Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.74 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THPT 
LƯƠNG NGỌC QUYẾN
TỔ XàHỘI

NỘI DUNG ÔN TẬP
KIỂM TRA HỌC KÌ I, MÔN: LỊCH SỬ ­ LỚP 10 
NĂM HỌC 2019­2020
I. Phần trắc nghiệm: 
Mức 1: 
1. Những nhà nước cổ đại xuất hiện sớm nhất ở phương Đông là
A. Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Âu Lạc. B. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
C. Ai Cập, Lưỡng Hà, Campuchia, Ấn Độ.

D. Ai Cập, Lan Xang, Lưỡng Hà, Ấn Độ.

2. Khi xã hội nguyên thủy tan rã, cư dân phương Đông thường chọn địa điểm nào để sinh  
sống?
A. Vùng rừng núi.
C. Vùng sa mạc.

B. Lưu vực các con sông lớn.
               

D. Vùng trung du.

3. Bộ phận đông đảo nhất của xã hội cổ đại phương Đông là
A. quý tộc.

B. quan lại.

C. nông dân công xã.



D. nô lệ.

4. Chữ viết của người phương Đông cổ đại bắt nguồn từ nhu cầu nào?
A. Ghi chép kiến thức.

B. Lưu giữ kiến thức.

C. Ghi chép và lưu giữ kiến thức.

D. Phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị.

5. Những di tích kiến trúc nào dưới đây thuộc nền văn minh cổ đại phương Đông?
A. Kim tự tháp ở Ai Cập, khu đền tháp ở Ấn Độ, đến Pác–tê­nông ở Hy Lạp.
B. Kim tự tháp ở Ai Cập, khu đền tháp ở Ấn Độ, đấu trường ở Rô–ma.
C. Kim tự tháp ở Ai Cập, khu đền tháp ở Ấn Độ, Vạn lý trường thành ở Trung Quốc.
D. Kim tự tháp ở Ai Cập, khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba­bi­lon ở Lưỡng Hà.
6. Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành chủ yếu ở đâu?
A. Ven Thái Bình Dương.

B. Trên lục địa châu Âu ngày nay.

C. Ven Đại Tây Dương.

D. Ven bờ Bắc Địa Trung Hải.

7. Người Hi Lạp hiểu biết chính xác hơn về Trái đất và hệ Mặt trời là nhờ
A. trí thông minh.

B. kinh nghệm đi biển.


C. học tập phương Đông.

D. phục vụ nhu cầu cai trị.

8. Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, ở Địa Trung Hải xuất hiện công cụ
A. đá mới.

B. đồng thau.

C. đồng đỏ.

D. sắt.

9. Người nước nào tính được một năm có 365 ngày và 1/4, nên họ  định một tháng lần 
lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng Hai có 28 ngày?

1


A. Hi Lạp.

B. Ai Cập.

C. Trung Quốc.

D. Rô­ma.

10. Năm 221 TCN, ở Trung Quốc diễn ra sự kiện gì ?
A. Người Trung Quốc phát minh ra la bàn.

B. Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, lập triều đại phong kiến đầu tiên.
C. Vạn Lí Trường Thành được hoàn thiện.
D. Nhà Hán được thành lập.
11. Dưới thời nhà Tần một công trình phòng ngự  nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc  
được xây dựng có tên là
A. Vạn lí trường thành.
trường dục.

B. Tử cấm thành.

C. Ngọ môn.      D. Lũy 

12. Chính sách ruộng đất dưới thời Đường ở Trung Quốc được gọi là chế độ
A. công điền.

B. quân điền.

C. tịch điền.

D. lộc điền.

12. Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc dưới triều đại  
nhà
A. Tần.

B. Minh.

C. Hán.

D. Đường.


13. Trung Quốc thời phong kiến có 4 phát minh quan trọng về kĩ thuật, đó là
A. Kĩ thuật in, luyện sắt, đồ gốm, la bàn.

B. Giấy, đồ gốm, dệt, luyện sắt.

C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

D. La bàn, thuốc súng, luyện sắt và dệt.

14. Văn hóa truyền thống ở Ấn Độ định hình và phát triển dưới thời?
A. A­sô­ca.

B. Vương triều Gúp – ta.

C. Vương triều Hồi giáo Đê – li.

D. Vương triều Mô – gôn.

15. Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ:
A. Chữ tượng hình

B. Chữ tượng ý

C. Chữ Hin­đu

D. Chữ Phạn

16. Thuế "ngoại đạo" là loại thuế mà người Ấn Độ phải nộp trong thời kì của vương triều  
nào?

A. Vương triều Gup­ta.

B. Vương triều Hac­sa.

C. Vương triều Hồi giáo Đê­li.

D. Vương triều Mô­gôn.

17. Thời kì cuối của chế độ phong kiến Ấn Độ là vương triều
A. Hồi giáo Đê­li.

B. Gup­ta.

C. Mô­gôn.

D. Hac­sa.

18. Nguồn gốc của vương triều phong kiến Mô­gôn ở Ấn Độ là do
A. người Ai Cập xâm lược và lập nên.
B. người Thổ Nhĩ Kì xâm lược và lập nên.
C. người Mông cổ xâm lược và lập nên.
D. một bộ phận dân Tây Á tự nhận dòng dõi Mông Cổ xâm lược và lập nên.
19. Đông Nam Á phong kiến từ lâu được coi là khu vực địa lí ­ lịch sử  ­ văn hóa riêng  
biệt và còn gọi là khu vực gì?

2


A. Châu Á năng động.


B. Đông Nam Á năng động.

C. Châu Á gió mùa.

D. Đông Nam Á tiềm năng.

20. Nền kinh tế chủ yếu của các cư dân cổ Đông Nam Á là
A. nông nghiệp. 

B. thủ công nghiệp.

C. buôn bán.          D. chăn nuôi.

Mức 2: 
1. Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. săn bắt, hái lượm kết hợp với trồng trọt và chăn nuôi.
B. trồng trọt chăn nuôi kết hợp với công thương.
C. lấy nghề nông làm gốc.
D. phát triển đều các ngành kinh tế.
2. Đặc điểm chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. mang tính chất dân chủ cộng hòa.
B. mang tính chất quân chủ chuyên chế.
C. vừa mang tính chất quân chủ chuyên chế vừa mang tính chất dân chủ cộng hòa.
D. mang tính chất dân chủ chủ nô.
3.  Vì sao lịch của các cư dân cổ đại phương Đông được gọi là nông lịch?
A. Vì một năm chia thành 365 ngày.                B. Vì đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
C. Căn cứ vào các hiện tượng tự nhiên.

D. Do nông dân công xã tạo ra.


4. Đặc điểm kinh tế của cư dân Hy Lạp cổ đại là gì ?
A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Nông nghiệp và thủ công nghiệp.

D. Thủ công và thương mại.

5. Trong ngành thương nghiệp của các quốc gia cổ  đại phương Tây, hàng hóa quan  
trọng nhất là
A. Đồ kim loại.

B. Nô lệ.

C. Dầu ô liu.

D. Rượu nho.

6. Nội dung nào không thể  hiện tính  ưu việt trong chữ  viết của cư  dân cổ  Địa Trung 
Hải ?
A. Chữ viết có quá nhiều nét, kí hiệu.

B. Chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản.

C. Có khả năng ghép chữ linh hoạt.

D. Thể hiện ý nghĩ của con người.

7. Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa các giai cấp 

nào?
A. Quý tộc với nông dân công xã.

B. Quý tộc với nô lệ.

C. Địa chủ với nông dân lĩnh canh.

D. Địa chủ với nông dân tự canh.

8. Đâu không phải điểm mới trong chính sách chính trị của nhà Đường?
A. Làm cho bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh.

B. Cử chức Tiết độ sứ.

C. Mở khoa thi tuyển chọn người làm quan.

D. Bỏ chức Thừa tướng, Thái úy.

3


9. Ở Trung Quốc, tư tưởng nào được coi là công cụ tinh thần sắc bén phục vụ và bảo vệ 
chế độ phong kiến?
A. Đạo giáo.

B. Phật giáo.

C. Nho giáo.

D. Hin­đu giáo.


10. Tiểu thuyết Thủy Hử của Thi Nại Am và Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần có 
điểm chung là
A. ca ngợi cảnh đẹp của Trung Quốc.
B. miêu tả cuộc chiến tranh quân sự với nhiều nước.
C. lột tả hết được đặc điểm giai cấp trong xã hội Trung Quốc.
D. tố cáo xã hội phong kiến Trung Quốc.
11. Nền văn hóa của tôn giáo nào không định hình và phát triển dưới thời vương triều 
Gúp­ta ở Ấn Độ?
A. Phật giáo.

B. Hin­đu giáo.

C. Hồi giáo.

D. Chữ viết.

C. Hồi giáo.

D. Thiên chúa giáo.

12. Tôn giáo đa thần ở Ấn Độ là?
A. Phật giáo.

B. Hin­đu giáo.

13. Dưới thời vương triều Đê­li, yếu tố văn hóa mới nào được du nhập vào Ấn Độ?
A. Văn hóa Phật giáo.

B. Văn hóa Hin­đu giáo.


C. Văn hóa Hồi giáo.

D. Văn hóa phương Tây.

14. Vì sao vua A­cơ­ba được nhân dân Ấn Độ coi là vị anh hùng dân tộc, Đấng chí tôn?
A. Ông đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ chống ngoại xâm.
B. Ông đã giúp Ấn Độ mở rộng bờ cõi.
C. Ông đã giúp văn hóa Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ.
D. Dưới thời trị vì của ông Ấn Độ trở nên thịnh vượng.
15. Đâu là yếu tố khách quan tác động đến sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam 
Á?
A. Điều kiện tự nhiên ưu đãi.
B. Đầu công nguyên, cư dân ở đây biết sử dụng đồ sắt.
C. Sự tác động của nền kinh tế nông nghiệp và nghề thủ công truyền thống.
D. Tác động của các thương nhân Ấn và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
16. Ở Đông Nam Á, quốc gia phong kiến "dân tộc" là quốc gia?
A. tập hợp nhiều dân tộc, lấy một bộ tộc đông và mạnh nhất làm nòng cốt.
B. tập hợp nhiều dân tộc.
C. phong kiến hùng mạnh nhất.
D. phong kiến chỉ có một dân tộc.

