Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Luận án tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 187 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH PHONG

PHÕNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN

TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ

Ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số: 9.38.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Cao Thị Oanh

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Phòng ngừa tình hình tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chƣa
đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và
kế thừa đều đƣợc trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.

Nghiên cứu sinh



Nguyễn Thanh Phong


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG I
1.1
1.2

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

9
15
21

1.3
1.4

Đánh giá tình hình nghiên cứu
Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

22

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH


24

CHƢƠNG 2

HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
THỰC HIỆN
2.1
2.2
2.3
CHƢƠNG 3

3.1
3.2

Khái niệm, chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm do ngƣời
chƣa thành niên thực hiện
Mục đích, ý nghĩa và các nguyên tắc của phòng ngừa tình
hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện
Cơ sở và các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm do
ngƣời chƣa thành niên thực hiện
TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH
HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ
Tình hình phòng ngừa tình hình tội phạm do ngƣời chƣa
thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam bộ
Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm do ngƣời chƣa
thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam bộ.

24

36
45
64

64
69

CHƢƠNG 4

DỰ BÁO VÀ TĂNG CƢỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH
HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ

96

4.1.

Dự báo tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực
hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam bộ trong thời gian tới
Các giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa tình hình tội phạm do
ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây
Nam bộ

96
105

KẾT LUẬN

143


4.2.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

CAND

Công an nhân dân

CTN

Chƣa thành niên

GS

Giáo sƣ

HĐND

Hội đồng nhân dân

NCS


Nghiên cứu sinh

NCTN

Ngƣời chƣa thành niên

Nxb

Nhà xuất bản

PCTP

Phòng chống tội phạm

PNTP

Phòng ngừa tội phạm

TAND

Tòa án nhân dân

THTP

Tình hình tội phạm

TNB

Tây Nam Bộ


TS

Tiến sĩ

UBND

Ủy ban nhân dân

UNICEF

Quỹ nhi đồng liên hợp quốc

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

1. Sơ đồ 2.1 Mô hình cơ chế tâm lý, xã hội của hành vi phạm tội cụ thể.......... 48
2. Sơ đồ 3.1 Sự phối hợp của các chủ thể trong công tác tuyên truyền phòng
chống tội phạm. .............................................................................................. 90
3. Sơ đồ 3.2 Sự phối hợp của các chủ thể trong phát hiện xử lý tội phạm. ....... 91
4. Sơ đồ 3.3:Sự phối hợp của các chủ thể trong công tác giúp đỡ đối tƣợng tái
hòa nhập cộng đồng. ..................................................................................... .92

5. Sơ đồ 3.4:Sự phối hợp giữa các chủ thể trong công tác đƣa đối tƣợng vào
trƣờng giáo dƣỡng. ........................................................................................ 93


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc thế hệ thanh, thiếu niên Việt
Nam luôn thể hiện đƣợc vai trò là lực lƣợng xung kích, đi đầu trong mọi phong trào
cách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu đã khởi xƣớng và lãnh
đạo. Thực tiễn đã chứng minh lực lƣợng thanh, thiếu niên Việt Nam đã có những
đóng góp vô cùng to lớn vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thống nhất
tổ quốc và trong giai đoạn hiện nay đất nƣớc ta đang trong quá trình đổi mới và hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì đòi hỏi lực lƣợng thanh, thiếu niên cần phát
huy nhiều hơn nữa tinh thần yêu nƣớc, yêu quê hƣơng, dám nghĩ, dám làm sẵn sàng
cống hiến cho tổ quốc, cho đồng bào. Nhƣ chủ tịch Hồ Chí Minh đã kỳ vọng: “Non
sông Việt Nam có trở nên tƣơi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bƣớc tới đài
vinh quang hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…”.
[50, Tr.32].
Xác định vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên nên trong quá trình lãnh
đạo đất nƣớc Đảng ta luôn quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng cho thế hệ thanh
thiếu niên. Nhiều chủ trƣơng, nghị quyết đã đƣợc Đảng ta đề ra để chỉ đạo định
hƣớng về công tác thanh niên. Nghị quyết 25 của ban chấp hành Trung ƣơng Đảng,
khoá X khẳng định: “Thanh niên là lực lƣợng xã hội to lớn, một trong những nhân
tố quan trọng quyết định tƣơng lai, vận mệnh dân tộc; là lực lƣợng chủ yếu trên
nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hi sinh, gian khổ, sức khoẻ và
sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn
năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm
nên thanh niên cần sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trƣớc và toàn xã hội” [2,
tr.1].Tuy nhiên, bên cạnh đại đa số thanh, thiếu niên tích cực học tập, rèn luyện

phấn đấu vƣơn lên để trở thành ngƣời có ích cho xã hội, xứng đáng với vai trò, vị trí
và sự quan tâm của toàn xã hội thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên
1


thiếu tu dƣỡng rèn luyện, phai nhạt lý tƣởng, giảm sút niềm tin, sống thực dụng,
thích hƣởng thụ, xa rời truyền thống văn hoá dân tộc, không chấp hành pháp luật…
từ đó dẫn đến suy thoái về phẩm chất đạo đức, lệch chuẩn, hƣớng ngoại, dễ mắc các
tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, thậm chí trở thành tội phạm. Theo thống kê của Bộ
công an, trong thời gian từ năm 2006-2010 tỷ lệ phạm pháp hình sự trong lứa tuổi
thanh, thiếu niên (từ 14 đến 30) ở nƣớc ta chiếm 80-85% bình quân 40 đến 50 ngàn
vụ một năm. Trong đó, đáng chú ý số đối tƣợng là NCTN ( từ 14 đến dƣới 18 tuổi)
chiếm 32,9% tổng số đối tƣợng phạm tội [14, tr.2]. Điều đó cho thấy sự “trẻ hoá”
của thành phần đối tƣợng phạm tội. Đặc biệt càng nguy hiểm hơn khi số đối tƣợng
CTN không chỉ gây ra những loại tội phạm ít nghiêm trọng mà đã gây ra những loại
tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Thực trạng đó đặt
ra nhiệm vụ cấp bách cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội phải tập trung nghiên
cứu, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp kiềm chế, kéo giảm
THTP trong thanh, thiếu niên nói chung và NCTN nói riêng.
Qua tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết 09/NQ-CP và chƣơng trình quốc
gia PCTP (1998-2010) của ban chỉ đạo 138/CP, 5 năm thực hiện Chỉ thị 48/CT-TW
của Bộ chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTP trong
tình hình mới (2010-2014), công tác PCTP ở nƣớc ta đã thu đƣợc nhiều kết quả
quan trọng, góp phần tích cực giữ gìn trật tự, kỷ cƣơng pháp luật, phục vụ công
cuộc phát triển đất nƣớc.Tuy nhiên, qua tổng kết vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại,
THTP vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều loại tội phạm chƣa đƣợc kiềm chế, xuất
hiện một số phƣơng thức thủ đoạn phạm tội mới, tội phạm xuyên quốc gia… mà
đặc biệt là sự gia tăng tội phạm trong lứa tuổi CTN. Nguyên nhân của tình hình trên
một phần là do các yếu tố khách quan, nhƣ tác động của các vấn đề xã hội phức tạp
nảy sinh trong cơ chế thị trƣờng và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp về đạo đức xã

