Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.39 KB, 10 trang )

Câu 1: Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng 8/1945?  
Nguyên nhân nào mang tính quyết định? Vì sao?
 Ý nghĩa lịch sử:
a) Đối với dân tộc: 
­ Cách mạng tháng 8/1945 đã phá tan hai xiềng áp bức của Pháp và Nhật, lật  
nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm­
­  Đưa Việt Nam từ nước thuộc địa trở thành nước độc lập dưới chế độ  dân 
chủ cộng hòa,đưa dân ta từ thân phận nô lệ thành người dân độc lập, tự do, 
làm chủ nước nhà.
­ Cách mạng tháng 8 thành công mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc ta –  
Kỉ nguyên độc lập và tự do 
b) Đối với thế giới: 
­ Thắng lợi của cách mạng tháng 8 là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới  
của một dân tộc nhược tiểu đã tựu giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân
­ Cổ  vũ mạnh mẽ  tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và 
nửa thuộc địa trên thế giới.
  Nguyên nhân thành công:
a) Nguyên nhân chủ quan: 
­ Truyền thống yêu nước sâu sắc, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất  
của dân tộc
­ Chuẩn bị  chu đáo toàn diện: có khối liên minh công nông vững chắc, tập  
hợp được mọi lực lưỡng yêu nước, kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với 
đấu tranh trính trị,…
­ Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông dương đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí 
Minh với đường lối đúng đắn và sáng tạo.
b) Nguyên nhân khách quan:
­ Hoàn cảnh quốc tế vô cùng có lợi cho ta tạo nên thời cơ ngàn năm có một.  
để dân ta vùng dậy giành độc lập: Chiến tranh thế giới thứ 2 đi đến hồi kết  
thúc, Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức­ 
Nhật 
    Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân mang tính quyết định vì: Nhân dân sẵn 


sàng, anh dũng đứng dậy đấu tranh. Đảng ta sáng suốt, tài tình nhận định đúng thời  
cơ. 
Câu 2  Tại sao ta mở  chiến dịch Điện Biên Phủ? Chiến dịch Điện Biên Phủ  
diễn ra như thế nào?
      *  Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ là vì:
­ Kế hoach NaVa đã bị phá sản, Pháp quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm  
mạnh ở  Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành một pháo đài “ Bất khả 
xâm phạm”  ở  vừng núi Tây Bắc. Và biến Điện Biên Phủ thành trung tâm 
điểm của kế hoạch NaVa. Do đó muốn kết thúc chiến tranh ta phải tiêu diệt 
tập đoàn cứ điếm Điện Biên Phủ
­ Ngày 6/12/1953 TW Đảng họp mà nhận định: Điện Biên Phủ Là tập đoàn 
cứ điểm mạnh nhưng thế yếu của địch ở Điện Biên Phủ là dễ bị cô lập, chỉ 
tiếp tế bằng đường không.
­ Quân ta đã trưởng thành và có kinh nghiệm có thể đánh địch ở tập đoàn cứ 
điểm


Hậu phương của ta đã vững mạnh, có thể khắc phục những khó khăn đảm  
bảo chi viện cho chiến trường.
Trên cơ  sở phân tích tình hình TW Đảng quyết định mở  chiến dịch Điện Biên 
Phủ, biến Điện Biên Phủ thành điểm quyết định chiến lược giữa ta và địch.
    Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ:qua 3 đợt:
­ Đợt 1: ( Từ ngày 13 đến ngày 17/3/1954 ):Ta tấn công vào căn cứ Him Lam  
và toàn bộ phân khu phía Bắc 
­ Đợt 2 ( từ 30/3 dến 26/4/1954): Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ  phía đông  
phân khu trung tâm
­ Đợt 3 ( Từ  ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954 ): Quân ta đồng loạt tấn công vào  
phâ khu trung tâm và phân khu nam, chiều ngày 7/5 ta đánh vào sở  chỉ  huy  
địch. Đến 17 giờ  30 phút ngày 7/5/1954 lá cờ  “ Quyết chiến, quyết thắng”  
bay trên nóc hầm ĐờCa­xtơ­ri, tướng Đờ Ca­ xtơ­ ri cùng toàn bộ Ban tham  

