Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

CÂU HỎI TỰ LUẬN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.73 KB, 33 trang )

CÂU HỎI TỰ LUẬN
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1. Quản lý đơn hàng trong hoạt động phân phối cần lưu ý thời gian hay
số lượng? Giải thích.
 Quản lý đơn hàng trong hoạt động phân phối cần lưu ý thời gian. Vì:
Trong hoạt động phân phối việc quản lý đơn hàng là rất quan trọng, để
quản lý đơn hàng hiệu quả phải đảm bảo thông tin xuyên suốt, kịp thời, nhanh
chóng, chính xác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng.
Trong chuỗi cung ứng, quản lý đơn hàng là quá trình duyệt thông tin của
khách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối nhằm mục đích phục vụ cho nhà
cung cấp và nhà sản xuất. Quá trình này cũng đồng thời duyệt thông tin về
ngày giao hàng, sản phẩm thay thế và những đơn hàng thực hiện trước đó của
khách hàng. Quá trình này dựa vào điện thọai và các chứng từ có liên quan
như đơn hàng, đơn hàng thay đổi, bảng báo giá, hóa đơn bán hàng.
Chuỗi cung ứng ngày càng trở nên quan trọng và phức tạp hơn. Các công
ty bây giờ luôn giải quyết các vấn đề chọn lựa, xếp hạng cùng lúc nhiều nhà
cung cấp, thuê các nhà cung cấp bên ngoài và những đối tác phân phối. Tính
phức tạp này cũng làm thay đổi cách phản ứng với những sản phẩm được bán
ra, gia tăng kỳ vọng phục vụ khách hàng và thích ứng với sự thay đổi nhanh
chóng nhu cầu ở thị trường mới.
Quá trình quản lý đơn hàng theo truyền thống tốn nhiều thời gian và hoạt
động chồng chéo. Đó là do sự di chuyển dòng dữ liệu trong chuỗi cung ứng
diễn ra chậm. Sự di chuyển chậm này có thể đảm bảo tốt cho chuỗi cung ứng


đơn giản, nhưng với chuỗi cung ứng phức tạp thì cần phải yêu cầu mục tiêu
hiệu quả và nhanh chóng. Quản lý đơn hàng hiện đại tập trung vào những kỹ
thuật có thể giúp dòng dữ liệu liên quan đến đơn hàng diễn ra nhanh hơn và
hiệu quả hơn.
2. Khái niệm và đặc điểm của chuỗi cung ứng kéo, chuỗi cung ứng đẩy?
Cho VD?


Chuỗi cung ứng đẩy
Hệ thống CCU đẩy sản xuất

Chuỗi cung ứng kéo
Hệ thống CCU kéo chỉ sx những

hàng hóa trước các nhu cầu của cái gì cần theo giai đoạn ngược
người tiêu dùng, sử dụng dự báo trong CCU để phản hồi các dấu
bán hàng và vận chuyển hàng hiệu của nhu cầu khách hàng theo
hóa qua chuỗi cung ứng đến điểm giai đoạn xuôi.
bán hàng mà tại đó hàng hóa
được dự trữ là thành phẩm.

Chiến lược này thường liên quan
đến Just-in-time trong việc quản lý

Đối với CCU đẩy, nhu cầu dự hàng tồn kho. Từ đó, giảm thiếu số
Khái kiến sẽ nắm vai trò quyết định.
niệm

lượng hàng lưu trữ & tập trung vào

Để thực hiện hệ thống CCU việc giao hàng đúng deadline.
đẩy, các cty cần phải có khả năng

Với chiến lược kéo, các cty sẽ

dự báo đối với CCU của mình. tránh tốn chi phí vào việc giữ hàng
Bởi vì các cty biết được điều gì tồn kho nhưng lại không thể bán
sẽ xảy ra trước khi nó thực sự được.

đến.

Tuy nhiên, mặt hạn chế chính là:

Điều này cho phép các cty lên Nguy cơ sẽ không có đủ hàng tồn
kế hoạch sx để đáp ứng nhu cầu kho để đáp ứng nhu cầu nếu như họ
& cho phép họ có đủ thời gian để không thể sản xuất hàng kịp lúc.


chuẩn bị nơi để lưu trữ hàng hoá
họ nhận được.

VD: Với ngành công nghiệp bán

VD: Áo ấm sẽ được ĐẨY xuống máy tính trực tiếp, họ sẽ chờ đến
các nhà bán lẻ khi mùa hè kết khi nhận được đơn đặt hàng của
thúc & bắt đầu của mùa thu khách hàng để bắt đầu quy trình sản
đông.

xuất.

1. Sx và phân phối dựa trên dự 1. Sản xuất và phân phối theo định
báo dài hạn. Đặc biệt các nhà sản hướng nhu cầu
xuất dự báo nhu cầu dựa trên các 2. Giảm thời gian đặt hàng và thực
đơn hàng nhận được từ các kho hiện đơn hàng nhờ khả năng dự báo
hàng của nhà bán lẻ.

tốt hơn những đơn hàng sắp đến các

2. Thời gian đáp ứng khách nhà bán lẻ

hàng dài hơn khi có những thay 3. Cơ chế truyền thông tin nhanh
đổi nhu cầu của thị trường.

