Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.65 KB, 14 trang )

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
đường bộ theo luật hình sự Việt Nam


Bùi Quang Trung


Khoa Luật
Luận văn ThS. ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Hùng
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Làm sáng tỏ khái niệm và dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm trật tự
an toàn giao thông đường bộ, trách nhiệm hình sự của người phạm tội, quá trình phát
triển của pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay quy định về các tội xâm
phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Phân tích các quy định của Bộ luật hình
sự và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm làm sáng
tỏ các dấu hiệu pháp lý của các tội cụ thể xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường
bộ. Khái quát về tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, tình hình tội
phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ những năm gần đây và nguyên nhân của
thực trạng đó. Đánh giá về thực tiễn xét xử, những bất cập, vướng mắc trong thực
tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm trật tự an
toàn giao thông đường bộ và nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó đề xuất một số
kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về các tội xâm
phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Keywords. Luật hình sự; Tội xâm phạm; An toàn giao thông; Đường bộ; Pháp luật
Việt Nam



Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Giao thông đường bộ luôn giữ một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Trong những năm qua, mặc dù Đảng,
Nhà nước cũng như chính quyền các cấp đã nỗ lực cố gắng và đề ra nhiều giải pháp để kiềm
chế gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, nhưng tai nạn giao
thông vẫn xảy ra nghiêm trọng ở mức cao, gây thiệt hại không nhỏ về tính mạng, sức khỏe và
tài sản của người khác, trong đó đứng đầu là tai nạn giao thông đường bộ. Thực trạng tai nạn
giao thông đường bộ đã trở thành vấn đề xã hội hết sức bức xúc và làm đau đầu các cơ quan
chức năng, các nhà quản lý ở nước ta.
Trước tình hình đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
22-CT/TW ngày 22 tháng 4 năm 2003 "Về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công
tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông" và Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6
năm 2007 "Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao
thông". Nội dung các văn bản trên đã xác định rõ các chủ trương, giải pháp cơ bản, lâu dài và
các biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế việc gia tăng và từng bước đẩy lùi tai nạn giao thông,
đồng thời yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các
cấp, các ngành phải đặt nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là một trong
những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của mình; phải
tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, triệt để chỉ thị và nghị quyết này.
Việc xử lý nghiêm minh các hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao thông nói chung và xâm
phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng theo quy định của
Bộ luật hình sự là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với các cơ quan tiến hành tố
tụng nhằm góp phần ngăn chặn và kiềm chế tai nạn giao thông. Thực tiễn áp dụng các quy
định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong những
năm qua cho thấy mặc dù đã được sửa đổi bổ sung và có văn bản hướng dẫn của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhưng trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án này, các Cơ quan
tiến hành tố tụng vẫn thường gặp những vướng mắc, lúng túng trong việc xác định tội danh; áp
dụng các tình tiết định khung tăng nặng hình phạt; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm

hình sự, đường lối xử lý cụ thể...; đối với các hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường
bộ. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do các quy định của pháp luật hiện hành về các tội
phạm này (Bộ luật hình sự, Luật Giao thông đường bộ, Nghị định của Chính phủ) đã bộc lộ nhiều
điểm không còn phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có
thẩm quyền về áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự cũng chưa đầy đủ, cụ thể và rõ ràng
dẫn đến sự nhận thức và áp dụng không thống nhất trong thực tiễn giữa các cơ quan tiến hành
tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án.
Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận các tội xâm phạm trật tự an
toàn giao thông đường bộ, đồng thời tìm ra những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp
dụng các quy định của pháp luật hiện hành về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
đường bộ và nguyên nhân, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các
quy định pháp luật hiện hành có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn. Đây
chính là lý do mà tôi lựa chọn "Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo
luật hình sự Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về các tội vi
phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt Nam, thực tiễn điều tra, truy
tố, xét xử các tội phạm này và những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định
của Bộ luật hình sự hiện hành trong quá trình xử lý các hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao
thông đường bộ. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy
định pháp luật hiện hành về các tội phạm này.
Với mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Làm sáng tỏ khái niệm và dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao
thông đường bộ, trách nhiệm hình sự của người phạm tội, quá trình phát triển của pháp luật
hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao
thông đường bộ;
- Phân tích các quy định của Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhằm làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý của các tội cụ thể xâm phạm trật
tự an toàn giao thông đường bộ;
- Khái quát về tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, tình hình tội phạm

trong lĩnh vực giao thông đường bộ những năm gần đây và nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đánh giá về thực tiễn xét xử, những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy
định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
và nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn
thiện quy định pháp luật hiện hành về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tư-
ởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, về đấu
tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như
phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn,...
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
2 chương:
Chương 1: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm trật tự an toàn
giao thông đường bộ
Chương 2: Thực tiễn xét xử các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và vấn đề hoàn
thiện các quy định pháp luật hình sự về các tội phạm này.


