Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý phát triển bền vững trung tâm học tập cộng đồng góp phần xây dựng xã hội học tập ở đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.79 KB, 25 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
---------------------

NGUYỄN VĂN TUẤN

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 09.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội – 2018


2
Luận án được hoàn thành tại:
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học :
1. PGS.TS. Ngô Quang Sơn
2. PGS.TS. Tô Bá Trượng

Phản biện 1: ....................................................................
....................................................................
Phản biện 2: ....................................................................
...................................................................


Phản biện 3: ....................................................................
...................................................................

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng .... năm.....

Có thể tìm hiều luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình phát triển, hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu đối với mỗi quốc
gia. Một trong những nhân tố quyết định, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế là chất
lượng nguồn nhân lực. Chính vì thế, sự thách thức đối với mỗi quốc gia là phải trở
thành một xã hội học tập, phải bảo đảm cho công dân của mình được trang bị đầy đủ
và cập nhật thường xuyên kiến thức, kỹ năng và tay nghề cao. Đặc biệt trong bối cảnh
nhân loại đã bước sang kỷ nguyên của CNTT và nền kinh tế tri thức, mọi lĩnh vực khoa
học đổi mới từng ngày, thì thách thức đó lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong việc
giải quyết thách thức này, vai trò của giáo dục là vô cùng to lớn, mang tính quyết định.
Đồng hành cùng GDCQ, GDKCQ giải quyết được vấn đề này, đó là TTHTCĐ. Luật
giáo dục sửa đổi năm 2005 đã xác định: “Xây dựng sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp
của toàn Đảng, toàn dân, TTHTCĐ là cơ sở, là nền tảng, là công cụ thiết yếu xây dựng
xã hội học tập từ cơ sở” là một mô hình giáo dục có hình thức học tập đa dạng, được
đặt tại từng xã, phường, thị trấn, có khả năng tạo cơ hội HTSĐ cho mọi người trong
CĐ, được trang bị kiến thức nhiều mặt, góp phần tăng năng suất lao động, giải quyết
việc làm, làm lành mạnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng.

ĐBSCL là vùng sông nước, trên 80% sản xuất nông nghiệp, mặt bằng dân trí còn
thấp, nên sự đóng góp của giáo dục đào tạo nói chung và các TTHTCĐ nói riêng có ý
nghĩa rất lớn. Nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển các TTHTCĐ của vùng từ năm
2002 đến nay cho thấy các TTHTCĐ đã phát triển và có những đóng góp đáng kể vào
thành tích chung của vùng. Tuy vậy, bên cạnh những trung tâm hoạt động có hiệu quả
và phát triển, vẫn có không ít những trung tâm hoạt động kém hiệu quả do nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan như các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt
động; các điều kiện đáp ứng nhu cầu người học; sự phối hợp và nhất là tiêu chuẩn
giám sát, đánh giá của TTHTCD còn nhiều khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, làm
thề nào để quản lý phát triển bền vững các TTHTCĐ ở ĐBSCL là rất cấp thiết.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý phát triển bền vững
trung tâm học tập cộng đồng góp phần xây dựng xã hội học tập ở đồng bằng sông Cửu
Long” để nghiên cứu.


4
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh gia thực trạng việc quản lý phát triển bền
vững TTHTCĐ ở ĐBSCL, đề xuất những giải pháp quản lý phát triển bền vững
TTHTCĐ góp phần xây dựng XHHT ở Đồng Bằng sông Cửu Long.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề quản lý phát triển TTHTCĐ
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ ở ĐB sông Cửu Long.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL sẽ đạt được kết quả bền vững,
nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp mang tính hệ thống, toàn diện dựa trên
những đặc trưng của TTHTCĐ, đồng thời chú ý đến đặc điểm kinh tế- xã hội, truyền
thống văn hóa và thực tiễn giáo dục ở ĐB sông Cửu Long.

5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ góp phần xây
dựng XHHT;
- Đánh giá thực trạng xây dựng, tổ chức quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL;
- Đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ ở ĐBSCL.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các giải pháp quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ, đối tượng là
CBQL, GV/HDV, người học tại TTHTCĐ xã/phường/thị trấn và các tổ chức, đoàn thể,
cơ quan quản lý có liên quan đến TTHTCĐ.
- Nghiên cứu thực tiễn xây dựng, tổ chức quản lý phát triển TTHTCĐ và tổ chức
khảo nghiệm, thử nghiệm một số biện pháp quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ ở ĐB
sông Cửu Long. Về địa bàn khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý phát triển TTHTCĐ
ở ĐBSCL được thực hiện tại 3 tỉnh/thành phố: An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.
6. Phương pháp tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp tiếp cận


5
- Tiếp cận hệ thống: TTHTCĐ là tiểu hệ thống trong hệ thống GDQD. Do đó,
mỗi sự thay đổi của tiểu hệ thống cũng ảnh hưởng tới hệ thống và ngược lại.
- Tiếp cận phát triển: TTHTCĐ cần có sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược
và thích ứng với môi trường luôn thay đổi.
- Tiếp cận nhu cầu học tập: nhu cầu học tập của người dân trong cộng đồng rất
đa dạng. Hệ thống GDCQ chưa đáp ứng được nhu cầu này nên GDKCQ trong đó có
TTHTCĐ là một trong những thành phần nòng cốt cần được quan tâm, phát triển để
đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời của người dân.
- Tiếp cận quản lý sự thay đổi: thế giới luôn thay đổi với tốc độ nhanh chóng và
đó là quy luật tất yếu của sự phát triển. Cho nên nhà quản lý phải nắm bắt được sự thay
đổi và điều chỉnh nó đi theo hướng có lợi cho tổ chức.

