Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tai lieu pascal

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.65 KB, 15 trang )

TURBO PASCAL
BÀI 01 : GIỚI THIỆU VỀ TURBO PASCAL .
I. GIỚI THIỆU VỀ TURBO PASCAL :
1. GIỚI THIỆU :
• Turbo Pascal là ngôn ngữ lập trình cao cấp .
• Turbo Pascal có những đặc điểm nổi bật như sau :
 Là ngôn ngữ có tính đònh kiểu chặt chẻ .
 Là ngôn ngữ mang tính cấu trúc . Tính cấu trúc của Turbo Pascal thể hiện
trên 3 mặt sau :
 Cấu trúc về mặt dữ liệu : Từ các dữ liệu chuẩn hay dữ liệu cấu trúc ,
người lập trình có thể xây dựng các kiểu dữ liệu phức tạp hơn .
 Cấu trúc về mặt lệnh : Từ các lệnh đơn hay lệnh cấu trúc , người lập
trình có thể nhóm chúng lại với nhau và đặt giữa 2 từ khóa BEGIN … END để có được
câu lệnh phức tạp hơn gọi là câu lệnh phức hay câu lệnh ghép .
 Cấu trúc về mặt chương trình : Một chương trình có thể được chia
thành nhiều chương trình con dưới dạng các thủ tục , các hàm , các đơn thể , các đơn vò
độc lập với chương trình chính mà sự tương tác giữa chúng là dữ liệu đưa vào và nhận
lại kết quả .
2. CÁC PHÍM CHỨC NĂNG :
 F1 – Help : phím này dùng để hiển thò thông tin , trợ giúp cho người lập
trình làm việc dễ dàng hơn .
 F2 – Save : phím này dùng để ghi nội dung tập tin vào đóa .
 F3 – Load : phím này dùng để mở một tập tin đã có sẳn trên đóa .
 F9 – Make : phím này dùng để kiểm tra lổi về cú pháp của chương trình .
Vệt sáng báo lổi ở vò trí nào thì lỗi ở ngay vò trí đó .
 Ctrl – F9 ( Run ) : tổ hợp phím này dùng để chạy thử chương trình sau khi
đã kiểm tra xong các lỗi về cú pháp .
 F10 – Menu : phím này sẽ đưa con trỏ lên thanh thực đơn ngang .
FILE EDIT
Khi không muốn làm việc trên thanh thực đơn ngang nữa ta nhấn phím ESC để con
trỏ trở về thân chương trình của Pascal .


II. CƠ SỞ CỦA NGÔN NGỮ TURBO PASCAL :
1. BỘ TỪ VỰNG CỦA TURBO PASCAL :
• Ký tự chữ : a, b , … , z ; A , B , … , Z .
• Ký tự số : 0 , 1 , … , 9 , a , b , … f ( hoặc A , B , … , F ) .
• Ký tự đặc biệt :
 Ký tự đơn : + , - , * , / , …
 Ký tự kép : := ( phép gán ) , < > ( khác nhau ) , < ( nhỏ hơn ) , <=
( nhỏ hơn hoặc bằng ) , …
• Từ khóa là từ riêng của Turbo Pascal như : begin , end , if , then , else , …
• Từ đònh hướng chuẩn .
2. DANH HIỆU :
• Danh hiệu là một chuỗi liên tiếp các ký tự chữ , số , gạch nối và không được ngắt
khoảng bởi khoảng trắng , phím TAB , phím ENTER .
• Danh hiệu bắt đầu bằng ký tự chữ hoặc dấu gạch nối .
• Danh hiệu có chiều dài tùy ý nhưng chỉ có 63 ký tự đầu tiên là có nghóa và không
phân biệt chữ in với chữ thường .

BÀI 02 : MẪU MỘT CHƯƠNG TRÌNH TRONG PASCAL .
1. CẤU TẠO CỦA MỘT CHƯƠNG TRÌNH :
[ PROGRAM < TÊN CHƯƠNG TRÌNH > ; ]
[ PHẦN KHAI BÁO ]
BEGIN
[ CÁC LỆNH ]
END .
2. GIẢI THÍCH :
* [ … ] : Ký hiệu này biểu thò phần bên trong ngoặc có hay không cũng được .
* < … > : Ký hiệu này biểu thò phần bên trong ngoặc bắt buộc phải có .
* PROGRAM , BEGIN , END là các từ khóa .
* Tên chương trình đặt ra phải có ý nghóa đặc trưng cho chương trình . tên phải viết liền nhau hoặc
nối bằng dấu gạch nối , kết thúc phải có dấu chấm phẩy ( ; ) .