mưu của địch ra đầu hàng. Chiến dịch ĐBP toàn thắng,.
 Kết quả: Sau 56 ngày đêm liên tục chiến đấu quân ta tiêu diệt và bặt sống toàn  
bộ  quân địch  ở tập đoàn cứ  điểm  Điện Biên Phủ 16.200 tên,  hạ 62 máy bay, thu 
toàn bộ vũ khí, cơ sở vật chất kỹ thuật. Đập tan kế  hoạch NaVa và mọi mưu đồ 
của Đế quốc Pháp ­ Mỹ.
      Ý nghĩa cử  chiến dịch Điện Biên Phủ: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh 
bại hoàn toàn kế hoạch NaVa của Pháp và Mỹ, xoay chuyển cục diện chién tranh,  
tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta. Buộc Pháp, Mỹ phải ký  
hiệp định Giơ Ne Vơ.
Câu 3)Nội dung cơ  bản của hiệp định Giơ­Ne­Vơ? Ý nghĩa lịch sử  của hiệp  
định? 
Nội dung của hiệp định:
­ Các nước tham dự  hội nghị  cam  kết tôn trọng các quyền  dân tộc cơ  bản 
của 3 nước đông dương là độc lập, thống nhất  và toàn vẹn lãnh thổ.
­ Hai bên tham chiến ( lực lượng kháng chiến  ở  đông dương và quân xâm 
lược Pháp) cùng ngừng bắn và lập lại hòa bình trên toàn đông dương.
­ Thực hiện các cuộc di chuyển, tập kết  ở  hai vùng:   Quân đội cách mạng 
Việt Nam và quân đội Pháp tập kết ở hai miền Bắc, Nam lấy vĩ tuyến 17 ở 
Quảng Trị làm giới tuyến quân sự  tạm thời. 
­ Việt Nam tiến tới thống nhật bằng cuộc tổng tuyển cử  tự  do trong cả 
nước, tổ chức vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của ủy ban Quốc tế.
      Ý nghĩa của hiệp định Giơ Ne vơ:
­ Hiệp định GiơNeVơ  cùng với chiến thắng  Điện Biên Phủ  đã chấm dứt 
cuộc chiến tranh xâm lược VN và đông dương của Thực dân Pháp và bọn 
can thiệp Mỹ. 
­ Pháp buộc phải rút hết quân đội về  nước, âm mưu của Mỹ  muốn kéo dài, 
mở rộng chiến tranh xâm lược đông dương bị thất bại.
­ Mièn Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng  
XHCN.
Câu 4) Trình bày ý nghĩa lịch sử  và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng  

chiến chống Pháp?
     Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp:
a/ Đối với dân tộc:
­


  ­  Chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp.
  ­  MB hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo cơ 
sở để giải phóng MN thống nhất đất nước.
b. Đối với thế giới: 
­ Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa Đế 
quốc sau CTTG thứ 2, góp phần làm tan dã hệ thống thuộc địa của chúng.
­ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
      Nguyên nhân thắng lợi:
­ Sự  lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ  Tịch Hồ  Chí Minh với  
đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
­ Có hệ  thống chính quyền dân chủ  nhân dân trong cả  nước; mặt trận củng  
cố , mở rộng; lực lượng vũ trang ba thứ quân được xây dựng, không ngừng  
lớn mạnh; hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
­ Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông dương. Sự  ủng  
hộ  và giúp đỡ  của các nước bè bạn như  Trung quốc, Liên Xô và các nước  
dân chủ  nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ  trên thế 
giới. 
Câu 5)Tại sao lại khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ  đã quyết định việc  
chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông dương?
      Tại vì:
­ Pháp, Mỹ  đưa ra kế  hoạch NaVa nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh  
trong vòng 18 tháng giành thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh. Để 
thực hiện kế hoạch NaVa Mỹ đã tăng viện trợ  cho Pháp, Pháp điều quân từ 
Đồng bằng Bắc bộ lên 12 tiểu đoàn, thúc ngụy quân bắt thêm binh lính.

­ Cuộc tấn công chiến lược đông xuân 1953 – 1954 của ta buộc địch phải  
phân tán lực lượng để đối phó. Kế họạch NaVa bước đầu bị phá sản. Buộc  
Pháp, Mỹ  tập trunh xây dựng ĐBP thành một đoàn cứ  điểm mạnh nhất 
Đông dương. – “Một pháo đại bất khả  xâm phạm” chấp nhận cuộc chiến  
đấu với ta ở đây.
­ Ta quyết định mở chiến dịch ĐBP nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng 
Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Lào. Sau 56 ngày đêm chiến đấu 
quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
­ Chiến thắng ĐBP đã đập tan kế  hoạch NaVa của Pháp, Mỹ  tạo điệu kiện 
cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi.
­ Chiến thắng ĐBP đã góp phần làm tan dã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa  
đế quốc, tác động mạnh mẽ  đến tình hình chính trị  thế giới, cổ vũ các dân  
tộc thuộc địa đấu tranh tự  giải phóng. Chiến thắng ĐBP góp phần quyết 
định việc ký hiệp định GiơNevơ năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Đông 
dương. 
Các nước tham dự  hội nghị  công nhận độc lập chủ  quyền của ba nước Đông  
dương, Pháp buộc phải rút quân về  nước, Mỹ  bị  thất bại trong âm mưu kéo dài,  
mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh ở Đông dương. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải 
phóng  chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa./. 
Câu 6:  Trình bày ý nghĩa lịch sử  và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng  
chiến chống Pháp?
       Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp:
a/ Đối với dân tộc:


  ­  Chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp.
   ­  Miền Bắc hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, 
tạo cơ sở để giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
b. Đối với thế giới: 
­ Giáng một đòn nặng nề vàp tham vọng xam lược, nô dịch của chủ nghĩa Đế 

quốc. Góp phần làm tan dã hệ thống thuộc dịa của chúng.
­ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
      Nguyên nhân thắng lợi:
­ Sự  lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ  Tịch Hồ  Chí Minh với đường lối 
chính trị, quân sự kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
­ Có hệ thống chính quyền, mặt trận, lực lượng vũ trang ba thứ quân, không  
ngừng lớn mạnh, hậu phương vững chắc.
­ Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông dương. Sự   ủng  
hộ  của các nước bè bạn như  Trung quốc, Liên Xô các nước dân chủ  nhân  
dân, nhân dân Pháp và loài người tiến bộ trên thế giới. 

Câu 7) Chiến lược “ chiến tranh cục bộ” ( 1965 – 1968) và chiến lược “ Việt  
Nam hóa chiến tranh” ( 1969 – 1973) có điểm gì giống và khác nhau?
     Giống nhau: 
­ Đều là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, biến Miền Nam thành  
thuộc địa kiểu mới của chúng.
­ Đều tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
     Khác nhau:
Chiến lược chiến tranh cục bộ
Chiến   lược   Việt  Nam  hóa  chiến 
tranh
­
­
­

Tiến   hành   bằng   quân   đội 
Mỹ,quân đồng minh và quân đội 
tay sai.
Tiến   hành   ở   miền   Nam,   mở 
rộng   ra   miền   Bắc   bằng   chiến  

tranh phá hoại.
Quân   đội   Mỹ     vừa   trực   tiếp 
chiến tranh, vừa làm cố vấn.

