Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

đề thi thử THPTQG 2020 hóa học chuyên bắc ninh lần 2 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.57 KB, 19 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
TỔ HÓA HỌC

ĐỀ THI ĐỊNH KÌ LẦN 2 NĂM HỌC 2019-2020
Môn: HÓA HỌC 12
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề 107
Họ tên: ............................................ Số báo danh:................
Câu 1: [TH] Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3OH, HCHO, HCOOH, NH3 và
các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất
X
Y
Z
T
Nhiệt độ sôi (°C)
64,7
-19,0
100,8
-33,4
pH (dung dịch nồng độ 0,001M)
7,00
7,00
3,47
10,12
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Y là NH3.
B. X là HCHO
C. Z là HCOOH.
D. T là CH3OH.
Câu 2: [NB] Dung dịch muối CuSO4 có màu


A. vàng
B. đỏ
C. nâu
D. xanh
Câu 3: [TH] X là hợp chất mạch hở (chứa C, H, O) có phân tử khối bằng 90. Cho X tác dụng với Na dư
thu được số mol H2 bằng số mol X phản ứng. Mặt khác, X có khả năng phản ứng với NaHCO 3. Số công
thức cấu tạo của X có thể là
A. 2.
B. 5.
C. 4
D. 3.
Câu 4: [TH] Trong các chất stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen, axeton và butan. Số chất có khả
năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là
A. 5.
B. 3.
C. 2
D. 4.
Câu 5: [TH] Cho các mệnh đề sau:
(1) Thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(2) Trimetyl amin là một amin bậc ba.
(3) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala.
(4) Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic.
(5) Chất béo lỏng khó bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
(6) Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.
Số mệnh đề đúng là
A. 3.
B. 6
C. 5.
D. 4
Câu 6: [TH] Có 2 kim loại X, Y thỏa mãn các tính chất sau:

Kim loại
Dung dịch
X
Y
НСl
Tác dụng
Tác dụng
HNO3 đặc, nguội
Không tác dụng
Tác dụng
X, Y lần lượt là
A. Fe, Mg.
B. Mg, Fe.
C. Fe, Al.
D. Fe, Cr.
Câu 7: [TH] Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân AgNO3
(b) Nung FeS2 trong không khí
(c) Nhiệt phân KNO3
(d) Nhiệt phân Cu(NO3)2
(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4
(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư)
(h) Nung Ag2S trong không khí
(i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư)
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Trang 1



Câu 8: [VD] Hợp chất X (chứa C, H, O, N) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa
tác dụng với axit vừa tác dụng với kiềm. Trong X, % khối lượng của nguyên tố C, H, N lần lượt là
40,449%; 7,865%, 15,73%. Khi cho 4,45 g X phản ứng hoàn toàn với NaOH (đun nóng) được 4,85 g
muối khan. Nhận định nào về X sau đây không đúng?
A. Phân tử X chứa 1 nhóm este.
B. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:1.
C. X là đồng đẳng của glyxin.
D. X là hợp chất no, tạp chức.
Câu 9: [NB] Phenol tan nhiều trong lượng dư dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch Na2SO4.
B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch Br2.
D. Dung dịch NaOH.
Câu 10: [NB] Nguyên tắc luyện thép từ gang là
A. tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.
B. dùng O2 oxi hóa các tạp chất C, Si, P, S, Mn,... trong gang để thu được thép.
C. dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
D. dùng Cao hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,... trong gang để thu được thép.
Câu 11: [VD] Hòa tan hoàn toàn 31,3 gam hỗn hợp gồm K và Ba vào nước, thu được 100ml dung dịch X
và 5,6 lít khí H2 (đktc). Nồng độ Ba(OH)2 trong dung dịch X là
A. 2,5M.
B. 2M.
C. 1M.
D. 1M.
Câu 12: [TH] Cho 150 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M. Sau phản
ứng, trong dung dịch chứa các muối
A. KH2PO4 và K3PO4.
B. KH2PO4 và K2HPO4.
C. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4

D. K2HPO4 và K3PO4.
Câu 13: [VD] Cho 37,44 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) vào dung dịch X chứa 84,6 gam
Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ chất rắn, thu được dung dịch không màu có
khối lượng giảm so với khối lượng của X là 7,62 gam. Kim loại M là
A. Mg
B. Be
C. K
D. Ca
Câu 14: [NB] Chất nào sau đây có tới 40% trong mật ong?
A. Fructozo.
B. Saccarozo.
C. Glucozơ.
D. Amilopectin.
Câu 15: [NB] Ma túy dù ở dạng nào khi đưa vào cơ thể con người đều có thể làm thay đổi chức năng
sinh lí. Ma túy có tác dụng ức chế kích thích mạnh mẽ gây ảo giác làm cho người dùng không làm chủ
được bản thân. Nghiện ma túy sẽ dẫn tới rối loạn tâm, sinh lý, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng thần
kinh, rối loạn tuần hoàn, hô hấp. Tiêm chích ma túy có thể gây trụy tim mạch dễ dẫn đến tử vong, vì vậy
phải luôn nói không với ma túy. Nhóm chất nào sau đây là ma túy (cấm dùng)?
A. Thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain.
B. Thuốc phiện, penixilin, moocphin.
C. Penixilin, ampixilin, erythromixin.
D. Seduxen, cần sa, ampicilin, cocain.
Câu 16: [TH] Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là
A. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+
B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+
C. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+
D. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+
Câu 17: [NB] Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành sản phẩm có tên gọi là
A. axetyl etylat.
B. metyl axetat.

C. axyl etylat.
D. etyl axetat.
Câu 18: [TH] Cặp chất không xảy ra phản ứng hóa học là
A. Fe + dung dịch HCl
B. Cu + dung dịch FeCl3
C. Fe + dung dịch FeCl3
D. Cu + dung dịch FeCl2
Câu 19: [NB] Cho vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, lắc nhẹ thấy xuất hiện
A. kết tủa trắng.
B. kết tủa đỏ nâu.
C. bọt khí.
D. dung dịch màu xanh.

Trang 2


Câu 20: [TH] Cho các chất sau: axetilen, fomanđehit, phenyl fomat, glucozơ, anđehit axetic, metyl
axetat, saccarozơ, anbumin, natri fomat, axeton, but-1-in. Số chất có thể tạo kết tủa khi tác dụng với dung
dịch AgNO3 trong NH3 là
A. 8
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 21: [TH] Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) thu được dung dịch X. Hấp thụ
CO2 dư vào X, thu được dung dịch chứa chất Y. Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol 1:1, tạo ra
chất Z tan trong nước. Chất Z là
A. NaOH.
B. Ca(HCO3)2.
C. NaHCO3.
D. Na2CO3.

Câu 22: [TH] Cho hình vẽ sau:

Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.
B. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2.
C. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ.
D. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.
Câu 23: [TH] Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt
A. dùng dung dịch NaOH dư, dung dịch HCl dư rồi lọc kết tủa, nung nóng.
B. dùng dung dịch NaOH dư, khí CO2 dư rồi lọc kết tủa, nung nóng.
C. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl dư.
D. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH dư.
Câu 24: [VD] E là một chất béo được tạo bởi hai axit béo X, Y (có cùng số C, trong phân tử có không
quá ba liên kết  , MX < MY, số mol Y nhỏ hơn số mol X) và glixerol. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,98 gam
E bằng KOH vừa đủ thu được 8,74 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, nếu đem đốt cháy hoàn toàn 7,98
gam E thu được 0,51 mol khí CO2 và 0,45 mol nước. Khối lượng mol phân tử của X gần nhất với
A. 282.
B. 281.
C. 253.
D. 250.
Câu 25: [NB] Kim loại có độ cứng lớn nhất là
A. Cr
B. Fe
C. W
D. Cu
Câu 26: [VD] Cho 42,4 g hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3:1) tác dụng với dung
dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 6,4
B. 9,6
C. 12,8

D. 19,2
Câu 27: [NB] Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là
A. polietilen.
B. amilopectin.
C. cao su lưu hóa.
D. poli(vinyl clorua).
Câu 28: [NB Hợp chất nào sau đây lưỡng tính?
A. CrO3
B. Cr(OH)2
C. Al2(SO4)3
D. NaHCO3
Câu 29: [TH] Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA đều là kim loại.
(2) Kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn so với nguyên tố phi kim.
(3) Tính dẫn điện của Ag > Cu > Au > Al > Fe.
(4) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được Fe.
Số phát biểu luôn đúng là
Trang 3


A. 1
B. 2
C. 4.
D. 3
Câu 30: [VD] Hòa tan hoàn toàn 6,645g hỗn hợp muối clorua của 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì kế tiếp
nhau vào nước thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng với AgNO3 dư thu được
18,655g kết tủa. Hai kim loại kiềm trên là
A. Na và K
B. Li và Na
C. K và Rb

D. Rb và Cs
Câu 31: [TH] Cho dãy các kim loại: Na, Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch
Fe2(SO4)3 là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 32: [TH] Cho các phát biểu sau:
(a) Fomanđehit, axetanđehit đều là những chất tan tốt trong nước.
(b) Khử anđehit hay xeton bằng H2 (xúc tác Ni, đun nóng) đều tạo sản phẩm là các ancol cùng bậc.
(c) Oxi hóa axetanđehit bằng O2 (xúc tác Mn2+, t0) tạo ra sản phẩm là axit axetic.
(d) Oxi hóa fomanđehit bằng dung dịch AgNO3/NH3 dư thì sản phẩm sinh ra có thể tạo kết tủa với dung
dịch CaCl2.
(e) Axetanđehit có thể điều chế trực tiếp từ etilen, axetilen, hay etyl axetat.
(f) Axeton có thể điều chế trực tiếp từ propin, propan-2-ol.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu là sai?
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 33: [VDC] Hỗn hợp X gồm Na, K, Ba, trong đó số mol của Ba bằng một nửa số mol của hỗn hợp.
Cho m gam hỗn hợp X tan hết trong nước dư thu được dung dịch Y và khí H2. Cho lượng H2 thu được
vào bình kín đã chứa sẵn 1,2 mol N2 và một ít bột sắt, nung nóng để phản ứng xảy ra (biết hiệu suất phản
ứng là 30%). Sau đó, dẫn toàn bộ hỗn hợp thu được qua ống đựng CuO dư đun nóng, phản ứng hoàn toàn,
thấy khối lượng của CuO giảm 4,8 gam. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol HCl; 0,04
mol AlCl3; 0,04 mol Al2(SO4)3 thu được a gam kết tủa. Giá trị gần nhất của a là
A. 32
B. 34
C. 36
D. 31

Câu 34: [VDC] Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit Y và một pentapeptit Z bằng dung
dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 23,7) gam hỗn hợp muối của Gly và Ala. Đốt cháy toàn bộ
lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi T gồm CO2, H2O và N2.
Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi T đi rất chậm qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng
84,06 gam và có 7,392 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Biết thủy phân Y hay Z đều thu
được cả Gly và Ala. Cho các phát biểu sau:
(1) Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X có giá trị 53,06%.
(2) Tỉ lệ số phân tử Ala và Gly trong Z là 2:3
(3) Giá trị của m là 41,4 gam
(4) Tổng số nguyên tử C trong Y và Z là 22
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 3
D.1
Câu 35: [VD] Cho sơ đồ phản ứng sau (đúng tỉ lệ mol các chất):
t
 X1 + 2X2
(1) Este X(C6H10O4) + 2NaOH 
0

(2) X, H,80,140°c »X, 247.C
0

H 2 SO4 ,170 C
CaO ,t
 X4 +H2O
 H2 + 2Na2CO3
(3) X1 +2NaOH 
(4) X2 

Nhận định nào sau đây là chính xác ?
A. X4 có 4 nguyên tử H trong phân tử.
B. Trong X có một nhóm -CH2-.
C. X3 có hai nguyên tử C trong phân tử.
D. Trong X1 có một nhóm -CH2-.
Câu 36: [VD] Điện phân 150ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t phút, cường độ dòng điện
không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho
0

Trang 4


12,6 gam Fe vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí
NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là
A. 18
B. 48
C. 30
D. 60
Câu 37: [VDC] Cho 52,54 gam hỗn hợp chất rắn X dạng bột gồm Zn, FeCl2, Fe(NO3)2, Fe3O4 và Cu
(trong đó % về khối lượng của Fe là 19,1854%) vào dung dịch chứa 1,38 mol HCl. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y có chứa các muối có khối lượng là 86,79 gam, hỗn hợp khí X gồm
0,06 mol N2O và 0,05 mol H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy thoát
ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất), đồng thời thu được 212,74 gam kết tủa. Thành phần % về
số mol của Zn trong X gần nhất với
A. 44%
B. 48%
C. 45%
D. 43%
Câu 38: [VDC] Hỗn hợp X chứa ancol đơn chức A, axit hai chức B và este hai chức D đều no, hở và có
tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2 : 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 6,272 lít O2 (đktc). Mặt

khác, đun nóng m gam hỗn hợp X trong 130 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y và hỗn hợp
hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch Y sau đó nung với CaO, thu được sản phẩm khí chỉ chứa
một hiđrocacbon đơn giản nhất có khối lượng 0,24 gam. Các phản ứng đạt hiệu suất 100%. Cho các phát
biểu sau:
(1) Ancol A phải là C2H5OH
(2) Có 2 công thức cấu tạo của D thỏa mãn.
(3) Giá trị % về khối lượng của B là 29,03%
(4) Giá trị của m là 7,24 gam
Số phát biểu hoàn toàn đúng là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 39: [VDC] Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic,
một anđehit, ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần một cho tác
dụng hết với Na dư, thu được 0,504 lít khí H2 (đktc). Phần hai cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được
9,72 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hoá là
A. 31,25%.
B. 50,00%.
C. 62,50%.
D. 40,00%.
Câu 40: [VDC] Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm vinyl fomat, axit axetic, tinh bột bằng lượng oxi dư. Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cho hấp thụ hết toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch
Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thấy tách ra 92,59 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch còn lại giảm
65,07 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 17,0.
B. 12,5.
C. 10,0.
D. 14,5.
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Trang 5


ĐÁP ÁN
1-C

2-D

3-D

4-D

5-D

6-A

7-A

8-C

9-D

10-B

11-B

12-B

13-C


14-A

15-A

16-B

17-D

18-D

19-A

20-D

21-A

22-B

23-B

24-C

25-A

26-C

27-C

28-D


29-A

30-B

31-C

32-B

33-B

34-A

35-A

36-D

37-C

38-D

39-C

40-B

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: C
Phương pháp:
- Dựa vào pH:
+ Ph < 7 → MT axit
+ pH > 7 → MT bazo
+ pH = 7 → MT trung tính
- Dựa vào nhiệt độ sôi: Anđehit < Ancol
Hướng dẫn giải:
- Z có pH = 3,47<7 → Z có MT axit → Z là HCOOH
- T có pH = 10,12 >7 → T có MT bazo → T là NH3
- X, Y có pH=7 → X, Y có MT trung tính → X, Y là CH3OH và HCHO
Do nhiệt độ sôi của X cao hơn rất nhiều so với Y nên X là CH3OH và Y là HCHO
Đáp án C
Câu 2: D
Phương pháp:
Các hợp chất của đồng thường có màu xanh lam.
Hướng dẫn giải:
Dung dịch CuSO4 có màu xanh lam,
Đáp án D
Trang 6


Câu 3: D
Phương pháp:
- Theo đề bài, X tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol X phản ứng nên có các trường hợp:
TH1: 2 nhóm –COOH
TH2: 1 nhóm –COOH và 1 nhóm -OH
TH3: 2 nhóm -OH
- Do X có khả năng phản ứng với NaHCO3 nên X có chứa nhóm –COOH nên loại TH3
HS xét 2 trường hợp còn lại để tìm các chất thỏa mãn.

Hướng dẫn giải:
- Theo đề bài, X tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol X phản ứng nên có các trường hợp:
TH1: 2 nhóm –COOH
TH2: 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -OH
TH3: 2 nhóm -OH
- Do X có khả năng phản ứng với NaHCO3 nên X có chứa nhóm -COOH nên loại TH3
Xét 2 trường hợp còn lại:
TH1: 2 nhóm –COOH
HOOC-COOH
TH2: 1 nhóm –COOH và 1 nhóm -OH
HO-CH2-CH2-COOH
CH3-CH(OH)-COOH
Vậy có 3 chất thỏa mãn.
Đáp án D
Câu 4: D
Các chất có khả năng cộng H2 (xt Ni, to) là: stiren, axit acrylic, vinylaxetilen, axeton → 4 chất
Đáp án D
Câu 5: D
Phương pháp: Kiến thức tổng hợp chương 1, 3, 4 hóa học lớp 12.
Hướng dẫn giải:
(1) Thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
→ Đúng
(2) Trimetyl amin là một amin bậc ba.
→Đúng
(3) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala.
→ Đúng, vì đipeptit không có phản ứng màu biure nên có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt đipeptit với các
peptit khác.
(4) Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic
→ Sai, điều chế bằng phản ứng trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic.
(5) Chất béo lỏng khó bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.

→ Sai, chất béo lỏng có chứa liên kết đôi nên dễ bị oxi hóa hơn.
(6) Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.
→Đúng
Vậy có 4 phát biểu đúng.
Đáp án D
Câu 6: A
Phương pháp:
Trang 7


Al, Fe, Cr bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội nên không phản ứng với HNO3 đặc, nguội
- Xét các phương án để chọn ra đáp án đúng.
Hướng dẫn giải:
Al, Fe, Cr bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội nên không phản ứng với HNO3 đặc, nguội.
Xét các phương án:
- Phương án A thỏa mãn.
- Phương án B không thỏa mãn vì khi tác dụng với HNO3 thì Mg tác dụng, Fe không tác dụng.
- Phương án C không thỏa mãn vì cả Fe, Al đều không tác dụng với HNO3 đặc, nguội.
- Phương án D không thỏa mãn vì cả Fe, Cr đều không tác dụng với HNO3 đặc, nguội.
Đáp án A
Câu 7: A
Hướng dẫn giải:
t
(a) 2AgNO3 
 2Ag +2NO2 + O2
0

t
(b) 4FeS2 +11O2 
 2Fe2O3 +8SO2

0

t
(c) 2KNO3 
 2KNO2 + O2
0

t
 2CuO + 4NO2 + O2
(d) 2Cu(NO3)2 
(e) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
(g) Zn + 2FeCl3du → ZnCl2 + 2FeCl2
0

t
(h) Ag2S + O2 
 2Ag +SO2
(i) Ba+2H2O→ Ba(OH)2 +H2
Ba(OH)2 +CuSO4 → Baso, + Cu(OH)2
Vậy có 3 thí nghiệm thu được kim loại là (a), (e), (h).
Đáp án A.
Câu 8: C
%mO = 100 - (40,449 + 7,865 + 15,73) = 35,956 (%)
Ta có:
%mC %mH %mO %mN
nC : n H : nO : n N 
:
:
:
12

1
16
14
40, 449 7,865 35,956 15, 73

:
:
:
12
1
16
14
 3 : 7 : 2 :1
0

→ CTPT trùng với CTĐGN là C3H7O2N
4, 45
 0, 05  mol 
Ta có: n X 
89
→nmuối = ng = 0,05 mol
→ Mmuối = 4,85 : 0,05 = 97
→ Muối là H2NCH2COONa
→ X là H2NCH2COOCH3
Vậy:
- A, B, D đúng
- C sai, X không phải là đồng đẳng của glyxin.
Đáp án C
Câu 9: D
Trang 8



Phương pháp: Tính chất hóa học của phenol.
Hướng dẫn giải:
Phenol tan nhiều trong dung dịch NaOH dư do có phản ứng tạo thành các chất tan:
C6H5OH (ít tan) + NaOH → C6H5ONa (tan) + H2O
Đáp án D
Câu 10: B
Phương pháp: Lý thuyết về các hợp kim của sắt.
Hướng dẫn giải:
Nguyên tắc luyện thép từ gang là: Dùng O2 oxi hóa các tạp chất C, Si, P, S, Mn,... trong gang để thu được
thép.
Đáp án B
Câu 11: B
Phương pháp:
- Đặt ẩn số mol của mỗi kim loại
+ Lập phương trình về khối lượng hỗn hợp
+ Lập phương trình về số mol khí H2
Giải hệ tìm được số mol mỗi kim loại
nBa (OH )2
- Tính nồng độ của Ba(OH)2 trong dung dịch X: CMBa (OH )2 
Vdd
Hướng dẫn giải:
Đặt mol của K và Ba lần lượt là x, y (mol)
→ 39x +137y = 31, 3 (1)
PTHH:
2K + 2H2O → 2KOH + H2
x→
x→
0,5x (mol)

Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2
y→
y→
y (mol)
5, 6
→ 133 = 0,5x + y=
= 0,25 (2)
22, 4
Giải (1) (2) được x = 0,1 và y = 0,2
0, 2
CMBa (OH )2 
 2M 
0,1
Đáp án B
Câu 12:
Ta có: nKOH  0,15  mol  , nH3PO4  0,1 mol 
Ta thấy: 1 

nKOH
0,15

 1,5  2
nH3 PO4
0,1

→ Tạo muối KH2PO4 và K2HPO4
Đáp án B
Câu 13: C
Phương pháp:
Do dung dịch thu được không màu nên Cu(NO3)2 phản ứng hết.

Xét 2 trường hợp:
Trang 9


TH1: Kim loại không tác dụng được với H2O
TH2: Kim loại phản ứng với H2O
Hướng dẫn giải:
84, 6
nCu NO3  
 0, 45  mol 
2
188
Do dung dịch thu được không màu nên Cu(NO3)2 phản ứng hết.
TH1: Kim loại không tác dụng được với H2O
Giả sử kim loại M có hóa trị là n.
PTHH: 2M + nCu(NO3)2 → 2M(NO3)n + nCu
0,9/n ← 0,45 →
0,45 (mol).
Ta có: mdung dịch giảm = m ra - m vào = mCu - mM  0, 45.64 

0,9
353
.M  7,62  M 
n
n
15

Không có trường hợp nào thỏa mãn.
TH2: Kim loại phản ứng với H2O
Áp dụng bảo toàn e: n.nM  2nH2  n.