hội, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền…nhƣng chủ yếu là do những hạn chế
yếu kém trong công tác đấu tranh PCTP, nhất là phòng ngừa xã hội. Cấp uỷ Đảng,
chính quyền, ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức một số ngành, địa phƣơng chƣa thật
sự quan tâm chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tội phạm, vì vậy nhiệm vụ
2


PCTP chƣa đƣợc đƣa vào chƣơng trình, kế hoạch phát triển theo yêu cầu của Đảng,
nhà nƣớc. Nhiều cấp, nhiều ngành còn đứng ngoài cuộc hoặc chỉ tham gia một cách
hình thức, chiếu lệ, đối phó. Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp ở các cơ quan
bảo vệ pháp luật và chuyên trách còn bất cập, dẫn đến chồng chéo, trùng lặp. Năng
lực tham mƣu, quản lý và tổ chức thực hiện cũng nhƣ tinh thần trách nhiệm, thái độ
phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết tấn công tội phạm của một bộ phận
cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, chiến sĩ lực lƣợng chuyên trách còn hạn
chế, yếu kém, sa sút. Điều kiện hậu cần kỹ thuật bảo đảm cho công tác phòng,
chống tội phạm còn nhiều khó khăn, hạn chế.Chính sách đãi ngộ đối với lực lƣợng
trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm còn chƣa phù hợp [105, tr.2]. Những
nguyên nhân tồn tại yếu kém đó đã làm hạn chế hiệu quả công tác PCTP nói chung,
tội phạm trong lứa tuổi CTN nói riêng.
Khu vực miền TNB (còn có tên gọi là Đồng bằng sông Cửu Long) là một
trong những địa bàn chiến lƣợc của cả nƣớc, gồm 13 tỉnh, thành phố (Long An,
Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang, Kiên
Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) với diện tích 40.553,1 Km2, dân
số 17.390.500 ngƣời (chiếm 19,58% dân số cả nƣớc), mật độ dân số gần gấp 2 lần
mật độ dân số trung bình của cả nƣớc (429 ngƣời/km2 so với 268 ngƣời/km2) [ 104,
Tr 61,62]. Đây là vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất nƣớc ta, rất thuận lợi cho việc
sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, đời
sống của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng
chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội. Trong những năm qua THTP, tệ nạn xã hội
trên địa bàn các tỉnh TNB diễn biến hết sức phức tạp. Theo thống kê của Bộ công

an, hàng năm tội phạm ở cụm Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông và miền TNB
xảy ra chiếm gần 40% tổng số vụ phạm tội của cả nƣớc, (riêng miền TNB chiếm
12% ). Trong đó NCTN chiếm tỉ lệ khá cao so với cả nƣớc. Thực tế này đã và đang
gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự, tác động trực tiếp
đến sự phát triển của miền TNB và cả nƣớc.

3


Thực tiễn trên đang đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu đầy đủ, cụ thể, rõ
ràng, có luận cứ khoa học, góp phần hoàn thiện về lý luận cũng nhƣ biện pháp công
tác nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác phòng ngừa THTP nói chung, tội phạm do
NCTN thực hiện nói riêng. Là một cán bộ tham mƣu và trực tiếp làm công tác trên
lĩnh vực phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long- một tỉnh
thuộc khu vực TNB, NCS luôn trăn trở và quan tâm nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến công tác phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện. Chính vì vậy, tác giả
chọn, nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ” làm luận án tiến sĩ luật học là rất cấp
thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án
Mục đích của luận án là xây dựng các biện pháp nhằm tăng cƣờng phòng
ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ.
Nhiệm vụ của luận án
-Tổng quan về tình hình nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nƣớc có
liên quan đến hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện; Đánh giá khái quát
phạm vi và mức độ nghiên cứu của những công trình này, xác định những kiến thức
đƣợc kế thừa và làm rõ những vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu trong luận án.
-Tổng hợp những vấn đề lý luận về phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện,
từ đó xây dựng những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm, cụ thể là nhóm tội

phạm do NCTN thực hiện nhƣ khái niệm, các nguyên tắc phòng ngừa, các biện
pháp phòng ngừa và chủ thể phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện.
-Đánh giá thực trạng phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn các
tỉnh TNB, cụ thể là thực trạng về cơ sở chính trị pháp lý, thực trạng hệ thống lý
luận, thực trạng tổ chức lực lƣợng phòng ngừa và thực trạng áp dụng các biện pháp
phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện.

4


-Dự báo hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn các
tỉnh TNB trong thời gian tới.
-Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng phòng ngừa THTP do NCTN thực
hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt
động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn các tỉnh TNB hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
Xét về nội dung, luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt
động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trong phạm vi khoa học tội phạm học
thuộc chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Trong đó bao gồm
nhiều biện pháp nhƣ: biện pháp chính trị tƣ tƣởng, Văn hoá giáo dục, kinh tế, các
biện pháp chuyên ngành của lực lƣợng trực tiếp phòng chống tội phạm tại địa bàn
các tỉnh Tây Nam bộ. Ngoài ra, luận án còn nghiên cứu các chủ thể và hoạt động
phối hợp trong phòng chống tội phạm do NCTN thực hiện của các chủ thể trực tiếp
tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn Tây
Nam Bộ.
Về thời gian nghiên cứu: luận án sử dụng số liệu nghiên cứu trong phạm vi
từ năm 2006 – 2017.

