Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

CÂU HỎI LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CÓ VÍ DỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.95 KB, 36 trang )

CÂU HỎI LÝ THUYẾT
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
(Có ví dụ)
1. Khái niệm và vai trò của việc lập KHKD. Cho VD.
2. Mục tiêu của việc lập KHKD. Cho VD.
3. Các bước soạn thảo bản KHKD. Cho VD.
4. Cấu trúc 1 bản KHKD. (Mấy chương…) Cho VD.
5. Tóm tắt các nội dung của 1 bản KHKD. (Gần trùng ý câu 4) Cho VD.
6. Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng vốn và huy động vốn? (Bên môn quản trị tài chính,
Marketing cần bao nhiêu, sản xuất cần bao nhiêu…) Cho VD.
7. Mục đích, ý nghĩa của phương pháp phân tích sai lệch trong phần phân tích dữ liệu.
Cho VD.
8. Mục đích, ý nghĩa của trình bày báo cáo lịch sử tài chính. Cho VD.
9. Nội dung cơ bản của việc mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ trong bản kế hoạch. Cho
VD.
10. Nội dung cơ bản của việc mô tả thị trường và khách hàng. Cho VD.
11. Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Cho VD.
12. Nội dung cơ bản của việc mô tả nguồn cung cấp vốn (Gọi vốn). Cho VD.
13. Nội dung cơ bản của việc xác định địa điểm kinh doanh. Cho VD.
14. Nội dung cơ bản của việc mô tả kế hoạch nhân sự. Cho VD.
15. Nội dung cơ bản của việc mô tả công việc Marketing. Cho VD.
16. Ý nghĩa của báo cáo KHKD (báo cáo lời lỗ) và nội dung dự toán kết quả HĐKD.
Cho VD.
17. Phân tích các dòng tiền của KHKD. (COF – CIF/Thu – Chi) Cho VD.


18. Báo cáo tài chính gồm những nội dung nào? Cho VD.
19. Chi phí hoạt động là gì? Cho VD.
20. Dòng tiền tự do (vốn lưu động) là gì? Hãy phân tích các thành phần của dòng tiền
tự do? Cho VD.
21. Phân tích nguồn lực dự án cần thực hiện những nội dung phân tích nào? (Tài lực –


Nhân lực) Cho VD.
22. Các nội dung phân tích khi cần phân tích thị trường của dự án. Nội dung phân tích
nào quan trọng nhất? Cho VD.
23. Quá trình để lập một bản KHKD. (Bước 1: ?; Bước 2: ?...) Cho VD.
24. Phân tích các bước thực hiện đánh giá hiệu quả tài chính của kế hoạch đầu tư?
(NPV, IRR, PP, B/C) Cho VD.
25. Chi phí vốn là gì? (Câu hỏi lớn) Cho VD.
26. So sánh mô hình NPV và IRR trong đánh giá hiệu quả dự án. Cho VD.
27. Nhu cầu cơ bản nào của DN tạo nên sự cần thiết phải đầu tư vào dự án? Phương
pháp xác định. Cho VD.
28. Tại sao phân tích cơ sở pháp lý của dự án là bước quan trọng cần phải thực hiện
đầu tiên của 1 dự án đầu tư? Cho VD.
29. Để thực hiện phân tích dự án đầu tư hiệu quả cần phân tích những nội dung nào?
(4 chỉ số tài chính). Theo anh/chị thì nội dung nào là quan trọng nhất? Cho VD.
30. Thời gian hoàn vốn của dự án là gì? Phương pháp phân tích và tiêu chuẩn lựa
chọn. Cho VD.
31. Suất sinh lợi nội tại IRR của dự án đầu tư là gì? Phương pháp xác định IRR? Tiêu
chuẩn nào của IRR để dự án đó được chấp nhận? Cho VD.
32. Hiện giá ròng của dòng tiền NPV của dự án là gì? Phương pháp xác định NPV
(Công thức tính NPV). Tiêu chuẩn nào của NPV để dự án đó được chấp nhận? Cho
VD.


1. Khái niệm và vai trò của việc lập KHKD. Cho VD.
 Khái niệm:
KHKD là một bản tóm tắt các phương pháp mà chủ DN hay nhà quản lý hoạch định,
tổ chức thực hiện các hoạt động cần thiết để DN đạt được sự thành công.
Lập kế hoạch kinh doanh chính là công việc tạo ra các bản kế hoạch kinh doanh.
Thông thường, người lập nên những bản kế hoạch đó là các giám đốc điều hành, giám
đốc phòng Marketing hoặc chính chủ doanh nghiệp. Bản kế hoạch kinh doanh được lập

ra các chi tiết thì việc thực hiện càng đơn giản và khả năng hiện thực hóa sẽ cao hơn.
VD: Lập kế hoạch kinh doanh mở quán Hải Sản với tổng số vốn đầu tư là 300 triệu
đồng
 Vai trò
- Giúp nhà quản trị đánh giá toàn diện hoạt động kinh doanh
- Là công cụ tác nghiệp đề điều hành và thực hiện hoạt động kinh doanh
- Cung cấp những thông tin thích hợp đến những đối tượng quan tâm đề giải quyết
nguồn tài trợ
VD: Chương trình xoá đói giảm nghèo của chính phủ bao gồm có các chương trình
phụ trợ như chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, chương trình cho vay vốn…

2. Mục tiêu của việc lập KHKD. Cho VD.
- Huy động nguồn vốn tín dụng
- Nội bộ: Quản lý hoạt động kinh doanh
- Thu hút các nhà đầu tư
- Xây dựng các hoạt động liên doanh, liên kết
- Tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
VD: Trong chương trình Thương vụ bạc tỷ, các dự án khởi nghiệp sẽ đến trình bày về
nội dung, ý tưởng của dự án để thu hút các nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư cảm thấy phù
hợp với những gì họ cần thì họ sẽ hỗ trợ và rót vốn vào dự án đó.


