Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NGỮ VẮN 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.34 KB, 2 trang )

Trường THPT Trần Văn Thời ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2010 – 2011)
Tổ Ngữ Văn MÔN: Ngữ Văn 11
I.LƯU Ý CHUNG.
1. Chương trình ôn tập từ tuần 1 đến hết tuần 15 theo PPCT.
2. Đề thi HKI gồm 2 phần: Trắc nghiệm (3 điểm) và Tự luận (7 điểm).
3.Phần trắc nghiệm có ở tất cả các bài học (trừ đọc thêm và bài học làm văn).
4.Phần tự luận ôn theo bài hoặc ôn theo câu hỏi ôn tập (sau).
5. Câu hỏi tự luận thuộc nghị luận văn học (kiểu bài phân tích tác phẩm).
II. CÂU HỎI ÔN TẬP:
1.Phân tích những chi tiết trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích TKKS – Lê Hữu Trác) có tác dụng làm nổi
bật giá trị hiện thực của tác phẩm. Những nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác trong đoạn trích.
2.Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương. Giá trị nhân đạo ở bài thơ.
3.Phân tích bức tranh mùa thu và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn
Khuyến.
4. Hình ảnh bà Tú và tình cảm của ông Tú trong bài thơ “Thương vợ”.
5.Vì sao nói cách sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” là thể hiện bản lĩnh
cá nhân trong cuộc sống.
6.Ý nghĩ tượng trưng của hình ảnh bãi cát và hình ảnh người đi trên cát. Thái độ, tâm trạng của Cao Bá Quát trước
hình ảnh đó.
7. Đoạn trích “Lẽ ghét thương” (Trích “Lục Vân Tiên”) thể hiện tư tưởng gì của Đồ Chiểu? Nhận xét về phong cách
Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích.
8.Phân tích hình ảnh người nông dân – nghĩa sĩ khi xung trận trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn
Đình Chiểu (tập trung vào phần Thích thực).
Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế này chủ yếu do những yếu tố nào?
9.Tư tưởng của vua Quang Trung trong “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm. Phân tích nghệ thuật thuyết phục đặc
sắc ở bài chiếu này.
10.Phân tích bức tranh đời sống phố huyện và tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam trong truyện “Hai đứa trẻ”.
11. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Nghệ thuật
đặc sắc của truyện ngắn này (chú ý ở tình huống truyện, bút pháp khắc họa nhân vật, ngôn ngữ,…).
12. Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua chương trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Trích “Số đỏ”).
13. Phân tích bi kịch của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên để làm nổi bật tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam


Cao.

×