37, 44
18,72n
 2.nH2  nH2 
M
M

Như vậy:
+ Lượng chất tách ra khỏi dung dịch gồm: Cu(OH)2 (0,45 mol); H2 (18,72n/M mol)
+ Lượng chất hòa tan vào dung dịch là 37,44 gam M
Ta có: mdd giam  mra  mvào  mCuOH   mH 2  mM
2

18,72n
– 37, 44  7,62  M  39n
M
Với n = 1; M= 39 thỏa mãn → Kim loại là K
Đáp án C
Câu 14: A
Hướng dẫn giải: Fructozo có nhiều trong mật ong (chiếm khoảng 40%).
Đáp án A
Câu 15: A
Hướng dẫn giải:
Các chất ma túy là thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain.
Đáp án A
Câu 16: B
Phương pháp:
Lý thuyết về dãy điện hóa:
 0, 45.98  2.


Hướng dẫn giải: Tính oxi hóa: Ag+ > Fe3+ > Cu2+ > Fe2+
Đáp án B
Câu 17: D
Trang 10


Phương pháp:
Cách gọi tên este: Tên gọi của este RCOOR' = Tên gốc R' + tên gốc axit (đuôi "at")
Hướng dẫn giải:
0

H 2 SO4 dac ,t
PTHH: CH3COOH + C2H5OH 

 CH3COOC2H5 (etylaxetat) + H2O
Đáp án D
Câu 18: D
Phương pháp:
Quy tắc alpha:

Hướng dẫn giải:
Cu có tính khử yếu hơn Fe nên không đẩy được Fe ra khỏi muối FeCl2.
Các PTHH xảy ra:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Đáp án D
Câu 19: A
Hướng dẫn giải:
Cho vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, lắc nhẹ thấy xuất hiện kết tủa trắng do có phản ứng:


Đáp án A
Câu 20: D
Phương pháp:
- Các chất tạo kết tủa khi tác dụng với AgNO3/NH3 là:
+ Có liên kết ba đầu mạch
+ Có chứa nhóm chức -CHO
Hướng dẫn giải:
Các chất tạo kết tủa khi tác dụng với AgNO3/NH3 là:
axetilen, fomanđehit, phenyl fomat, glucozơ, anđehit axetic, natri fomat, but-1-in.
→ Có 7 chất
Đáp án D
Câu 21: A
Phương pháp:
Viết các PTHH xảy ra → Z
Hướng dẫn giải:
PTHH:
dpdd
2NaCl + 2H2O 

 2NaOH + H2 + Cl2
co mang ngan
Trang 11


CO2du + NaOH → NaHCO3
NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O
Vậy Z là NaOH
Đáp án A
Câu 22: B

Phương pháp: Lý thuyết về phân tích định tính chất hữu cơ.
Hướng dẫn giải:
A sai, thí nghiệm này để xác định H và C
B đúng, CO2 phản ứng với Ba(OH)2 tương tự như Ca(OH)2
C sai
D sai, bông trộn CuSO4 khan có tác dụng phát hiện hơi nước (nếu có hơi nước bổng chuyển sang màu
xanh)
Đáp án B
Câu 23: B
Phương pháp: Lý thuyết về các hợp chất của nhôm.
Hướng dẫn giải:
Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt dùng dung dịch NaOH dư, khí CO2 dư
rồi lọc kết tủa, nung nóng.
Các PTHH:
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
NaAlO2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
t
 Al2O3 + 3H2O
2Al(OH)3 
Đáp án B
Câu 24: C
Phương pháp:
- Xét phản ứng xà phòng hóa E:
E+ 3KOH → Muối + C3H5(OH)3
Đặt nE = x (mol) → nKOH = 3x (mol) và nGlixerol = x (mol)
BTKL: mE + mKOH = mmuối + mGlixerol
→ Giá trị của x
- Xét phản ứng đốt cháy:
nCO
Số nguyên tử C = 2

nE
0

Số nguyên tử H =

2nH 2O
nE

→ CTPT của chất béo Do X, Y có cùng số C, trong phân tử có không quá ba liên kết → CTCT của E
Do số mol Y nhỏ hơn X → CTCT của X
Hướng dẫn giải:
- Xét phản ứng xà phòng hóa E:
E + KOH → Muối + C3H5(OH)3
Đặt nE = x (mol) → nKOH = 3x (mol) và nGlixerol =x (mol)
BTKL: mE + mKOH = mmuối + mGlixerol
→ 7,98 + 56.3x = 8,74 + 92x → x=0,01
- Xét phản ứng đốt cháy:
Trang 12


Số nguyên tử C là:
Số nguyên tử H là:

nCO2
nE



2nH 2O
nE


0,51
 51
0, 01


2.0, 45
 90
0, 01

→ CTPT của chất béo là C51H90O6
Do X, Y có cùng số C, trong phân tử có không quá ba liên kết 
→ CTCT của E là (C15H29COO)2(C15H27COO)C3H5
Do số mol Y nhỏ hơn X nên X là C15H29COOH có M = 254 gần nhất với 253.
Đáp án C
Câu 25:
Phương pháp: Lý thuyết đại cương về kim loại.
Hướng dẫn giải:
Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
Đáp án A
Câu 26: C
Phương pháp:
- Từ khối lượng và tỉ lệ mol ta tính được mol của Cu và Fe3O4
- Viết và tính theo PTHH:
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Hướng dẫn giải:
Đặt mol của Cu và Fe3O4 lần lượt là 3x và x (mol)
=> m hỗn hợp = 64.3x + 232.x = 42,4 => x = 0,1 mol
PTHH: Fe3O4 +8HC1 → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