­

­

­

Tiến hành bằng quân đội tay 
sai là chủ  yếu, quân Mỹ  cố 
vấn, phối hợp bằng hỏa lực  
và không quân
Tiến hành  ở  miền Nam, mở 
rộng ra miền Bắc bằng chiến 
tranh phá hoại, đồng thời còn 
tiến hành xâm lược Căm Pu 
Chia và Lào, mở  rộng chiến 
tranh sang cả Đông dương.
Mỹ  vừa làm cố  vấn chỉ  huy, 
vừa phối hợp chiến tranh.

 
Câu 8: So sánh chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến lược “chiến tranh 
đặc 
biệt” của Mỹ?
    Giống nhau: Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của mỹ, biến miền 
Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của mỹ



    Khác nhau:
Chiến tranh đặc biệt 1961­1965
­ Tiến hành bằng quân đội tay 
sai, do cố vấn Mỹ chỉ huy  ; vũ 
khí ;trang bị kỹ thuật , phương 
tiện của  Mỹ 
.­ Âm mưu cơ bản “Dùng người 
Việt đánh người Việt” 
.­ Tiến hành chỉ ở miền Nam  VN 

 ­Quy mô  nhỏ hơn .

Chiến tranh cục bộ 1965­1968
 ­ Tiến hành bằng quân  Mỹ,Đồng 
Minh,Sài gòn  . Quân Mỹ giữ vai trò 
quan trọng 
.­ Để rõ bộ mặt  xâm lược trắng 
trợn 
­ Tiến hành ở miền Nam  bằng các 
cuộc hành quân tìm diệt và bình 
định ,mở rộng Chiến tranh phá hoại 
ở miền Bắc .
­ Qui mô :lớn và  ác liệt hơn nhiều

 Câu  9)  Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 :Diễn biến,  ý  
nghĩa lịch sử và nhữg hạn chế
    Diễn biến:  
­ Vào đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1/ 1968 ( Đêm giao thừa tết Mậu Thân)  
quân và dân Miền Nam đồng loạt tấn công và nổi dậy hầu khắp các đô thị 

và nhiều vùng nông thôn quan trọng trên khắp miền nam ( 37/44 Tỉnh, 4/6  
Đô Thị lớn). 
­ Tại Sài Gòn quân giải phóng tấn công ở các vị trí đầu não của địch như Tòa  
Đại sứ, Dinh độc lập, Bộ tổng tham mưu của quân đội Sài gòn.
­ Sau 2 đợt tấn công ta gặp nhiều khó khăn, tổn thất khá nhiều do chủ quan, 
nóng vội.
   Ý nghĩa lịch sử: Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ, buộc Mỹ phải “ Phi  
Mỹ  hóa” chiến tranh xâm lược chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại  
miền Bắc,  buộc phải quay lại bàn đàm phán tại Pa Ri để  bàn về  chấm dứt chiến  
tranh xâm lược Việt Nam.
     Hạn chế:
­ Do ta chủ quan, đánh giá cao lực lượng của mình. 
­ Do tư  tưởng  nóng vội muốn  giành thắng lợi  lớn,   kết thúc chiến tranh 
nhanh.
­ Chỉ đạo thiếu chủ động, không kịp thời điều chỉnh kế hoạch rút khỏi thành 
phố về giữ vững vùng nông thôn để bảo toàn và củng cố lực lượng.
Câu 10)  Cuộc tổng tấn công chiến lược năm 1972: Hoàn cảnh lịch sử, diễn  
biến, kết quả và ý nghĩa?
       Hoàn cảnh lịch sử:
­ Bước   vào   năm   1972,   ta   giành   được   nhiều   thắng   lợi   trong   những   năm  
1969,1970,1971 về  quân sự, chính trị, cách mạng miền Nam có nhiều điều 
kiện và thời cơ  thuận lợi cho cuộc tấn công chiến lược mới trong năm 
1971.
­ Ngày 30/3/1972 lợi dụng lúc địch sơ  hở  phán đoán sai thời gian, qui mô và 
hướng tiến công của ra. Vì vậy quân ta bắt đầu tấn công chiến lược theo 
đúng kế hoạch của quân ủy Trung ương đề ra.
       Diễn biến:


Ngày 30/3/1972 quân ta bắt đầu tấn công đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng  

Trị  làm hướng tấn công chủ  yếu rồi phát triển rộng khắp chiến trường 
Miền Nam trong năm 1972.
­ Quân ta tấn công với cường độ  nhanh, qui mô lớn tren khắp các địa bàn 
chiến lược quan trọng. Trong một thời gian ngắn quân ta đã chọc thủng ba  
phòng tuýen quan trọng của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam 
Bộ.Tiêu diệt 20 vạn tên, giải phóng vùng đất đai rộng lớn và đông dân.
       Kết nquả và Ý nghĩa lịch sử:
­ Sau 3 tháng, đến tháng 6/1072,  Loại khỏi vòng chiến đấu 20 vạn tên, giải  
phóng vùng đất đai rộng lớn ở Quảng Trị.
­ Cuộc tấn công chiến lược năm 1972 đã mở  ra bước ngoặt lớn cho cuộc  
kháng chiến chống Mỹ  cứu nước, giáng một đòn mạnh vào quân đội Sài 
gònvà quốc sách “ Bình định” của chiến lược  “VN hóa chiến tranh”, buộc  
Mỹ  phải tuyên bố  “ Mỹ  hóa” trở  lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự 
thất bại của chiến lược “ VN hóa chiến tranh”.
Câu 11)    Hội nhị Pa Ri: Diễn biến, nội dung và ý nghĩa lịch sử?
   Diễn biến hội nghị Pa Ri:
­ Hội nghị  họp chính thức ngày 13/5/1968 giữa hai bên: Đại diện chính phủ 
nước VN dân chủ cộng hòa và đại diện chính pủ Hoa Kỳ. Ta đề nghị cuộc  
họp phải có đủ bốn bên, hai phía đó là: Chính phủ  nước VN dân chủ  cộng  
hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng MN Việt Nam, Chính phủ  Hoa Kỹ  và  
Chính quyền Sài gòn.
­ Ngày 25/1/1969 cuộc họp tiếp diễn gồm có đủ  bốn bên, hai phía. Nhưng 
quan điểm của bốn bên trái ngược nhau, mâu thuẫn gay gắt làm cho cuộc  
họp căng thẳng, kéo dài.
+ Lập trường quan điểm của phía Việt Nam là: Mỹ  phải rút hết quân và 
đồng minh ra khỏi miền Nam việt Nam. Phải tôn trọng các quyền dân tộc 
cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam.
+ Về phía Mỹ: Đòi quân đội miền Bắc cũng phải rút hết quân ra khỏi miền  
Nam. Từ chối việc ký vào bản dự thảo hiệp định do phía Niệt Nam đưa ra.  
Bí   mật   mở   cuộc   tập   kích   chiến   lược   bằng   B52   ra   miền   Bắc   (   tháng 

10/1972). Bắn phá ác liệt ở Hà Nội và Hải Phòng 12 ngày đêm ( từ 18 đến  
29/12/1972) với ý đồ buộc Việt Nam phải ký vào bản dự thỏa hiệp định do  
Mỹ đưa ra.
­ Kết quả: Mỹ  bị  thất bại, phái đối đầu mới một “  Điện Biên Phủ  Trên 
không” nên buộc phải trở lại bàn đàm phán và ký vào bản dự thảo hiệp định 
Pa ri do ta đưa ra trước đó.
­  Hiệp định Pa ri ký ngày 27­1­1973 
      Nội dung hiệp định :
+ Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập , chủ quyền thống nhất và toàn 
vẹn lãnh thổ của Việt Nam .
+  Hai bên  ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt
+  Hoa Kỳ  và Đồng Minh rút hết quân,phá  hết  các căn cứ quân sự Mỹ .
+ Cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam
+ Nhân dân miền Nam  tự quyết định tương lai chính trị  của họ thộng qua tổng 
tuyển cử tự do 
­


+ Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam 
và Đông Dương
    ý nghĩa lịch sử:
+ Là kết quả  cuộc đấu tranh  kiên cường , bất khuất của quân  và  dân ta .
+ Mở ra một bước ngoặt mới của kháng chiến chống Mỹ cứu nước .
+ Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng , tạo thời cơ thuận lợi để nhân  dân ta tiến lên  
giải phóng miền Nam .
Câu 12) Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 diễn ra như thế nào? 
       Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 phát triển qua ba chiến 
dịch lớn:
­ Chiến dịch Tây Nguyên: bắt đầu từ ngày  (4/3 đến 24/3/1975 ).
­ Chiến dịch Huế ­ Đà nẵng: bắt đầu từ ngày ( 21/3 đến 29/3/1975).

­ Chiến dịch Hồ Chí Minh: bắt đầu từ ngày ( 26/4 đến 30/4/1975)
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử diễn ra từ  9­4 đến 2­5­1975 :
­ Ta chọc thủng phòng tuyến Phan Rang 16­4, Xuân Lộc 21­4.
­ Ngày 18­4 TổngThống Mỹ ra lệnh  di tản hết người Mỹ ra khỏi ra khỏi Sai Gòn .
­ Ngày 21­4  ta phá vỡ “ lá chắn”Xuân Lộc , Tổng thống Nguyễn văn Thiệu từ 
chức.
­ 17 giờ ngày 26­4­1975  chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu , 5 cánh quân đồng loạt 
tiến vào  Sai gon  đánh chiếm các cơ quan đầu  não của địch .
­Lúc 11 giờ 30 ngày 30­4  ta chiếm Dinh Độc Lập , Sai Gòn  được giải phóng
­ 2­5­1975 giải phóng  hoàn toàn miền Nam 
 Ý Nghĩa :
­Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch  sử toàn thắng , đã tạo điều kiện thuận lợi cho ta 
giải phóng các tỉnh còn lại ở Nam  bộ .
Câu 13)Ý nghĩa lịch sử , nguyên nhân thắng lợi  của cuộc kháng chiến chống 
Mỹ cứu nước(1954­1975)
Ý nghĩa :
­ Là  thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử  giữ nước và dựng nước của dân tộc .
­ Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ .
­ Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc .
­ Mở ra kỷ nguyên  mới  độc lập thống nhất , đi lên chủ nghĩa xã hội .
­ Là thất bại nặng nề  nhất, đã tác động mạnh đếnnội tình nước Mỹ .
­ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới .
 Nguyên  nhân thắng lợi :
­Sự lãnh đạo  sáng suốt  của Đảng và Hồ Chủ Tịch .
­Đường lối chính trị ,quân sự , phương pháp cách mạng đúng đắn , sáng tạo, độc 
lập và tự chủ của Đảng ta .
­ Truyền thống yêu nước  ,sức mạnh  đoàn kết  chiến  đấu của   dân tộc .
­ Có hậu phương miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa .
­ Tình đòan kết chiến đấu giữa ba nước Đông  Dương .
­ Sự ủng hộ giúp đỡ  của Liên Xô , các nước Xã Hội Chủ Nghĩa  anh em.