Chương 1
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.1. Khái quát chung về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
1.1.1. Khái niệm các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là những hành vi nguy hiểm cho
xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách vô ý, xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính
mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Khái niệm trên bao gồm dấu hiệu của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường
bộ, là cơ sở pháp lý để xem xét và xác định hành vi nào là tội xâm phạm trật tự an toàn giao
thông đường bộ. Dấu hiệu cụ thể của tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ bao
gồm:
Tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trước hết phải là hành vi nguy hiểm
cho xã hội. Hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ nguy hiểm cho xã hội là
hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho xã hội hoặc hành
vi tạo khả năng gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Các thiệt
hại do hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây ra cho các quan hệ xã
hội bao gồm: tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Do vậy, trường hợp vi phạm các
quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho chính bản thân người vi phạm mà
không gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, thì không bị coi là tội
phạm.
Dấu hiệu thứ hai của tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là "được quy
định trong Bộ luật hình sự". Tại Điều 2 Bộ luật hình sự quy định: "Chỉ người nào phạm một
tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự". Do vậy, chỉ người
nào phạm một trong các tội sau đây được quy định trong Bộ luật hình sự mới phải chịu trách
nhiệm hình sự về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ: Tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202); tội cản trở giao thông đường
bộ (Điều 203); tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an
toàn (Điều 204); tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các
phương tiện giao thông đường bộ (điều 2005). Tức là không thể có tội xâm phạm trật tự an
toàn giao thông đường bộ nếu như hành vi phạm tội đó chưa được mô tả tại một điều luật cụ
thể ở Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
Dấu hiệu thứ ba của tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là "tội phạm… do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện". Người có năng lực trách nhiệm hình sự là
con người cụ thể đạt độ tuổi do pháp luật hình sự quy định, có khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi của mình. Điều 12 Bộ luật hình sự quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
như sau: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người
từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất

nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng". Năng lực trách nhiệm hình sự
được Nhà nước ta quy định theo phương pháp loại trừ, tức là khẳng định tình trạng không có
năng lực trách nhiệm hình sự là gì và nếu không phải là tình trạng đó, thì là tình trạng có
năng lực trách nhiệm hình sự.
Dấu hiệu thứ tư của tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là tính có lỗi của
tội phạm. Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện tội phạm đối với hành vi nguy hiểm cho
xã hội mà họ thực hiện và đối với hậu quả cho xã hội do hành vi đó gây ra. Lỗi của các tội
xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ được thể hiện dưới hình thức vô ý.
Dấu hiệu thứ năm của tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là tính phải
chịu hình phạt của tội phạm.
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc
hạn chế một số quyền, lợi ích của người phạm tội. Mục đích của hình phạt là trừng trị người
phạm tội; giáo dục họ trở thành người công dân có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp
luật và quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; ngăn ngừa họ phạm tội mới và giáo dục
người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Qua phân tích các dấu hiệu của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, có
thể đưa ra khái niệm tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ như sau: tội xâm
phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy
định tại các điều 202, 203, 204 và 205 Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách vô ý xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại
cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
1.1.2.1. Khách thể của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
Khách thể của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là sự an toàn của
hoạt động giao thông đường bộ và an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân, tài sản của
Nhà nước, tập thể và công dân.
1.1.2.2. Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ:
Về mặt khách quan, thì các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là những
tội phạm có cấu thành vật chất. Do vậy, mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự an toàn
giao thông đường bộ bao gồm các yếu tố: hành vi khách quan, hậu quả do hành vi phạm tội

gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.
1.1.2.3. Mặt chủ quan của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
Mặt chủ quan của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ chỉ bao gồm một
yếu tố lỗi mà không bao gồm yếu tố động cơ, mục đích. Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm
tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và đối với hậu quả do hành vi
phạm tội gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
1.1.2.4. Chủ thể của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
Chủ thể của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ sau đây là người đạt
độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự đối với các tội: tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và tội cản trở giao thông
đường bộ.
Chủ thể của tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an
toàn và tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện
giao thông đường bộ ngoài đạt độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự thì chủ thể của hai tội
này phải là người có trách nhiệm quyền hạn trực tiếp trong việc sử dụng phương tiện và điều
động lái xe.
1.2. Quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
đường Bộ
1.2.1. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1.2.1.1. Khái niệm
Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi của
người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao
thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe,
tài sản của người khác.
1.2.1.2. Dấu hiệu pháp lý
Khách thể của tội phạm là sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn về
tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ bao gồm các yếu tố: hành vi khách quan; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.

