Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ ngành Quản trị Kinh doanh: Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.4 KB, 13 trang )

1

2

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
Lý do lựa chọn đề tài
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, trách nhiệm cuối cùng của một DN là tối đa
hóa lợi nhuận và tạo ra giá trị cho cổ đông (Friedman, 1970). Do vậy, tài chính là động
lực duy nhất thúc đẩy các hoạt động của một DN. Ngày nay, quan niệm đó đã nhường
chỗ cho cách thức kinh doanh của DN ngoài sử dụng các nguồn lực của DN phục vụ cho
lợi ích của cổ đông còn cần quan tâm đến các bên liên quan cũng như cần được điều
hành từ một quan điểm đạo đức. Tư duy rộng mở hơn này, được gọi là "CSR của DN"
(Corporate Socail Responsibility – CSR) (Freeman, 1984).
Vinatex (Vinatex) là một trong những DN có đóng góp lớn cho nền kinh tế. Với
đặc thù là ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông; quá trình sản xuất của các DN
dệt may tác động trực tiếp đến môi trường; mức độ cạnh tranh trên thị trường trong
nước và thế giới cao, chịu nhiều rào cản khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ,
EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác. Tuy nhiên, thực hiện CSR trong các DN
thuộc Vinatex vẫn còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại và thiếu sót. Nhiều DN vẫn chưa
thực sự chủ động tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng đến động lực thực hiện CSR, vẫn còn
nhiều DN thực hiện do sự ép buộc của hệ thống pháp luật, do sức ép từ các bên liên
quan hoặc thực hiện được hoạt động này nhưng lại vi phạm lĩnh vực khác dẫn đến
năng lực cạnh tranh còn thấp, chưa xây dựng được uy tín để thuyết phục niềm tin của
người tiêu dùng, của các đối tác, của cộng đồng và xã hội.
Để các DN thuộc Vinatex chủ động thực hiện CSR thì rất cần thiết phải xác
định được nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR của các DN. Do đó, việc lựa chọn
nghiên cứu về CSR với tên đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR của các
DN thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam” là rất cần thiết và có ý nghĩa.
Về tổng quan nghiên cứu CSR, thực hiện CSR và nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
CSR đã được nhiều tác giả, nhiều DN trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu như:
1. Caroll A.B., (1991), The Pyramid of CSR: Toward the Moral Management


of Organizational Stakeholders, Management of Organizational Stakeholders,
Business Horizons, pp.39-48.
2. Caroll A.B., (1979), A Three-Dimensional Conceptual Model of Corporate
Performance. Academy of Management Review, No.4, pp.497-505.
3. Davis, K. 1973. The case for and against business assumption of social
responsibilities. Academy of Management Journal, Vol.16, pp. 312-322.
4. Friedman, M (1970), The social responsibility of business is to increase its
profits, York Times Magazine, pp. 32-33, 122-124.
5. Galbreath Jeremy (2010), ”Drivers of Corporate Social Responsibility: The
Role of Formal Strategic Planning and Firm Culture”, British Journal of
Management, Vol. 21, pp.511–525.

6. Maignan, i. & Ferrell, O. C. 2000. Measuring Corporate Citizenship in Two
Countries: The Case of the United States and France. Journal of Business Ethics, Vol.
23, No. 3, pp. 283-297.
7. Maignan, i. & Ferrell, O. C. 2004. Corporate Social Responsibility and
Marketing: An Integrative Framework. Journal of the Academy of Marketing
Science, Vol. 32, Issue. 1, pp 3–19.
8. Mcwilliams, A., Siegel, D. & Wright, P. 2006. Corporate social responsibility:
Strategic implications. Journal of Management Studies, Vol.43, No.1, pp.01-18.
Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu khác nữa mà nghiên cứu sinh không nêu hết
trong phạm vi của nội dung này. Nhưng nhìn chung chưa có nghiên cứu nào phân
tích nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR tại các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt
Nam một cách hệ thống, toàn diện. Vì vậy, có thể khẳng định đây là công trình
nghiên cứu độc lập, nghiêm túc, không có sự trùng lặp, sao chép, đồng thời là lĩnh
vực mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn cần phải được nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
• Mục tiêu tổng quát:
- Xây dựng mô hình nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR tại các DN thuộc
Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

- Kiểm định thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR tại các DN
thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
- Kết luận về chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện
CSR tại các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam để làm căn cứ cho việc đề xuất
hàm ý chính sách, giải pháp tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội tại đơn vị.
• Mục tiêu cụ thể:
- Lựa chọn định nghĩa CSR và thực hiện CSR cho phù hợp với bối cảnh, điều
kiện kinh doanh tại các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng thực hiện CSR tại các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
- Xây dựng mô hình lý thuyết và kiểm định nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
CSR tại các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
- Đưa ra hàm ý và đề xuất khuyến nghị đối với Nhà nước, các DN thuộc Tập
đoàn Dệt may Việt Nam trong quá trình xem xét, đánh giá, xác định thứ tự ưu tiên
của các nhân tố ảnh hưởng và nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng thực
hiện CSR.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu chính của luận án
• Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thực hiện CSR của các DN
thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam?

1.1.


3

4

• Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện CSR của các
DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam như thế nào?
• Câu hỏi 3: Khuyến nghị nào cần được đưa ra đối với các chủ thể khi đánh giá
nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR của các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh
hưởng đến thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex.
• Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm các DN thuộc Vinatex, các dữ liệu sử dụng
trong nghiên cứu được thu thập chủ yếu trong giai đoạn từ 2016 – 2019.
• Tóm tắt phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính bằng
việc thu thập thông tin từ các bài báo, tạp chí ngành, các tạp san, internet, bản tin và các
số liệu từ Tổng cục thống kê, trên website và nghiên cứu định lượng áp dụng phương
pháp thu thập số liệu ngẫu nhiên phi xác xuất có phân tầng từ các DN thuộc Vinatex.
1.5. Những đóng góp mới của nghiên cứu
Về lý luận: Luận án đã làm rõ được khái niệm CSR và thực hiện CSR của DN;
Xác minh tính phù hợp, đặc thù của mô hình và đề xuất các nhân tố ảnh hưởng gồm:
(1) Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài, (2) Hoạch định chiến lược định
hướng bên trong, (3) Luật và thực thi pháp luật, (4) Văn hóa nhân văn của DN. Trong
đó, nhân tố “Luật và thực thi pháp luật” được tác giả xây dựng mới trong mô hình; Là
nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam áp dụng nghiên cứu định lượng đối với 1 lĩnh vực
khó lượng hóa như văn hóa nhân văn của DN với thực hiện CSR.
Về thực tiễn: (1) Luận án đã đánh giá được thực trạng thực hiện CSR và thực
trạng các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện TNXH của các DN thuộc Vinatex. (2)
Luận án kiểm định được độ tin cậy của các khái niệm và thang đo nghiên cứu trong
mô hình. (3) Luận án phát hiện nhân tố “Luật và thực thi pháp luật” có tác động thuận
chiều đến thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex. (4) Luận án đã đề xuất được một
số hàm ý chính sách đối với các DN thuộc Vinatex và khuyến nghị với Nhà nước
nhằm thúc đẩy các DN dệt may thực hiện CSR ngày một tốt hơn.
1.6. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 5 chương, được trình bày trong 118 trang, với 31 bảng, 7 hình, 2
sơ đồ, 8 biểu đồ minh họa, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu, khoảng trống và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và Kiến nghị

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, KHOẢNG TRỐNG
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Một số vấn đề chung về thực hiện CSR
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CSR
CSR những năm 1950: Đại diện là nghiên cứu của Bowen (1953), CSR thuộc
về những người kinh doanh; Những năm 1960: Phát triển cách hiểu CSR và tìm kiếm
hệ thống lý luận phù hợp, tiêu biểu là Davis (1960), McGuire (1963) với tư tưởng
hướng đến sự phản ứng của các đối tượng liên quan trong xã hội; Những năm 1970:
Xuất hiện tranh luận giữa 2 trường phái là quản trị “đại diện” là Milton Friedman
(1970), DN chỉ có trách nhiệm tối đa hóa lợi nhuận và quản trị “đa bên”, DN phải có
ý thức về những tác động lên xã hội và phải có trách nhiệm với chính hành vi của mình;
Những năm 1980: Nổi bật là Freeman (1984), nhấn mạnh sự ảnh hưởng của các đối
tượng liên quan đến thực hiện CSR của DN và mối quan hệ giữa CSR với hiệu quả hoạt
động của DN; Những năm 1990: Wood và Carroll (1999), CSR là công cụ chiến lược,
do vậy cần tích hợp CSR vào chiến lược của DN; Những năm 2000: Porter & Kramer
(2002), Kotler & Lee (2005) nhấn mạnh chiến lược CSR là lợi thế cạnh tranh của DN.
2.1.2. Lợi ích của thực hiện CSR
Thực hiện CSR sẽ giúp DN: Giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động;
Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của DN; Tăng doanh thu và cơ hội tiếp cận thị
trường mới; Thu hút, giữ chân nhân viên giỏi và có tay nghề cao; Tăng sự trung thành
và giảm rủi ro.
2.1.3. Các đối tượng thực hiện CSR của DN
Dựa trên định nghĩa về CSR của WB (World Bank, 2010) do Nhóm phát triển
kinh tế tư nhân đề xuất, CSR của DN phải gắn liền với vấn đề phát triển bền vững.
DN cần thực hiện CSR đối với người lao động; đối với người tiêu dùng; với cộng
đồng và CSR đối với môi trường.
2.2.Tổng quan nghiên cứu về CSR trong các DN.

2.2.1. Các khái niệm quan trọng
* CSR và các cấu phần của CSR. Quan điểm của Carroll (1979) dường như
nhận được nhiều sự đồng thuận từ các nhà nghiên cứu nhất (Galbreath, 2010). Theo
Carroll, CSR bao gồm bốn lĩnh vực chính gồm: trách nhiệm với tăng trưởng kinh tế,
tuân thủ luật pháp, với các vấn đề đạo đức và cuối cùng là trách nhiệm tình nguyện.
Trách nhiệm với tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất, thứ đến là trách nhiệm
tuân thủ luật pháp, tiếp theo là trách nhiệm đạo đức, cuối cùng là trách nhiệm tình
nguyện (Carroll, 1979). Cũng theo Carroll, trách nhiệm kinh tế là trách nhiệm đầu
tiên và trước hết của DN, đó là vấn đề tự nhiên mang tính bản chất, DN được giả định


5

6

là có trách nhiệm sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội mong muốn (Galbreath,
2010), sau đó bán chúng để thu về lợi nhuận (Carroll, 1979) và qua đó làm tăng
trưởng kinh tế nói chung (Galbreath, 2010). Trách nhiệm pháp lý, xã hội mong muốn
các DN hoàn thành nhiệm vụ kinh tế trong các khuôn khổ pháp lý, nói cách khác là
đáp ứng các trách nhiệm về kinh tế và pháp lý một cách đồng thời (Carroll, 1979,
Galbreath, 2010). Trách nhiệm đạo đức. Mặc dù cả trách nhiệm về kinh tế cũng như trách
nhiệm về luật pháp đều thể hiện một góc độ nào đó của trách nhiệm đạo đức (Carroll,
1979). Tuy nhiên, trách nhiệm đạo đức vẫn có những điểm khác biệt đó là những mong
đợi của xã hội mà không được quy định thành luật, đòi hỏi DN phải đáp ứng những yêu
cầu, chuẩn mực cao hơn là luật pháp (Carroll, 1979) đó chính là các quy tắc đạo đức và
chính các quy tắc này xác định các hành vi được coi là chuẩn mực ứng xử của xã hội
(Galbreath, 2010). Khía cạnh cuối cùng là trách nhiệm tình nguyện, đây là các trách nhiệm
đòi hỏi sự tuân thủ của các DN là ít nhất, còn ít hơn các trách nhiệm đạo đức. Trách nhiệm
tình nguyện là các trách nhiệm mà xã hội không bắt buộc, pháp luật không yêu cầu, thậm
chí hoàn toàn không tổn hại đến đạo đức nếu không thực hiện (Galbreath, 2010, Carroll,

1979). Đó có thể là đóng góp từ thiện, đào tạo cho những người khó có khả năng lao
động, trợ giúp những người nghiện ma túy (Carroll, 1979), đầu tư vào các công trình phúc
lợi ở địa phương (Galbreath, 2010).
* CSR và thực hiện CSR. Trong luận án này, tác giả sử dụng khái niệm CSR
của Maignan và cộng sự, được xây dựng dựa trên quan điểm của Carroll về thành
phần cấu tạo của CSR, theo đó “CSR của một DN là mức độ mà DN đó đáp ứng
những trách nhiệm về kinh tế, luật pháp, đạo đức và những trách nhiệm mang tính
tình nguyện khác mà những người liên quan mong đợi ở họ” (Maignan et al., 1999,
Maignan and Ferrell, 2000, Maignan and Ferrell, 2001, Galbreath, 2010). Trong đó,
Maignan và cộng sự cho rằng CSR là mức độ đáp ứng với đòi hỏi của xã hội nói
chung, như vậy, khái niệm này đã bao hàm thực hiện CSR của DN. Nói cách khác,
khái niệm CSR cũng chính là khái niệm thực hiện CSR.
2.2.2. Các hướng nghiên cứu về thực hiện TNXH trong các DN.
Các nghiên cứu thường có hai hướng chính là các kiến thức lý thuyết CSR và
truyền thông, công bố CSR. Những nghiên cứu hướng tới truyền thông, công bố CSR
thường nhắm tới tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới việc DN quyết định truyền thông,
công bố về mức độ thực hiện CSR tới những người liên quan (khách hàng, các nhà
hoạt động xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước…). Ở góc độ khác, các nghiên cứu
về kiến thức lý thuyết CSR, thường được chú trọng hơn (Alcañiz et al., 2010), với
mối quan tâm chính của các nghiên cứu này là tìm hiểu xem những yếu tố nào ảnh
hưởng tới và bị ảnh hưởng bởi mức độ thực hiện CSR của các DN. Các nghiên cứu
về kiến thức lý thuyết này lại được chia làm hai nhánh. Đầu tiên là các nghiên cứu
dành sự quan tâm tới các yếu tố thúc đẩy DN thực hiện CSR (đầu vào của CSR), như

các nghiên cứu của: (Schouten et al., 2014); (Zheng and Zhang, 2016); (Zheng and
Zhang, 2016); (El-Bassiouny and Letmathe, 2018); (Khurshid et al., 2018); (Pasricha
et al., 2018); (Shnayder and Rijnsoever, 2018)… Nhánh thứ hai là các nghiên cứu
hướng sự tập trung vào kết quả của việc thực hiện CSR (đầu ra của CSR), như các
nghiên cứu của: (Pérez and Bosque, 2013); (El-Kassar et al., 2017); (Wood et al.,
2018). Mục tiêu là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện CSR của các DN,

tác giả lựa chọn cách tiếp cận theo đầu vào, tức là đặt trọng tâm nghiên cứu xem có
những nhân tố nào ảnh hưởng tới thực hiện CSR của các DN cho luận án của mình.
2.2.3. Lý thuyết được sử dụng trong các nghiên cứu về thực hiện TNXH
2.2.3.1. Thuyết quản trị các bên liên quan của Freeman
Theo Freeman thì các bên liên quan là “bất kỳ nhóm hay cá nhân nào bị ảnh
hưởng bởi hoặc có thể ảnh hưởng tới việc đạt được mục tiêu của tổ chức” (Freeman
and McVea, 2001). Các bên liên quan có thể là cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà cung
cấp, cộng đồng và các nhóm khác (Freeman and McVea, 2001). CSR của DN trong nền
kinh tế đòi hỏi phải liên kết các hoạt động của DN với kỳ vọng về xã hội, kinh tế, môi
trường của các bên liên quan (Kanji and Chopra, 2010). Theo Freeman thì chính các
nghiên cứu về CSR đã nhấn mạnh vai trò của các bên liên quan và gây dựng mối quan hệ
tốt đối với các nhóm, cá nhân này sẽ đảm bảo sự thành công lâu dài của DN (Freeman and
McVea, 2001). Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào xã hội, các DN ít quan
tâm tới các bên liên quan đã phải chịu những thiệt hại nặng nề. Nên ngày càng nhiều DN
tích hợp việc quản trị các bên liên quan thông qua thực hiện CSR vào mục tiêu hoạt động
của mình (Freeman and McVea, 2001). Quan điểm này của Freeman nhận được sự đồng
tình của một số nhà nghiên cứu, tiêu biểu cho những nghiên cứu đi theo hướng này, như:
(Clarkson, 1995); (Decker, 2004); (Maignan and Ferrell, 2004)…
2.2.3.2. Mô hình TNXH kim tự tháp (CSR Pyramidal Model) của Carroll
Carroll đã đưa ra bốn khái niệm cấu thành CSR, gồm: trách nhiệm kinh tế,
trách nhiệm luật pháp, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm tình nguyện. Kế thừa mô
hình của Carroll, Maignan và cộng sự đã đưa ra quan điểm được nhiều sự ủng hộ các
nhà nghiên cứu khác, phù hợp với yêu cầu đo lường CSR trên thực tế, đó là bốn
thành phần cấu thành của CSR có vai trò như nhau (Maignan et al., 1999, Maignan
and Ferrell, 2000, Galbreath, 2010). Đồng thời, Maignan và cộng sự cũng đưa ra định
nghĩa về CSR, tạo cơ sở lý thuyết vững chắc cho các nghiên cứu sau này (Galbreath,
2010). Rất nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình kim tự tháp về CSR của Carroll
trong các nghiên cứu của mình về thực hiện CSR ở các lĩnh vực khác nhau, ở các nền
văn hóa khác nhau, như: (Wartick and Cochran, 1985); (Maignan et al., 1999);
(Joyner and Payne, 2002); (Schwartz and Carroll, 2003); (Galbreath, 2010)…

2.2.3.3. Kết hợp sử dụng cả hai lý thuyết Mô hình kim tự tháp của Carroll và Quản
trị các bên liên quan của Freeman


7

8

Luận án kế thừa cơ sở lý thuyết của cả hai lý thuyết nền tảng trên, với cốt lõi là
mô hình Kim tự tháp của Carroll về các thành phần cấu thành của thực hiện CSR
(Carroll, 1979), được điều chỉnh vai trò của các thành phần này trong tổng thể bởi
Maignan và cộng sự (Maignan et al., 1999, Maignan and Ferrell, 2000). Còn các nhân tố
tác động tới thực hiện CSR lại dựa trên cơ sở lý thuyết về Quản trị các bên liên quan của
Freeman. Hầu hết các nghiên cứu tiếp cận theo mô hình kim tự tháp của Carroll đều đi
theo hướng kết hợp này ((Maignan et al., 1999); (Maignan and Ferrell, 2000); (Maignan
and Ferrell, 2001); (Joyner and Payne, 2002); (Schwartz and Carroll, 2003); (Galbreath,
2010)…). Tác giả đã quyết định lựa chọn mô hình của Carroll và định nghĩa có điều
chỉnh của Maignan và cộng sự về thực hiện CSR, kết hợp với lý thuyết quản trị các bên
liên quan của Freeman trong nghiên cứu làm nền tảng lý thuyết của mình.
2.2.4. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện CSR.
2.2.4.1. Hoạch định chiến lược
Các bên liên quan, như khách hàng, nhà cung cấp, các tổ chức xã hội, các cơ
quan quản lý, cổ đông, người lao động… mong muốn hay tạo áp lực lên thực hiện
CSR của DN bằng việc yêu cầu các DN phải tăng cường hoạch định chiến lược
hướng tới họ (Galbreath, 2010, Carroll and Hoy, 1984). Thông qua đánh giá môi
trường cả bên trong và bên ngoài, DN sẽ tăng cường thực hiện một số vấn đề có tính
chất phi thị trường, như: hành xử có CSR với cộng đồng và môi trường tự nhiên
(Fineman and Clarke, 1996). Các DN phát triển các nghiên cứu về môi trường kinh
doanh, sau đó thể hiện vào trong định hướng chiến lược của mình và đồng thời đưa ra
các phản ứng phù hợp bằng cách thực hiện các CSR (Galbreath, 2010, Carroll and

Hoy, 1984, Burke and Logsdon, 1996). Hoạch định chiến lược được xem xét dưới hai
xu hướng quan trọng là: hoạch định chiến lược định hướng bên trong và hoạch định
chiến lược định hướng bên ngoài, đây cũng chính là hai thành phần quan trọng của
hoạch định chiến lược (Galbreath, 2010, Kalyar et al., 2012)
Nghiên cứu của Kalyar và cộng sự (2012) trên mẫu 172 nhà quản lý cấp cao ở
Pakistan đã kết luận, chiến lược định hướng bên trong ảnh hưởng ổn định và mạnh
mẽ (mạnh hơn so với hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài) tới mức độ thực
hiện CSR của DN, với hệ số β chuẩn hóa = .392, p < 0.01 (Kalyar et al., 2012). Kết
quả tương tự về ảnh hưởng của hoạch định chiến lược là tích cực tới thực hiện CSR,
cũng được Torugsa và cộng sự khẳng định trong nghiên cứu tiến hành trên 171 DN
vừa và nhỏ ở Australia (Torugsa et al., 2012), hay nghiên cứu của Galbreath (2010)
cũng khẳng định hoạch định chiến lược, cụ thể là chiến lược định hướng bên trong và
định hướng bên ngoài đều có tác động (dù ở mức không cao, β chuẩn hóa lần lượt =
0.12 và 0.11, p < 0.05) tới mức độ thực hiện CSR của DN. Nghiên cứu trên các DN
Ấn Độ cũng khẳng định thực hiện CSR của DN sẽ bị cản trở nếu DN không lập kế
hoạch chiến lược (Goyal and Kumar, 2017).

Trong khi, ở các nước phương Tây, vai trò của hoạch định chiến lược đối với
thực hiện CSR được nghiên cứu khá nhiều, thì ở Việt Nam các nghiên cứu về CSR
nói chung, theo hiểu biết của tác giả, kể cả các nghiên cứu về CSR đứng trên góc độ
hoạch định chiến lược còn khá hạn chế.
2.2.4.2. Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa DN cũng là một yếu tố ảnh hưởng mạnh tới thực hiện CSR của DN
(Galbreath, 2010, Wood, 1991). Văn hóa DN đề cập đến các giá trị, niềm tin mà các
thành viên của DN nắm giữ (Kalyar et al., 2012). Các giá trị này định hình mức độ
thực hiện các hành vi kinh doanh có trách nhiệm hoặc vô trách nhiệm (Kalyar et al.,
2012), phản ánh ý thức trách nhiệm với các bên liên quan là điều kiện, tiền đề cho
DN vừa thành công trong kinh doanh bền vững vừa đảm bảo hành vi đạo đức
(Sinclair, 1993). Văn hóa DN cũng góp phần định hình lên các hành vi đạo đức trong
quảng cáo, trong đối xử với người lao động, với chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng

như ứng xử với khách hàng (Herndon et al., 2001). Văn hóa DN cùng với định hướng
văn hóa nhân văn của DN ảnh hưởng tới hiệu suất tổng thể của DN và bao gồm hai
phần quan trọng là định hướng văn hóa và cường độ văn hóa đều ảnh hưởng tới thực
hiện CSR của DN (Galbreath, 2010). Hậu quả là nhu cầu và lợi ích của cộng đồng,
của các bên liên quan nhiều khả năng bị bỏ qua và gắn với đó là một mức thực hiện
CSR thấp (Galbreath, 2010, Kalyar et al., 2012). Văn hóa nhân văn mang tính xây
dựng, hợp tác hơn là cạnh tranh, làm cho các mối quan hệ giữa các thành viên trong
DN và giữa DN với các bên liên quan trở nên hài hòa, dễ chịu hơn. Do đó, khi văn
hóa nhân văn được chú trọng, các thành viên và DN không chỉ quan tâm tới nhu cầu
và lợi ích riêng của họ mà còn quan tâm và thực hiện các hành vi mang lại lợi ích cho
xã hội và các bên liên quan (Galbreath, 2010) và đó là cơ sở của việc thực hiện CSR
trong các DN (Kalyar et al., 2012).
Nghiên cứu của Kalyar và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng, yếu tố văn hóa nhân
văn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới mức độ thực hiện CSR của DN, với β = .642,
p < 0.001 (Kalyar et al., 2012). Kết quả nghiên cứu của Kalyar và cộng sự nhận được
sự ủng hộ của Galbreath (2010) khi nghiên cứu trên 3.000 DN ở Australia, cũng
tương tự Galbreath thấy rằng nhân tố văn hóa nhân văn tác động mạnh nhất tới mức
độ thực hiện CSR của các DN (gồm 1500 DN dịch vụ và 1500 DN sản xuất) ở Úc,
với β chuẩn hóa = 0.51, p < 0.01. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Bowrin trên bốn
nước vùng Caribbean dường như lại không ủng hộ sự ảnh hưởng của văn hóa DN tới
CSR và trách nhiệm công bố CSR (Bowrin, 2013).
Tran và Jeppesen (2016) trong nghiên cứu ở Việt Nam về CSR cũng đã đề cập
tới sự ảnh hưởng của văn hóa DN tới thực hiện CSR của DN. Tuy nhiên, theo các tác
giả thì các kỳ vọng về văn hóa DN và xã hội chỉ ảnh hưởng tới các CSR không chính
thức và nghiên cứu này mới chỉ dừng ở định tính (Tran and Jeppesen, 2016).


9

10


2.2.4.3. Thời gian hoạt động, số lượng lao động, doanh thu
Các DN lớn thường có xu hướng thực hiện CSR nhiều hơn, do họ có tác động
tới xã hội lớn hơn là các DN nhỏ (Cowen et al., 1987). Thường quy mô của DN được
thể hiện dưới hai góc độ chính, là số lượng lao động và quy mô vốn. Hai yếu tố này lại
chịu tác động mạnh của thời gian hoạt động của DN, thời gian hoạt động của DN càng
dài thì quy mô của DN càng lớn (Zheng and Zhang, 2016) và thời gian hoạt động của
DN thường được tính bằng số năm hoạt động của DN (Pasricha et al., 2018). Các yếu tố
này thường đóng vai trò là các biến kiểm soát quan trọng ảnh hưởng tới thực hiện CSR
của DN (Pasricha et al., 2018, Schouten et al., 2014, Shnayder and Rijnsoever, 2018).
Ngoài ra, việc thực hiện CSR của các DN dệt may Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào
luật pháp của đất nước mà DN xuất khẩu sản phẩm, do đó, DN càng có quy mô doanh
thu lớn thì càng chịu sự tác động từ phía khách hàng, chính phủ của nước nhập khẩu về
thực hiện CSR (Galbreath, 2010, Maignan and Ferrell, 2000, Maignan et al., 1999). Như
vậy, có thể nói, với DN dệt may thì số lượng lao động, số năm hoạt động và doanh thu
có khả năng sẽ ảnh hưởng tới thực hiện CSR của DN.
2.2.5. Khoảng trống nghiên cứu
Dường như các yếu tố đầu vào của CSR chưa được các nhà nghiên cứu trong
bối cảnh Việt Nam chú ý nhiều. Phần lớn các nghiên cứu theo hiểu biết của tác giả đều
hướng trọng tâm vào nghiên cứu lợi ích của CSR như: CSR với hiệu quả hoạt động của
DN; CSR là nguyên nhân đưa đến sự bền vững trong tăng trưởng (Long, 2015); CSR
tăng cường khả năng quản trị DN (Luu, 2012a); CSR và truyền thông CSR (Bilowol and
Doan, 2015); CSR với thương hiệu (Luu, 2012b); CSR với tăng cường học tập và chia
sẻ tri thức, từ đó tăng khả năng cạnh tranh (Luu, 2013a, Luu, 2013b)… Ở Việt Nam,
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện CSR của DN nói chung, trong đó các
nhân tố như hoạch định chiến lược và văn hóa nhân văn của DN ảnh hưởng tới thực hiện
CSR nói riêng, vẫn là một khoảng trống cần phải có thêm các nghiên cứu để bổ sung các
hiểu biết về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR trong DN.
2.2.6. Mô hình, giả thuyết nghiên cứu và thang đo
2.2.6.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

H1: Hoạch định chiến lược bên ngoài ảnh hưởng tích cực tới thực hiện CSR
của DN trong Vinatex.
H2: Hoạch định chiến lược bên trong ảnh hưởng tích cực tới thực hiện CSR
của DN trong Vinatex.
H3: DN càng có mức độ thực hiện văn hóa nhân văn cao thì mức độ thực hiện
CSR của các DN trong Vinatex càng cao.

