Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông thôn ở thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.74 KB, 24 trang )

yên môn, X4 = Thất nghiệp,
X6 = Số người phụ thuộc, F2= Nhóm khả năng F3= Nhóm sinh kế và F4= Nhóm điều
kiện kinh tế - xã hội, chính sách; trong đó có 02 giá trị âm:
- X1= Tuổi: biến tuổi có giá trị âm, cho thấy tuổi của người lao động phi nông
nghiệp không có nhu cầu việc làm, phản ánh tuổi của lao động tuổi càng cao thì khả
năng tìm kiếm việc làm càng thấp. Kết quả nhu cầu việc làm của người lao động phi
nông nghiệp mong muốn tập trung ở lao động trẻ hơn sẽ tạo được nguồn thu nhập
cao hơn; tuổi càng cao thì gặp cản trở vì sức khỏe, nên không đảm bảo công việc
được tốt, nhưng một số công việc khác cũng gián tiếp (nội trợ, giữ trẻ) giúp người
lao động phi nông nghiệp trong gia đình giảm các chi phí lúc khó khăn.
- F3= Nhóm sinh kế (có 03 nhân tố: số người phụ thuộc, lợi nhuận, thất
nghiệp): biến nhóm sinh kế có giá trị âm, cho thấy số người phụ thuộc ít (hoặc không
có), lợi nhuận thấp, không thất nghiệp thì người lao động phi nông nghiệp cũng luôn
cần có nhu cầu việc làm để đảm bảo cuộc sống của họ, do phần lớn người lao động
phi nông nghiệp không có đất sản xuất của riêng mình.
Tóm lại, qua kết quả đã phân tích như trên nhu cầu việc làm của người lao
động nông thôn trong khu vực nông thôn đang có chiều hướng tăng, do các điều kiện
kinh tế - xã hội tại khu vực nông thôn có sự phát triển như: chuyển dịch giống cây
trồng vật nuôi, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hình thành các khu đô thị mới, các
trung tâm thương mại,… được quy hoạch và triển khai; do đó, người lao động trong
khu vực nông thôn có nhiều cơ hội tìm kiếm và lựa chọn việc làm phù hợp với năng
lực của bản thân và điều kiện của gia đình người lao động, tạo nguồn thu nhập tốt
hơn.
Trên cơ sở phân tích hồi quy, với kiểm định Chi bình phương (χ2- Chi-square)
để kiểm định giả thuyết không có sự khác biệt về nhu cầu việc làm giữa các nhóm
đối tượng lao động nông nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp và lao động
phi nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ.
Bảng 4.2: Kiểm định giả thuyết nhu cầu việc làm và đối tượng lao động
Đối tượng lao động
Lao động nông nghiệp
Lao động làm thuê trong nông


nghiệp
Lao động phi nông nghiệp
Tổng

Có nhu cầu
việc làm
Quan
(%)
sát

Không có nhu
cầu việc làm
Quan
(%)
sát

Tổng

136

32,6

74

65,5

210

98


23,5

12

10,6

110

43,9
27
23,9
100,0
113
100,0
Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ kết quả điều tra 530 quan sát TPCT, 2015-2016.

210
530

183
417

Với kết quả kiểm định Chi bình phương χ2 = 40,31 và mức khác biệt 1%, cho
thấy có sự khác biệt về nhu cầu việc làm của lao động nông thôn giữa lao động nông
nghiệp, lao động làm thuê trong nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp ở thành
18


phố Cần Thơ, hay nói cách khác là bác bỏ giải thuyết không có sự có sự khác biệt về
nhu cầu việc làm của lao động nông thôn.

 Đối với lao động nông nghiệp: lao động nông nghiệp có nhu cầu việc
làm,họ mong muốn có công việc thường xuyên (do sản xuất theo mùa vụ, có thời
gian rảnh rỗi), nên họ tìm kiếm công việc phù hợp với năng lực và kinh nghiệm sản
xuất nông nghiệp của mình để tạo thêm thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trên nguồn
lực sẵn có là đất đai sản xuất của mình, như hợp tác với các doanh nghiệp hoặc tham
gia tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp.
 Đối với lao động làm thuê trong nông nghiệp: kết quả quan sát cho thấy
người lao động thuê nông nghiệp có trình độ thấp (có trường hợp không biết chữ),
có độ tuổi lao động từ 45-60 tuổi, có trường hợp dù tuổi đã quá tuổi lao động theo
quy định nhưng còn khả năng lao động vẫn tiếp tục tham gia làm thuê trong sản xuất
nông nghiệp (do họ đã có kinh nghiệm trong việc làm thuê trong sản xuất nông
nghiệp). Bên cạnh đó, trong gia đình số người phụ thuộc có ảnh hưởng rất lớn đối
với người lao động làm thuê trong nông nghiệp (lao động chính của gia đình), nên
người lao động làm thuê trong nông nghiệp rất cần việc làm để tạo thêm nguồn thu
nhập trang trải các khoản chi tiêu trong gia đình, phản ánh người lao động thuê nông
nghiệp có nhu cầu việc làm cao.
 Đối với lao động phi nông nghiệp: với các chính sách phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động),
người lao động trong nông thôn có khuynh hướng chuyển sang lao động phi nông
nghiệp, góp phần và tạo điều kiện cho lao động phi nông nghiệp có nhiều cơ hội về
việc làm (như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, kinh tế hộ gia đình theo mô
hình kết hợp; phát triển mạnh các làng nghề truyền thống đi đôi với xây dựng làng
nghề mới, phát triển tiểu thủ công nghiệp tại các xã, chế biến nông - thủy sản,…);
bên cạnh đó, nhu cầu việc làm của người lao động phi nông nghiệp tập trung ở lao
động trẻ hơn, cơ hội được đào tạo nghề và làm việc trong môi trường mang tính
chuyên môn cao và thu nhập cao hơn.
4.5 Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở
nông thôn thành phố Cần Thơ
 Giải pháp chủ yếu đối với lao động nông nghiệp
- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã.
- Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn.
 Giải pháp chủ yếu đối với lao động làm thuê trong nông nghiệp có nhu
cầu việc làm
- Lao động làm thuê tham gia các lớp đào tạo nghề sử dụng cơ giới, máy móc
trong sản xuất nông nghiệp.
- Lãnh đạo địa phương khuyến khích phát triển các mô hình trang trại, mô
hình sản xuất nông nghiệp có sử dụng nhiều lao động.
- Lao động làm thuê tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã.
- Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ vay vốn cho người lao động.
19


 Giải pháp chủ yếu đối với lao động lao động phi nông nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tạo việc làm cho người lao động ở vùng nông thôn qua chính sách giải quyết
việc làm.
- Tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn qua xuất khẩu lao động.
Tóm lại, trên cơ sở các giải pháp đã đề xuất cho từng đối tượng lao động nêu
trên, luận án kiến nghị lãnh đạo của thành phố, các cấp, các ngành và địa phương có
liên quan cần tập trung một số giải pháp trọng tâm để góp phần thúc đẩy kinh tế nông
nghiệp phát triển và giải quyết tốt công tác lao động, việc làm và góp phần thúc đẩy
kinh tế - xã hội tại địa phương nói riêng và thành phố nói chung cùng phát triển đồng
bộ.
- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn),
trong đó: Phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã.
- Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn, trong đó, chú
trọng đào tạo nghề cho người xuất khẩu lao động.

- Phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển các mô hình trang trại, mô hình sản
xuất nông nghiệp có sử dụng nhiều lao động.
- Thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư, trong đó tập trung phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
- Giải quyết tốt chính sách giải quyết việc làm, tạo việc làm cho người lao
động ở vùng nông thôn.
- Mở rộng đối tượng được vay vốn tạo việc làm.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp 530 người trong độ tuổi lao động., và được sử
dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) và mô hình
hồi quy (Binary Logistic) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm
của người lao động nông thôn tại 4 huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ, có thể rút
ra những kết luận như sau:
- Thực trạng công tác giải quyết việc làm, đã góp phần cải thiện tình trạng thất
nghiệp thông qua chính sách việc làm, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường đào tạo
nghề công lập, cải thiện cơ chế hỗ trợ thu hút đầu tư,… Tuy nhiên, thực trạng công
tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đạt hiệu quả cao, chưa thật sự đáp ứng
nhu cầu của địa phương, người lao động chưa tìm được việc làm sau học nghề, cơ sở
đào tạo thiếu trang thiết bị thực hành, nặng về lý thuyết, thời gian đào tạo nghề không
phù hợp; do đó, trong công tác đào tạo nghề cần có sự khảo sát, đánh giá về nhu cầu
đào tạo theo từng đối tượng lao động nông thôn, phù hợp với điền kiện tại địa
phương,… để có cơ sở góp phần vào việc giải quyết tốt công tác giải quyết việc làm
cho người lao động sau khi đào tạo nghề trên địa bàn thành phố.
- Lao động động nông thôn đa phần có nhu cầu việc làm, với lý do là mong
muốn có thu nhập để ổn định cuộc sống; tuy nhiên, từ kết quả phân tích hồi quy thì
có sự khác biệt về nhu cầu việc làm giữa các nhóm đối tượng lao động trong nông
thôn, và đã làm rõ về giả thuyết nghiên cứu đặt ra. Trong cả 3 nhóm đối tượng lao
20



