Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Luận án tiến sĩ Quan hệ Quốc tế: Sự chuyển dịch quyền lực trong quan hệ quốc tế từ năm 2001 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.33 MB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
------------------

Vũ Vân Anh

SỰ CHUYỂN DỊCH QUYỀN LỰC
TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIÊN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 9 31 02 06

Hà Nội, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
------------------

Vũ Vân Anh

SỰ CHUYỂN DỊCH QUYỀN LỰC
TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế


Mã số: 9310206

LUẬN ÁN TIÊN SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. Hoàng Khắc Nam
2. TS. Doãn Mai Linh

Hà Nội, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận án “Sự chuyển dịch quyền lực trong quan hệ quốc tế từ
năm 2001 đến nay” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả được trình bày trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả

Vũ Vân Anh


LỜI CẢM ƠN
Đằng sau mỗi bước trưởng thành đều có những sự ủng hộ, giúp đỡ của những
người thầy, người thân, và bè bạn. Trong hơn 3 năm tìm hiểu, viết lách và biên tập
luận án này, tôi có rất nhiều lời cảm ơn cần nói.
Trước hết, tôi muốn gửi lời cám ơn chân thành nhất tới hai người thầy.
Với sự chỉ bảo, uốn nắn tận tình, GS.TS. Hoàng Khắc Nam - người truyền
lửa, người thầy hướng dẫn tận tình- đã cho tôi những sự động viên, những bài học
thiết thực cùng nhiều kinh nghiệm quý giá, bổ ích trong nghiên cứu cũng như trong
cuộc sống. Thầy đã luôn theo sát tôi trong quá trình thực hiện luận án này. Luận
án này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của thầy.

Mọi thành phẩm đều bắt đầu từ ý tưởng. Do đó, tôi cũng muốn dành sự trân
trọng và biết ơn tới PGS.TS. Đỗ Sơn Hải, người thầy đã dạy dỗ tôi trong suốt thời
gian ngồi trên ghế nhà trường, đã gợi mở những ý tưởng và khích lệ tôi từ những
ngày đầu tìm hiểu đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Doãn Mai Linh, người thầy đồng hướng
dẫn cũng như các thầy cô trong các Hội đồng đã cho tôi những lời khuyên quý báu
trong quá trình thực hiện luận án. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn GS.TS Nguyễn
Thái Yên Hương, TS. Đỗ Thị Thanh Bình và Phòng Đào tạo sau Đại học đã tạo điều
kiện, đốc thúc các nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học và giúp đỡ tận tình để
luận án này đạt chất lượng tốt nhất.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi xin gửi lời cám ơn đặc
biệt của mình đến gia đình tôi, cùng những người bạn, đồng nghiệp- những người
vẫn thầm lặng ủng hộ và sẻ chia. Không một lời cám ơn nào xứng đáng với những
tình cảm ấy.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Vũ Vân Anh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢN ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH VẼ, MÔ HÌNH
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ ............................................. 22
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 22
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 22
1.1.1.1. Khái niệm quyền lực ................................................................... 22

1.1.1.2. Khái niệm chuyển dịch quyền lực .............................................. 24
1.1.1.3. Các khái niệm liên quan ............................................................. 25
1.1.2. Các quan niệm về chuyển dịch quyền lực ......................................... 30
1.1.2.1. Chuyển dịch trong nguồn lực ..................................................... 30
1.1.2.2. Chuyển dịch quyền lực quan hệ ................................................. 33
1.1.2.3. Chuyển dịch quyền lực cấu trúc ................................................. 36
1.1.3. Khung phân tích chuyển dịch quyền lực cấu trúc ............................. 38
1.1.3.1. Những tiền đề cho chuyển dịch quyền lực ................................. 38
1.1.3.2. Các hình thức chuyển dịch quyền lực ........................................ 41
1.2. Cơ sở lịch sử ............................................................................................ 47
1.2.1. Chuyển dịch quyền lực nội sinh giữa Anh- Mỹ trong cấu trúc kinh tế
(1918-1945) ................................................................................................. 48
1.2.1.1. Các tiền đề cho chuyển dịch quyền lực ...................................... 48
1.2.1.2. Quá trình chuyển dịch quyền lực ............................................... 51
1.2.2. Chuyển dịch quyền lực ngoại sinh giữa Mỹ và Liên Xô trong hệ thống
quốc tế Yalta (1945-1991) ........................................................................... 53
1.2.2.1. Các tiền đề cho chuyển dịch quyền lực ...................................... 53


1.2.2.2. Quá trình chuyển dịch quyền lực ............................................... 57
1.2.3. Chuyển dịch quyền lực ly tâm giữa Liên Xô và Trung Quốc trong hệ
thống xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh Lạnh .......................................... 60
1.2.3.1. Các tiền đề cho chuyển dịch quyền lực ...................................... 60
1.2.3.2. Quá trình chuyển dịch quyền lực ............................................... 63
TIỂU KẾT .......................................................................................................... 65
CHƯƠNG 2: TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH QUYỀN LỰC
TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2017 ................ 66
2.1. Những tiền đề cho quá trình chuyển dịch quyền lực từ năm 2001 ... 66
2.1.1. Biến đổi bên trong quyền lực ............................................................ 66
2.1.1.1. Vai trò gia tăng của kinh tế ........................................................ 67

2.1.1.2. Vai trò của khoa học công nghệ, internet và truyền thông toàn cầu
................................................................................................................. 68
2.1.2. Thay đổi tương quan lực lượng ......................................................... 71
2.1.2.1. Sức mạnh kinh tế ........................................................................ 71
2.1.2.2. Sức mạnh quân sự ...................................................................... 75
2.1.2.3. Sức mạnh khoa học công nghệ ................................................... 79
2.1.2.4. Các sức mạnh tinh thần .............................................................. 82
2.1.3. Một số điều chỉnh chính sách của các nước lớn ................................ 84
2.1.3.1. Mỹ ............................................................................................... 84
2.1.3.2. Trung Quốc ................................................................................ 86
2.1.3.3. Liên minh châu Âu...................................................................... 88
2.1.3.4. Nhật Bản ..................................................................................... 89
2.1.3.5. Nga ............................................................................................. 91
2.1.4. Những thay đổi trong môi trường quốc tế ......................................... 92
2.1.4.1. Các nguy cơ an ninh mới ........................................................... 92
2.1.4.2. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia .................................. 94
2.2. Quá trình chuyển dịch quyền lực trong các cấu trúc của hệ thống quốc
tế từ năm 2001 đến năm 2017 ....................................................................... 96


