Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.06 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 
MÔN: ĐỊA LÍ 7
Câu 1: Nêu vị trí địa lí và trình bày đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió 
mùa?
 *Vị trí địa lí: Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực điển hình của môi trường nhiệt 
đới gió mùa. 
      *Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa: 
       ­ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió:
   + Mùa hạ: gió có hướng Tây Nam, Đông Nam từ  đại dương thổi vào mát mẻ, 
mang theo mưa lớn..
        +Mùa đông: gió có hướng Đông Bắc, Tây Nam từ lục địa thổi ra, không khí khô và 
lạnh.
        + Nhiệt độ trung bình 200C, biên độ nhiệt năm trên 80C.
        + Lượng mưa trên 1000 mm/ năm. Mùa mưa từ T5 ­ 10, mùa khô T11­ 4 năm sau.
­ Thời tiết diễn biến thất thường: mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn; có 
năm rét nhiều, năm rét ít và khô, ít mưa.
Câu 2: Trình bày nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nước ở đới ôn hòa?  Tính 
chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết  ở đới ôn hòa thể  hiện  
như thế nào? 
 *  Nguyên nhân và h
 
ậu quả của ô nhiễm nước ở đới ôn hòa: 
­ Nguyên nhân:  ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển,
…ô nhiễm nước sông hồ, nước ngầm là do hóa chất thải từ  các nhà máy, lượng 
phân hóa học và thuốc trừ  sâu dư  thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông 
nghiệp,… 
­ Hậu quả: làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời 
sống và sản xuất
* Tính chất trung gian: 
­ Không quá nóng và mưa nhiều như ở đới nóng, cũng không quá lạnh và ít mưa như 
đới lạnh. 


­ Chịu tác động của cả khối khí ở đới nóng lẫn khối khí ở đới lạnh. 
* Thời tiết diễn biến thất thường: 
­ Chịu ảnh hưởng của các đợt không khí nóng ở chí tuyến và không khí lạnh ở  cực 
tràn đến bất kỳ lúc nào, gây nên những đợt nóng lạnh đột ngột, bất thường. 
­ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo hơi nước vào đất liền cũng 
làm cho thời tiết luôn luôn biến động. Ngoài ra còn có các dòng biển chảy ven bờ 
lục địa


Câu 3: Tại sao công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển? Kể tên một số nước có 
nền công nghiệp tương đối phát triển ở châu Phi ? 
­ Công nghiệp châu Phi chậm phát triển vì: 
       + Trình độ dân trí thấp
+ Thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật
+ Cơ sở vật chất lạc hậu
+ Thiếu vốn nghiêm trọng.
­ Các nước có nền công nghiệp phát triển  ở  châu Phi là: Cộng hòa Nam Phi, An­
giê­ri, Ai Cập,…nhờ thu hút được vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài. 
Câu 4:  Nêu sự  khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực  ở 
châu Phi?  
Sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi:
­ Cây công nghiệp:
          + Được trồng trong các đồn điền, theo hướng chuyên môn hóa nhằm mục đích  
xuất khẩu.
+ Các đồn điền thuộc sở  hữu của các công ty tư  bản nước ngoài, tổ  chức sản 
xuất theo quy mô lớn.
­ Cây lương thực: 
         + Chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu trồng tr ọt, hình thức canh tác nương rẫy  còn  
khá phổ biến, kĩ thuật lạc hậu.
+ Sản lượng lương thực không đáp ứng được nhu cầu.

Câu 5: Trình bày vị trí địa lí châu Phi ? Vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra 
sát biển?
­  Vị trí địa lí của Châu Phi:
        + Phía Bắc: giáp Địa Trung Hải .
        + Phía Tây giáp: Đại Tây Dương 
        + Phía Đông Bắc: giáp biển Đỏ (ngăn cách với châu Á bởi kênh đào Xuy­ê).
        + Phía Đông Nam: giáp Ấn Độ Dương
­ Các hoang mạc châu Phi lại lan ra sát biển vì:
         + Lãnh thổ rộng lớn, hình khối, bờ biển ít bị cắt xẻ .
         + Phần lớn diện tích nằm dọc 2 bên chí tuyến nên chịu ảnh hưởng của khối khí 
chí tuyến khô.
        + Ảnh hưởng của các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ
Câu 6: Trình bày các ngành công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hòa? 
­ Đới ôn hoà là nơi có nền công nghiệp phát triển rất sớm, hiện đại, trang bị nhiều 
máy móc, thiết bị  tiên tiến. … Chiếm   ¾ tổng sản phẩm công nghiệp của thế 
giới. 
­ Có 2 ngành công nghiệp chủ yếu: 


+ Công nghiệp chế  biến: là thế  mạnh của nhiều nước, cơ  cấu đa dạng   gồm 
ngành truyền thống  (cơ  khí, luyện kim…;   ngành hiện đại (hàng không , điện  
tử…).Phần lớn nhiên liệu , nguyên liệu nhập từ  đới nóng ; phân bố  cảng sông , 
cảng biển, đô thị 
           + Công nghiệp khai thác phát triển: khai thác khoáng sản( ĐB Hoa Kỳ, U­ran, Xi­
bia..), khai thác rừng ở ( Phần Lan, Canađa)

Câu 7: Trình bày hoạt động kinh tế cổ truyền và hoạt động kinh tế hiện đại 
trong các hoang mạc ngày nay? Nêu nguyên nhân và biện pháp hạn chế hoang mạc 
ngày càng mở rộng? 
­ Hoạt động kinh tế cổ truyền: 

         + Chăn nuôi du mục ( cừu, dê, lạc đà,...)
+ Trồng trọt trong các ốc đảo ( chà là, lúa mạch, cam, chanh,...)
+ Vận chuyển hàng hóa qua các hoang mạc bằng lạc đà.
­ Hoạt động kinh tế hiện đại:
          +Cải tạo hoang mạc đưa nước đến bằng các kênh đào hay giếng khoan sâu, để 
trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các đô thị mới.
          + Khai thác tài nguyên thiên nhiên ( dầu mỏ, khí đốt,...)
          + Khai thác đặc điểm môi trường hoang mạc để phát triển du lịch.
­ Nguyên nhân và biện pháp hạn chế hoang mạc ngày càng mở rộng: 
+ Nguyên nhân: chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, biến đổi khí 
hậu toàn cầu.
           + Biện pháp: cải tạo hoang mạc thành đất trồng, khai thác nước ngầm, trồng 
rừng.
Câu 8: Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?
­ Cách thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt:
          +Động vật: có lớp lông dày hoặc lớp mỡ  dày dưới da, tập tính sống thành đàn  
đông đúc để sưởi ấm cho nhau; ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn 
lạnh nhất hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông.
        +Thực vật:  chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi vào mùa hạ và sống chủ 
yếu ở ven biển Bắc cực. Ở nam cực không có thực vật vì khí hậu quá lạnh.
Câu 9: 
Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây:


Tên nước
Việt Nam
Trung Quốc
In – đô – nê­ xi ­a

Diện tích (km2)

329314
9597000
1919000

Dân số (triệu người)
78,7
1273,3
206,1

               TT duyệt                             BGH duyệt                                 Gv soạn

           Lê Thị Phượng                                                                  Huỳnh Thị Diễm Hằng



×