2.2.6.2. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu
Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài: Có 8 thang đo; Hoạch định
chiến lược định hướng bên trong: Có 8 thang đo; Văn hóa nhân văn của DN: Có 7
thang đo; Thực hiện CSR của DN: Có 5 thang đo
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu sinh mô tả quy trình nghiên cứu gồm 6 bước (xem hình 3.1).
3.2. Thiết kế nghiên cứu định tính
3.2.1. Thiết kế phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn sâu, với đối
tượng chính được xác định là các nhà quản lý cấp trung và cao của một số DN thuộc
Vinatex. Các đối tượng này được lựa chọn do có các hiểu biết sâu rộng về chiến lược,
về tổ chức, về các chương trình thực hiện CSR của DN, cũng như khả năng tiếp cận
các thông tin liên quan mà nghiên cứu cần thăm dò (Tan and Tan, 2005); (Tuominena
et al., 2004); (Galbreath, 2010). Nghiên cứu định tính được thực hiện trong thời gian
2 tuần, với sự trợ giúp của phần mềm nghiên cứu định tính Nvivo 10; Nghiên cứu
định lượng được thực hiện với toàn bộ 110 DN thuộc Vinatex.
3.2.2. Mục tiêu của nghiên cứu định tính
Mục tiêu thứ nhất: Là kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập trong mô hình lý
thuyết tác giả đã đề xuất và xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến
phụ thuộc. Mục tiêu thứ hai: Là thăm dò xem còn nhân tố nào trong bối cảnh Vinatex
còn tác động tới thực hiện CSR mà trong tổng quan chưa phát hiện ra. Trường hợp,
xuất hiện nhân tố mới, tác giả sẽ tổng quan lại để kiểm tra tính hợp lý của nhân tố và

đề xuất thang đo mới.
3.2.3. Thu thập và xử lý thông tin
Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu, tác giả liên hệ với
đối tượng phỏng vấn và hẹn lịch làm việc. Các cuộc phỏng vấn được diễn ra ở các địa
điểm và thời gian thuận tiện cho đối tượng, trong quá trình phỏng vấn tác giả đều xin
phép được ghi âm. Quá trình gỡ băng được tiến hành ngay, thường là buổi tối sau khi
phỏng vấn và không quá 24 giờ kể từ khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Dữ liệu thu thập
được đều chuyển vào phần mềm Nvivo 10 để chuẩn bị cho phân tích.
3.2.4. Kết quả nghiên cứu định tính
3.2.4.1. Kiểm tra tính phù hợp của thang đo, xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các
biến độc lập và phụ thuộc.
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, một số thang đo được các chuyên gia về chiến
lược và các nhà quản lý cấp cao đề nghị điều chỉnh.


11

12

3.2.4.2. Bổ sung thêm nhân tố mới
Trong quá trình thực hiện phỏng vấn sâu, với câu hỏi “Theo Anh/chị còn yếu tố
nào ảnh hưởng tới việc DN thực hiện CSR của DN mình mà chưa được phản ánh trong
bảng hỏi và nên được quan tâm đưa vào bảng hỏi?”. Tác giả đã nhận được một số gợi ý
về hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật. Tác giả đã tiến hành tổng quan lại và nhận
thấy có một số nghiên cứu đã ủng hộ quan điểm này. Do đó, tác giả đã mô phỏng ý
tưởng của đối tượng phỏng vấn sâu và đưa thêm một yếu tố là: Pháp luật và thực thi
pháp luật vào trong bảng hỏi. Sau khi nghiên cứu định tính, với sự góp ý của các
chuyên gia và mô hình nghiên cứu dự kiến, tác giả đã chỉnh sửa mô hình nghiên cứu
chính thức, gồm 4 nhân tố ảnh hưởng, các giả thuyết nghiên cứu được viết lại như sau:
H1: Hoạch định chiến lược bên ngoài ảnh hưởng tích cực tới thực hiện CSR

của DN trong Vinatex.
H2: Hoạch định chiến lược bên trong ảnh hưởng tích cực tới thực hiện CSR
của DN trong Vinatex.
H3: Luật và thực thi pháp luật càng cao thì mức độ thực hiện CSR của DN
trong Vinatex càng cao.
H4: DN càng có mức độ thực hiện văn hóa nhân văn cao thì mức độ thực hiện
CSR của DN trong Vinatex càng cao.

của DN có 4 biến quan sát, từ VH1 tới VH4; Biến phụ thuộc Thực hiện CSR có 5 biến
quan sát, từ TN1 tới TN5
Mô hình hồi quy mô tả các nhân tố ảnh hưởng thực hiện CSR của các DN
thuộc Vinatex: Y = βo + β1*X1 + β2*X2 + ... + β4*X4 + e
3.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng
3.3.1. Xác định kích thước mẫu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng lý thuyết chọn mẫu của Hair và cộng sự
(Hair, 1998), với bảng hỏi gồm 24 thang đo, thì tối thiểu của nghiên cứu này là 24x5
= 120 phiếu. Tuy nhiên, do tổng số DN thuộc Vinatex chỉ có 110 đơn vị, do đó tác
giả tiến hành thu thập thông tin từ 110 DN thuộc Vinatex, mỗi DN phát ra 03 phiếu,
kết quả thu về 322 phiếu trong đó có 04 phiếu không hợp lệ do điền thiếu thông tin,
do đó tổng số phiếu hợp lệ đạt 318 phiếu và thuộc 106 DN thuộc Vinatex. Kết quả
sau 04 lần phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã loại trừ 03 thang đo của các biến độc
lập, do vậy nghiên cứu chỉ còn tổng cộng 21 thang đo, với 106 DN được khảo sát nên
cỡ mẫu vẫn đảm bảo độ tin cậy trong phân tích nhân tố khám phá.
3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Phân tích nhân tố khám phá EFA; Tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng
kỹ thuật Cronbach's Alpha; Phân tích số liệu thống kê; Phân tích tần số; Phân tích hồi quy.
3.4. Phương pháp đánh giá thực trạng thực hiện TNXH và các nhân tố ảnh
hưởng tới thực hiện TNXH tại các DN thuộc Vinatex.
3.4.1. Phương pháp đánh giá thực trạng thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex
Đánh giá “Thực trạng thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex” theo công thức sau:

Mean Y = (MeanTN1 + MeanTN2 + MeanTN3 + MeanTN4 + MeanTN5)/5. Trong đó:
Mean Y: Là điểm trung bình của “Thực trạng thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex”.
3.4.2. Phương pháp đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
CSR tại các DN thuộc Vinatex
Các nhân tố ảnh hưởng cũng được đánh giá với thang đo 5 mức độ, giá trị của các
nhân tố được tính theo giá trị trung bình của các biến quan sát và cũng được chia thành 5
khoảng tương ứng với 5 mức độ từ thấp đến cao và bề rộng mỗi khoảng là 0.8 đơn vị. Khi
đó, tác giả sẽ căn cứ vào các mức độ ở trên để đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận
về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex.

Biến kiểm soát:
Hoạch định chiến lược
định hướng bên ngoài

Số lượng lao động
Doanh thu
Số năm hoạt động

Hoạch định chiến lược
định hướng bên trong
Văn hóa nhân văn của DN

Thực hiện trách
nhiệm xã hội của các
DN thuộc Vinatex

Luật và thực thi pháp luật
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức
Nguồn: từ tổng quan và nghiên cứu định tính của tác giả


Bảng hỏi chính thức sau khi nhận được sự góp ý của các chuyên gia, được sử
dụng làm bảng hỏi chính thức trong nghiên cứu định lượng (bảng 3.3). Như vậy, sau
khi chỉnh sửa lại, bảng hỏi chính thức bao gồm bốn biến độc lập, một biến phụ thuộc
và có tổng cộng 24 biến quan sát. Trong đó: Biến độc lập Hoạch định chiến lược định
hướng bên ngoài có 6 biến quan sát, từ BN1 đến BN6; Biến độc lập Hoạch định chiến
lược định hướng bên trong có 5 biến quan sát, từ BT1 tới BT5; Biến độc lập Luật và
thực thi Pháp luật có 4 biến quan sát, từ PL1 tới PL4; Biến độc lập Văn hóa nhân văn