2.2.1. Chuyển dịch quyền lực trong cấu trúc kinh tế .................................. 96
2.2.1.1. Về tiền tệ ..................................................................................... 97
2.2.1.2. Về tài chính................................................................................. 99
2.2.1.3. Về thương mại .......................................................................... 101
2.2.2. Chuyển dịch quyền lực trong cấu trúc an ninh- chính trị ................ 103
2.2.2.1. Cấu trúc chính trị ..................................................................... 103
2.2.2.2. Cấu trúc an ninh ....................................................................... 106
TIỂU KẾT ........................................................................................................ 113
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG CHUYỂN DỊCH QUYỀN LỰC ĐẾN NĂM
2035 VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM ......................................................... 115

3.1. Triển vọng chuyển dịch quyền lực đến năm 2035 ............................. 115
3.1.1. Các kịch bản chuyển dịch quyền lực đến năm 2035 ....................... 115
3.1.1.1. Cơ sở xây dựng các kịch bản ................................................... 115
3.1.1.2. Nội dung các kịch bản .............................................................. 120
3.1.2. Đánh giá các kịch bản ..................................................................... 124
3.2. Đối sách của Việt Nam ......................................................................... 127
3.2.1. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam .......................................... 127
3.2.1.1. Cơ hội ....................................................................................... 127
3.2.1.2. Thách thức ................................................................................ 128
3.2.2. Một số gợi ý cho Việt Nam ............................................................. 129
3.2.2.1. Xác định mục tiêu của chính sách đối ngoại ........................... 130
3.2.2.2. Các lựa chọn đối sách .............................................................. 131
TIỂU KẾT ........................................................................................................ 142
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .......... 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 150
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 163


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Asian Development Bank

ADIZ

Air Defense Identification Zone Vùng nhận dạng phòng không

ADMM


ASEAN Defence Ministers’

Hội nghị Bộ trưởng Quốc

Meeting

phòng ASEAN

ASEAN Defence Ministers’

Hội nghị Bộ trưởng Quốc

Meeting Plus

phòng ASEAN mở rộng

ASEAN Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do

ADMM+
AFTA

Ngân hàng Phát triển châu Á

ASEAN
AIIB

Asian Infrastructure Investment


Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu

Bank

Á

Asia Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu

Cooperation

Á-Thái Bình Dương

ARF

Asia Regional Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEAN

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations

Nam Á


APEC

ASEAN+3 ASEAN plus China, Japan,

ASEAN và Trung Quốc, Nhật

Korea

Bản Hàn Quốc

ASEM

The Asia-Europe Meeting

Diễn đàn hợp tác Á - Âu

BRIC

Brazil, Russia, India, China

Nhóm các quốc gia mới nổi
bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc (trước năm 2010)

BRICS

Brazil, Russia, India, China,

Nhóm các quốc gia mới nổi


and South Africa

bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc và Nam Phi
(sau năm 2010)


COC

Code of Conduct

Bộ quy tắc ứng xử ở Biển
Đông

CPTPP

Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác toàn diện và
Agreement for Trans-Pacific

tiến bộ xuyên Thái Bình

Partnership

Dương

Declaration on the Conduct of

Tuyên bố về ứng xử của các

parties in South China Sea


bên ở Biển Đông

EAS

East Asia Summit

Hội nghị Cấp cao Đông Á

EC

European Commission

Ủy ban Châu Âu

ECOSOC

Economic and Social Council

Hội đồng Kinh tế - Xã hội

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

EUR

Euro


Đồng tiền Châu Âu Euro

FDI

Foreign Direct investment

Đầu tư trực tiếp nước ngòai

FTA

Free Trade Area

Khu vực thương mại Tự do

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phấm quốc nội

G7

Group of 7

Nhóm 7 nền công nghiệp hàng

DOC

đầu thế giới

G8

Group of 8

Nhóm 7 nền công nghiệp hàng
đầu thế giớivà Nga

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ quốc tế

NATO

North Atlantic Treaty

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây

Organization

Dương

NDB

New Development Bank

Ngân hàng Phát triển mới

NGOs


Non- Govermental

Các tổ chức phi chính phủ

Organizations
OBOR

One Belt One Road

Sáng kiến Một vành đai Một
con đường


R&D

Research & Development

Nghiên cứu và phát triển

RCEP

Regional Comprehensive

Hiệp định Đối tác Kinh tế

Economic Partnership

Toàn diện Khu vực


Shanghai Cooperation

Tổ chức hợp tác Thượng Hải

SCO

Organisation
TAC

Treaty of Amity and

Hiệp ước thân thiện và hợp tác

Cooperation in South East Asia

ở Đông Nam Á

TNCs

Transnational Corporations

Các tập đoàn xuyên quốc gia

TPP

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương


UN

United Nations

Liên Hợp Quốc

UNCLOS

United Nation Convention on

Công ước Liên Hợp Quốc về

Law of the sea

luật biển

UNCTAD United Nations Conference on

Diễn đàn Thương mại và Phát

Trade and Development

triển Liên Hợp Quốc

United Nations Security

Hội đồng Bảo an Liên Hợp

Council


Quốc

USD

US dollar

Đô la Mỹ

WMD

Weapon of mass destruction

Vũ khí huỷ diệt hàng loạt

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

UNSC


DANH MỤC BẢN ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Phân bổ GDP (danh nghĩa) giữa các quốc gia năm 2001 và 2016 . 72
Biểu đồ 2.2. Phân bổ chi tiêu quân sự năm 2001 và 2016................................... 75
Biểu đồ 2.3. Tổng quan số lượng trang thiết bị quân sự của các nước lớn năm
2016...................................................................................................................... 77
Biểu đồ 2.4. Chi tiêu cho Nghiên cứu và Phát triển (R&D) ................................ 80