Về mặt chủ quan, tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
được thực hiện do lỗi vô ý do tự tin hoặc do cẩu thả.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
quy định tại tất cả các khoản 1, 2, 3, và 4 Điều 202 Bộ luật hình sự là người từ đủ 16 tuổi
trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
1.2.1.3. Hình phạt
Điều 202 Bộ luật hình sự quy định bốn khung hình phạt đối với người phạm tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
1.2.2. Tội cản trở giao thông đường bộ
1.2.2.1. Khái niệm
Tội cản trở giao thông đường bộ là một trong những hành vi sau đây gây thiệt hại cho
tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác: đào, khoan,
xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt trái phép chướng ngại vật gây cản trở
giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển
báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bộ; mở đường giao cắt trái phép qua đường
bộ, đường có giải phân cách; lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường; lấn chiếm hành lang
bảo vệ đường bộ; vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường
bộ; và hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.
1.2.2.2. Dấu hiệu pháp lý
Khách thể của tội phạm là sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn
về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác (xem phần trình bày về khách thể của tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ).
Mặt khách quan của tội cản trở giao thông đường bộ bao gồm các yếu tố: hành vi khách
quan; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và
hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.
Về mặt chủ quan, tội cản trở giao thông đường bộ được thực hiện do lỗi vô ý do tự tin
hoặc do cẩu thả.
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội cản trở giao thông đường bộ quy định tại tất cả các
khoản 1, 2, 3, và 4 Điều 203 Bộ luật hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực

trách nhiệm hình sự.
1.2.2.3. Hình phạt
Điều 203 Bộ luật hình sự quy định bốn khung hình phạt đối với người phạm tội cản trở
giao thông đường bộ.
1.2.3. Tội "đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an
toàn"
1.2.3.1. Khái niệm
Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn là
hành vi của người có trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà
cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không đảm bảo an toàn
kỹ thuật gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của
người khác.
1.2.3.2. Dấu hiệu pháp lý
Khách thể của tội phạm là sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn
về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Phương tiện giao thông đường bộ gồm
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xem phần
phân tích về khách thể của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ)
Mặt khách quan của tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không
bảo đảm an toàn gồm các yếu tố: hành vi khách quan; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra;
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.
Về mặt chủ quan, tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo
đảm an toàn được thực hiện do lỗi vô ý do tự tin hoặc do cẩu thả.
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông
đường bộ không bảo đảm an toàn quy định tại tất cả các khoản 1 và 2 Điều 204 Bộ luật hình
sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và là người chịu trách
nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật phương tiện giao thông đường
bộ.
1.2.3.3. Hình phạt
Điều 204 Bộ luật hình sự quy định hai khung hình phạt đối với người phạm tội đưa vào

sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn.
1.2.4. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương
tiện giao thông đường bộ
1.2.4.1. Khái niệm
Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao
thông đường bộ là hành vi điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái
xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện
giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức
khỏe, tài sản của người khác.
1.2.4.2. Dấu hiệu pháp lý
Khách thể của tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các ph-
ương tiện giao thông đường bộ là sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an
toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác (xem phần phân tích về khách thể của tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ).
Mặt khách quan của tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển
các phương tiện giao thông đường bộ gồm các yếu tố: hành vi khách quan; hậu quả do hành
vi phạm tội gây ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm
tội gây ra.
Về mặt chủ quan, tội phạm này được thực hiện do lỗi vô ý do tự tin hoặc do cẩu thả.
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện
điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ quy định tại tất cả các khoản 1, 2 và 3 Điều
205 Bộ luật hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và là
người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc giao nhiệm vụ cho người điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ.
1.2.4.3. Hình phạt
Điều 205 Bộ luật hình sự quy định ba khung hình phạt đối với người phạm tội điều động
hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.

Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu chương 1, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Các tội xâm phạm đến trật tự an toàn giao thông đường bộ là tội phạm có tính lịch sử,
ra đời muộn hơn so với các loại tội phạm khác.
2. Bộ luật hình sự năm 1985, tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao
thông vận tải đã được quy định tại Điều 186 - Chương VIII - Các tội xâm phạm an toàn, trật
tự công cộng và quản lý hành chính đã phát huy tác dụng to lớn trong việc đấu tranh phòng,
chống loại tội phạm này. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, cho đến Bộ luật hình sự năm 1999
cũng như Bộ luật hình sự hiện hành các tội vi phạm quy định về an toàn giao thông vận tải đã
được tách ra thành 4 tội độc lập và được quy định trong 4 điều luật khác nhau trong Bộ luật
hình sự.
3. Bộ luật hình sự hiện hành đã quy định rõ hơn các dấu hiệu định tội cũng như dấu hiệu
định khung tăng nặng hình phạt đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ tại Điều 202.