Về không gian: luận án nghiên cứu hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN
thực hiện trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố TNB. Bao gồm các tỉnh Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc
Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp luận
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng phƣơng pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác- Lênin;
các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc Cộng hòa XHCN Việt

5


Nam về phòng ngừa cũng nhƣ quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động
phòng ngừa THTP nói chung, THTP do NCTN thực hiện.
Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp hệ thống: Phƣơng pháp hệ thống đƣợc sử dụng khi tác giả tổng
quan tình hình nghiên cứu tại chƣơng 1 và những vấn đề lý luận tại chƣơng 2.
Phƣơng pháp thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong việc thống kê
số vụ phạm tội, số ngƣời phạm tội, thống kê một số đặc điểm về nhân thân của
NCTN phạm tội, thống kê các loại hình phạt đƣợc tòa án áp dụng tại Chƣơng 3 của
luận án, thống kê số NCTN bị đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng, thống kê thiệt hại do tội
phạm CTN gây ra đƣợc sử dụng ở Chƣơng 3 và Chƣơng 4.
Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình: Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình đƣợc
sử dụng khi nghiên cứu điển hình một số địa bàn tập trung nhiều các tội phạm do
NCTN thực hiện, điển hình về đặc điểm nhân thân của NCTN phạm tội ở Chƣơng 3
và Chƣơng 4.
Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích: Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích đƣợc sử
dụng trong việc tổng hợp, phân tích kết quả từ các hoạt động phòng ngừa THTP do
NCTN thực hiện, các số liệu thống kê về THTP do NCTN thực hiện, các bản án có

hiệu lực của tòa án tại Chƣơng 3, Chƣơng 4, Phân tích thực trạng hoạt động phòng
ngừa tội phạm của các chủ thể phòng ngừa tại Chƣơng 3.
Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử: Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử đƣợc sử
dụng khi đánh giá thực trạng phòng ngừa Tại Chƣơng 3, đề xuất các biện pháp tăng
cƣờng phòng ngừa tội phạm tại Chƣơng 4.
Phƣơng pháp nghiên cứu so sánh: Phƣơng pháp nghiên cứu so sánh đƣợc sử
dụng khi tác giả so sánh hệ số nguy hiểm của tội phạm ở một số địa phƣơng khu
vực TNB, so sánh mức độ, THTP do NCTN thực hiện ở các giai đoạn khác nhau.
Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Phƣơng pháp điều tra xã hội học đƣợc sử
dụng khi đánh giá cấp độ, tỷ lệ ẩn của tội phạm do NCTN thực hiện, dự báo một số
vấn đề của THTP do NCTN thực hiện tại Chƣơng 3.

6


Phƣơng pháp chuyên gia: Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng khi đánh
giá tội phạm ẩn, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, dự báo THTP do NCTN
thực hiện trong thời gian tới, các biện pháp phòng ngừa tội phạm tại Chƣơng 3.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu của tội phạm
học nhƣ phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch, phƣơng pháp mô tả, phƣơng pháp
nghiên cứu hồ sơ vụ án trong nội dung chƣơng những vấn đề lý luận về phòng ngừa
THTP do NCTN thực hiện...
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Thứ nhất, Làm rõ những lý luận về phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện
trên địa bàn các tỉnh TNB giai đoạn hiện nay. Những vấn đề lý luận về phòng ngừa
nhóm tội phạm trên một địa bàn cụ thể sẽ đƣợc tác giả luận án xây dựng làm cơ sở
cho hoạt động phòng ngừa nhóm tội phạm do NCTN thực hiện trên thực tế.
Thứ hai, Phản ánh thực trạng phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa
bàn các tỉnh TNB. Đánh giá những thành tựu cũng nhƣ những hạn chế tồn tại trong
hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện của các chủ thể và tìm ra những

nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó.
Thứ ba, Cung cấp những thông số mới nhất và đánh giá phần ẩn của THTP
do NCTN thực hiện trên địa bàn các tỉnh TNB thông qua việc đánh giá thực trạng
phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện.
Thứ tư, Làm sáng tỏ những nguyên nhân và điều kiện của THTP do NCTN
thực hiện tại địa bàn các tỉnh TNB hiện nay thông qua việc đánh giá thực trạng
PCTP, đó là những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh THTP và những nguyên
nhân điều kiện làm phát sinh các tội phạm cụ thể trong đó có tội phạm do NCTN
thực hiện.
Thứ năm, Dự báo về phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn các
tỉnh TNB trong thời gian sắp tới, bao gồm dự báo về khách thể phòng ngừa là
THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn các tỉnh TNB và dự báo về chủ thể phòng
ngừa.

7


Thứ sáu, Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cƣờng phòng ngừa THTP do
NCTN thực hiện trên địa bàn các tỉnh TNB, các biện pháp này bao gồm hoàn thiện
cơ sở chính trị pháp lý và hệ thống lý luận; hoàn thiện tổ chức lực lƣợng phòng
ngừa; tăng cƣờng các biện pháp phòng ngừa của các chủ thể trong việc ngăn ngừa
trƣớc không cho tội phạm xảy ra và tăng cƣờng phát hiện, xử lý sau khi tội phạm
xảy ra nhằm tiếp tục phòng chống tội phạm.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: với việc tổng hợp, Xây dựng hệ thống lý luận về phòng
ngừa THTP do NCTN thực hiện, phòng ngừa nhóm tội phạm, quan điểm về NCTN,
NCTN phạm tội... Luận án là công trình nghiên cứu sẽ trang bị về mặt lý luận cho
hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện cũng nhƣ phòng ngừa tội phạm
nói chung. Những điểm mới của luận án sẽ góp phần hoàn thiện về mặt lý luận cho
hoạt động phòng ngừa không chỉ riêng ở tội phạm do NCTN thực hiện mà còn

mang tính tham khảo cho hoạt động phòng ngừa các tội phạm khác, phòng ngừa
THTP nói chung.
Về mặt thực tiễn: luận án là công trình nghiên cứu có thể đƣợc sử dụng, tham
khảo trong hoạt động phòng ngừa một nhóm tội phạm và phòng ngừa THTP do
NCTN thực hiện tại địa bàn các tỉnh TNB trong giai đoạn hiện nay hoặc trong thời
gian sắp tới. Mặt khác, luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo cho những ngƣời
nghiên cứu, học viên, sinh viên có quan tâm và những cán bộ đang làm việc trong
các cơ quan chuyên trách về phòng chống tội phạm.
7. Kết cấu của luận án: luận án bao gồm 4 chƣơng
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm do ngƣời
chƣa thành niên thực hiện.
Chương 3: Tình hình và thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm do ngƣời
chƣa thành niên thực hiện trên dịa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ.
Chương 4: Dự báo và giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa tình hình tội phạm
do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ.

8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm đƣợc đề cập một cách tƣơng đối đầy
đủ trong một số giáo trình nghiên cứu, bao gồm các vấn đề về định nghĩa, nội dung,
nguyên tắc, biện pháp và chủ thể của hoạt động PNTP. Ở định nghĩa PNTP và nội
dung PNTP, nhìn chung các tác giả đều thống nhất trong việc xác định nội hàm của
khái niệm phòng ngừa, tức là việc sử dụng những biện pháp nhà nƣớc và xã hội tác
động vào nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nhằm hạn chế tiến tới loại trừ tội

phạm ra khỏi xã hội. Nội dung phòng ngừa đƣợc các tác giả thống nhất trong việc
xác định chung thông qua nội dung phòng ngừa bằng biện pháp nhà nƣớc và biện
pháp phòng ngừa mang tính xã hội. Cụ thể giáo trình đƣợc sử dụng trong giảng dạy
tại các trƣờng đại học nhƣ giáo trình tội phạm học của tập thể tác giả trƣờng Đại
học Luật Hà Nội, nhà xuất Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2000, giáo trình tội
phạm học, của tác giả Võ Khánh Vinh, Đại học Huế, Nxb Giáo dục 1999 [129],
giáo trình tội phạm học, Nxb Giáo dục Việt Nam 2010 do tác giả Dƣơng Tuyết
Miên chủ biên [60],…
GS.TS Võ Khánh Vinh khi viết quyển Giáo trình tội phạm học của trƣờng
Đại học Huế năm 1999 có nội dung đáng chú ý là đề cập đến biện pháp Nhân chủng
học [129, tr.163], tức là biện pháp tác động đến quá trình di cƣ và thích nghi xã hội
của ngƣời di cƣ hay một số tiêu chí phân loại đáng chú ý nhƣ việc phân loại theo cơ
chế hoạt động hay các biện pháp phòng ngừa có thể đƣợc nhóm theo sự phát triển
của hoạt động phòng ngừa có mục đích nhƣ phòng ngừa ở giai đoạn sớm, ngăn chặn
tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chƣa đạt, các biện pháp phòng
ngừa tái phạm.
Giáo trình cảnh sát nhân dân làm việc với trẻ em làm trái pháp luật của
trường đại học cảnh sát nhân dân (nay là học viện Cảnh sát nhân dân)năm 2000 do
9


TS Đỗ Bá Cở chủ biên [32], đã trình bày khá đầy đủ các khái niệm về trẻ em và trẻ
em làm trái pháp luật; nhận thức về công tác quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp
luật; quy trình, kĩ năng làm việc với trẻ em làm trái pháp luật… giáo trình đã giúp
cho nghiên cứu sinh nhận thức đƣợc nhiều lý luận trong quá trình nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Trí Dũng và Chữ Văn Chí đồng chủ biên quyển sách phòng
chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, các tác giả cho rằng "phòng
ngừa tội phạm là sử dụng các biện pháp, chiến thuật, phƣơng tiện nghiệp vụ cần
thiết, với sự tham gia của các lực lƣợng xã hội nhằm khắc phục mọi nguyên nhân và
điều kiện không để tội phạm phát sinh phát triển" [38, tr.18] và khái niệm phòng

ngừa này cần phân biệt với khái niệm PCTP, khái niệm đấu tranh chống tội phạm.
Những vấn đề lý luận về luật hình sự, tố tụng hình sự và tội phạm học của
Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội 1981
[120]; Tội phạm học Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Viện Nghiên
cứu nhà nƣớc và pháp luật, Nxb CAND, Hà Nội 2000 [124]; Tội phạm học hiện đại
và phòng ngừa tội phạm của tác giả Nguyễn Xuân Yêm, Nxb CAND, Hà Nội 2001
[134]. Trong các công trình này, lý luận về PNTP đã đƣợc đề cập khá rõ và nhìn
chung không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, liên quan
đến định nghĩa phòng ngừa tội phạm, trong khi đa số tác giả thừa nhận PNTP là
hoạt động nhằm ngăn ngừa trƣớc và hoạt động chống sau khi tội phạm xảy ra thì TS
Nguyễn Mạnh Kháng tác giả phần phòng ngừa tội phạm trong quyển Tội phạm học
Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Viện Nghiên cứu nhà nƣớc và pháp
luật Nxb CAND 2000 [52], lại cho rằng PNTP đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp: "PNTP
hiểu theo nguyên nghĩa của nó là ngăn ngừa tội phạm xảy ra, bảo vệ xã hội, Nhà
nƣớc và công dân khỏi sự xâm hại của tội phạm" [52, tr 135,136]. Phòng ngừa
thanh thiếu niên phạm tội- trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội của
GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Nxb CAND năm 2004 [135]. Đây là một công trình
nghiên cứu ở mức độ tổng quan, toàn diện về phòng ngừa thanh thiếu niên phạm
tội- trách nhiệm của gia đình, nhà trƣờng và xã hội dƣới góc độ lý luận và thực tiễn.
Theo nhận xét, đánh giá của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, cho rằng tội phạm trong
10


lứa tuổi thanh, thiếu niên trong thời gian qua tăng nhanh, diễn biến ngày càng phức
tạp, xâm nhập vào học đƣờng. Thực tế đó đặt ra cho Đảng, nhà nƣớc ta phải có
những chủ trƣơng, giải pháp, chính sách, pháp luật đối với NCTN phạm tội. Để
khắc phục tình trạng đó, đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân, phải phát huy đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị mà nhất là
của gia đình, nhà trƣờng và toàn thể xã hội. Quyển sách này cũng đề cập đến những
vấn đề cơ bản nhƣ tình hình, kết quả đấu tranh, phƣơng hƣớng và các giải pháp

PCTP do NCTN gây ra, tội phạm và tệ nạn xã hội trong nhà trƣờng. Có thể nói đây
là quyển sách có giá trị khoa học cao giúp tác giả định hƣớng trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Sách chuyên khảo “Tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn Hà Nội, thực
trạng và giải pháp” do tác giả Trịnh Quốc Toản chủ biên, Nxb CAND, năm 2007
[103]. Tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự, về phòng
ngừa tội phạm CTN; tiến hành điều tra khảo sát THTP CTN trong trại giam, trƣờng
giáo dƣỡng và những trƣờng hợp thi hành án xong đã và đang tái hoà nhập cộng
đồng ở Hà Nội; thực trạng THTP, nguyên nhân , điều kiện và kết quả đấu tranh
phòng chống tội phạm CTN ở các quận nội thành Hà Nội; đồng thời tác giả cũng
đƣa ra dự báo THTP do NCTN thực hiện ở Hà Nội trong thời gian tới và hệ thống
các giải pháp đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
Phòng, tránh vi phạm pháp luật và tệ nạn ma tuý trong lứa tuổi thanh, thiếu
niên. PGS.TS Nguyễn Minh Đức chủ biên, Nxb Thông tin và truyền thông, năm
2012 [45]. Nội dung của quyển sách đã trình bày về phƣơng thức, thủ đoạn hoạt
động vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên trong giai đoạn hiện nay; các giải pháp
phòng tránh, cũng nhƣ các quy định của pháp luật về xử lý NCTN vi phạm pháp
luật. Theo PGS.TS Nguyễn Minh Đức, các hành vi vi phạm pháp luật của thanh,
thiếu niên và học sinh, sinh viên hiện nay bên cạnh những nguyên nhân khách quan,
chủ quan khác nhau còn có nguyên nhân rất quan trọng là thiếu hiểu biết pháp luật,
thiếu kĩ năng sống, bồng bột, hiếu thắng và thiếu kinh nghiệm phòng tránh khi đối
mặt với nguy cơ và hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời khác. Đồng thời còn có
11


một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc thanh, thiếu niên phạm tội là do từ phía
nạn nhân [45, Tr.68].
Các vấn đề cần quan tâm ở tuổi vị thành niên do tác giả Hà Thƣơng biên
soạn- Nxb Lao Động, năm 2006 [98]. Đánh giá toàn diện về góc độ tâm lý lứa tuổi
NCTN, qua đó định hƣớng cho công tác giáo dục thanh, thiếu niên. Đây là tài liệu

rất hữu ích phục vụ cho tác giả luận án trong quá trình nghiên cứu.
Luận án tiến sĩ luật học “Hoạt động của công an nhân dân trong phòng ngừa
người chưa thành niên phạm tội trong tình hình hiện nay ở Việt Nam” do tác giả Đỗ
Bá Cở thực hiện năm 2000 [33]. Kết quả nghiên cứu đã nêu lên và giải quyết những
vấn đề lý luận cơ bản về NCTN phạm tội, xác định rỏ các chủ thể tham gia, mối
quan hệ phối hợp giữa các chủ thể và trách nhiệm của chủ thể trực tiếp, nòng cốt
của lực lƣợng CAND.; khảo sát thực trạng NCTN phạm tội và công tác phòng ngừa
NCTN phạm tội của lực lƣợng CAND; chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
NCTN phạm tội, đánh giá ƣu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân trong hoạt động
phòng ngừa NCTN phạm tội; dự báo xu hƣớng tội phạm CTN trong thời gian tới,
những vấn đề khách quan và chủ quan làm cho THTP ở lứa tuổi này diễn biến phức
tạp từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng hoàn thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng
ngừa NCTN phạm tội. [33, tr.18]
Luận án tiến sĩ luật học: “Những vấn đề lí luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng
đối với NCTN trong tố tụng Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Phƣợng- Đại học quốc
gia Hà Nội, năm 2008 [78]. Tác giả đã nghiên cứu, khảo sát THTP do NCTN gây ra
bị xét xử và các thủ tục tiến hành tố tụng hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do đặc thù của NCTN nên
tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu hoạt động tố tụng của toà án.
Luận án tiến sĩ Luật học “Hoạt động của toà án nhân dân trong phòng ngừa
tội phạm do người chưa thành niên thực hiện” của tác giả Trần Hữu Quân, Học viện
cảnh sát nhân dân, năm 2014 [79]. Luận án cũng đã làm rõ đặc điểm tội phạm học

12


do NCTN thực hiện, phân tích thực trạng hoạt động PNTP do NCTN thực hiện của
ngành TAND; Dự báo tình hình do NCTN thực hiện và những yếu tố tác động đến
hoạt động PNTP do NCTN thực hiện của TAND trong thời gian tới. luận án đã tiến
hành thu thập, đối chiếu, so sánh THTP do NCTN thực hiện rất cụ thể, đây là tài

liệu giúp cho tác giả nhiều số liệu có giá trị.
Luận án tiến sĩ Luật học “hoạt động của lực lượng cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội trong phòng ngừa tội phạm do NCTN gây ra ở khu vực miền
Tây Nam Bộ” của tác giả Lê Tấn Tới, Học viện cảnh sát nhân dân, năm 2014 [105].
Luận án đã đi sâu nghiên cứu những qui định về NCTN phạm tội, đặc điểm tội
phạm học của NCTN phạm tội, dự báo tình hình NCTN phạm tội trong những năm
tới trên địa bàn các tỉnh TNB và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
phòng ngừa trong thời gian tới. Tuy nhiên, luận án chỉ đi sâu nghiên cứu về hoạt
động phòng ngừa của lực lƣợng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, chƣa đề
cập đến hoạt động phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện của các lực lƣợng chức
năng khác, cũng nhƣ chƣa đánh giá đƣợc những hạn chế trong công tác phối hợp
của các lực lƣợng chức năng trong công tác phòng ngừa đối với loại tội phạm này.
Trong nhóm Các bài tạp chí viết về phòng ngừa tội phạm có các bài viết:
Vấn đề kiểm soát tội phạm của tác giả Đào Trí Úc, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số
6 năm 1999 [108], Về những xu hướng và nội dung cơ bản của chiến lược đấu tranh
với tình hình tội phạm của tác giả Võ Khánh Vinh, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số
10 năm 2004 [130], phòng ngừa tội phạm trong cộng đồng dân cư của tác giả Hồ
Trọng Ngũ, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp Luật số 6 năm 2005 [70], bài Phòng ngừa tội
phạm và tệ nạn xã hội bảo đảm phát triển con người bền vững của tác giả Phạm
Hồng Hải, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 5 năm 2005 [47], bài viết Phòng ngừa
tội phạm trong tội phạm học của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa, tạp chí Luật học số 6
năm 2007 [49], bài viết Về các nguyên tắc cơ bản trong phòng ngừa tội phạm của
tác giả Trịnh Tiến Việt trên tạp chí kiểm sát số 9 năm 2008 [127], bài viết về Tội
phạm học Việt Nam và phòng ngừa tội phạm của tác giả Phạm Văn Tỉnh, tạp chí