3. Các bước soạn thảo bản KHKD. Cho VD.
Bước 1: Xác định mục tiêu (Mục tiêu là gì? Là vay vốn, liên doanh, liên kết…)
Bước 2: Xác định danh sách những người sẽ được cung cấp KHKD. (Dựa vào mục
tiêu ta xác định được đối tượng nào sẽ quan tâm đến kế hoạch?)
Bước 3: Thu thập và xử lý thông tin. (Dữ liệu sơ cấp – chưa qua xử lý, là dữ liệu gốc
hay thứ cấp – dữ liệu đã được xử lý, loại thông tin nào kết hợp cả 2, cần phải xác định
đối tượng thu thập, từ đó xác định phương pháp thu thập)
Bước 4: Lựa chọn cơ cấu của KHKD và soạn thảo (Tùy theo KH mà lựa chọn cơ cấu

cho phù hợp)
VD:
Bước 1: Dự án mở quán Hải sản, xác định nguồn vốn là tự có, góp vốn của 5 thành
viên
Bước 2: Những người sẽ được cung cấp KHKD: Các thành viên góp vốn
Bước 3: Người sáng lập là phải đi khảo sát thị trường (đi ăn thử các quán ăn trong khu
vực, từ đó nghiên cứu để tạo ra sự khác biệt với quán mình, thăm dò giá cả, hành vi
tiêu dùng, cung cách phục vụ…)
Bước 4: Quán phục vụ cho tầng lớp bình dân hay tầng lớp vừa thượng lưu vừa bình
dân.


4. Cấu trúc 1 bản KHKD. (Mấy chương…). Cho VD.
Gồm 9 chương:
C1: Tóm tắt tổng quan
C2: Mô tả công ty
C3: Mô tả sản phẩm /dịch vụ
C4: Phân tích thị trường
C5: Chiến lược và kế hoạch marketing
C6: KH sản xuất và đầu tư
C7: KH quản lý
C8: KH tài chính
C9: Phân tích rủi ro
VD: Mở quán Hải sản Huỳnh Cua
C1: Tóm tắt tổng quan: Lý do chọn đề tài
C2: Mô tả công ty: Mô tả quán, địa điểm quán
C3: Mô tả sản phẩm /dịch vụ: Các loại sản phẩm dịch vụ kinh doanh tại quán
C4: Phân tích thị trường: Thị trường vĩ mô, vi mô, đối thủ cạnh tranh
C5: Chiến lược và kế hoạch marketing: Chiến lược quảng cáo quán, chiến lược về giá,
phân phối

C6: KH sản xuất và đầu tư: Liệt kê tổng chi phí ban đầu đầu tư, cơ cấu nguồn vốn ban
đầu, tổng doanh thu dự kiến, tổng chi phí dự kiên
C7: KH quản lý: Quản lý về nhân sự, yêu cầu nhân viên, đào tạo khen thưởng
C8: KH tài chính: Báo cáo lời lỗ, kế hoạch ngân lưu, tính NPV và IRR, xem khả năng
chịu đựng của dự án
C9: Phân tích rủi ro: Rủi ro về thiên nhiên, kinh tế, nội bộ quán ăn

5. Tóm tắt các nội dung của 1 bản KHKD. (Gần trùng ý câu 4) Cho VD.
Gồm 9 chương:
C1: Tóm tắt tổng quan


C2: Mô tả công ty
C3: Mô tả sản phẩm /dịch vụ
C4: Phân tích thị trường
C5: Chiến lược và kế hoạch marketing
C6: KH sản xuất và đầu tư
C7: KH quản lý
C8: KH tài chính
C9: Phân tích rủi ro
VD: Mở quán Hải sản Huỳnh Cua
C1: Tóm tắt tổng quan: Lý do chọn đề tài
C2: Mô tả công ty: Mô tả quán, địa điểm quán
C3: Mô tả sản phẩm /dịch vụ: Các loại sản phẩm dịch vụ kinh doanh tại quán
C4: Phân tích thị trường: Thị trường vĩ mô, vi mô, đối thủ cạnh tranh
C5: Chiến lược và kế hoạch marketing: Chiến lược quảng cáo quán, chiến lược về giá,
phân phối
C6: KH sản xuất và đầu tư: Liệt kê tổng chi phí ban đầu đầu tư, cơ cấu nguồn vốn ban
đầu, tổng doanh thu dự kiến, tổng chi phí dự kiên
C7: KH quản lý: Quản lý về nhân sự, yêu cầu nhân viên, đào tạo khen thưởng

C8: KH tài chính: Báo cáo lời lỗ, kế hoạch ngân lưu, tính NPV và IRR, xem khả năng
chịu đựng của dự án
C9: Phân tích rủi ro: Rủi ro về thiên nhiên, kinh tế, nội bộ quán ăn


6. Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng vốn và huy động vốn? (Bên môn quản trị tài
chính, Marketing cần bao nhiêu, sản xuất cần bao nhiêu…) Cho VD.
 Dựa vào nhu cầu đầu tư tài sản ngắn hạn và dài hạn
 Các chi phí cần đầu tư để đạt được mục tiêu
 Mục đích và nhu cầu sử dụng nguồn vốn cho kế hoạch
 Các nguồn huy động vốn hiện có của doanh nghiệp
- Vốn CSH:
+ Ưu điểm: không phải trả
+ Khuyết điểm: vốn sử dụng cao nhất, lãi phải cao => gây áp lực
- Vốn vay:
+ Ưu điểm: Có chi phí thấp nhất (lá chắn thuế)
- Thuê tài chính:
+ Ưu điểm: không cần bỏ vốn
+ Khuyết điểm: chi phí khi thuê lớn hơn chi phí đầu tư
- Kêu gọi đầu tư góp vốn
+ Ưu điểm: nhận được nguồn vốn giải quyết
+ Khuyết điểm: phân chia những lợi thế => có thể mất luôn quyền quản lý doanh
nghiệp
+ Lãi suất vay
+ Hiệu quả sử dụng vốn
VD: Dự án mở quán Hải sản Huỳnh Cua
⟡ Dựa vào nhu cầu đầu tư tài sản ngắn hạn và dài hạn: Dự án dự kiến là 5 năm
⟡ Các chi phí cần đầu tư để đạt được mục tiêu: Chi phí thuê mb, sửa chữa, mua máy
móc thiêt bị, thuê nhân viên, mua nguyên vật liệu…
⟡ Mục đích và nhu cầu sử dụng nguồn vốn cho kế hoạch: Mục đích là để kinh doanh

sinh lợi


⟡ Các nguồn huy động vốn hiện có của doanh nghiệp: Vốn tự có hoặc đi vay nếu
không đủ
7. Mục đích, ý nghĩa của phương pháp phân tích sai lệch trong phần phân tích dữ
liệu. Cho VD.
 Mục đích
Phân tích sai lệch là kỹ thuật theo dõi tình hình thực hiện các dự báo, dự toán, phát
hiện các sai lệch giữa dự toán và thực tế và đề xuất các giải pháp đề giải quyết các
sai lệch trên.
 Ý nghĩa
Giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp nhìn thấy được sai chênh lệch trong kế hoạch
đề ra và quá trình thực hiện. Để dựa vào những sai lệch đó tìm ra những nguyên
nhân gây nên sự sai lệch này và có phương án điều chỉnh thích hợp. Cung cấp
nguồn thông tin cho các nhà quản trị nắm bắt được những kết quả kinh doanh dựa
trên các số liệu phân tích
Cho thấy được khả năng cũng như tiến độ thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.
Những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn đọng.
 Phương pháp
So sánh các chỉ tiêu dự toán với các chỉ tiêu thực tế theo từng tháng hoặc từng quý
Phân tích các dữ liệu tài chính
Thông qua tính toán để có được những kết quả tổng hợp
VD: Sau khi lập 1 bản KHKD cụ thể, với những dự toán cụ thể, sau đó khi bắt tay vào
thực hiện  Nếu như không như mong muốn ban đầu thì chủ đầu tư cần phải tính
toán cân nhắc lại những dự toán để phát triển dự án tốt hơn.


8. Mục đích, ý nghĩa của trình bày báo cáo lịch sử tài chính. Cho VD.
 Mục đích

Căn cứ để lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp
Giúp những người quan tâm đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của KHKD
 Ý nghĩa
Là căn cứ giúp nhà quản trị đề ra phương án tài chính thích hợp cho tương lai
Dựa vào những dự liệu cũ để tìm ra những điểm mạnh điểm yếu trong việc thực hiện
kế hoạch ở giai đoạn đã qua của doanh nghiệp
Giúp cho nhà quản trị trong lập kế hoạch tài chính mới
VD: Sau khi mở quán được 1 năm, quán sẽ căn cứ vào tình hình tài chính của năm
cũ từ đó đưa ra những phương án tài chính thích hợp hơn cho năm tiếp theo.
9. Nội dung cơ bản của việc mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ trong bản kế hoạch.
Cho VD.
- Những sản phẩm hoặc dịch vụ gì
- Lợi ích của sản phẩm và dịch vụ mang lại cho khách hàng
- Sự khác biệt của sản phầm và dịch vụ
- Tại sao khách hàng phải mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
VD: Dự án mở quán Huỳnh Cua 2
- Những sản phẩm hoặc dịch vụ gì: Cung cấp dịch vụ hải sản ăn uống
- Lợi ích của sản phẩm và dịch vụ mang lại cho khách hàng: Sau sự phát triển của
Huỳnh Cua 1, quán muốn mang thương hiệu Huỳnh Cua cho mọi người biết đến nhiều
hơn, tạo nên điểm đến cho tất cả mọi người
- Sự khác biệt của sản phầm và dịch vụ: Sản phẩm có giá phù hợp, có tính cạnh tranh
với các đối thủ khác
- Tại sao khách hàng phải mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp: Vì nguồn
nguyên liệu sạch, hương vị độc đáo, giá cả phù hợp


10. Nội dung cơ bản của việc mô tả thị trường và khách hàng. Cho VD.
a). Khái quát về khách hàng, thị trường về dung lượng thị trường:
- Mô tả ngắn gọn cô đọng về thị trường ngành KD
- Xác định phạm vi khách hàng và dự báo nhu cầu có khả năng thanh toán của họ

- Dự báo giá cả, doanh số bán hàng
- Nghiên cứu các xu hướng bán hàng, phân tích những điểm mạnh điểm yếu của
đối thủ
- Những DN ra đời trong cùng ngành KD trong 3 năm gần nhất
- Số lượng các sp được đưa ra thị trường
- Tác động của MT vĩ mô trong các năm tới
- Phân tích cơ hội và thách thức của thị trường
b). Môi trường và các xu hướng phát triển của thị trường:
- Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến KHKD, ảnh hưởng đến sp KD ntn.
+ Tự nhiên thay đổi làm cho sp tiêu thụ thay đổi ntn.
+ Đặc trưng sp ảnh hưởng đến hoạt động sx.
- Phân tích sự biến động của các yếu tố MT ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của
thị trường
c). Phân tích các ĐTCT
- Xác định các ĐTCT trực tiếp, gián tiếp
- Tình trạng các DN cạnh tranh
- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của ĐTCT
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa DN mình và các ĐTCT
- Xác định ĐTCT của DN mình và các ĐTCT trên thị trường mục tiêu
Ví dụ: DN Việt Nam tài chính yếu  DN nước ngoài bán phá giá  DN VN chết
d). Xác định thị trường mục tiêu, dung lượng thị trường của thị trường và định vị
cho DN,
Nguyên tắc phân khúc thị trường
-

Địa lý: Tỉnh, thành phố, điều kiện tự nhiên


VD: Khu vực thành phố lớn, khu vực nông thôn
-


Tâm lý giai cấp, xã hội, lối sống

VD: Người miền Nam chi tiêu thoải mái hơn người miền Trung và miền Bắc
-

Hành vi, lý do mua hàng, lợi ích tìm kiếm

-

Nhân khẩu học: Tuổi tác, giới tính, thu nhập

e). Chiến lược thị trường:
-

Chọn những chiến lược có nội dung đơn giản và thiết thực nhất mà DN có thể

thực hiện được
-

Trình bày chiến lược mở rộng và phát triển thị trường

11. Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Cho VD.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các dòng tiền thu, chỉ trong một kì hoạt động của
DN. Cùng với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ tạo nên bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của DN.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp cho các đối tượng sử dụng biết DN đã tạo ra tiền từ
những nguồn nào và chi tiêu tiền cho những mục đích gì. Trên cơ sở đó, Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ sẽ giúp các đối tượng sử dụng đánh giá về khả năng trang trải công nợ, chi
trả cổ tức trong tương lai của doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin bổ sung để đánh giá về hiệu quả
hoạt động trong kì hiện tại và dự báo triển vọng của DN trong tương lai mà đôi khi báo
cáo kết quả kinh doanh của DN báo cáo lỗ do phát sinh các khoản chi phí lớn không chi
tiền, như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dự phòng nợ phải trả , thể hiện tình
hình tài chính u ám của công ty, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ là nguồn cung cấp thông
tin hữu ích để đánh giá về khả năng đáp ứng các nghĩa vụ với các nhà cung cấp tín dụng,
khách hàng, người lao động và các nhà đầu tư trong tương lai gần của DN
Bên cạnh đó, có những trường hợp DN trong thời kì tăng trưởng mạnh, sử dụng nhiều
tiền để mở rộng khối lượng hàng bán trong khi nguồn tiền thu về từ khách hàng thường
chậm hơn so với thời điểm thanh toán tiền cho nhà cung cấp. điều này dẫn tới sự nguy


hiểm trong tình hình tài chính của DN: mặc dù có lợi nhuận (trên báo cáo kết quả kinh
doanh) nhưng hoạt động kinh doanh có thể đã sử dụng tiền nhiều hơn so với số tiền tạo
ra, khi đó DN sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ cũng như chi trả cổ tức cho
các nhà đầu tư.
Ví dụ: Một doanh nghiệp trong kỳ sản xuất kinh doanh có các số liệu sau:
Doanh thu: 30. Trong đó đã thu 18, phải thu 12.
Chi phí: 24. Trong đó đã chi 15, phải chi 9.
=> Lợi nhuận trước thuế = 18 + 12 - (15 + 9) = 6
Số tiền thực sự doanh nghiệp có thêm trong kỳ = Số tiền thực thu - số tiền thực chi =
18 - 15 = 3 chính là lưu chuyển tiền thuần trong kỳ.
12. Nội dung cơ bản của việc mô tả nguồn cung cấp vốn (Gọi vốn). Cho VD.
 Trình bày các nhu cầu đầu tư tài sản và chi phí
- Liệt kê các loại tài sản và chi phí đầu tư để đáp ứng mục tiêu vốn và chi phí
thuộc vào cơ cấu tài sản
- lựa chọn phương án đầu tư Thích hợp
VD: kinh tế phát triển => Định phí cao =>lời nhiều
kinh tế suy thoái => DDF Cao => Lỗ
 Trình bày các nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu đầu tư

- vốn chủ sở hữu
+ ưu điểm: không phải trả
+ khuyết điểm vốn sử dụng cao loại lãi phải cao => gây áp lực
- vốn vay
+ ưu điểm: có chi phí thấp nhất (một lá chắn thuế)
- Thuê:
+ ưu điểm: không cần bỏ vốn
+ khuyết điểm: chi phí khi thuê lớn hơn chi phí đầu tư
- Kêu gọi đầu tư góp vốn
+ ưu điểm: nhận được nguồn vốn giải quyết


+ khuyết điểm: phân tích những lợi thế => có thể mất luôn quyền quản lý
doanh nghiệp
13. Nội dung cơ bản của việc xác định địa điểm kinh doanh. Cho VD.
Bước 1: Xác định khu vực địa điểm
- Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương án xác định địa
điểm của doanh nghiệp.
- Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa điểm của doanh nghiệp.
- Xây dựng những phương án định vị khác nhau.
 Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp: giảm tối thiểu các khoản
chi phí.
 Đối với doanh nghiệp dịch vụ, các cửa hàng bán lẻ: tăng tối đa thu nhập.
 Đối với các kho hàng, kho phân phối: giảm chi phí tồn và nâng cao chất
lượng giao hàng.
Bước 2: Xác định địa điểm cụ thể
- Tính toán các chỉ tiêu về mặt kinh tế, lượng hóa các yếu tố có thể hoặc
đánh giá đầy đủ về mặt định tính các yếu tố dựa trên các chuẩn mực đã đề
ra
- Liên quan đến đất đai, mặt bằng, điều tra, khảo sát, thiết kế, dự toán công