Chương 2
THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÁC
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM NÀY

2.1. Tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và thực tiễn xét xử các
tội này những năm gần đây
2.1.1. Tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ những năm gần đây
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, trong những năm gần đây, tình hình tai nạn
giao thông đường bộ ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp. Theo số liệu thống kê của Ủy ban
An toàn giao thông Quốc gia trong năm 2006 tính đến 18h30 phút ngày 29/12/2006, cả nước
đã xảy ra 14.533 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 12.609 người chết và bị thương 11.253
người..
Trong năm 2007, tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ diễn biến phức tạp, số
người chết vì tai nạn giao thông đường bộ vẫn tăng chóng mặt bất chấp sự vào cuộc ráo riết
của các ban ngành chức năng. Cụ thể, riêng trong tháng 2/2007 (tháng Tết Đinh Hợi), cả

nước đã xảy ra 1.500 vụ tai nạn giao thông, làm chết hơn 1.381 người và bị thương 1.301
người. Đây cũng là tháng có số người chết vì tai nạn giao thông nhiều nhất trong vòng 5 năm
trở lại đây.
Đây là một thực trạng đáng báo động đang làm đau đầu các cơ quan chức năng, các nhà
quản lý ở nước ta hiện nay. Thực trạng này do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan
cơ bản sau đây:
Một là, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng về đường bộ hiện nay ở nước ta chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển giao thông gia tăng hàng ngày, hàng tháng trong giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mở rộng hội nhập quốc tế;
Hai là, khả năng kiểm tra, giám sát kỹ thuật: bằng lái, phương tiện vận chuyển không an
toàn về kỹ thuật ngày một nhiều, vượt quá khả năng của các đơn vị chức năng.
Ba là, pháp luật hiện hành không còn phù hợp, nhiều bất cập và không đủ mức giáo dục,
răn đe đối với các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ vì mức phạt theo quy định hiện
hành quá nhẹ dẫn đến chuyện "nhờn luật" của người đi đường.
Bốn là, từng bộ, ngành của Đảng và Nhà nước chưa quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và
ý thức trách nhiệm của mình về an toàn giao thông (trừ hai ngành Giao thông vận tải và Công
an). Nói chung, toàn bộ hệ thống chính trị chưa thể hiện trách nhiệm đúng trước sự bức xúc
về sinh mạng con người (hầu hết coi trách nhiệm đó thuộc cơ quan chức năng khác không
liên quan đến mình) nên chưa được chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội quan tâm đúng
mức.
Năm là, ý thức tự giác chấp hành và tôn trọng luật pháp của các tầng lớp nhân dân trong
toàn xã hội còn thấp.
Bảng 2.1. Số liệu thống kê về các vụ án mà cấp sơ thảm thụ lý giải quyết, trong đó có
các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ mà các Tòa án đã xét xử sơ thẩm
từ năm 2005 - 2009 trên toàn quốc

m
Tổng số
vụ án
hình sự

và bị cáo
cấp sơ
thẩm thụ
lý giải
quyết
Số vụ/bị cáo bị xét xử sơ thẩm
về các tội xâm phạm trật tự giao thông đường
bộ
Tổng số
vụ/
bị cáo
Điều 202
Bộ luật
hình sự
Điều 203
Bộ luật
hình sự
Điều 204
Bộ luật
hình sự
Điều 205
Bộ luật
hình sự
200
5
55.237/91
.224
4.810/5.
044
4.784/5.

014
06/07 05/05 15/18
200
6
53.561/88
.041
4.960/5.
189
4.923/5.
149
15/16 01/01 21/23
200
7
53.177/91
.542
5.538/5.
817
5.486/5.
755
16/20 05/10 31/32
200
8
63.040/10
9.338
5.342/5.
585
5.260/5.
495
51/54 08/08 23/28
200

9
65.462/11
4.344
4.958/5.
184
4.929/5.
149
09/10 04/05 16/20
Cộn
g
290.477/4
94.489
25.608/2
6.819
25.382/2
6.562
97/107 23/29 106/121
Nguồn: Số liệu thông kê, Tòa án nhân dân tối cao.