chóng cho phép chuyển thông tin về

3. Sự biến động trong cân lớn nhu cầu khách hàng đến các thành
Đặc sự đa dạng của các đơn hàng viên của chuỗi cung ứng
điểm nhận được từ các nhà bán lẻ và 4. Không duy trì hoặc duy trì rất ít
các hạt kho hàng là rất lớn so với mức tồn kho chỉ để đáp ứng các đơn
sự biến thiên của nhu cầu khách đặt hàng cụ thể
hàng do hiệu quả Bullwhip. Sự 5. Giảm tự biến thiên trong hệ
gia tăng của sự biến thiên dẫn thống chuỗi cung ứng về sự biến
đến:

thiên và các nhà sản xuất đối mặt do

+ Dự trữ lớn do dự trữ an toàn thời gian đặt hàng giảm
cao

6. Khó tận dụng được lợi thế của

+ Quy mô của các đơn hàng sản kinh tế theo quy mô trong sản xuất
xuất lớn hơn và ít biến đổi

và vận chuyển khi hệ thống không


+ Dự trữ tồn đọng ở kho quá được hoạch định xa về thời gian
mức do nhu cầu tồn kho an toàn 7. Quản lý và sử dụng nguồn lực
lớn mức độ dịch vụ không thể hiệu quả giảm chi phí hệ thống khi

chấp nhận được và không có khả so sánh hệ thống đẩy tương ứng
năng đáp ứng nhiều mức dịch vụ

8. Giảm dự trữ tồn kho của nhà sản

4. Sử dụng điều tiết sản xuất xuất nhờ giảm sự biến thiên
không hiệu quả. Do vậy, trong 9. Giảm tồn kho dự trữ của nhà
chuỗi cung ứng đẩy chúng ta bán lẻ Khi mức tồn kho ở những cơ
thường thấy chi phí vận chuyển sở này tăng với thời gian đặt hàng
tăng, mức tồn kho lớn và chi phí
sản xuất cao, do nhu cầu của việc
thay đổi sản xuất khẩn cấp
3. So sánh chuỗi cung ứng kéo và chuỗi cung ứng đẩy?
Chỉ tiêu

Chuỗi cung ứng đẩy

Chuỗi cung ứng kéo

Mục tiêu

Tối thiểu hóa chi phí

Tối đa hóa mức dịch vụ

Sự phức tạp

Cao

Thấp


Trọng tâm

Nguồn lực sẵn có

Khả năng đáp ứng

Thời gian thực hiện

Dài

Ngắn

Quá trình

Lập kế hoạch chuỗi cung

Thực hiện các đơn hàng

ứng
Qua bảng trên, chúng ta thấy tùy vào mục tiêu, sự phức tạp trong sản xuất, đặt
trọng tâm vào nguồn lực thực tế hay khả năng thời gian thực hiện ngắn hay
dài và quá trình thực hiện để doanh nghiệp cho chuỗi cung ứng đẩy hay kéo là
phù hợp với khả năng của mình


4. Đặc điểm chuỗi cung ứng kết hợp đẩy và kéo? Lợi ích của việc kết hợp
thành hệ thống này? Cách thức lựa chọn chiến lược kinh doanh khi dùng
chuỗi cung ứng đẩy, chuỗi cung ứng kéo? Cho ví dụ minh họa?
 Trong chuỗi cung ứng kéo-đẩy, một số giai đoạn của chuỗi cung ứng, đặc

biệt là những giai đoạn đầu tiên được thực hiện theo cách tiếp cận đẩy trong
khi các giai đoạn còn lại sử dụng chiến lược kéo. Ranh giới giữa các giai đoạn
dựa trên chiến lược đẩy và các giai đoạn dựa trên chiến lược kéo được gọi là
biên giới kéo-đẩy.
 Biên giới kéo-đẩy được xác định ở điểm nào đó trong dòng thời gian và nó
chỉ ra thời điểm mà công ty có thể chuyển từ việc quản lý chuỗi cung ứng dựa
trên một chiến lược, thường là chiến lược đẩy sang quản lý dựa trên chiến
lược khác và thường là chiến lược kéo.

- Sự khác biệt của sp chỉ để đáp ứng nhu cầu cá nhân về sp.
- Nhu cầu khách hàng đối với một sp cuối cùng thường có mức độ không chắc
chắn cao.
- Sp chung được sx và vận chuyển dựa trên dự báo dài hạn. Dự báo chính xác
và mức tồn kho sẽ giảm.
- Nhu cầu đối với sp chung là tổng nhu cầu các của tất cả sp cuối cùng.


 Cách thức lựa chọn chiến lược kinh doanh khi sử dụng chuỗi cung ứng
kéo:
Khi mức độ chắc chắn về nhu cầu của sp không cao và việc tích hợp các đơn
hàng không giúp cắt giảm chi phí.
 Cách thức lựa chọn chiến lược kinh doanh khi sử dụng chuỗi cung ứng
đẩy:
Khi đạt được tính kinh tế nhờ quy mô nhờ tích hợp các nhu cầu được dự báo
và mức độ chắc chắn về nhu cầu tiêu thụ cao.
5. Hiệu ứng Bullwhip, cho biết nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng trên và sự
tác động của hiệu ứng này trong quản trị chuỗi cung ứng?
 Hiệu ứng Bullwhip là hiện tượng thông tin về nhu cầu thị trường cho
một sản phẩm bị bóp méo hay khuếch đại lên qua các khâu chuỗi cung ứng,
dẫn đến sự dư thừa tồn kho, ảnh hưởng đến chính sách giá và tạo ra phản ánh

không chính xác trong nhu cầu thị trường.
Ví dụ: Trong một cửa hàng bán 1 cái áo sơ mi khách hàng thích, cửa hàng
thấy được sự gia tăng khách hàng chọn mua nên đã đặt hàng với nhà sản xuất
 nhà sản xuất đặt nhà cung ứng về nguyên vật liệu  gia tăng sản xuất sản
phẩm đó  nhu cầu khách hàng giảm xuống  chênh lệch nhu cầu  tồn
kho  ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.
 Nguyên nhân:
- Cách thức cập nhật dự báo nhu cầu.
Ví dụ: Nếu bạn là nhà quản lý bạn cần đặt bao nhiêu hàng từ nhà cung
cấp, bạn chỉ cần sử dụng 1 phương pháp cơ bản để dự báo nhu cầu
- Dung lượng đơn hàng theo quy mô.
- Sự biến động về giá