Câu 14:  Hoàn thành thống nhất đất nước về  mặt nhà nước diễn ra trong 
hoàn cảnh nào? Được tiến hành như thế nào?
  Hoàn cảnh lịch sử: Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứư nước thắng lợi,  
nước ta đã thống  nhất về  mặt lãnh thổ, song  ở  mỗi miền  tồn tại hình thức tổ 


chức nhà nước khác nhau. Nhân dân hai miềnc ó nguyện vọng đất nước phải 
được thống nhất về mặt nhà nước.
 Tiến hành :
­ Tháng 9/1975: Hội nghi BCH TW Đảng lần thứ  24 họp đề  ra nhiệm vụ 
hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
­ Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975: Hội nghi hiệp thương chính trị thống nhất 
đất nước về mặt nhà nược họp tại Sài gòn, hội nghị hòan toàn nhất trí với 
chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước của Đảng.
­ Ngày 25/4/1976 Tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa VI được tiến hành trong  
cả nước.
­ Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976 Quốc hội họp phiên thứ nhất bầu các cơ quan và  
thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
Tại kỳ họp thứ nhất của quốc hội khóa VI đã quyết định:
­ Quốc  hội thông  qua chính  sách   đối nội,   đối  ngoại  của nước  Việt Nam 
thống nhất, quyết định chuyển hướng cách mạng Việt Nam sang giai đoạn 
cách mạng XHCN.
­ Quyết định đổi tên nước là Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kể 
từ ngày 2/7/1976. Quýêt định Quốc Kỳ, Quốc ca, Quốc huy. Quyết định thủ 
đô nước CHXHCN Việt Nam là  Hà Nội. Thành phố Gài gòn­ Gia định đổi  
tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
­ Bầu các cơ quan và các chức lãnh đạo cao cấp của nhà nước: Chủ tịch, Phó  
chủ tịch, Chủ tịch Quốc hội…..
­ Ở  Điạ  phương tổ  chức thành ba cấp chính quyền: Cấp Tỉnh­ Thành phố 
trực thuộc TW; Cấp Huyện­ Thị xã; Cấp xã ­ Thị trấn.

­ Quốc hội bầu  Ủy ban dự  thảo hiến pháp và quyết định khi chưa có hiến  
pháp mới thì nước CHXHCN Việt Nam tổ  chức các hoạt động dựa trên cơ 
sở hiến pháp 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hiến pháp nước 
CHXHCN   Việt   Nam   chính   thức   được   quốc   hội   thông   qua   vào   ngày  
18/12/1980. Đay là hiến pháp đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH.
Câu 15)Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội tư (1986­2000)
 Đường lối đổi mới:  Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( 12/1986 ) Đường  
lối đổi mới của Đảng được đề ra, được điều  chỉnh, bổ sung và phát triển qua các 
kỳ đại hội lần thứ VII ( 6/1991), Lần VIII ( 6/1996), lần IX ( 4/2001). 
­ Đổi mới đất nước đi lên CNXH không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà  
làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bắng các biện pháp bước  
đi thích hợp.
­ Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ  từ  kinh tế, chính trị  đến tổ  chức tư 
tưởng văn hóa. Đổi mới kinh tế  gắn liền với đổi mới chính trị, trọng tâm 
đổi mới về kinh tế.
 Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới 1986­2000
   Nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển 
dịch tích cực:
­Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 7%. Công nghiệp tăng bình quân 
13,5%, nông nghiệp tăng 5,7%...
­Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa.
­Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển: xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD, nhập khẩu đạt 


61 tỉ USD, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt khoảng 10 tỉ USD (tăng 1,5 
lần so với 5 năm trước). Đặc biệt, đến năm 2000, Việt Nam đã có 40 dự án đầu tư 
ra nước ngoài.
­Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực. Giáo dục và đào tạo có 
bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật 