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ các loại tiền trong Rổ tiền dự trữ quốc tế năm 2001 và 2017 ... 98
Bản đồ:
Bản đồ 2.1. Chế độ chính trị trên thế giới năm 2001......................................... 105
Bản đồ 2.2. Chế độ chính trị trên thế giới năm 2015......................................... 105
Bảng :
Bảng 3.1. Đánh giá khả năng xảy ra của các kịch bản ...................................... 126


DANH MỤC HÌNH VẼ, MÔ HÌNH
Mô hình:
Mô hình 1.1. Chuyển dịch nội sinh...................................................................... 42
Mô hình 1.2.Chuyển dịch ly tâm ......................................................................... 43
Mô hình 1.3. Chuyển dịch ngoại sinh .................................................................. 46
Mô hình 1.4. Chuyển dịch quyền lực trong cấu trúc kinh tế quốc tế từ năm 1918
đến 1945 ............................................................................................................... 51
Mô hình 1.5. Chuyển dịch quyền lực trong các cấu trúc quốc tế từ năm 1945 đến
1991...................................................................................................................... 57
Mô hình 1.6. Chuyển dịch quyền lực trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trong
Chiến tranh Lạnh ................................................................................................. 63
Mô hình 2.1. Chuyển dịch quyền lực trong hệ thống quốc tế từ 2001 đến 2017... 112

Hình vẽ:
Hình 3.1. Các kịch bản chuyển dịch quyền lực ................................................. 120
Hình 3.2. Các lựa chọn chính sách .................................................................... 132


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Quyền lực vốn là một vấn đề cơ bản và quan trọng trong nghiên cứu quan
hệ quốc tế. “Hầu hết các định nghĩa của chính trị học đều liên quan đến quyền lực.
Hầu hết các tương tác quốc tế đều có tính chính trị hoặc là các nhánh đối với chính
trị” [24, tr.1]. Xung quanh khái niệm và vai trò của quyền lực là những cuộc tranh
luận bất tận trong giới học giả. Quyền lực là vấn đề trung tâm của quan hệ quốc
tế theo lăng kính chủ nghĩa Hiện thực, Hans J. Morgenthau đã mô tả “Chính trị
quốc tế, giống như mọi nền chính trị, là một cuộc đấu tranh vì quyền lực. Bất kể
mục tiêu cuối cùng của chính trị quốc tế là gì thì quyền lực vẫn luôn là mục tiêu
trước mắt” [98, tr. 29]. Ngay cả những học giả theo chủ nghĩa Tự do cũng không
phủ nhận tầm quan trọng của quyền lực: “Quyền lực là cần thiết những cũng là
mối đe doạ đối với tự do, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào dạng thức của quyền
lực và cách thức sử dụng chúng” [119, tr. 17-18].Không chỉ đối với hai trường
phái chính trong nghiên cứu quan hệ quốc tế Hiện thực và Tự do, quyền lực cũng
là mối quan tâm hàng đầu của nhiều lý thuyết khác [12, tr.1].Vì vậy, nghiên cứu
về quyền lực là đi thẳng vào cốt lõi của quan hệ quốc tế.
Quyền lực luôn có sự vận động cả bên trong và bên ngoài. Sự vận động bên
trong quyền lực bao gồm những thay đổi trong bản chất gồm các thành tố của
quyền lực, các phương thức thực thi quyền lực và sự mở rộng khái niệm quyền
lực. Sự vận động bên ngoài của quyền lực chính là quá trình chuyển dịch quyền
lực từ nơi này sang nơi khác, từ chủ thể này sang chủ thể khác hoặc giữa các nhóm
chủ thể trong quan hệ quốc tế. Quá trình chuyển dịch này luôn diễn ra do sự thay
đổi của bản thân quyền lực, các nhân tố tác động tới quyền lực như tương quan
lực lượng, chính sách của các chủ thể, vàmôi trường quốc tế. Quá trình chuyển
dịch quyền lực thường dẫn đến những biến động trong các cấu trúc quốc tế và nếu
đủ lớn có thể dẫn tới sự thay đổi hệ thống thế giới. Chính vì vậy, việc nắm bắt
được xu hướng chuyển dịch quyền lực cho phép đoán định được diễn biến và kết


2


quả của nhiều tương tác cũng như dự báo về một hệ thống quốc tế mới.
Từ năm 2001 đến nay, thế giới bao hàm trong nó là những nhân tố tác động
tới quyền lực đã có nhiều biến đổi căn bản khiến cho quyền lực chuyển dịch một
cách rõ nét. Bước vào thế kỷ XXI, nhiều học giả trên thế giới đã xuất bản những
công trình nghiên cứu cùng với những tranh luận sôi nổi trên các tạp chí chuyên
ngành về quá trình chuyển dịch này nhằm đưa ra một cái nhìn khách quan và đa
chiều về thực trạng quyền lực và những gì đang và sẽ diễn ra trong hệ thống quốc
tế đương đại. Điều này cho thấy vấn đề này đang ngày càng được quan tâm và rõ
ràng đây không chỉ là một vấn đề cơ bản mà còn có tính thời sự.
Việt Nam là một phần tử thuộc hệ thống quốc tế hiện nay tất yếu sẽ bị tác
động bởi quá trình chuyển dịch quyền lực đang diễn ra. Là một quốc gia đang phát
triển, Việt Nam có nhiều cơ hội thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, thể hiện vai
trò của mình trên trường quốc tế và tranh thủ được những lợi ích từ các chủ thể
khác như các nước lớn, các tổ chức quốc tế và các chủ thể phi quốc gia khác...
Tuy vậy, quá trình chuyển dịch quyền lực cũng đặt ra những thách thức không nhỏ
cho Việt Nam như việc cân bằng quan hệ giữa các nước lớn, xử lý những vấn đề
nhạy cảm liên quan đến chủ quyền lãnh thổ trong quan hệ với láng giềng Trung
Quốc... Như vậy, việc nhận thức về những xu hướng chuyển dịch quyền lực có ý
nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam trong việc hoạch định chính sách về dài hạn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các quan niệm và cách tiếp cận đối với vấn đề chuyển dịch quyền lực cũng
rất đa dạng. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu lý luận và thực tiễn được công bố bao
gồm các sách, công trình nghiên cứu khoa học, các bài tạp chí trong và ngoài nước
xung quanh vấn đề chuyển dịch quyền lực.
a. Nhóm các công trình nghiên cứu hệ thống các quan niệm, lý thuyết về quyền lực
Như Felix Berenskoette đã nhận định rằng “Lịch sử nghiên cứu khái niệm
quyền lực đã cho chúng ta thấy quyền lực là một khái niệm gây tranh cãi một cách
cơ bản với nhiều cách diễn giải khác nhau. Và bởi vì cách diễn giải mà chúng ta