Ví dụ: Cửa hàng thấy nhu cầu sản phẩm đó nhiều người thích  tăng giá
 khách không mua  tồn trữ.
- Trò chơi tạo sự hạn chế và thiếu hụt (“đánh bạc” ngắn gọn)
Ví dụ: Nếu tổng cung chỉ bằng 50% tổng cầu thỳ khách hàng chỉ nhận
được 50% số lượng hàng mà họ đã đặt. Và nếu biết nhà sản xuất sẽ hạn chế
khi sản phẩm bị thiếu hụt thỳ khách phóng đại nhu cầu của mình khi họ đặt 
nhu cầu bị nguôi sẽ bất thình lình hủy bỏ.
 Tác động của hiệu ứng này trong quản trị chuỗi cung ứng:
- Bullwhip gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của
CCU và DN
- Những thay đổi nhỏ về nhu cầu sp của khách hàng có thể gây ra những thay
đổi lớn trong các khâu của CCU. Tác động này thể hiện trên phạm vi lớn hơn
gây ra là tình trạng “bơm vào buồng phổi” chu kỳ kinh doanh. Bullwhip ảnh
hưởng đến nhiều ngành công nghiệp khi nhu cầu đột nhiên tăng nhanh.
- Do mỗi cty trong CCU lại có một cái nhìn khác nhau về toàn cảnh nhu cầu
thị trường, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phối hợp trong CCU.

- Trong tình huống này, nhà sx sẽ gia tăng sx để thỏa mãn nhu cầu. Tại điểm
này, hoặc là nhu cầu thay đổi, hoặc là sp sx ra lớn hơn nhiều so với mức nhu
cầu cần đáp ứng thực sự. Nhà sx cũng như phân phối không nhận ra điều này
nên tiếp tục sx và tồn trữ sp. Kết quả đó là lượng sp dư thừa quá lớn, lượng
tồn kho quá nhiều, chi phí vận tải và lao động tăng. Điều này cũng dẫn đến
trường hợp nhà sx ngưng hoạt động máy móc, cắt giảm nhân viên, nhà phân
phối gặp khó khăn trong quản lý hàng tồn kho và giá trị sp trên thị trường bị
giảm.


6. Tác động của thông tin tập trung đến hiệu ứng Bullwhip, giải pháp giải
quyết vấn đề trên?
Bullwhip gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của
chuỗi cung ứng và doanh nghiệp.
Những thay đổi nhỏ về nhu cầu sản phẩm của khách hàng có thể gây ra
những thay đổi lớn trong các khâu của chuỗi cung ứng. Tác động này thể hiện
trên phạm vi lớn hơn gây ra là tình trạng “bơm vào buồng phổi” chu kỳ kinh
doanh. Bullwhip ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp khi nhu cầu đột
nhiên tăng nhanh.
Do mỗi công ty trong chuỗi cung ứng lại có một cái nhìn khác nhau về toàn
cảnh nhu cầu thị trường, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phối hợp trong
chuỗi cung ứng
Trong tình huống này, nhà sản xuất sẽ gia tăng sản xuất để thảo mãn nhu
cầu. Tại điểm này, hoặc là nhu cầu thay đổi, hoặc là sản phẩm sản xuất ra lớn
hơn nhiều so với mức nhu cầu cần đáp ứng thực sự. Nhà sản xuất cũng như
phân phối không nhận ra điều này nên tiếp tục sản xuất và tồn trữ sản phẩm.
Kết quả đó là lượng sản phẩm dư thừa quá lớn, lượng tồn kho quá nhiều, chi
phí vận tải và lao động tăng. Điều này cũng dẫn đến trường hợp nhà sản xuất
ngưng hoạt động máy móc, cắt giảm nhân viên, nhà phân phối gặp khó khăn
trong quản lý hàng tồn kho và giá trị sản phẩm trên thị trường bị giảm.

 Giải pháp
- Sử dụng dữ liệu của điện bán hàng
- Trao đổi thông tin điện tử
- Kho được quản lý bởi người bán hàng
- Giảm chu kỳ sản xuất
- Sử dụng EDI để giảm chi phí đặt hàng


- Tìm kiếm nhà cung ứng uy tín
- Bình ổn giá cả
- Chia sẻ dữ liệu kinh doanh và tồn kho
- Bố trí dựa trên doanh thu thì quá khứ
7. Sự cải thiện trong hoạt động truyền thông tác động thế nào đến hoạt
động quản trị chuỗi cung ứng? VD?
Những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải
(VD: Truyền thông di động, Internet và phân phối hàng qua đêm), đã thúc đẩy
sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý
nó.
Một vài những thay đổi xuất hiện một cách trực tiếp vào việc thực hiện đặt
hàng, hàng mã hóa chi tiết để kiểm tra sự dịch chuyển của hàng hóa (EDI) và
để thực hiện việc thanh toán (EFT).
EDI: mã hóa chi tiết (item coding) mà ở đó mỗi bưu kiện nguyên vật liệu
chuyển đi đều đi kèm với thẻ nhận diện, thông thường là mã vạch hoặc sọc để
đọc thông tin một cách tự động khi kiện hàng hoặc nguyên vật liệu chuyển
theo lịch trình. Nhu vậy sẽ biết chính xác quá trình di chuyển của hàng hóa bất
kì đâu.
EFT: Chuyển tiền điện tử. Khi nguyên vạt liệu đến nơi phân phối, EFT sẽ
tự động ghi nợ vào tài khoản và ghi có vài tài khoản nhà cung cấp.
Các loại phương tiện truyền thông xã hội có thể mang lại rất nhiều lợi ích
cho chuỗi cung ứng bằng nhiều cách khác nhau. Thông qua các kênh xã hội,

