Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.49 KB, 2 trang )

Trường THPT Chuyên Bảo Lộc
Tổ Ngữ văn
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 - HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2018 – 2019
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
I. ĐỌC VĂN
- Đối với các bài Đọc văn: Cần nhớ chính xác tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời. Nắm
được nội dung của văn bản (đề tài, chủ đề, cốt truyện, chi tiết, hệ thống nhân vật…) và hình
thức của văn bản (đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ngôn ngữ), phải thuộc lòng các
đoạn thơ, nhất thiết phải nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm. Tác phẩm
cụ thể:
1. Phú sông Bạch Đằng -Trương Hán Siêu.
2. Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi.
3. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ.
4. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích “Chinh phụ ngâm’’ - Đặng Trần Côn – Đoàn
Thị Điểm).
5. Truyện Kiều - Nguyễn Du (các đoạn trích chính khóa)
- Đối với các bài tác gia văn học: Cần nhớ chính xác những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp
sáng tác.
Cụ thể:
1.Tác gia Nguyễn Trãi.
2.Tác gia Nguyễn Du.
II. LÀM VĂN
1. Nghị luận văn học
- Yêu cầu về kỹ năng
+ Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ, một nhận định
về tác giả, tác phẩm.
+ Hiểu đúng yêu cầu đề.
+ Biết lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu để phân tích và chứng minh; cảm nhận tinh tế, sâu sắc, sáng
tạo, độc đáo.
+ Bố cục sáng rõ; kết cấu chặt chẽ; văn phong lưu loát; giàu hình anh cảm xúc; không mắc lỗi


diễn đạt
- Yêu cầu về kiến thức: Nắm vững nội dung, nghệ thuật các văn bản đã học trong chương trình
đọc văn đã nêu ở phần I.
2. Nghị luận xã hội
- Yêu cầu về kỹ năng: Viết đoạn văn đảm bảo câu trúc (câu chủ đề, các câu triển khai, câu kết
đoạn).
- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết đoạn văn
nghị luận (5-7 câu) về tư tưởng đạo lí (chủ đề tình bạn, gia đình, quê hương, đất nước…)
III. TIẾNG VIỆT
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Các phép tu từ : phép điệp, phép đối.
- Xác định thể thơ.
- Xác định nội dung văn bản.
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI
1


- Đề thi gồm 2 phần:
+ Phần đọc hiểu (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức tiếng việt phần III để thực hành.
+ Phần làm văn (7,0 điểm): Trong đó câu nghị luận xã hội 2,0 điểm, câu nghị luận văn học 5,0
điểm.
- Thời gian làm bài: 90 phút.
C. ĐỀ THAM KHẢO
PHẦN I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
“Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khẳng khái nóng
nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương
trực. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn
cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi,
tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm

gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, họ sợ thay cho Tử
Văn, nhưng chàng vung tay không cần gì cả”.
(Trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, Trang 56, Tập II, NXBGD 2006)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3. Các từ ngữ tức giận, tắm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền đạt hiệu quả nghệ
thuật như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn?
Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) nêu cảm nhận của anh/chị về tính cách của nhân vật Ngô
Tử Văn được thể hiện qua văn bản trên?
PHẦN II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm): Viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày suy nghĩ về đức tính cương trực trong cuộc
sống.
Câu 2. (5,0 điểm): Tài năng xây dựng nhân vật của Nguyễn Du thể hiện trong đoạn trích Trao
duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du?).
Hết

2



×