Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.72 KB, 2 trang )

Trường THCS Long Toàn
       Nhóm Ngữ văn 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6
Năm học : 2018 – 2019
I. Giới hạn ôn tập: 
­Truyện cổ dân gian ( truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn), cụ thể các truyện dưới đây: 
TT
1

Thể loại

Tên truyện
Thánh Gióng

2

Truyền thuyết

Sơn Tinh Thủy 
Tinh

Thạch Sanh

3
4

Cổ tích

Em bé thông 
minh


Ếch ngồi đáy 
giếng

5
Ngụ ngôn
6

Thầy bói xem 
voi

Ý nghĩa truyện
Truyện ca ngợi hình tượng người anh hùng tiêu biểu cho sự  trỗi dậy của  
truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường bất khuất  
của nhân dân ta.
Truyện:
­ Giải thích hiện tượng mưa gió, lũ lụt xảy ra hằng năm trên đất nước ta.
­ Thể  hiện sức mạnh,  ước mơ  chế  ngự  thiên tai, bảo vệ  cuộc sống của  
người Việt cổ.
­ Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
Truyện thể  hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự  chiến thắng của cái 
thiện, cái chính nghĩa và tư tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của  nhân dân ta.
Truyện:
­ Đề cao trí khôn dân gian và kinh nghiệm đời sống.
­ Tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên…
Truyện:
­ Ngụ  ý phê phán những kẻ  hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, kiêu 
căng.
­ Khuyên nhủ  người  ta phải cố  gắng mở  rộng tầm hiểu biết của mình, 
không chủ quan, kiêu ngạo…
Truyện khuyên nhủ  con người khi tìm hiểu về  một sự  vật, sự việc nào đó  

phải xem xét chúng một cách toàn diện.

II. Định hướng một số nội dung ôn tâp: 
1. Nắm được tên truyện, ý nghĩa của từng truyện.
2. Nắm được khái niệm từng thể loại  truyện: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn?
3. Xác định nhân vật chính trong các truyện: Thánh Gióng, Thạch Sanh, Em bé thông minh
và nêu phẩm chất, tính cách của nhân vật đó?
4.  Hiểu được nội dung, ý nghĩa sự việc, đặc điểm nhân vật qua các chi tiết, đoạn truyện cụ 
thể.
5. Nhớ, kể lại được các sự việc chính trong các truyện đã học?
6. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo có trong các truyện: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, 
Thạch Sanh?.
7. Một số bài tập cụ thể: 
7.1. Chỉ ra một vài đặc điểm để khẳng định:
+ Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng là truyện truyền thuyết.
+ Truyện Thạch Sanh , Em bé thông minh là truyện cổ tích.
7.2. Nêu ý nghĩa truyện, ý nghĩa hình tượng nhân vật Sơn Tinh/ Thủy Tinh / Thánh Gióng / 
Thạch Sanh...
7.3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :


Trường THCS Long Toàn
       Nhóm Ngữ văn 6

“…Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ  
giả  đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến  
thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông  
ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngụa.  
Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh hết lớp  
này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh  

đường quật vào lũ giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ  
đuổi đến chân núi Sóc. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt  
bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời..
    Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
    Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng  
tư, làng mở hội to lắm.”
a. Đoạn trích kể về sự việc gì ? Em thấy nhân vật là người như thế nào ?
b. Ý nghĩa của chi tiết kì ảo được in đậm trong đoạn văn.
c. Qua đoạn trích em thấy người kể thể hiện thái độ và tình cảm gì đối với vị anh hùng 
làng Gióng ? Những chi tiết thể hiện thái độ và tình cảm đó ?
d. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong đoạn trích  
trên.
* Lưu ý: Trên đây là những ví dụ  về  ra đề  để  định hướng ôn tập, đề  có thể  ra  
câu hỏi khác có nội dung tương tự.
                                                                  H ẾT



×