Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài thu hoạch Chính trị hè 2019: Tại sao Chủ Tịch Hồ Chí Minh dạy chúng ta phải xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ và chăm lo đời sống nhân dân - Liên hệ trách nhiệm của

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.8 KB, 4 trang )

BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2019
                             Họ Và Tên giáo viên thực hiện: Nguyễn Hùng
                             Đơn Vị: Trường TH Phước Tiến B – Bác Ái
Nội dung câu hỏi
Tại sao Chủ Tịch Hồ Chí Minh dạy chúng ta phải xây dựng ý thức tôn 
trọng nhân dân, phát huy dân chủ và chăm lo đời sống nhân dân. Liên hệ trách  
nhiệm của bản thân.
                 
BÀI LÀM
Lịch sử  nhân loại đã chỉ  ra rằng, vào bất kỳ  thời đại nào, ở  bất cứ  quốc 
gia nào muốn hưng thịnh đều phải lấy giáo dục làm trọng.  Chủ  tịch Hồ  Chí 
Minh khẳng định: “Mọi người Việt Nam đều phải được giáo dục toàn diện, phải 
có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà. Nét đặc sắc trong tư 
tưởng Hồ Chí Minh trước hết là bảo đảm việc làm, chăm lo cái ăn, cái mặc, sức  
khỏe, việc học hành của nhân dân. Thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội, lối  
sống có văn hóa, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nếu 
không chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thì dù có nói bao 
nhiêu về  quan điểm quần chúng, đều là vô nghĩa và không có sức thuyết phục. 
Chăm lo đời sống Nhân dân đó là vì con người, do con người, trước hết là vì dân  
và do dân. Người căn dặn trong Di chúc: “Đảng cần phải có kế  hoạch thật tốt  
để  phát triển kinh tế  và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của  
Nhân dân”. Theo tư  tưởng của Bác: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. 
Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì  
dân mới yêu ta, kính ta”. 
Lúc sinh thời Bác Hồ đã dạy: Để sống một cuộc sống có ý thức tôn trọng 
Nhân dân, phát huy dân chủ và chăm lo đời sống Nhân dân thì các đồng chí Lãnh 
đạo các cấp phải sống một cuộc sống vì mọi người, tránh suy nghĩ, lối sống vì 
lợi ích bản thân, rơi vào suy thoái đạo đức. Phải luôn luôn tôn trọng và giữ  gìn 
của công, của nhân dân. ý thức tôn trọng nhân dân còn phải đặc biệt chú ý không 
xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp, không xúc phạm nhân dân. Theo  
Bác, muốn thật sự tôn trọng Nhân dân thì phải hiểu dân, chịu khó nghe dân, gặp 


dân, học dân, hỏi dân. Học hỏi dân để lãnh đạo dân. Theo Hồ Chí Minh “Không 
học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân.Có biết làm học trò dân, mới làm được 
thầy học dân”;“Ý dân là ý trời. Làm đúng ý nguyện của dân thì  ắt thành. Làm 
trái ý nguyện của dân thì  ắt bại”. Tôn trọng Nhân dân trong đạo đức Hồ  Chí  
Minh là đề cao ý dân, sức dân, bởi “dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm  
lần dân liệu cũng xong”. Vì vậy, “đối với dân ta đừng có làm điều gì trái ý dân. 
Dân muốn gì, ta phải làm nấy”. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên hết lòng, hết 
sức phục vụ  Nhân dân, yêu kính Nhân dân, thật sự  tôn trọng Nhân dân.“D ù tá 
hay tướng đều phải lo phục vụ nhân dân” 
 1                                                                                                                      


Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, có thể  khẳng định, nhân cách 
Hồ  Chí Minh, phong cách tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời 
sống nhân dân xuất phát một cách tự  nhiên từ  nhân cách, cuộc đời, cái tâm, cái 
đức vì nước, vì con người. Tư  Tưởng Hồ  Chí Minh nghĩa là phải sống và làm 
việc tốt hơn. Nhân cách Hồ Chí Minh là nhân cách của một vĩ nhân không chỉ ở 
tầm dân tộc, mà  ở  tầm thời đại, tầm nhân loại. Chính vì thế, Người đã được 
thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa. Bác đã để 
lại cho chúng ta một gia tài di sản hết sức quý báu. Vì vậy, việc học tập và làm 
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết, không chỉ là yêu cầu của  
cách mạng, mà còn là tình cảm, nguyện vọng của nhân dân. Tôn trọng tinh thần 
dân chủ, Hồ  Chí Minh coi dân chủ  là của quý báu nhất của nhân dân và thực 
hành dân chủ là “chìa khóa vạn năng” để giải quyết mọi khó khăn.
 Nhìn trở lại hành trình lịch sử của Bác Hồ Người cộng sản Việt Nam tự 
hào vì có Hồ Chí Minh với một trái tim lớn chứa đựng “Tôi chỉ  có một sự  ham 
muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta 
được hoàn toàn tự  do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học  
hành”. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Bác Hồ  và Đảng ta luôn luôn  
nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của nhân dân, ý nghĩa cực kỳ  quan trọng của  

công tác dân vận, thường xuyên chăm lo xây dựng và củng cố  mối liên hệ chặt 
chẽ  với nhân dân. Hiện nay, vấn đề  có ý nghĩa quyết định để  tăng cường mối 
quan hệ  giữa Đảng và nhân dân là Đảng phải chăm lo đầy đủ  và sâu sắc đến 
đời sống, lợi ích của nhân dân; thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của 
nhân dân; củng cố và xây dựng tổ chức đảng thật trong sạch, khắc phục những  
hiện tượng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, làm cho Đảng thật sự xứng đáng là 
người lãnh đạo và người đầy tớ trung thành của nhân dân. Năm 1948, trong Sáu  
điều Bác Hồ  dạy công an nhân dân có nội dung “Ðối với nhân dân, phải kính  
trọng, lễ  phép”. Người đã đi xa nhưng cuộc đời, sự  nghiệp và tấm gương đạo 
đức của Người đã trở  thành bất tử. Ngay nay, nh
̀
ưng gia tri đao đ
̃
́ ̣ ̣ ức, la truyên
̀
̀ 
thông quy bau cua Bac vân mai la tâm g
́
́ ́ ̉
́ ̃
̃ ̀ ́ ương sang ng
́
ời cho nhân dân va nhân loai
̀
̣ 
soi sang có th
́
ể  học theo để  trở  thành một con người tốt hơn và có ích cho đời 
hơn.
Chính vì vậy, ngay bây giờ  và trong thời gian tới, bản thân tôi cũng như 

tất cả  tập thể  hội đồng sư  phạm của trường tiểu học Quảng Sơn B không  
ngừng cố gắng và phấn đấu để “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân; chăm lo  
đời sống nhân dân”. Đó là luôn luôn coi việc bảo đảm và cải thiện đời sống  
nhân dân là trách nhiệm to lớn thường xuyên của mình, phải khắc phục những 
thiếu xót chưa thật đáp  ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Mạnh 
dạn phê bình những người vô trách nhiệm với dân, vô cảm trước những khó  
khăn, đau khổ  của quần chúng. Phải có bổn phận trách nhiệm biết  ơn, phải 
thương yêu và giúp đỡ  những thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia  
đình liệt sĩ là những người đã có công với Tổ  quốc, với nhân dân bất kể  trong 
hoàn cảnh nào. Chăm lo lợi ích, hạnh phúc của nhân dân  là mục đích thiêng 
liêng, là lý tưởng cao quý của Đảng, là mục đích trực tiếp, là một nội dung quan 
 2                                                                                                                      


