Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 196 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐAVON BUTTHANUVÔNG

NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO
Ở NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HÀ NỘI 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐAVON BUTTHANUVÔNG

NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO
Ở NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thị Ngọc Lan

HÀ NỘI 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận án này dựa
trên các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung
của luận án có sự tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các
nguồn sách, tạp chí, đề án, quyết định… đã được tác giả ghi rõ nguồn gốc và
liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.

Tác giả luận án

Đavon Butthanuvông


ii
MỤC LỤC
Chƣơng 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 6
1.1. Các công trình, nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ...................... 6
1.2. Những giá trị tham khảo từ các công trình có liên quan và những nội
dung luận án cần tập trung nghiên cứu ................................................... 23
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 28
Chƣơng 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƢỢNG CAO Ở NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 29
2.1. Quan niệm về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lƣợng cao .......... 29
2.2. Quan điểm của đảng nhân dân cách mạng lào về nguồn nhân lực chất
lƣợng cao; các bộ phận cầu thành và tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực
chất lƣợng cao của lào ............................................................................. 35
2.3. Những yếu tố tác động đến nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở nƣớc cộng
hòa dân chủ nhân dân lào ........................................................................ 46
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 57

Chƣơng 3.THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO
Ở NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .......................................................................... 58
3.1. Thực trạng nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở nƣớc cộng hòa dân chủ nhân
dân lào hiện nay ...................................................................................... 58
3.2. Những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở nƣớc cộng
hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay ......................................................... 93
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 109
Chƣơng 4.QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU................. 110
NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO Ở
NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY .............. 110


iii
4.1. Quan điểm cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở nƣớc
cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay ................................................ 110
4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở nƣớc
cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay ................................................ 117
Kết luận chƣơng 4 ......................................................................................... 154
KẾT LUẬN ................................................................................................... 155
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 158
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ........................ 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 161
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 172


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


CLC

:

Chất lƣợng cao

CHDCND

:

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH :
CNVC

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
:

Công nhân viên chức

CBCCVC

:


Cán bộ công chức, viên chức

CTQG

:

Chính trị Quốc gia

GDP
NNL

:

Nxb

Nguồn nhân lực

:

NNLCLC

Tổng sản phẩm quốc nội

:

Nguồn nhân lực chất lƣợng cao
Nhà xuất bản

:


NDCM

:

Nhân dân Cách mạng

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

WTO

:

World Trade Organization
(Tổ chức thƣơng mại thế giới)


v
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 3.1: Tổng số cán bộ lãnh đạo quản lý cấp Bộ trƣởng và vụ trƣởng ở các
bộ và cơ quan ngang bộ (16 Bộ và 20 cơ quan ngang Bộ) ..................... 61
Bảng 3.2: Trình độ chuyên môn của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp bộ trƣởng, thứ
trƣởng và vụ trƣởng ở các bộ và cơ quan ngang bộ................................ 63
Bảng 3.3: Số lƣợng giáo viên trong hệ thống giáo dục phổ thông Lào .......... 68
Bảng 3.4: Số lƣợng giáo viên, nghiên cứu viên Lào ...................................... 68
Bảng 3.5: Tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực chất lƣợng cao Lào ......... 92



vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Biểu đồ 3.1: Lao động làm việc theo tổ chức ................................................. 78
Biểu đồ 3.2: Nguồn kỹ năng công việc của đội ngũ công nhân lành nghề ở
CHDCND Lào ........................................................................................... 80
Biểu đồ 3.3: Trình độ học vấn của nông dân chất lƣợng cao ở Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào ..................................................................................... 90
Biểu đồ 3.4. Thu nhập bình quân theo tháng của đội ngũ nông dân giỏi so với
các đội ngũ khác ........................................................................................ 91
Biểu đồ 3.5: Nhu cầu của thị trƣờng lao động ở Lào năm 2010-2016 ........... 93


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Hiện nay, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là kinh tế tri thức và
cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (4.0) đang đặt ra cho mọi quốc gia dân tộc cả
thời cơ và thách thức trong tiến trình phát triển. Mỗi quốc gia có tranh thủ đƣợc
thời cơ, vƣợt qua đƣợc thách thức để phát triển nhanh và bền vững hay không,
điều đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là chất lƣợng nguồn nhân
lực, trƣớc hết là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Để đáp ứng yêu cầu này, nhiều
quốc gia đang xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, trong đó nguồn
nhân lực chất lƣợng cao (NNLCLC) đƣợc xem là khâu “đột phá”.
Nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào cũng đang trong
thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Sự
nghiệp này có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhân lực

quốc gia. Khẳng định điều này, Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào chỉ
rõ: "Con ngƣời là yếu tố quyết định cho sự phát triển và coi con ngƣời là đối
tƣợng ƣu tiên của sự nghiệp phát triển. Việc phát triển đất nƣớc có hiệu quả
hay không, ít hay nhiều đều phụ thuộc vào yếu tố con ngƣời" [86, tr 56].
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ở CHDCND Lào
càng đi vào chiều sâu, càng đòi hỏi phải phát triển nhanh NNLCLC vì đây là bộ
phận tinh hoa nhất của nguồn nhân lực giúp cho Lào có thể tranh thủ thời cơ,
vƣợt qua mọi thách thức để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở
nƣớc CHDCND Lào. Nhận thức rõ tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định của
NNLCLC đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, mới đây tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X (2016), Đảng NDCM Lào chỉ rõ: “Phát triển nguồn
nhân lực là yếu tố hàng đầu để nâng cao lực lƣợng sản xuất và xây dựng nền


2
kinh tế tri thức, trong đó phát triển NNLCLC trở thành yếu tố quyết định sự phát
triển đất nƣớc: tạo đƣợc nhân lực có tay nghề cao, có kỷ luật và cần cù lao động”
[88, tr 84]. Do vậy, NNLCLC trở thành một trong những yếu tố then chốt, có vai
trò đặc biệt trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nƣớc CHDCND Lào hiện nay.
Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp nên bƣớc vào thế kỷ XXI, Lào vẫn là
một quốc gia nông nghiệp lạc hậu; cơ sở vật chất - kỹ thuật cho xây dựng chủ
nghĩa xã hội thiếu thốn; chất lƣợng giáo dục và đào tạo, y tế ở nhiều nơi chƣa
đảm bảo; trình độ văn hoá, dân trí và các chỉ số phát triển con ngƣời còn thấp;
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Lào nhìn chung còn rất khó khăn;
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp… Tất cả những hạn chế đó suy cho
cùng do chất lƣợng nguồn nhân lực của Lào còn thấp, đặc biệt thiếu hụt nghiêm
trọng NNLCLC. Một thực tế không thể phủ nhận là hiện tại nguồn nhân lực
chất lƣợng cao ở Lào thiếu về số lƣợng, thấp về chất lƣợng; bất cập về cơ cấu
và phân bố. Đây là một trong những rào cản, điểm nghẽn đang cản trở quá

trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… ở Lào. Nếu không sớm xây dựng và
phát triển đƣợc NNLCLC thì sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở CHDCND Lào sẽ còn rất
gian nan và mục tiêu mà Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ
VIII (2016-2020) của Đảng NDCM Lào nêu ra sẽ khó đạt đƣợc - mục tiêu đó
là: “Đảm bảo ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội vững chắc; phát triển
đất nƣớc thoát khỏi nƣớc kém phát triển vào năm 2020, thúc đẩy kinh tế phát
triển liên tục theo hƣớng phát triển xanh và bền vững; có sự quản lý và sử
dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả, tạo đƣợc sự đổi mới mô hình
phát triển theo hƣớng phát huy tiềm năng và thế mạnh của đất nƣớc, chủ động
tham gia hội nhập khu vực và quốc tế”[66, tr 15].
Với những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Nguồn nhân lực chất lượng
cao ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu của luận án.


3
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực trạng về nguồn nhân lực chất lƣợng
cao ở nƣớc CHDCND Lào, luận án đề xuất những quan điểm cơ bản và một
số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNLCLC ở Lào hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực chất lƣợng cao,
trong đó làm rõ quan niệm về nguồn nhân lực chất lƣợng cao và những yếu tố
tác động đến nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở nƣớc CHDCND Lào hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở nƣớc
CHDCND Lào và những vấn đề đặt ra trong việc phát triển nguồn nhân lực
này ở Lào hiện nay.
- Đề xuất những quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu góp phần

phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở nƣớc CHDCND Lào hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở nƣớc
CHDCND Lào hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu nguồn nhân lực chất lƣợng
cao ở nƣớc CHDCND Lào từ năm 2010 đến nay.
- Giới hạn về đối tượng nguồn nhân lực chất lượng cao: Trong giới
hạn của đề tài, luận án chỉ tập trung nghiên cứu 4 bộ phận cơ bản của nguồn
nhân lực chất lƣợng cao ở Lào, đó là: đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đội
ngũ trí thức; đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề và đội ngũ nông dân chất
lƣợng cao. Bốn bộ phận này đồng thời là lực lƣợng hạt nhân, cốt lõi nhất của
nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở nƣớc CHDCND Lào hiện nay.


