Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài bọ ánh kim Oides sp. (Coleoptera: Chrysomelidae) hại hồi và biện pháp phòng trừ tại Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.79 MB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC
LOÀI BỌ ÁNH KIM OIDES SP. (COLEOPTERA:
CHRYSOMELIDAE) HẠI HỒI VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ
TẠI LẠNG SƠN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC
LOÀI BỌ ÁNH KIM OIDES SP. (COLEOPTERA:
CHRYSOMELIDAE) HẠI HỒI VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ
TẠI LẠNG SƠN


Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 9620112

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. Phạm Thị Vƣợng
GS.TS. Phạm Quang Thu

Hà Nội, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị
nào. Các tài liệu trích dẫn đƣợc chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đã đƣợc cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Bùi Văn Dũng


ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận án này, trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Phạm Thị Vƣợng, GS.TS. Phạm Quang Thu, GS.TS. Hà Quang Hùng
đã dành cho tôi nhiều thời gian quí báu, sự quan tâm, tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt chặng đƣờng làm nghiên cứu sinh và hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Viện, các nhà khoa hoc, lãnh đạo
và cán bộ của Bộ môn Chẩn đoán Giám định Dịch hại & Thiên địch - Viện Bảo vệ
thực vật đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài. Trân trọng cảm ơn TS. Đặng Thị Đáp, GS.TS. Nguyễn Viết
Tùng và các nhà khoa học đã quan tâm, trao đổi, góp ý cho tôi trong quá trình thực
hiện công trình nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn, UBND các xã Tân Đoàn, Tràng Phái, Khánh Khê và Sở
Khoa học & Công nghệ, sở NN&PTNT, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn đã
nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các các Thầy giáo, Cô giáo, Ban Đào tạo sau
đại học, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và làm luận án.
Lòng biết ơn sâu sắc xin đƣợc gửi tới những ngƣời thân trong gia đình, tới
tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
làm nghiên cứu sinh và hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Bùi Văn Dũng



iii

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Các ký hiệu và chữ viết tắt

viii

Danh mục bảng

ix

Danh mục hình


xii
MỞ ĐẦU

1

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

2

Mục đích, yêu cầu của đề tài

3

2.1

Mục đích

3

2.2

Yêu cầu

3


3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

3.1

Ý nghĩa khoa học của đề tài

3

3.2

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3

4

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4

4.1

Đối tƣợng nghiên cứu

4


4.2

Phạm vi nghiên cứu

4

5

Những đóng góp mới của đề tài

4

Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG

6

QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Cơ sở khoa học của đề tài

6

1.2.

Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc

7

1.2.1


Tầm quan trọng, ý nghĩa kinh tế cây hồi và sâu hại của chúng

7

1.2.1.1

Tầm quan trọng, ý nghĩa kinh tế cây hồi

7

1.2.1.2

Sâu bệnh hại hồi

8

1.2.2

Nghiên cứu về bọ ánh kim hại cây hồi

9


iv

1.2.2.1

Thành phần loài


9

1.2.2.2

Đặc điểm phát sinh và gây hại

10

1.2.3

Biện pháp phòng trừ sâu hại cây hồi

13

1.3

Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc

14

1.3.1

Tầm quan trọng, ý nghĩa kinh tế của cây hồi

14

1.3.2

Nghiên cứu về bọ ánh kim và sâu bệnh hại hồi


15

1.3.3

Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của một số loài sâu hại hồi

21

1.3.4

Biện pháp phòng trừ sâu hại cây hồi

31

1.4

Nhận xét chung và những vấn đề quan tâm

32

Chƣơng 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

33

NGHIÊN CỨU
2.1

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

33


2.1.1

Một vài nét về địa điểm nghiên cứu

33

2.1.2

Địa điểm nghiên cứu

34

2.2

Thời gian nghiên cứu

35

2.3

Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

35

2.3.1

Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

35


2.3.2

Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu trong nhà lƣới và ngoài đồng

35

ruộng
2.4

Nội dung nghiên cứu

35

2.5

Phƣơng pháp nghiên cứu

36

2.5.1

Điều tra, xác định thành phần loài sâu hại và thiên địch quan

36

trọng trên cây hồi tại Lạng Sơn
2.5.1.1

Điều tra, thu thập xác định thành phần sâu hại cây hồi


36

2.5.1.2

Đặc điểm hình thái và gây hại của một số loại sâu hại quan trọng

38

trên cây hồi
2.5.1.3

Điều tra, thu thập xác định thành phần thiên địch trên cây hồi

38

2.5.2

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài bọ ánh kim Oides sp.

39

2.5.2.1

Xác định loài bọ ánh kim Oides sp. hại cây hồi

39


v


2.5.2.2. Đặc điểm hình thái của bọ ánh kim Oides sp.

39

2.5.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học bọ ánh kim Oides sp.

41

2.5.3.

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học, diễn biến số lƣợng loài Oides

47

sp.
2.5.3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ, ẩm độ, lƣợng mƣa đến thời

47

điểm trứng nở của BAK Oides sp.
2.5.3.2

Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ tuổi cây hồi, các hƣớng rừng khác

48

nhau, vị trí đồi khác nhau và yếu tố lâm sinh đến diễn biến mật
độ sâu non và trƣởng thành của bọ ánh kim tại Lạng Sơn, năm
2013 và 2014

2.5.4.

Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bọ ánh kim Oides sp.

2.5.4.1. Nghiên cứu phòng trừ BAK bằng biện pháp lâm sinh và cơ giới

48
48

vật lý
2.5.4.2. Phòng chống bọ ánh kim bằng sử dụng các loài thiên địch

51

2.5.4.3. Phòng chống bọ ánh kim bằng một số thuốc sinh học

55

2.5.4.4. Phòng chống bọ ánh kim bằng biện pháp hóa học

57

2.5.4.5. Nghiên cứu xây dựng mô hình phòng chống tổng hợp bọ ánh

58

kim Oides sp. với sự tham gia của cộng đồng.
2.5.4.6. Phƣơng pháp tính toán xử lý số liệu

59


Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

60

3.1.

Thành phần loài sâu hại và thiên địch trên cây hồi tại Lạng Sơn

60

3.1.1.

Điều tra, thu thập xác định thành phần sâu hại cây hồi

60

3.1.2.

Đặc điểm hình thái và gây hại của một số loại sâu hại quan trọng 65
trên cây hồi

3.1.2.1. Sâu đo hoa Pogonopygia nigralbata Warrant

65

3.1.2.2. Rệp muội nâu Aphis aurantii

67


3.1.2.3. Rệp muội xanh Polytrichaphis fragilis

68

3.1.3.

Thành phần thiên địch trên cây hồi

69

3.2.

Xác định tên khoa học, đặc điểm hình thái, sinh học cơ bản của

72


vi

loài Oides sp.
3.2.1.

Xác định loài bọ ánh kim Oides sp. hại cây hồi

72

3.2.2.

Đặc điểm nhận dạng của BAKĐM Oides duporti Laboissiere


74

3.2.3.

Tìm hiểu phổ ký chủ của BAKĐM Oides duporti

85

3.2.4.

Đặc điểm sinh học của loài bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti

89

3.2.4.1. Thời gian sống và khả năng sinh sản của trƣởng thành

89

3.2.4.2. Thời gian phát triển, vòng đời bọ ánh kim đồi mồi (Oides

99

duporti)
3.2.4.3. Tỉ lệ hoàn thành phát triển các pha của Oides duporti

103

3.2.4.4. Mức độ gây hại của bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti

104


3.3.

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của bọ ánh kim đồi mồi

105

Oides duporti
3.3.1.

Mức độ tiêu thu thức ăn của loài bọ ánh kim đồi mồi Oides

105

duporti
3.3.2.

Quy luật phát sinh gây hại của loài Oides duporti theo các thời

107

kỳ vật hâu của cây hồi ở Lạng Sơn
3.3.3.

Ảnh hƣởng của nhiệt độ, ẩm độ, lƣợng mƣa đến thời điểm trứng nở

108

3.3.4.


Ảnh hƣởng của độ tuổi cây hồi đến diễn biến mật độ sâu non và

110

trƣởng thành của bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti tại Lạng
Sơn, năm 2013 và 2014
3.3.5.

Ảnh hƣởng của các hƣớng rừng hồi đến diễn biến mật độ sâu

112

non và trƣởng thành của Oides duporti tại Lạng Sơn, năm 2013
và 2014.
3.3.6

Ảnh hƣởng của các vị trí khác nhau của rừng hồi đến diễn biến

113

mật độ sâu non và trƣởng thành của Oides duporti tại Lạng Sơn,
năm 2013 và 2014.
3.3.7

Ảnh hƣởng của yếu tố lâm sinh đến diễn biến mật độ sâu non và

115

trƣởng thành của Oides duporti tại Lạng Sơn, năm 2013 và 2014.
3.4.


Nghiên cứu biện pháp phòng chống bọ ánh kim đồi mồi Oides

117


vii

duporti theo hƣớng quản lý dịch hại tổng hợp
3.4.1.

Phòng chống bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti bằng biện pháp

117

lâm sinh và cơ giới vật lý
3.4.2.

Phòng chống bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti bằng sử dụng

119

các loài thiên địch
3.4.2.1

Thành phần thiên địch của bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti

120

3.4.3.


Phòng chống bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti bằng một số

128

thuốc BVTV sinh học
3.4.4.

Phòng chống bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti bằng biện pháp

132

hóa học
3.4.5.

Mô hình áp dụng các biện pháp phòng chống bọ ánh kim đồi mồi

134

Oides duporti theo hƣớng quản lý dịch hại tổng hợp
3.4.6.

Đề xuất quy trình quản lý tổng hợp bọ ánh kim đồi mồi hại cây

139

hồi ở tỉnh Lạng Sơn
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

142


1.

Kết luận

142

2.

Đề nghị

143

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG

144

BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

145

PHỤ LỤC

155


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Chữ viết tắt

Từ viết tắt

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

BAK

Bọ ánh kim

3

BAKĐM

Bọ ánh kim đồi mồi

4

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn


5

BPSD

Bộ phận sinh dục

6

cs.