* Phần khai báo không nhất thiết phải đầy đủ các khai báo sau đây :
USES TÊN UNIT ;
LABEL KHAI BÁO NHÃN ;
CONST KHAI BÁO HẰNG ;
TYPE KHAI BÁO KIỂU ;
VAR KHAI BÁO BIẾN ;
PROCEDURE KHAI BÁO THỦ TỤC ;
FUNCTION KHAI BÁO HÀM ;
• Khai báo hằng : Khai báo hằng bắt đầu bằng từ khóa CONST sau đó là tên hằng và giá trò
của hằng .
• Khai báo kiểu : Ngoài các kiểu dữ liệu chuẩn , các kiểu dữ liệu tự tạo phải khai báo bằng
từ khóa TYPE .
• Khai báo biến : Các biến được khai báo sau từ khóa VAR , nếu có nhiều biến cùng kiểu dữ
liệu thì giữa chúng phân cách nhau bởi dấu phẩy ( , ) tiếp đó là dấu hai chấm ( : ) rồi đến
kiểu dữ liệu của biến , cuối cùng là dấu chấm phẩy ( ; ) .
• Khai báo thủ tục và hàm :
♣ Nếu là những thủ tục và hàm chuẩn ( có sẵn trong thư viện của Pascal ) thì khi cần sử
dụng ta chỉ việc liệt kê tên thủ tục hoặc hàm tại vò trí ta muốn .
♣ Nếu là những thủ tục và hàm tự tạo thì :
♠ Đối với thủ tục : phải bắt đầu bằng từ khóa PROCEDURE tiếp đó là tên thủ
tục , danh sách các tham số hình thức nếu có thì phải để trong cặp dấu ngoặc
đơn , cuối cùng là dấu chấm phẩy ( ; ) .
♠ Đối với hàm : phải bắt đầu bằng từ khóa FUNCTION tiếp đó là tên hàm ,
danh sách các tham số hình thức nếu có thì phải để trong cặp dấu ngoặc đơn ,
dấu hai chấm và kiểu của hàm , kết thúc là dấu chấm phẩy .
* Bắt đầu viết chương trình phải bằng từ khóa BEGIN và kết thúc bằng từ khóa END cuối cùng
là dấu chấm ( . ) .
* Thân chương trình có thể là các câu lệnh :
• Câu lệnh gán : được thể hiện bằng hai ký hiệu là dấu hai chấm và dấu bằng ( := ) . Câu
lệnh gán có ý nghóa gán giá trò ở bên phải cho một biến ở bên trái .

• Câu lệnh đơn : là câu lệnh thực hiện một tác vụ ( công việc ) . Câu lệnh đơn có thể là câu
lệnh rỗng , câu lệnh tính toán biểu thức hoặc câu lệnh gọi thủ tục hay hàm .
• Câu lệnh cấu trúc : còn gọi là câu lệnh phức là câu lệnh được sử dụng trong trường hợp
nếu ta muốn thực hiện nhiều tác vụ ở nơi mà Pascal chỉ cho phép viết một câu lệnh . Câu
lệnh cấu trúc bao gồm một số các câu lệnh được đặt phân cách nhau bởi dấu chấm phẩy
( ; ) và toàn bộ được đặt giữa hai từ khóa BEGIN và END ;
* Các phép toán thường dùng :
• Các phép toán số học gồm : cộng ( + ) ; trừ ( - ) ; nhân ( * ) ; chia ( / ) .
• Các phép toán quan hệ gồm : bằng nhau “ = ”, nhỏ hơn “ < ”, nhỏ hơn hoặc bằng “ <= ”,
lớn hơn “ > ”, lớn hơn hoặc bằng “ >= ”, khác nhau “ < >” .
• Các phép toán logic gồm : phủ đònh “ not ”, giao “ and ”, hợp “ or ”, chỉ hoặc “ xor ” .
BÀI 03 : XUẤT _ NHẬP DỮ LIỆU TRONG PASCAL .
I. NHẬP DỮ LIỆU :
READ ( DANH SÁCH BIẾN ) ;
READLN ( DANH SÁCH BIẾN ) ;
READLN ;
• Các lệnh này dùng để nhập các giá trò vào từ bàn phím cho danh sách biến theo thứ tự liệt
kê .
• Ta thường dùng để nhập cho các biến có kiểu nguyên , kiểu thực , kiểu ký tự nhưng không
nhập cho kiểu luận lý .
• Sự khác nhau giữa ba câu lệnh trên là sự khác nhau của vò trí con trỏ sau khi kết thúc câu
lệnh :
♣ Cú pháp đầu : Con trỏ ở ngay sau giá trò vừa nhập .
♣ Cú pháp giữa : Con trỏ chuyển xuống đầu dòng tiếp theo .
♣ Cú pháp cuối : Dừng chương trình lại .