13


Nhà nƣớc và Pháp luật số 4 năm 2009 [101]... Qua các bài viết này, liên quan đến
định nghĩa phòng ngừa tội phạm, NCS nhận thấy rằng các tác giả có hai xu hƣớng

một loại định nghĩa PNTP theo nghĩa mở rộng, tức là bao gồm hoạt động phòng
ngừa và chống tội phạm. Nhƣng ngƣợc lại, tác giả Nguyễn Ngọc Hòa thì cho rằng
"PNTP phải đƣợc hiểu theo phạm vi nguyên nghĩa của nó. Phòng ngừa tội phạm là
những hoạt động loại trừ, làm thay đổi của tội phạm hoặc khống chế tác dụng của
nó nhằm ngăn chặn tội phạm xảy ra” [49, tr.25].
Các đề tài khoa học cấp Bộ và cấp cơ sở nhƣ: “Tội phạm giết người và công
tác phòng ngừa, đấu tranh tại các tỉnh, thành phố phía nam, thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp” của tác giả Phạm Hồng Cử, năm 2004 [37]; “Cướp tài sản bằng
thủ đoạn gây mê hành khách trên phương tiện giao thông đường bộ các tỉnh phía
nam- giải pháp phòng ngừa và đấu tranh” của tác giả Nguyễn Bá nhiên, năm 2005
[71]; “Tội phạm trộm cắp xe máy có tổ chức tại các tỉnh, thành phía nam- Thực
trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh” của tác giả Vũ Anh Sơn, năm 2003
[96]… Các đề tài khoa học nói trên đi sâu nghiên cứu về từng loại tội phạm và công
tác phòng ngừa ở các địa bàn phía nam. Tuy nhiên, chƣa có đề tài khoa học nào đi
sâu nghiên cứu về công tác phòng ngừa NCTN phạm tội ở địa bàn các tỉnh Tây
Nam Bộ.
Các tài liệu tổng kết 5 năm 2000 – 2005; 2006 – 2011 đề án IV, chƣơng trình
quốc gia phòng chống tội phạm “Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em
và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên” của Bộ công an và các bài tham luận của
Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm các đơn vị, địa phƣơng khu vực TNB đã phản
ánh rất phong phú về thực tiễn, số liệu và những kinh nghiệm quí báu về công tác
PCTP do NCTN thực hiện. Song các tài liệu trên chỉ mang tính thống kê, khái quát
đơn thuần chƣa đi sâu phân tích về lý luận, nguyên nhân sâu xa, tiềm ẩn dẫn đến sự
gia tăng THTP trong lứa tuổi CTN, cũng nhƣ những tồn tại hạn chế trong phòng
ngừa NCTN phạm tội.

14


1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Cẩm nang hướng dẫn PNTP của văn phòng liên hiệp quốc về ma tuý và tội
phạm. Cuốn sách này đƣợc xuất bản vào năm 2010 bởi các chuyên gia về PCTP;
Trong đó tập trung phân tích các hƣớng dẫn liên quan của Liên Hiệp Quốc đƣợc coi
nhƣ tiêu chuẩn về PCTP, bao gồm: “Hƣớng dẫn cho sự hợp tác và hổ trợ kỷ thuật
trong lĩnh vực PNTP ở thành thị năm 1995”; “ Hƣớng dẫn đối với PNTP năm 2002
và những nghị quyết của Hội Đồng Bảo an về việc PNTP” [58]. Các hƣớng dẫn này
đƣợc phân tích trong mối liên hệ đối với các kết quả của những nghiên cứu khoa
học liên quan và kinh nghiệm thực tiễn PNTP của các quốc gia thời gian gần đây.
Trong nghiên cứu này dã khẳng định rõ vai trò trung tâm và lãnh đạo của các cơ
quan chính phủ trong PCTP. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng và nhằm để
đƣa ra hƣớng dẫn mở, có thể áp dụng linh hoạt chung cho các quốc gia có hệ thống
chính trị, pháp luật , tập quán, đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội… khác nhau. Nên
khi áp dụng cho từng quốc gia cụ thể thì có những vấn đề chƣa phù hợp.
Tác giả Malkova khi viết quyển giáo trình tội phạm học dùng cho các trƣờng
đại học, Nxb Thông tin pháp lý năm 2006 của [154], đã đề cập đến những vấn đề cơ
bản nhất về PNTP nhƣ định nghĩa PNTP (đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là ngăn ngừa
trƣớc không để cho tội phạm xảy ra), nội dung PNTP, các nguyên tắc trong hoạt
động PNTP, các chủ thể PNTP và đặc biệt trong các biện pháp PNTP, Malkova đã
nhấn mạnh đến các biện pháp tác động vào nguyên nhân và điều kiện của tội phạm
nhằm ngăn ngừa trƣớc không cho tội phạm xảy ra; tuy nhiên, bên cạnh đó tác giả
cũng đã thừa nhận những biện pháp mang tính cƣỡng chế nhà nƣớc đƣợc áp dụng
nhằm chống tội phạm cũng đƣợc xem là biện pháp PNTP. Có thể thấy những vấn đề
lý luận về PNTP đƣợc đề cập đến trong quyển giáo trình này có nội dung khá tƣơng
đồng với các giáo trình tội phạm học ở Việt Nam hiện nay.
Sách tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản của tác giả Can Ueda do TS.
Nguyễn Xuân Yêm và TS. Hồ Trọng Ngũ Dịch từ nguyên bản tiếng Nga của Nxb
Tiến bộ, Moscow, 1989 [160], tác giả đã tập trung vào việc xác định nội dung cơ