3

lựa chọn sẽ xác định mối quan hệ nào mà chúng ta coi là có liên quan và cách
chúng ta khái niệm hóa ‘chính trị quốc tế’ – do vậy cần phải nhận thức được các
hướng định nghĩa quyền lực” [29, tr.3]. Chính vì vậy, các học giả trong và ngoài
nước đều nỗ lực hệ thống hóa khái niệm quyền lực.
Một số công trình nghiên cứu của phương Tây dành khối lượng lớn cho các
khái niệm về quyền lực phải kể đến đầu tiên là các công trình của David A.
Baldwin bắt đầu từ bài báo “Power analysis and world politics: New Trends
versus old tendencies”(Phân tích quyền lực và chính trị quốc tế: các xu hướng mới
và những khuynh hướng cũ) (1979) đăng trên tạp chí World Politics 31(2), “Power
and international relations”(Quyền lực và quan hệ quốc tế) (2002) là một phần
trong cuốn sách The handbook of international relations được xuất bản bởi Sage
Press. Mới đây, các công trình đó đã được bổ sung, cập nhật trong cuốn sách
“Power and International Relations: A conceptual Approach” (Quyền lực và
quan hệ quốc tế: cách tiếp cận khái niệm). Nhìn chung, Baldwin đã tổng hợp và
hệ thống các khái niệm quyền lực dựa trên cơ sở phân loại các cách tiếp cận mà
theo ông hiện nay có ba cách tiếp cận chính gồm có: cách tiếp cận quyền lực như
nguồn lực (power as resources), cách tiếp cận quyền lực quan hệ (relational power)
và cách tiếp cận quyền lực cấu trúc (structural power).
Bên cạnh Baldwin, Felix Berenskoette và M. J. Williams cũng dày công
tổng hợp và phân loại các khái niệm quyền lực trong cuốn sách “Power in World
Politics” (Quyền lực trong Chính trị quốc tế) (2007). Trong cuốn sách này, ông
phân loại các khái niệm dưới ba chiều cạnh: (i) chiến thắng trong xung đột
(winning conflicts) và (ii) giới hạn sự lựa chọn (limiting alternatives) và (iii) định
hình quy chuẩn (shaping normality).
Đi theo một hướng khác, Michael Barnett và Raymond Duvall đã cố gắng
đưa ra các khái niệm quyền lực một cách hệ thống và nỗ lực chỉ ra mối liên hệ
giữa các khái niệm này trong bài báo “Power in International Politics” (Quyền



4

lực trong chính trị quốc tế) (2005) đăng trên tạp chí International Organization
59(1) của the Mit Press. Tuy nhiên Barnett và Raymond lại đưa ra một cách tiếp
cận quyền lực mà kết hợp cả ba thành tố cấu trúc, quan hệ và vật chất và phân loại
quyền lực thành bốn nhóm quyền lực (i) có tính cưỡng buộc (compulsory), (ii) có
tính thể chế (institutional), (iii) có tính cấu trúc (structural) và (iv) có tính sản sinh
(productive). Cách tiếp cận này của Barnett và Duvall đã có giá trị trong việc nhận
thức được sự phức tạp của khái niệm quyền lực nhưng lại bỏ qua sự phát triển về
mặt lý luận, không đề cập tới các cuộc tranh luận về quyền lực trong các lý thuyết
chính trị và xã hội. Mặt khác về tổng thể, Barnett và Duvall cũng chưa làm rõ được
mối liên hệ giữa các khái niệm quyền lực và các dạng quyền lực.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu lý luận về quyền lực trong quan hệ
quốc tế không nhiều. PGS. TS. Hoàng Khắc Nam đã xuất bản cuốn sách “Quyền
lực trong quan hệ quốc tế: Lịch sử và vấn đề” (2011), trong đó toàn bộ chương 1
đề cập tới Khái niệm và phân loại quyền lực trong quan hệ quốc tế. Cuốn sách đã
đề cập một cách toàn diện các khái niệm cùng các cách tiếp cận quyền lực phổ biến
trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng nhìn nhận quá trình
phát triển nhận thức quyền lực trong quan hệ quốc tế theo hai hướng: (i) dựa trên
sự phát triển quan niệm về quyền lực và (ii) dựa trên sự mở rộng mục tiêu của quyền
lực. Trong đó hướng thứ (i) chia sẻ nhiều điểm chung với cách phân loại của
Baldwin trong khi hướng thứ (ii) dựa trên cách phân loại của Felix Berenskoette.
Như vậy, công trình này đã tập hợp, phân loại rõ ràng các khái niệm, cách tiếp cận
quyền lực cũng như hệ thống hóa bước đầu những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu
lý luận về quyền lực trong quan hệ quốc tế.
b. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận đi theo một hướng, cách tiếp cận cụ thể
Các công trình nghiên cứu lý luận về quyền lực và chuyển dịch quyền lực
đi theo 3 cách tiếp cận chính: quyền lực như nguồn lực, quyền lực quan hệ và
quyền lực cấu trúc.