II. XUẤT DỮ LIỆU :
WRITE ( Item1 , Item2 , Item3 , … , ItemN ) ;
WRITELN ( Item1 , Item2 , Item3 , … , ItemN ) ;
WRITELN ;

• Các lệnh này dùng để xất dữ liệu ra màn hình .
• Item là các mục cần viết ra ; có thể là một biểu thức , một giá trò , một biến , một hằng , …
• Sự khác nhau giữa ba câu lệnh trên là sự khác nhau của vò trí con trỏ sau khi kết thúc câu
lệnh :
♣ Cú pháp đầu : Con trỏ ở ngay sau giá trò của ItemN .
♣ Cú pháp giữa : Con trỏ chuyển xuống đầu dòng tiếp theo .
♣ Cú pháp cuối : Không in ra gì cả và con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo .
• Chú ý : ( Đònh dạng xuất )
♣ Đối với kiểu nguyên , kiểu ký tự , kiểu luận lý thì ta thường dùng :
WRITE ( BIẾN : m ) ;
WRITELN ( BIẾN : m ) ;
Máy sẽ bố trí giá trò của biến từ bên phải sang bên trái m vò trí . Nếu thừa chỗ nó
sẽ để trống phần bên trái .
♣ Đối với kiểu số thực thì ta thường dùng :
WRITE ( BIẾN : m : n ) ;
WRITELN ( BIẾN : m : n ) ;
Giá trò của biến được viết từ vò trí m tính từ phải sang trái , trong đó có n số thập
phân .
III. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA :
1. Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tam giác khi biết độ dài ba cạnh của
nó .
Program Tam_giac ;
Var
a , b , c : word ;
cv , dt : real ;
Begin
Writeln ( ‘ Chuong trinh tinh chu vi va dien tich hinh tam giac ‘ ) ;
Writeln ( ‘ Khi biet do dai ba canh cua tam giac do ‘ ) ;
Write ( ‘ Nhap vao do dai canh thu nhat a = ‘ ) ;
readln ( a ) ;

Write ( ‘ Nhap vao do dai canh thu hai b = ‘ ) ;
readln ( b ) ;
Write ( ‘ Nhap vao do dai canh thu ba c = ‘ ) ;
readln ( c ) ;
cv := a + b + c ;
dt := sqrt ( (cv/2) * ((cv/2) – a ) * (( cv/2) – b ) * ((cv/2) – c )) ;
writeln ( ‘ Chu vi hinh tam giac la : ‘ , cv :20 : 0 ) ;
writeln ( ‘ Dien tich hinh tam giac la : ‘ , dt :20 : 2 ) ;
readln ;
End .
2. Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình bình hành khi biết độ dài hai cạnh
liên tiếp của nó và góc hợp bởi hai cạnh đó .
Program Hinh_binh_hanh ;
Var
a , b : word ;
goc , cv , dt : real ;
Begin
Writeln ( ‘ Chuong trinh tinh chu vi va dien tich hinh binh hanh ‘ ) ;
Write ( ‘ Khi biet do dai hai canh cua hinh binh hanh ‘ ) ;
Writeln ( ‘ va goc hop boi hai canh do ‘ ) ;
Write ( ‘ Nhap vao do dai canh thu nhat a = ‘ ) ;
readln ( a ) ;
Write ( ‘ Nhap vao do dai canh thu hai b = ‘ ) ;
readln ( b ) ;
Write ( ‘ Nhap vao goc hop boi hai canh do goc = ‘ ) ;
readln ( goc ) ;
cv := ( a + b ) * 2 ;
dt := a * b * sin ( goc ) ;
writeln ( ‘ Chu vi hinh binh hanh la : ‘ , cv :20 : 0 ) ;
writeln ( ‘ Dien tich hinh binh hanh la : ‘ , dt :20 : 2 ) ;