15



bản của các biện pháp đấu tranh chống tội phạm, trong đó đã nhấn mạnh toàn bộ
các chính sách xã hội "chính sách kinh tế và văn hóa là những biện pháp đấu tranh
chống tội phạm” [160, tr.18], chủ thể của hoạt động PCTP theo tác giả bao gồm cả
các nhà khoa học bên cạnh các chủ thể các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức xã hội.
Đồng thời, việc áp dụng hình phạt tù, tử hình, các biện pháp nhằm tái hòa nhập xã
hội cũng đƣợc công trình đề cập.
Trong quyển Criminology, Nxb Mcgraw- Hill, New York, 1991 của tác giả
Freda Adler và các cộng sự [143], có thể thấy các biện pháp PNTP đã đƣợc nhắc tới
với những học thuyết cụ thể. Trên nền tảng tiếp cận những vấn đề cơ bản của tội
phạm học và các vấn đề của tội phạm hiện đại, các tác giả đã giành nội dung của
quyển sách khái quát các học thuyết của tội phạm học trong lịch sử và trong mỗi
học thuyết, các tác giả đã đề cập đến quan điểm của các nhà tội phạm học tiêu biểu
cho từng trƣờng phái và các biện pháp phòng ngừa tƣơng ứng . Những biện pháp
PNTP tƣơng ứng với các học thuyết này là tài liệu tham khảo quan trọng khi nghiên
cứu sinh tổng hợp, xây dựng lý luận PNTP cũng nhƣ khi đề ra các giải pháp PNTP
do NCTN thực hiện.
Sách Crime prevention in Urbạn Community của tác giả Koichi Miyazawa,
Sétuo Miyazawa Nxb Kluwer Law and Taxation, 1995 [149], khi nói về hoạt động
PNTP, các tác giả đã phân tích các hoạt động phòng ngừa trên thực tiễn tại các quốc
gia nhƣ Anh, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản ... Đây có thể xem là công trình tập
hợp các bài viết liên quan đến hoạt động PNTP ở nhiều quốc gia trên thế giới, Tuy
nhiên, trong khuôn khổ bài viết phục vụ cho hội thảo nên chỉ tập trung vào các biện
pháp PNTP đang đƣợc áp dụng trên thực tế chứ chƣa đi sâu nghiên cứu các vấn đề
lý luận khác về phòng ngừa tội phạm.
Sách di truyền học thái độ ứng sự và tội phạm của tác giả N. Doubinine_ I.
Karpiets- V. Koudriavtsev (Lê Tuấn Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp), Nxb Công an
nhân dân năm 2003 [156], cũng đã đề cập đến khái niệm, các biện pháp PNTP, chủ
thể PNTP. Sau khi xem PNTP là “cái trục” của cuộc đấu tranh chống tội phạm, các
tác giả đã khẳng định các biện pháp PNTP bao gồm những biện pháp phòng ngừa


16


nói chung bằng kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa, giáo dục, pháp lý... Và các biện
pháp phòng ngừa mang tính cƣỡng chế... Khi bàn về các chủ thể PNTP, điểm đáng
chú ý là ngoài những chủ thể là cơ quan nhà nƣớc, các tác giả cũng đã khẳng định
rằng do tính chất nghiêm trọng của việc đấu tranh chống tội phạm nên không thể ủy
nhiệm công việc này cho một tổ chức nào mà đƣợc toàn thể xã hội và từng tế bào
nhỏ của xã hội đều phải cùng trực tiếp tham gia [156, tr.85].
Giáo sƣ Larry J. Siegel ( giảng viên tại khoa tƣ pháp hình sự và tội phạm học
của đại học Massachusetts, Hoa Kỳ). Khi viết quyển sách “Juvenile Delinquency:
Theory, Practice, and Law (Trẻ vị thành niên phạm tội: Học thuyết, Thực tế và Luật
pháp) đã tập trung nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện các học thuyết trên thế
giới về con đƣờng dẫn tới sự phạm tội của NCTN; yếu tố môi trƣờng và các điều
kiện hoàn cảnh tác động tới hành vi của NCTN; vấn đề pháp lý và hệ thống tƣ pháp
hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên [151].
Ở cấp độ sách chuyên khảo, là quyển sách những khía cạnh tâm lý xã hội về
tình trạng phạm tội của NCTN của tác giả A. I. Đôn-Gô-Va, nhà xuất bản pháp lý
Hà Nội 1987 [137]. Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm, do NCTN thực
hiện đƣợc tác giả đề cập khá rõ nét trong các biện pháp PNTP do NCTN thực hiện
và những chủ thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa cụ thể đó. Những biện pháp
đƣợc đề cập nhằm ngăn ngừa trƣớc không để cho NCTN thực hiện phạm tội và
những biện pháp nhằm chống sau khi tội phạm xảy ra cũng nhƣ lƣu ý những khi áp
dụng các biện pháp này sẽ đƣợc nghiên cứu sinh tham khảo khi xây dựng biện pháp
PNTP do NCTN thực hiện.
Crime Prevention by Early Intervention ( phòng ngừa tội phạm bằng cách
can thiệp sớm) là chủ đề của bài viết liên quan đến hoạt động PNTP do NCTN của
tập san Châu Âu trong lĩnh vực chính sách hình sự và nghiên cứu của trung tâm
nghiên cứu và cung cấp tƣ liệu, Nxb Kugler, 1996 [159]. Trong các bài viết này, khi

đề cập đến các biện pháp phòng ngừa tội phạm, các tác giả cũng đã trình bày các
biện pháp PNTP do NCTN thực hiện, trong đó đáng chú ý là biện pháp sàng lọc đối

17


tƣợng có nguy cơ phạm tội và nghiên cứu sinh có thể tham khảo phƣơng pháp này
trong việc phòng ngừa hành vi phạm tội ở ngƣời chƣa thành niên.
Nhóm đồng sự cùng Franklin E. Zimring (giáo sƣ chuyên ngành luật học và
giám đốc viện nghiên cứu các chính sách pháp luật thuộc đại học Chicago, Hoa Kỳ
đã nghiên cứu về quá trình áp dụng pháp luật đối với NCTN phạm tội trong suốt thế
kỷ XX đã đƣa ra luận điểm trong công trình nghiên cứu A Century of Juvenile
justice (Vấn đề thực thi tƣ pháp đối với trẻ vị thành niên trong một thế kỷ) [142], đã
đƣa ra chi tiết và so sánh các chính sách tƣ pháp áp dụng đối với NCTN phạm tội
trong suốt 100 năm.
Juvenile Delinquency: Causses and Control của Robert Agnew (giáo sƣ xã
hội học của đại học Emory, Hoa Kỳ và là chủ tịch của hội tội phạm học Hoa kỳ) và
Timothy Brezina (giáo sƣ xã hội học tại khoa tƣ pháp hình sự của đại học bang
Georgia, Hoa kỳ) (Trẻ vị thành niên phạm tội: nguyên nhân và cách kiểm soát)
[158], Tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hành vi NCTN phạm tội và đƣa
ra các chính sách phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát hành vi này.
James Burfeind (giáo sƣ xã hội học, chuyên nghiên cứu về các học thuyêt tội
phạm học, tội phạm vị thành niên, tƣ pháp hình sự đối với NCTN tại đại học
Motana, Hoa kỳ) và Dawn Jeglum Bartusch (tiến sĩ trợ lí giáo sƣ James) đã nêu
quan điểm trong công trình Juvenile Delinquency: An Integrated Approach (trẻ vị
thành niên phạm tội: một cách nhìn tổng quan) đã phân tích về hiện tƣợng NCTN
phạm tội dƣới góc độ của tội phạm học, tâm lý học, sinh vật học, xã hội học. [147].
Juvenile Delinquency: The core (bản chất của hiện tƣợng trẻ vị thành niên
phạm tội) của giáo sƣ Larry J. Siegel; Brandon C. Welsh (Hoa kỳ- trích dẫn nhƣ
trên) [152].Tác giả đã đƣa ra những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của

