Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Võ Trứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.38 KB, 1 trang )

KẾ HOẠCH ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 7
(NĂM HỌC 2018­2019)
A. Câu hỏi ôn tập:

CHƯƠNG I: QUANG HOC
̣
1. Khi nào ta nhìn thấy một vật?
2. Nêu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
3. Khi nào xảy ra hiện tượng Nhật thực? Nguyệt thực?
4. Nêu định luật phản xạ ánh sáng.
5. Nêu những tính chất về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
6. Nêu những tính chất về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
7. Nêu những tính chất về ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
8. So sánh vùng nhìn thấy khi đặt mắt ở cùng một vị trí trước một gương phẳng và 
một gương cầu lồi có cùng kích thước. 
CHƯƠNG I: QUANG HOC
̣
9. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
10. Tần số là gì? Nêu đơn vị tần số và kí hiệu đơn vị.
11.  Âm phát ra càng cao (càng bổng), âm phát ra càng thấp (càng trầm) phụ thuộc như 
thế nào vào tần số dao động?
12.  Tai người có thể nghe được những âm có tần số trong khoảng nào?
13.  Âm to, âm nhỏ phụ thuộc như thế nào vào biên độ dao động?
14.  Nêu đơn vị độ to của âm và kí hiệu đơn vị.
15.  Âm truyền được trong những môi trường nào? Âm có truyền được trong chân 
không hay không?
16.  Âm phản xạ là gì? Những vật thế nào thì phản xạ âm tốt ? phản xạ âm kém?
17.  Khi nào ta nghe được tiếng vang? 
 Khi nào ô nhiễm tiếng ồn? Nêu những vật liệu dùng để nhăn chặn âm làm âm truyền 
qua ít và những vật liệu phản xạ âm tốt dùng để cách âm.


B. Bài tập:

Bài 1. Người ta dùng máy siêu âm để đo độ sâu của biển. Tàu phát ra siêu âm và thu được 
âm phản xạ cách nó 1 giây. Xác định độ sâu của biển, biết vận tốc truyền âm trong nước 
là 1500m/s
Bài 2. Trước một gương phẳng (G) lấy hai điểm A, B bất kỳ. Giả sử A là điểm sáng,
          hãy nêu cách vẽ tia sáng xuất phát từ A, phản xạ tại I trên gương (G) rồi đi qua 
B. 



×