trọng không thể thiếu với mỗi chúng ta, là một động lực to lớn tạo ra phong trào 
hành động cách mạng, là một việc thường xuyên của lãnh đạo nhà trường đến 
mỗi cán bộ, đảng viên, đều phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách 
nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của  
nhân dân. Tôn trọng Nhân dân, chăm lo Nhân dân là   sức mạnh của Nhân dân, 
dựa vào sức dân để vượt lên giành thắng lợi. 
“Dễ mười lần không dân cũng chịu
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
Trách nhiệm của bản thân trước hết phải xây dựng đạo đức cá nhân trên  
cơ  sở  chuẩn mực con người mới, theo tư  tưởng Hồ  Chí Minh với mọi người 
phải “Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình”, mở  rộng quan hệ  yêu 
thương con người đối với toàn nhân loại, người giáo viên cần phải có “Tinh 
thần quốc tế trong sáng”. xây dựng cho mình một nguyên tắc sống dựa trên tấm  
gương đạo đức Hồ Chí Minh với một lập trường tư tưởng đạo đức vững chắc 
hơn, kiên quyết đấu tranh chống lại những tiêu cực, sai trái trong cuộc sống  
thường ngày, không sa vào các tệ  nạn xã hội; có quan niệm đúng đắn về  các 

mối quan hệ; biết cảm thông, chia sẻ, sẵn sàng với mọi người khi người ta đang 
cần sự giúp đỡ và hợp tác.
 Là một giáo viên đang làm công tác giáo dục thế hệ trẻ, và cũng là người  
nuôi dạy giáo dục con trẻ. Bản thân tôi cần phải tích cực ra sức học tập, tu  
dưỡng đạo đức theo tấm gương Hồ  Chí Minh đó là phải yêu nghề  mến trẻ, 
chăm sóc quan tâm, bồi dưỡng cho các cháu trở thành những bông hoa tươi đẹp  
ươm mầm xanh tương lai cho đất nước. Bản thân luôn ý thức được rằng việc  
tôn trọng quan tâm và yêu thương học sinh, con cái là: “ Bồi dưỡng thế  hệ  trẻ 
cho cách mạng đời sau là việc cần thiết và vô cùng quan trọng”. Thực tế trong  
công tác của chính bản thân tôi đã cố  gắng thực hiện, rèn luyện và luôn ý thức 
thực hiện đúng những quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước 
trong giảng dạy, trong quan hệ với Nhân dân. Tích cực tham gia những chương  
trình mục tiêu, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, con người do Đảng, Nhà nước 
đề ra và phát động. Bản thân không ngừng kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, 
tham nhũng, tiêu cực, tự  giác thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, 
vận động đồng nghiệp cũng như  các tầng lớp nhân dân tham gia, thực hiện lời  
dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung.  
Luôn nêu cao ý thức phục vụ  nhân dân; làm việc với thái độ  khách quan, công  
tâm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh, đồng nghiệp và quần chúng. 
Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện vô cảm, quan liêu, cửa quyền, hách  
dịch và các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà… Để  giáo dục và chăm sóc trẻ 
em thực sự  đạt hiệu quả  cao, đúng với ý nghĩa  ươm những “mầm xanh tương  
lai” của đất nước, cần sự góp sức, chung tay vào cuộc của cả cộng đồng xã hội. 
Đồng thời, tập trung giải quyết những khó khăn, bức xúc trong đời sống của trẻ 
em, phấn đấu giảm tỷ  lệ  trẻ  em bị  xâm hại, ngược đãi, bạo lực; trẻ  em bị  tai 
nạn thương tích, trẻ  em bị suy dinh dưỡng; góp phần xây dựng một thế  hệ trẻ 
 3                                                                                                                      


tương lai của đất nước có thể chất, sức khỏe, trí tuệ, phẩm chất đạo đức nhằm 

xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
 “Người ta không thể trở thành một Hồ Chí Minh, nhưng ở Hồ Chí Minh,  
người ta có thể  học được một điều gì đó để  làm cho mình trở  thành tốt hơn”. 
Thật vậy, không ai có thể  thay thế  và trở  thành một Hồ  Chí Minh khác được,  
nhưng từ ở những tấm gương của Bác “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”. Là 
công dân nước Việt Nam, không phân biệt một ai, tất cả  đều phải có trách  
nhiệm học và làm theo tấm gương của Bác, và sống như thế nào là có ích cho xã 
hội.
                         Người viết:

 4                                                                                                                      



×