Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tình hình chăn nuôi dê ở Lào và mối quan hệ tiêu thụ sản phẩm thịt dê với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.78 KB, 5 trang )

Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực

Tình hình chăn nuôi dê ở Lào và mối quan hệ tiêu thụ
sản phẩm thịt dê với Việt Nam

Cơ quan
1
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp và Lâm nghiệp Quốc gia (NAFRI), Ban
Nongviengkham, Quận Xaythany, Thủ đô Viêng Chăn, Lào
2
Viện Nghiên cứu Tương lai Nông thôn, Đại học New England, Thành phố
Armidale, NSW 2351, Australia
3
Đại học Khoa học Môi trường và Nông thôn, Đại học New England, Thành phố
Armidale, NSW 2351, Australia
4
Đại học Kinh doanh, Đại học New England, Thành phố Armidale, NSW 2351,
Australia
Tác giả đại diện

Từ khóa
Sản xuất dê, tiếp thị dê, chăm sóc sức khỏe dê, hệ thống sản xuất chăn nuôi

Giới thiệu
Mặc dù số lượng dê sống và nhu cầu về sản phẩm từ dê trên toàn thế giới
đã tăng lên nhưng sự tăng trưởng này lại đặc biệt mạnh mẽ ở Lào và Việt
Nam. Trong đó, đàn dê ở Việt nam đã tăng gấp ba lầnvà ở Lào đã tăng
khoảng 60% trong giai đoạn từ 2004 đến 2014 (FAOSTAT, 2016). Ước tính
hiện tại, tổng đàn dê ở Lào có khoảng 550.000 con (DLF, 2017) và ở Việt
Nam có khoảng 2.021.000 con (VNIAS, 2016). Các hãng buôn bán dê được
coi là mang lại những cơ hội lớn cho nông dân ở các nước này dựa trên cơ


sở a) nhu cầu thị trường cao, b) đầu tư vốn thấp, c) ít bệnh tật, d) chúng
thích nghi với nhiều loại thức ăn, và e) tỷ lệ phân phối ra thị trường của
dê con là cao. Phần lớn dê Lào được xuất khẩu sang Việt Nam, nơi có nhu
cầu rất cao và tại đây dê Lào được hưởng lợi thế về giá so với dê cỏ nuôi
ở Việt Nam (Hoàng và cộng sự, 2017). Ngành chăn nuôi dê đã hình thành
một bộ phận gồm khoảng 10 dự án lớn của quốc tế cũng như quốc gia lớn
và nhiều dự án nhỏ tại Lào kể từ cuối những năm 90 (Hergenhan và cộng
sự, 2017). Các công việc trước đây thường được địa phương hóa theo khu

NÚI CƠ HỌI CHO PHÁT TRIỂN

Phonepaseuth Phengsavanh1, Ammaly Phengvilaysouk1, Phoukham
Viengvilai1, Douglas Gray2, Ian Patrick2, Rachelle Hergenhan3, Nam Hoàng4
and Stephen Walkden-Brown3


93


Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực

HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC

vực tại Lào và hầu hết các dự án có tập trung hơn vào chăn nuôi gia súc và
nông nghiệp với dê là một thành phần của hệ thống. Với sự phát triển gần
đây về sản lượng dê thì đã đến lúc ghi nhận hệ thống chăn nuôi dê hiện
có ở Lào, chuỗi liên kết tiếp thị vào Việt Nam và xác định các khó khăn, các
vấn đề và cơ hội nghiên cứu.

94


Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện theo ACIAR SRA LPS/2016/027
như sau:
1.Hội thảo về bốn dự án dê hiện tại của ACIAR tại khu vực Châu Á Thái
Bình Dương được tổ chức vào tháng 11 năm 2016 đã tìm hiểu các nghiên cứu trước đây, chia sẻ thông tin về các dự án hiện tại và khảo sát
các cơ hội cho các hướng tiếp cận thông thương và chiến lược nghiên
cứu.
2.Cuộc thảo luận tìm hiểu các nghiên cứu trước đây về dê ở Lào và các
khu vực liên quan khác đã được tiến hành vào tháng 1 & 2năm 2017.
Kết quả của cuộc thảo luận này là một báo cáo tổng hợp dài 58 trang
bao gồm tóm tắt 154 bài báo và báo cáo liên quan.
3.Nghiên cứu khảo sát thực địa về chăn nuôi và tiếp thị dê tại một số địa
phương tại Lào và Việt Nam như các tỉnh phía bắc Oudomxay, Luangprabang, Huaphan và các tỉnh miền nam Khammouane, Savannakhet.
Kết hợp với các khảo sát thực địa, cuộc thảo luận với các cá nhân và các
tổ chức nghiên cứu địa phương đã được tiến hành từ tháng 3 - 6/2017.
4.Hội thảo tổng kết của cách thành viên và các đối tác được tổ chức tại
Lào vào tháng 6/2017 đã trình bày kết quả dự án theo lịch trình.
Kết quả
Kết quả khảo sát và nghiên cứu đưa ra các kết luận về sự khác biệt trong
mật độ dê nuôi ở các địa phương tại Lào (Hình 1), sự đa đạng của hệ
thống chăn nuôi mà hầu hết là các nông hộ nhỏ, và một số kết quả khác
của nghiên cứu trước đây (Hergenhan và cộng sự, 2017). Nó cung cấp
thông tin hữu ích để xác định những khó khăn và cơ hội cho việc chăn
nuôi dê ở Lào.