trình, tổ chức xây lắp và hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết.
Ví dụ: Lựa chọn địa điểm cho nhà hàng, quán café…
- Vị trí: nên chọn những vị trí nổi bật, dễ thấy, dễ tiếp cận để thu hút khách hàng. Đa
phần những con đường lớn, góc giao lộ chính là vị trí lý tưởng nhất khi mở cửa hàng.
Ngoài ra bạn cần cân nhắc chọn khu vực có có mặt tiền rộng rãi, thuận tiện để xe cho
khách hàng.
- Giao thông: Tình hình giao thông xung quanh khu bạn định chọn có đông đúc không?
Đường phố có thuận tiện lưu thông không? Khách có dễ quay đầu xe không? Đó là
đường 1 chiều, 2 chiều, giao lộ hay đường nhỏ? Tốt nhất bạn nên chọn những đường 2


chiều, đông đúc, giao thông thuận lợi để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có thể ghé
qua shop thường xuyên…
- An ninh: khu vực bạn định thuê phải đảm bảo an toàn không những cho cửa hàng của
mình mà còn cho cả khách hàng.
14. Nội dung cơ bản của việc mô tả kế hoạch nhân sự. Cho VD.
Khái niệm: Lập kế hoạch nhân sự là quá trình phân tích và xác định nhu cầu và nguồn
nhân lực sẵn có để tổ chức có thể đạt được các mục tiêu của mình, bao gồm cả việc giữ
chân nhân viên và thu hút nhân tài mới. Bằng cách kết nối kế hoạch nhân sự với các mục
tiêu chiến lược của công ty, bạn và đội ngũ nhân viên của bạn sẽ đảm bảo lợi thế cạnh
tranh của tổ chức.
Mục đích của kế hoạch nhân sự:
 Xác định nhu cầu nhân sự của tổ chức dựa trên các mục tiêu chiến lược (dự báo
nhu cầu).
 Giúp bạn xác định rõ nhân sự mà bạn đã có (số lượng, chất lượng) và dự kiến nhân
sự cần có (dự báo nhu cầu nhân lực).
 Hãy chắc chắn rằng bạn đang cập nhật thông tin, báo cáo thị trường lao động của
bạn, ví dụ như nguồn nhân sự có thể lựa chọn, tuyển dụng (dự báo nguồn cung nhân lực).
 Giúp bạn tạo ra hoặc sửa đổi chính sách nhân sự, thủ tục và thực tiễn để xác định
nhu cầu và cung cấp nhân sự trong tổ chức.

VD: Kế hoạch tổ chức nhân sự của quán Huỳnh Cua
- Đào tạo: Chủ quán và quản lý nhân sự chịu trách nhiệm hướng dẫn cho nhân viên của
mình quen với công việc, đặc biệt là nhân viên phục vụ và hướng dẫn phục vụ và ứng xử,
ngoài ra chính bản thân người chủ cũng cần phải học về kiến thức chuyên ngành để phục
vụ tốt hơn.


- Khen thưởng: Ngoại trừ những đợt thưởng thêm lương vào dịp lễ, tết, cửa hàng còn
trích lợi nhuận thưởng nếu vượt chỉ tiêu doanh thu. Biện pháp này nhằm kích thích sự
phấn khởi nhiệt tình của nhân viên trong công việc để họ làm tốt công việc.


15. Nội dung cơ bản của việc mô tả công việc Marketing. Cho VD.
 Nguyên cứu sản phẩm của công ty và các đối thủ cạnh tranh khác.
 Nguyên cứu nhu cầu người tiêu dùng về các dòng sản phẩm.
 Phát triển thị trường cho cac sản phẩm mới theo kế hoạch được giao.
 Tham gia huấn luyện các tính năng sản phẩm cho đại diện bán hàng, nhân viên bán
hàng, tham gia các hoạt động marketing khác.
 Hỗ trợ các hoạt động Marketing bằng cách soạn thảo, định dạng và báo cáo các
thông tin và tài liệu.
 Tổng hợp các báo cáo về đánh giá người tiêu dùng bằng cách soạn thảo, tập hợp
định dạng và tóm tắt thông tin đồ thị và trình bày.
 Cập nhật thông tin đối thủ bằng cách nhập dữ liệu từ doanh số các chủng loại ssanr
phẩm bằng cách soạn thảo tập hợp định dạng và tóm tắt thông tin, đồ thị, và trình
bày, phân phát các báo cáo.
 Hỗ trợ các phần trình bày bán hàng bằng các tập hợp các báo giám, đề nghị, các
đoạn phim, các slide trình bày, thử nghiệm sản phẩm và sách giới thiệu về tính
năng sản phẩm soạn thảo các phân tích đối thủ và khách hàng.
 Chuẩn bị các thư từ và danh mục bằng cách định dạng nội dung và hình ảnh, sắp
xếp việc in ấn và cước phí trọn gói internet.

 Duy trì thư viện marketing bằng cách kiểm tra và cung cấp thêm sách báo.
 Cung cấp thông tin nguyên cứu và theo dõi marketing bằng cách thu thập, phân
tích, và tổng kết dữ liệu và xu hướng.
 Đạt được các mục tiêu marketing và của tổ chức bằng cách đạt được các kết quả
liên quan theo yểu cầu theo các kế hoạch marketing chương trình quảng cáo
khuyến mãi.
 Thu thập thông tin về khách hàng, nhu cầu khách hàng khả năng khách hàng.
 Thu thập và xử lý thông tin về các đối thủ cạnh tranh.
16. Ý nghĩa của báo cáo KHKD (báo cáo lời lỗ) và nội dung dự toán kết quả
HĐKD. Cho VD.