6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu, các công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài,… nhằm xây dựng những nguyên tắc, xác định các
khái niệm cơ bản có liên quan và nội dung quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ, hình
thành khung lý thuyết về tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ.
- Nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, điều tra thực trạng
hoạt động quản lý phát triển TTHTCĐ và tác động của nó đối với việc xây dựng XHHT;
Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn lãnh đạo cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương;
một số CBQL, GV và người học tại một số TTHTCĐ,... nhằm thu thập thông tin về
thực trạng hoạt động và quản lý phát triển TTHTCĐ; Phương pháp quan sát, quan sát
trực tiếp đối tượng để thu thập thông tin; Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm, để
khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của các giải pháp đề xuất; Phương pháp so sánh
và tổng kết kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm trong nước và quốc tế; so sánh công tác
quản lý phát triển TTHTCĐ ở các địa phương trong vùng qua các tài liệu thu thập được.
6.3. Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê để phân tích định lượng và định tính kết quả điều
tra và các số liệu thống kê được thu thập trong quá trình nghiên cứu.
7. Luận điểm bảo vệ
TTHTCĐ là cơ sở GDKCQ bằng chính sứ mạng đã góp phần đắc lực vào việc


6
xây dựng XHHT. Quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ là quá trình nhằm cung cấp
các cơ hội và điều kiện học tập trong cộng đồng cùng với việc cải thiện chất lượng học
tập đáp ứng yêu cầu của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng.
Để quản lý phát triển TTHTCĐ góp phần xây dựng XHHT được bền vững phù
hợp đặc điểm KT- XH, của người học, cần quản lý các nội dung sau: 1). Các điều kiện
đảm bảo chất lượng hoạt động của TTHTCĐ. 2). Các chương trình đáp ứng nhu cầu
của người học tại các TTHTCĐ. 3). Các mối liên kết, phối hợp của TTHTCĐ và 4). Có
được bộ tiêu chí để đánh giá quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ ở ĐBSCL.

8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về mặt lý luận
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận của mô hình TTHTCĐ như một thiết chế giáo
dục - xã hội với những đặc trưng của nó.
- Tiếp cận lý thuyết quản lý hiện đại vào việc quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐB
SCL từ triết lý TTHTCĐ là của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng, đáp ứng
nhu cầu HTSĐ của mọi người dân trong cộng đồng.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý phát triển TTHTCĐ.
8.2. Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu quản lý phát triển TTHTCĐ trên thế giới và ở Việt Nam. Khảo sát và
đánh giá thực trạng việc xây dựng và quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL; Đề xuất
bộ tiêu chí đánh giá và giải pháp quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ ở ĐBSCL.
9. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, luận án gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về QL phát triển bền vững trung tâm học tập cộng đồng
góp phần xây dựng xã hội học tập.
- Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển bền vững trung tâm học tập cộng đồng
góp phần xây dựng xã hội học tập ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Chương 3: Các giải pháp quản lý phát triển bền vững trung tâm học tập cộng
đồng góp phần xây dựng xã hội học tập ở đồng bằng sông Cửu Long.


7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGTRUNG TÂM
HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG XHHT
1.1. Tổng quan các nghiên cứu
1.1.1. Về HTSĐ và XHHT
Có nhiều nghiên cứu đề cập tới xu thế HTSĐ như Toffler Alvin, Bennis, Warren
Stephen Covey, Gary Hamel, Kevin Kelly, Philip Kotler, John Kotter Michael Porter,

Perer Senge, Thomas L.Friedman, Raja. RoySingh, Viên Quốc Chấn,... Đã đưa ra dự
báo nền GD mới hoàn toàn khác với nền GD truyền thống mà đặc trưng cơ bản của nó
là sự lỗi thời nhanh chóng của kiến thức cũng như của các ngành sản xuất trong xã hội.
Cách tiếp cận logic có Faure và cộng sự, Torsten Husen và Steward Ranson. Cách
tiếp cận quá trình có Donald Schon đã cho rằng xã hội và tất cả các cơ quan, tổ chức
trong nó có những quá trình biến đổi liên tiếp. Do đó, cần phải hiểu, định hướng, gây
ảnh hưởng và quản lý được những sự thay đổi liên tiếp đó. Cách tiếp cận theo nhu cầu
có Rober M. Hutchins. khẳng định sự cấp thiết cần phải hình thành XHHT và giáo dục
phải tạo điều kiện cho việc học tập của con người diễn ra liên tục.
Donal Schon, với ý tưởng các công ty, các phong trào xã hội và các cơ quan đều
phải là “các hệ thống học tập” (learning system). Công trình của Robert M.Hutchins
đã phân tích cơ sở xã hội của của một XHHT. Công trình nghiên cứu của Hutsen,
nghiên cứu vai trò của sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật với sự ra đời của XHHT. Theo
Richard Edwards, XHHT là một xã hội đảm bảo tự do dân chủ và bình đẳng cho mọi
người, mọi người dân đều tạo cho mình khả năng tự học và tự học suốt đời, từ đó nẩy
sinh ra động cơ, nhu cầu học tập, động lực quan trọng thúc đẩy sự học ngày càng cao.
Roger Boshier đề xuất một mô hình XHHT cho phép con người có thể tham gia
HTSĐ. Còn Edwards, năm 1997 đưa ra các mô hình XHHT tuy có nhiều điểm khác
nhau nhưng tổng hợp lại chúng đều đề cập tới các khía cạnh nhu cầu và nghĩa vụ học
tập; cơ hội và điều kiện học tập của người dân.
1.1.2. Về TTHTCĐ và quản lý phát triển TTHTCĐ
Năm 2007, Victor Odoner, đã đề cập đến việc quản lý phát triển mô hình
TTHTCĐ như là một phần của giải pháp giáo dục thích hợp cho mọi người.


8
Các tổ chức, các nhà khoa học Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu và đóng góp lớn
trong việc xây dựng cơ sở lý luận cho việc quản lý phát triển TTHTCĐ: Tô Bá Trượng,
Thái Xuân Đào, Ngô Quang Sơn, Đặng Quốc Bảo,... Gần đây, trong công trình nghiên
cứu Định hướng chiến lược phát triển GDTX và xây dựng TTHTCĐ, tác giả Hoàng Minh

Luật đã đề cập đến một số vấn đề về tình hình phát triển TTHTCĐ, quản lý phát triển
TTHTCĐ trong khu vực và Việt Nam. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra phương thức quản
lý phát triển TTHTCĐ là sự tổng hợp 2 hình thức quản lý: quản lý công và tự quản.
Tóm lại, các nghiên cứu trên cho thấy các biện pháp quản lý phát triển TTHTCĐ
đã được nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu và đề xuất. Tuy vậy, chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ,
nhưng nội hàm của nó đều đề cập đến nội dung, biện pháp, cách thức tổ chức quản lý
phát triển bền vững để phát triển TTHTCĐ. Vì thế, khi nói đến quản lý phát triển
TTHTCĐ ở các nước, thì đã được hiểu là quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một nhóm (hay nhiều nhóm xã hội)
cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ và mục đích chung. Quản lý giữ vai trò rất quan
trọng đối với mọi hoạt động của xã hội.
Quản lý giáo dục là thực hiện các chức năng quản lý trong công tác giáo dục,
bao gồm: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá quá trình giáo dục .
Trung tâm học tập cộng đồng: là cơ sở GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân,
là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước;
đồng thời phát huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân
cư để xây dựng và phát triển các TT theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm.
Phát triển TTHTCĐ là quá trình tăng việc cung cấp các cơ hội và điều kiện học
tập của CĐ cùng với việc cải thiện chất lượng học tập đáp ứng sự tiến bộ của mỗi cá
nhân và của cả cộng. Quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ: với phương thức QL là
kết hợp chặt chẽ giữa phương thức quản lý công với phương thức tự quản; là cơ chế
hành chính và cơ chế xã hội; vừa tuân thủ các chức năng của QL, đồng thời xuất phát
từ những yêu cầu đặc điểm của KT- XH của địa phương. Phạm vi QL phát triển
TTHTCĐ, bao gồm QL trong TTHTCĐ (vi mô), chủ thể QL là CBQL TTHTCĐ, đối