Cộng sự

7

CT

Công thức

8

FAO

Tổ chức Nông lƣơng thế giới (Food and
Agriculture Organization)

9

IPM


Quản lý dịch hại tổng hợp

10

KHCN

Khoa học - công nghệ

11

NXB

Nhà xuất bản

12

RH

Ẩm độ tƣơng đối của không khí (%)

13

PTNT

Phát triển nông thôn

14

ÔTC


Ô tiêu chuẩn

15

STT

Số thứ tự

16

toC

Nhiệt độ không khí (độ C)

17

TT

Trƣởng thành

18

WA

Thạch nƣớc


ix

DANH MỤC BẢNG

Tên bảng

STT

Trang

3.1

Phân bố các nhóm sâu hại trên cây hồi ở Lạng Sơn, 2013 -2015

60

3.2

Thành phần sâu hại hồi tại Lạng Sơn, 2013-2015

62

3.3

Phân bố của các thiên địch trên cây hồi ở Lạng Sơn, 2013 -2015

70

3.4

Các loài thiên địch trên cây hồi ở tỉnh Lạng Sơn, 2013-2015

70


3.5

Kích thƣớc trƣởng thành BAKĐM Oides duporti (Viện Bảo vệ

77

thực vật, 2013 -2014)
3.6

Đặc điểm ổ trứng của BAKĐM Oides duporti năm 2013-2014

79

3.7

Kích thƣớc các tuổi sâu non của BAKĐM Oides duporti (Lạng

82

Sơn và Viện BVTV, 2014)
3.8

Kích thƣớc nhộng của BAKĐM Oides duporti (Lạng Sơn và Viện

84

BVTV, 2014)
3.9

Phổ ký chủ của BAKĐM Oides duporti hại hồi (Lạng Sơn, 2013-


85

2015)
3.10

Tuổi thọ và tỉ lệ giới tính của trƣởng thành loài Oides duporti qua

91

các đợt nuôi (Viện Bảo vệ thực vật và Văn Quan - Lạng Sơn,
2013-2014)
3.11

Sức đẻ trứng của trƣởng thành cái loài Oides duporti qua các đợt

92

nuôi (Viện Bảo vệ thực vật và Văn Quan - Lạng Sơn, 2013-2014)
3.12

Thời gian giao phối và đẻ trứng của trƣởng thành cái loài Oides

93

duporti qua các đợt nuôi (Viện Bảo vệ thực vật và Văn Quan Lạng Sơn, 2013-2014)
3.13

Thời điểm trứng BAKĐM xuất hiện và nở trên cây hồi tại Lạng


95

Sơn, 2013-2015
3.14

Thời gian trứng BAKĐM tại Lạng Sơn, năm 2013 (ngày)

96

3.15

Tình hình đẻ trứng của BAKĐM trong các đợt thí nghiệm (Văn

96

Quan, năm 2014)


x

3.16

Sức sống của trứng BAKĐM qua đông tại Văn Quan - Lạng Sơn,

97

2014-2015
3.17

Thời gian trứng của BAKĐM tại Văn Quan - Lạng Sơn, 2014-


98

2015
3.18

Tình hình nở BAKĐM non của trứng đình dục năm 2015

98

3.19

Vòng đời của loài Oides duporti qua các đợt nuôi (Viện Bảo vệ thực

101

vật và Văn Quan - Lạng Sơn, 2013-2014)
3.20

Thời gian phát dục các tuổi sâu non loài Oides duporti qua các đợt

102

nuôi (Viện BVTV và Văn Quan - Lạng Sơn, (2013-2014)
3.21

Tỉ lệ hoàn thành phát triển các pha của BAKĐM Oides duporti ở

103


các mức nhiệt độ khác nhau (Viện BVTV, 2013-2014)
3.22

Tình hình gây hại của loài bọ ánh kim đồi mồi hại cây hồi ở tỉnh

104

Lạng Sơn, năm 2013-2014
3.23

Khả năng tiêu thụ thức ăn của pha sâu non và pha trƣởng thành

106

Oides duporti (Viện Bảo vệ thực vật, 2014).
3.24

Khả năng tiêu thụ thức ăn của pha sâu non và pha trƣởng thành

106

loài Oides duporti (Viện Bảo vệ thực vật, 2014).
3.25 Thời điểm trứng nở của BAKĐM Oides duporti (Lạng Sơn, 2012-

109

2016)
3.26

Kết quả phòng trừ BAKĐM Oides duporti bằng biện pháp cơ giới


117

vật lý tại Văn Quan, Lạng Sơn, 2014
3.27

Kết quả phòng trừ giai đoạn tiền nhộng - nhộng BAKĐM Oides

119

duporti bằng biện pháp thủ công (Lạng Sơn, 2013-2014)
3.28

Thành phần thiên địch của Oides duporti hại cây hồi ở tỉnh Lạng

121

Sơn, 2013-2015
3.29

Khả năng chích hút số lƣợng vật mồi Oides duporti của loài

123

Cazira horvathi (Văn Quan - Lạng Sơn, 2013-2014)
3.30

Thành phần và tỷ lệ các loài nấm ký sinh tự nhiên trên BAKĐM
Oides duporti hại hồi (Lạng Sơn, 2014)


125


xi

3.31

Đánh giá khả năng ký sinh của một số nguồn nấm đã phân lập ở

125

BAKĐM hại hồi trong phòng thí nghiệm (Viện BVTV, 2014)
3.32

Tỉ lệ nấm ký sinh trở lại BAKĐM hại hồi tại (Viện BVTV, 2014)

126

3.33

Đánh giá khả năng gây chết BAKĐM Oides duporti hại hồi của

127

một số nguồn nấm đã đƣợc phân lập trong nhà lƣới (Viện BVTV,
2014)
3.34

Hiệu lực của chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae và nấm


128

Beauveria bassiana phòng trừ BAKĐM hại hồi ngoài đồng ruộng
(Lạng Sơn, 2014)
3.35

Kết quả phòng trừ sâu non BAKĐM Oides duporti bằng thuốc

129

sinh học và chế phẩm sinh học (Lạng Sơn, 2013)
3.36

Hiệu lực phòng trừ tiền nhộng và nhộng BAKĐM (Oides duporti)

130

(Lạng Sơn, 2013-2014)
3.37

Hiệu lực phòng trừ trƣởng thành BAKĐM Oides duporti bằng

131

thuốc sinh học trong điều kiện nhà lƣới (Lạng Sơn, 2013)
3.38

Hiệu lực phòng trừ sâu non Oides duporti bằng thuốc hóa học

132


ngoài tự nhiên (Lạng Sơn, 2013)
3.39

Hiệu lực phòng trừ trƣởng thành BAKĐM (Oides duporti) bằng

133

thuốc hóa học trong điều kiện nhà lƣới (Lạng Sơn, 2013)
3.40

Kết quả áp dụng biện pháp phòng chống BAKĐM theo hƣớng

135

quản lý dịch hại tổng hợp của đề tài (Lạng Sơn, 2014)
3.41

Đánh giá mô hình quản lý tổng hợp bọ ánh kim đồi mồi Oides

136

duporti (Tân Đoàn, Văn Quan, 2013-2014)
3.42

Kết quả mô hình phòng chống tổng hợp bọ ánh kim đồi mồi Oides
duporti so với đối chứng (Tân Đoàn, Văn Quan, 2013-2014)

137



xii

DANH MỤC HÌNH
Tên hình

STT

Trang

3.1

Bọ ánh kim hoa Oides leucomelaena

61

3.2

Bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti

61

3.3

Sâu đo hoa Pogonopygia nigralbata (a. đực mặt trên, b. đực mặt

66

dƣới, c. cái mặt trên, d. cái mặt dƣới
3.4


Sâu non sâu đo hoa

67

3.5

Nhộng sâu đo hoa

67

3.6

Rệp muội nâu Aphis aurantii (a. loại hình không cánh; b. loại hình

68

có cánh; c. búp hồi bị rệp hại)
3.7

Rệp muội xanh Polytrichaphis fragilis

69

3.8

Trƣởng thành bọ ánh kim đồi mồi (con đực bên trái, cái bên phải)

75


3.9

Bộ phận sinh dục của BAKĐM đực (a), cái (b)

75

3.10

Bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti (a) đầu và mảnh lƣng ngực

76

trƣớc, (b) râu hàm dƣới và râu môi dƣới, (c) râu đầu
3.11

Bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti (a) cánh, (b) chân

77

3.12

Bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti (a) Ổ trứng, (b)trứng

78

3.13

Sâu non bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti (a). tuổi 1; (b). tuổi 2;

80


(c) tuổi 3
3.14

Sâu non BAKĐM (a), mặt trên đầu; (b) mặt dƣới đầu

80

3.15

Sâu non BAKĐM (mặt trên của đầu)

81

3.16

Sâu non BAKĐM (a) Phần lƣng bụng BAKĐM; (b) các u thịt và

81

lỗ thở BAKĐM; (c) đốt cuối của phần bụng
3.17

Kích thƣớc của BAKĐM qua các tuổi

82

3.18

Bọ ánh kim đồi mồi (Giai đoạn tiền nhộng)