Bảng kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp (hay còn gọi là bảng
báo cáo lãi lỗ) phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của DN,
chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ
đối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác, tình hình thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ, được miễn giảm.
2. Nội dung dự toán KQHĐ kinh doanh: gồm 2 phần chính:
+ Phần 1: Lãi – lỗ
- Tổng doanh thu: Là mọi số tiền thu được do bán hàng hóa.
- Các khoản giảm trừ: Các khoản làm giảm doanh thu như chiết khấu, giảm giá…
- Doanh thu thuần: Doanh thu bán hàng đã trừ các khoản giảm trừ.
- Giá vốn hàng bán: Phản ánh mọi giá trị mua của hàng hóa, giá thành sản phẩm, chi tiết
trực tiếp của các dịch vụ đã bán trong kỳ.
- Lợi nhuận gộp: Phản ánh chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán.
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý DN.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Bằng lợi nhuận gộp trừ chi phí bán hàng và
chi phí quản lý DN.
- Thu nhập hoạt động tài chính.

- Lợi nhuận hoạt động tài chính.
- Chi phí hoạt động tài chính.
- Các khoản thu nhập bất thường.
- Chi phí bất thường.
- Lợi nhuận bất thường.
- Tổng lợi nhuận trước thuế.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
- Lợi nhuận sau thuế.
+ Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà
- Thuế

+ Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, được
miễn giảm
- Thuế GTGT được khấu trừ.
- Thuế GTGT được hoàn lại.
nước:
- Thuế GTGT được miễn giảm.


- Các khoản phải nộp khác.
- Tổng số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang kỳ này.
17. Phân tích các dòng tiền của KHKD. (COF – CIF/Thu – Chi) Cho VD.
Khi xem xét lựa chọn và quyết định một dự án đầu tư, người ta phải nhận diện các
dòng tiền thu và dòng tiền chi ra của dự án để mà so sánh cân nhắc và quyết định. Các
dòng tiền đặc thù của mỗi dự án có thể khác nhau, nhưng trong đó các dòng tiền điển
hình có tính chất lặp đi, lặp lại trong các dự án đó là:
- Dòng chi bao gồm:
+ Vốn đầu tư ban đầu để hình thành tài sản.
+ Vốn lưu động.
+ Chi phí sửa chữa, bảo chì tài sản.

+ Chi phí hoạt động tăng thêm (không thường xuyên).
- Dòng thu bao gồm:
+ Lợi nhuận ròng do dự án mang lại.
+ Khấu hao của TSCĐ.
+ Vốn lưu động thu hồi.
+ Giá trị còn lại (giá trị thanh lý).
VD: Dự án mở quán Huỳnh Cua 2, 5 thành viên cùng góp vốn, mỗi người 60 triệu,
tổng cộng là 300 triệu, như vậy:
- Dòng chi bao gồm:
+ Vốn đầu tư ban đầu để hình thành tài sản: 300 triệu.
+ Vốn lưu động: Trích từ 300 triệu ra 50 triệu làm vốn lưu động để chi cho các khoản
bất ngờ phát sinh
+ Chi phí sửa chữa, bảo chì tài sản: 30 triệu.
+ Chi phí hoạt động tăng thêm (không thường xuyên): Không có trong dự án Huỳnh
Cua 2.
- Dòng thu bao gồm:


+ Lợi nhuận ròng do dự án mang lại: Dự kiến năm đầu là 600 triệu, và mỗi năm tăng
5%.
+ Khấu hao của tài sản cố định: Dự án Huỳnh Cua 2 không có khấu hao.
+ Vốn lưu động thu hồi: 50 triệu nếu không phát sinh chi phí ngoài dự kiến.
+ Giá trị còn lại (giá trị thanh lý): Bán ve chai, lon bia, nước ngọt…

18. Báo cáo tài chính gồm những nội dung nào? Cho VD.
Theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC, tại Phần thứ ba, Mục I, Điểm 3- Hệ thống báo cáo tài
chính Doanh nghiệp vừa và nhỏ- có quy định rõ ràng như sau:
Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
Báo cáo bắt buộc:
 Bảng Cân đối kế toán

 Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
 Bản Thuyết minh báo cáo tài chính
 Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau:
 Bảng Cân đối tài khoản
Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
 Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh,
các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác.
Báo cáo tài chính quy định cho các Hợp tác xã
 Bảng Cân đối tài khoản
 Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
 Bản Thuyết minh báo cáo tài chính


19. Chi phí hoạt động là gì? Cho VD.
Chi phí hoạt động là chi phí liên tục để vận hành một sản phẩm, doanh nghiệp hoặc hệ
thống. Đối tác của nó là chi phí phát triển hoặc cung cấp các bộ phận không tiêu thụ cho
sản phẩm hoặc hệ thống.
Ví dụ: Việc mua một máy Photocopy liên quan đến chi phí vốn và chi phí giấy, mực,
điện và bảo trì hàng năm đại diện cho chi phí hoạt động. Đối với các hệ thống lớn hơn
như doanh nghiệp, chi phí hoạt động cũng có thể bao gồm chi phí cho công nhân và chi
phí cơ sở như tiền thuê nhà và các tiện ích.
20. Dòng tiền tự do (vốn lưu động) là gì? Hãy phân tích các thành phần của dòng
tiền tự do? Cho VD.
- Vốn lưu động còn được gọi theo thuật ngữ Working capital (WC) là một thước đo tài
chính đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp, tổ chức hoặc
thực thể khác, bao gồm cả cơ quan chính phủ.
- Cùng với các tài sản cố định như nhà máy và thiết bị, vốn lưu động được coi là một
phần của vốn hoạt động.
- Vốn lưu động được tính như tài sản hiện tại trừ nợ ngắn hạn. Nếu tài sản hiện tại ít