chất.
Các lĩnh vực văn hóa – xã hội phát triển đáng kể.
­Tình hình chính trị ­ xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, 
quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng.
Những thành tựu và ưu điểm trong 5 năm (1996 ­ 2000) nói riêng và 15 năm đổi 
mới nói chung đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, 
củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và 
uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Câu 16: Xây dựng đất nước đấu tranh bảo vệ tổ quốc 1975­1985
Việt Nam trong 10 năm đi lên CNXH 1976­1985
­Tiếp tục xây dựng CNXH theo đường lối Đại hội IV. Có điều chỉnh, bổ sung, cụ 
thể hóa cho từng chặng đường.
+ Xác định quá độ tiến lên CNXH trải qua nhiều chặng đường.
+ Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch.
Thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 ­1980).
­ Mục tiêu: xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH và cải thiện 1 bước đời sống nhân 
dân.
­ Thành tựu:
+ Nông công nghiệp và giao thông vận tải căn bản được khôi phục.
+ Diện tích gieo trồng tăng 2 triệu ha.
+ Nhiều nhà máy được xây dựng.
+ Đường sắt Bắc Nam được khôi phục, xây dựng mới 1 700 km đường sắt, 
3.800km đường bộ.
­ Miền Nam:
+ Cải tạo XHCN được đẩy mạnh.
+ Xóa bỏ tư sản mại bản.
+ Phần lớn nông dân đi sâu vào con đường làm ăn tập thể.
+ Thủ công nghiệp, thương nghiệp được sắp xếp lại.
+ Văn hóa – giáo dục  có bước phát triển mới, xóa bỏ văn hóa đồi trụy.
­ Hạn chế:

+ Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, sản xuất phát triển chậm.
+ Thu nhập quốc dân và năng suất lao động thấp.
+ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
­ Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981­1985):
Thành tựu.
+ Đất nước có những chuyển biến đáng kể: Nông nghiệp; Công nghiệp... 
+ Hoàn thành hàng trăm công trình lớn, hàng ngàn công trình nhỏ.
+ Dầu mỏ bắt đầu được khai thác.
+ Hoạt động khoa học kỹ thuật được triển khai.
Hạn chế.
+ Khó khăn yếu kém của kỳ trước chưa khắc phục được. 
+ Mục tiêu ổn định tình hình kinh tế ­ xã hội chưa được thực hiện.


Câu 17: Đấu tranh bảo vệ tổ quốc 1975­1979
1. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.
­ Sau khi k/c chống Mĩ cứu nước thắng lợi, bọn Pônpốt quay súng bắn lại nhân dân 
ta.
­ Chúng liến tiếp xâm lấn biên giới Tây Nam.
­ 22/12/1978, chúng dùng 19 sư đoàn bộ binh, xe tăng đánh chiếm Tây Ninh, mở 
đầu chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam.
­ Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, chúng ta đã phản công đánh đuổi bọn Pônpốt 
khỏi lãnh thổ nước ta.
2. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc:
­ Trung Quốc  là nước láng giềng thân thiện với ta.
­ Nhưng từ 1978, Trung Quốc  liên tiếp khiêu khích ta ở biên giới phía Bắc.
­ 17/2/1979, TQ dùng 32 sư đoàn tấn công ta dọc biên giới từ Móng Cái đến Phong 
Thổ ( Lai Châu).
­ Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, nhân dân ta đã kiên quyết đánh trả, buộc TQ 
phải rút hết quân khỏi nước ta 18/3/1979.

18) Thời gian và sự kiện lịch sử :
Thời gian
Sự kiện
3­2­1930
Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
8/1945
Cuộc tổng tấn công và nổi dậy cách mạng tháng 8
7­5­1954
Chiến thắng Điện Biên Phủ
30   rạng   ngày   31  Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968
tháng 1/ 1968
18/12­29/12/1972
Trận “Điện Biên Phủ” trên không
27­1­1973 
Kí hiệp định Pa ri
30­4­1975
Chiến thắng chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền 
Nam thống nhất đất nước
25/4/1976
Tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa VI
22/12/1978
Chiến thắng biên giới Tây Nam
18/3/1979.
Chiến thắng biên giới phía Bắc
18/12/1980
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
Đường lối đổi mới:  Tại 4 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( 12/1986 ) Đường 
lối đổi mới của Đảng được đề ra, được điều  chỉnh, bổ sung và phát triển qua các 
kỳ đại hội lần thứ VII ( 6/1991),
 Lần VIII ( 6/1996), lần IX ( 4/2001). 




×