Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.52 KB, 12 trang )

1

2

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Lý luận và thực tiễn về tài chính vi mô (TCVM) đều cho thấy vai trò hết
sức quan trọng của TCVM đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công
cuộc giảm nghèo đói. Tại Việt Nam, việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân
hàng của người nghèo, các đối tượng chính sách cũng như các doanh nghiêp
siêu nhỏ có xu hướng ngày càng khó khăn. Trong khi đó, thị trường tín dụng phi
chính thức tồn tại dưới dạng Hụi, Họ, Phường vẫn đang diễn ra ở cả thành thị và
nông thôn với độ rủi ro lớn và có xu hướng hoạt động ngày càng tinh vi đang
gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Trong bối cảnh đó, các các tổ chức tài chính
vi mô (TCTCVM) truyền thống mặc dù còn nhỏ bé cả về mặt số lượng và thị
phần nhưng có mức độ tiếp cận sâu tới khách hàng tốt thứ hai trên thị trường chỉ
sau NHCSXH (Lê Thanh Tâm, 2015).
Tuy nhiên, các TCTCVM tại Việt Nam đang hoạt động yếu ớt trên thị
trường do có rất nhiều khó khăn mang lại từ môi trường cạnh tranh, môi trường
pháp lý và nguồn tài trợ. Vì vậy, việc tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tích cực
cũng như những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của TCTCVM tại
Việt Nam sẽ là một căn cứ quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam trong thời gian tới. Xuất
phát từ những lý do khách quan trên, đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có nhiều quan niệm khác nhau về việc làm thế nào để đánh giá hoạt động
của các TCTCVM. Có thể chia thành 4 dòng quan điểm chính như sau: thứ nhất,
đánh giá hoạt động của TCTCVM được thể hiện qua hiệu quả hoạt động tài
chính; thứ hai, đánh giá hoạt động của TCTCVM qua 2 tiêu chí cơ bản là (1)


mức độ tiếp cận khách hàng, (2) mức độ bền vững của tổ chức; thứ ba, đánh giá
hoạt động của TCTCVM dựa trên 3 mục tiêu: (1) tiếp cận với đối tượng khách
hàng TCVM, (2) bền vững tài chính, (3) tác động của hoạt động (mục tiêu xã
hội); thứ tư, đánh giá hoạt động TCVM thông qua góc nhìn từ 2 phía TCTCVM
và khách hàng. Như vậy, khoảng trống nghiên cứu là mặc dù đã có nhiều nghiên
cứu trên thế giới và Việt Nam thực hiện đánh giá hoạt động của TCTCVM thông
qua 2 tiêu chí cơ bản là mức độ bền vững và mức độ tiếp cận nhưng các nghiên
cứu này mới chỉ thực hiện việc đánh giá mức độ bền vững của TCTCVM và
mức độ tiếp cận của TCTCVM từ phía các TCTCVM, chưa đề cập đến mức độ
tiếp cận của TCTCVM từ phía khách hàng. Do đó, kế thừa các kết quả nghiên
cứu trước cũng như điều kiện nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam, tác giả phân
tích, đánh giá hoạt động của TCTCVM thông qua 2 tiêu chí cơ bản là: (1) mức
độ bền vững của TCTCVM và (2) mức độ tiếp cận nhằm nhận diện các nhân tố

ảnh hưởng đến mức độ bền vững, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận
bằng phương pháp nghiên cứu định tính. Sau đó, nghiên cứu định lượng được sử
dụng để đi sâu kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của
TCTCVM và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của
TCTCVM (từ phía khách hàng).
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ tích
cực giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững (Phạm Bích Liên, 2016; Lê
Thanh Tâm, 2008; Nguyễn Quỳnh Phương, 2017). Kế thừa các kết quả nghiên
cứu trên, nghiên cứu này đứng trên quan điểm thừa nhận mối quan hệ thuận
chiều giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của TCTCVM.Vì vậy, muốn
phát triển hoạt động của các TCTCVM, tác giả thực hiện nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ bền vững và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận
của các TCTCVM tại Việt Nam.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam là cơ sở cho việc đề xuất một số khuyến

nghị nhằm phát triển hoạt động TCVM của các TCTCVM tại Việt Nam.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính của Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động TCVM của TCTCVM tại Việt Nam?
Câu hỏi này sẽ được giải quyết thông qua trả lời 6 câu hỏi cụ thể như
sau: (i) Hoạt động của TCTCVM gồm những nội dung gì? (ii) Các chỉ tiêu
phân tích , đánh giá hoạt động của TCTCVM thường sử dụng là gì? (iii) Các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM, tập trung vào mức độ bền
vững của TCTCVM và mức độ tiếp cận ? (iv) Các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động của các TCTCVM Việt Nam được nhận diện thông qua phân tích,
đánh giá thực trạng hoạt động của các TCTCVM xét trên 2 khía cạnh mức độ
tiếp cận và mức độ bền vững? (v) Các phát hiện chính thông qua kết quả mô
hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của TCTCVM tại Việt
Nam? (vi) Các phát hiện chính thông qua kết quả mô hình nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng với
TCTCVM tại Việt Nam?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của
TCTCVM tại Việt Nam.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Các TCTCVM (chính thức và bán chính
thức) tại Việt Nam. Để đánh giá chi tiết hơn các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt


3

4

động TCVM của TCTCVM về khía cạnh khách hàng, nghiên cứu khách hàng

của 5 TCTCVM (hoạt động với các mô hình, quy mô hoạt động, hình thức pháp
lý, ở các vùng miền khác nhau được thực hiện, bao gồm: TCTCVM Thanh Hóa,
TCTCVM TNHH Một thành viên (TYM), Trung tâm TCVM và phát triển
M&D, Trung tâm vì phụ nữ và phát triển cộng đồng (CWCD), Quỹ TCVM vì sự
phát triển cộng đồng (MFCDI).
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp về các TCTCVM được
thu thập trong giai đoạn 2011 – 2016. Dữ liệu thứ cấp về khách hàng được thu
thập tại 5 TCTCVM trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2016.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Hoạt động của TCTCVM được đánh giá qua 2 khía cạnh chính: Mức độ
tiếp cận, mức độ bền vững và có mối quan hệ tích cực giữa 2 khía cạnh này. Do
đó, đề tài sẽ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững và các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam.
1.6.2. Hệ thống dữ liệu
Mẫu nghiên cứu với nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm: (1) dữ liệu các
TCTCVM được lấy từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính và các báo cáo
đã được 34 TCTCVM đã công bố trên Mix market hoặc công bố cho Nhóm
công tác TCVM giai đoạn 2011 – 2016 ; (2) nguồn dữ liệu khách hàng lấy từ
291 phiếu điều tra khách hàng về thực trạng các sản phẩm TCVM và giải
pháp do Nhóm công tác TCVM thực hiện tháng 10 năm 2016. Dữ liệu sơ cấp
do tác giả thu thập được thông qua thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên
gia và thảo luận nhóm.
1.6.3. Phương pháp nghiên cứu
(i) Phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm : Phương pháp phân tích
và tổng hợp lý thuyết, Phương pháp mô hình hóa, Phương pháp giả thuyết, So
sánh đối chứng, Phương pháp chuyên gia, Phương pháp thảo luận nhóm.
(ii) Phương pháp nghiên cứu định lượng, bao gồm: Xây dựng bảng hỏi và
thang đo; nguồn số liệu và điều tra khảo sát; làm sạch số liệu; phân tích thống
kê; Sử dụng mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng. Mô hình 1: phân tích các

nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững về hoạt động của TCTCVM (OSS)
bằng mô hình hồi quy nhị phân (Binary logistics Regression) và ứng dụng phần
mềm Stata 12.0. Mô hình 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp
cận vốn vay của khách hàng với TCTCVM bằng mô hình hồi quy hai bước của
Heckman với hai tiêu chí sử dụng để đánh giá mức độ tiếp cận vốn vay của
khách hàng là: (1) khả năng nhận được khoản vay; (2) tổng số tiền vay mà một
khách hàng nhận được.

1.7. Những đóng góp mới của luận án
1.7.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Trong Luận án, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM đã được
nghiên cứu, tập trung vào phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận và
mức độ bền vững (OSS) của TCTCVM bằng cả phương pháp định tính và định
lượng với 2 mô hình. Mô hình của Nadiya Marakkath (2014) được ứng dụng có
điều chỉnh, bổ sung thêm biến “hình thức pháp lý” do đặc trưng của các
TCTCVM tại Việt Nam, phân tích nhân tố ảnh hưởng đến OSS. Các nghiên cứu
trước cho thấy biến “giá trị khoản vay trung bình” ảnh hưởng ngược chiền đến
OSS, các biến "phạm vi hoạt động" và "hình thức pháp lý" của TCTCM không
ảnh hưởng rõ nét đến OSS. Tuy nhiên, trái ngược các kết quả trên, nghiên cứu
của luận án cho thấy: (i) “giá trị khoản vay trung bình” không ảnh hưởng rõ nét
đến OSS; (ii) “phạm vi hoạt động” và “hình thức pháp lý” ảnh hưởng cùng chiều
với OSS. Nguyên nhân chính của sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu là do: (i)
trên thế giới đã có nhiều TCTCVM phục vụ đến khách hàng có thu nhập trung
bình hay ứng dụng cách thức hoạt động mới. Trong khi đó, tại Việt Nam các
TCTCVM vẫn chủ yếu tập trung vào khách hàng nghèo và hoạt động theo cách
thức truyền thống; (ii) khung pháp lý tại Việt Nam đối với các loại hình
TCTCVM khác nhau, trong khi các nước khác áp dụng chung một khung pháp
lý. Trong mô hình 2 bước về kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp
cận vốn vay của khách hàng với TCTCVM 3 biến được bổ sung thêm là “trình
độ chuyên môn của khách hàng”, “hình thức trả nợ”, “điều kiện vay”. Điểm

nhấn của kết quả nghiên cứu mô hình này là: (i) Các nhân tố: "giá trị khoản
vay”, “trình độ học vấn”, “số người trong độ tuổi lao động” đều có ảnh hưởng
ngược chiều với “khả năng vay”. Trong khi đó, các biến “tuổi”, “giới tính”, “lãi
suất”, “thời hạn” không ảnh hưởng rõ nét đến “khả năng vay”. (ii) Mô hình các
nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay cho thấy các biến “số người trong độ
tuổi lao động”, “thời hạn vay” quan hệ cùng chiều với “giá trị vay”, biến “thủ
tục giải ngân” có quan hệ ngược chiều với “giá trị vay” và các biến “tuổi”, “giới
tính”,“trình độ học vấn”,“điều kiện kinh tế”,“mục đích sử dụng khoản vay”,“lãi
suất khoản vay” không có ảnh hưởng rõ nét đến “giá trị vay". Điều này là do
những đặc trưng khác biệt trong hoạt động và đối tượng khách hàng của
TCTCVM so với các TCTD khác.
1.7.1. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo
sát của luận án
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, hai nhóm khuyến nghị nhằm phát triển
hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam được đề xuất với: (1) TCTCVM cần có
lộ trình phát triển cụ thể dựa trên các nhân tố ảnh hưởng như hình thức pháp lý,
phạm vi hoạt động, vốn, sản phẩm và công nghệ,…(2) Ngân hàng Nhà nước và
các cơ quan hữu quan: cần bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý, tạo cơ sở vững


5

6

chắc cho hoạt động của các TCTCVM, đồng thời có cơ chế hỗ trợ về vốn, nhân
lực, lãi suất, cơ sở hạ tầng,… phù hợp với đặc thù của TCTCVM tạo điều kiện
thuận lợi cho các TCTCVM có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển
bền vững.
1.8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án gồm 05 chương:

Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về TCTCVM và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động của TCTCVM
Chương 3: Thực trạng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại
Việt Nam
Chương 4: Mô hình và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam
Chương 5: Một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động của tổ chức tài
chính vi mô tại Việt Nam

chính, (i) hoạt động tín dụng, (ii) hoạt động huy động vốn, (iii) hoạt động bảo
hiểm vi mô, (iv) Các hoạt tài chính khác; (2) hoạt động trung gian xã hội: (i)
hoạt động phát triển doanh nghiệp, (ii) hoạt động cung cấp các dịch vụ xã hội
Để đánh giá hoạt động TCVM các nhóm chỉ tiêu sau thường được sử dụng:
(1) Phân tích, đánh giá mức độ tiếp cận của khách hàng: (i) Độ rộng tiếp cận (số
lượng và mức độ tăng trưởng của khách hàng, dư nợ tín dụng và tiết kiệm; sự đa
dạng hóa của sản phẩm dịch vụ cung ứng); (ii) Độ sâu của tiếp cận (mức vay
trung bình, mức vay trung bình);(2) Phân tích, đánh giá mức độ bền vững của
TCTCVM: (i) Nhóm chỉ số về tính bền vững: Tỷ số tự bền vững về hoạt động
(OSS), Tỷ số tự bền vững về tài chính FSS, Mức độ tăng trưởng vốn tự có và tỷ
lệ đòn bẩy, mức độ bền vững về thể chế ISS; (ii) Nhóm chỉ tiêu sinh lời: Tỷ suất
lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Tỷ suất lợi nhuận trê vốn chủ sở hữu (ROE);
(iii) chỉ số về chất lượng danh mục cho vay (tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu).
2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
Hoạt động của TCTCVM phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, được phân làm 2
nhóm: (1) Các nhân tố thuộc về các TCTCVM, gồm: (i) Các nhân tố thuộc về đặc
điểm tổ chức của TCTCVM (như: tuổi, tính chất sở hữu và mô hình tổ chức);
(ii) Các nhân tố thuộc về điều kiện và khả năng hoạt động của TCTCVM (như:
năng lực tài chính, nguồn nhân lực, sản phẩm dịch vụ, hệ thống phân phối, hệ
thống công nghệ thông tin); (iii) Các nhân tố thuộc quản trị điều hành hoạt động

của TCTCVM (như: mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược phát triển và kế hoạch kinh
doanh, năng lực quản trị hoạt động của TCTCVM, năng lực quản trị tài chính,
năng lực quản trị rủi ro và đối phó khủng hoảng); (2) Các nhân tố thuộc về môi
trường hoạt động được phân tích theo mô hình PESTLE, bao gồm7 nhóm: (i)
các nhân tố chính về mặt chính trị; (ii) các nhân tố chính về mặt kinh tế ; (iii)
các nhân tố chính về mặt xã hội; (iv) Các nhân tố về cơ sở hạ tầng, công nghệ;
(v) Các nhân tố về mặt luật pháp; (vi ) Các nhân tố về điều kiện tự nhiên; (vii)
các nhân tố khác. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng cho việc phân tích thực
trạng hoạt động của TCTCVM Việt Nam cũng như phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động của TCTCVM, làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp phát
triển hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam trong thời gian tới.
.

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VÀ NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
2.1. Quá trình phát triển và vai trò của tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM)
Lịch sử phát triển của ngành TCVM đã được bắt đầu từ rất lâu với xuất
phát điểm từ các nhóm tiết kiệm và nhóm tín dụng không chính thức cho người
nghèo. Đến nay TCVM không chỉ được coi như là một công cụ xóa đói, giảm
nghèo mà còn là công cụ phát triển kinh tế - xã hội.
TCVM là một trong những cách thức phát triển kinh tế nhằm cung cấp
các dịch vụ tài chính, dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã
hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư. TCVM vừa là công cụ ngân hàng vừa
là công cụ phát triển.
TCTCVM các tổ chức chính thức và bán chính thức (các chương trình, dự
án được đăng ký hoạt động với một cơ quan quản lý nhà nước bất kỳ) có cung
cấp các dịch vụ TCVM, vì mục tiêu phi lợi nhuận. Các tổ chức cung cấp dịch
vụ TCVM được chia thành 3 khu vực: (i) Khu vực chính thức: NHTM, Ngân
hàng phát triển, Các TCTCVM chính thức đăng ký theo luật TCTD; (ii) Khu

vực bán chính thức: NGOs cung cấp TCVM, NGOs cung cấp TCVM; (iii) Khu
vực phi chính thức: các đơn vị, cá nhân, nhóm dân cư, cửa hàng, quĩ tương trợ,
nhóm, tổ tiết kiệm…(J.Ledgerwood, 2003).
2.2. Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
Các TCTCVM có thể lựa chọn cung cấp dịch vụ theo cách tiếp cận đơn
năng hay tổng hợp với các hoạt động chủ yếu sau: (1) hoạt động trung gian tài

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
TẠI VIỆT NAM
3.1. Lịch sử phát triển hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam
Thị trường TCVM Việt Nam được hình thành và phát triển từ những năm
90 đến nay cùng với những thay đổi trong quan điểm nhìn nhận từ một công cụ
xóa đói, giảm nghèo đến vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.Với


7

8

hai cách tiếp cận song song đó là do Nhà nước dẫn dắt và dựa vào thị trường
trong cung cấp các dịch vụ TCVM, thị trường TCVM Việt Nam hiện nay
còn rất nhiều tiềm năng phát triển nhưng cũng đòi hỏi các TCTCVM phải
cạnh tranh nhiều hơn để có thể ngày càng phục vụ tốt hơn các khách hàng
mụ c tiêu của mình.
3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động TCVM của TCTCVM tại Việt Nam
3.2.1. Những kết quả đạt được
(i) Về mức độ tiếp cận: Các TCTCVM đã đạt được độ rộng tiếp cận và độ
sâu tiếp cận đến các khách hàng mục tiêu của mình tương đối tốt. (ii) Về mức độ
bền vững: Sự bền vững của các TCTCVM đang dần được cải thiện. Điểm sáng

của các TCTCVM so với các NHTM là có chất lượng danh mục đầu tư tốt với tỷ
lệ nợ xấu ở mức thấp.
3.2.2. Hạn chế
(i) Về mức độ tiếp cận: Mức độ tiếp cận của các TCTCVM ngày càng
được cải thiện. Tuy nhiên, còn rất thấp so với tiềm năng của Việt Nam. (ii) về
mức độ bền vững: Mức độ bền vững của các TCTCVM còn chưa ổn định và có
sự phân hóa giữa các tổ chức, phần lớn các TCTCVM chưa đạt mức độ bền
vững về thể chế
3.2.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân từ các nhân tố thuộc tổ chức tài chính vi mô: (i) Các nhân
tố thuộc đặc điểm của TCTCVM (tuổi, hình thức pháp lý, quy mô tài sản, phạm
vi hoạt động); (ii) Các nhân tố thuộc điều kiện và khả năng hoạt động của
TCTCVM (nguồn nhân lực, hệ thống quản trị thông tin - MIS); (iii) Các nhân tố
thuộc quản trị, điều hành hoạt động của TCTCVM (mục tiêu, sứ mệnh, kế hoạch
kinh doanh; sản phẩm dịch vụ cung cấp, kênh phân phối; nhận thức về pháp luật
điều chỉnh hoạt động và quy định liên quan đến chuyển đổi);
Nguyên nhân từ các nhân tố thuộc môi trường hoạt động của các
TCTCVM, bao gồm: (i) Các nhân tố về mặt kinh tế (nguồn vốn từ NSNN giảm,
các nguồn vốn nước ngoài suy giảm sau khi Việt Nam trở thành nước có thu
nhập trung bình, chính sách vĩ mô về lãi suất cho vay); (ii) Các nhân tố về mặt
xã hội (đặc điểm của nhóm dân cư như tuổi, trình độ học vấn, giới tính, đặc
điểm về địa lý, dân tộc); (iii) Các nhân tố về mặt luật pháp (quy định về hoạt
động và quản lý, giám sát hoạt động của các loại hình tổ chức hoạt động TCVM;
quy định liên quan đến huy động vốn; quy định liên quan đến chuyển đổi loại
hình TCTCVM; quy định liên quan đến mở rộng phạm vi hoạt động và khách
hàng của TCTCVM); (iv) Các nhân tố về điều kiện tự nhiên (biến đổi khí hậu
diễn ra ngày càng mạnh mẽ); (v) Các nhân tố từ thị trường và đối thủ cạnh tranh
(thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và chưa thật sự bình đẳng); (vi) Chiến
lược phát triển ngành TCVM cấp quốc gia (TCVM là một thành tố cốt lõi trong
chiến lược tài chính toàn diện quốc gia).


CHƯƠNG 4
MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM
4.1. Mô hình và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền
vững của TCTCVM
4.1.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tự bền vững về hoạt động
của TCTCVM tại Việt Nam, tác giả sử dụng mô hình hồi quy nhị phân (Binary
logistics Regression) và ứng dụng phần mềm Stata.
Tỷ lệ rủi ro của danh
mục đầu tư
Cấu trúc vốn
Tổng danh mục cho vay

Tuổi của TCTCVM
Phạm vi hoạt động của
TCTCVMVM

Chỉ số tự bền
vững về hoạt
động (OSS)

Hình thức pháp lý của
TCTCVM

Số vốn vay bình quân
trên một khách hàng

Hình 4.1: Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững về hoạt động của

TCTCVM
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu trước dựa trên mô hình
của Nadiya Marakkath, 2014; Pinky Dutta and Debabrata Das, 2014;
Francisco Olivares-Polanco & Tradha Ramanan , 2012)
Mô hình hồi quy được xác định như sau:
LnOSS = β 0 + β 1 LnPAR > 30 + β 2 LnEAR + β 3 LnALSPB + β 4 GLP + β 5 AGE +
β 6 LOC 1 + β 7 LOC 2 + β 8 LEGAF1 + β 9 LEGAF2 + µ

Bảng 4.1: Diễn giải các biến trong mô hình Binary Logistic Regression và
giả thuyết nghiên cứu
Biến

Tên biến

Cách xác định

Kỳ
vọng
dấu

Cơ sở trích dẫn
Cull & cộng sự (2007),

Tỷ lệ rủi ro
PAR > 30

của

danh


mục đầu tư

Ghatak (2000), Francisco OlivaresCác khoản lỗ ròng
Tổng dư nợ cho vay

-

Polanco & Tradha Ramanan (2012),
Intellecap (2010), Ayayi & Sene (2010),
Becker (2013), Dutta & Das (2014),
Nadiya Marakkath (2014).

EAR

Cấu trúc vốn

ALSPB

Số vốn vay

Tổng vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản

+
-

Nadiya Marakkath (2014),
Bogan (2008)
Nadiya Marakkath (2014),



9

Biến

Tên biến
bình

Kỳ
vọng
dấu

Cách xác định
Tổng số vốn vay

quân

trên 1 khách

10

Cơ sở trích dẫn
Nadiya, Olivares-Polanco & Tradha

Số lượng khách hàng vay

Ramanan (2012).

hàng
GLP


AGE

Tổng

danh

+

mục cho vay
Tuổi của tổ
chức TCVM

Venkatraman & RajSekhar (2008),

Số năm hoạt động của
TCTCVM tính đến thời

+

điểm nghiên cứu
Nhận giá trị 1 nếu TCTCVM

động

của toàn quốc, nhận giá trị 0 nếu

TCTCVM

TCTCVM hoạt động trong


LOC2

động

của

TCTCVM

hoạt động trong phạm vi
toàn tỉnh, nhận giá trị 0 nếu
TCTCVM hoạt động trong

Ayayi & Sene (2010), Crombrugghe
& cộng sự (2008), Venkatraman &

Venkatraman & RajSekhar (2008),
+

Ayayi & Sene (2010), Crombrugghe
& cộng sự (2008), Venkatraman &
RajSekhar (2008).

phạm vi toàn quốc hoặc chỉ
trong phạm vi cấp huyện
Nhận giá trị 1 nếu TCTCVM
hoạt động dưới hình thức

Hình
LEGAF1


thức Chương trình, dự án TCVM,

pháp lý của nhận giá trị 0 nếu TCTCVM
TCTCVM

-

Venkatraman & RajSekhar (2008)

+

Venkatraman & RajSekhar (2008)

hoạt động dưới hình thức các
Quỹ xã hội hoặc TCTCVM
được cấp phép.
Nhận giá trị 1 nếu TCTCVM
hoạt động dưới hình thức các

Hình
LEGAF2

thức Quỹ xã hội, nhận giá trị 0

pháp lý của nếu TCTCVM hoạt động
TCTCVM

dưới hình thức Chương trình,
dự


án

TCVM,

hoặc

TCTCVM được cấp phép.
Tỷ số tự bền
OSS

vững về hoạt
động

Thu nhập hoạt động

Độ lệch chuẩn
43,08
29,72
27,98
63,25
328.052.477, 28
6,41

Thống kê mô tả các biến của mô hình, ngoại trừ biến giả LOC (phạm vi
hoạt động) và LEGAF (hình thức pháp lý), tại Bảng 4.2 cho thấy nhìn chung các
TCTCVM đều đạt được chỉ tiêu bền vững về hoạt động (giá trị trung bình của
OSS là 139,39). Tuy nhiên, cũng có TCTCVM chỉ đạt chỉ tiêu OSS là 39%
chênh lệch rất lớn với TCTCVM có OSS cao nhất là 290%. Các biến khác như
PAR, EAR, ALSPB, GLP, AGE có sự chênh lệch khá lớn giữa giá trị cao nhất

và thấp nhất cùng với độ lệch chuẩn khá cao cho thấy sự khác biệt khá lớn giữa
các TCTCVM về các chỉ tiêu quan sát được.
4.1.2.3. Kết quả hồi quy
Mô hình hồi quy đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
(Ordinary least squares - OLS) với phần mềm Stata được sử dụng để kiểm
định, sau đó kiểm tra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi bằng kiểm
định heteroskedasticity cho kết quả Chi2(1) = 49,46; Prob > chi 2 = 0,0000,
có nghĩa là mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Vì vậy, tác giả
khắc phục hiện tượng trên bằng kỹ thuật Robust.