4
4. Cơ sở lý luận và thực tiễn, phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án đƣợc triển khai trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Cay Sỏn Phôm Vi Hản và những chủ trƣơng, quan điểm cơ bản của
Đảng và chính sách của Nhà nƣớc Lào về con ngƣời, nguồn nhân lực, nguồn
nhân lực chất lƣợng cao.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn trong nƣớc và quốc tế tác động đến nguồn nhân lực và nguồn
nhân lực chất lƣợng cao của Lào;
Thực trạng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao
ở nƣớc CHDCND Lào; kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân
lực chất lƣợng cao của một số nƣớc trên thế giới.
4.3. Phương pháp nghiên cứu

- Luận án sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
làm nền tảng cơ sở phƣơng pháp luận cho việc triển khai các nội dung của
đề tài.
- Luận án sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ: lôgíc lịch sử, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, khái quát, phƣơng pháp hệ thống
cấu trúc, so sánh, phƣơng pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phƣơng
pháp điều tra xã hội học (điều tra 4 đối tƣợng: đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý,
đội ngũ trí thức, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề và đội ngũ nông dân
chất lƣợng cao. Mỗi đối tƣợng điều tra 100 phiếu, mỗi phiếu có 18 câu hỏi,
xem mẫu phiếu ở phụ lục 9), phân tích số liệu thống kê để định lƣợng, định
tính nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của luận án.
Ngoài ra luận án còn sử dụng phƣơng pháp kế thừa, sử dụng kết quả
nghiên cứu từ các công trình khoa học trên góc độ khác nhau có liên quan đến
đề tài để nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở nƣớc CHDCND Lào
dƣới góc độ chính trị - xã hội.


5
5. Đóng góp mới của luận án
- Góp phần đƣa ra quan niệm, quan điểm về nguồn nhân lực chất lƣợng
cao ở nƣớc CHDCND Lào và những yếu tố tác động đến nguồn nhân lực này.
- Góp phần làm rõ thực trạng nguồn nhân lực chất lƣợng cao, và một số
vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực này ở nƣớc CHDCND Lào.
- Đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm góp phần phát triển
nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở nƣớc CHDCND Lào hiện nay.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu, hoạch định chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực
nói chung, NNLCLC nói riêng ở CHDCND Lào.
- Luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy và học tập những vấn đề có liên quan tại nƣớc Cộng

hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng, 9 tiết.


6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH, NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN

1.1.1. Những công trình khoa học nƣớc ngoài liên quan đến nguồn
nhân lực
- Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (Viện kinh tế thế giới), Phát triển nguồn
nhân lực: kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta [52]. Cuốn sách giới thiệu
khái quát về vai trò của nguồn nhân lực trong nền kinh tế đổi mới và những
kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực
ở một số nƣớc trên thế giới. Công trình này khẳng định rằng: vận dụng tốt
những kinh nghiệm quý báu đó vào phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam sẽ
tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
- Nguyễn Trọng Bảo (chủ biên), Gia đình, nhà trường, xã hội với việc
phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài [1].
Cuốn sách giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề “bồi dƣỡng nhân tài” của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, các tác giả đã tập trung làm rõ vai trò của gia
đình, nhà trƣờng và xã hội trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi
dƣỡng, sử dụng và đãi ngộ ngƣời tài, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp
để nâng cao và phát triển nguồn nhân lực này.
- Mai Quốc Chánh, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu CNH, HĐH đất nước [2]. Cuốn sách đã phân tích vai trò của nguồn nhân

lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, từ đó đề xuất
những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam
đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc.
- Christian Batal, Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực Nhà nước
[119]. Nội dung trong cuốn sách này tập trung phân tích năng lực làm việc
của cán bộ công chức thuộc khối doanh nghiệp nhà nƣớc. Xây dựng khung