NCTN, nghiên cứu nhũng vấn đề cốt lõi thuộc về bản chất của hiện tƣợng phạm tội
của ngƣời chƣa thành niên.
Juvenile Delinquency in a Diverse Society (Hiện tƣợng trẻ vị thành niên
phạm tội trong một xã hội đa màu) của giáo sƣ Kristin A. Bates (tiến sĩ đại học
18


Washington) và Richelle S. Swan (tiến sĩ đại học Irvine bang Califorinia) [150]. Tác
giả đã nghiên cứu xem xét, phân tích, đánh giá hiện tƣợng trẻ vị thành niên phạm tội
trong bối cảnh xã hội với nhiều vấn đề phức tạp, đa dạng nhƣ quy định chuẩn mực
xã hội, các yếu tố xã hội nhƣ tôn giáo, dân tộc, giai cấp, giới tính).
Giáo sƣ Richard Lawrence, hiện là giảng viên chuyên ngành tƣ pháp hình sự
tại đại học St. Cloud State bang Minesota, Hoa kỳ đã nghiên cứu đã viết quyển
School Crime and Juvenile Justice (Tội phạm học đƣờng và tƣ pháp hình sự đối với
trẻ vị thành niên )[157]. Tác giả đã nghiên cứu và đánh giá về bản chất, mức độ và
nguyên nhân của tội phạm học đƣờng và các hành vi vi phạm pháp luật.
Các giáo sƣ chuyên ngành tƣ pháp hình sự tại đại học quốc tế A&M bang
Texas, Hoa kỳ) gồm Dean J. Champion, Alida V. Merlo (giáo sƣ giảng dạy khoa
tội phạm học của đại học Indiana, Hoa kỳ), Peter J. Benekos (giáo sƣ chuyên ngành
tƣ pháp hình sự và xã hội học tại đại học Mercyhurst, Hoa kỳ) Đồng tác giả công
trình The Juvenile Justice System: Delinquency, Processing, and the Law (hệ thống
tƣ pháp hình sự trong vấn đề trẻ vị thành niên phạm tội: sự phạm pháp; quá trình tố
tụng và luật pháp) [139]. Tác giả đã định nghĩa các hành vi phạm tội của NCTN,
phân tích và đề xuất những ý kiến giải quyết trong quá trình áp dụng các thủ tục tố
tụng hình sự đối với trẻ em từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Juvenile Delinquency của giáo sƣ Donald J. Shoemaker (trẻ vị thành niên
phạm tội của giáo sƣ xã hội học tại viện Bách khoa Virginia và đại học bang
Virginia, Hoa kỳ) [140]. Tác giả cung cấp một cách nhìn toàn diện và giới thiệu
những quan điểm mới nhất về hành vi phạm tội và việc thực thi pháp luật đối với
ngƣời chƣa thành niên.

Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về phòng ngừa NCTN phạm tội
cụ thể nhƣ:
Tác giả Ueda Can ở Nhật Bản đã cho rằng nhóm tội phạm càng quấy, giết
ngƣời trong các trƣờng học có tới 95% các học sinh hƣ hỏng gây ra. Theo tác giả thì

19


nguyên nhân trƣớc hết là sự dồn nén tâm lý và hình thành ý thức phá hoại, một số
do rèn luyện kém trở nên lỗ mãn, ngỗ ngƣợc, thù hằng, bực tức, ghen tuông, do ảnh
hƣởng của phim ảnh, sách báo có nội dung bạo lực, rùng rợn; sự đô thị hoá quá
nhanh đã phá vỡ xã hội truyền thống, làm phát triển tƣ tƣởng cá nhân, thói ích kĩ
trong xã hội Nhật Bản hiện đại [161, Tr.102]
Công tác điều tra thân thiện với trẻ em của các tác giả thuộc UNICEP do cục
cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Tổng cục VI, Bộ công an biên soạn lại,
tháng 5/2007. Đây là tài liệu rất hữu ích đã phân tích về các giai đoạn phát triển của
trẻ em, tâm lý trẻ em và công tác điều tra thân thiện đối với trẻ em. Điểm mới của
tập tài liệu này là xem trẻ em làm trái pháp luật là nạn nhân của xã hội cần có chính
sách giúp đở, hổ trợ… Điển hình cho quan điểm này là các nƣớc nhƣ: Thuỵ Điển,
Hà Lan, Niu Di Lân, Ô-Xtrây-Li-a [35]. Các chƣơng trình phòng ngừa tội phạm, tài
liệu chuyên đề về phòng ngừa tội phạm trong thanh, thiếu niên ở Vƣơng quốc Anh
nhƣ: Chiến lƣợc phòng ngừa tội phạm trong thanh, thiếu niên của Bob Asford năm
2007, chƣơng trình PNTP trong thanh thiếu niên của chính phủ vƣơng Quốc
Anh…Các chƣơng trình này rất toàn diện: từ định hƣớng phát triển nhân cách, giáo
dục thể chất, giáo dục văn hoá, tạo việc làm cho thanh niên đến tăng cƣờng các biện
pháp kiểm soát xã hội của chính quyền trung ƣơng và địa phƣơng, của các lực
lƣợng chức năng làm công tác giáo dục, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật do thanh, thiếu niên gây ra.
Luật về tội phạm NCTN của tác giả Frederick B. Susmann, A.B., M.S. in
Edm, LL.B xuất bản 1968 tại New York, Hoa Kỳ [144], đây là những tài liệu điển

hình của các quốc gia phát triển cao về kinh tế, có hệ thống pháp luật khác với nƣớc
ta. Tuy nhiên, dù khác nhau cơ bản về thể chế chính trị nhƣng qua nghiên cứu các
tài liệu trên cho thấy tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến công tác
hoàn thiện hệ thống tƣ pháp NCTN phạm tội, dành nhiều chính sách ƣu tiên trong
phòng, chống NCTN vi phạm pháp luật, phạm tội.

20


×