9
tượng QL là GV, HV, quá trình dạy học- GD, CSVC, trang thiết bị của TTHTCĐ và

QL của các cấp, tổ chức đối với TTHTCĐ (vĩ mô), chủ thể QL là UBND, Hội KH,
cơ quan GD các cấp, đối tượng QL là TTHTCĐ. Các giải pháp QL phát triển
TTHTCĐ theo hướng phát triển bền vững chúng tôi đề xuất trong luận án ở tầm vi mô.
1.3. Trung tâm HTCĐ trong việc xây dựng XHHT và phát triển KT-XH
1.3.1. Xã hội học tập- đòi hỏi cấp thiết
Để sống với thế giới hiện đại, các quốc gia phải tự xây dựng cho mình một kho
tàng trí tuệ đồ sộ và phong phú, phải có được nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ
năng lực về KH- CN, có đội ngũ lao động tri thức thích ứng cao. Muốn vậy, phải lấy
sự học làm lẽ sống của mình, đúng như Lênin đã kêu gọi: “ Học, học nữa, học mãi”.
Trong XHHT, mỗi người đều có nhiều cơ hội học tập. Do đó, hệ thống giáo dục
không chỉ bó hẹp trong các loại hình trường mà còn mở rộng các hình thức học ngoài
nhà trường. Đó là hệ thống giáo dục linh hoạt, đa dạng của các ngành học, các hình
thức học. Mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ
hội học tập để làm người công dân tốt; có nghề, lao động với hiệu quả ngày càng cao.
Tóm lại, nhờ những thành thành tựu của KH - CN, nền kinh tế chuyển từ nền kinh
tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức thì một xã hội "hậu công nghiệp" sẽ xuất hiện
với việc học tập diễn ra suốt đời, xã hội này được gọi là XHHT. Vì vậy để xây dựng
XHHT, nông thôn mới và phát triển KT- XH cần gắn chặt với phát triển TTHTCĐ.
1.3.2. Đặc trưng của XHHT
- Mọi người đều học, học thường xuyên học suốt đời dưới nhiều hình thức và
phương thức khác nhau nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân.
- Tạo điều kiện cho mọi người được HTSĐ. cung cấp các chương trình GD đa
dạng có chất lượng, tạo ra cơ hội học tập cho mọi đối tượng có nhu cầu, không phân
biệt lứa tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp, mềm dẻo và đa dạng, khả thi để mỗi con
người luôn luôn được hưởng những thành tựu KH - CN, được cập nhật những tri thức
mới và được ứng dụng những tri thức mới vào công việc và vào cuộc sống.
- Huy động các lực lượng tham gia xây dựng XHHT.
- Phải có tác động của XHHT đến phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.3. Vai trò của TTHTCĐ góp phần xây dựng XHHT và phát triển KT- XH



10
1.3.3.1. Đặc trưng của TTHTCĐ
- TTHTCĐ là cơ sở của GDKCQ tại xã, phường, thị trấn, do cộng đồng thành lập và
quản lý để phục vụ cho lợi ích của mọi người dân trong cộng đồng. CBQL, GV là những
người tham gia tự nguyện và không hưởng lương hoặc có thể được hưởng kinh phí hỗ trợ.
- CSVC, phương tiện phục vụ do nhân dân đóng góp hoặc vận động sự hỗ trợ từ các
tổ chức, cá nhân tại địa phương. Trụ sở của TTHTCĐ thường được mượn hoặc thuê của
địa phương, nhà văn hóa, các cơ sở hoạt động xã hội khác.
- Chương trình giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo nghề mềm dẽo, đa dạng, hoàn toàn phụ
thuộc khả năng đáp ứng của TTHTCĐ. Việc dạy học tại TTHTCĐ thực hiện theo phương
châm “cần gì học nấy”. Tài liệu và sách được sử dụng tại TTHTCĐ cũng rất đa dạng, phụ
thuộc vào nhu cầu của người học và khả năng có sẳn của người dạy hoặc của TTHTCĐ.
- Kinh phí hoạt động của TTHTCĐ có thể đến từ các nguồn: hỗ trợ của nhà nước,
của địa phương hay do các nhà hảo tâm, các cá nhân tổ chức quan tâm tài trợ hoặc do thực
hiện địch vụ giáo dục, đào tạo, chuyển giao công nghệ hoặc do đóng góp của người dân.
1.3.3.2. Vai trò của TTHTCĐ trong việc xây dựng xã hội học tập
Để sống với thế giới hiện đại và theo kịp các nước phát triển, các quốc gia khác
phải tự xây dựng cho mình một kho tàng trí tuệ đồ sộ và phong phú, phải có được
nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, có
đội ngũ lao động tri thức thích ứng cao với thế giới công nghệ hiện đại. Việc xây dựng
xã hội học tập gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: phải gắn liền với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội,
xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội.
- Giai đoạn thứ hai: xây dựng xã hội học tập để phát triển kinh tế tri thức
Tóm lại, TTHTCĐ góp phần đắc lực vào việc xây dựng XHHT bằng chính đặc
trưng riêng có của nó. TTHTCĐ là thiết chế GDKCQ của cộng đồng; do cộng đồng và
vì cộng đồng; khai thác được các nguồn lực trong xã hội hỗ trợ cho hoạt động học tập
tại cộng đồng; chương trình học đa dạng; được chia sẻ các nguồn đào tạo, tri thức của
nhân loại. Sự tiến bộ của mỗi cá nhân nhận được sự ủng hộ bởi các hoạt động học tập

trao đổi tương tác với nhau trong các tổ chức học tập trong cộng đồng,…đã tạo ra nhu
cầu, động lực học tập cho mọi người và mọi người đã được tạo cơ hội được học tập