0,1 →
0,2
(mol)
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
0,1 ← 0,2
(mol)
→nCu du = 0,3 - 0,1 = 0,2 mol
→ m chất rắn = mCu dư = 0,2.64 = 12,8 gam
Đáp án C
Câu 27: C
Hướng dẫn giải: Cao su lưu hóa là polime có cấu trúc mạng lưới không gian.
Đáp án C
Câu 28: D
Phương pháp:
Chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng cho và nhận H+, vừa tác dụng với axit và bazo.
Hướng dẫn giải:
CrO3 là oxit axit, có tính axit
Cr(OH)2 có tính bazo
NaHCO3 là hợp chất lưỡng tính
Al2(SO4)3 có tính axit
Đáp án D
Câu 29: A
Phương pháp: Lý thuyết đại cương về kim loại.
Trang 13


Hướng dẫn giải:
(1) Tất cả các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA đều là kim loại.
→ Sai, Bo thuộc nhóm IIIA nhưng là nguyên tố phi kim.
(2) Kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn so với nguyên tố phi kim.

→ Sai, kim loại chỉ có bán kính lớn hơn so với nguyên tố phi kim cùng chu kì.
(3) Tính dẫn điện của Ag > Cu > Au> Al> Fe.
→ Đúng
(4) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được Fe
→ Sai, phản ứng là: Mg + 2FeCl3 dư → MgCl2 + 2FeCl2.
Vậy có 1 phát biểu đúng.
Đáp án A
Câu 30: B
18, 655
nAgCl 
 0,13  mol 
143,5
Gọi công thức chung của 2 kim loại kiềm là R
Bảo toàn nguyên tố Cl  nRCl  nAgCl  0,13  mol 
6, 645
 R  15, 6
0,13
Mà 2 kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp của nhóm IA nên là Li (M=7) và Na (M=23)
Đáp án B
Câu 31: C
Hướng dẫn giải:
Các kim loại tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)3 là Na, Al, Cu, Fe → 4 kim loại
PTHH:
2Na+ 2H2O → 2NaOH + H2
6NaOH + Fe2(SO4)3 → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
2A1 + 3Fe2(SO4)3 → Al2(SO4)3 + 6FeSO4
Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
Đáp án C
Câu 32: B
Phương pháp: Lý thuyết về anđehit và xeton,

Hướng dẫn giải:
(a) Fomanđehit, axetanđehit đều là những chất tan tốt trong nước.
→ Đúng
(b) Khử anđehit hay xeton bằng H2 (xúc tác Ni, đun nóng) đều tạo sản phẩm là các ancol cùng bậc.
+ Sai, khử anđehit thu được ancol bậc 1, khử xeton thu được ancol bậc 2.
(c) Oxi hóa axetanđehit bằng O2 (xúc tác Mn2+, t0) tạo ra sản phẩm là axit axetic.
→ Đúng, 2CH3CHO + O2 → 2CH3COOH (xúc tác, t0)
(d) Oxi hóa fomanđehit bằng dung dịch AgNO3/NH3 dư thì sản phẩm sinh ra có thể tạo kết tủa với dung
dịch CaCl2.
→ Đúng, sản phẩm là (NH4)2CO3 có thể tạo kết tủa với CaCl2.
(e) Axetanđehit có thể điều chế trực tiếp từ etilen, axetilen, hay etyl axetat.
– Sai, không điều chế trực tiếp CH3CHO từ CH3COOC2H5
(f) Axeton có thể điều chế trực tiếp từ propin, propan-2-ol.
 M RCl  R  35,5 

Trang 14


→ Đúng:
CH  C-CH3 + H2O → CH3-CO-CH3 (xt Hg2+, t°)
CH3-CH(OH)-CH3 + CuO → CH3-CO-CH3 + Cu + H2O (t0)
Vậy có 4 phát biểu đúng.
Đáp án B
Câu 33: B
Phương pháp:
- Phương pháp bảo toàn nguyên tố.
- Phương pháp bảo toàn electron.
- Viết và tính toán theo phương trình ion rút gọn.
Hướng dẫn giải:
- Xét phản ứng của CuO và hỗn hợp {N2, H2, NH3}:

mCuO giảm = mO pư = 4,8 gam → nO pư =4,8/16 = 0,3 mol
Bảo toàn nguyên tố O→ nH2O = nO pu = 0,3(mol)
Ta thấy H của khí H2 cuối cùng chuyển hết thành H trong H2O nên:
Bảo toàn nguyên tố H → nH2 = nH2O = 0,3(mol)
- Xét phản ứng của hỗn hợp kim loại với H2O:
Ta luôn có:
nOH = 2nH2 = 0,6(mol)
Đặt nNa + nK = nBa = x mol
Áp dụng bảo toàn e: nNa + nK + 2nBa = 2nH2  x + 2x = 2.0,32  x = 0,2(mol)
- Xét phản ứng của Y {0,6 mol OH- và 0,2 mol Ba2+} với {0,2 mol H+ ; 0,12 mol Al+3; 0,12 mol SO42-)
H+ + OH- → H2O
0,2 → 0,2dư 0,4
A13+ + 3OH- → Al(OH)3
0,12 → 0,36dư 0,04 → 0,12
Al(OH)3 + OH- → A1O2- + 2H2O
0,04du 0,08 ← 0,04
Ba2+ + SO42- → BaSO4
0,12 ← 0,12 → 0,12
Vậy kết tủa chứa 0,08 mol Al(OH)3 và 0,12 mol BaSO4
→ m kết tủa = 0,08.78 + 0,12.233 = 34,2 gam gần nhất với 34 gam.
Đáp án B
Câu 34:
Phương pháp:
Do các peptit được tạo thành từ Gly và Ala nên ta có thể quy đổi hỗn hợp X thành:
CONH, CH3, H2O (với số mol H2O bằng số mol peptit)
Hướng dẫn giải:
Khí thoát ra là N2 + nH2 = 0,33 mol => nN (X) = 0,06 mol
Do các peptit được tạo thành từ Gly và Ala nên ta có thể quy đổi hỗn hợp X thành:
CONH, CH2, H2O (với số mol H2O bằng số mol peptit)
Sơ đồ bài toán:


Trang 15


 NaCO3 : 0,33
CONH : 0, 66
CONa : 0,33



 BT : C  CO2 : x  0,33
X CH 2 : x
 NaOH vd  Muoi CH 2 : 0, 66  O2 
H O : y
CH : x
 BT : H  H 2O : x  0, 66
 2
 2
 N 2 : 0,33
m g 

 m  23,7  g 

m muối = 0,66.67 + 0,66.16+ 14x = 14x + 54,78 (g)
mX = 0,66.43 + 14x + 18y = 14x + 18y + 28,38 (g)
→ m muối – mX = 26,4 - 18y = 23,7+y= 0,15 mol → nX = nH2O = 0,15 mol
*Xét X: Đặt nY = a và nZ = b (mol)
+ nX = a + b = 0,15
BTNT "N": nN = 4a + 5b = 0,66
Giải hệ được a= 0,09 và b = 0,06

*Xét phản ứng đốt muối:
m bình tăng = mCO2 + mH2O → 44(x + 0,33) + 18(x + 0,66)= 84,06 → x = 0,93
Giả sử muối gồm: Gly-Na (u mol) và Ala-Na (v mol)
Ta lập được hệ phương trình:
+ m muối = 95u + 11ly = 0,66.67 + 0,66.16 + 0,93.14
+BTNT "N": nN = u + v = 0,66 7
Giải hệ được u = 0,39 và v = 0,27
Giả sử X chứa:
Y: GlynAla4-n (0,09 mol)
Z: GlymAla5-m (0,06 mol)
Do thủy phân Y, Z đều thu được Gly và Ala nên ta có: n < 4 và m < 5
nGly-Na = 0,02n + 0,06m = 0,39 + 3n + 2m = 13 có nghiệm (n = 3; m = 2) thỏa mãn
→ X chứa: Y là (Gly)3Ala (0,02 mol) và Z là (Gly)2(Ala)3 (0,06 mol)
Xét các phát biểu:
0, 09.260
(1) dung, %m(Gly )3 Ala 
.100%  53, 06%
0, 09.260  0, 06.345
(2) sai, tỉ lệ số phân tử Ala và Gly trong Z là 3 : 2
(3) sai, m = 0,09.260 +0,06.345 = 44,1 gam
(4) đúng, tổng số nguyên tử C trong Y và Z là: 2.3+ 3 + 2.2 + 3.3 = 22
Vậy có 2 phát biểu đúng.
Đáp án A
Câu 35: A
Phương pháp:
Dựa vào sơ đồ đề bài cho để suy ra các chất.
Hướng dẫn giải:
Từ (2) → X2 là ancol
Từ (1) → X là este hai chức tạo bởi axit hai chức và ancol đơn chức
Từ (3) suy ra X là NaOOC-COONa

→ X là C2H5OOC-COOC2H5
→ X2 là C2H5OH
→ X3 là C2H5OC2H5
→ X4 là C2H4
A đúng
Trang 16


B sai, trong X có 2 nhóm -CH2 C sai, trong X3 có 4C
D sai, trong X không có nhóm -CH2Đáp án A
Câu 36: D
Ta có: nAgNO3 = 0,15 mol
2AgNO3 + H2O → 2Ag + 2HNO3 + 1/2O2
Khi cho Fe vào Y thu được hỗn hợp kim loại chứng tỏ trong Y có chứa AgNO3 dư
Các phản ứng:
2AgNO3 + H2O → 2Ag + 2HNO3 + 1/2O2
x mol
x mol
+
2+
3Fe + 2NO3 + 8H → 3Fe + 2NO + 4H2O (do Fe còn du).
0,375x
x mol
+
Fe + 2Ag → 3Fe2+ + 2Ag
0,5y
mol
y mol
Giải hệ: x + y= 0,15 và 108.y - (0,375x + 0,5y).56 = 14,5 - 12,6 = 1,9
→ x = 0,1 mol

→ t = 96500,0,192,68 = 3600 giây = 60 phút.
Đáp án D
Câu 37: C
Phương pháp:
- Bảo toàn khối lượng
- Bảo toàn nguyên tố
- Bảo toàn electron
Hướng dẫn giải:
NNO= 0,03 mol → nHCl du = 4nNO = 0,12 mol
→ nHCl pư với x = 1,38 - 0,12 = 1,26 mol
Ta có: X+ HCl → Muối + Z + H2O
BTKL → mH2O = 52,54 + 1,26.36,5 - 86,79 - 0,06.44 - 0,05.2 = 9 gam → nH2O = 0,5 mol
nHCl  2nH 2  2nH 2O 1, 26  2.0, 05  2.0,5
Bảo toàn H→ nNH  

 0, 04  mol 
4
4
4
Áp dụng công thức tính nhanh: nH   10nNH   10nN2O  2nH2  2nO  nO  0,08  mol 

1
 nFeO3O4  nO  0, 02  mol 
4
Sản phẩm có H2 nên Y không còn NO3Bảo toàn N  nFe NO3  = 0,08(mol)
2

Trong X, Fe chiếm 19,1854% nên: nFetrong X 

52,54.19,1854%

 0,18  mol 
56

Bảo toàn Fe → nFeCl2 = 0,04(mol)
Bảo toàn C1 → nAgCl = n = 1,46(mol)
m↓ = 212,75 → nAg = 0,03 mol
Đặt mol của Zn và Cu lần lượt là a, b.
+) mX = 65a + 64b + 0,02.232 +0,08.180 + 0,04.127 = 52,54 (1)