những công ty có thể tăng cường giao tiếp với khách hàng của mình, tự tạo ra
nhu cầu, giảm chi phí vận hành, giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất và nắm
được một thị trường thông minh trong tay. Những công ty không năng động


nhiều trên kênh phương tiện này thường gặp nhiều khó khăn khi hầu hết
khách hàng, nhà cung cấp và cả đối thủ cạnh tranh của họ đều nắm vững thị
trường này.
VD: Nhờ sự cải thiện truyền thông kiểm soát được hành trình của hàng hóa
nên các cung cấp và và doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm, dễ dàng quản lí, dịch
chuyển, phân loại, củng cố, đóng gói và phân phối nguyên vật liệu
8. Sự cải thiện dịch vụ khách hàng có thể tác động đến hoạt động quản trị
chuỗi cung ứng? VD?
Khi khách hàng quyết định mua sản phẩm, họ mong muốn nhận được sớm,
nhà cung cấp muốn khách hàng hài lòng với dịch vụ nhanh chóng chứ không
phải kẹt đâu đó trong chuỗi cung cấp. Một cách lí tưởng là để thời gian đặt
hàng bằng không nếu có thể. Điều này tạo sự sẵn sàng cho tất cả các thực thể
trong chuỗi cung cấp trong cùng một thời điểm.
Ngoài ra sp riêng biệt chính là một nhân tố ảnh hưởng đến khách hàng, Việc
sử dụng B2C khiến chuỗi cung ứng linh hoạt và giúp dịch chuyển NVL nhanh
chóng hơn cũng như đáp ứng yêu cầu hoặc điều kiện khác biệt.
VD: Hãng máy tính Dell là công ty đầu tiên sản xuất theo yêu cầu, họ ko sản
xuất một máy tính chuẩn mà sản xuất theo đơn đặt hàng trên tràn wed công ty,
nguyên vật liệu luôn sẵn sàng và phân phối sản phẩm một cách nhanh chóng.


9. Bốn lĩnh vực hoạt động trong chuỗi cung ứng và những tiêu chuẩn đo
lường? VD?
 Lập kế hoạch
Họat động bao gồm lập kế họach và tổ chức các hoạt động cho ba yếu tố liên

quan kia. Ba yếu tố trong lập kế hoạch gồm: dự báo nhu cầu, giá sản phẩm và
quản lý tồn kho.
Ví dụ: Lên kế hoạch mở một quán hải sản ở đường Huỳnh Văn Nghệ với
nguồn vốn là 300 triệu.
 Tìm nguồn cung ứng
Trong yếu tố này bao gồm những hoạt động cần thiết để có được các yếu tố
đầu vào để tạo ra các sản phẩm/dịch vụ. Hai hoạt động chính cần quan tâm là
hoạt động cung ứng và hoạt động tín dụng và khoản phải thu. Hoạt động cung
ứng bao gồm những hành động để mua nguyên vật liệu hay các dịch vụ cần
thiết. Hoạt động tín dụng và khoản phải thu là các hoạt động thu các nguồn
tiền mặt. Cả hai hoạt động này đều có tác động rất lớn đến hiệu quả của chuỗi
cung ứng.
Ví dụ: Nguồn cung ứng cho quán hải sản là hải sản của gia đình nuôi ở dưới
quê và một số nguồn khác nữa.
 Sản xuất
Đây là các hoạt động nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm/dịch vụ mà chuỗi
cung ứng cung cấp. Những hoạt động cần thiết là thiết kế sản phẩm, quản lý
sản xuất và quản lý nhà máy. Mô hình SCOR không những hướng dẫn cụ thể
cách thiết kế sản phẩm và triển khai quá trình mà còn hướng dẫn cách tích hợp
trong quá trình sản xuất.
Ví dụ: Quá trình làm ra một mốn ăn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
và môi trường sơ chế sản phẩm phải sạch sẽ.


 Phân phối
Là hoạt động tổng hợp bao gồm nhận đơn đặt hàng từ khách hàng; phân phối
các sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng đã đặt hàng. Hai hoạt động chính trong
yếu tố phân phối sản phẩm/dịch vụ là thực thi các đơn hàng từ khách hàng và
giao sản phẩm cho khách hàng.
Ví dụ: Ở quán ăn sẽ có dịch vụ giao hàng cho những khách hàng có nhu cầu

ăn uống nhưng không muốn ra ngoài thỳ quán sẽ giao hàng tận nhà cho những
khách hàng như vậy.
10. Các loại thị trường và kết quả tích hợp trong từng thị trường đó của
quản trị chuỗi cung ứng?
- Thị trường đang phát triển, cả lượng cung và cầu đều thấp, dễ thay đổi. Đây
thường là thị trường mới và sẽ xuất hiện trong tương lai. Thị trường này hình
thành do xu hướng KT-XH hay công nghệ tiên tiến tạo ra nhu cầu mới từ một
khách hàng và phát triển lớn dần. Trong thị trường này, các thành phần tham
gia chuỗi cung ứng kết hợp lại để thu thập thông tin xác định nhu cầu thị
trường. Ở thị trường này chi phí bán hàng cao và lượng tồn kho thấp.
- Trong thị trường tăng trưởng có lượng cầu cao hơn lượng cung nên lượng
cung thường hay thay đổi. Nếu thị trường thay đổi, tăng đột ngột thời gian
ngắn thì nhu cầu thì nhu cầu tăng cao và cung không thể đáp ứng được. Trong
thị trường này cung cấp mức phục vụ khách hàng cao thông qua tỷ lệ hoàn
thành đơn hàng và giao hàng đúng hẹn. Khách hàng muốn nguồn cung ứng
đáng tin cậy và sẽ trả thêm chi phí cho sự tin cậy này. Trong thị trường này,
chi phí bán hàng thấp và tồn kho có thể cao.
- Trong thị trường ổn định, sản lượng cung và cầu đều cao, có thể dự đoán
được. Đây là thị trường có sự cân bằng khá tốt giữa lượng cung và cầu. Các