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao trong những năm từ 2005 đến 2009 (Bảng
2.1), tình hình tội phạm nói chung và các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
có xu hướng gia tăng cả về số vụ và số bị cáo mà đỉnh điểm là năm 2007, sau đó các năm tiếp
theo tuy có chiều hướng giảm dần về số vụ nhưng số bị cáo vẫn tăng.
Bảng 2.2: Tỷ lệ % số vụ án, bị cáo phạm tội nói chung với số vụ án, bị cáo phạm các tội xâm
phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng trong 5 năm từ 2005 đến 2009
Năm
Số vụ án/ bị cáo
phạm tội nói
chung
(1)

Số vụ án
phạm tội
xâm
phạm
trật tự
an toàn
giao
thông
đường
bộ
(2)
Số bị
cáo
phạm tội
xâm
phạm
trật tự
an toàn
giao
thông
đường
bộ
(3)
Tỉ lệ %
(2/1)
Tỉ lệ
%
(3/1)
2005 55.237/91.224 4.810 5.044 8,70% 5,52%
2006 53.561/88.041 4.960 5.189 9,26% 5,89%

2007 53.177/91.541 5.538 5.817 10,42% 6,35%
2008 63.040/109.338 5.342 5.585 8,47% 5,10%
2009 65.462/114.344 4.958 5.184 7,57% 4,53%
Tổng 290.477/494.488 25.608 26.819 8,81% 5,42%
Nguồn: Số liệu thông kê, Tòa án nhân dân tối cao.

Tỷ lệ giữa các vụ án về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ (Điều 202,
203, 204 và Điều 205) chiếm tỷ lệ khoảng 8,81% về số vụ án và khoảng 5,42% về số bị cáo
trong tổng số các vụ án hình sự và số bị cáo mà Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm từ
năm 2005 đến 2009, trong đó tuyệt đại đa số là tội "vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ" quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự (chiếm khoảng 65% về số
vụ án và 71,2% về số bị cáo trong tổng số vụ án về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao
thông đường bộ mà Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm). Các hành vi khác xâm phạm
trật tự an toàn giao thông đường bộ như: Cản trở giao thông đường bộ; đưa vào sử dụng các
phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn; điều động hoặc giao cho người
không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định tại các điều 203, 204 và 205 Bộ luật hình sự chiếm tỷ lệ không đáng kể tổng
cả ba tội (khoảng 35% số vụ và 28,8% về số bị cáo).
2.1.2. Tình hình xét xử các tội vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ những
năm gần đây từ 2005 - 2009
Bảng 2.3. Số liệu thống kê về kết quả xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo phạm các tội xâm
phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
những năm 2005 - 2009

m
Tổn
g số
bị
cáo
bị

xét
xử
Kết quả xét xử đối với các bị cáo về các tội xâm
phạm an toàn giao thông đường bộ
Đưa
vào
trườn
g giáo
dưỡn
g
hoặc
giáo
dục
tại xã,
phườ
ng,
thị
trấn
Trụ
c
xuấ
t
Tu
yên
khô
ng
phạ
m
tội
Miễ

n
TN
HS,
hìn
h
phạ
t
Cả
nh
cáo
Phạ
t
tiền
Cải
tạo
khô
ng
gia
m
giữ
Hìn
h
phạ
t tù
cho

ởng
án
tre
o



thời
hạn
từ 3
thán
g
đến
dưới
07
năm


thời
hạn
từ
07
đến
15
năm
20
05
5.04
4
0 0 01 02 05 28 87
2.1
24
2.742 55
20
06

5.18
9
0 0 01 01 0 37 25
2.2
08
2.878 39
20
07
5.81
7
05 03 02 04 05 35 132
2.5
52
3.008 71
20
08
5.58
5
01 0 06 01 0 41 33
2.5
58
2.912 33
20 5.18 0 06 03 0 01 43 49 2.4 2.651 22
09 4 09
Cộ
ng
26.8
19
06 09 13 08 11 184 326
11.

851
14.19
1
220
Nguồn: Số liệu thống kê, Tòa án nhân dân tối cao.