Đi theo cách tiếp cận quyền lực như nguồn lực, các công trình đi theo hướng


5

này cho rằng quyền lực của quốc gia được thể hiện qua các năng lực, nguồn lực
mà quốc gia đó sở hữu. Cách tiếp cận này ra đời trong thời kỳ cận đại khi khoa
học về quan hệ quốc tế chưa phát triển và thực tiễn quan hệ quốc tế còn khá đơn
giản.Nổi bật nhất là cuốn sách Politics Among Nations (Chính trị giữa các quốc
gia) (1960) của Hans J. Morgenthau. Luận điểm của Morgenthau là tiêu biểu cho
các quan niệm của chủ nghĩa Hiện thực về quyền lực khi cho rằng quốc gia là chủ
thể chính trong quan hệ quốc tế, quốc gia sở hữu quyền lực và quyền lực đó là
tổng hòa của 9 thành tố là nguồn lực của quốc gia. Ngoài Morgenthau, các nhà
Hiện thực chủ nghĩa nghiên cứu về ‘cân bằng quyền lực’ dù có nhiều điểm khác
nhau nhưng đều chia sẻ quan điểm chung khi cho rằng có thể tính toán sự phân bổ
quyền lực dựa trên tổng các thành tố khác nhau của quyền lực hay còn gọi là các
nguồn lực. Một vài công trình trong số đó là bài báo“The Balance of Power:
Prescription, Concept or Propaganda?” (1953) của Ernst B. Haas đăng trên tạp
chí World Politics 5(7); cuốn sách “Power and International Relations” (1962)
của Inis L. Claude.
Một số các công trình nổi bật được công bố mới đây cũng đi theo cách tiếp
cận này gồm cuốn sách “Theory of International Politics” (Lý thuyết chính trị
quốc tế) (1979) của Kenneth Waltz và “The Tragedy of Great Power Politics”
(2001) của John J. Mearsheimer. Các công trình đi theo cách tiếp cận này đã củng
cố nền móng cho nghiên cứu quyền lực quốc gia.Đặc biệt là từ đây đã có nhiều
phương thức lượng hóa cho phép đo lường quyền lực được đưa ra như công thức
của Cliffford German năm 1960, công thức của Ray Cline năm 1975. Tuy nhiên
cách tiếp cận này cũng đang bộc lộ những hạn chế trong việc giải thích nhiều thực
tiễn quan hệ quốc tế. Thật vậy, không phải quốc gia nào có lợi thế về nguồn lực,
năng lực thì có nhiều quyền lực hơn. Theo cách tiếp cận này, chuyển dịch quyền

lực cũng được hiểu như là sự thay đổi trong tương quan so sánh lực lượng khi một
quốc gia ngày càng mạnh lên và rút ngắn dần khoảng cách, bắt kịp với một quốc
gia khác. Tiêu biểu phải kể đến lý thuyết chuyển dịch quyền lực của Organski


6

trong cuốn sách World Politcs (Chính trị thế giới) xuất bản năm 1968, ông đã hệ
thống và khái quát thành lý thuyết về chuyển dịch quyền lực với cách sử dụng
thuật ngữ “power transition”. Mới đây hơn, Ronald Tammen cùng các cộng sự đã
dựa trên cơ sở lý thuyết của Organski để phát triển và bổ sung thêm lý thuyết về
chuyển dịch quyền lực này trong cuốn sách Power Transitions: Strategies for the
21st Century (Chuyển dịch quyền lực: Chiến lược cho thế kỷ 21) (2000). Sự bổ
sung của Tammen thực tế đã rất chi tiết và phù hợp hơn trong bối cảnh mới. Tuy
nhiên, một hạn chế của lý thuyết này nằm ở việc tập trung quá nhiều tới kết quả
của chuyển dịch quyền lực là chiến tranh hay không mà bỏ qua những nguyên
nhân dẫn đến chuyển dịch quyền lực. Cuốn sách của Morgenthau Politics among
nations: The struggle for Power and Peace, Brief Edition điều chỉnh bởi
Thompson và Kenneth W. cũng chia sẻ những luận điểm này.
Các công trình nghiên cứu về cân bằng quyền lực mà theo đó sự trỗi dậy
của một số quốc gia sẽ khiến cho quyền lực bị chuyển dịch và thay đổi trật tự thế
giới cũng đi theo cách tiếp cận quyền lực như nguồn lực, trong đó một số tác phẩm
tiêu biểu là World Order (Trật tự thế giới) (2001) của Henrry Kissinger; The Rise
and Fall of Great Power (Sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc) của
Paul Kennedy; The Balance of Power in International Relations: Metaphors,
Myths and Models (Cân bằng quyền lực trong quan hệ quốc tế: những ẩn dụ, bí ẩn
và các mô hình) (2007) của Richard Little hay trong chủ nghĩa Hiện thực tấn công
của Mearsheimer.
Để khắc phục những tồn tại của các công trình đi theo cách tiếp cận quyền
lực như nguồn lực, một cách tiếp cận mới dựa trên quyền lực quan hệ được phát

triển bởi các học giả từ các ngành tâm lý, triết học, xã hội, kinh tế và chính trị từ
giữa thế kỷ XX mà được Baldwin gọi là “cách mạng phân tích quyền lực”. Tóm
lại, theo các tiếp cận này, quyền lực của A chỉ được bộc lộ qua mối quan hệ với
B. Cách tiếp cận này tạo ra sự khác biệt căn bản đối với cách tiếp cận quyền lực
như nguồn lực. Trong khi cách tiếp cận quyền lực như nguồn lực cho thấy quyền