công ty nên tập trung vào cực tiểu hóa hàng tồn kho và chi phí bán hàng mà
vẫn duy trì mức phục vụ khách hàng cao.
- Trong thị trường trưởng thành, lượng cung vượt hơn nhu cầu và có sự dư
thừa sản phẩm. Nhu cầu tạm ổn định hoặc giảm chậm nhưng do cạnh tranh
quyết liệt nên lượng cầu có thể thay đổi. Mức linh hoạt trong thị trường được
đánh giá qua khả năng đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu sp mà
vẫn duy trì mức phục vụ khách hàng cao. Khách hàng trong thị trường này
thích sự thuận tiện của cửa hàng có thể mua đủ loại hàng hóa với mức giá
thấp. Trong thị trường này, tồn kho sẽ là cực tiểu và chi phí bán hàng có phần

cao hơn chi phí thu hút khách hàng trong một thị trường cạnh tranh.

11. Phân biệt Logistics và quản trị chuỗi cung ứng?
Hậu cần (logistics)
Phạm vi

Quản trị chuỗi cung
ứng

Liên quan đến các hoạt Liên quan đến hệ thống


động xảy ra trong phạm các công ty làm việc với
vi của một tổ chức riêng nhau và kết hợp các hoạt
lẻ

động để phân phối sản
phẩm đến thị trường

Tâp trung vào sự quan Tất cả các vấn đề về hậu
tâm đối với các hoạt cần nhưng thêm vào các
Chức năng (công
việc)

động như thu mua, phân hoạt động khác như tiếp
phối, bảo quản.

thị, phát triển sản phẩm
mới, tài chính và dịch vụ
khách hàng.


Khái niệm

Là một phần công việc Là một hoạt động xuyên
của chuỗi cung ứng.

suốt trong toàn bộ hoạt
động

sản

xuất

kinh

doanh.
Tầm ảnh hưởng

Ngắn hạn và trung hạn

Dài hạn

12. Mô hình tương quan giữa thị trường và chuỗi cung ứng gồm những
yếu tố? Vd?
 Đo lường hiệu quả của thị trường
 Mỗi loại thị trường đem đến nhiều cơ hội riêng biệt cho chuỗi cung ứng
 Để phát triển ổn định các công ty cần nắm bắt cơ hội sẵn có khác nhau
trong thị trường
 Công ty sẽ đạt lợi nhuận cao nhất khi nắm bắt thành công cơ hội thị
trường

 Ngược lại, công ty sẽ thụt lùi không đáp ứng các cơ hội đó
 Sử dụng 4 loại số đo:


- Mức độ phục vụ khách hàng
- Hiệu quả nội bộ
- Nhu cầu linh hoạt
- Phát triển sản phẩm
 Hệ thống đo lường dịch vụ khách hàng


Hệ thống đo lường hiệu quả nội bộ - thước đo hiệu quả nội bộ phổ biến

là:
 Giá trị tồn kho
 Vòng quay tồn kho
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
 Vòng quay tiền mặt
 Hệ thống đo lường nhu cầu linh hoạt
Nhu cầu linh hoạt mô tả khả năng công ty đáp ứng yêu cầu mới về số lượng
chủng loại sản phẩm với khả năng thực hiện nhanh chóng. Một công ty hai
chuỗi cung ứng cần có khả năng trong lĩnh vực này để phản ứng với tính dễ
thay đổi của thị trường. Một số thước đo về nhu cầu linh hoạt:
 Thời gian chu kì hoạt động
 Mức gia tăng tính linh hoạt
 Mức linh hoạt bên ngoài
 Hệ thống đo lường phát triển sản phẩm
 Phần trăm tổng sản phẩm bán ra sẽ được giới thiệu trước đó
 Phần trăm tổngdoanh số sản phẩm bán ra sẽ được giới thiệu trước đó.
 Tổng sản phẩm phát triển và phân phối sản phẩm mới

 Thu thậpvà trình bày dữ liệu trong hoạt động cung ứng
 Cấp chiến lược giúp quản lý cấp cao quyết định làm gì


 Cấp chiến thuật giúp quản lý cấp trung quyết định làm thế nào
 Cấp thực hiện giúp nhân viên làm việc thực tế hơn
13. Các loại thị trường của quản trị chuỗi cung ứng? VD?
Gồm 4 loại thị trường:
 Thị trường đang phát triển, cả lượng cung và cầu đều thấp, dễ thay đổi.
Đây thường là thị trường mới và sẽ xuất hiện trong tương lai. Thị trường
này hình thành do xu hướng kinh tế xã hội hay công nghệ tiên tiến tạo ra
nhu cầu mới từ một nhóm khách hàng và phát triển lớn dần. Trong thị
trường này, các thành phần tham gia chuỗi cung ứng kết hợp lại để thu
thập thông tin xác định nhu cầu thị trường. Ở thị trường này chi phí bán
hàng cao và lượng tồn kho thấp.
 Thị trường tăng trưởng có lượng cầu cao hơn lượng cung nên lượng
cung thường hay thay đổi. Nếu thị trường thay đổi, tăng đột ngột thời
gian ngắn thì nhu cầu tăng cao và và cung không thể đáp ứng được.
Trong thị trường này cung cấp mức phục vụ khách hàng cao thông qua
tỉ lệ hoàn thành đơn hàng và giao hàng đúng hạn. Khách hàng muốn
nguồn cung ứng đáng tin cậy và sẽ trả thêm chi phí cho sự tin cậy này.
Trong thị trường này, chi phí bán hàng thấp và tồn kho có thể cao.
 Thị trường ổn định, cả lượng cung và cầu đều cao, có thể dự đoán được.
Đây là thị trường có sự cân bằng khá tốt giữa lượng cung và cầu. Các
công ty nên tập trung vào cực tiểu hoá hàng tồn kho và chi phí bán hàng
mà vẫn duy trì mức phục vụ khách hàng cao.
 Thị trường trưởng thành, lượng cung vượt hơn nhu cầu và có sự dư thừa
sản phẩm. Nhu cầu tạm ổn định hoặc giảm chậm nhưng do cạnh tranh
quyết liệt nên lượng cầu có thể thay đổi. Mức linh hoạt trong thị trường