readln ;
End .
BÀI 04 : BIẾN VÀ CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN TRONG PASCAL .
I. BIẾN :
• Biến là một đại lượng có thể thay đổi giá trò trong khi chạy chương trình .
• Tên biến là tên của ô nhớ chứa dữ liệu ( chứa giá trò của biến ) .
• Tên biến là một chuỗi liên tiếp các chữ cái , chữ số , dấu gạch nối . Ký tự đầu tiên phải
là một chữ cái ; không được dùng các từ khóa , các ký tự đặc biệt .
• Khai báo biến :
VAR
Tênbiến1 , tênbiến2 , … , tênbiếnN : Kiểu dữ liệu của biến ;
II. CÁC KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN TRONG PASCAL :
Các kiểu dữ liệu trong Pascal do Pascal đònh nghóa sẵn , ta khai báo xong thì có thể sử dụng
1. KIỂU NGUYÊN :

Tên kiểu Phạm vi sử dụng Kích thước vùng nhớ
Byte 0 → 255 1 byte
Word 0 → 65535 2 bytes
Shortint - 128 → 127 1 byte
Integer -32768 → 32767 2 bytes
Longint - 2,14 tỷ → 2,14 tỷ 4 bytes
• Khi cộng , trừ , tính toán , ta phải lưu ý đến phạm vi sử dụng vì nếu
vượt quá phạm vi giới hạn cho phép thì máy sẽ báo lỗi hoặc cho ra
kết quả sai .
• Có hai phép toán dùng cho số nguyên là :
♣ MOD là phép chia lấy phần dư .
♣ DIV là phép chia lấy phần nguyên .
• Ví dụ : 5 mod 2 → Kết quả là : 1
5 div 2 → Kết quả là : 2
( Vì 5 chia 2 được 2 dư 1 ) .

2. KIỂU THỰC :

Tên kiểu Phạm vi sử dụng Kích thước vùng nhớ
Real - 2,9 . 10
39
→ 1,7 . 10
38
6 bytes
• Ta dùng dấu ‘.’ Thay cho dấu ‘,’ để ngăn cách giữa phần nguyên
và phần thập phân .
• Ta nên đònh dạng biến khi xuất kết quả ( cách viết có quy cách ) .
• Ta không được sử dụng các phép toán MOD và DIV cho số thực .
3. KIỂU KÝ TỰ :

Tên kiểu Phạm vi sử dụng Kích thước vùng nhớ
Char 256 ký tự trong bảng mã ASCII 1 byte
• Chỉ nhận một ký tự .
• Phải được dặt giữa hai dấu nháy .
Ví dụ : ‘A’ ; ‘B ’ ; ‘1 ’ ; ‘a’ ; …
• Dùng dấu # với mã ASCII .
Ví dụ : # 65 ≈ ‘A’
4. KIỂU LOGIC :

Tên kiểu Phạm vi sử dụng Kích thước vùng nhớ
Boolean Chỉ nhận một trong hai giá trò
TRUE hoặc FALSE
1 byte
• Ta thường gặp ở một số mệnh đề toán học , một câu nói , …
• Các phép toán sử dụng : > ; < ; >= ; <= ; < > ; AND ; OR ;
NOT ; XOR ( nếu khác nhau cho ra giá trò TRUE , giống nhau cho ra

giá trò FALSE ) .
IV. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA :
1. Viết chương trình nhập vào một ký tự chữ thường rồi đổi thành chữ hoa .
Program Doi_chu_thuong_ra_chu_hoa ;
Var
a , b , ch : char ;
Begin
Writeln ( ‘ Chuong trinh doi chu thuong ra chu hoa ‘ ) ;
Writeln ( ‘ ………………………………………………………………………………… ‘ ) ;

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×