động thì có chung các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao động nông
thôn gồm: tuổi, tích lũy, thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
lao động, chính sách đầu tư cho giáo dục, chính sách đào tạo nghề, chính sách việc
làm, chính sách vay vốn và thông tin việc làm. Ngoài ra, đối với lao động nông nghiệp
thì các nhân tố: đất sản xuất, tình trạng sức khỏe, tuyển dụng lao động của doanh
nghiệp, mức lương trả cho người lao động, hiệu quả của các chương trình đào tạo
nghề, nơi làm việc, an toàn lao động có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao
động; còn đối với đối tượng lao động làm thuê trong nông nghiệp và đối tượng lao
động phi nông nghiệp thì các nhân tố: trình độ học vấn, trình chuyên môn, kinh
nghiệm làm việc và số người phụ thuộc có ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của lao
động.
- Trong thời gian tới các giải pháp để thực hiện tốt công tác giải quyết việc
làm, đào tạo nghề nhằm góp phần giúp người lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu
việc làm như sau: (1) Đối với người lao động nông nghiệp: đẩy mạnh chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; phát triển kinh tế hộ gia đình; phát triển kinh tế
tập thể, nòng cốt là hợp tác xã; đẩy mạnh công tác dạy nghề cho người lao động ở
nông thôn. (2) Đối với lao động phi nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu ngành công
nghiệp; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo việc làm cho người lao động ở vùng
nông thôn qua chính sách giải quyết việc làm; tạo việc làm cho người lao động ở
nông thôn qua xuất khẩu lao động. (3) đào tạo nghề sử dụng được cơ giới hóa trong
sản xuất nông nghiệp (sử dụng máy kéo, máy gieo hạt, máy cấy, máy thu hoạch),
lãnh đạo địa phương khuyến khích phát triển các mô hình trang trại, mô hình sản
xuất nông nghiệp có sử dụng nhiều lao động, tích cực tham gia các tổ hợp tác, hợp
tác xã làm các dịch vụ sản xuất nông nghiệp như: cấy, bón phân, thuốc, làm đất, thu
hoạch (lúa, rau màu, mía, đậu,…).
5.2 Kiến nghị
- Để có giải pháp toàn diện về giải quyết việc làm cho lao động của thành phố
và khắc phục các hạn chế mà đề tài đã nêu, cần có nghiên cứu về thị trường cung cầu lao động cho từng nền kinh tế, từng khu vực kinh tế, từng địa phương, từng vùng;

trong đó, cần xem xét đến quá trình hội nhập quốc tế, trình độ của người lao động,
nhu cầu tuyển dụng lao động của nhà đầu tư nước ngoài, tính thời vụ của việc làm,
sự tác động từ các chính sách của Trung ương và địa phương ảnh hưởng đến người
lao động như thế nào.
- Lãnh đạo của thành phố và các cấp, các ngành và địa phương, hàng năm cần
có khảo sát, đánh giá về công tác đào tạo nghề và công tác giải quyết việc làm để có
cơ sở bố trí nguồn kinh phí đối ứng và các nguồn lực thực hiện các chương trình, dự
án hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động nông thôn; trong đó, cần tập trung đầu tư,
phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, xây dựng hoàn thiện các điều kiện nâng cao
chất lượng đào tạo nghề, và huy động nhiều thành phần xã hội tham gia dạy nghề.

21



×