13
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.Thực trạng thực hiện TNXH tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam
4.1.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển. Tập đoàn đã hoàn thành công tác cổ phần
hóa và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 29/01/2015. Vinatex
gồm có công ty mẹ, các đơn vị nghiên cứu đào tạo và 110 công ty con, công ty liên
kết là các công ty cổ phần. Ngành nghề kinh doanh chính của Vinatex. Sản xuất
kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư dệt may thời trang, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư,
thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang;
chuyển giao công nghệ nghề dệt, sợi, nhuộm, may công nghiệp, nghề cơ khí, bảo trì,
quản lý công ty dệt may; Dịch vụ giám định, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản
phẩm và nguyên phụ liệu dệt may, giống bông, giống cây trồng…Chiến lược phát
triển của Vinatex đến 2020. Vinatex tập trung phát triển theo hướng chuyên môn
hoá, hiện đại hoá, tạo ra bước nhảy vọt về giá trị gia tăng của sản phẩm dệt, may
thông qua việc thực hiện ba chương trình trồng bông, dệt vải chất lượng cao và đào
tạo nguồn nhân lực có tính quyết định đến sự phát triển bền vững, ổn định lâu dài của
ngành Dệt - May Việt Nam.
4.1.2. Quan điểm thực hiện CSR tại Vinatex
Nâng cao hiệu quả các tài sản trí tuệ, trong đó xây dựng được những thương
hiệu dệt may mạnh, nâng cao và phát triển giá trị của các thương hiệu trong Tập đoàn

và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh; Coi CSR là một chiến lược dài hạn.
Cách tiếp cận chiến lược CSR có vai trò ngày càng quan trọng tới khả năng cạnh
tranh của các DN thuộc Vinatex, giúp tạo ra giá trị của DN, đồng thời chiếm được
lòng tin và sự tôn trọng của người tiêu dùng, đối tác nói riêng và cộng đồng xã hội
nói chung; Trách nhiệm với các vấn đề về môi trường, con người và xã hội là cốt lõi
của sự phát triển bền vững; nâng cao hiểu biết và thực hiện CSR nhằm tăng cường
liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững; Lợi ích dài hạn của
CSR là cho chính nội bộ DN nên việc xây dựng VHDN trong Tập đoàn là ưu tiên
hàng đầu. VHDN và đạo đức kinh doanh trong Tập đoàn được quán triệt xuyên suốt
qua việc tập trung vào cải thiện quan hệ công việc nhằm giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ
nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động…
4.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR trong các DN thuộc Vinatex
Hoạch định chiến lược phát triển cho cả 1 Tập đoàn kinh tế lớn đòi hỏi sự
chuẩn bị rất kỹ lưỡng, phải xem xét đến rất nhiều yếu tố. Các yếu tố bên trong như là
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, công nghệ đang sử dụng, sự sáng tạo của

14
nhân viên, văn hóa DN, phong cách của người lãnh đạo và thậm chí cả lợi ích của cả
nhà đầu tư/cổ đông. Các yếu tố bên ngoài như mức độ cạnh tranh, chất lượng sản
phẩm, các vấn đề cộng đồng quan tâm. Cùng 1 lúc Tập đoàn phải thực hiện tốt và
đồng bộ nhiều nhiệm vụ, nên khi hoạch định chiến lược, Vinatex phải phân bổ các
nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, con người cân đối hài hòa (Ông Lê Nho Thướng).
Đề cập đến Văn hóa nhân văn của DN, đại diện lãnh đạo Công đoàn Tập đoàn,
Ông Lê Nho Thướng cho rằng “vì cách hiểu, cách thực hành CSR trong các DN còn
nhiều khác nhau nên để thực hiện CSR song song đó các DN cần xây dựng và thực
hiện VHDN từ đó sẽ làm rõ nguyên tắc cơ bản trong các ứng xử. Trong đó đạo đức
và vấn đề về tính nhân văn của đội ngũ lãnh đạo, của DN được xem là yếu tố tiên
quyết ảnh hưởng đến các hoạt động của CSR” “Văn hóa nhân văn của lãnh đạo, của
DN là lắng nghe nguyện vọng của nhân viên, khuyến khích và thưởng phạt nhân viên
hợp lý, dành thời gian và hỗ trợ nhân viên khi gặp khó khăn”.

4.1.4. Thực hiện CSR trong các DN thuộc Vinatex
Ngành dệt may là một ngành có những đóng góp quan trọng cho các vấn đề
toàn cầu như: tăng trưởng kinh tế, việc làm cho người lao động, phúc lợi cho cộng
đồng… (White et al., 2017). Sản xuất hàng may mặc tạo ra những tác động tiêu cực
tới môi trường, xã hội như: chất thải và ô nhiễm (vải vóc dư thừa, thuốc nhuộm vải,
độc tố trong quá trình sản xuất vải tổng hợp, thuốc trừ sâu trong trồng bông và
lanh…), sự lãng phí trong tiêu dùng (ngành thời trang được coi là một trong những
ngành cổ súy cho văn hóa trọng tiêu dùng và sự xa hoa lãng phí), sự ảnh hưởng tiêu
cực tới quyền con người, tiền lương và tiêu chuẩn lao động (đặc biệt là ở các nước
đang phát triển) (Ma et al., 2015). Thực tế, tại Việt Nam khái niệm và thực hiện CSR
đã phát triển từ lâu trước khi được du nhập từ các nước phương Tây (Tran and
Jeppesen, 2016) và đã được không ít các DN quan tâm thực hiện ở các mức độ khác
nhau, trong đó điển hình có một số DN dệt may như:
4.1.4.1. Thực hiện CSR tại Công ty May Việt Tiến
4.1.4.2. Thực hiện CSR tại Tổng Công ty Đức Giang– CTCP (DUGARCO)
4.1.4.3. Thực hiện CSR tại Tổng công ty May 10 – CTCP
4.1.5. Những kết luận rút ra
Kinh nghiệm trong thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex như sau: Việc
triển khai thực hiện CSR trong DN vừa là nhu cầu vừa là động lực phát triển bền
vững cho DN trong thời gian tới. Ngay từ khâu triển khai, nhận thức của lãnh đạo về
CSR khá đầy đủ, họ đều xem CSR là thẻ thông hành có giá trị để lưu thông hàng hóa
nhằm chiếm lĩnh thị trường trong khu vực và thế giới. Sự quyết tâm cao của lãnh đạo


15

16

đã tạo sức lan tỏa cao đến tất cả thành viên trong DN. Thực hiện CSR trong DN
không chỉ là khẩu hiệu mà là các hành động cụ thể, có ý nghĩa và giá trị thực.

Hạn chế trong thực hiện CSR như: Thụ động (do buộc phải tuân thủ) và áp dụng
chưa đầy đủ các quy tắc ứng xử CoC, CoE. Chưa thấy rõ được cơ hội và tính ưu việt của
thực hiện CSR nên quá trình triển khai thực hiện CSR còn mang tính bị động và đối phó,
chủ yếu tập trung vào DN làm hàng xuất khẩu, DN có đối tác là nước ngoài. Thậm chí
CSR tại Việt Nam thường xuyên bị gạt ra ngoài trong nhiều hoạt động của DN và không
được đặt phù hợp với các mục tiêu kinh tế (Nguyen and Truong, 2016).
Nguyên nhân chủ yếu: Nhận thức và hiểu của các cấp quản lý về thực hiện
CSR trong một số DN, một số nhà lãnh đạo, quản lý thuộc Tập đoàn còn hạn chế,
chưa đầy đủ. DN gặp khó khăn trong tuân thủ CSR là do mỗi nhà nhập khẩu lại có bộ
tiêu chuẩn CoC riêng. Nguồn lực tài chính để đầu tư đổi mới công nghệ, cho bộ phận
R&D nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường không đủ nên không
thể triển khai nhanh được.
4.2. Thực trạng thực hiện CSR và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR tại

trích là 75.212 và số nhân tố phân tích được là 6. Tổng phương sai được giải thích trong
phân tích EFA lần 2 của 18 thang đo trong nghiên cứu có giá trị phương sai trích là
75.212% với điểm dừng các nhân tố Eigenvalues bằng 1.024 (bảng 4.4).

các DN thuộc Vinatex
4.2.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố ảnh hưởng đến thực
hiện TNXH các DN thuộc Vinatex

Lần
1

Bảng 4.1: Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố lần 1
Tổng số
Số biến
Số nhân
Hệ số

Phương
biến quan quan sát
tố phân
Sig
KMO
sai trích
sát
tích được
bị loại
19
1
0.761
0.000
77.016
7
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

Qua bảng số liệu cho thấy, hệ số KMO = 0.761 thỏa mãn điều kiện 0.5giá trị Sig.=0.000 (bảng 4.1), do vậy các nhân tố phù hợp với dữ liệu khảo sát và các biến
quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần 1 của 19 thang đo trong
nghiên cứu có giá trị phương sai trích đạt 77.016% với điểm dừng các nhân tố Eigenvalues
bằng 1.015 (bảng 4.2).
Lần
2

Bảng 4.3: Tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố lần 2
Tổng số biến Số biến quan
Hệ số
Phương

Số nhân tố
Sig
quan sát
sát bị loại
KMO
sai trích phân tích được
18
1
0.768
0.000
75.212
6
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

Qua bảng số liệu cho thấy, hệ số KMO = 0.768 thỏa mãn điều kiện 0.5giá trị Sig.=0.000, tổng số biến quan sát là 18, số biến quan sát bị loại là 1, phương sai

Lần
3

Bảng 4.5: Tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố lần 3
Tổng số
Số biến
Số nhân
Hệ số
Phương
biến quan quan sát
tố phân
Sig
KMO

sai trích
sát
bị loại
tích được
17
1
0.778
0.000
72.400
5
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

Khi tiến hành phân tích EFA lần thứ 3 thì hệ số KMO = 0.778 và giá trị Sig.=0.000,
tổng số biến quan sát là 17, số biến bị loại là 1, giá trị phương sai trích là 72.400 và số nhân
tố phân tích là 5. Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần 3 của 17 thang
đo trong nghiên cứu có giá trị phương sai trích là 72.400% với điểm dừng các nhân tố
Eigenvalues bằng 1.026 (bảng 4.6).
Lần
4

Bảng 4.7: Tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố lần 4
Tổng số biến Số biến quan
Hệ số
Phương Số nhân tố phân
Sig
quan sát
sát bị loại
KMO
sai trích
tích được