83

3.19

Bọ ánh kim đồi mồi (a. nhộng; b. mặt lƣng của nhộng; c. trƣởng

84

thành mới vũ hóa)
3.20

Diễn biến quá trình vũ hóa BAKĐM tại huyện Văn Quan, Lạng

89


xiii

Sơn, 2013
3.21

Cây hồi 12 tuổi (bên trái) bị BAKĐM phá hại

90

3.22

Một số cây hồi bị BAKĐM phá hại nặng


90

3.23

BAKĐM đẻ trứng

92

3.24

Trứng BAKĐM tách ra khỏi ổ trứng

92

3.25

BAKĐM giao phối

93

3.26

Ổ trứng BAKĐM mới đẻ

93

3.27

Diến biến quá trình nở trứng của BAKĐM


94

3.28

Nuôi bọ ánh kim đồi mồi trong lồng lƣới ở điều kiện tự nhiên

95

3.29

Ổ trứng bọ ánh kim đồi mồi

95

3.30

Trứng BAKĐM mới đẻ

98

3.31

Trứng BAKĐM sắp nở

98

3.32

Ổ trứng BAKĐM sắp nở


98

3.33

Sâu non BAKĐM mới nở

99

3.34

Sâu non BAKĐM thải phân ra lá

99

3.35

BAKĐM đang lột xác

99

3.36

Cắm que đánh dấu nhộng BAKĐM dƣới tán cây hồi

100

3.37

Căng lƣới theo dõi nhộn BAKĐM vũ hóa trƣởng thành


100

3.38

BAKĐM lột xác sang tuổi 3

101

3.39

Các pha của BAKĐM

101

3.40

Quy luật phát sinh gây hại của loài Oides duporti theo các thời kỳ

108

vật hậu của cây hồi ở Lạng Sơn
3.41

Diễn biến mật độ BAKĐM Oides duporti trên các cây hồi có độ

110

tuổi khác nhau Lạng Sơn, 2013
3.42


Diễn biến mật độ BAKĐM Oides duporti trên các rừng hồi có độ

111

tuổi khác nhau Lạng Sơn, 2014
3.43

Diễn biến mật độ BAKĐM Oides duporti theo các hƣớng rừng hồi

112

khác nhau Lạng Sơn, 2013
3.44

Diễn biến mật độ BAKĐM Oides duporti theo các hƣớng rừng hồi

112


xiv

khác nhau Lạng Sơn, 2014
3.45

Diễn biến mật độ BAKĐM Oides duporti theo các vị trí khác nhau

114

Lạng Sơn, 2013
3.46


Diễn biến mật độ BAKĐM Oides duporti theo các vị trí khác nhau

114

Lạng Sơn, 2014
3.47

Điều tra diễn biến mật độ BAKĐM Oides duporti trên rừng hồi

115

3.48

Diễn biến mật độ BAKĐM Oides duporti trên các kiểu rừng hồi

116

trồng khác nhau Lạng Sơn, 2013
3.49

Diễn biến mật độ BAKĐM Oides duporti theo các vị trí rừng hồi

116

khác nhau Lạng Sơn, 2014
3.50

Căng nilon hứng BAKĐM


118

3.51

BAKĐM rơi xuống nilon

118

3.52

Xới đất phá tổ nhộng

118

3.53

Tổ nhộng bị vỡ và nhộng chết sau khi xới

118

3.54

Bọ ngựa xanh ăn trƣởng thành Oides duporti

120

3.55

Bọ xít Eocanthecona concinna trích hút sâu non Oides duporti


120

3.56

Bọ xít cổ ngỗng đỏ sp.2 trích hút trƣởng thành BAKĐM

121

3.57

Bọ xít cổ ngỗng đỏ sp.1 trích hút trƣởng thành BAKĐM

121

3.58

Bọ xít đỏ lƣng gồ Cazira horvathi trích hút sâu non Oides duporti

122

3.59

Bọ xít Panthous sp. trích hút trƣởng thành Oides duporti

122

3.60

Ong ký sinh trứng Oides duporti


122

3.61

Nấm Beauverina basiana ký sinh trƣởng thành BAKĐM

122

3.62

Nấm Metarhizium anisopliae ký sinh sâu non BAKĐM

122

3.63

Bọ xít bắt mồi Cazira horvathi chích hút vật mồi

124

3.64

Nấm ký sinh trở lại BAKĐM hại hồi (Viện BVTV, 2014)

126

3.65

Chụp lƣới theo dõi trƣởng thành vũ hóa sau khi rắc


131

3.66

Nhộng BAKĐM bị nhiễm nấm trắng Beauveria bassiana

131

3.67

Phun thuốc phòng trừ BAKĐM lên cây hồi

132

3.68

Trƣởng thành BAKĐM chết sau khi phòng trừ bằng thuốc sinh học

132


xv

3.69

Cây hồi ngoài mô hình không phòng trừ BAKĐM, năm 2013

138

3.70


Cây hồi ngoài mô hình sau 1 năm không phòng trừ BAKĐM, năm

138

2014
3.71

Rừng hồi trong mô hình phòng chống BAKĐM

138

3.72

Rừng hồi ngoài mô hình không phòng chống BAKĐM

138

3.73

Quả hồi ngoài mô hình không phòng chống BAKĐM, phòng

138

chống BAKĐM


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây hồi (Illicium verum Hook) là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao đóng vai
trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo của đồng
bào dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Tất cả các sản phẩm từ quả, thân lá hồi đều đƣợc sử dụ
dƣới dạng thô hoặc dạng tinh dầu (Cổng thông tin điện tử huyện Văn Quan, tỉnh
Lạng Sơn, 2014).
Quả hồi sấy (hoặc phơi) khô, thƣờng gọi là “hoa hồi” là sản phẩm tiêu thụ
chủ yếu trên thị trƣờng. Quả hồi khô có hƣơng vị đặc biệt, đƣợc sử dụng đa mục
đích, rộng rãi khắp nơi trên thế giới, dùng trong chế biến thực phẩm, dƣợc phẩm,
mỹ phẩm, thức ăn gia súc...(Lƣơng Đăng Ninh, 2010).
Tinh dầu hồi đƣợc chiết suất từ quả và thân lá hồi, có thành phần chủ yếu là
anethole (ƣớc tính chiếm khoảng 80% - 90%), đƣợc dùng làm hƣơng liệu trong sản
xuất rƣợu thơm, trong công nghiệp thực phẩm, dƣợc phẩm. Trong công nghiệp hóa
chất, dầu hồi và các tinh chất nhƣ oleom anisi stellati, anethole, anisi aldehyde và
anisonitrile...đƣợc sử dụng làm hƣơng liệu cao cấp, là thành phần quan trọng để sản
xuất nƣớc hoa và các hóa mỹ phẩm khác. Trong những năm gần đây, dầu hồi đƣợc
quan tâm hơn trong việc sử dụng chúng là nguyên liệu chính để sản xuất tamiflu
chữa bệnh cúm gia cầm (Lƣơng Đăng Ninh, 2010; 2013).
Ngoài tác dụng nêu trên, hồi là một vị thuốc đƣợc dùng trong cả đông y và tây y.
Tây y dùng làm thuốc trung tiện, giúp tiêu hóa, lợi sữa, tác dụng lên hệ thần kinh và cơ...
Trong đông y hồi có tác dụng đuổi hàn, kiện tỳ, khai vị, dùng chữa đau bụng, bụng đầy
chƣớng, giải độc của thịt cá...(Báo khoa học và phát triển điện tử, 2014; Cao Anh
Đƣơng, 2102; Lƣơng Đăng Ninh, 2010).
Tại Lạng Sơn, cây hồi đƣợc đồng bào các dân tộc trồng từ hàng thế kỷ nay. Đây
là loài cây đặc sản thuộc nhóm cây lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn đƣợc
Cục sở hữu trí tuệ bầu chọn nằm trong tốp 10 sản phẩm thiên nhiên tốt nhất Việt Nam
(Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2012). Cây hồi Lạng Sơn ngoài ý nghĩa lớn về
kinh tế còn mang một sắc thái nhân văn tốt đẹp, đó là tính kế thừa truyền thống từ đời



2

này qua đời khác một cách có ý thức (Cổng thông tin điện tử huyện Văn Quan, tỉnh
Lạng Sơn, 2014; Kiểm lâm vùng I, 2014).
Mặc dù cây hồi đã đƣợc trồng ở Lạng Sơn hàng trăm năm, xong những ghi
nhận về thành phần sâu hại trên cây hồi hầu nhƣ rất ít. Trong những năm gần đây,
do giá trị, diện tích hồi gia tăng, cùng với biến đổi khí hậu... đã tác động đến sinh
thái rừng hồi, dẫn đến nhiều loài sâu bệnh phát sinh và gây hại cây hồi. Đặc biệt, từ
năm 2010 trở lại đây, một loài sâu hại thuộc họ ánh kim (gọi là bọ ánh kim) đã
bùng phát thành dịch với mật độ tăng rất nhanh qua hàng năm, trung bình 500-800
con/cây, cao điểm lên tới trên 1.300 con/cây. Bọ ánh kim cả sâu non và trƣởng
thành đều gây hại cây hồi, hại búp, lá non, hoa và hại cả quả hồi. Khi mật độ bọ ánh
kim cao chúng cắn trụi hết các lá non, ngọn làm cây xơ xác không thể phục hồi
ngay trong năm đó và năm tiếp theo để có thể ra hoa đậu quả. Vì thế, năng suất chất
lƣợng hoa hồi giảm súc nhanh chóng, thậm chí nhiều diện tích trồng hồi mất trắng,
không cho thu hoạch. Năm 2012 có khoảng 500 ha rừng hồi bị bọ ánh kim gây hại
(Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn, 2102), đến năm 2014 diện tích đã tăng lên
là 2.474,3 ha (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn, 2014) bọ ánh kim gây hại tập
trung ở các rừng hồi thuộc huyện Lộc Bình, Văn Quan và Cao Lộc. Bọ ánh kim là
loài có khả năng bay khỏe, di chuyển tốt, nên chúng phát tán nhanh, mạnh, gây hại
lớn trên diện rộng. Mặc dù, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai biện pháp hoá học để phòng
trừ bọ ánh kim, nhƣng hiệu quả phòng trừ không cao. Do chƣa có các nghiên cứu
về bọ ánh kim hại hồi, nên việc phòng chống gặp rất nhiều khó khăn và kém hiệu
quả. Trƣớc yêu cầu của thực tiễn sản xuất, để có cơ sở khoa học đề xuất các giải
pháp phòng chống hiệu quả, việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của
chúng là hết sức cần thiết. Với những lý do nêu trên nghiên cứu sinh đã tiến hành
đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài bọ ánh kim Oides sp.
(Coleoptera: Chrysomelidae) hại hồi và biện pháp phòng trừ tại Lạng Sơn.



3

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định đƣợc thành phần sâu hại cây hồi, giám định đến loài và nghiên cứu
đặc điểm sinh học, sinh thái học, diễn biến mật độ, sự gây hại của bọ ánh kim Oides
sp., đề xuất và áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp bọ ánh kim đạt hiệu quả kinh tế,
phục vụ sản xuất hồi bền vững tại Lạng Sơn.
2.2. Yêu cầu
- Điều tra, xác định đƣợc thành phần sâu hại hồi và thiên địch của chúng tại
Lạng Sơn.
- Giám định đƣợc đến loài và nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh
thái học của bọ ánh kim hại hồi Oides sp.
- Nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng chống bọ ánh kim hại hồi theo hƣớng
quản lý dịch hại tổng hợp, áp dụng hiệu quả vào sản xuất hồi tại Lạng Sơn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài đã bổ sung những dẫn liệu về thành phần sâu hại, xác định loài có vai
trò gây hại chủ yếu trên cây hồi tại Lạng Sơn với các đặc điểm phát sinh, gây hại
của chúng.
Đã nghiên cứu, cung cấp các dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học,
sinh thái học cũng nhƣ biện pháp quản lý tổng hợp bọ ánh kim Oides duporti
Laboissier hại hồi hiệu quả, bền vững tại Lạng Sơn.
Là tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu, giảng viên và sinh viên các
trƣờng đại học, cao đẳng quan tâm đến thành phần và biện pháp phòng chống sâu
hại trên cây nông lâm nghiệp nói chung bọ ánh kim nói riêng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận án đã cung cấp các dữ liệu về các loài sâu hại quan trọng trên cây
hồi với những đặc điểm nhận dạng, phát sinh, gây hại cũng nhƣ thiên địch trên
rừng hồi, giúp cán bộ quản lý, chỉ đạo sản xuất và ngƣời trồng hồi chủ động phòng

chống chúng.