Nhận giá trị 1 nếu TCTCVM
Phạm vi hoạt

%
%
%
1.000 VNĐ
1.000 VNĐ
Năm

Số quan Giá trị
Giá trị trung
Giá trị lớn nhất
sát
nhỏ nhất
bình
104
39
290
139,39

104
0
224
4,80
104
0
100
43,34
104 1.458,31
63.000
5207,81
104 983.601
2.400.000.000
119285419,24
104
1
24
8,73

Nguồn: Kết quả thống kê từ Stata dựa trên báo cáo tài chính của 34 TCTCVM (2011 -2015)

RajSekhar (2008).

phạm vi tỉnh hoặc huyện

OSS
PAR
EAR
ALSPB
GLP

AGE

Đơn vị tính

& cộng sự (2008), Venkatraman &

Venkatraman & RajSekhar (2008),
-

Biến số

Ayayi & Sene (2010) Crombrugghe
RajSekhar (2008).

Phạm vi hoạt hoạt động trong phạm vi
LOC1

Nadiya Marakkath (2014)

4.1.2. . Kết quả nghiên cứu
4.1.2.1. Thống kê mô tả
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến

Bogan (2012

Tổng chi phí hoạt động

Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả.

Bảng 4.3: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến OSS

Tên biến
Hệ số
P-value
Hệ số tự do (hệ số chặn)
-3,217808
LnPAR>30
-0,0316416*
0,072*
LnEAR
0,3305043*** 0,000***
LnALSPB
0,1341518ns
0,511
LnGLP
0,1194703*
0,081*
LnAGE
0,0287681ns
0,718
LOC1
-0,148921ns
0,464
LOC2
0,381412**
0,009**
LAGEF1
0,0594789ns
0,540
LAGEF2
0,4691555*** 0,000***

R2
0,4655
0,0000***
Số quan sát
104
-

Ghi chú: ***, **, *: có ý nghĩa thống kê tại α = 1%, 5%, 10%, ns: không
có ý nghĩa thống kê
Kết quả tính toán từ phần mềm Stata dựa trên báo cáo của 34 TCTCVM ( 2011-2015)


11

12

4.1.2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững hoạt
động của các TCTCVM tại Việt Nam cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ bền vững hoạt động của TCTCVM xếp theo mức độ ảnh hưởng thấp dần,
gồm: (1) hình thức pháp lý của TCTCVM, (2) phạm vi hoạt động của TCTCVM
, (3) cấu trúc vốn, (4) tổng danh mục đầu tư, (5) tỷ lệ rủi ro của danh mục đầu tư
(PAR>30).
Hình thức pháp lý của TCTCVM có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ bền
vững của TCTCVM. TCTCVM hoạt động dưới hình thức là CT/DA TCVM,
quỹ xã hội hay TCTCVM chính thức sẽ chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản quy
phạm pháp luật ở các cấp độ khác nhau theo hướng các điều kiện, tiêu chuẩn
nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro hoạt động của TCTCVM sẽ tăng lên khi
các tổ chức ngày càng “trưởng thành”. Kết quả nghiên cứu của mô hình được
xem xét trong giai đoạn (2011 – 2015) là giai đoạn khởi đầu của rất ít các

TCTCVM được chính thức hóa (mới chỉ có 3 TCTCVM), có rất nhiều khó khăn
có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các TCTCVM sau khi mới chuyển
đổi khiến cho mức độ bền vững trong ngắn hạn của các tổ chức này có thể thấp
hơn so với trước đây (khi còn hoạt động dưới hình thức các quỹ xã hội). Tuy
nhiên, xét về dài hạn thì việc gia tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động của
TCTCVM sẽ đóng vai trò quan trọng giúp cho các tổ chức này có thể phát triển
bền vững. Vì vậy, chính thức hóa các TCTCVM vẫn được xem là một hướng đi
hợp quy luật.
Phạm vi hoạt động của TCTCVM cũng là một nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến mức độ bền vững hoạt động của các TCTCVM. Nếu TCTCVM tự
giới hạn hoạt động của mình trong phạm vi một địa bàn nhỏ sẽ hạn chế khả năng
tiếp cận khách hàng, gia tăng thị phần do đó ảnh hưởng đến mức độ bền vững
của tổ chức. Tuy nhiên, TCTCVM mở rộng phạm vi hoạt động rộng quá nhanh
cũng có thể làm giảm mức độ bền vững do phải đối mặt với sự gia tăng của các
chi phí quản lý và chi phí hoạt động trong khi việc mở rộng thị phần sẽ ngày
càng khó khăn do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD lớn như các
NHTM, các QTDND…Điều này cho thấy các TCTCVM cần xác định phạm vi
hoạt động phù hợp với quy mô cũng như khả năng phát triển của tổ chức.
Cấu trúc vốn ảnh hưởng thuận chiều với mức độ bền vững có nghĩa là các
TCTCVM sẽ có mức độ bền vững cao hơn nếu gia tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu.
Vì vậy, cần có chính sách thu hút nguồn lực nhằm phát triển nguồn vốn chủ sở
hữu, đặc biệt nguồn lực từ khu vực tư nhân.
Danh mục đầu tư có ảnh hưởng thuận chiều tới mức độ bền vững. Việc
gia tăng danh mục đầu tư sẽ góp phần phát triển bền vững các TCTCVM. Để gia
tăng danh mục đầu tư, các TCTCVM cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm
dịch vụ phù hợp trong huy động vốn, cho vay và dịch vụ tài chính khác như: đa
dạng hóa các loại hình tiết kiệm, cho vay, thu nợ theo lãi suất, theo kỳ hạn, theo

thời vụ, triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô; tham gia thu hộ, chi hộ các khoản
về thuế, tiền điện, nước, phí điện thoại, internet và mobile banking, tiến tới cung

cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày
càng tăng của khách hàng nghèo, nông thôn.
Tỷ lệ rủi ro của danh mục đầu tư có ảnh hưởng ngược chiều với mức độ
bền vững. Vì vậy, cần áp dụng hệ thống quản lý tài chính theo quy định hiện
hành và theo thông lệ quốc tế, gồm quản lý thanh khoản, quản lý tín dụng, quản
lý chất lượng nợ, quản lý tài chính, quản lý hệ số an toàn vốn…nhằm giảm tỷ lệ
rủi ro của danh mục đầu tư, đảm bảo các TCTCVM có thể hoạt động an toàn và
bền vững hơn.
4.2. Mô hình và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận
vốn vay của khách hàng
4.2.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Qua tổng quan các nghiên cứu trước và xét đến các đặc thù của TCTCVM
tại Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn vay của khách
hàng TCVM được chia thành 2 nhóm như sau: (i) Các nhân tố thuộc đặc điểm
của khách hàng: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, điều kiện
sống và thu nhập của khách hàng, số lao động trong gia đình, mục đích sử dụng
vốn vay; (ii) Các nhân tố thuộc các TCTD: thời hạn vay, thủ tục giải ngân, điều
kiện vay vốn, lãi suất cho vay.
Mô hình hồi quy hai bước của Heckman được dùng để kiểm tra các giả
thuyết dựa trên mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Biến phụ
thuộc là mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng từ các TCTCVM. Hai tiêu chí
được sử dụng để đánh giá mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng TCVM là:
(1) khả năng nhận được các khoản vay; (2) tổng số tiền vay mà một khách hàng
TCVM nhận được.
Bước thứ nhất: sử dụng mô hình đơn vị xác suất để ước lượng giá trị biến
phụ thuộc dựa trên khả năng khách hàng TCVM nhận được hay không nhận
được khoản tín dụng vi mô. Mô hình Binary Logitis được sử dụng để xem xét
mức độ tác động của các biến độc lập đến việc có vay được vốn hay không vay
được vốn.
k


Pi = E ( Y = 1 | X i ) = β

0

+


i =1

βiX

i

+ U

(1)

Pi là xác suất hộ vay được vốn ( Y =1); β 1 , β 2 …, βk là các hệ số hồi quy; Xi ( i
=1,…,k) là các biến độc lập. Mô hình cụ thể như sau:


13

14

Bảng 4.5: Các biến độc lập trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng vay vốn vay của khách hàng từ các TCTCVM và giả thuyết
nghiên cứu
Biến độc lập

Nhân tố

Thước đo

Nhân tố 1: Giá Được đo bằng giá trị khoản vốn vay
trị

Mối quan
hệ kỳ
vọng
+

vay mà khách hàng tiếp cận hoặc vay được

khoản

Nhân tố 2: Tuổi Được đo bằng tuổi của người vay

Thước đo

Nhân tố 8: Mục Là một biến giả, nếu mục đích sử dụng

Nguyễn Phượng Lê, Nguyễn

vay

kinh doanh nhận giá trị là 1; khách

(MUCDICH)


hàng sử dụng vốn cho mục đích khác

Nhân tố 9: Thời Là thời hạn của khoản vay tính theo

Thu Huyền (2012)

hạn
(THOIHAN)

Nhân tố 10: Hình Là một biến giả, nếu trả nợ vào cuối

(TUOI)

(2010), Nguyễn Quốc Oánh &

thức

Phạm Thị Mỹ Dung (2010)

(HINHTHUCTR

Nathan Okurut (2006) và Võ

ANO)

trả

(GIOITINH)

nhận giá trị là 0


Nhân tố 4: Trình Là một biến giả, nếu khách hàng đã tốt

giản nhận giá trị 0 (các TCTCVM đều
không có điều kiện về tài sản thế chấp)

-

Barslund, M & Tarp, F, (2006)

Nhân tố 12: Thủ Là một biến giả, thủ tục giải ngân

+

Vaessen, 2000; Võ Văn khúc,

tục

2010 Nguyễn Thị Kim Anh,

(THUTUC)

+

ngân nhanh, tiện lợi nhận giá trị 1; thủ tục

Vũ Tú Bang (2015)

giải ngân không nhanh, tiện lợi nhận


Nguyễn Minh Hà & Lại Thị

giá trị 0

Thu Huyền, 2012
Mậu Dũng (2011)

Võ Văn Khúc (2010),
Nhân tố 13: Lãi Là lãi suất khoản vay được tính theo

Phan Đình Khôi (2011)

suất (LAISUAT)

của khách hàng khách hàng có trình độ chuyên môn từ
(CHUYENMON

lao động phổ thông trở lên sẽ nhận giá

)

trị là 0

Nhân tố 6: Số Số người trong độ tuổi lao động của

+

Okurut (2006), Vũ Văn Khúc
(2008), Trương Đông Lộc &
Trần Bá Duy (2010), Đỗ Ngọc


động
-

&

Marijke

-

VMi

= α + βiX

i

+ εi

D'haese

(2010), Ha (200)

(HONGHEO)

Thu Huyền (2012)

Vương Quốc Duy, Lê Long
Hậu

hàng không thuộc hộ nghèo nhận giá trị 0.


Nguyễn Minh Hà & Lại Thị

- Bước thứ hai, khả năng tiếp cận vốn vay được đo bằng số vốn vay mà
khách hàng nhận được từ các TCTCVM. Phương pháp bình phương nhỏ nhất
(OLS) được sử dụng ở bước thứ hai trong mô hình của Heckman. Mô hình hồi
quy sử dụng ở đây có dạng như sau:
GTV

Tân (2012)

(LAODONG)

kiện kinh tế của hộ nghèo nhận giá trị 1; khách hàng

năm

-

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu trước

người trong độ hộ gia đình khách hàng vay vốn.

Nhân tố 7: Điều Là một biến giả, nếu khách hàng thuộc

Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị
Mỹ Dung (2010)

Nguyễn Phượng Lê & Nguyễn
+


độ chuyên môn động phổ thông sẽ nhận giá trị là 1 và

khách

giải

trị là 0

Nhân tố 5: Trình Là một biến giả, nếu khách hàng là lao

lao

Tác giả đề xuất

vốn đơn giản nhận giá trị 1, không đơn

Y)

hàng hàng chưa tốt nghiệp cấp 3 sẽ nhận giá

(HOCVAN)

tuổi

vay

(DIEUKIENVA

độ học vấn của nghiệp cấp 3 sẽ nhận giá trị là 1, khách

khách

Nhân tố 11: Điều Là một biến giả, nếu điều kiện vay vốn
kiện

(2006),

+

hay theo các lần không cố định sẽ

F, (2006)
Okurut

Tác giả đề xuất

nhận giá trị 0.

(1999), Barslund, M & Tarp,
Nathan

-

thức khác như theo tháng, theo tuần

Nguyễn Văn Tâm (2010)

+

Nguyễn Quốc Oánh & Phạm


nợ kỳ nhận giá trị 1; trả nợ theo các hình

Thị Thúy Anh (2010), Ha

tính khách hàng vay là nam sẽ nhận giá trị là 1 và nữ sẽ

-

Thị Mỹ Dung (2010)

(2013), Nguyễn Văn Tâm

Nhân tố 3: Giới Là giới tính của người vay, nếu người

Nguyễn Quốc Oánh & Phạm
Thị Mỹ Dung (2010)

vay tháng

Zeller (1994), Phan Đình Khôi

-

Nguồn

sẽ nhận giá trị là 0.

Nguyễn Minh Hà & Lại Thị


của khách hàng

+

Mối quan
hệ kỳ
vọng
+

đích sử dụng vốn vốn vay của khách hàng cho sản xuất,

Nguồn

Mậu Dũng (2011)

từ TCTCVM mỗi lần vay

(GTVVMi)

Biến độc lập
Nhân tố

Khalid

Mohamed

(2003),

Nguyễn Quốc Oánh & Phạm
Thị Mỹ Dung (2010), Khalid

Mohamed (2003)

Trong đó, biến phụ thuộc GTV VMi là giá trị khoản vay mà khách hàng thứ i
nhận được từ các TCTCVM; Xi là một vec tơ của các biến độc lập có thể tác động
đến biến phụ thuộc, bao gồm: Bao gồm các nhân tố tuổi, giới tính, trình độ học
vấn, trình độ chuyên môn, điều kiện sống và thu nhập của khách hàng, số lao động


15

16

trong gia đình, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay, thủ tục giải ngân, điều
kiện vay vốn, lãi suất cho vay.
Bảng 4.6: Các biến độc lập trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị
khoản vay của khách hàng từ các TCTCVM và giả thuyết nghiên cứu
Biến độc lập
Nhân tố

Thước đo

Mối
quan
hệ kỳ
vọng

Nguồn

Nhân tố 1: Tuổi của Được đo bằng tuổi của người vay
khách hàng (TUOI)


+

Ha (2001)

Nhân tố 2: Giới tính Là giới tính của người vay, nếu người
khách hàng (GIOITINH) vay là nam sẽ nhận giá trị là 1 và nữ
sẽ nhận giá trị là 0

-

Barslund, M & Tarp, F,
(2006)

Nhân tố 3: Trình độ học Là một biến giả, nếu khách hàng đã
vấn của khách hàng tốt nghiệp cấp 3 sẽ nhận giá trị là 1 và
khách hàng chưa tốt nghiệp cấp 3 sẽ
(HOCVAN)

+

Nguyễn Quốc Oánh,
Phạm Thị Mỹ Dung
(2010)

Nhân tố 4: Trình độ Là một biến giả, nếu khách hàng là
chuyên môn của khách lao động phổ thông sẽ nhận giá trị là 1
và khách hàng có trình độ chuyên
hàng (CHUYENMON)
môn từ lao động phổ thông trở lên sẽ

nhận giá trị là 0

-

Võ Văn Khúc (2010)

Nhân tố 5: Số người Số người trong độ tuổi lao động của
trong độ tuổi lao động hộ gia đình khách hàng vay vốn.
(LAODONG)

+

nhận giá trị là 0

Nhân tố 6: Điều kiện Là một biến giả, nếu khách hàng
kinh tế của khách hàng thuộc hộ nghèo nhận giá trị 1; khách
hàng không thuộc hộ nghèo nhận giá
(HONGHEO)
trị 0.

Nhân tố 7: Mục đích sử Là một biến giả, nếu mục đích sử
dụng
vốn
vay dụng vốn vay của khách hàng cho sản
xuất, kinh doanh nhận giá trị là 1;
(MUCDICH)
khách hàng sử dụng vốn vay cho mục
đích khác sẽ nhận giá trị là 0.

Mối

quan
hệ kỳ
vọng

Biến độc lập
Nhân tố

Thước đo

Nhân tố 8: Thời hạn vay Là thời hạn của khoản vay tính theo
(THOIHAN)
tháng
Nhân tố 9: Hình thức trả Là một biến giả, nếu trả nợ vào cuối
nợ
kỳ nhận giá trị 1; trả nợ theo các hình
(HINHTHUCTRANO)
thức khác như theo tháng, theo tuần
hay theo các lần không cố định sẽ
nhận giá trị 0.
Nhân tố 10: Điều kiện Là một biến giả, nếu điều kiện vay
vay
vốn vốn đơn giản nhận giá trị 1, không
đơn giản nhận giá trị 0 (các TCTCVM
(DIEUKIENVAY)
đều không có điều kiện về tài sản thế
chấp)
Nhân tố 11: Thủ tục giải Là một biến giả, thủ tục giải ngân
ngân (THUTUC)
nhanh, tiện lợi nhận giá trị 1; thủ tục
giải ngân không nhanh, tiện lợi nhận

giá trị 0
Nhân tố 12: Lãi suất Là lãi suất khoản vay được tính theo
(LAISUAT)
năm

+

Phan Đình Khôi (2013)

-

Tác giả đề xuất

-

Tác giả đề xuất

-

Tác giả đề xuất

+

Nguyễn Thị Kim Anh &
Vũ Tú Bang (2015),
Nguyễn Minh Hà & Lại

Trương Đông Lộc &
Trần Bá Duy (2010), Đỗ
Ngọc Tân (2012)


-

Vương Quốc Duy, Lê
Long Hậu & Marijke
D'haese (2010), Ha (2001)

-

Nguyễn Quốc Oánh &
Phạm Thị Mỹ Dung
(2010),
Nguyễn Thị Kim Anh &
Vũ Tú Bang (2015)

+
Trần Lâm & cộng sự
(2015)

Nguồn

Thị Thu Huyền (2012)

4.2.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.2.1. Thống kê mô tả
Bảng 4.7. Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Biến số

Giá trị
nhỏ nhất


Giá trị
lớn nhất

Giá trị
trung bình

Độ lệch
chuẩn

Đơn vị tính

Số quan sát

GTV

1.000.000 đ

291

0

30

10,82199

0,50295

TUOI


năm

291

21

68

44,52234

0,66405

LAODONG

người

291

0

15

2,50859

0,07405

THOIHAN

tháng


291

10

18

12,96735

0,12461

LAISUAT

%/năm

291

1,2

21

13,50227

0,23676

Nguồn: Kết quả thống kê từ Stata dựa trên số liệu điều tra khách hàng TCVM


17

18


4.2.2.2. Kết quả kiểm định mô hình
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn
của khách hàng tại các TCTCVM

Bảng 4.9: Chiều tác động của các nhân tố đến khả năng vay vốn của khách hàng

Tên biến

Hệ số

P-value

Xác suất
cận biên

P-value

Nhân tố
Giá trị khoản vay

-

-

GTV

-0,1460151

0,001


-0,0064713***

0,009***

TUOI

0,0367981

0,176

0,0016309ns

0,241ns

Giới tính khách hàng

-0,4524528

0,024

-0,0200524*

0,056*

Trình độ học vấn của

ns

ns


Hệ số tự do (hệ số chặn)

LAODONG

0,2361663

THOIHAN

-0,1777932

0,126

-0,0078797

0,151

LAISUAT

0,0245064

0,750

-0,0010861ns

0,750ns

0,076

ns


ns

GIOITINH
HOCVAN
CHUYENMON
HONGHEO
MUCDICH
DIEUKIENVAY
R2
Số quan sát

-2,192704

-0,2462552

0,321

Tuổi của khách hàng

khách hàng
Trình độ chuyên môn
của khách hàng

-0,1255466**

0,045**

-0,3698301


0,658

-0,014668ns

0,627ns

Điều kiện kinh tế của

0,179

**

0,036**

khách hàng

***

***

3,05595

0,000

0,3893678

0,007

5,966833


0,000

0,8211193***

0,000***

0,7117

TUOI
GIOITINH
HOCVAN
CHUYENMON

Kỳ vọng

Kết quả

dấu

nghiên cứu

+

-

+/-

Không có ý

+/-


Không có ý

291

- Kết quả mô hình Logit bước 2
Tiến hành kiểm định mô hình hồi quy đa biến bằng phương pháp OLS
trên phần mềm Stata, sau đó kiểm tra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi
bằng kiểm định heteroskedasticity cho kết quả (Chi2(1) = 13,79; Prob > chi 2 =
0,0002) có nghĩa là mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Kết quả
kiểm định mô hình sau khi sửa lỗi bằng kỹ thuật Robust cho kết quả như Bảng
4.10. Thống kê F có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Prob > F = 0,000) cho thấy:
tồn tại mô hình phản ánh mối quan hệ giữa GTV và các biến độc lập. Với R2 =
0,1253 các nhân tố độc lập trong mô hình đã giải thích được 12,53% sự thay đổi
của biến phụ thuộc GTV.

Kết quả nghiên cứu trái

nghĩa
nghĩa
-

-

+

Không có ý

Kết quả nghiên cứu trái
ngược với giả thuyết


nghĩa
+/-

-

Kết quả nghiên cứu phù
hợp với giả thuyết

đình khách hàng

Mục đích sử dụng vốn
vay
Thời hạn vay

HONGHEO
MUCDICH
THOIHAN

+

Hình thức trả nợ
Điều kiện vay vốn
Thủ tục giải ngân
Lãi suất

HINHTHUCTRANO
DIEUKIENVAY
THUTUC
LAISUAT


Kết quả nghiên cứu trái
ngược với giả thuyết

+

+

-

Không có ý

-

Biến bị loại ra

Kết quả nghiên cứu phù
hợp với giả thuyết

nghĩa

0,0000***

Ghi chú: ***, **, *: có ý nghĩa thống kê tại α = 1%, 5%, 10%, ns: không có
ý nghĩa thống kê
(Nguồn: Tính toán từ phần mềm Stata dựa trên số liệu điều tra khách hàng TCVM)

Kết luận

ngược với giả thuyết


lao động của hộ gia LAODONG

0,006

0,0465137

GTVVMi

Số người trong độ tuổi

-1,88556

1,870861

Tên biến

khỏi mô hình
+

+

+

Biến bị loại ra

Kết quả nghiên cứu phù
hợp với giả thuyết

khỏi mô hình

-

Không có ý
nghĩa

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả


19

20

Bảng 4.10: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị vay khoản của
khách hàng từ các TCTCVM

4.2.2.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn
vay của khách hàng với các TCTCVM tại Việt Nam cho thấy:
Có 6 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng
với TCTCVM tại Việt Nam được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng thấp dần,
gồm: (1) điều kiện vay, (2) mục đích vay, (3) trình độ học vấn của người vay,
(4) Điều kiện kinh tế của khách hàng vay, (5) số lượng lao động trong gia
đình người vay, (6) giá trị khoản vay. Điều kiện vay là yếu tố ảnh hưởng
nhiều nhất và thuận chiều đến khả năng tiếp cận vốn vay của các khách hàng
TCVM. Do phần lớn khách hàng TCVM là những người nghèo, không có thu
nhập ổn định, không có tài sản thế chấp nên điều kiện vay đơn giản như cho
vay không cần tài sản thế chấp mà bằng hình thức tín chấp sẽ giúp cho
khách hàng TCVM dễ dàng tiếp cận với khoản vốn vay hơn. Kết quả cho
thấy, các khách hàng TCVM có mục đích vay sản xuất sẽ dễ tiếp cận với các
khoản tín dụng hơn so với các mục đích vay khác. Trên thực tế, bên cạnh

nhu cầu vay vốn cho sản xuất, các khách hàng nghèo còn có nhu cầu vay
vốn cho những mục đích chính đáng khác như đóng học cho con, trang trải
các khoản chi phí khi ốm đau hay có các nhu cầu đột xuất khác... Việc các
TCTCVM “ưu tiên” cho các khoản vay sản xuất đã phần nào hạn chế khả
năng vay vốn của khách hàng nghèo từ các TCTCVM. Các yếu tố nhân khẩu
học của người vay và giá trị của khoản vay ảnh hưởng không đáng kể đến
khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng. Vì vậy, muốn tăng khả năng tiếp
cận vốn vay của khách hàng, các TCTCVM cần nghiên cứu để đưa ra điều
kiện vay và phát triển các sản phẩm cho vay phù hợp với điều kiện của
khách hàng TCVM, có khả năng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay của
khách hàng.
Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay được sắp xếp theo mức
độ ảnh hưởng thấp dần bao gồm: (1) thủ tục vay, (2) số lượng lao động trong
gia đình người vay, (3) thời hạn vay. Trên thực tế, việc các TCTCVM gia
tăng giá trị khoản vay trung bình để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng
là một xu hướng tất yếu. Quyết định số 20/2017/QĐ – TTg đã nâng mức cho
vay tối đa đối với một khách hàng của TCTCVM bán chính thức là 50 triệu
đồng và Thông tư 03/2018/TT-NHNN cũng quy định tổng dư nợ cho vay của
TCTCVM chính thức đối với một khách hàng TCVM không được vượt quá 50
triệu đồng, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng khác không được vượt
quá 100 triệu đồng, cao hơn mức 30 triệu đồng theo quy định của thông tư số
07/2009/TT-NHNN. Đây là một cơ sở quan trọng để các TCTCVM kể cả chính
thức và bán chính thức có thể gia tăng giá trị khoản vay đối với khách hàng.
Mặc dù, đối tượng khách hàng mà TCTCVM hướng đến là những khách hàng
nghèo nhưng nhiều khách hàng khi đã thoát nghèo, quy mô sản xuất kinh doanh
mở rộng vẫn có nhu cầu tiếp tục vay và vay những khoản vay có giá trị lớn hơn

Tên biến

Hệ số


Hệ số tự do (hệ số chặn)

P-value

1,718545

TUOI

0,003782ns

0,909ns

LAODONG

0,1022414**

0,011**

THOIHAN

0,0611533***

0,000***

LAISUAT

-0,0081705ns

0,477ns


GIOITINH

-0,0097988ns

0,939ns

HOCVAN

0,0706336ns

0,368ns

CHUYENMON

-0,068218ns

0,393ns

ns

0,105ns

0,2256134ns

0,570ns

HONGHEO

0,151747


DIEUKIENVAY
THUTUC

-0,3459569**

0,043**

0,1253

0,0000***

R2
Số quan sát

222

Ghi chú: ***, **, *: có ý nghĩa thống kê tại α = 1%, 5%, 10%
ns: không có ý nghĩa thống kê
Bảng 4.11: Chiều tác động của các nhân tố đến giá trị khoản vay của khách hàng
từ các TCTCVM
Nhân tố

Tên biến

Kỳ vọng
dấu

Kết quả
nghiên cứu


Tuổi của khách hàng
Giới tính khách hàng
Trình độ học vấn của khách
hàng
Trình độ chuyên môn của
khách hàng
Số người trong độ tuổi lao
động của hộ gia đình khách
hàng
Điều kiện kinh tế của khách
hàng
Mục đích sử dụng vốn vay

TUOI
GIOITINH
HOCVAN

+
+

Không có ý nghĩa
Không có ý nghĩa
Không có ý nghĩa

CHUYENMON

-

Không có ý nghĩa


+/-

+

Thời hạn vay
Hình thức trả nợ
Điều kiện vay vốn
Thủ tục giải ngân
Lãi suất

LAODONG
HONGHEO

-

Không có ý nghĩa

MUCDICH

+

THOIHAN

+

Biến bị loại ra khỏi
mô hình
+


HINHTHUCTRAN
O
DIEUKIENVAY
THUTUC

-

LAISUAT

+

Biến bị loại ra khỏi
mô hình
Không có ý nghĩa
-

Kết luận

Kết quả nghiên cứu phù
hợp với giả thuyết

Kết quả nghiên cứu phù
hợp với giả thuyết

Kết quả nghiên cứu phù
hợp với giả thuyết

Không có ý nghĩa

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả



21

22

từ các TCTCVM do họ đã gắn bó với các TCTCVM trong thời gian dài. Bên
cạnh đó, việc tiếp tục cho vay đối với những khách hàng có lịch sử tín dụng tốt,
trung thành sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro và chi phí giao dịch cho các
TCTCVM. Theo kết quả nghiên cứu, thủ tục giải ngân là nhân tố có ảnh hưởng
lớn nhất và ngược chiều đến giá trị khoản vay. Vì vậy, để khách hàng có thể
tiếp cận được các khoản vay có giá trị tăng dần thì các TCTCVM cần đơn
giản, gọn nhẹ các thủ tục cho vay để phù hợp với trình độ của khách hàng
TCVM. Đồng thời cần có những biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết của khách
hàng trong việc hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục vay vốn góp phần nâng cao khả
năng vay của khách hàng.

5.2.2. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước
(i) Đối với Chính phủ: cần bổ sung và hoàn thiện khung pháp luật, tạo cơ
sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của các TCTCVM; bố trí ngân sách cho
phát triển ngành TCVM; thực hiện những chính sách ưu đãi, phát triển cơ sở hạ
tầng hỗ trợ hoạt động của các TCTCVM hướng tới tài chính toàn diện.
(ii) Đối với ngân hàng nhà nước: cần đưa ra cơ chế phù hợp nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các TCTCVM có nhiều cơ hội để tiếp cận với các nguồn
vốn với chi phí phù hợp; chính sách lãi suất ban hành áp dụng cho các
TCTCVM cần mang tính thực tiễn hơn đảm bảo các TCTCVM có thể phát triển
bền vững và có khả năng cạnh tranh với các TCTD khác; cần có cơ chế hỗ trợ
nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi cho các TCTCVM; cần có những chính
sách để “cởi trói” về mặt pháp lý, giúp cho các TCTCVM có thể phát triển các
sản phẩm mới; cần có cơ chế tạo điều kiện cho TCTCVM chính thức có thể phát

triển các sản phẩm tín dụng, tiết kiệm, chuyển tiền thông qua việc tăng dư nợ
cho vay vi mô đối với một khách hàng đồng thời tăng tỷ lệ tổng dư nợ các khoản
cho vay đối với khách hàng khác trong tổng dư nợ; NHNN cần bổ sung và hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của TCTCVM
đảm bảo sự đồng bộ và phù hợp với đặc thù của các TCTCVM. Đồng thời, đẩy
nhanh quá trình thực thi chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các
TCTCVM.
(iii) Đối với Bộ Tài chính: có chính sách thuế, phí phù hợp để hỗ trợ phát
triển hoạt động TCVM; Ban hành chế độ kế toán phù hợp với đặc thù của các
TCTCVM chính thức.
(iv) Đối với UBND các tỉnh: cần tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ cho
TCTCVM phát triển tại địa phương;(v) Với nhóm công tác tài chính vi mô: Cần
thực hiện tốt hơn vai trò kết nối các TCTCVM và khuyến nghị chính sách.

CHƯƠNG 5
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM
5.1. Một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động của tổ chức tài chính
mô tại Việt Nam
5.1.1. Khuyến nghị đối với các tổ chức tài chính vi mô
Để phát triển hoạt động TCVM, TCTCVM cần thực hiện các khuyến
nghị theo thứ tự ưu tiên sau: (i) Cần xây dựng kế hoạch và có lộ trình chính
thức hóa các TCTCVM một cách phù hợp. Các CT/DA TCVM nên chuyển
đổi thành QXH trước khi chính thức hóa; (ii) Cần xác định phạm vi hoạt
động phù hợp với quy mô cũng như khả năng phát triển của TCTCVM. Các
TCTCVM nên phát triển hoạt động trên địa bàn một tỉnh, sau đó mới phát
triển hoạt động ra ngoại tỉnh một cách thận trọng khi đã đạt được những
điều kiện cần thiết nhằm gia tăng mức độ tiếp cận và mức độ bền vững; (iii)
Chủ động khai thác vốn, đặc biệt chú ý phát triển nguồn vốn chủ sở hữu từ
những nguồn phù hợp với loại hình TCTCVM; (iv) Các TCTCVM cần gia

tăng danh mục cho vay bằng cách thiết kế sản phẩm tín dụng theo hướng đa
dạng hóa; điều kiện, thủ tục vay đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt phù hợp với
từng đối tượng khách hàng; áp dụng công nghệ vào sản phẩm để gia tăng
tính cạnh tranh; (v) Tăng cường công tác quản trị và điều hành đặc biệt là
quản trị rủi ro; (vi) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đối với cán bộ tín
dụng nên tuyển dụng người địa phương, bám sát địa bàn hiểu rõ từng đối
tượng khách hàng cũng như lịch sử tín dụng của khách hàng để áp dụng điều
kiện cho vay, thủ tục giải ngân và thu hồi vốn phù hợp đối với từng khách
hàng; (vii) Nâng cao hiểu biết cho khách hàng của TCTCVM về hoạt động
cho vay và đi vay thông qua việc tuyên truyền, mở các lớp tập huấn nâng
cao nhận thức hiểu biết cho khách hàng về kiến thức tài chính; (viii) Hoàn
thiện hệ thống quản lý thông tin.

KẾT LUẬN
Trên cơ sở tập hợp, luận giải, minh chứng, phân tích các dữ liệu của các
TCTCVM thông qua các phương pháp khoa học, Nghiên cứu đã hoàn thành các
nội dung như sau:
Nghiên cứu đã tổng quan và hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động
TCVM của các TCTCVM. Dựa trên tiêu chí đánh giá hoạt động của TCTCVM
dưới góc nhìn của tổ chức là dựa trên 2 tiêu chí : (i) mức độ tiếp cận, (ii) mức độ
bền vững để đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của
TCTCVM thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận và mức độ bền
vững của TCTCVM.
Trên cơ sở (i) Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TCVM
của các TCTCVM, (ii) Đánh giá thực trạng hoạt động TCVM của các TCTCVM
chính thức và bán chính thức tại Việt Nam theo 2 bộ chỉ tiêu là: mức độ tiếp cận


23


24

và mức độ bền vững, (iii) Sử dụng 2 mô hình phân tích các nhân tố ảnh để làm
rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam:
Mô hình 1: Ứng dụng mô hình của Nadiya Marakkath (2014), Luận án
dựa trên các cơ sở lý thuyết và có điều chỉnh, bổ sung thêm biến hình thức pháp
lý để phù hợp với TCTCVM Việt Nam, đề xuất mô hình phân tích nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ bền vững hoạt động (OSS). Kết quả cho thấy có 5 nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ bền vững hoạt động của TCTCVM xếp theo mức độ ảnh
hưởng thấp dần, gồm: (1) hình thức pháp lý của TCTCVM, (2) phạm vi hoạt
động của TCTCVM, (3) cấu trúc vốn, (4) tổng danh mục đầu tư, (5) tỷ lệ rủi ro
của danh mục đầu tư (PAR>30).
Mô hình 2: Luận án dựa trên các cơ sở lý thuyết và có điều chỉnh, bổ sung
thêm 3 biến là trình độ chuyên môn của khách hàng, hình thức trả nợ, điều kiện
vay để đề xuất mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận
vốn vay của khách hàng với TCTCVM theo 2 bước phân tích. Kết quả cho thấy:
có 6 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng với
TCTCVM tại Việt Nam được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng thấp dần, bao
gồm: (1) điều kiện vay, (2) mục đích vay, (3) trình độ học vấn của người vay,
(4) Điều kiện kinh tế của khách hàng vay, (5) số lượng lao động trong gia đình
người vay, (6) giá trị khoản vay; có 3 nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay
được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng thấp dần bao gồm: (1) thủ tục vay, (2) số
lượng lao động trong gia đình người vay, (3) thời hạn vay.
(iv) Dựa trên kết quả nghiên cứu, hai nhóm khuyến nghị nhằm phát triển
hoạt động TCVM của các TCTCVM tại Việt Nam được đưa ra bao gồm:
Một là, khuyến nghị đối với TCTCVM ưu tiên như sau: (1) Cần xây dựng
kế hoạch và có lộ trình chính thức hóa các TCTCVM một cách phù hợp. Các
CT/DA TCVM nên chuyển đổi thành QXH trước khi chính thức hóa; (2) Cần
xác định phạm vi hoạt động phù hợp với quy mô cũng như khả năng phát triển
của TCTCVM. Các TCTCVM nên phát triển hoạt động trên địa bàn một tỉnh,

sau đó mới phát triển hoạt động ra ngoại tỉnh một cách thận trọng khi đã đạt
được những điều kiện cần thiết nhằm gia tăng mức độ tiếp cận và mức độ bền
vững; (3) Chủ động khai thác vốn, đặc biệt chú ý phát triển nguồn vốn chủ sở
hữu từ những nguồn phù hợp với loại hình TCTCVM; (4) Các TCTCVM cần
gia tăng danh mục cho vay bằng cách thiết kế sản phẩm tín dụng theo hướng đa
dạng hóa; điều kiện, thủ tục vay đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt phù hợp với từng
đối tượng khách hàng; áp dụng công nghệ vào sản phẩm để gia tăng tính cạnh
tranh; (5) Tăng cường công tác quản trị và điều hành đặc biệt là quản trị rủi ro;
(6) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đối với cán bộ tín dụng nên tuyển
dụng người địa phương, bám sát địa bàn hiểu rõ từng đối tượng khách hàng
cũng như lịch sử tín dụng của khách hàng để áp dụng điều kiện cho vay, thủ tục
giải ngân và thu hồi vốn phù hợp đối với từng khách hàng; (7) Nâng cao hiểu
biết cho khách hàng của TCTCVM về hoạt động cho vay và đi vay thông qua

việc tuyên truyền, mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức hiểu biết cho khách
hàng về kiến thức tài chính; (8) Hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin.
Hai là, khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam và cơ quan hữu quan: (1)
Bổ sung và hoàn thiện khung pháp luật, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động của
các TCTCVM, (2) Có cơ chế hỗ trợ về vốn, nhân lực, lãi suất, cơ sở hạ tầng,…
phù hợp với đặc thù của TCTCVM nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
TCTCVM có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển một cách bền vững
theo định hướng của chiến lược tài chính quốc gia.
Trong thời gian tới nhu cầu về các sản phẩm tài chính của người nghèo,
những khách hàng thu nhập thấp, khách hàng doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu
nhỏ sẽ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để các TCTCVM có thể trở thành một
trong những lựa chọn tối ưu đối với các khách hàng thì các TCTCVM cần phải
có những chiến lược hành động cụ thể nhằm phát huy những lợi thế của tổ chức.
Căn cứ vào mục tiêu phát triển hoạt động của TCTCVM và dựa trên mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố được đề xuất trong Luận án, các TCTCVM nên lựa chọn
theo thứ tự ưu tiên các khuyến nghị để phát triển hoạt động TCVM dựa trên

nguồn lực của tổ chức.
Trong điều kiện hiện nay chưa cho phép các TCTCVM mở rộng quy mô,
phạm vi hoạt động hay chuyển đổi một cách nhanh chóng. Vì vậy, các
TCTCVM cần phải dựa vào những điều kiện cụ thể của từng tổ chức cũng như
những thay đổi của chế độ, chính sách trong từng thời kỳ để xây dựng lộ trình
phát triển một cách bền vững, không xa rời xứ mệnh, mục tiêu hoạt động ban
đầu là phục vụ khách hàng nghèo, những người thu nhập thấp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án còn một số tồn tại mà trong
giới hạn nghiên cứu chưa được khắc phục: (i) Các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận của TCTCVM với khách hàng từ phía các TCTCVM mới chỉ được
nhận diện và đánh giá thông qua kết quả nghiên cứu định tính. Do đó, chưa
lượng hóa được tác động của từng nhân tố đến khả năng tiếp cận của TCTCVM
với khách hàng từ phía TCTCVM; (ii) Mô hình nghiên cứu định lượng về nhân
tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của khách hàng với TCTCVM từ phía khách
hàng mới đề cập đến khả năng tiếp cận sản phẩm tín dụng vi mô (sản phẩm cốt
lõi của TCTCVM). Trong thời điểm hiện tại, khi các sản phẩm tài chính khác
của TCTCVM chưa phát triển, kết quả nghiên cứu có thể đảm bảo sự phù hợp
nhất định với đặc thù hoạt động của TCTCVM. Tuy nhiên, nếu phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của khách hàng với TCTCVM (bao
gồm khả năng tiếp cận tất cả các sản phẩm, dịch vụ của TCTCVM chứ không
chỉ có sản phẩm tín dụng) thì kết quả nghiên cứu sẽ đầy đủ hơn. Vì vậy, các
nghiên cứu tiếp theo là rất cần thiết để khắc phục những hạn chế trên của
Nghiên cứu.



×