16
0
0.779
0.000
69.922
4
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

Khi tiến hành phân tích EFA lần thứ 4 thu được hệ số KMO = 0.779 và giá trị
Sig.=0.000, tổng số biến quan sát là 16, số biến quan sát bị loại là 1, phương sai trích là
69.922 và số nhân tố phân tích được là 4. Tổng phương sai được giải thích trong phân
tích EFA lần 4 của 16 thang đo nghiên cứu có giá trị phương sai trích là 69.922% với
điểm dừng các nhân tố Eigenvalues bằng 1.389 (bảng 4.8).
Như vậy, sau khi thu thập số liệu và phân tích cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến thực
hiện TNXH tại các DN thuộc Vinatex phù hợp với mô hình lý thuyết. Để có thể tiến hành các
bước nghiên cứu ứng dụng tiếp theo, các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH tại các
DN thuộc Tập đoàn Dệt may VN được mã hóa lại khái niệm và thang đo (bảng 4.9)
4.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR tại
các DN thuộc Vinatex
Thang đo nhân tố “Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài” có hệ số
Cronbach’s Alpha là 0.833>0.6, đạt yêu cầu. Thang đo nhân tố “Hoạch định chiến lược
định hướng bên trong” có 04 quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.749>0.6 và hệ số
tương quan biến tổng của cả 04 biến quan sát đều lớn hơn 0.3, các hệ số Cronbach’s Alpha
nếu bỏ biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn 0.749 nên đây là thang đo tốt và phù hợp.
Thang đo nhân tố “Luật và thực thi pháp luật” có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.774>0.6 là
thang đo phù hợp. Thang đo nhân tố “Văn hóa nhân văn của DN” có hệ số Cronbach’s
Alpha là 0.931>0.6 và có hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ biến của các biến quan sát thành


17


18

phần cũng đều nhỏ hơn 0.931, hệ số tương quan biến tổng của các quan sát cũng đều lớn
hơn 0.3 nên không lợi bỏ biến nào và thang đo là phù hợp. Thang đo nhân tố “Thực hiện
CSR” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.845>0.6 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ biến của
cả 03 quan sát đều nhỏ hơn 0.845, cũng như hệ số tương quan biến tổng của các biến thành
phần đều lớn hơn 0.3. Do vậy, đây là thang đo tốt, có độ tin cậy và phù hợp.
Tóm lại, kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố ảnh hưởng cho thấy
tất cả các chỉ tiêu đều có chỉ số Cronbach’s Alpha >0,6, thể hiện rằng các chỉ tiêu trên đều
đạt độ tin cậy, thích hợp được sử dụng trong phân tích nhân tố. Cả 4 nhân tố được đề xuất
trong mô hình lý thuyết là các thành phần chính ảnh hưởng đến thực hiện CSR của các DN
thuộc Vinatex đều được giữ lại trong mô hình phân tích.
4.2.3. Thống kê mô tả về thực hiện TNXH và các nhân tố ảnh hưởng đến thực
hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex
4.2.3.1. Thống kê mô tả về thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex
Giá trị trung bình nhân tố đạt 3.7774 điểm và giá trị trung bình các thang đo dao
động trong khoảng từ 3.675 – 3.870 điểm, tất cả đều thuộc mức 4 (Đồng ý).
Từ kết quả trên cho thấy, nhìn chung các DN thuộc Vinatex đã có ý thức tự giác
trong việc thực hiện CSR ở tất cả các mức độ trách nhiệm. Trong đó, việc thực hiện CSR
kinh tế luôn được quan tâm thực hiện tốt nhất. Mặt khác, các DN thuộc Vinatex không quá
phụ thuộc vào các quy định của pháp luật khi thực hiện các trách nhiệm về kinh tế, thực
hiện trách nhiệm pháp lý của các DN thuộc Vinatex mặc dù đã tương đối tốt nhưng cũng
cần được quan tâm hơn, bởi đó là những trách nhiệm mang tính chất bắt buộc mà DN cần
tuân thủ. Bên cạnh đó, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm tình nguyện cũng đã được các
DN thuộc Vinatex hết sức quan tâm và tự nguyện thực hiện với giá trị trung bình là 3.825
điểm và 3.802 điểm. Ngoài ra, thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex cũng còn được thể
hiện trong ứng xử là luôn nỗ lực để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy,
có thể nói, hiện nay ý thức về thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex là tương đối cao và
mang tính chất tự nguyện cao.


trung bình các quan sát cũng tương đối đều nhau và dao động trong khoảng 4.064 – 4.264
điểm. Trong đó, cao nhất là thang đo BT1 với giá trị rất cao là 4.264 điểm, điều này cho
thấy, các DN thuộc Vinatex đã luôn đánh giá cao và xem xét rất tỉ mỉ các nhân tố bên trong
DN khi tiến hành hoạch định chiến lược.

4.2.3.2. Thống kê nhân tố Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài
Các biến quan sát được đánh giá ở mức độ trung bình với giá trị trung bình nhân tố
đạt 3.0164 điểm (ở mức 3, Nửa đồng ý, nửa không đồng ý) và giá trị trung bình các quan sát
dao động trong khoảng 2.831 – 3.195 điểm. Trong đó, cao nhất là thang đo BN1 với giá trị
cao nhất đạt được là 3.195 điểm, còn thang đo thấp nhất là BN2 có giá trị trung bình đạt
2.831 điểm. Kết quả này cho thấy, các vấn đề thuộc về môi trường bên ngoài ảnh hưởng
chưa thực sự rõ rệt tới hoạch định chiến lược của các DN thuộc Vinatex.
4.2.3.3. Thống kê nhân tố Hoạch định chiến lược định hướng bên trong
Các biến quan sát được đánh giá ở mức độ tương đối cao với giá trị trung bình nhân
tố đạt 4.1455 điểm (ở mức 4, Đồng ý, và mức điểm này cũng tiệm cận mức 5) và giá trị

4.2.3.4. Thống kê nhân tố Luật và thực thi pháp luật
Các DN thuộc Vinatex đánh giá cao vai trò của nhân tố “Luật và thực thi pháp luật”
đối với việc thực hiện CSR của DN khi giá trị trung bình của nhân tố này đạt 4.258 điểm
(Mức 5, Rất đồng ý) và giá trị trung bình của các thang đo cũng cao và dao động trong
khoảng 4.221 – 4.308 điểm.Các DN thuộc Vinatex thực hiện tốt CSR thì vai trò của “Luật
và thực thi pháp luật” là hết sức cần thiết.
4.2.3.5. Thống kê nhân tố Văn hóa nhân văn của DN
Giá trị trung bình nhân tố đạt 2.4643 điểm (Mức 3, nửa đồng ý, nửa không đồng ý),
trong đó có 03 thang đo có giá trị trung bình thuộc mức 3 (Nửa đồng ý, nửa không đồng ý)
và một thang đo đạt ở mức 2 (ít đồng ý). Tại các DN thuộc Vinatex, văn hóa nhân văn chưa
thực sự được đề cao, nhu cầu của các cá nhân trong DN ít được quan tâm vì thế việc giải
quyết các xung đột, các vấn đề trong DN chưa thực sự mang tính chất xây dựng.
4.3. Thực trạng mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng thực hiện CSR tại

các DN thuộc Vinatex
4.3.1. Kiểm định dữ liệu phân phối chuẩn
Kết quả phân tích cho thấy, Độ xiên của tất cả các biến quan sát cho các nhân tố ảnh
hưởng đến thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex đều có giá trị trong khoảng từ -3 đến 3.
Do vậy, có thể kết luận, dữ liệu thu thập được về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR
tại các DN thuộc Vinatex tuân theo quy luật phân phối chuẩn, các biến trong mô hình có
quan hệ tuyến tính và có thể sử dụng để tiến hành các phân tích hồi quy tuyến tính.
4.3.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy bội
Phân tích hồi quy nhằm mục đích kiểm định sự phụ thuộc của thực hiện CSR tại các
DN thuộc Vinatex vào các nhân tố đó. Đồng thời mô hình hồi quy cũng có thể giúp xác
định được vai trò của từng nhân tố tác động đến thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex.
Giá trị của các nhân tố được dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát
đã được kiểm định.
4.3.3. Xem xét ma trận hệ số tương quan
Trước khi tiến hành các phân tích hồi quy bội thì mối tương quan tuyến tính
giữa các biến cần được xem xét. Qua hệ số tương quan giữa biến “Thực hiện CSR tại
các DN thuộc Vinatex” với các biến độc lập (bảng 4.17), có thể kết luận các biến độc


19

20

lập có thể đưa vào mô hình để giải thích cho thực hiện CSR tại các DN thuộc
Vinatex. Ngoài ra hệ số tương quan giữa các biến độc lập có giá trị đáng kể nên mối
quan hệ giữa các biến này cần phải xem xét kỹ lưỡng trong phân tích hồi quy tuyến
tính bội nhằm tránh hiện tượng đa cộng tuyến.

định chiến lược định hướng bên trong đạt 0.185; (3) LP: Luật và thực thi pháp luật đạt
0.149; (4) VH: Văn hóa nhân văn của DN đạt 0.123.

