Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Ứng dụng mạng xã hội học tập Edmodo vào giảng dạy tiếng Trung quốc giai đoạn cơ sở tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.31 KB, 11 trang )

ạo, giúp SV trở thành những người có khả năng học tập suốt đời. SV
tham gia vào các nhóm/lớp của GV trong trường hoặc cũng có thể chủ động tham gia các
nhóm/lớp mà mình thấy hứng thú. SV dễ dàng tiếp cận với nguồn học liệu khổng lồ trên hệ
thống Edmodo, tải về hoàn toàn miễn phí.

2.2.3. Đối với phụ huynh
Các phụ huynh tham gia vào lớp học/nhóm trên Edmodo của chúng tôi đều nắm được
thông tin quá trình học tập của con mình, giúp GV đốc thúc SV hoàn thành các bài tập,
kiểm tra đúng hạn. Các phụ huynh đều dễ dàng truy cập tài khoản của mình, dễ dàng trao
đổi với GV và đều có phản hồi tích cực với mô hình lớp học trên Edmodo.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của SV khi sử dụng mạng xã hội
Edmodo với tất cả các SV của 10 lớp học bằng tính năng Poll của Edmodo. Kết quả thu
được như sau:
Bảng 2: Bảng kết quả khảo sát mức độ hài lòng của SV khi sử dụng Edmodo

Nội dung điều tra

Tổng

Hiệu quả

Khá hiệu
quả

Bình thường

Không hiệu
quả

số SV
SL



%

SL

%

SL

%

SL

%

Edmodo là công cụ học tập

143

85

59,4

51

35,7

7

4,9


0

0

Việc giao bài tập trên Edmodo

149

81

54,4

58

38,9

9

6

1

0,7

Edmodo tạo môi trường liên
kết giữa GV và SV

147


78

53,1

54

36,7

14

9,5

1

0,7

Tổng cộng

439

244

55,6

163

37,1

30


6,8

2

0,46

Từ kết quả này cho thấy: đa số SV cho rằng Edmodo là công cụ học tập từ mức khá
hiệu quả trở lên (92,7%); việc giao bài tập trên Edmodo cũng được đa số SV đánh giá từ
mức khá hiệu quả trở lên (93,3%); Edmodo tạo được môi trường liên kết hiệu quả giữa GV
và SV được đa phần SV đánh giá từ mức khá hiệu quả trở lên (89,8%). Như vậy, đa phần
SV đều thấy được hiệu quả của Edmodo mang lại cho việc học tập của bản thân mình. Tuy


TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019

127

nhiên, bên cạnh đó cũng vẫn còn tồn tại một số ít SV cho rằng việc giao bài tập trên
Edmodo và sự liên kết giữa GV và SV trên Edmodo chưa hiệu quả. Đi sâu vào tìm hiểu,
chúng tôi tìm ra nguyên nhân của vấn đề này là do kĩ năng công nghệ thông tin của một số
SV còn chưa thực sự tốt, nên khả năng khai thác, tra cứu tài liệu học tập, thực hiện các bài
kiểm tra trên Edmodo của họ còn hạn chế. Để khắc phục hạn chế này, chúng tôi sẽ tiếp tục
tăng cường đẩy mạnh hơn nữa việc tập huấn các kĩ năng công nghệ thông tin cần thiết cho
SV trong thời gian tới.

3. KẾT LUẬN
Những kết quả thu được từ nghiên cứu cho thấy, mạng xã hội học tập Edmodo thực sự
là một công cụ hữu ích, hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho GV trong quá trình tổ chức các
hoạt động tự học cho SV ngoài giờ lên lớp, giúp đổi mới phương pháp và hình thức dạy
học của GV; đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá SV; giảm thời gian, công sức giao bài và

chấm bài của GV; GV, SV và phụ huynh dễ dàng theo dõi và thống kê kết quả học tập SV;
là kênh trao đổi thông tin hiệu quả giữa GV với SV, giữa SV với SV, giữa GV và phụ
huynh; tăng tính tự giác làm bài tập và tăng ý thức hoàn thành bài tập đúng thời hạn của
SV; là công cụ học tập hữu ích đối với SV.
Việc ứng dụng Edmodo vào giảng dạy tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại trường
Đại học Thủ đô Hà Nội đã đóng góp tích cực vào hoạt động đổi mới phương pháp dạy và
học của GV và SV, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo chuyên ngành tại trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Thanh Hồng Ân, Nguyễn Văn Tuấn (2017), “Ứng dụng mạng xã hội để hỗ trợ việc
tương tác ngoài giảng đường: Một trường hợp nghiên cứu tại Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh
doanh, Trường Đại học Đà Lạt”, - Tạp chí Khoa học – Đại học Quốc gia Hà Nội / Nghiên cứu
Giáo dục, Tập 33, Số 3 (2017) tr.1-9.

2.

Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Thị Thu Huyền (2018), “Sử dụng hệ thống Edmodo hỗ trợ tổ
chức hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp cho SV trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên”, Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr 59-63.

3.

Trần Thị Hà Giang (2017), “Sử dụng mạng xã hội học tập Edmodo phục vụ dạy học Địa lí cho
SV ngành Giáo dục Tiểu học”, - Tạp chí Giáo dục, Số 401 (Kì 1 - tháng 3/2017).

4.

Lê Phan Quốc, Trần Thị Hồng Vân, Nguyễn Thiện Phú và cộng sự (2014), “Sử dụng Edmodo
trong tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm”, - Kỉ yếu Hội thảo “Ứng dụng công nghệ thông

tin trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông thuộc các tỉnh thành phía Nam”, Trường ĐH
Sư phạm TP.HCM, tr.159-170.


128

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

USING SOCIAL LEARNING NETWORK EDMODO
APPLICATION IN TEACHING CHINESE AT THE BASIC STAGE
IN HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY
Abstract: Edmodo with many preeminent features is the most commonly used learning
social network in the world today, is an effective learning tool for students, an effective
channel for information exchange between faculty, students and parents. Using social
learning network Edmodo application in teaching Chinese at the basic stage in Hanoi
Metropolitan University has contributed to innovating teaching methods and forms of
teachers, innovating methods of assessment and evaluation students, improving the
training quality of the school.
Keyswords: Edmodo, teacher, student, Chinese, self-study, interaction, assessment



×