7

lực quốc gia là những gì quốc gia đó có thì cách tiếp cận quyền lực dựa trên quan
hệ này cho thấy quyền lực quốc gia là những gì quốc gia đó thể hiện ra đối với
chủ thể khác. Nổi bật trong số các công trình theo cách tiếp cận quyền lực quan
hệ có bài báo “The Concept of Power” (Khái niệm quyền lực) (1957)của Robert
A. Dahl đăng trên tạp chí Behavioral Science 2:3; cuốn sách “Power and Political
Theory: Some European Perspectives” (Quyền lực và lý thuyết chính trị: Một vài
quan điểm của châu Âu) 1976 do Brian Barry làm chủ biên; cuốn “The Price of
Peace: Incentives and International Conflict Prevention” của David Cartwright;
bài báo “Measurement of Social Power, Opportunity Costs, and the Theory of
Two-Person Bargaining Game” (Đo lường Quyền lực xã hội, Chi phí cơ hội và
Lý thuyết trò chơi thương lượng giữa 2 bên) (1962) của John C. Harsanyi đăng
trên Behavioral Science số 7 và cuốn sách “Paradoxes of Power” (Những nghịch
lý của quyền lực) (1989) của Baldwin.
Đi theo cách tiếp cận này, điều khiến cho các học giả tập trung giải quyết
hơn cả là cách đo lường quyền lực. Trong đó Baldwin cũng đưa ra nhiều chiều
cạnh cho khái niệm quyền lực bao gồm: phạm vi (scope), địa hạt (domain), mức
độ (weight), chi phí (costs) và phương tiện (means) và phương thức tính toán cho
từng chiều cạnh. Trong khi đó Dahl lại đưa ra một hàm số và các công thức gộp
phức tạp hơn. Một cách rõ ràng, các công trình này đã tạo một bước tiến trong
cách tiếp cận quyền lực thực tế, đúng đắn và phù hợp với bối cảnh mới hơn. Tuy
nhiên, cũng phải thừa nhận rằng những nỗ lực lượng hóa để đo lường quyền lực

cũng chỉ mang tính tương đối và khó áp dụng bởi lẽ một cách tiếp cận quyền lực
trừu tượng không giống như các nguồn lực hiện hữu của các quốc gia thì cũng khó
có được một phép tính toàn diện mà chính xác. Và vấn đề đo lường quyền lực vẫn
là một thách thức đối với cách tiếp cận này.
Tiêu biểu năm 2011, Joseph S. Nye cũng cho ra đời cuốn sách có tên The
Future of Power (Tương lai của quyền lực) đưa ra được những nhận định mang
tính tổng thể hơn khi phân tách quá trình chuyển dịch quyền lực đang diễn ra hiện


8

nay bao gồm cả hai quá trình chuyển dịch quyền lực (power transition) giữa các
quốc gia và phân tán quyền lực (power diffusion) giữa các chủ thể quốc gia và phi
quốc gia. Trong cuốn sách của ông, ông đã nghiên cứu sự chuyển dịch giữa Mỹ
với EU, Nhật, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, BRICs và phân tán giữa các nước lớn
đến các TNCs, NGOs và cả những cá nhân trên không gian mạng. Cuốn sách này
cung cấp một cái nhìn tổng thể khái quát về sự chuyển dịch quyền lực trong các
quan hệ của Mỹ với các cường quốc khác, tuy nhiên do phần chuyển dịch quyền
lực chiếm một khối lượng vừa phải trong cuốn sách nên khối lượng thông tin mà
ông đưa ra vẫn chưa thấy rõ được các chiều cạnh mà cách tiếp cận này đề cập tới.
Do vậy có thểxếp công trình của ông mang tính lý luận nhiều hơn là giá trị thực
tiễn.
Một cách tiếp cận quyền lực khác có khả năng tổng quát hơn xuất hiện vào
những năm cuối thế kỷ XX cho rằng quyền lực quốc gia được biểu hiện thông qua
khả năng xác lập luật chơi trong quan hệ quốc tế. Cách tiếp cận này xuất hiện đầu
tiên bởi một học giả nghiên cứu về kinh tế chính trị học Susan Strange trong một
cuốn sách có tên “States and Markets”(Nhà nước và Thị trường) (1988) và sau đó
được Stefano Guzzini áp dụng vào nghiên cứu quan hệ quốc tế và công bố trong
bài báo “Structural Power: The Limits of Neorealist Power Analysis” (Quyền lực
cấu trúc: Hạn chế trong phân tích quyền lực của Chủ nghĩa Tân hiện thực) (1993)

đăng trên tạp chí International Organization 47(3) và cuốn sách “Realism in
International Relations and International Political Economy” (Chủ nghĩa hiện
thực trong quan hệ quốc tế và kinh tế chính trị quốc tế).
Cách tiếp cận này được tranh cãi là không phân biệt nhiều với cách tiếp cận
quyền lực quan hệ. Baldwin cho rằng nếu bỏ qua tính “có chủ ý” của quyền lực
thì không cần phải tách biệt cách tiếp cận quyền lực quan hệ và quyền lực cấu trúc
bởi “việc tạo ra và kiểm soát các cấu trúc đơn giản là một ví dụ của ảnh hưởng với
phạm vi và địa hạt cụ thể” [24, tr. 16].Và nếu cấu trúc ở đây có phạm vi gồm tất
cả các lĩnh vực và địa hạt gồm tất cả các quốc gia thì có nghĩa quyền lực cấu trúc


9

giống với quan niệm về bá quyền (hegemon). Cần phải nhìn nhận, cách tiếp cận
cấu trúc này cũng khắc phục được một số những hạn chế mà các học giả theo cách
tiếp cận quyền lực quan hệ gặp phải đó là thoát khỏi sự bế tắc của những công
thức đo lường quyền lực cồng kềnh. Thay vào đó là sử dụng phương pháp định
tính đánh giá tổng thể các cấu trúc của hệ thống quốc tế để nhìn nhận về quyền
lực. Tuy vậy, một hạn chế lớn của các công trình đi theo cách tiếp cận quyền lực
cấu trúc là chỉ có thể xem xét được quyền lực của các nước lớn nếu như nghiên
cứu quyền lực của các quốc gia mà không thể nhìn nhận quyền lực đang gia tăng
của các nước tầm trung hay các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế.
Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch quyền lực đi theo cách tiếp cận
này chủ yếu thuộc ngành kinh tế chính trị học. Nổi bật là công trình của Stephen
D. Krasner (1985) có tên Structural Conflict: The Third world against global
liberalism (Xung đột cấu trúc: Thế giới thứ Ba chống lại chủ nghĩa tự do toàn
cầu);hai công trình của Susan Strange có tên “Finance, Information and Power”
(Tài chính, Thông tin và quyền lực), đăng trên tạp chí Review of International
Studies số tháng 7 năm 1990 và cuốn sách “The Retreat of the State: The Diffusion
of power in the world economy” (1996); Thomas Schelling xuất bản cuốn sách

Choice and Consequence: Perspectives of an Errant Economist (Lựa chọn và kết
quả: Góc độ của một nhà kinh tế nghiệp dư) năm 1984. Do cách tiếp cận này xuất
phát điểm từ nhà kinh tế chính trị Susan Strange chính vì vậy những công trình về
chuyển dịch quyền lực cấu trúc của những nhà kinh tế chính trị tương đối hệ thống
và hoàn chỉnh.Tuy nhiên bởi đặc thù ngành nên các công trình này chủ yếu tập
trung và đặt nặng góc độ kinh tế trong phân tích quyền lực.
Trong quan hệ quốc tế, mới chỉ có những công trình nghiên cứu về quyền
lực cấu trúc chứ chưa có một công trình nghiên cứu lý luận nào hệ thống và toàn
diện về chuyển dịch quyền lực cấu trúc. Thay vào đó là những công trình tiếp cận
một hay một vài khía cạnh của quyền lực cấu trúc, điển hình như bài Theorising
the Rise of Asia: Global Power Shifts and State Responses (Lý thuyết hóa sự trỗi


10

dậy của châu Á: Biến đổi quyền lực toàn cầu và phản ứng của các quốc gia) (2009)
của Namrata Goswami và Japan and the East Asian Security in the 21st Century
(Nhật Bản và An ninh Đông Á trong thế kỷ 21) (2009) nằm trong cuốn sách Global
Power Shifts and Strategic Transition in Asia (Biến đổi quyền lực toàn cầu và
chuyển dịch chiến lược trong châu Á) (2009) do N.S Sisodia và V. Krishnappa
làm chủ biên.
Ở Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu về cấu trúc trong quan hệ
quốc tế cũng phản ánh phần nào quyền lực của các chủ thể bên trong các cấu trúc.
Một trong số các công trình về lý luận là Nhận thức về trật tự thế giới của Hoàng
Khắc Nam (Kỷ yếu hội thảo “Sự điều chỉnh chính sách của các nước khu vực
Châu Á và Thái Bình Dương trong thời gian gần đây”, 1993). Bài viết này bàn
về trật tự thế giới như một dạng của cấu trúc với các cách tiếp cận và cấu trúc trật
tự thế giới khác nhau, khái niệm, đặc điểm của nó. Trong đó, trật tự thế giới được
coi như một hệ thống mâu thuẫn cơ bản có tính quy luật được biểu hiện trong
QHQT với một trạng thái tương đối ổn định của khung chiến lược toàn cầu. Từ

đó, bài viết đã xem xét năm mâu thuẫn cơ bản của trật tự thế giới là cạnh tranh
kinh tế; mâu thuẫn giữa cố gắng xây dựng sự ổn định trên nền hỗn loạn; mâu thuẫn
trong quan hệ thứ bậc nước lớn-nước nhỏ, nước mạnh-nước yếu; mâu thuẫn giữa
toàn cầu hóa và khu vực hóa, giữa chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa biệt lập; mâu
thuẫn giữa phát triển và những giới hạn của nó. Bài viết có cách tiếp cận theo quan
điểm mâu thuẫn vừa là bản chất, vừa là động lực cho sự phát triển biện chứng của
trật tự thế giới.
Về thực tiễn cấu trúc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, những bài viết
này thường chỉ bàn về cấu trúc an ninh với một vài khía cạnh nào đó của cấu trúc.
Các bài của tác giả Việt Nam thiên về sự hình thành và mô tả cấu trúc an ninh hiện
tại hơn là mô hình, bản chất và tác động của nó đối với QHQT. Có một số bài
đáng chú ý là Những chuyển động trong cấu trúc an ninh khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương của PGS. TS. Trần Minh Sơn, Về cấu trúc an ninh khu vực Châu ÁThái Bình Dương của Nguyễn Nam Dương, Cấu trúc khu vực và vấn đề mở rộng


11

cấu trúc khu vực ở Châu Á-Thái Bình Dương của Nguyễn Hùng Sơn,...
Bài viết Những chuyển động trong cấu trúc an ninh khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, 2015) của PGS. TS. Trần Minh Sơn,
Viện trưởng Viện B70, Tổng cục II đã đưa ra một cách nhìn về cấu trúc an ninh
khu vực bao gồm nhiều nhân tố khác nhau như quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, khoa học công nghệ,... Cấu trúc này gồm những bộ phận đã hình thành nên
cấu trúc cùng những vấn đề tác động thuận nghịch tới sự vận động của cấu trúc.
Dựa trên khung phân tích đó, bài viết đã xem xét hai nội dung: cấu trúc an ninh
khu vực hiện tại và xu hướng vận động của cấu trúc này. Với cách nhìn cấu trúc
theo kiểu của Chủ nghĩa Hiện thực, tác giả cho rằng cấu trúc hiện nay đang được
định hình bởi một số nhân tố như liên minh Mỹ-Nhật cùng các liên minh song
phương khác của Mỹ, các thể chế an ninh đa phương trong khu vực gồm các thể
chế do ASEAN điều phối và các thể chế khác như APEC, ASEM, SCO,... Theo

tác giả, cấu trúc này đang được định hình nhưng bị tác động mạnh của một số nhân
tố như sự trỗi dậy của Trung Quốc, chính sách xoay trục của Mỹ, sự nổi lên của
Nhật Bản,... Xu hướng của cấu trúc này là đa tầng nấc, phức tạp và có tác động
hai mặt tới QHQT khu vực.
Bài viết Về cấu trúc an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (Tạp chí
Nghiên cứu Quốc tế, 2011) của Nguyễn Nam Dương, Viện Nghiên cứu Chiến
lược Ngoại giao, Bộ Ngoại giao là một bài khác có đề cập đến một chút đến lý
luận bên cạnh việc nghiên cứu thực tiễn về cấu trúc an ninh khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương. Trong bài viết này, có bốn nội dung đáng chú ý: Một là, tác giả đã
khảo cứu quan điểm và tầm nhìn của các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật
Bản, Nga, Ấn Độ và ASEAN về cấu trúc an ninh Châu Á-Thái Bình Dương khi
đó. Hai là, tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm của cấu trúc này như quan hệ TrungMỹ trở thành yếu tố định hình, các dàn xếp an ninh song phương vẫn tiếp tục đóng
vai trò chủ đạo, sự tiến triển của các thể chế an ninh đa phương, những biến động
trong cấu trúc kinh tế khu vực. Cuối cùng, tác giả đã đánh giá triển vọng vai trò