được đánh giá qua khả năng đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu
cầu sản phẩm mà vẫn duy trì mức phục vụ khách hàng cao. Khách hàng
trong thị trường này thích sự thuận tiện của cửa hàng có thể mua đủ loại
hàng hoá với mức giá thấp. Trong thị trường này, tồn kho sẽ là cực tiểu
và chi phí bán hàng có phần cao hơn chi phí thu hút khách hàng trong
một thị trường cạnh tranh.
14. Toàn cầu hóa góp phần thúc đẩy hoạt động quản trị chuỗi cung ứng
như thế nào? VD?
Quá trình toàn cầu hóa được gia tăng một cách ổn định đã dẫn đến
những thay đổi đáng kể trong áp lực cạnh tranh và mang đến những lựa chọn
phong phú hơn cho người tiêu dùng, từ đó tạo nên mức giá cả ngày càng hợp
lý hơn. Nhiều tập đoàn, công ty đã thực hiện chiến lược giảm chi phí cùng với
nỗ lực lấy lại lợi nhuận.
Điều này dẫn đến một loạt hành động rà soát, kiểm tra lại những thiết kế tiêu
chuẩn và việc sử dụng công nghệ để giảm thiểu chi phí không cần thiết bằng
cách giới thiệu và áp dụng các phương pháp mới.
Cùng với sự dịch chuyển nền kinh tế theo hướng toàn cầu hơn, sự bùng
nổ của các ngành sản xuất của các quốc gia phát triển cũng như sự mở cửa của
các quốc gia đang phát triển, chuỗi cung ứng ngày càng đòi hỏi phải được
nâng cao hiệu quả hơn nữa. Hơn nữa, chuỗi cung ứng đang phát triển hướng
tới một hệ sinh thái dựa trên dữ liệu, internet và hợp tác, thúc đẩy giá trị thực
và tăng trưởng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Global Supply Chain vẫn
phải đối mặt với khá nhiều thách thức như nhà tiêu dùng và các doanh nghiệp
ngày càng quan tâm đến việc tìm nguồn tìm nguồn cung ứng và sản xuất hàng
hóa, đặc biệt là từ các quan điểm về quyền của người lao động và môi trường,


đồng thời, các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần quản lý rủi ro hiệu quả để đối
phó với những điều bất ngờ, cho dù đó là hải quan và thuế quan, thiên tai hay

các vấn đề với vận tải toàn cầu.
Ví dụ: Như Lean Manufacturing (tinh gọn trong sản xuất). Ngay như trong
ngành công nghiệp robot, Colin Wells từ Robotic Automation cho biết trong
10 năm qua, giá đã giảm 30% trong khi tải trọng tăng 60% so với cùng thời
kỳ.
15. Quan tâm đến yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động quản
trị chuỗi cung ứng như thế nào?
Yếu tố môi trường được xác định là: Môi trường công ty, sự hỗ trợ của chính
phủ và môi trường nước ngoài.
+ Môi trường công ty: Yếu tố này liên quan đến mối quan hệ của công ty với
các nhà cung cấp và mức độ tin tưởng và cam kết giữa các bên. Môi trường
công ty cũng liên quan đến những kỳ vọng của công ty về chất lượng, thời
gian giao hàng, đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này, và mức độ cạnh tranh
giữa các công ty. Để đáp ứng nhu cầu hiệu quả, công ty nhận ra rằng hàng
nhập khẩu là một lựa chọn tốt để đạt được sự linh hoạt, mặc dù làm việc với
nước ngoài cũng làm tăng sự không chắc chắn. Sự không chắc chắn này cũng
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Nhưng sự không chắc chắn
này có thể được giảm bớt nếu công ty có mối quan hệ chiến lược với các nhà
cung cấp quan trọng. Vì vậy, công ty cần phải thực hiện các chiến lược để đối
phó với bất trắc của môi trường để chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả.
+ Sự hỗ trợ của chính phủ: Sự hỗ trợ của chính phủ cho công ty được thể hiện
khi nhập khẩu nguyên vật liệu thô hoặc sản phẩm từ nước ngoài hay sử dụng
nhiên liệu trong nước. Nó bao gồm việc chính phủ sử dụng các chuẩn mực,


chế độ, chính sách, tiêu chuẩn ngành. Chính phủ có thể làm một loạt các cải
cách để khuyến khích xuất khẩu bằng năng lực cạnh tranh ngày càng tăng của
ngành sản xuất. Sự gia tăng của thương mại quốc tế cũng mang lại nhiều vấn
đề phức tạp như rào cản ngôn ngữ, vận chuyển, chi phí vận chuyển, tỷ giá hối
đoái, thuế quan và thủ tục pháp lý.

+ Sự bất ổn từ môi trường nước ngoài: Khi công ty tìm kiếm nguồn nguyên
liệu thô, sản phẩm từ thị trường nước ngoài, điều quan trọng là nhận biết sự
tồn tại của các yếu tố môi trường như bất ổn chính trị ở các nước có thể làm
tăng rủi ro cho các nhà cung cấp, dẫn đến các quyết định không có đầu tư,
thay đổi chiến lược và quyết định kinh doanh của công ty. Những bất ổn xã
hội như tôn giáo, môi trường, ngôn ngữ, vấn đề văn hóa, hạn chế giao tiếp và
công nghệ sử dụng cũng ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của chuỗi
cung ứng.
16. Tìm hiểu 1 quy trình chuỗi cung ứng trong ngành sản xuất giày, dép/
xe máy… hiện nay tại Việt Nam? Tìm khâu yếu, mạnh nhất của chuỗi?


Quy trình chuỗi cung ứng của Vinamilk
Nguyên liệu dùng sản xuất sữa đến từ 2 nguồn chính:
+ Từ các nông trại chuyên nuôi bò sữa
+ Từ việc nhập khẩu ở các quốc gia khác
Nguyên liệu ấy sẽ được thu mua, đưa vào nhà máy sản xuất với mức kinh phí
phù hợp với dự toán ban đầu từ đơn vị. Các khâu trong sản xuất tại nhà máy
sẽ hình thành nên sản phẩm sữa. Sau đó sp sẽ được phân phối đến các đại lý
cấp 1, đại lý cấp 2... rồi đến tay người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để sản phẩm được người dùng biết đến thì cần tới lực lượng
marketing – quảng bá thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Song song đó, bộ
phận này cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp nhận nguyên liệu, sản xuất và
vận chuyển đảm bảo khi thấy được nhu cầu khách hàng thì cung sẽ luôn đủ
cầu, các sản phẩm sữa đến được tay người tiêu dùng đúng lúc, đúng thời điểm,
tạo uy tín và thương hiệu. Đó chính là những gì mà Vinamilk cũng như các


hãng sữa lớn khác đã và đang làm được trong quản lý, vận hành chuỗi cung
ứng của họ.

 Khâu yếu nhất là khâu nhập khẩu nguyên liệu sữa, vì phụ thuộc vào giá sữa
nguyên liệu thế giới.
17. Tìm nguồn của sự không chắc chắn trong 1 chuỗi cung ứng cụ thể?
Hoạt động sản xuất bao gồm thiết kế sản phẩm, điều độ sản xuất và quản lý
nhà máy, là những hoạt động cần thiết để triển khai sản xuất sản phẩm/dịch vụ
mà một chuỗi cung ứng cung cấp. Hoạt động phân phối bao gồm những hoạt
động: Nhận đơn hàng và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Hai hoạt động
chính trong phân phối là hệ thống đặt hàng và phân phối sản phẩm đến khách
hàng. Hai hoạt động đó cấu thành sự kết nối chính yếu giữa các công ty trong
chuỗi cung ứng.
VD: Như ngày 5/1/2019, khi 1,3 tấn Cherry Australia vừa cập sân bay, chủ
đầu tư nghĩ ra ý tưởng làm lễ ra mắt kết hợp cho mọi người ăn thử vào đầu
tuần sau. Chỉ có 2 ngày chuẩn bị, đội ngũ phải khởi động công suất cao nhất
để làm công tác chuẩn bị, thậm chí đến đặt chỗ chỉ trong 5-10 phút. Đúng 7h
sáng ngày 7/1/2019, 2 gian hàng để người dùng thử cherry, táo Hàn đã được
dựng lên ở quận Tân Bình, TP HCM. Sau một ngày, gần 1.300 người đã ghé
đến để nếm thử thương hiệu trái cây nhập khẩu sạch và cũng mua hàng trăm
kg đem về.
Cũng với kinh nghiệm và tiêu chí luôn lập sẵn kế hoạch như vậy, khi
GreenSpace Store ra mắt, chủ đầu tư đã định hình được công ty làm theo dạng
chuỗi cung ứng khép kín, đưa trái cây từ nông trại đến tận tay người tiêu
dùng. Quá trình thành lập cho đến lúc có kiện hàng đầu tiên về, chỉ diễn ra
trong đúng 30 ngày vì mọi thứ đều được làm song song, lúc người này làm


kho thì đã có nhân viên chạy đi xin giấy phép, thiết kế nội thất, làm shop, kho
bãi, cửa hàng, in tờ rơi...
Theo em, trong chuỗi cung ứng của ví dụ trên thì khâu chất lượng sản
phẩm là quan trọng nhất, bởi vì dù có rất nhiều chiến lược để thu hút người
dùng, nhưng cốt lõi nhất, GreenSpace Store vẫn dùng 2 chữ chất lượng làm

trọng tâm cho mình. Tìm được nguồn vào tốt, giống ngon, giá cả phải chăng,
kiểm chứng độ an toàn, vận chuyển đúng chuẩn, bản quản khắt khe... là những
hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện mỗi ngày, mỗi ngày.
18. Tái thiết kế mạng lưới hậu cần của chuỗi cung ứng. Thuận lợi nào khi
có số lượng ít các nhà kho nằm ở vị trí trung tâm? Thuận lợi nào khi có
nhiều nhà kho nằm gần kế với khách hàng cuối cùng?

 Tái thiết kế mạng lưới hậu cần của chuỗi cung ứng:
7 tiêu chuẩn bị chi phối bởi cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng:
* Thời gian đáp ứng
* Đa dạng sản phẩm
* Mức tồn kho sản phẩm
* Trải nghiệm khách hàng
* Thời gian ra thị trường
* Hiển thị đơn hàng
* Khả năng thu hồi sản phẩm
Đối với các mục đích khác nhau, có 6 mô hình thiết kế mạng lưới phân biệt
như sau:
* Kho sản xuất kết hợp vận tải trực tiếp
* Kho sản xuất kết hợp vận tải trực tiếp và hợp nhất quá cảnh
* Kho phân phối kết hợp đơn vị vận chuyển hàng


* Kho phân phối kết hợp hình thức giao hàng chặng cuối
* Kho sản xuất/ phân phối kết hợp với hình thức tự nhận hàng
* Các kho bán lẻ kết hợp hình thức tự nhận hàng

 Thuận lợi khi có số lượng ít các nhà kho nằm ở vị trí trung tâm:
- Đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.
- Thuận tiện cho việc bán hàng cho khách hàng ở khu vực trung tâm.