hơn nợ ngắn hạn, một thực thể có một thiếu vốn lưu động, còn được gọi là thâm hụt
vốn lưu động.
- Nó là một nguồn gốc của vốn lưu động, thường được sử dụng trong các kỹ thuật định
giá như DCFS (các dòng tiền chiết khấu).
- Việc quản lý vốn lưu động liên quan đến quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu
và phải trả, và tiền mặt.
- Tính vốn lưu động bạn sẽ xác định doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những nghĩa
vụ ngắn hạn của nó hay không và cần bao nhiêu thời gian làm được điều đó cũng như
các chi phí vận hành sắp tới…
VD: Dự án mở quán Huỳnh Cua 2, 5 thành viên cùng góp vốn, mỗi người 60 triệu,
tổng cộng là 300 triệu, như vậy:


- Dòng chi bao gồm:
+ Vốn đầu tư ban đầu để hình thành tài sản: 300 triệu.
+ Vốn lưu động: Trích từ 300 triệu ra 50 triệu làm vốn lưu động để chi cho các khoản
bất ngờ phát sinh

21. Phân tích nguồn lực dự án cần thực hiện những nội dung phân tích nào? (Tài
lực – Nhân lực) Cho VD.
Dự án đầu tư là một tập hợp các “Nguồn lực” mà các nhà quản lý đã tập trung lại
nhằm đạt được các mục tiêu của dự án.
Các loại nguồn lực để thực hiện một dự án bao gồm những khả năng hiện có về lao
động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Đó chính là nhân lực, máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu, tài chính…
Trong quản lý dự án, người ta thường chia các nguồn lực này theo đặc tính của chúng
thể hiện trong quá trình sử dụng, các đặc tính này có hoặc không thay đổi khối lượng
khi được sử dụng trong dự án.
Nội dung nguồn lực trong một dự án gồm:
Con người: Bản thân nhà quản lý và nhân viên trong đơn vị thường gọi là nguồn nhân

lực sử dụng trong dự án;
Tiền: Vốn (kinh phí – tài chính) để thực hiện dự án;
Máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho dự án;
Kiến thức (bao gồm thông tin, thời gian, các hệ thống quản lý, các quy trình và thủ
tục) sử dụng trong dự án.


22. Các nội dung phân tích khi cần phân tích thị trường của dự án. Nội dung
phân tích nào quan trọng nhất? Cho VD.
Phân tích thị trường của bạn cần bao hàm những nội dung cơ bản sau:
1. Tìm kiếm thông tin
Bạn có thể tìm được các thông tin hữu ích để thực hiện một phân tích thị trường từ
những nguồn khác nhau. Ví dụ, bạn có thể cần những thông tin về địa phương mà bạn
có thể kiếm được từ các cơ quan chức năng. Hoặc bạn có thể tìm được các thông tin
thị trường của bạn qua các website. Bạn cũng có thể cần tìm kiếm những thông tin từ
số liệu thống kê, kết quả khảo sát...
Trên thực tế, không phải tất cả những thông tin bạn cần đều có thể được công bố một
cách công khai và nhiều khi bạn phải đi theo con đường vòng, phải có những kỹ năng
tính toán nhất định. Đôi khi bạn phải ngoại suy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để
có được thông tin bạn cần.
2. Phân khúc thị trường
Trong phân tích thị trường, bạn cần chia thị trường mục tiêu của mình ra thành các
phân khúc khác nhau. Ví dụ, là một công ty sản xuất máy tính cá nhân, bạn cần chia ra
các phân khúc thị trường như máy tính cá nhân sử dụng trong gia đình, sử dụng trong
doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục, các cơ quan nhà nước...
Việc chia thị trường mục tiêu ra những phân khúc khác nhau giúp công ty hướng vào
những nhu cầu thị trường cụ thể hơn, có biện pháp quảng bá và cách tiếp cận hữu hiệu
hơn, định giá phù hợp hơn.
3. Quy mô và triển vọng tăng trưởng của thị trường
Bạn cần đo lường và định lượng thị trường của mình. Ví dụ, nếu các hộ gia đình địa

phương là một phần trong thị trường mục tiêu của bạn thì bạn cần định lượng cụ thể
(từ tổng số dân, ước tính số người sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn).
Về triển vọng tăng trưởng của thị trường, bạn cần đưa ra dự báo vè tốc độ tăng trưởng
của thị trường đó. Thị trường đó sẽ tăng hay giảm, với tốc độ thế nào tính theo năm?