12

của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực, trong đó nhấn mạnh vào vai trò kết
nối của tổ chức này.
Bài viết của Nguyễn Hùng Sơn về Cấu trúc khu vực và vấn đề mở rộng
cấu trúc khu vực ở Châu Á-Thái Bình Dương (Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế,
2010) đã đưa ra bức tranh về cấu trúc an ninh khu vực sau Chiến tranh Lạnh.
Với cách nhìn rộng mở, tác giả cho rằng cấu trúc an ninh khu vực có liên quan
chặt chẽ với môi trường bên ngoài, có sự tác động và chi phối của nhiều yếu tố
bên ngoài, có sự tương tác theo hai chiều tới cấu trúc an ninh quốc tế. Vì thế,
cấu trúc an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương là một cấu trúc mở. Theo đó, xây
dựng cấu trúc an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương không nên chỉ bó hẹp vào
các chủ thể khu vực mà phải tính đến các lực lượng khác dù không hoàn toàn
thuộc khu vực. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra nhiều vấn đề mà các nước

trong khu vực đang phải đối mặt trong việc xây dựng một cấu trúc đảm bảo hòa
bình, ổn định và an ninh trong khu vực. Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp động
thái của một số chủ thể đối với việc định hình cấu trúc an ninh khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương.
Về trật tự quyền lực khu vực như mô hình của cấu trúc an ninh-chính trị,
có bài Trật tự quyền lực mới ở Châu Á-Thái Bình Dương (Tạp chí Khoa học, 2005)
của Hoàng Khắc Nam. Bài viết này nghiên cứu dựa trên sự phân bố quyền lực vốn
là điểm cốt lõi của cấu trúc theo quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực Mới. Trên
cơ sở đó, bài viết đã xem xét thực trạng và triển vọng của trật tự quyền lực Châu
Á-Thái Bình Dương – một dạng thức của cấu trúc an ninh-chính trị khu vực. Từ
sự phân tích hiện trạng và xu hướng chuyển dịch quyền lực, tác giả đã đưa ra bốn
kịch bản cho trật tự quyền lực ở Châu Á-Thái Bình Dương. Các kịch bản này bao
gồm: 1/ Nhất siêu đa cường biến dần thành đơn cực; 2/ Thể tương quan “nhất siêu
đa cường” – một dạng thức ở giữa đơn cực và đa cực – vẫn không thay đổi; 3/
Nhất siêu đa cường” biến thành hai cực; 4/ Nhất siêu, đa cường” biến thành đa
cực nhưng trên phương án cân bằng quyền lực. Qua so sánh đánh giá, tác giả bài


13

viết cho rằng kịch bản hai là có khả năng hơn cả dù có những biến động. Một nội
dung nữa cũng có giá trị tham khảo là bài viết đã trình bày những tác động lợi hại
cho Việt Nam trong từng kịch bản.
Một bài viết khác cũng về trật tự quyền lực khu vực là Đặc điểm và xu
hướng biến động của trật tự Đông Á hiện nay (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,
2010) của hai tác giả Nguyễn Hoàng Giáp và Phan Văn Rân. Tương tự như trên,
bài viết này cũng dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực Mới để xác định
mô hình của cấu trúc an ninh-chính trị Đông Á. Hai tác giả đã tập trung phân tích
vai trò, thực lực, chính sách của các nước lớn trong việc định hình trật tự khu vực.
Từ cơ sở đó, bài viết đã đánh giá về khả năng và xu hướng vận động của trật tự

khu vực Đông Á. Nhìn chung, bài viết này đã phác họa được trật tự quyền lực như
mô hình của cấu trúc an ninh-chính trị khu vực cũng như đã bước đầu chỉ ra được
các đặc điểm trong việc hình thành và vận động của cấu trúc khu vực Châu ÁThái Bình Dương trên phương diện an ninh-chính trị.
Nhìn chung, các công trình nghiên cấu về mặt lý luận đã xây dựng được
một nền tảng lý luận vững chắc và đa dạng cho các nghiên cứu xung quanh vấn
đề quyền lực và chuyển dịch quyền lực. Đối với mỗi cách tiếp cận đều có những
ưu điểm cũng như hạn chế trong việc áp dụng giải thích các hiện tượng quốc tế.
Các công trình nghiên cứu lý luận về chuyển dịch quyền lực vẫn đa phần bị ảnh
hưởng bởi cách tiếp cận quyền lực như nguồn lực và dựa trên tương quan lực
lượng để xem xét sự chuyển dịch quyền lực của các quốc gia. Các công trình
nghiên cứu về chuyển dịch quyền lực trong quan hệ và chuyển dịch quyền lực cấu
trúc vẫn còn ít và chưa có tính hệ thống mà chỉ đưa ra một vài luận điểm còn lẻ tẻ
do vậy chưa hình thành nên một lý thuyết chuyển dịch quyền lực nào có thể thay
thế lý thuyết của Organski và với một cách tiếp cận khác đi.
c. Nhóm các nghiên cứu thực tiễn về chuyển dịch quyền lực
Đối với nhóm nghiên cứu này có ba hướng chính dựa trên ba cách tiếp cận
khác nhau đối với quyền lực:


×