Mức 3:
1. Khi xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng, để bảo vệ quyền lợi và địa vị của  
mình, tầng lớp thống trị trong xã hội dựa vào

4


A. vua và các quan lại cao cấp.


B. quý tộc, chủ nô, chủ đất.

C. sức mạnh của quân đội để đàn áp.

D. bộ máy nhà nước của quốc gia.

2. Thế nào là xã hội chiếm nô?
A. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ.
B. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.
C. Thành phần xã hội chỉ có chủ nô và nô lệ.
D. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ.
3. Nhà Tần có vị trí gì trong lịch sử Trung Quốc? 
A. Xác lập vị trí lãnh thổ.

                          

B. Xác lập chế độ phong kiến.
C. Hình thành mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Xây dựng kinh đô Bắc Kinh.
4. Những tiến bộ trong sản xuất cuối thời cổ đại đã tác động đến xã hội Trung Quốc 
như thế nào ? 
A. Giai cấp nông dân hăng say sản xuất.
B. Nông dân nhận được nhiều ruộng để cày cấy.
C. Giai cấp thống trị bị thủ tiêu.
D. Giai cấp địa chủ xuất hiện, nông dân bị phân hóa.

    

5. Đâu là nguyên nhân khiến văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng nhiều nhất đến khu vực Đông Nam 

Á?
A. Các vua Ấn Độ đến xâm lược Đông Nam Á.
B. Các vua Ấn Độ áp đặt nền văn hóa vào Đông Nam Á.
C. Các quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc Ấn Độ.
D. Do vị trí địa lí thuận lợi, việc buôn bán, giao lưu văn hóa khá phát triển.
6. Sự phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa 
đầu thế kỉ XVIII thể hiện ở việc
A. phát triển kinh tế, xác lập các quốc gia “dân tộc”, hình thành văn hóa dân tộc.
B. xây dựng những công trình kiến trúc lớn.
B. đi xâm lược và chnh phục láng giềng.
D. chống lại sự xâm lược của phương Tây.

Mức 4: 
1. Thành tựu văn hóa quan trọng nhất của người dân phương Đông cổ đại là
A. Chữ viết.

B. Kiến trúc.

C. Toán học.

D. Lịch và thiên văn.

2. Yếu tố quan trọng nhất quyết định đến đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại 
phương Đông và phương Tây là

5


A. điều kiện tự nhiên.


B. công cụ lao động.

C. sự phân chia giai cấp.

  D. chính sách của nhà nước.

3. Các thị quốc Địa Trung Hải cổ đại mang tính chất dân chủ vì
A. kiều dân được tự do cư trú và kinh doanh.
B. quan hệ xã hội công bằng.
C. không có vua, hội đồng công dân được bầu phiếu.
D. tất cả người dân đều có quyền bỏ phiếu.
4. Cơ sở nào quyết định trình độ cao hơn về sản xuất và sáng tạo văn hóa của cư dân 
Địa Trung Hải? 
A. Điều kiện tự nhiên.

B. Sử dụng sức lao động của nô lệ.

C. Công cụ kim khí và tiếp xúc với biển.

D. Công cụ sắt và tiếp xúc với biển.

5. Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu 
thế kỉ XVI nhưng không phát triển được là do
A. nền kinh tế tiểu nông giữ địa vị thống trị.
B. chế độ cai trị độc đoán, bảo thủ của chính quyền phong kiến chuyên chế.
C. chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều đình.
D. Sự khủng hoảng có tính chu kì của các triều đại.
6. Vương triều Hồi giáo Đê­li và vương triều Mô­gôn ở Ấn Độ có điểm chung là
A. bắt nhân dân Ấn Độ phải nộp “thuế ngoại đạo”.
B. đều thực hiện những chính sách tích cực về kinh tế, xã hội.

C. những vương triều của phong kiến Ấn Độ.
D. những vương triều phong kiến ngoại tộc.


7. Yếu tố khách quan thúc đẩy sự suy sụp của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á  
A. sự xung đột của các vương quốc để xác định vị trí của mình.
B. các cuộc khởi nghĩ nông dân liên tiếp bùng nổ.
C. sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
D. chiến tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt.

I. Phần tự luận:
Học sinh ôn tập, nắm các các nội dung sau:
1. Đặc điểm, điều kiện tự  nhiên của các quốc gia cổ  đại phương Đông, 
phương Tây. Đặc điểm KT, tình hình chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia  
này?
2. Sự  hình thành, phát triển của các quốc gia phong kiến phương  Đông:  
Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á: các triều đại phong kiến tiêu biểu; điểm giống  
và khác nhau giữa các triều đại (có dẫn chững cụ thể).
6



×