Các dự báo thị trường cần bắt đầu từ tổng số người có thể mua sản phẩm trong từng
phân khúc thị trường, sau đó dự kiến về tỷ lệ phần trăm thay đổi trong 3 - 5 năm tới.
4. Xu hướng thị trường
Bạn cần hiểu những gì đang diễn ra trong thị trường của bạn. Những xu hướng và trào
lưu gì bạn cho là sẽ ảnh hưởng đến các phân khúc thị trường của bạn? Ví dụ, nếu bán
ô tô, bạn cần quan tâm đến phản ứng của mọi người trước việc giá xăng dầu tăng cao,
mối quan tâm đến ô nhiễm môi trường, các chính sách trong nước liên quan...
Nội dung phân tích quan trọng nhất là: (CỦA AI NGƯỜI ĐÓ TỰ CHỌN)
23. Quá trình để lập một bản KHKD. (Bước 1: ?; Bước 2: ?...) Cho VD.
Để lập một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, đúng trọng tâm, bạn có thể tham khảo
quy trình 9 bước của Uplevo như sau
#1: Xác định tầm nhìn dài hạn
Muốn đi xa và ổn định, doanh nghiệp của bạn phải có được cho mình một chiến lược
kinh doanh trong dài và ngắn hạn. Đây sẽ là kim chỉ nam cho bạn và đồng nghiệp để
follow trong quá trình kinh doanh trong tương lai.
#2: Đặt mục tiêu cụ thể
Mục tiêu trong bảng kế hoạch kinh doanh là hạng mục bắt buộc phải có. Nhưng mục
tiêu ấy cũng cần phải cụ thể, dễ thiết lập, thiết thực và mang tính thử thách. Một mục
tiêu tốt là mục tiêu tuân theo nguyên tắc S.M.A.R.T.
#3: Xác định lợi thế bán hàng độc nhất
Lợi thế bán hàng độc nhất (USP) là điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn so với đối
thủ cạnh tranh. Đây chính là thứ giúp bạn nổi bật trong mắt của khách hàng.
#4: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Bạn cần tìm hiểu xem hình thái thị trường bạn đang nhắm vào như thế nào, có bao

nhiêu đối thủ cạnh tranh, họ là những ai, quy mô của họ như thế nào. Từ đó, bạn có
thể dễ dàng vạch ra kế hoạch đúng đắn trong tương lai.
#5: Tìm hiểu khách hàng trọng tâm


Khách hàng trọng tâm chính là đối tượng sẽ trực tiếp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của
doanh nghiệp bạn. Một điều quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh, đó chính là xác
định chính xác đối tượng mình sẽ phục vụ, để có phương hướng lối đi thích hợp.
#6: Nghiên cứu cung – cầu thị trường
Xác định thật chính xác nguồn cung và nguồn cầu của thị trường có tác động quan
trọng tới việc bạn lập kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm ra bên ngoài.
#7: Xây dựng các mục tiêu kinh doanh
Sau bước nghiên cứu thị trường, đã đến lúc bạn vạch ra cho mình những mục tiêu cụ
thể về tài chính, bán hàng và tiếp thị cho sản phẩm của mình.
#8: Viết chiến lược kinh doanh cụ thể
Với những mục tiêu nhất định, bạn cần phải xay dựng chiến lược cụ thể cho từng mục
tiêu. Kênh truyền thông là gì, áp dụng những chương trình Marketing ra sao? Thời
gian áp dụng kéo dài tới bao lâu? Lượng vốn cần thu về là bao nhiêu? Cần bao nhiêu
nguồn vốn kinh doanh?
#9: Hành động
Sau khi đã lập các mục tiêu và chiến lược cụ thể, đã đến lúc bạn áp dụng những kế
hoạch mình vạch ra vào thực tế.
24. Phân tích các bước thực hiện đánh giá hiệu quả tài chính của kế hoạch đầu
tư? (NPV, IRR, PP, B/C) Cho VD.
Các bước thực hiện đánh giá hiệu quả tài chính của kế hoạch đầu tư:
 NPV (Net present value) được dịch là Giá trị hiện tại ròng:
NPV = giá trị hiện tại của dòng tiền vào (thu) – giá trị hiện tại của dòng tiền ra (chi)
Nếu NPV dương thì dự án đáng giá, vì suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dự án,
vì vậy, nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án có lợi tức kinh tế. Cho
nên, khi đánh giá dự án bằng NPV cần quan tâm đến giá trị của suất chiết khấu thường

bằng với lãi suất của cơ hội đầu tư tốt nhất nhà đầu tư đặt được nếu không đầu tư vào
dự án đang được đánh giá. Nếu như NPV dương có nghĩa là khoản đầu tư có lời bởi


giá trị của dòng tiền mặt sau khi khấu hao đã cao hơn mức đầu tư ban đầu. Nếu như
NPV âm có nghĩa là khoản đầu tư lỗ, quyết định không đầu tư.
 IRR (internal rate of return) suất thu lợi nội tại:
IRR có thể tính bằng cách nội suy chặn trên chặn dưới, tuy nhiên, nhờ ứng dụng của
Excel, việc tính IRR trở nên dễ dàng. Điều quan trọng là hiểu ý nghĩa của IRR. Nếu
giá trị này lớn hơn giá trị suất chiết khấu (chi phí cơ hội) thì dự án đáng giá. Nếu giả
định rằng tất cả các yếu tố khác của các dự án là như nhau thì dự án nào có tỉ suất
hoàn vốn nội bộ cao nhất thì dự án đó có thể được ưu tiên thực hiện đầu tiên.
 PP (Payback Period) thời gian hoàn vốn:
PP là khoản thời gian cần thiết mà dòng tiền thuần hàng năm = Vốn đầu tư ban đầu
của dự án.
+ Thời gian hoàn vốn của dự án < Thời gian hoàn vốn mong muốn  Được chọn.
+ Nếu DN chỉ lựa chọn 1 dự án nhưng có nhiều dự án thỏa mãn điều kiện về thời gian
hoàn vốn: Dự án có thời gian sớm nhất sẽ được chọn.
 B/C (Benefit/Cost) Tỷ số lợi ích / chi phí:
B/C là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được với giá trị hiện tại của chi phí bỏ
ra. Dự án đáng giá nếu B/C ≥ 1. Trong trường hợp phải chọn hai hay nhiều dự án loại
trừ lẫn nhau, thì ta chọn dự án có hiện giá B/C>=1 và cao nhất.


×