 Thuận lợi khi có nhiều nhà kho nằm gần kế với khách hàng cuối cùng:
- Đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.
- Giảm chi phí vận chuyển đến tay khách hàng.
19. Thuận lợi/ bất lợi khi sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng xe tải/ mức
tồn kho cao/thấp.
 Thuận lợi/ bất lợi khi sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng xe tải:

 Thuận lợi:
Lộ trình di chuyển tiện lợi: Vận chuyển hàng hóa trong nước thì chuyển
hàng bằng xe tải là phương thức tiện lợi nhất. Hệ thống cơ sở giao thông hạ
tầng đường bộ của nước ta ngày càng được cải thiện và phát triển, thuận tiện
cho việc lưu thông xe tải. Khác với những phương thức vận chuyển khác,
hàng hóa thường phải vận chuyển đa phương thức, mất thừoi gian luân
chuyển. Hầu hết mọi nơi trong nước đều có thể vận chuyển hàng bằng xe tải
đến tận nơi. Khả năng thích nghi với các thời tiết, địa hình khó của xe tải cũng
khá cao so với các loại hình vận tải khác.
Thời gian vận chuyển linh hoạt: Thời gian vận chuyển hàng bằng xe tải chỉ
chậm hơn mỗi đường hàng không. Khác với hầu hết các phương thức vận
chuyển khác, bạn dễ dàng thuê được nguyên xe vận chuyển và chủ động hẹn
thời gian giao, nhận hàng theo kế hoạch kinh doanh của mình. Thời gian cũng


được xem là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quyết định thuê
xe tải của nhiều chủ hàng.
Thủ tục đơn giản: Thủ tục chuyển hàng bằng xe tải đơn giản hơn nhiều so
với vận chuyển đường biển hay đường hàng không. Chỉ cần hợp đồng vận
chuyển và đảm bảo hàng hóa cùng đội ngũ lái xe kinh nghiệm là bạn có thể
yên tâm giao hàng cho phía nhà xe.
Phương tiện vận chuyển đa dạng: Hiện nay, hầu hết các dịch vụ vận

chuyển hàng bằng xe tải đều đáp ứng đầy đủ các loại xe vận chuyển với tải
trọng vận chuyển đa dạng. Các chủ hàng có nhiều lựa chọn sao cho phù hợp
và hiệu quả nhất với đơn hàng của mình. Tùy thuộc vào tính chất, số lượng
hàng mà nên chọn thuê xe tải thùng, xe đông lạnh, xe container, xe fooc, xe
bồn…

 Bất lợi:
Khi lựa chọn phương thức vận chuyển, các chủ hàng không chỉ quan tâm
đến ưu điểm, mà họ còn rất quan tâm đến những nhược điểm vận chuyển của
các phương thức này. Từ đó chủ động hơn trongm việc lựa chọn và có khắc
phục khó khăn trong quá trình thuê xe và vận chuyển. Dưới đây là 03 điểm trừ
đáng chú ý nhất của phương thức vận chuyển bằng xe tải:
Rủi ro vận chuyển: Tỷ lệ tai nạn giao thông đường bộ cao nhất trong số các
phương thức vận chuyển, vì vậy mà rủi ro vận chuyển hàng hóa trong quá
trình di chuyển cũng lớn nhất. Để khắc phục điều này thì đối với những lộ
trình dài ngày, thường có 2 tài xế thay phiên nhau điều khiển phương tiện vận
chuyển hàng.
Hạn chế khối lượng vận chuyển: Khối lượng hàng hóa được vận chuyển
bằng xe tải có thể lên tới vài chục tấn mỗi chuyến. Nhưng so với vận chuyển


đường sắt, hàng không và đường biển thì xe tải vẫn còn hạn chế nhiều về khối
lượng hàng.
Chi phí vận chuyển cao: Nếu như chuyển hàng bằng xe tải có nhiểu ưu
điểm hấp dẫn các chủ hàng như vậy thì giá cước vận chuyển của nó lại khiến
họ phải dè chừng. Nếu bạn cần vận chuyển số lượng hàng cực lớn thì đây
không phải lựa chọn được ưu tiên đầu tiên bởi giá cước chuyển hàng bằng xe
tải chỉ sau vận chuyển hàng không.
 Thuận lợi/ bất lợi khi mức tồn kho cao/thấp
Nếu nói tồn kho cao, bạn nghĩ ngay rằng doanh nghiệp ế hàng? Đúng trong

nhiều trường hợp và sai trong nhiều trường hợp. Nếu không bán được hàng thì
đúng là tồn kho mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Còn nếu doanh
nghiệp chủ đích tích trữ hàng hóa, nguyên vật liệu...khi giá còn đang rẻ lại là
chuyện khác. Đừng ngoại trừ khả năng doanh nghiệp đang ấp ủ tham vọng
mua thấp, đợi giá lên, bán cao và thu lợi lớn.
Tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu? Hàng tồn kho mang đậm tính
chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức
tồn kho cao là xấu. Ví dụ, bạn không thể mua sấu tươi vào mùa rét nhưng bạn
có thể mua nước uống chế biến từ sấu gần như quanh năm. Để làm được điều
này, doanh nghiệp sản xuất nước uống chế biến từ sấu phải mua sấu từ đúng
vụ và tất nhiên không thể sản xuất hết trong vài ngày, họ tích trữ, bảo quản và
điều này tạo nên hàng tồn kho. Kể cả họ sản xuất nhanh thì việc hàng tồn kho
vẫn xuất hiện trong hạng mục tồn kho thành phẩm bởi họ không thể bán hết
ngay được.
20. Chuỗi cung ứng phát triển qua thời gian. Vd?
Giai đoạn 1: Phân phối:


×