Về đường lối xử lý đối với các bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao
thông đường bộ những năm 2005 - 2009 cho thấy các loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể
mà các Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với các bị cáo: Đưa vào trường giáo dưỡng hoặc
giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với 06 bị cáo (chiếm 0,17%); Trục xuất đối với 09 bị cáo
(chiếm 0,26%); Tuyên không phạm tội đối với 13 bị cáo (chiếm 0,38%); Miễn trách nhiệm
hình sự hoặc miễn hình phạt: 08 bị cáo (chiếm 0,23%); Cảnh cáo: 11 bị cáo (chiếm 0,32%);
Phạt tiền: 184 bị cáo (chiếm 5,38%); Cải tạo không giam giữ: 326 bị cáo (chiếm 9,42%); Phạt
tù cho hưởng án treo: 11.851 bị cáo (chiếm 35,23%); Phạt tù có thời hạn từ 03 tháng - 07
năm: 14.191 bị cáo (chiếm 42,21%); Phạt tù có thời hạn từ 07 năm - 15 năm: 220 bị cáo
(chiếm 6,4%);
2.1.3. Một số bất cập, vướng mắc trong thực tiễn xét xử các tội xâm phạm trật tự an
toàn giao thông đường bộ
Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hiện hành về các tội phạm này những năm gần
đây vẫn còn một số bất cập, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án. Cụ thể là:
2.1.3.1. Xác định nguyên nhân và lỗi trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
2.1.3.2. Vấn đề xử lý đối với các trường hợp xe máy chuyên dùng gây tai nạn hoặc
phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn ở những nơi không thuộc mạng lưới giao thông
đường bộ.
2.1.2.3. Vấn đề xác định thiệt hại (hậu quả) để truy cứu trách nhiệm hình sự trong các vụ
tai nạn giao thông đường bộ.
2.1.3.4. Về tình tiết phạm tội trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc
hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh
khác mà pháp luật cấm sử dụng.
2.1.3.5. Việc xử lý đối với các hành vi giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái

xe điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ
2.1.2.6. Về đường lối xử lý đối với bị cáo trong các vụ án giao thông đường bộ.
2.2. Hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông
đường bộ
Việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến việc truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ một
mặt phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện đồng thời với việc hoàn thiện toàn bộ hệ thống
pháp luật Việt Nam nói chung theo tinh thần Nghị quyết số 48-NQ/TW "Về hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020" ngày 02/6/2003 của Bộ Chính trị.
Đối với các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với các hành vi xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, chúng tôi xin đề xuất sửa
đổi bổ sung một số nội dung cụ thể như sau:
2.2.1. Về Điều 202 Bộ luật hình sự
2.2.2. Về khoản 2 Điều 37 nay là điểm d khoản 1 Điều 39 của Luật Giao thông đường
bộ
2.2.3. Về Điều 205 Bộ luật hình sự
2.2.4. Về Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự
2.2.5. Về các quy định pháp luật khác có liên quan đến việc xử lý các vụ án giao thông
đường bộ.
Ngoài việc hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự an toàn
giao thông đường bộ như đã nêu trên, chúng tôi cho rằng cũng cần tiến hành đồng thời việc
sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật khác có liên quan đến việc xử lý các vụ án giao thông
đường bộ.

Tiểu kết chương 2
Qua nghiên cứu chương 2, tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Tình hình vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ là một vấn đề phức tạp,
nhức nhối trong phạm vi cả nước. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm trật tự an
toàn giao thông thông đường bộ có hiệu quả là điều kiện quan trọng đảm bảo an toàn giao

thông thông suốt, góp phần ổn định và phát triển đời sống kinh tế - xã hội, phục vụ thắng lợi
sự nghiệp đổi mới của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
2. Nguyên nhân và điều kiện chủ yếu của tình hình trên là do người dân chưa nhận thức
đúng và đầy đủ trách nhiệm tuân thủ triệt để pháp luật về giao thông đường bộ. Bên cạnh đó,
kết cấu hạ tầng giao thông còn thiếu đồng bộ, chắp vá; công tác quản lý phương tiện giao
thông đường bộ, người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ còn nhiều sơ hở,
thiếu sót. Đáng chú ý là các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu kiên quyết, chưa nghiêm khắc
trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm trật tự về an toàn giao thông đường bộ.


KẾT LUẬN

Từ những vấn đề đã được nghiên cứu và xây dựng nội dung luận văn thạc sĩ Luật học
"Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam" cho
phép đưa ra một số kết luận chung dưới đây:
1. Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là những hành vi nguy hiểm cho xã
hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách với lỗi vô ý, xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính
mạng, hoặc gây thiệt hại nghiệm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. Trước khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 1985, hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ chưa được quy định là các tội phạm độc lập. Đường lối xử lý đối với các
hành vi phạm tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn được thực hiện theo Bản sơ kết của
Tòa án nhân dân tối cao năm 1968. Năm 1976, Nhà nước mới ban hành một Sắc luật số 03-
SL/76 ngày 15/3/1976, quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi vi phạm luật lệ giao
thông gây tai nạn nghiêm trọng.
2. Trong Bộ luật hình sự hiện hành, các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ
là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại các điều 202, 203, 204 và 205, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách với lỗi vô ý xâm phạm trật tự an
toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho
sức khỏe, tài sản của người khác. Cũng như các tội phạm khác, các tội xâm phạm trật tự an