NÚI CƠ HỌI CHO PHÁT TRIỂN

Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực


95

Hình 1: Bản đồ phân bố dê ở Lào (Jonathon Newby, CIAT, 2016 pers. comm.)
Báo cáo khảo sát về chăn nuôi và tiếp thị dê khẳng định tầm quan trọng
của dê đối với các hộ chăn nuôi nhỏ mà phần lớn nuôi dê để bán với thu
nhập từ chăn nuôi chê chiếm từ 27 đến 42% tổng thu nhập hộ gia đình.
Hệ thống chăn nuôi được chia thành 3 loại chính: chăn thả gia súc quanh
năm, bán chăn thả với việc chăn thả hạn chế trong mùa trồng lúa (nuôi
trong chuồng, nuôi nhốt hoặc nuôi chuồng kết hợp chăn thả tự nhiên)
và hệ thống trang trại bán thương mại (tương tự như các hệ thống khác
nhưng với quy mô chăn nuôi lớn hơn và mức độ đầu vào cao hơn). Mức
độ các dịch bệnh chính như tiêu chảy, sưng phù, viêm loét miệng truyền
nhiễm và bệnh lở mồm long móng giảm dần trong hệ thống chăn nuôi
theo thứ tự cách phân loại trên. Hầu hết nông dân bán cho người thương
lái và trung bình thương lái sẽ đi thu mua dê 13 lần/tháng. Nghiên cứu
đã thực hiện các cuộc phỏng vấn cá nhân chi tiết với 9 người buôn dê


Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực

HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC

và nhận thấy sự chênh lệch phức tạp về giá cả thu mua cả về không gian
(giữa các vùng) và thời gian (giữa các năm) ở Lào (Hình 2).

96

Hình 2: Giá mua dê (KIP/kg trọng lượng nguyên con) 2012-2016 được ghi
lại từ cuộc phỏng vấn cá nhân với 9 người buôn dê (ACIAR, 2017).

Phần lớn dê được xuất khẩu sang Việt Nam thông qua một trong 3 chuỗi
thị trường xuất khẩu chính:
• Các tỉnh phía Nam: dê có nguồn gốc ở Khammouane và Savannakhet
được vận chuyển về phía đông theo đường Quốc lộ 9 đến Việt Nam.
• Các tỉnh phía Bắc: dê có nguồn gốc ở Luangprabang và Oudamxai
được vận chuyển về phía nam qua Xieng Khouang trên tuyến đường
Quốc lộ 7 đến Việt Nam.
• Các tỉnh Đông Bắc: dê có nguồn gốc ở Huapanh được vận chuyển theo
hướng đông bắc theo đường Quốc lộ 6 đến Việt Nam.
• Chi tiết về kết quả khảo sát có thể được tìm thấy trong báo cáo Kết
quả 3 của dự án (ACIAR, 2017).
• Hội thảo của dự án được tổ chức vào ngày 19 và 21/6/2017 tại Luang
Prabang đã đưa ra một ý tưởng cho ACIAR về một dự án 4 năm liên
quan đến chăn nuôi và tiếp thị dê ở Lào và Việt Nam. Dự án này đã
được ACIAR phê duyệt.
Thảo luận và Kết luận
Các nghiên cứu trong SRA 2016/027 đã làm nổi bật sự khác biệt về tầm
quan trọng của chăn nuôi dê trong từng vùng miền ở Lào và nhu cầu cao
về dê từ Việt Nam, điều này dường như là động lực chính cho sự tăng
trưởng của dê ở Lào. Sự hấp dẫn về tính chất “xanh và sạch” của dê “núi”


Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực

Tài liệu tham khảo
1. ACIAR 2017. Kết quả 3 của SRA LPS/2016/027 “Mô tả các chuỗi thị trường
hiện tại và tiềm năng, bao gồm thông tin được vạch ra, dữ liệu lịch sử và
tiềm năng mở rộng dựa trên các cuộc phỏng vấn với người cung cấp thông
tin nòng cốt và dữ liệu chính thức khi có hiệu lực”. Trung tâm Nghiên cứu
Nông nghiệp Quốc tế Australia, ACIAR Canberra, Australia

2. DLF 2017. Cục Chăn nuôi và Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Viêng
Chăn, Lào. Dữ liệu điều tra sản lượng chăn nuôi hiện tại chưa được công bố.
3. FAOSTAT được truy cập vào Tháng 8 2016.
4. Hergenhan RL, Gray GD, Patrick I, Carnegie M, Phengsavanh P and WalkdenBrown SW (2017) Danh mục tài liệu chú thích và tổng quan về các báo cáo
đã được xuất bản và chưa được công bố về sản xuất và tiếp thị dê ở vùng
Đông Nam Á với trọng tâm là Lào và Việt Nam. Kết quả 2 của ACIAR SRA
LPS/2016/027. Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia, ACIAR
Canberra, Australia.
5. Hoang NT, Phengsavanh P, Patrick I, Gray GD and Walkden-Brown, SW 2017.
Hiểu được các Chuỗi Thị trường Dê ở Đông Nam Lào và miền Trung Việt
Nam. Các biên bản cuộc họp.
6. NIAS 2017. Viện Chăn nuôi (NIAS), Hà Nội, Việt Nam. Dữ liệu điều tra sản
lượng chăn nuôi hiện tại chưa được công bố.

NÚI CƠ HỌI CHO PHÁT TRIỂN

Lào ở Việt Nam dường như là một nhân tố chính khiến giá cho dê Lào
đạt mức cao. Cuộc điều tra ban đầu này đã xác định được một số cơ hội
nghiên cứu bao gồm phát triển về các hệ thống nông lâm kết hợp chăn
nuôi dê. Với các chính sách phù hợp, đầu vào công nghệ và đào tạo, sự
phát triển nhanh chóng của số dê tại Lào có thể được duy trì, tạo ra một
lộ trình quan trọng nhằm giảm nghèo ở các khu vực được khoanh vùng
của ở nông thôn Lào.

97



×