Kết quả phân tích hồi quy có mô hình:
TN = 0.218BN + 0.185BT + 0.149LP + 0.123VH + 1.419 + e

4.3.4. Dò tìm sự vi phạm giả định mô hình hồi quy

4.3.6. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới thực hiện CSR tại

Tiếp theo trong phân tích cần kiểm định các giả định của mô hình hồi quy gồm các
phần dư phân phối chuẩn, không có mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập (đa cộng
tuyến). Như vậy, việc xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính giữa biến phụ thuộc (TN) với
các biến độc lập là hoàn toàn phù hợp (Xem phụ lục).

các DN thuộc Vinatex

4.3.5. Xây dựng mô hình nghiên cứu thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex
bằng phương pháp hồi quy bội
Bảng 4.18: Bảng kết quả hồi quy của mô hình thực hiện CSR tại các DN
thuộc Vinatex
Model Summaryb
Model

R

1

0.629a

Hệ số xác
định R2


R2 hiệu chỉnh

0.396

0.372

Sai số chuẩn
Durbin-Watson
của ước lượng
0.2485

1.969

a. Predictors: (Constant), Tbinh_VH, Tbinh_LP, Tbinh_BT, Tbinh_BN
b. Dependent Variable: Tbinh_TN
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

Kết quả phân tích hồi quy thu được cho thấy, trị số R = 0.629 nghĩa là mối quan hệ
giữa các biến trong mô hình tương đối chặt chẽ. Hệ số xác định R2 = 0.396, điều này nói
lên độ thích hợp của mô hình là 39,6% hay nói cách khác thì 39,6% sự biến thiên của “Thực
hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex” được giải thích bởi 04 nhân tố ảnh hưởng nêu trên.
Bảng phân tích phương sai ANOVA (Bảng 4.19), giá trị F = 16.538 với mức ý nghĩa
Sig. = 0.000 < 0.05, bước đầu cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu và
có thể sử dụng được. Để đánh giá việc mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng
tuyến nghiên cứu xem xét hệ số phóng đại phương sai VIF. Hệ số phóng đại phương sai VIF
(bảng 4.20) của tất cả các nhân tố đều nhỏ hơn 2, có thể kết luận rằng, mô hình hồi quy không
vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến, tức là các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau.
Từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy, các nhân tố tác động đều có ý nghĩa trong mô
hình (Sig.<0.05) và có tác động tới thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex. Trong đó, cả
bốn biến trong mô hình đều tác động cùng chiều và tỉ lệ thuận với biến phụ thuộc (các hệ số

hồi quy đều mang dấu dương). Hệ số hồi quy của các biến trong mô hình có giá trị báo cáo
lần lượt là: (1) BN: Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài đạt 0.218; (2) BT: Hoạch

Mô hình trên giải thích được 37,2% (R2 hiệu chỉnh = 0.372) sự thay đổi của thực
hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex là do các biến độc lập trong mô hình tạo ra, còn lại
62,8% sự thay đổi được giải thích bởi các nhân tố khác ngoài mô hình.
Mô hình cho thấy có 04 biến độc lập tác động thuận chiều tới thực hiện CSR tại các
DN thuộc Vinatex và ở mức độ tin cậy đạt không dưới 97,3% (MaxSig=0.027). Nghiên cứu
xem xét hệ số ước lượng đã chuẩn hóa (Beta) để xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc
lập đến thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex. Các hệ số này có thể chuyển hóa dưới
dạng phần trăm như trình bày ở bảng 4.12. Kết quả số liệu cho thấy các nhân tố tác động tới
thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex có thể xếp theo tứ tự tác động từ cao xuống thấp
như sau: Mức tác động mạnh nhất là “Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài” có β1
= 0.253 chiếm 28,95%; xếp thứ hai là “Hoạch định chiến lược định hướng bên trong” có β2
= 0.216 chiếm 24,71%; thứ ba là “Văn hóa nhân văn của DN” có β4 = 0.203 chiếm
23,23%; cuối cùng là “Luật và thực thi pháp luật” có β3 = 0.202 chiếm 23,11%.
4.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, tác giả tiến hành kiểm định sự khác không
của các hệ số hồi quy β1, β2, β3, β4 tương ứng với các giả thuyết H1, H2, H3, H4 (Bảng
4.23). Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình hồi quy với 04 biến độc lập và 01 biến phụ
thuộc. Bảng 4.23 cho thấy các giả thuyết H1, H2, H3, H4 đều được chấp nhận. Từ những
phân tích trên, có thể kết luận mô hình nghiên cứu lý thuyết thích hợp với dữ liệu nghiên
cứu. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu của các nhân tố ảnh hưởng là Hoạch định chiến
lược định hướng bên ngoài, Hoạch định chiến lược định hướng bên trong; Luật và thực thi
pháp luật; Văn hóa nhân văn của DN hệ số Beta là 0.253;0.216; 0.202 và 0.203
Như vậy có thể thấy, để tăng cường thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex thì
ngay từ bước hoạch định chiến lược mà cụ thể là từ khi thiết lập các mục tiêu, sứ mệnh của
DN, bản thân các DN thuộc Vinatex cần phải đánh giá đúng vai trò của các yếu tố thuộc môi
trường bên ngoài ảnh hưởng tới hoạch định chiến lược của DN, qua đó gián tiếp tác động
mạnh lên ý thức thực hiện CSR. Bên cạnh đó, Văn hóa nhân văn của DN cũng cần được quan

tâm nhiều hơn, bởi vì các DN thuộc Vinatex đã sớm ý thức được vai trò quan trọng của
nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao thì cần thiết phải quan tâm đến nhu cầu
cá nhân của nhân viên, văn hóa cá nhân của họ, coi trọng những ý tưởng và đóng góp của họ


21
cho DN, khi đó văn hóa của DN, CSR của DN sẽ tự động ngấm vào trong mỗi thành viên của
DN và các hành vi thực hiện CSR sẽ ngày một mang tính tự nguyện cao hơn.
4.5. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của đặc điểm DN tới thực hiện CSR của các DN
thuộc Vinatex
Bảng 4.24: Bảng kết quả hồi quy của mô hình thực hiện CSR tại các DN thuộc
Vinatex phụ thuộc vào đặc điểm DN
Model Summaryb
Model
R
Hệ số xác
Sai số chuẩn
R2 hiệu chỉnh
Durbin-Watson
định R2
của ước lượng
a
1
0.639
0.409
0.367
0.2496
1.996
a. Predictors: (Constant), Dthu1, Tbinh_VH, Laodong1, Tbinh_LP, Tbinh_BT,
So_Nam, Tbinh_BN

b. Dependent Variable: Tbinh_TN
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

Kết quả phân tích hồi quy thu được cho thấy, trị số R = 0.639 nghĩa là mối quan hệ
giữa các biến trong mô hình đã chặt chẽ hơn khi chưa xem xét đến đặc điểm DN. Hệ số xác
định R2 = 0.409, điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 40,9% hay nói cách khác thì
40,9% sự biến thiên của “Thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex” được giải thích bởi 04
nhân tố ảnh hưởng nêu trên và 03 nhân tố đặc điểm của DN là “Số năm hoạt động”, “Số
lượng lao động” và “Doanh thu”. Tuy nhiên, giá trị R2 hiệu chỉnh phản ánh chính xác hơn
sự phù hợp của mô hình với tổng thể, kết quả phân tích cho thấy, R2 hiệu chỉnh có giá trị
bằng 0.367 (hay 36,7%) tức là chỉ có 36,7% sự biến thiên của biến phụ thuộc (Y) “Thực
hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex” được giải thích bởi 04 biến độc lập và 03 biến thuộc
về đặc điểm của DN, còn 63,3% sẽ do các yếu tố khác ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể, nghiên cứu xem xét đến giá
trị thống kê F trong bảng phân tích phương sai ANOVA (Bảng 4.25), giá trị F = 9.683 với
mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05, bước đầu cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp
với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Để đánh giá việc mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến nghiên
cứu xem xét hệ số phóng đại phương sai VIF. Hệ số phóng đại phương sai VIF (bảng 4.26)
của tất cả các nhân tố đều nhỏ hơn 2, có thể kết luận rằng, mô hình hồi quy không vi phạm
hiện tượng đa cộng tuyến, tức là các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau.

Nhân tố

Bảng 4.26: Kết quả phân tích hồi quy đa biến
Coefficientsa
Hệ số chưa
Hệ số đã
Thống kê cộng tuyến
chuẩn hóa

chuẩn hóa
t
Sig.
Độ lệch
Độ chấp
B
Beta
VIF
chuẩn
nhận

22

1

(Constant) 1.434
Tbinh_BN 0.210
Tbinh_BT 0.186
Tbinh_LP
0.138
Tbinh_VH 0.128
So_Nam
-0.002
Laodong1 -0.008

0.332
0.087
0.080
0.062
0.055

0.002
0.011

Dthu1
0.017
0.014
a. Dependent Variable: Tbinh_TN

4.322 0.000
0.243 2.412 0.018
0.216 2.331 0.022
0.188 2.243 0.027
0.212 2.330 0.022
-0.094 -1.046 0.298
-0.054 -0.690 0.492
0.111