4

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học quy luật
phát sinh, phát triển của bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti Laboissier và Quy trình
phòng chống chúng theo hƣớng IPM đã giúp các cơ quan chỉ đạo sản xuất, ngƣời
trồng hồi có cơ sở áp dụng thành công vào thực tiễn, giảm thiểu việc sử dụng hoá
chất độc hại, an toàn cho môi trƣờng, gia tăng sản xuất và xuất khẩu hồi hiệu
quả, bền vững cho Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Bọ ánh kim Oides sp. và thiên địch của chúng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về nội dung của luận án:
- Xác định thành phần loài sâu hại và thiên địch quan trọng trên cây hồi tại
Lạng Sơn.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
(tuổi cây, hƣớng rừng, địa hình, kiểu rừng và ẩm độ) của bọ ánh kim Oides sp.
- Nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng chống bọ ánh kim Oides sp. theo
hƣớng quản lý dịch hại tổng hợp.
Phạm vi thực hiện về thời gian và không gian của luận án:
- Thời gian thực hiện từ năm 2013-2016
- Các nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Viện Bảo vệ thực vật, các rừng hồi thuộc
huyện Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình, Bình Gia và Văn Lãng của tỉnh Lạng Sơn.
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Xác định đƣợc thành phần 36 loài sâu hại (bổ sung 2 loài vào danh mục sâu
hại hồi là: bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti Laboissier và sâu đo hoa Pogonopygia
nigralbata Warrant) và 30 loài thiên địch trên cây hồi, trong đó có 10 loài là thiên

địch của bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti Laboissier.
- Xác định bọ ánh kim hại hồi Oides sp. ở Lạng Sơn là loài Oides duporti
Laboissier (Bọ ánh kim đồi mồi; BAKĐM) cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc
điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của chúng.


5

- Nghiên cứu, đề xuất đƣợc các giải pháp mới phòng chống hiệu quả cao bọ ánh
kim đồi mồi Oides duporti (thủ công, sinh học và hóa học). Đề xuất quy trình phòng
chống bọ ánh kim hại hồi theo hƣớng IPM đƣợc công nhận là Tiến bộ kỹ thuật, áp
dụng thành công trên diện tích hơn 3.200 ha đạt hiệu quả kỹ thuật trên 85%, bảo vệ
môi trƣờng, góp phần đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hồi cho Việt Nam.


6

Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây hồi phân bố ở vùng sinh thái hẹp trên thế giới, chỉ trồng đƣợc ở một
phần diện tích của tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc và một
phần diện tích của tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh của Việt Nam.
Hồi ở Lạng Sơn có chất lƣợng tinh dầu tốt và nổi tiếng với tên gọi “hồi xứ Lạng”.
Lạng Sơn đã trồng đƣợc 33.400 ha rừng hồi chiếm 71% tổng diện tích rừng hồi của
cả nƣớc. Sản lƣợng quả hồi (hoa hồi) khô đạt trên 6.500 tấn trong năm 2010, đem lại
giá trị xuất khẩu khoảng 600 - 650 tỷ đồng/năm, đây là một trong những sản phẩm
xuất khẩu chủ lực của tỉnh Lạng Sơn (Cao Anh Đƣơng, 2012). Cây hồi đã thực sự
làm thay đổi đời sống kinh tế của nhiều vùng dân cƣ và góp phần xoá bỏ tập quán
du canh, du cƣ của đồng bào các dân tộc sống ở vùng có hồi.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây loài bọ ánh kim Oides sp. đã bùng phát
và gây hại nghiêm trọng trên vùng hồi tại tỉnh Lạng Sơn, làm giảm năng suất, chất
lƣợng của hồi. Những diện tích hồi bị bọ ánh kim Oides sp. gây hại đã làm giảm
năng suất và chất lƣợng quả hồi, nếu chúng gây hại nặng làm cho cây không thể hồi
phục vào các năm sau, thậm chí bị chết hàng loạt. Các công trình nghiên cứu về bọ
ánh kim Oides sp. trên cây trồng nói chung và trên cây hồi nói riêng ở nƣớc ta chƣa
nhiều. Các kết quả nghiên cứu còn tản mạn chƣa đủ cơ sở khoa học và thực tiễn đề
xuất các biện pháp phòng trừ chúng hiệu quả. Chính vì vậy, khi dịch bọ ánh kim
gây hại trên cây hồi xảy ra, các cơ quan chức năng đã chỉ đạo nhân dân sử dụng chủ
yếu thuốc bảo vệ thực vật hóa học để phòng trừ, nhƣng hiệu quả thấp.
Việc sử dụng thuốc hóa học phòng trừ BAK không chỉ làm tăng chi phí sản
xuất, tồn dƣ thuốc BVTV trong sản phẩm, ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, do
rừng hồi nằm trên các đồi núi cao, đã ảnh hƣởng đến sức khoẻ ngƣời lao động.
Thiệt hại vẫn ngày càng gia tăng cả về diện tích và mức độ, còn làm giảm khả năng
xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam.