11
thường xuyên, HTSĐ. Như vậy, có thể thấy vai trò TTHTCĐ là cần thiết, quan trọng
để góp phần xây dựng thành công XHHT.
1.3.3.3. Vai của TTHTCĐ trong việc phát triển kinh tế- xã hội
Sự ra đời của TTHTCĐ đã tạo cơ hội cho mọi người, mọi lứa tuổi, tầng lớp, mọi
nơi, mọi lúc... được học tập, để có thể nắm và ứng dụng các tiến bộ của KH-KT vào
lao động, sản xuất. Thông qua các chuyên đề xây dựng nếp sống mới ở nông thôn,
chăm sóc sức khỏe trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, tham gia đào tạo nghề cho nông
dân, nâng cao năng suất lao động góp phần xây dựng nông thôn mới. Trong đó, việc
đào tạo nghề cho nông dân là một thành phần cơ bản để xây dựng nông thôn mới và là
cơ sở để xây dựng XHHT và cơ hội để mỗi nông dân được HTSĐ. Vì vậy, để xây dựng
XHHT và phát triển KT- XH cần gắn chặt với quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ.
1.4. Quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển bền vững
1.4.1. Bối cảnh thời đại và xu thế phát triển của giáo dục suốt đời
Bối cảnh thời đại và xu thế phát triển của giáo dục suốt đời tác động đến sự phát
triển của TTHTCĐ nói chung, quản lý phát triển TTHTCĐ nói riêng. Chúng vừa tạo
cơ hội, vừa đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý phát triển TTHTCĐ.
1.4.2. Mục tiêu, nguyễn lý và tiến trình quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng
phát triển bền vững
Mục tiêu: phát triển con người thông qua quá trình nâng cao năng lực con người
để khắc phục trở ngại, khó khăn nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của
mỗi cá nhân và cả cộng đồng gắn kết với sự phát triển của mỗi địa phương và cả nước.
Nguyên lý: phải được xuất phát từ chính nhu cầu của người dân, như: người dân
được trực tiếp đề xuất các nhu cầu học tập, đề xuất và lựa chọn cách học hợp với trình
độ cũng như khả năng thời gian,... Phát triển phải đồng bộ trên mọi khía cạnh của đời
sống xã hội: kinh tế, xã hội và văn hóa.

Tiến trình: qua 3 giai đoạn: Thức tỉnh cộng đồng; Tăng cường năng lực và Tự lực.
1.4.3. Phương thức QL phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển bền vững
Hiện nay, có ba phương thức quản lý chính: Nhà nước QL tập trung, QL dựa vào
cộng đồng và Cộng đồng tự QL.
Mặc dù TTHTCĐ là của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng song nếu thiếu


12
sự định hướng và hỗ trợ của nhà nước thì các TTHTCĐ khó lòng phát triển được. Bởi
vậy, mô hình quản lý TTHTCĐ theo phương thức quản lý dựa vào cộng đồng ở cấp độ
: nhà nước và cộng đồng cùng quản lý là hợp lý.
1.4.4. Tính chất quản lý phát triển TTHTCĐ
Tính cá thể hóa cao, phù hợp với từng đối tượng, chương trình và hoạt động giáo
dục; Tính linh hoạt, mềm dẻo và Hoạt động của TTHTCĐ.
1.4.5. Nội dung quản lý phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển bền vững
Trong luận án này, để các TTHTCĐ phát triển theo hướng bền vững theo chúng
tôi tập trung quản lý các nội dung sau: Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt
động của TTHTCĐ; Quản lý các chương trình đáp ứng nhu cầu của người học tại TTHTCĐ;
Quản lý các mối liên kết, phối hợp của TTHTCĐ.
1.5. Bộ chuẩn đánh giá QL phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển bền vững
Nhằm đánh giá các nội dung quản lý phát triển TTHTCĐ. Bao gồm các tiêu chuẩn
sau: Tiêu chuẩn 1: Văn bản pháp lý của TTHTCĐ, Tiêu chuẩn 2: Cơ cấu tổ chức bộ
máy của TTHTCĐ, Tiêu chuẩn 3: Trụ sở của TTHTCĐ, Tiêu chuẩn 4: Phương tiện
của TTHTCĐ, Tiêu chuẩn 5: Cán bộ quản lý của TTHTCĐ, Tiêu chuẩn 6: Giáo
viên/hướng dẫn viên của TTHTCĐ, Tiêu chuẩn 7: Đảm bảo nhu cầu tham gia của người
dân, Tiêu chuẩn 8: Chương trình giáo dục, bồi dưỡng của TTHTCĐ, Tiêu chuẩn 9: Kế
hoạch thực hiện các hoạt động của TTHTCĐ, Tiêu chuẩn 10: Các sản phẩm từ hoạt
động của TTHTCĐ, Tiêu chuẩn 11: Tác động đến cộng đồng, Tiêu chuẩn 12: Hợp tác
với cá nhân, tổ chức, Tiêu chuẩn 13: Tạo nguồn kinh phí của TTHTCĐ và Tiêu chuẩn
14: Giám sát, kiểm tra.

1.6. Các yếu tố tác động QL phát triển TTHTCĐ theo hướng phát triển bền vững


13
Kết luận chương 1
Hiện nay, trên thế giới nhiều quốc gia nhất là ở các nước phát triển, đang rất quan
tâm đến thực hiện đổi mới giáo dục, hướng tới xây dựng XHHT nhằm đảm bảo cho
mọi người dân đều có cơ hội HTSĐ. Họ đã tổ chức nhiều loại hình GDKCQ ở cộng
đồng, xây dựng cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, nội dung và chương trình giáo
dục. Từ đó, nhiều loại hình GDKCQ đã ra đời nhưng phổ biến nhất là mô hình
TTHTCĐ như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,… và ngày càng có vai trò quan trọng,
góp phần xây dựng XHHT, xây dựng và phát triển đất nước.
Ở Việt Nam, vấn đề tổ chức quản lý TTHTCĐ được quan tâm nghiên cứu trong
khoảng hơn 15 năm trở lại đây. Những nghiên cứu nói trên đã góp phần làm rõ một số
vấn đề lý luận và thực tiễn của TTHTCĐ, như: vị trí của TTHTCĐ trong hệ thống
GDTX; vai trò của TTHTCĐ đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội ở địa phương; Chức năng của TTHTCĐ; công tác quản lý TTHTCĐ và
những kết quả bước đầu trong việc phát triển TTHTCĐ,…
Ngày nay, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực, đã
tác động và tạo nên những thay đổi về quản lý phát triển giáo dục và nhất là đang thực
hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ đề cập đến những vấn đề chung nhất của TTHTCĐ,
còn mô hình quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ và nhất là các giải pháp quản lý để
phát triển bền vững TTHTCĐ vẫn chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một
cách có hệ thống nhằm đưa ra giải pháp để TTHTCĐ hoạt động một cách hiệu quả,
bền vững, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, phù hợp với phát triển kinh tế - xã
hội ở nước ta cũng như ở ĐBSCL .
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, việc nghiên cứu quản lý phát bền

vững TTHTCĐ góp phần xây dựng XHHT ở ĐBSCL về nội dung tập trung vào các
nội dung sau: 1).Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động, 2). Quản lý các
chương trình đáp ứng nhu cầu của người học, 3). Quản lý các mối liên kết, phối hợp
của TTHTCĐ. Thực hiện bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của TTHTCĐ coi như là


14
giải pháp 4 nhằm quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ góp phần xây dựng XHHT ở
ĐBSCL. Đồng thời, có chú ý đến các yếu tố tác động quản lý phát triển bền vững
TTHTCĐ góp phần xây dựng XHHT nhằm tìm ra những điểm yếu và điểm mạnh của
TTHTCĐ, giúp cho người lãnh đạo, QL trung tâm có biện pháp QL khả thi, phù hợp.


15
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TTHTCĐ GÓP PHẦN
XÂY DỰNG XHHT Ở ĐBSCL
2.1. Khái quát về quản lý phát triển TTHTCĐ trên thế giới và Việt Nam.
Tại nhiều nước, TTHTCĐ đã được phát triển và đang đem lại những hiệu quả tích
cực cho cộng đồng dâu cư. Các nước đều cho rằng TTHTCĐ là các tổ chức dựa vào
cộng đồng, họ chủ yếu tập trung vào việc XMC và GDTX, hỗ trợ giáo dục cho mọi
người. Hoạt động của các TTHTCĐ đều tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu học tập
nâng cao tri thức, nghề nghiệp và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, chăm sóc trẻ em
không được đến trường, thanh niên, phụ nữ và những người nghèo nông thôn.
Để thực hiện có hiệu quả các hoạt động đó, các TTHTCĐ đều có: Cơ cấu tổ chức;
CSVC; Người quản lý; Phương tiện, thiết bị cần thiết; Kế hoạch hoạt động; Các chương
trình giáo dục, đào tạo, Có chương trình tạo nguồn kinh phí,.. đa dạng phù hợp với
nhiều đối tượng người học khác nhau; Giám sát, đánh giá các hoạt động.
Ở Việt Nam, từ thực tiễn xây dựng, tổ chức quản lý phát triển TTHTCĐ ở phạm
vi cả nước, khẳng định TTHTCĐ là thiết chế quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội, giữ vững sự ổn định xã hội, thúc đẩy công cuộc đổi mới; là trường học của dân,

do dân, vì dân được sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình xây dựng, QL phát triển TTHTCĐ
cũng còn một số khó khăn và tồn tại: Nhận thức về vị trí, vai trò của TTHTCĐ đối với
việc nâng cao dân trí và phát triển KT- XH của cấp uỷ Đảng, chính quyền còn hạn chế;
Chất lượng hoạt động của TTHTCĐ chưa phát triển kịp nhu cầu, hoạt động nghèo nàn,
CSVC còn thiếu thốn; Nguồn lực để tổ chức và duy trì hoạt động chủ yếu dựa vào sự
hỗ trợ của ngành GDĐT, của Hội Khuyến học và chính quyền địa phương; Chưa có sự
phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cấp, các ngành để cùng quan tâm, hỗ trợ phát
huy tác dụng của TTHTCĐ; Cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên, cộng tác viên chưa
được tập huấn bài bản và chưa có kinh nghiệm giảng dạy, quản lý ở TTHTCĐ;
TTHTCĐ phát triển chưa đồng đều ở vùng, miền và các địa phương.
Bài học kinh nghiệm: Các cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở đóng vai trò quyết
định đến chủ trương xây dựng, phát triển của TTHTCĐ; Phải có nguồn tài chính để


16
duy trì hoạt động của TTHTCĐ; Phải có CSVC, các phương tiện, thiết bị; Phải có bộ
máy tổ chức để quản lý các hoạt động của TTHTCĐ; Cần đa dạng hoá các hình thức
tổ chức và nội dung hoạt động của TTHTCĐ cho phù hợp với các vùng KT- XH khác
nhau; Phải đào tạo, bồi dưỡng/tập huấn CBQL, GV về năng lực QL, năng lực tổ chức
các hoạt động và nhất là nắm được những đặc điểm học tập của người lớn để thực hiện
có hiệu quả kế hoạch, chương trình giáo dục và Phải có bộ tiêu chuẩn đánh giá phát
triển TTHTCĐ khả thi, phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của từng địa phương.
2.2. Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế- xã hội, giáo dục đào tạo, xây dựng và
phát triển TTHTCĐ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhất là sản lượng lương thực và đánh bắt
nuôi trồng thủy - hải sản,… ĐBSCL vẫn còn một số tồn tại và bất cập đó là: tỷ lệ độ
tuổi lao động chưa qua đào tạo thấp (10,3%); tỷ lệ hộ nghèo còn cao (7,9%); tỷ lệ đào
tạo nghề chỉ đạt 19,9% so với cả nước và chỉ đạt có 14,1% so với chỉ tiêu của ĐBSCL
đã đề ra; tỷ lệ huy động học sinh nhất là học sinh mầm non và tiểu học thấp; Quy mô

đào tạo TCCN mới chỉ có 62.609 học sinh được đào tạo nghề. Tỷ lệ này còn thấp so
với mục tiêu chiến lược đào tạo nghề của vùng ĐBSCL đề ra đến năm 2015 là 40% với
445.000 học sinh (QĐ 1033 của Thủ Tướng về phát triển giáo dục và dạy nghề ĐBSCL
đến năm 2015) và chỉ đạt 19,9% của cả nước. Đối với TTHTCĐ mới chỉ có 22% có
trụ sở riêng và tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn rất ít.
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, giáo dục của ĐBSCL
nói trên, vừa tạo ra những thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra những khó khăn, thách thức
trong quá trình xây dựng và quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ của ĐBSCL.
2.3. Thực trạng quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL
2.3.1. Tổ chức khảo sát
2.3.2. Khảo sát thực trạng quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL
- Các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động của TTHTCĐ (xây dựng các văn bản
pháp quy; cán bộ quản lý; giáo viên/hướng dẫn viên; địa điểm; cơ sở vật chất; trang
thiết bị; tài chính; đối tượng tham gia học tập).
- Các chương trình đáp ứng nhu cầu của người học tại TTHTCĐ (xây dựng chương
trình học tập; tổ chức các hoạt động; kết quả hoạt động).


17
- Các mối liên kết, phối hợp của TTHTCĐ.
- Hỗ trợ đánh giá thực trạng quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL (đề xuất bộ
tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển TTHTCĐ).
2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL.
Thành tựu
Đến nay các tỉnh của ĐBSCL với 1.621 xã đều có TTHTCĐ, đã góp phần tăng
quy mô phát triển TTHTCĐ của vùng, về mặt số lượng phần nào đáp ứng nhu cầu học
tập của người dân, nhất là của người lớn tại cộng đồng. Một số TTHTCĐ đã giúp cho
người lao động được học nghề, cập nhật kiến thức và kỹ năng lao động kỹ thuật; Nâng
cao nhận thức về hiến pháp và pháp luật, về bảo vệ môi trường sống, về chăm sóc khoẻ,
về những chính sách của Nhà nước,…

Hạn chế
+ Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, CBQL của TTHTCĐ
về mô hình giáo dục mới này chưa thực sự đầy đủ, lúng túng trong việc triển khai.
+ Công tác QL phát triển TTHTCĐ nói riêng chưa được quan tâm; năng lực đội
ngũ CBQL chưa đáp ứng yêu cầu, các chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của
người học còn hạn chế; sự hỗ trợ, tham gia của cộng đồng, tổ chức xã hội chưa nhiều,..
+ Đội ngũ CBQL, GV/HDV của TTHTCĐ ít được quan tâm bồi dưỡng về chuyên
môn nghiệp vụ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự nhiệt tình.
+ Nguồn lực TTHTCĐ chưa được đảm bảo đầy đủ cho các hoạt động, QL.
Những đề xuất, mong đợi của CBQL, GV và người dân đối với TTHTCĐ
+ Tăng cường CB chuyên trách có kinh nghiệm, thường xuyên bồi dưỡng, tập
huấn cho CBQL, GV/HDV của TTHTCĐ.
+ Đầu tư CSVC, trang thiết bị, phương tiện và có trụ sở làm việc
+ Được cấp kinh phí đầy đủ, định kỳ
+ Đổi mới, xây dựng kế hoạch và nâng cao chất lượng hoạt động TTHTCĐ
+ Điều tra nhu cầu học người dân để có chương trình đáp ứng nhu cầu và cung
cấp tài liệu cho người học; mở thêm các lớp đào tạo nghề, chuyển giao KHKT.
+ Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để tăng cường
vận động tạo nguồn lực cho TTHTCĐ.


18
Kết luận chương 2
Kinh nghiệm quốc tế và nước ta cho thấy, việc quản lý phát triển TTHTCĐ là của
dân, do dân và vì dân; hoạt động theo cơ chế mở, có sự hợp tác, liên kết với các cơ sở
giáo dục, tổ chức xã hội, cơ sở sản xuất, chuyên gia trên các lĩnh vực và có ở mọi nơi
để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Hình thức quản lý có thể do địa phương
hoặc do tư nhân thành lập và bắt buộc phải có GV, phải có đủ trang thiết bị và phải
giảng dạy. Việc lựa chọn phương thức quản lý nào, căn cứ vào điều kiện KT - XH và
dân trí của từng quốc gia, vùng miền.

Đội ngũ CBQL ở TTHTCĐ của ĐBSCL về cơ cấu là tương đối hợp lý. 100%
giám đốc TTHTCĐ là cán bộ lãnh đạo xã, có trình độ lý luận chính trị và trình độ QL
Nhà nước . Tuy nhiên, do đội ngũ giám đốc là kiêm nhiệm nên thiếu bồi dưỡng về
QLGD, thiếu thông tin QL. Công kiểm tra, khen thưởng của lãnh đạo các cấp chưa được
tiến hành thường xuyên, chưa tạo được động lực cho giám đốc TTHTCĐ. Việc liên kết,
phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể chưa được chú trọng... Điều kiện thực hiện
nhiệm vụ chưa đáp ứng yêu cầu của công tác QL, đặc biệt là nguồn kinh phí còn hạn
hẹp, chưa đáp ứng được các nhu cầu hoạt động của trung tâm.. Bản thân một số giám
đốc chưa thực sự nỗ lực vươn lên, tích cực tự học để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong quản lý giáo dục và nâng cao NLQL của
giám đốc trung tâm HTCĐ nhằm duy trì và phát triển bền vững các trung tâm HTCĐ
trong giai đoạn tới; việc bồi dưỡng nâng cao NLQL cho đội ngũ giám đốc nhất thiết
phải chú ý đến các nguyên nhân trên để có các biện pháp phù hợp. Đổi mới chương
trinh và hình thức tổ chức học tập để kích thích được của người học, nhất là đối tượng
người lớn đến với TTHTCĐ.
Những thực trạng quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ và nguyên nhân nêu trên
sẽ chính là tiền đề cho việc xây dựng nội dung các giải pháp quản lý phát triển bền
vững TTHTCĐ ở vùng ĐBSCL một cách đồng bộ, thực tiễn và khả thi.


19
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP QL PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TTHTCĐ GÓP PHẦN XÂY
DỰNG XHHT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1. Định hướng phát triển TTHTCĐ ở ĐBSCL
*. Nguồn nhân lực cho ĐBSCL
Trình độ học vấn của người dân và các tiêu chí khác như tuổi thọ trung bình, tổng
thu nhập quốc dân tính trên đầu người…Việc đào tạo nguồn nhân lực ở Vùng ĐBSCL
tập trung vào những lĩnh vực: việc dạy nghề, chuyển giao kinh nghiệm SX và công
nghệ mới.

*. Học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập ở ĐBSCL
Yêu cầu phát triển giáo dục cho người lớn buộc phải định hướng vào việc tổ chức
HTSĐ. HTSĐ chính là cách làm cân đối giữa thời gian học tập với thời gian lao động
để con người tăng năng lực thích nghi với công việc và thực hiện tốt bổn phận công
dân của mình. Do những đặc điểm riêng về học tập, người lớn mà phần đông là nông
dân chỉ có thể học theo cách của mình và học ngay trên “mảnh đất, luống cày” của
mình. Trong điều kiện như thế, chỉ có TTHTCĐ mới đáp ứng được nhu cầu học tập
thường xuyên, học tập suốt đời của người dân ở ĐBSCL.
3.2. Các giải pháp quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ góp phần xây dựng
XHHT ở ĐBSCL
3.2.1. Những nguyên tắc đề xuất giải pháp
Đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ góp phần xây dựng
XHHT ở ĐBSCL phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: Đảm bảo tính liên kết và
phối hợp, Đảm bảo tính đa dạng về chương trình, Đáp ứng nhu cầu học tập ngay tại
địa phương, Đảm bảo tính đồng bộ và Đảm bảo tính thực tiễn.
3.3.2. Các giải pháp
Giải pháp 1: Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động của TTHTCĐ
Biện pháp 1: Xây dựng cơ chế quản lý, chế độ, chính sách phù hợp, tạo các nguồn
lực phục vụ hoạt động của các TTHTCĐ
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ
Biện pháp 3: Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngủ CBQL TTHTCĐ


20
Biện pháp 4: Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên và cộng tác viên kiêm nhiệm về
việc học của người lớn tại TTHTCĐ.
Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác thông tin quản lý giáo dục
Biện pháp 6: Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá TTHTCĐ.
Giải pháp 2: Quản lý các chương trình đáp ứng nhu cầu của người học tại các
TTHTCĐ

Biện pháp 7: Quản lý công tác xóa mù chữ cơ bản gắn với xóa mù chức năng
trong chương trình giáo dục đào tạo tại TTHTCĐ.
Biện pháp 8: Quản lý công tác đào tạo nghề cho người lao động trong cộng đồng
dân cư, bảo đảm mỗi công dân là một người lao động có nghề.
Biện pháp 9: Quản lý việc tổ chức học tập điện tử tại trung tâm với những học
viên đã có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Giải pháp 3: Quản lý các mối liên kết, phối hợp của TTHTCĐ
Biện pháp 10: Quản lý mối liên hệ, phối hợp giữa TTHTCĐ với các thiết chế giáo
dục không chính quy khác (theo QĐ 89/QĐ-TTg), để góp phần hoàn chỉnh cấu trúc xã
hội học tập cấp xã.
Biện pháp 11: Phối hợp quản lý chặt chẽ việc học tập thường xuyên của học viên,
góp phần vào việc thúc đẩy, đánh giá, công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”,
“Dòng họ học tập”, “cộng đồng thôn bản, tổ dân phố học tập” và “Đơn vị học tập” theo
Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Giải pháp 4. Bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển bền vững trung tâm
HTCĐ.
Biện pháp 12. Xây dựng bộ chuẩn đánh giá quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ.
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp
Qua 4 giải pháp đề xuất trên thì giải pháp được đánh giá cao hơn cả về mức độ
cần thiết và mức độ khả thi là giải pháp 1: Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng
hoạt động của TTHTCĐ và giải pháp 4: Bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của các
TTHTCĐ là cần thiết cần phải có. Tuy nhiên để quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ
góp phần xây dựng XHHT ở ĐBSCL cần thực hiện đồng bộ cả 4 giải pháp nêu trên.
3.4. Thử nghiệm giải pháp đề xuất


21
Qua kết quả thử nghiệm biện pháp Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngủ CBQL
TTHTCĐ của TTHTCĐ ở ĐBSCL. Có nhận xét khái quát sau đây:
- Việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL TTHTCĐ là hết sức cần thiết.

- Việc nâng cao năng lực cho CBQL TTHTCĐ đã có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ. Mọi hoạt động ở những TTHTCĐ có CBQL
qua bồi dưỡng nghiệp vụ đều được tổ chức một cách bài bản, đảm bảo các yêu cầu về
phát triển giáo dục đào tạo, kinh tế - xã hội và phát triển cộng đồng. Giáo viên và người
học nhất là người lớn có điều kiện để giảng dạy, học tập thuận lợi hơn nhiều so với
trước đây. Điều đó có ý nghĩa quyết định nâng cao chất lượng hoạt động của TTHTCĐ.
Kết luận chương 3
Trung tâm HTCĐ còn rất nhiều những khó khăn và tồn tại như phần thực trạng
đã phân tích. Do vậy, đề tài đề xuất 4 giải pháp bao gồm 12 biện pháp thành phần
nhằm góp phần phát triển bền vững các TTHTCĐ ở ĐBSCL. Với Gỉai pháp 1: Quản
lý các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ, Giải pháp 2: Quản
lý các chương trình đáp ứng nhu cầu học tập của người học tại các TTHTCĐ, Giải
pháp 3: Quản lý các mối liên kết, phối hợp của TTHTCĐ và Giải pháp 4: Xây dựng bộ
chuẩn đánh giá quản lý phát triển bền vững TTHTCĐ. Đây là những giải pháp có tính
chất quyết định đối với sự phát triển bền vững các TTHTCĐ góp phần xây dựng XHHT
ở ĐBSCL. Bởi các điều kiện đáp ứng cho hoạt động của TTHTCĐ có chất lượng và
khả năng điều hành, quản lý của CBQL TTHTCĐ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Mặc
dù, mỗi giải pháp nhằm một mục tiêu nhất định, tùy từng thời điểm, tuỳ điều kiện thực
tế mà mỗi giải pháp giữ vai trò khác nhau, song cả 4 giải pháp đều có mối liên hệ chặt
chẽ, bổ sung cho nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và cần thực hiện đồng bộ 4 giải pháp
nêu trên để phát triển bền vững TTHTCĐ góp phần xây dựng XHHT ở ĐBSCL.


22
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
Trung tâm HTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, là trung tâm học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã, phường, thị trấn có sự quản lý
hỗ trợ của Nhà nước. Đây là mô hình học tập mới nhưng lại rất thiết thực và phục vụ
cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ, đáp ứng mọi nội dung và phương pháp học tập khác

nhau. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, TTHTCĐ tạo cơ hội cho mọi người ở mọi
trình độ được học tập theo sở thích riêng, theo chủ đề riêng nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống, góp phần xây dựng cộng đồng địa phương. Để đáp ứng mọi nhu cầu học
tập của nhân dân, tạo điều kiện để mọi người dân được học tập thường xuyên, học tập
suốt đời, góp phần xây dựng một XHHT ở cơ sở, nhiệm vụ đặt ra là phải phát triển bền
vững các TTHTCĐ.
Đối với TTHTCĐ, khả năng điều hành quản lý của CBQL trung tâm, người tổ chức,
chỉ đạo thực hiện, tiến hành đánh giá các hoạt động và khả năng quản lý, tổ chức các
chương trình học tập đáp ứng nhu cầu học tập của người học là những yếu tố quyết
định đến sự phát triển bền vững của TTHTCĐ. Do đặc thù hoạt động của các TTHTCĐ
tại xã, phường, thị trấn theo hình thức giáo dục không chính quy, của dân, do dân, vì
dân, do cấp uỷ Đảng chỉ đạo, UBND địa phương đứng ra thành lập và quản lý. Giám
đốc và đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên hầu hết là kiêm nhiệm. Vì thế, để quản lý
phát triển bền vững TTHTCĐ trước hết cần quản lý, xây dựng các điều kiện đảm bảo
chất lượng hoạt động và quản lý, tổ chức các chương trình đáp ứng nhu cầu học tập
cho người học tại TTHTCĐ.
Trong những năm gần đây, các TTHTCĐ của ĐBSCL có những bước phát triển
nhanh cả về quy mô và hiệu quả hoạt động. Nhưng để đáp ứng được nhu cầu học tập
của người dân đòi hỏi phải có sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của các địa phương. Cũng vì
vậy mà yêu cầu được đặt ra đối với CBQL, giáo viên, hướng dẫn viên của TTHTCĐ
cũng ngày càng cao hơn. Qua điều tra khảo sát chúng tôi thấy, đội ngũ CBQL và giáo
viên, hướng dẫn viên ở các TTHTCĐ của ĐBSCL hiện nay là tương đối hợp lý. Hầu
hết giám đốc các TTHTCĐ là cán bộ lãnh đạo xã, đa số nhiệt tình, tâm huyết, trách
nhiệm. Tuy nhiên, kiến thức về quản lý giáo dục, năng lực quản lý của CBQL các


23
TTHTCĐ còn hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng điều hành hoạt
động của TTHTCĐ, không phát huy hết sức mạnh của từng cơ quan, tổ chức trên địa
bàn. Đội CBQL, ngũ giáo viên kiêm nhiệm còn hạn chế trong việc nắm vững về đặc

điểm học tập của người học, nhất là học viên người lớn. Trước thực trạng đó, nguyên
nhân chính là do đội ngũ CBQL còn thiếu kiến thức và kỹ năng về quản lý giáo dục;
đội ngũ giáo viên, giáo viên chưa được bồi dưỡng một cách hệ thống và thường xuyên.
Do đó, năng lực sư phạm còn hạn chế, phương pháp làm việc còn lúng túng, chưa huy
động, khai thác sự tham gia của cộng đồng, kết quả mang lại chưa được như mong
muốn.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của TTHTCĐ; quan điểm chỉ đạo của Đảng,
Nhà nước và ngành giáo dục đào tạo về xây dựng xã hội học tập ở cơ sở, để mọi người
đều được tham gia học tập thường xuyên, học tập suốt đời. TTHTCĐ là nơi mọi người
dân ai cũng có thể đến để học chữ, học nghề, dự các lớp tập huấn kỹ thuật, nghe phổ
biến các kiến thức phổ thông để ăn ở vệ sinh, nuôi con khoẻ dạy con ngoan, gia đình
bình đẳng, ấm no, hạnh phúc. Đồng thời là nơi có thể trao đổi, chia sẻ những băn khoăn,
vướng mắc trong cuộc sống, học tập những kinh nghiệm làm ăn giỏi hay tham gia văn
hoá, văn nghệ, thể dục thể thao vui chơi, giải trí.
Căn cứ vào thực trạng quản lý phát triển của các TTHTCĐ, đề tài đã đề xuất 3
giải pháp và bộ chuẩn đánh giá quản lý nhằm phát triển bền vững các TTHTCĐ góp
phần xây dựng XHHT ở ĐBSCL. Qua tổng hợp ý kiến thăm dò về mức độ cần thiết và
khả thi của các giải pháp, đều nhất trí cao và khẳng định các giải pháp đã nêu là cần thiết
cần được triển khai có hiệu quả để các TTHTCĐ ở ĐBSCL phát triển bền vững.
2. Khuyến nghị
- Với Bộ giáo dục và đào tạo
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV/HDV về đặc điểm
học tập của người học nhất là của người lớn tại TTHTCĐ.
- Với các tỉnh ĐBSCL
Có chính sách đãi ngộ cho CBQL, GV/HDV các TTHTCĐ.
Tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm về quản lý các TTHTCĐ.
- Với các Sở, phòng giáo dục đào tạo


24

Chỉ đạo thực hiện tốt Đề án: “Xây dựng XHHT giai đoạn 2012 - 2020”, chất
lượng, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững TTHTCĐ.
Phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội,
Hội khuyến học đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân thấy rõ sự cần thiết của
TTHTCĐ, kích thích nhu cầu học tập của cộng đồng; giám sát, kiểm tra, đánh giá và
hỗ trợ các điều kiện cho các TTHTCĐ phát triển bền vững.
- Với các trung tâm học tập cộng đồng
Phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu rõ sự cần
thiết tham gia học tập tại TTHTCĐ. Tuyên truyền để các ngành, các cấp, các đoàn thể,
tổ chức xã hội và nhân dân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị,
phương tiện cho TTHTCĐ.
Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của TTHTCĐ. Tạo mọi điều kiện đáp ứng nhu
cầu học tập của nhân dân.
- Phối hợp với phòng GD, hội Khuyến học và cấp uỷ, UBND xã điều hành, tổ
chức thực hiện các hoạt động của TTHTCĐ có hiệu quả.


25
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
-----------1. Nguyễn Văn Tuấn, Ngô Quang Sơn. Nâng cao năng lực quản lý cho giám đốc
trung tâm học tập cộng đồng ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. (Tạp chí
QLGD 09 - 2012).
2. Ngô Quang Sơn, Nguyễn Văn Tuấn. Quản lý các hoạt động của trung tâm học
tập cộng đồng ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng phát triển bền
vững. (Tạp chí QLGD 01 - 2013).
3. Nguyễn Văn Tuấn, Ngô Quang Sơn Biện pháp nâng cao năng lực quản lý của
ban giám đốc các trung tâm học tập cộng đồng tỉnh Kiên Giang. (Tạp chí KHGD 05 2014).
4. Nguyễn Văn Tuấn, Ngô Quang Sơn. Quản lý các trung tâm học tập cộng đồng
ở tỉnh Kiên Giang theo hướng phát triển bền vững. (Tạp chí QLGD 09 - 2014).
5. Ngo Quang Son, Nguyen Van Tuan. Using information and communication

technologies (ICTs) in active teaching and learning environment at community
learning centers (CLCs) in Mekong river delta. (Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc),


×