Trang 17


+) Bảo toàn e → 2nZn  2nCu  nFe3O4 nFe( NO3 )2  nFeCl2  8nNH 4   3nN O  2nH 2  8nN 2 O  nAg
→ 2a + 2b + 0,02 + 0,08 +0,04 = 8.0,04 +3.0,03 + 2.0,05 +8.0,06 + 0,03(2)
Giải (1) (2) được a=0,26 và b = 0,18
0, 26
→ % nZn =
100% = 44,83% gần nhất với 45%
0, 26  0,18  0, 02  0, 08  0, 04
Đáp án C
Câu 38: D
Do thủy phân thu được 2 ancol đồng đẳng kế tiếp → D là este của axit 2 chức với ancol đơn chức
Mặt khác thu được hidrocacbon đơn giản nhất là CH4
→ Y chứa muối là CH2(COONa)2 → B là CH2(COOH)2
- Quy X về dạng CH3OH (3a); CH2(COOH)2 (2a); CH2(COOCH3)2 (3a); CH2 (b)
nNaOH = 0,13.1 = 0,13 mol
CH2(COONa)2 + 2NaOH → CH4 + 2Na2CO3
nCH4 = 0,24 : 16 = 0,15 mol (chất rắn chính là Na2CO3)
Khi đốt cháy:
nO2 = 6,272 : 22,4 = 0,28 mol

CH3OH + 1,5O2 → CO2 + 2H2O
CH2(COOH)2 + 2O2 → 3CO2 + 2H2O
CH2(COOCH3)2 + 5O2 → 5CO2 + 4H2O
CH2 + 1,5O2 → CO2 + H2O
Có 2 trường hợp xảy ra:
+) TH1: CH4 tính số mol theo muối → nCH4 = nmuối = 0,015 mol

nO  1,5.3a  2.2a  5.3a  1,5b  0, 28 a  0, 003

Ta có hệ:  2

b  0,13967
nmuoi  2a  3a  0, 015
(loại vì mol CH2 lẻ, không ghép lại được)
+) TH2: CH4 tính số mol theo NaOH→ nCH2(COONa)2 =(0,13 - 0,015.2): 2 = 0,05 mol

nO  1,5.3a  2.2a  5.3a  1,5b  0, 28 a  0, 01

Ta có hệ:  2
n

2
a

3
a

0,
05


b  0, 03
 muoi
→ X (quy đổi): CH3OH (0,03); CH2(COOH)2 (0,02); CH2(COOCH3)2 (0,03); CH2 (0,03)
Từ số mol của CH2 ta suy ra có 2 trường hợp ghép là:
TH1: X: CH3CH2OH (0,03); CH2(COOH)2 (0,02); CH2(COOCH3)2 (0,03)
TH2: X: CH3OH (0,03); CH2(COOH)2 (0,02); CH3OOC-CH2-COOC2H5 (0,03)
(1) Ancol A phải là C2H5OH
→Sai, A có thể là CH3OH hoặc C2H5OH
(2) Có 2 công thức cấu tạo của D thỏa mãn.
→ Đúng
(3) Giá trị % về khối lượng của B là 29,03%
→ Sai, %mB = 28,03%
(4) Giá trị của m là 7,24 gam
→ Sai, m = 7,42 gam
Vậy có 1 phát biểu luôn đúng.
Đáp án D
Câu 39: C
Trang 18


Phương pháp:
Xét 2 trường hợp:
- Ancol ban đầu không phải CH3OH
- Ancol ban đầu là CH3OH
Hướng dẫn giải:
R-CH2OH + O → RCHO + H2O
R-CH2OH + 2O → RCOOH + H2O
Giả sử 1/2 hỗn hợp
col dư: x mol, andehit: y mol, axit cacboxylic: z mol, H2O: y + z mol
→ nancol ban đầu = x + y + z = 0,08/2 = 0,04 (1)

Ta có nếu axit không tác dụng với AgNO3/NH3 (tức là ancol không phải CH3OH)
→ nanđehit = y = nAg/2 = 0,045 mol > 0,04 mol (loại)
→ Cả andehit và axit tham gia với AgNO3/NH3
→ Ancol là CH3OH
0,504
Phần 1: nH2 = 0,5nancol + 0,5naxit + 0,5nH2O  0,5x + 0,5z + 0,5(y + z)=
 2
22, 4
Phần 2: nAg = 4nandehit + 2naxit  4y + 2z = 0,09 (3)
Giải (1) (2) (3) được x = 0,015; y = 0,02, z = 0,005
0, 015
Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là: 100% .100%  62,5%
0, 04
Đáp án C
Câu 40: B
Phương pháp:
nCO2 = n↓ = nBaCO3 = ? →nC = ?
mdung dịch giảm = mBaCO3 - mCO2 - mH2O → mH2O = ? → nH =?
CTPT các chất lần lượt là: C3H4O2, C2H4O2, C6H10O5
→ nO = nH/2 = ?
m = mC + mH + mO = ?
Hướng dẫn giải:
nCO2 = n↓ = nBaCO3 = 0,47 mol → nC = 0,47 mol
mdung dịch giảm = mBaCO3 – mCO2 - mH2O → 65,07 = 92,59 – 0,47,44 – mH2O
→ mH2O = 6,84 gam → nH2O = 0,38 mol → nH = 0,76 mol
CTPT các chất lần lượt là: C3H4O2, C2H4O2, C6H10O5
→ nO = nH/2 = 0,38 mol
m = mC + mH + mO= 0,47.12 + 0,76+ 0,38.16 = 12,48 gam gần nhất với 12,5 gam
Đáp án B


Trang 19



×