7
năng lực tiêu chuẩn, trên cơ sở đó phân loại năng lực; đồng thời mô tả công
việc chuyên môn của một số công việc chuyên trách yêu cầu nhân lực chất
lƣợng cao nhƣ: Phụ trách đào tạo trong một cơ quan Nhà nƣớc, công việc của
một thủ trƣởng đơn vị trong doanh nghiệp Nhà nƣớc….
- Nguyễn Hữu Dũng, Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam
[7]. Cuốn sách làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát
triển, phân bố, sử dụng nguồn lực con ngƣời trong phát triển nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; đồng thời đề xuất các
chính sách và giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả
nguồn lực con ngƣời trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân (chủ biên), Quản lý nguồn
nhân lực ở Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn [38]. Cuốn sách là
tập hợp các bài nghiên cứu, bài viết, bài tham luận tại Hội thảo của Đề tài
KX.05.11 thuộc Chƣơng trình khoa học - công nghệ cấp nhà nƣớc KX.05 (giai
đoạn 2001-2005), với các vấn đề lý luận, kinh nghiệm và những khuyến nghị
chính yếu trong quản lý nguồn nhân lực Việt Nam. Công trình có ý nghĩa
quan trọng để Nhà nƣớc Việt Nam quản lý hiệu quả nguồn nhân lực Việt
Nam, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH và thực hiện công cuộc đổi mới đất
nƣớc theo định hƣớng XHCN.
- Đoàn Văn Khái, Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam [17]. Tác giả đã phân tích về con ngƣời với

tƣ cách là nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Tác giả coi con ngƣời là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên của
mọi tài nguyên; giữ vị trí trung tâm trong toàn bộ quá trình CNH, HĐH là
do con ngƣời và vì con ngƣời. Tác giả cũng đƣa ra những giải pháp cơ bản
nhằm khai thác và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở
Việt Nam hiện nay.


8
- Bùi Văn Nhơn, Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội [39].
Cuốn sách gồm 6 chƣơng, trình bày: Dân số - cơ sở tự nhiên hình thành
nguồn lực xã hội; nguồn nhân lực và những đặc điểm của nguồn nhân lực
Việt Nam; phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá; việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội vào
sản xuất xã hội; việc tổ chức tiền lƣơng và bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế
quốc dân; tổ chức phân bổ dân cƣ và nguồn nhân lực xã hội.
- Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Phát triển văn hoá, con người và nguồn
nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [12]. Cuốn sách đã
phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá, con ngƣời và nguồn nhân
lực. Phát triển văn hoá, con ngƣời và nguồn nhân lực phải đặt trong một tổng
thể không tách rời nhau, gắn kết nhau trong một thể thống nhất. Đồng thời,
nhóm tác giả cũng làm rõ chất lƣợng nguồn nhân lực của ngƣời lao động
đƣợc thể hiện ở tri thức tốt, kỹ năng cao và tính nhân văn. Công trình đã phân
tích các vấn đề lý luận về con ngƣời, phát triển con ngƣời, phát triển nguồn
nhân lực; các định hƣớng và giải pháp phát triển NNLCLC. Trong đó, phát
triển giáo dục - đào tạo là biện pháp quan trọng hàng đầu, có tầm quyết định
để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
- Phạm Công Nhất, Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực
lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay [34]. Tác giả khẳng định Việt Nam là
một nƣớc có tốc độ phát triển nguồn nhân lực nhanh cả về số lƣợng và chất

lƣợng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc và hội nhập kinh
tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh giữa các quốc gia về nguồn nhân
lực và khoa học - công nghệ, thì chất lƣợng nguồn nhân lực của Việt Nam
hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ở Việt Nam.
- Nguyễn Văn Tài, Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ
nước ta hiện nay [43]. Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ


9
tƣởng Hồ Chí Minh, cuốn sách đã phân tích, làm rõ những cơ sở lý luận và
thực tiễn của đƣờng lối, chính sách cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đặc biệt với phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, tác giả đã đƣa ra những đánh
giá sát thực về tình hình cán bộ Việt Nam hiện nay, đề xuất những giải pháp
cụ thể, có tính khả thi để góp phần kiện toàn, nâng cao chất lƣợng đội ngũ
cán bộ các cấp.
- Trần Khánh Đức, Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ
XXI [10]. Cuốn sách đã làm rõ vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo
trong phát triển con ngƣời nói chung và nguồn nhân lực đất nƣớc nói riêng.
Tác giả đã làm rõ khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và
các tiêu chí đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực. Tác giả cho rằng, khâu đột
phá để phát triển nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là phải đổi mới, cải
cách giáo dục và đào tạo.
- Nguyễn Văn Phúc, Mai Thị Thu (Đồng chủ biên), Khai thác và phát
triển tài nguyên nhân lực Việt Nam [41]. Nội dung của cuốn sách đề cập đến
quá trình hình thành và phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam trong thời
gian qua dƣới sự tác động của các yếu tố văn hóa, lịch sử, kinh tế và chính trị
cũng nhƣ quá trình hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. Cuốn sách
khẳng định, trên thực tế, tài nguyên nhân lực Việt Nam đã hình thành đƣợc
những lợi thế nhất định, đã đƣợc khai thác, sử dụng và phát huy đƣợc vai trò

