PHÒNG GD&ĐT PHÚ LỘC
HỘI ĐỒNG BỘ MÔN VẬT LÝ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN VẬT LÝ 8 – NĂM HỌC 20182019
I/ Lý thuyết:
1. Công suất – Cơ năng:
Nêu được khi nào vật có cơ năng. Nhận biết các dạng của cơ năng. Cho được ví dụ.
2. Cấu tạo chất: Nắm được đặc điểm cấu tạo của các chất:
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các phân
tử có khoảng cách.
Các phân tử chuyển động không ngừng theo mọi phía. Nhiệt độ của vật càng cao thì
các phân tử chuyển động càng nhanh.
3. Nhiệt năng:
Nắm được khái niệm nhiệt năng.
Nêu được các cách làm thay đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
4. Dẫn nhiệt – Đối lưu – Bức xạ nhiệt:
Nắm được các hình thức truyền nhiệt và cho được ví dụ.
5. Công thức tính nhiệt lượng – Phương trình cân bằng nhiệt:
Nắm được công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra trong quá trình truyền nhiệt.
Nắm được nguyên lí truyền nhiệt.
II/ Các dạng bài tập:
Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến đặc điểm cấu tạo của các chất.
Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện
tượng.
Vận dụng được công thức tính công, công suất và hiệu suất để giải được các bài tập
có liên quan.
Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng vật tỏa ra hoặc thu vào và phương trình
cân bằng nhiệt để tìm được đại lượng chưa biết khi đã biết các đại lượng còn lại.
III/ Bài tập minh hoạ:
1. Khi bơm xe đạp, thân ống bơm nóng lên. Sự thay đổi nhiệt năng này là do nguyên nhân
nào? Giải thích.
2. Có 1 cốc nước đầy. Bỏ vào cốc nước đó một ít đường kết tinh thì nước trong cốc
không tràn ra ngoài. Tại sao ?
3. Vì sao thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị
ngọt?
4. Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng. Quan
sát hiện tượng xảy ra và giải thích ?
5. Vì sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày ?
6. Tại sao muốn giữ cho nước chè nóng lâu người ta thường để ấm vào giỏ có chèn
bông, trấu hoặc mùn cưa ?
7. Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun được đặt ở dưới, gần sát đáy ấm,
không được đặt ở trên ?
8. Mở lọ nước hoa trong lớp. Sau vài giây cả lớp đều gửi thấy mùi nước hoa. Vì sao ?
9.Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn
cốc khỏi vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào ?
10. Tại sao về mùa hè không khí trong nhà mái tôn nóng hơn không khí trong nhà mái
tranh, còn về mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lạnh hơn trong nhà mái tranh ?
11. Gạo đang nấu trong nồi và gạo đang xát đều nóng lên. Hỏi về mặt thay đổi nhiệt
năng thì có gì giống nhau, khác nhau trong hai hiện tượng trên ?
12. Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng
gỗ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ không ?
13.Vào ngày trời nắng, nếu sờ vào yên xe, ta thấy yên nóng hơn các bộ phận khác. Tại
sao?
14. Để chống gián cắn quần áo và để tạo mùi thơm dễ chịu cho quần áo, người ta
thường để băng phiến trong tủ đựng quần áo. Khi mở tủ ra ta ngửi thấy mùi thơm của
băng phiến. Giải thích ?
15. Một máy bay trực thăng khi cất cánh, động cơ tạo ra một lực phát động 12000N, sau
150 giây máy bay đạt độ cao 650m. Tính công suất của động cơ máy bay.
16. Lực kéo của một đầu máy xe lửa là F= 240000N, công suất của đầu máy là 3000kW.
Hỏi xe lửa đi quãng đường 10,8km mất khoảng thời gian bao nhiêu ?
17. Một đầu máy xe lửa kéo một đoàn tàu chuyển động đều với vận tốc 54km/h. Biết
lực kéo của đầu máy là 5.105N. Tính công suất của đầu máy đó.
18. Một ô tô có công suất 6kW.
a)Tính công do ô tô thực hiện trong 1,5 giờ.
b)Biết xe chuyển động đều với vận tốc 10m/s. Hãy tính độ lớn lực kéo của động cơ.
19. Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2kg được đun nóng tới 100oC vào một cốc
nước ở 20oC. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 27oC. Tính
khối lượng nước trong cốc. Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt cho nhau. Cho
nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và nước là 4200J/kg.K.
20. Trong một thí nghiệm, học sinh thả một thỏi nhôm khối lượng 500g ở 150 oC vào một
nhiệt lượng kế đựng 1 lít nước ở 20oC làm nước nóng lên đến 50oC. Biết nhiệt dung
riêng của nhôm là 880J/kgK, của nước là 4200 J/kg.K. Bỏ qua nhiệt lượng mà nhiệt
lượng kế và môi trường hấp thụ.
a) Hỏi nhiệt độ của thỏi nhôm sau khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu ?
b) Tính khối lượng nước ở trong cốc.
c) Đổ tiếp vào nhiệt lượng kế 0,35kg nước đang sôi. Tính nhiệt độ của hệ khi có cân
bằng nhiệt.
21. Một bình bằng thép có khối lượng 1kg chứa 0,5 lít nước ở t 1=30oC nhận một nhiệt
lượng 128000J thì tăng đến nhiệt độ t2. Biết nhiệt dung riêng của thép và nước lần lượt
là c1=460J/kg.K và c2=4200J/kg.K.
a) Tính t2.
b) Đổ thêm vào bình trên 0,5 lít nước ở 50oC.
Trong trường hợp trên vật nào thu nhiệt, vật nào tỏa nhiệt? Vì sao ?
Tính nhiệt độ của hệ khi có cân bằng nhiệt. Bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường.