Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Báo cáo khoa học về dạy học Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 22 trang )





BÁO CÁO KHOA HỌC
Đề tài : “SƯU TẦM TƯ LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY
PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT”
Giáo viên thực hiện : VÕ VĂN CHỌN
Đơn vị : Trường THCS Trường Chinh – H. Đông Hoà

Đề tài : “SƯU TẦM TƯ LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY PHÂN MƠN TIẾNG VIỆT”
TỪ ĐỒNG ÂM KHÁC NGHĨA
(Các từ có chữ Đ )
Ăn bánh đa dưới bóng đa
Đá nhầm cục đá trầy da đau dần
Đàn em nghe chò khảy đàn
Đã được ăn món bánh canh đã đời
Đồ dùng này để đồ xôi
Đào đất thành lổ để tôi trồng đào
Lấy đà đà điểu nhảy cao
Qua đèo đòi bạn đèo nhau suốt chiều
Khăn điều ai vắt cành điều
Đặt đó chổ đó được nhiều cá tôm
Cửa đông tấp nập người đông
Ra đồng nhặt được mảnh đồng rất to
Giả đò làm khách đi đò.
Đỡ em để lúc tập bò đỡ đau...
Trương Hải
Sưu Tầm: Võ Văn Chọn
TỪ ĐỒNG NGHĨA
Không ăn thì chẳng được no


Cây lớn có lắm cành to vươn dài
Muốn mau thì phải nhanh tay
Học lười cha mắng mẹ rầy chẳng tha
Mùa lạnh, rét cắt như da
Ra đồng chú ý nhìn xa trông gần
Nấu cơm đun nước đôi lần
Vào cổng rồi mới qua sân vô nhà
Xơi cơm xong chẳng ăn quà
Chén bể bát cũng vỡ ra tan tành
Đến trường tới lớp cho nhanh
Coi báo xem sách cùng anh miệt mài
Nghe trật nên chép vô sai
Hiểu đúng là trúng cả bài thật
nhanh
Chương Dương.
Sưu Tầm: Võ Văn Chọn
TỪ TRÁI NGHĨA
(Trong thành ngữ, tục ngữ )
Sống đục sao bằng thác trong
Trẻ cậy cha, già cậy con của mình
Giày thừa guốc thiếu mới xinh
Thói đời giàu trọng, khó khinh thấy
buồn
Quen tay mềm nắm rắn buông.
Nó lú có chú, nó khôn hơn người
Yêu cho vọt ghét cho chơi
Gian thương đong đầy, bán vơi thêm
lời
Được lòng đất, mất lòng người
Lên xe xuống ngựa cả đời thảnh thơi

Kính trên, nhường dưới bạn ơi!
Vụng chèo khéo chống tạm thời cũng
xong
Méo mó có còn hơn không
Nhiều no dạ, ít no lòng chớ quên
Gặp nhau trước lạ sau quen
Giữ cho trong ấm ngoài êm thuận
hoà.
Trương Hải
Sưu Tầm: Võ Văn Chọn
MÙI VỊ TRONG CUỘC SỐNG
(Mỗi câu có một tính từ)
Nước mặn ở ngoài biển Đông
Nhạt như nước ốc nên không ai màng
Bùi ngậy như hạt lạc rang
Chuối xanh chát phải mang rấm liền.
Hôi như cú ai đến bên
Chanh chua pha nước bỏ thêm đường
vào.
Tanh mùi bùn ở trong ao
Ớt đem ngâm dấm ăn vào đỡ cay
Mía lùi ngọt lòm ăn ngay
Bồ hòn đắng ngắt giặt thay xà
phòng.
Phan Huề
Sưu Tầm: Võ Văn Chọn
PHÂN BIỆT S VÀ X
Nữ sinh xinh đẹp dòu dàng.
Cá sấu xấu xí vào hàng tốp ten.
Giữa hồ hoa súng xen sen.

Cây sanh xanh lá mọc trên núi rừng.
Nấu xôi, sôi phải đậy vung.
Trường Sa xa tít ngoài vùng biển khơi.
Làm sếp, xếp đặt chỗ ngồi.
Nhà máy xay sát nơi giặt là.
Tai nạn xơ sẩy xảy ra.
Phải cùng san sẻ, xẻ chia nỗi buồn.
Nghe sao xao xuyến tâm hồn.
Làm bài sai sót xót lòng mẹ cha.
Mấy lời nhắc nhở chúng ta.
Sờ xờ sử dụng phải tra ngọn nguồn.
Đoàn Ngọc Nghóa
Sưu Tầm: Võ Văn Chọn
CHỚ LẦM L – N
Mười lăm năm tuổi lớn rồi
Chớ nên lên mặt dạy đời ra oai
Không nỡ lỡ hẹn với ai
Cần phải mở lối nối hai ngôi nhà
Thua lỗ nỗ lực gỡ hoà
Chẳng thấy nó ló mặt ra bao giờ
Trâu đầm làm lấm nấm mồ
Trí não lão hoá già giờ hay quên
Về quê nội lội đầm chim
Phút im lặng nặng nề thêm kéo dài
Thanh niên liên tỉnh đua tài
Gà bươi chốc lát nát vài luống rau
Con nai lai giống lớn mau
Bò lao nao núng lo âu buồn phiền
Làm nương lương thực tăng thêm
Về làng nàng thấy yêu miền quê ta.

L – N nói viết rõ ra
Chớ có lầm lẫn người ta chê cười.
Mai Đình Phẩm
Sưu Tầm: Võ Văn Chọn
TỪ TƯNG THANH
VỚI CHỮ C
Gà mái cục cục kiếm mồi
Đàn vòt cạc cạc lội bơi giữa dòng
Ngô rang công cốc ngon không
Vó ngựa cồm cộp đi vòng núi, nương
Xe bò cộc cộc trên đường
Nghe mõ cốc cốc chùa chiền đâu đây
Bẻ gảy cắc cắc cành cây
Gõ cữa cạch cạch mở ngay cho vào
Kéo nhò cò cử buồn sao
Tiếng chày giã gạo bản nào cùm cum
Cãi nhau chí choé om sòm
Đục đá chan chác từng hòn nhỏ to
Chuột kêu chít chít trong kho
Gà con chiêm chiếp ăn no lại nằm.
Đinh Ngọc Nhương.
Sưu Tầm: Võ Văn Chọn
GIA
Gia đình đầm ấm yên vui
Gia nhân đi lại tiến lui trong nhà
Gia tài chia chác lo xa
Nấu thêm gia vò mới là thêm ngon
!
Gia cư thấp bé cỏn con
Gia phong – nếp sống vẫn cần từ

lâu
Mới gia nhập nhóm lần đầu
Hỏi đồ gia dụng để đâu trong nhà
?
Gia phả dòng dõi từ xa
Cậy vào gia thế để mà làm quan
Cuộc đời biết mấy bi hoan ?
Gia cảnh khốn đốn lạc quan mới
là !
Gia trưởng - chủ ở trong nhà
Gia truyền kinh nghiệm để đà
tiến lên
Gia ân cho kẻ lấy hên
Tăng gia sản xuất giàu lên từng
ngày...
Nguyễn Hồng Hà
Sưu Tầm: Võ Văn Chọn
TỪ “ĐÓNG”
Đóng thuế nghóa vụ công dân
Văn thư đóng dấu công văn mỗi ngày
Gió bão phải đóng cửa ngay
Công nhân ở xưởng đóng giầy say mê
Mặt nước đóng băng phẳng lì
Bố tôi đóng cọc để kè bờ ao
Hải Phòng có xưởng đóng tàu
Gạo xuất khẩu phải đóng bao gọn gàng
Bộ đội đóng quân trong làng
Bánh kẹo đóng gói sẳn sàng xuất kho
Đất lành vua chúa đóng đô
Phải đóng học phí mới cho nhập trường

Dùng búa đóng đinh vào tường
Đóng bè chở gỗ trên rừng về xuôi
Bức tranh đã đóng khung rồi
Ngày xưa đóng khố bao đời đã quen
Đóng cầu dao điện sáng lên
Lớn lên em thích đóng phim truyền hình.
Mai Đình Phẩm
Sưu Tầm: Võ Văn Chọn

I. Giới thiệu chung
-
Tập tư liệu này gồm trên 130 văn bản.
-
Hình ảnh biểu tượng cho tập tư liệu :
- Cuối tập tư liệu có trang mục lục để dễ lựa chọn.
-
Thời gian sưu tầm trên hai năm.
- Nguồn gốc tư liệu được sưu tầm từ báo Thiếu
Niên Tiền Phong.
Đề tài : “SƯU TẦM TƯ LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT”
I. GIỚI THIỆU CHUNG

II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Đề tài : “SƯU TẦM TƯ LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY PHÂN MƠN TIẾNG VIỆT”
II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1 Công việc sưu tầm :
- Sưu tầm trên nhiều sách báo, ghi chép
lại những bài viết, văn bản có liên quan
đến bộ môn Tiếng Việt.

- Đặt mua báo : Thế Giới Trong Ta và
Thiếu Niên Tiền Phong, đặc biệt trên
báo Thiếu Niên Tiền Phong có rất nhiều
bài viết, hầu như số nào cũng có tư liệu để
sưu tầm.
- Qua hơn hai năm, bản thân tôi đã cần
mẫn sưu tầm được trên 130 văn bản, làm
nguồn tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy
phân môn Tiếng Việt.

II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Đề tài : “SƯU TẦM TƯ LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY PHÂN MƠN TIẾNG VIỆT”
1 Công việc sưu tầm :
* Tính chất của tư liệu:
* Nội dung văn bản:
-
Nội dung : Lành mạnh - Vui nhộn –
Nhẹ nhàng - Tình cảm.
- Tính chất : + Giải trí - Thư giãn.
+ Triết lý – Giáo dục sâu sắc.
- Ngữ liệu chính xác, phong phú.
II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
I. GIỚI THIỆU CHUNG

II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Đề tài : “SƯU TẦM TƯ LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY PHÂN MƠN TIẾNG VIỆT”
1 Công việc sưu tầm :
* Tính chất của tư liệu:

II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

I. GIỚI THIỆU CHUNG
CHẤN CHỈNH
(láy với CH)
Chán chường mấy gã lớp tôi
Chải chuốt quần áo đua đòi xa hoa.
Chanh chua cái thói ba hoa
Chẳng chăm chỉ học, thích la cà hoài
Chồng chất điểm một, điểm hai
Chậm chạp đến lớp rất hay muộn giờ
Chang chang dãi nắng hàng giờ
Chập choạng tối đã ngủ khò...học đâu
Chan chát cãi lại từng câu
Chống chế tìm cách gãi đầu, gãi tai
Chấn chỉnh mau chớ kéo dài
Chở che giúp bạn nào ai chối từ...
Đinh Ngọc Nhương
Sưu Tầm: Võ Văn Chọn
CHÚ DANH
ANH ĐỘNG VÀ CÔ TÍNH
Chú Danh : chỉ vật, chỉ người.
Này, kia, đó, nọ... chẳng rời xa nhau.
Thường làm chủ ngữ trong câu.
Khi làm vò ngữ đứng sau cô Là.
Anh Động vốn tính khác xa.
Trạng thái, hành động chính là bản thân.
Tham quyền vò ngữ nhiều lần.
Cùng: Hãy, đừng, chớ... hành quân khắp vùng.
Cô Tính hàng xóm lạnh lùng.
Hãy, đừng, chớ... chẳng muốn cùng đứng bên.
Hơi, rất, lắm, quá... bạn hiền.

Đặc điểm, tính chất không phiền l ai.
Tính, Danh, Động thế chẳng sai.
Hiểu họ hơn nữa học bài nhiều hơn.
Nguyễn Văn Phong
Sưu Tầm: Võ Văn Chọn

II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Đề tài : “SƯU TẦM TƯ LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY PHÂN MƠN TIẾNG VIỆT”
1 Công việc sưu tầm
* Tính chất của tư liệu:
* Nội dung văn bản:
* Thể loại văn bản:
Thể loại phong phú, gồm các thể loại
và các mục như sau :
- Thơ lục bát (chiếm đa số) - Thơ 7 chữ -
Thơ 5 chữ
- Thơ vui, thơ trào phúng, châm biếm.
- Vè, Ca dao – Tục ngữ - Thành ngữ.
- Từ điển vui, Phát hiện lý thú, cười tủm
tỉm….
II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
I. GIỚI THIỆU CHUNG

II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Đề tài : “SƯU TẦM TƯ LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY PHÂN MƠN TIẾNG VIỆT”
2- Công việc trình bày – xử lý nội dung
- Tất cả tư liệu sưu tầm, được lên vi tính trình
bày rõ ràng, ghi rõ họ tên tác giả của văn bản.
Truy cập trên mạng tìm những hình ảnh minh
hoạ phù hợp với nội dung văn bản.

- Phân loại tư liệu theo các nhóm kiến thức
sau:
+ Ngữ pháp Tiếng Việt.
+ Phân biệt chính tả.
+ Từ ghép.
+ Từ láy.
+ Thơ vận dụng thành ngữ - tục ngữ –
ca dao.
+ Thơ văn chơi chữ.
+ Thơ có hiện tượng ngữ âm đặc biệt.
- Sắp xếp tư liệu có hệ thống theo thứ tự bài
dạy phù hợp chương trình sách giáo khoa;
theo nội dung chủ đề; theo thứ tự A, B, C….
- Thuyết minh nội dung cụ thể để giảng dạy
cho mỗi bài học.
II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
I. GIỚI THIỆU CHUNG

×