toàn giao thông đường bộ có bốn yếu tố cấu thành tội phạm là: khách thể, chủ thể, mặt khách
quan và mặt chủ quan. Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm về một trong
các tội quy định tại các điều từ Điều 202 đến Điều 205 Bộ luật hình sự, cần xác định đầy đủ
bốn yếu tố này.
3. Trong những năm qua, mặc dù Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đã nỗ lực cố
gắng và đề ra nhiều giải pháp để kiềm chế giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông,
nhưng tai nạn giao thông vẫn xảy ra ngày một nghiêm trọng ở mức cao, gây nhiều thiệt hại to
lớn về người, tài sản của Nhà nước và của nhân dân và trở thành vấn đề mà xã hội hết sức
bức xúc, trong đó dẫn đầu là các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Trong những năm 2005 -
2009 các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ có xu hướng gia tăng cả về số vụ
và số bị cáo nhất là năm 2007, những năm tiếp theo có giảm nhưng không đáng kể nhưng số
bị cáo lại tăng, trong đó tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ được quy định tại Điều 202" chiếm 65% về số vụ án và 71,2% về số bị cáo xét xử trong
thời gian 5 năm từ năm 2005 đến năm 2009.
4. Thực tiễn xét xử các vụ án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ những năm
gần đây cho thấy mặc dù Bộ luật hình sự quy định nhiều loại hình phạt khác nhau (như: cảnh
cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn) nhưng các Tòa án áp dụng chủ yếu
(khoảng 97,09% số bị cáo trong tổng số các bị cáo bị xét xử) là phạt tù có thời hạn từ 03
tháng đến dưới 15 năm (trong đó gần 1/2 số bị cáo cho hưởng án treo, số còn lại là buộc
người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam một thời hạn nhất định).
Thực tiễn áp dụng các quy định Bộ luật hình sự hiện hành trong quá trình giải quyết các vụ
án xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ những năm qua cho thấy còn một số bất cập,
vướng mắc về các vấn đề cụ thể sau đây:
- Xác định nguyên nhân và lỗi trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ;
- Căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp xe máy chuyên
dùng gây tai nạn hoặc phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn ở những nơi không thuộc
mạng lưới giao thông đường bộ;
- Xác định thiệt hại (hậu quả) do hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ gây ra trong các trường hợp lỗi hỗn hợp, do một phần lỗi của người bị
hại hoặc của người thứ ba; thiệt hại về tài sản của hành khách đi trên phương tiện giao thông

đường bộ (bị hư hỏng, mất mát, thất thoát,… sau khi xảy ra tai nạn);
- Áp dụng tình tiết phạm tội được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 202 "trong khi say rượu
hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác" theo Bộ luật hình sự năm 1999, "trong khi
sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc
dùng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng" theo Bộ luật hình sự năm
2009.
- Xử lý đối với các trường hợp giao phương tiện giao thông đường bộ là ôtô, xe máy cho
người không có giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe điều khiển;
5. Từ những kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra những giải pháp chung, giải pháp trong
thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về các tội xâm phạm trật tự an
toàn giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt Nam; có ý nghĩa xã hội - pháp lý rất quan
trọng để phục vụ công cuộc đấu tranh và phồng chống tội phạm nói chung, cải tạo giáo dục
người phạm tội nói riêng.
6. Để khắc phục những bất cập, vướng mắc nêu trên, việc hoàn thiện các quy định pháp
luật hiện hành về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ là nhu cầu cấp thiết
hiện nay xuất phát từ yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta theo tinh thần Nghị quyết số 49-
NQ/TW của Bộ Chính trị. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật này cần được tiến hành
đồng bộ cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta nói chung.
Đối với các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc xử lý các vụ án xâm phạm
trật tự an toàn giao thông đường bộ, chúng tôi xin đề xuất một số sửa đổi bổ sung cụ thể như
sau:
a) Quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự hiện hành cần sửa đổi bổ sung như sau:
"Điều 202. Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ gây thiệt hại…, thì….
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười
năm:
a)…..
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá 50miligam/100mililít máu hoặc 0,25miligam/ 01lít khí thở hoặc có sử dụng các chất

kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
...".
b) Quy định tại điểm d khoản 1 Điều 39 của Luật Giao thông đường bộ về mạng lưới
đường bộ cũng cần được sửa đổi bổ sung như sau: "d) Đường xã là đường lối trung tâm hành
chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản, các đường và khu đất thuộc xã và đơn vị tương
đương hoặc nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của xã".
c) Quy định Điều 205 Bộ luật hình sự cần được sửa đổi bổ sung theo hướng tách thành
hai điều luật quy định về hai tội độc lập và nội dung quy định tại khoản 1 của hai điều luật
này sẽ như sau:
"Điều 205a. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương giao thông
đường bộ
1. Người nào điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương giao thông đường
bộ gây thiệt hại…, thì…";
"Điều 205b. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương giao thông đường
bộ
1. Người nào giao cho người không có năng lực hoặc bị hạn chế năng lực hành vi điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại…, thì…"
d) Mục 4 Phần I của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao cần được sửa đổi, bổ sung nội dung hướng dẫn theo hướng xác
định "thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản
của người khác" không bao gồm các thiệt hại sau:
- Thiệt hại mà mỗi bên phải chịu trong trường hợp cả hai bên đều có lỗi (lỗi hỗn hợp) và
gây thiệt hại cho nhau;
- Thiệt hại về tài sản mà người lái xe ôtô thuê gây ra cho chủ phương tiện;
- Thiệt hại về tài sản của hành khách đi trên phương tiện giao thông đường bộ bị hư hỏng,
mất mát, thất thoát sau khi tai nạn xảy ra.
7. Trong quá trình nghiên cứu và có được số liệu thống kê thực tế xét xử ở cấp sơ thẩm
nói chung và các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng với số liệu trên
toàn quốc từ năm 2005 - 2009 để hoàn thiện luận văn này, bản thân tôi được sự chỉ bảo của các

nhà khoa học, các thầy, các cô của Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Đại học luật
Hà Nội, đồng thời được Tòa án nhân dân tối cao tạo mọi điều kiện để lấy số liệu thống kê,
bản thân tôi cũng đã đọc nhiều sách, báo, tài liệu... của nhiều tác giả có nội dung liên quan
đến nội dung luận văn. Vì vậy tôi xin chân thành ghi nhận và cảm ơn các cơ quan, cá nhân đã
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.



References
1. Ban biên tập Tạp chí Tòa án nhân dân (2007), "Về bài Đào Văn Hùng có phạm tội hay
không?", Tòa án nhân dân, (17).
2. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm) (2007), Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
3. Mai Bộ và Phạm Văn Duyên (2002), Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ
luật hình sự, Nxb Thống kê, Hà Nội.
4. Chính phủ (2007), Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6 về một số giải pháp cấp
bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 22/4 của Bộ Chính trị về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông,
Hà Nội.
6. Huỳnh Quốc Hùng (2007), "Một số vấn đề về định tội và định khung tăng nặng trong các
vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ", Tòa án nhân
dân, (5).
7. Lê Văn Luật (2007), "Nguyên tắc lỗi trong các vụ án "vi phạm quy định điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ"", Tòa án nhân dân, (6).
8. "Kết luận của Ban Bí thư về tình hình trật tự, an toàn giao thông" (2007), Báo Nhân dân,
ngày 07/9.
9. "Luật hình sự của một số nước trên thế giới" (1998), Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên
đề).
10. Nguyễn Quốc Nhật và Hoàng Đình Ban (2002), Tìm hiểu Luật giao thông đường bộ Việt

Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
11. Nguyễn Quốc Nhật và Hoàng Đình Ban (2003), Tìm hiểu luật các tội xâm phạm lĩnh vực
trật tự an toàn giao thông đường bộ trong Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb Giao thông
vận tải, Hà Nội.
12. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
13. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
14. Quốc hội (2001), Luật Giao thông đường bộ, Hà Nội.
15. Quốc hội (2008), Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội
16. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
17. Tai nạn giao thông, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (1997), Nxb Giao thông vận tải,
Hà Nội.
18. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập I, Hà Nội.
19. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập II, Hà Nội.
20. Tòa án nhân dân tối cao (1998), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành
chính và tố tụng, Hà Nội.
21. Tòa án nhân dân tối cao (2005) Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành
chính và tố tụng, Hà Nội.
22. Tòa án nhân dân tối cao (2005 - 2009), Số liệu thống kê các vụ án hình sự xét xử các
năm 2005-2009, Hà Nội.
23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
24. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập 2, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
25. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (2005-2010), Báo cáo tổng kết về tai nạn giao
thông từ năm 2005 đến 2010, Hà Nội.
26. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh thi hành án phạt tù, Hà Nội.
27. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.
28. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2008), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ
sung), Hà Nội.
29. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh thi hành án phạt tù (sửa đổi, bổ sung),

Hà Nội.
TRANG WEB
30. http//www.vietnamnet.vn.
31. http//www.vnmedina.vn
32. http//www.vnexpress.net
33. http//www.tuoitre.com.vn




×