian.
­ Hậu quả: 
+ Kinh tế: tàn phá nặng nề, SXCN sụt 38%, thương mại giảm 2/3.
+ Xã hội: đẩy hàng trăm triệu người vào tình trạng thất nghiệp, đói khổ.
+ Chính trị: bất ổn định, nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục, lôi kéo hàng triệu người 
tham gia.
.Để cứu vãn sự tồn tại của CNTB, các nước Mĩ, Anh Pháp tiến hành những cải cách kinh tế ­ xã 
hội để khắc phục hậu quả. Các nước Đức, Ý, Nhật đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ 
chính trị.


+ Quan hệ quốc tế: Mâu thuẫn giữa các cường quốc tư bản ngày càng gay gắt. Sự hình thành hai 
khối đế quốc đối lập: Mĩ, Anh, Pháp và Đức, Ý, Nhật. Hai bên ráo riết chạy đua vũ trang báo 
hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. 
4. Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh (Chương trình giảm 
tải ­ không dạy)

BÀI 12 ­ NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 
(1918 ­ 1939) 
I. NƯỚC ĐỨC TRONG NHỮNG NĂM 1918 ­ 1929
1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 ­ 1923  (Chương trình giảm tải)
2. Những năm ổn định tạm thời (1924 ­ 1929) (Chương trình giảm tải)
II. NƯỚC ĐỨC TRONG NHỮNG năm 1929 ­ 1939
1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền
*Khủng hoảng kinh tế tác động nước Đức: 
­ Sản xuất công nghiệp giảm 47%, hàng ngàn nhà máy đóng cửa, 5 triệu người thất nghiệp.
­ Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của quần chúng lao động khủng hoảng chính trị trầm 

trọng.
­ Đảng Quốc xã (Hítle cầm đầu) chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc 
tài.
* Nguyên nhân chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức:
­ Giai cấp tư sản cầm quyền không đủ mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản vượt qua cơn 
khủng hoảng, dung túng cho chủ nghĩa phát xít hành động.
­ Hoạt động tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chống 
cộng... của Đảng Quốc xã.
­ Đảng Xã hội ­ dân chủ từ chối hợp tác với những người cộng sản.
­ Truyền thống quân phiệt của nước Đức, gánh nặng của Hòa ước Véc­xai với Đức...
2. Nước Đức thời kì phát xít Hítle cầm quyền (1933 ­ 1939)
*Đối nội:
­ Về chính trị: Hítle thiết lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố công khai, lật đổ nền cộng hòa 
Vaima.
­ Về kinh tế: quân sự hóa nền kinh tế, khống chế toàn bộ nền kinh tế, nhằm chuẩn bị cho việc 
phát động chiến tranh xâm lược.
*Đối ngoại:
­ 10/1933, Đức rút khỏi Hội Quốc liên để tự do hành động.


­ 1935, ban hành lệnh tổng động viên, thành lập quân đội thường trực, tăng cường lực lượng 
quân sự.
Hòa bình, an ninh của châu Âu và thế giới bị đe dọa nghiêm trọng.

 Chú ý:   
Đối với học sinh:
­ Hình thức thi: làm bài trắc nghiệm và tự luận (lớp 10 và 11: 100% trắc nghiệm; lớp 12: 80%  
trắc nghiệm, 20% tự luận). 
­ Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm với các mức độ  nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận  
dụng cao (như biết, hiểu, so sánh, liên hệ thực tế, đánh giá, giải thích, lý giải, phân tích...).

­ Khi ôn tập kết hợp học kiến thức cơ bản trong vở, phần đề  cương với SGK; làm các bài tập 
trắc nghiệm trong Sách bài tập và các sách tham khảo do Nhà xuất bản giáo dục phát hành.
­ HS cần ghi nhớ thời gian, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của các sự kiện quan trọng trong lịch 
sử.
Đối với giáo viên:
­ Chủ động thêm tiết ôn tập cho HS.
­ Khi ôn tập chú ý đưa các câu hỏi trắc nghiệm cho HS trả lời.

                                                                                               T ổ phó chuyên môn

                                                                                                   Võ Thị Hải Anh



×