7

Khác với hệ sinh thái nông nghiệp cây ngắn ngày, hệ sinh thái rừng hồi có
thời gian hình thành phát triển tƣơng đối dài, thành phần chủng loài trong sinh
quần đa dạng và phong phú, có tính ổn định tƣơng đối cao. Chính vì thế, biện
pháp phòng trừ tổng hợp bọ ánh kim Oides sp. nói riêng và dịch hại trong rừng
hồi nói chung chắc chắn có những điểm khác biệt, không thể áp dụng nhƣ đối với
lúa và cây trồng ngắn ngày khác. Việc phòng trừ một loài sâu hại cây trồng cần có
những hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, quy luật phát sinh
gây hại của chúng.
Xuất phát từ luận điểm cơ bản trên và yêu cầu bức thiết của sản xuất hiện tại
và lâu dài, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài theo trình tự qua các bƣớc: Điều tra
xác định thành phần, mức độ phổ biến của các loài sâu hại đặc biệt là tác hại của bọ

ánh kim Oides sp. ở các rừng hồi. Đi sâu tìm hiểu đặc điểm sinh học và diễn biến số
lƣợng quần thể của loài bọ ánh kim Oides sp. chịu tác động của một số yếu tố ngoại
cảnh. Thử nghiệm và phát triển các biện pháp phòng trừ có hiệu quả, thích hợp với
điều kiện sinh thái và canh tác vùng hồi tại Lạng Sơn.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc
1.2.1. Tầm quan trọng, ý nghĩa kinh tế cây hồi và sâu hại của chúng
1.2.1.1. Tầm quan trọng, ý nghĩa kinh tế cây hồi
Cây hồi là tên gọi chung của chi Illicium thuộc họ Illiciaceae. Chi hồi Illicium
gồm 40 loài có nguồn gốc nhiệt đới (Đông Nam Á), Đông Nam nƣớc Mỹ, vùng biển
Caribê và một phần lãnh thổ của Mehico. Theo thống kê, vùng Châu Á có 5 loài hồi,
loài I. anisatum hay còn gọi là hồi Nhật Bản phân bố ở Nhật Bản và Đài Loan. Loài
I. arborescens phân bố ở Đài Loan, loài I. henryi và I. lanceolatum phân bố ở phía
Nam của Trung Quốc và loài I. verum có nguồn gốc ở phía Nam của Trung Quốc và
Việt Nam. Hầu hết các loài cây hồi kể trên đều sống ở vùng núi cao trong những
rừng cây lá rộng của rừng nhiệt đới ẩm. Loài I. verum đƣợc ghi nhận có nhiều công
dụng nhất trong đời sống của ngƣời dân Châu Á và trong y học (Buhtan Ministry of
Agriculture, 2006; truy cập ngày 20/4/2013).


8

Cây hồi là cây dƣợc liệu quý có giá trị kinh tế rất lớn trong đời sống của ngƣời
dân Châu Á. Sự phát hiện mới về công dụng của tinh dầu hồi trong bào chế tamiflu
càng làm tăng thêm vị thế của nó trong chế biến thực phẩm và dƣợc liệu cho ngành
tân dƣợc. Mặc dù cây hồi đa giá trị, đƣợc sử dụng phổ biến khắp các châu lục, nhƣng
trên thế giới có ít nƣớc trồng đƣợc hồi, thậm chí trong một nƣớc, một tỉnh, một huyện
không phải đâu cũng trồng đƣợc hồi hiệu quả, phạm vi phân bố của cây hồi rất hẹp.
Nguyên nhân là do cây hồi ƣa lớp đất mặt dày, độ phì cao, thoát nƣớc tốt, có độ pH
từ 5-8, đặc biệt là đất Feralit màu đỏ, màu nâu đến màu vàng. Địa hình 300-400m,
với nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 18-220C và tổng lƣợng mƣa

trung bình năm 1.400 - 1.600 mm. Trên thế giới các nghiên cứu về hồi nói chung, đặc
biệt về sâu bệnh hại cây hồi rất ít đƣợc quan tâm nghiên cứu và công bố.
1.2.1.2. Sâu bệnh hại hồi.
Chúng tôi đã thu thập các nguồn thông tin đƣợc đăng tải, xuất bản của nhiều
nƣớc trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên nƣớc có nhiều thông tin về cây hồi
và sâu bệnh hại hồi nhất trên thế giới là Trung Quốc. Gần đây các nhà khoa học
Trung Quốc cho biết, đã ghi nhận đƣợc một số loài sâu hại trên cây hồi nhƣ loài bọ
xít lƣng gồ Pseudodoniella sp. và một số loài sâu họ Geometridae thuộc bộ cánh
vảy Lepidoptera gây hại khá nghiêm trọng trên cây hồi. Chúng gây hại trên các
phần non, ngọn non của cây làm cho các búp non, ngọn non bị mù, cây không thể
sinh trƣởng, ra hoa, kết quả đƣợc. Ngoài ra, chúng ăn trụi lá, cây không còn lá để
quang hợp, mất khả năng phục hồi dẫn đến cành khô héo và chết toàn bộ cây
(Yuelan, 2004; http://agriculturalindustry. info/Plant/Star-anise-plant-diseases-andInsect-Pests-Control-Act-29053.html, ngày truy cập 24/5/2013).
Tác giả Hook (2009) nhận định trên loài đại hồi I. verum, các loài nấm gây hại
là vấn đề cần phải quan tâm, bởi cây hồi sinh trƣởng trong điều kiện độ ẩm cao, rất
thuận lợi cho các loài nấm bệnh phát triển (Hook, 2009). Những ghi nhận về sâu bệnh
hại trên cây hồi, nơi đƣợc coi là quê hƣơng của cây hồi (Trung Quốc) cũng khá hiếm.
Trong một nghiên cứu của Yuelan (2004) về cây hồi đã phát hiện ra loài sâu hại mới
Pseudodoniella sp. gây hại trên cây hồi ở tỉnh Quảng Đông từ tháng 5 cho đến đầu


×