tích cực của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên,
tài nguyên nhân lực nói chung và lực lƣợng lao động Việt Nam nói riêng vẫn
còn nhiều hạn chế và bất cập. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên này vẫn có
những yếu kém đòi hỏi cần có những nỗ lực to lớn để khắc phục. Cuốn sách
đề xuất những giải pháp, chính sách cụ thể về khai thác, sử dụng và phát triển
tài nguyên nhân lực trong giai đoạn tới là nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng, nội dung và cách tiếp cận đối với việc khai thác, phát triển tài nguyên
nhân lực quốc gia.


10
- Công trình nghiên cứu của các chuyên gia Ngân hàng phát triển Châu
Á (ADB: Asean Development Bank - 2005) [116], đã đƣa ra cảnh báo với các
quốc gia đang phát triển sẽ có nguy cơ rơi vào 3 cái bẫy kỹ năng thấp nếu
thiếu quan tâm đầu tƣ vào vốn con ngƣời. Ba cái bẫy đó là: Một là: Kỹ năng
của ngƣời lao động thấp, lao động ít đƣợc đào tạo, năng suất lao động, năng
lực cạnh tranh thấp. Nếu cố gắng khai thác lợi thế chi phí tiền lƣơng thấp thì
có thể rơi vào vòng luẩn quẩn. Hai là: Công nghệ thấp, công nhân không có
đủ kỹ năng để làm chủ và vận hành máy móc thiết bị hiện đại, không khai
thác hết công suất máy móc, thiết bị, gây lãng phí. Hậu quả lâu dài là không
có động lực đầu tƣ đổi mới máy móc, thiết bị và nâng cao trình độ công nghệ,
năng suất sẽ tiếp tục giảm. Ba là: Ngƣời lao động ít sáng kiến, sáng tạo do
thiếu tích luỹ kiến thức và kỹ năng thông qua giáo dục - đào tạo.
- Nguyễn Tiệp, Tác động của WTO đối với phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam [48]. Trong bài viết tác giả đã phân tích tác động hai chiều đến phát
triển nguồn nhân lực của Việt Nam khi gia nhập WTO; đồng thời đề xuất một
số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới nhƣ: Nhà nƣớc cần có
chƣơng trình đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho các ngành nghề chịu
sự tác động lớn sau khi gia nhập WTO; Mở rộng đào tạo nhân lực chuyên môn,
kỹ thuật thuộc các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ; Tăng nhanh nhân lực

chuyên môn - kỹ thuật; Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tiêu chuẩn lao động phù
hợp với thông lệ chung của WTO và hoàn thiện chính sách thị trƣờng lao động.
- Nguyễn Thị Hồng Vân, Giáo dục với phát triển nguồn nhân lực phục
vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [54]. Trong bài báo, tác giả đã phân tích rõ
vai trò của giáo dục với phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lƣợng cao phục vụ CNH, HĐH; chỉ ra thực trạng và một số vấn đề bất
cập của giáo dục trong vấn đề này; đề xuất một số ý kiến đổi mới giáo dục
đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp
CNH, HĐH đất nƣớc.


11
- PGS.TS Bùi Thị Ngọc Lan, Một số bổ sung, phát triển trong chiến
lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam [24]. Tác giả đã nghiên cứu một
cách hệ thống những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về
nguồn nhân lực qua các kỳ Đại hội của Đảng; Làm rõ cơ sở lý luận của việc
phát triển NNLCLC theo tinh thần của Đại hội lần thứ X (2006).
- Tăng Minh Lộc, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn [30].
Tác giả khẳng định, hiện nay nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam còn nhiều
mảng yếu. Vì vậy trong quá trình tác động của CNH, HĐH, của hội nhập kinh
tế quốc tế, những mảng yếu đó càng bộc lộ rõ hơn và chỉ rõ một trong những
mảng yếu đó là chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự
phát triển. Từ đó tác giả đi sâu vào phân tích tìm ra nguyên nhân và đƣa ra
một số giải pháp để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ở nông thôn.
- Phạm Thành Nghị, Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những
quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á, [36]. Bài viết tập trung làm rõ kinh
nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản và một số nƣớc Đông Á nhƣ:
Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan với những nội dung cơ bản, toàn
diện: luôn coi con ngƣời - nhân lực là yếu tố quyết định nhất; phát triển nguồn
nhân lực theo nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, theo chiến lƣợc

đón đầu; kết hợp đào tạo nghề đại cƣơng và đào tạo nghề chuyên sâu; vai trò
của Nhà nƣớc và trách nhiệm của doanh nghiệp và khu vực tƣ nhân; thu hút
và trọng dụng nhân tài.
- Nguyễn Huy Hiệu, Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI [13]. Theo
tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, trong bài viết của mình, tác
giả đã chỉ ra tính cấp thiết của việc giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất
lƣợng nguồn nhân lực trên cơ sở thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực ở
Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra những


12
nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng, từ đó đã đƣa ra những giải pháp về
giáo dục - đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp CNH, HĐH của Việt Nam.
- Đỗ Thị Thạch, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong văn kiện
Đại hội lần thứ XI của Đảng [45]. Trong bài báo, tác giả đã phân tích rõ chiến
lƣợc phát triển nguồn nhân lực trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng
Cộng sản Việt Nam; đồng thời, chỉ rõ những quan điểm mới trong chiến lƣợc
phát triển nguồn nhân lực, từ đó làm rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực và NNLCLC.
- Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn, Xây dựng đội ngũ trí thức lớn
mạnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước [21]. Các tác giả
đã khẳng định vai trò của trí thức - lực lƣợng sáng tạo đặc biệt quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Từ đó đƣa ra những quan điểm
mang tính giải giáp cơ bản nhất để xây dựng đội ngũ trí thức, đặc biệt là việc
thực hiện xây dựng đội ngũ trí thức theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Trần Quang Quý, Hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực Việt

Nam - Lào [42]. Tác giả đã khái quát về tình hình của Việt Nam và Lào, tình
đoàn kết gắn bó đặc biệt, giúp đỡ lẫn nhau trên tình đồng chí anh em trong
sáng, thủy chung trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, là tài sản quý giá của hai
Đảng, hai Nhà nƣớc và Nhân dân hai nƣớc Việt Nam - Lào. Trong lĩnh vực
giáo dục - đào tạo, sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nƣớc cũng đã có bề
dày lịch sử theo từng giai đoạn của hai nƣớc. Tác giả đã chỉ rõ: trƣớc yêu cầu
phát triển của hai nƣớc trong giai đoạn mới, việc nâng cao chất lƣợng và hiệu
quả đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho Lào là nhiệm vụ chính trị
quan trọng, có ý nghĩa chiến lƣợc của hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Việt
Nam và Lào trong giai đoạn 2011-2020.


13
1.1.2. Những công trình nƣớc ngoài liên quan đến nguồn nhân lực
chất lƣợng cao
Những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới rất quan tâm đến vấn đề
nguồn nhân lực và NNLCLC để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững
của mình, theo đó cũng có nhiều công trình khoa học đề cập đến những khía
cạnh khác nhau của vấn đề này. Tiêu biểu là một số công trình sau đây:
- Bushmarrin, Trí tuệ hoá lao động ở các nước có nền kinh tế thị
trường [118]. Trọng tâm của công trình nghiên cứu là luận điểm về vai trò
quyết định của cá nhân trong hoạt động sống của công ty. Các công ty hiện
nay đều mong muốn nói đến chính sách cán bộ có tính chất chiến lƣợc, nhằm
đào tạo, tiếp nhận và cung cấp lực lƣợng lao động chất lƣợng cao, có khả
năng sáng tạo đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất.
- Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diện, Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân
tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước [14]. Đây là cuốn sách đề cập một
cách có hệ thống tƣ tƣởng Đặng Tiểu Bình về trí thức, nhân tài, về tôn trọng
và phát triển nhân tài, về giáo dục, đào tạo phát triển NNLCLC trong quá
trình cải cách, mở cửa ở Trung Quốc. Các tác giả khẳng định, tƣ tƣởng của

Đặng Tiểu Bình về nhân tài là sự kế thừa và phát triển tƣ tƣởng của Mác Lênin, của Mao Trạch Đông, đồng thời là bộ phận cấu thành quan trọng trong
kho tàng lý luận của Trung Quốc. Nhấn mạnh việc Trung Quốc luôn coi công
tác nhân tài, giáo dục, đào tạo phát triển NNLCLC là vấn đề có tầm quan
trọng đặc biệt, là kế lớn trăm năm để chấn hƣng đất nƣớc. Nhiều vấn đề lý
luận, thực tiễn cơ bản trong tƣ tƣởng Đặng Tiểu Bình về giáo dục, đào tạo
phát triển nhân tài và NNLCLC của đất nƣớc đã đƣợc làm rõ trong cuốn sách,
đặt cơ sở lý luận cho Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện đƣờng lối, chính
sách cán bộ, phát triển NNLCLC thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc.


14
- Jang Ho Kim, Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: các sáng
kiến của chính phủ để phát triển kinh tế để hội nhập xã hội tại Hàn Quốc
[16]. Trong công trình, tác giả không chỉ đề cập đến những thách thức trong
phát triển kinh tế - xã hội mà cả những thách thức trong phát triển nguồn nhân
lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Tác giả cũng phân tích rõ hơn vai
trò to lớn của NNLCLC đối với phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc; dự
báo về khả năng cạnh tranh NNLCLC và đƣa ra định hƣớng phát triển lực
lƣợng này trong tƣơng lai. Trong đó, nhấn mạnh việc Chính phủ Hàn Quốc
phải quan tâm nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo nghề, kết hợp đào tạo
với nghiên cứu và xây dựng xã hội học tập.
- Lý Quang Diệu, Tuyển tập 40 năm chính luận [5]. Đây là cuốn sách
luận giải khá toàn diện những tƣ tƣởng của Lý Quang Diệu về trọng dụng
nhân tài đất nƣớc, về tầm quan trọng của nhân tài, vai trò của giáo dục, đào
tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài... Trong đó, nhấn
mạnh tƣ tƣởng “chế độ Singapore thực hành là chế độ trọng dụng nhân tài”;
khẳng định bí quyết thành công của Singapore trong phát triển nhân lực bậc
cao, nhân tài của đất nƣớc chính là việc biết đào tạo và dùng ngƣời tài.
- Đỗ Minh Cƣơng, Nguyễn Thị Doan, Phát triển nguồn nhân lực giáo

dục đại học Việt Nam [4]. Cuốn sách đã đề cập đến một số nội dung về giáo
dục đại học, đồng thời đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển
nguồn nhân lực giáo dục đại học, bộ phận nhân lực có trình độ cao trong
nguồn nhân lực Việt Nam, để phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH.
- Bùi Thị Ngọc Lan, Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam [22]. Tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của nguồn lực trí tuệ đối với sự
phát triển của xã hội; đồng thời làm rõ đặc điểm, thực trạng phát huy và xu
hƣớng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, từ đó khẳng định sự cần thiết
phải chăm lo phát triển và phát huy cao độ sức mạnh của nguồn lực trí tuệ
trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những


15
quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu mang tính khả thi để phát triển
nguồn nhân lực tinh hoa trong nguồn nhân lực của đất nƣớc.
- Trần Văn Tùng, Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài
năng - kinh nghiệm của thế giới [53]. Cuốn sách đã giới thiệu kinh nghiệm
phát triển, đào tạo và sử dụng tài năng khoa học - công nghệ, sản xuất kinh
doanh, quản lý của Mỹ và một số nƣớc châu Âu (Đức, Pháp, Anh), châu Á
(Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia Châu Á khác). Từ đó
tác giả đã cho rằng: Việt Nam cần đổi mới các chính sách đào tạo, bồi dƣỡng
và sử dụng nguồn nhân lực tài năng hiện có của mình. Công trình nghiên cứu
này có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với nƣớc Việt Nam trong việc phát hiện,
đào tạo, sử dụng tài năng khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH,
HĐH và công cuộc đổi mới đất nƣớc.
- Đỗ Thị Thạch, Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự
nghiệp CNH, HĐH [44]. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề chung về trí thức và
trí thức nữ; đặc điểm, vai trò của đội ngũ trí thức nữ Việt Nam đối với sự phát
triển của đất nƣớc và những vấn đề đặt ra hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đã
đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp chủ yếu nhƣ: phát triển giáo dục

và đào tạo; xây dựng chính sách hợp lý trong đào tạo và sử dụng đội ngũ trí
thức nữ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững
nhằm phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH.
Công trình này góp phần xóa bỏ định kiến giới, đồng thời khẳng định vai trò
to lớn của ngƣời phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, thực hiện bình đẳng
giới ở Việt Nam hiện nay, góp phần tôn vinh vai trò quan trọng của ngƣời phụ
nữ đối với sự phát triển của xã hội.
- Nguyễn Văn Khánh (chủ biên), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí
tuệ Việt Nam [18]. Công trình này là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
thuộc các lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp
nhà nƣớc KX.03.22/06-10 “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam


16
phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI”. Bằng cách tiếp cận
liên ngành, công trình góp phần nhận thức, lý giải một số vấn đề cơ bản về trí
tuệ, nguồn lực trí tuệ. Cuốn sách có ý nghĩa tham khảo quan trọng về mặt lý
luận cũng nhƣ thực tiễn trong việc phát huy nguồn lực trí tuệ của Việt Nam
hiện nay, phục vụ yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.
- Lê Thị Hồng Điệp, với đề tài luận án tiến sĩ: Phát triển NNLCLC để
hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam [9]. Tác giả đã nghiên cứu: Góp
phần làm phong phú thêm những lý luận mới về phát triển NNLCLC để hình
thành nền kinh tế tri thức thông qua phân tích những tiêu chí và những yếu tố
tác động tới quá trình phát triển NNLCLC; đồng thời đề xuất một số giải pháp
phát triển NNLCLC để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong
tƣơng lai.
- Bùi Thị Ngọc Lan (chủ nhiệm đề tài), Báo cáo tổng hợp kết quả
nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2010, “Phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri
thức”[25]. Đề tài đã tập trung làm rõ lý luận về NNLCLC và CNH, HĐH gắn

với kinh tế tri thức, đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm thế giới về phát triển
NNLCLC; đánh giá thực trạng NNLCLC của Việt Nam hiện nay và những
vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó, đề tài chỉ ra xu hƣớng phát triển NNLCLC, đồng
thời, đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển nguồn lực này đáp ứng yêu
cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức của Việt Nam.
- Nguyễn Ngọc Tú, Nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong hội
nhập kinh tế quốc tế [51]. Trong luận án, tác giả đã nhấn mạnh tới vai trò
quan trọng hàng đầu của nhân lực chất lƣợng cao trong phát triển kinh tế - xã
hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu vai
trò, tác động to lớn của nhân lực chất lƣợng cao trong hội nhập kinh tế quốc
tế, thì cũng không thể bỏ qua sự tác động trở lại của hội nhập kinh tế quốc tế


17
đối với việc phát triển nhân lực của đất nƣớc. Tác giả coi nhân lực chất lƣợng
cao là sự cần thiết khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là
đƣa kinh tế Việt nam gia nhập phân công lao động quốc tế, nâng cao khả năng
cạnh tranh vào thị trƣờng quốc tế. Nhƣ vậy, việc phát triển nhân lực chất
lƣợng cao trong tƣơng lai, phải hƣớng vào phát triển nhân lực có trình độ đại
học, cao đẳng; nhân lực quản lý hành chính nhà nƣớc; nhân lực khoa học công nghệ và phát triển đội ngũ giáo viên đại học và cao đẳng. Đây là một
khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Bùi Thị Ngọc Lan, Điểm mới về chiến lược phát triển nguồn nhân
lực trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X [23]. Tác giả đã trình
bày những quan điểm cơ bản trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực qua
các kỳ đại hội (từ Đại hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng
sản Việt Nam), từ đó tác giả đã chỉ ra cơ sở khoa học cho chiến lƣợc phát
triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đó là: xuất phát tự thực trạng nguồn
nhân lực Việt Nam, xuất phát từ đƣờng lối phát triển kinh tế của Việt Nam đã
có những thay đổi, phát triển NNLCLC xuất phát từ yêu cầu của kinh tế tri
thức. Từ đó tác giả đã rút ra quan niệm về nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

- Nguyễn Hữu Dũng, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế [6].
Trong bài viết của mình, tác giả đã đƣa ra quan niệm về NNLCLC, về thực
trạng NNLCLC ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp
cơ bản nhằm phát huy nguồn lực này ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
- Vũ Thị Phƣơng Mai, Phát triển NNLCLC qua thực tiễn công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở một số nước [33]. Tác giả đã nêu rõ kinh nghiệm phát
triển NNLCLC ở một số nƣớc nhƣ Mỹ, Nhật, trong đó có cả các nƣớc công
nghiệp hoá mới Đông Á, từ đó rút ra những vấn đề Việt Nam có thể tham
khảo trong phát triển NNLCLC của mình.


×