1.216 0.227

0.592
0.699
0.855
0.729
0.742
0.982

1.689
1.430
1.170
1.371

1.348
1.019

0.727

1.376

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

Từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy, 03 nhân tố đặc điểm DN tác động tới “Thực
hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex” rất mờ nhạt do mức ý nghĩa thống kê (Sig.>0.05),
riêng nhân tố “Số năm hoạt động của DN” và “Số lượng lao động” có xu hướng tác động
ngược chiều với biến phụ thuộc “Thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex”. Do vậy, khi đề
xuất các giải pháp tăng cường thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex, tác giả sẽ chủ yếu
dựa trên sự tác động của các nhân tố là “Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài”,
“Hoạch định chiến lược định hướng bên trong”, “Luật và thực thi pháp luật” và “Văn hóa
nhân văn của DN”.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết quả chủ yếu của nghiên cứu
Nghiên cứu đã sử dụng các mô hình lý thuyết của (Caroll, 1991, Caroll, 1994, Caroll,
1999), (Freeman, 1984), (Maignan and Ferrell, 2000) và kết quả điều chỉnh, phát triển thang
đo của (Galbreath, 2010) để xây dựng các khái niệm và thang đo nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng “Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài”, “Hoạch định chiến lược định
hướng bên trong”, “Văn hóa nhân văn của DN” và “Thực hiện CSR của DN”, đồng thời
phát triển thêm thang đo nhân tố “Luật và thực thi pháp luật” trên cơ sở thực tiễn bối cảnh
hoạt động của các DN thuộc Vinatex. Kết quả nghiên cứu và kiểm định đã được trình bày
theo mục tiêu nghiên cứu ở phần đầu của luận án, nghiên cứu sinh tổng hợp lại như sau:
(1). NCS đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 04 nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
CSR tại các DN thuộc Vinatex gồm Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài, Hoạch

định chiến lược định hướng bên trong, Luật và thực thi pháp luật, Văn hóa nhân văn của DN.
(2). Kết quả kiểm định cho thấy cả 04 nhân tố ảnh hưởng Hoạch định chiến lược
định hướng bên ngoài, Hoạch định chiến lược định hướng bên trong, Luật và thực thi pháp
luật, Văn hóa nhân văn của DN đều tác động thuận chiều đến thực hiện CSR của các DN
thuộc Vinatex với mức ý nghĩa Sig. <0.05.
(3). Mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến thực hiện CSR của các DN
thuộc Vinatex nói chung là khác nhau. Nhân tố “Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài”


23

24

có ảnh hưởng mạnh nhất (chiếm 28,95%) đến thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex bất kể
là DN có quy mô lớn hay nhỏ đều thực hiện CSR dựa trên hoạch định chiến lược phát triển
DN. Tiếp đó là nhân tố “Hoạch định chiến lược định hướng bên trong” có mức độ ảnh hưởng
đứng thứ hai với 24,71%, thứ ba là nhân tố “Văn hóa nhân văn của DN” với 23,23% và cuối
cùng là nhân tố “Luật và thực thi pháp luật” với 23,11%. Các giá trị cụ thể được xác định thể
hiện mức độ ảnh hưởng có sự khác biệt so với các nghiên cứu trước đây, đây là những điểm
mới trong bản luận án của nghiên cứu sinh. Mô hình hồi quy tuyến tính được thể hiện:

Cho phép DN may mặc được ghi nhận chi phí bảo vệ thương hiệu vào trong giá
thành sản phẩm để các thương hiệu trong nước cạnh tranh với những thương hiệu may
mặc nước ngoài; Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát và phản ứng nhanh
khi tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm của DN; Áp dụng khung hình phạt nghiêm minh
hơn nữa đối với các trường hợp làm giả, làm nhái và vi phạm bản quyền các thương
hiệu đã được bảo hộ; Giảm thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu cho DN dệt may do bị phụ
thuộc khá nhiều vào nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu.
Kiểm soát sự minh bạch giữa DN trong nước và DN FDI trong ngành may
xuất khẩu tạo sân chơi cạnh tranh công bằng và lành mạnh.

Ổn định cơ chế chính sách thuế, hải quan, lao động, tiền lương, BHXH, BHYT
minh bạch, rõ ràng để DN dệt may yên tâm kinh doanh, không phải lo suốt ngày “đối
phó” với những chính sách thay đổi liên tục.
Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về thực hiện CSR trong các DN
dệt may ở Việt Nam.
Phối hợp đồng bộ hoạt động của các cơ quan, ban ngành, tổ chức trong thực
hiện CSR của DN.
Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thưởng, phạt các DN dệt may thực
hiện CSR để tạo sự công bằng.
5.4. Hạn chế của nghiên cứu
Thứ nhất, hạn chế trong việc xây dựng thang đo và các khái niệm nghiên cứu:
Văn hóa DN và CSR là một phạm trù khó lượng hóa, rất ít các nghiên cứu tiến hành
xây dựng và phát triển thang đo cho nghiên cứu định lượng. Vì vậy, trong nghiên cứu
này, vẫn tồn tại một số thang đo còn yếu về cơ sở lý luận đề xuất thang đo.
Thứ hai, hạn chế về mẫu nghiên cứu: Các thông tin của nghiên cứu định tính có
thể bỏ sót những phát hiện mới hoặc loại bỏ những tiêu chí chưa phù hợp với môi
trường kinh doanh ở Việt Nam và đặc thù riêng của ngành may mặc. Mặc dù, số mẫu
sử dụng trong luận án thỏa mãn điều kiện để phân tích, nhưng có thể gây nhầm lẫn
đến phạm vi nghiên cứu gắn với tên đề tài nghiên cứu.
Thứ ba, hạn chế trong xử lý dữ liệu: Kết quả khảo sát chính thức qua hai giai
đoạn đã thu được lượng mẫu đủ lớn nhưng trong phân tích EFA vẫn còn xuất hiện
một số biến lưỡng tính. Ngoài ra, luận án còn chưa thực hiện tiến hành phân tích nhân
tố khẳng định (CFA) để khẳng định mức độ mối quan hệ chặt chẽ giữa các biến trong
mô hình. Vì vậy, luận án mới dừng lại ở việc xem xét hữu hạn các nhân tố ảnh hưởng
tới việc thực hiện CSR của DN mà chưa kết luận được chính xác xem các nhân tố này
tác động trực tiếp hay gián tiếp đến thực hiện CSR.
5.5.Hướng nghiên cứu tiếp theo

TN = 0.218BN + 0.185BT + 0.149LP + 0.123VH + 1.419 + e


Với mô hình gồm 04 nhân tố tác động trong nghiên cứu này, chỉ có 37,2% sự biến
thiên của biến phụ thuộc (Y) “Thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex” được giải thích
bởi 04 biến trong mô hình, còn 62,8% sẽ do các yếu tố khác ngoài mô hình và sai số ngẫu
nhiên (R2 hiệu chỉnh có giá trị bằng 0.372 (hay 37,2%)).
(4). Với các số liệu trong thống kê mô tả, nghiên cứu cũng đã cung cấp thêm nhiều
thông tin quan trọng và có ý nghĩa như phần lớn các DN trong mẫu điều tra có quy mô lao
động (>3000) và doanh thu lớn (80% trên 200 tỷ đồng, năm 2016). Ngoài ra, kết quả nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng, thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex hiện nay là tương đối tốt trên
cả 4 đối tượng là người lao động, người tiêu dùng, môi trường và cộng đồng.
5.2. Hàm ý đề xuất cho các nhà quản trị trong các DN thuộc Vinatex
Đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạch
định chiến lược phát triển DN. Lãnh đạo càng quan tâm đến hoạch định chiến lược phát triển
DN thông qua phát huy động lực môi trường bên trong, bên ngoài, vai trò của các bộ phận quản
lý DN, các nguồn lực và các kỹ thuật phân tích sẽ thúc đẩy DN thực hiện tốt hơn CSR.
Đánh giá đúng vai trò của văn hóa DN (văn hóa nhân văn của DN), Luật và thực thi
pháp luật đối với việc thực hiện CSR. Ảnh hưởng của nhân tố văn hóa nhân văn của DN
đến thực hiện CSR được thúc đẩy từ bên trong. Trong khi khung khổ pháp lý bị ràng buộc
bởi các khía cạnh pháp lý đến từ bên ngoài. Do đó, văn hóa nhân văn của DN có mối quan
hệ chặt chẽ hơn nhân tố “Luật và thực thi pháp luật”. Nhà quản lý DN cần dành thời gian
lắng nghe ý kiến để hiểu hơn nguyện vọng của người lao động và giải quyết những mâu
thuẫn bất đồng thông qua đối thoại, thương lượng và đàm phán. Trong sản xuất kinh doanh,
phải đảm bảo giải quyết hài hòa lợi ích của các bên, gắn lợi ích của DN với lợi ích của
người tiêu dùng và cộng đồng xã hội, coi trọng hiệu quả hoạt động của DN gắn với thực
hiện CSR.
Tập trung cải thiện thực hiện CSR theo hướng cân đối, hài hòa đảm bảo đủ bù đắp
cho các khoản phí phải bỏ ra khi DN thực hiện CSR. Thực hiện CSR kinh tế, pháp lý, đạo
đức và tình nguyện.
5.3. Kiến nghị với Nhà nước nhằm thúc đẩy các DN thuộc Vinatex thực hiện CSR
Bổ sung và hoàn thiện khung pháp luật nhằm tạo sở sở pháp lý vững chắc cho
việc thực hiện CSR tại các DN ở Việt Nam



25
(1) Hướng nghiên cứu sâu thứ nhất là bổ sung thêm nhân tố ảnh hưởng động cơ
của các nhà quản trị cấp cao nhằm thỏa mãn nhu cầu của cổ đông theo hướng có
trách nhiệm CSR.
(2) Hướng nghiên cứu sâu tiếp theo là nên lượng hóa hiệu quả của thực hiện CSR
đối với DN thông qua các chỉ số tài chính và phi tài chính.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng được đề cập ở giả thuyết
ban đầu của hoạch định chiến lược có mối quan hệ tác động mạnh nhất tới thực hiện
CSR trong các DN thuộc Vinatex, đặc biệt là “Hoạch định chiến lược định hướng bên
ngoài”. Khi xem xét tác động của các đặc điểm DN tới thực hiện CSR của các DN
thuộc Vinatex thì chưa có đủ ý nghĩa thống kê để kết luận có sự tác động rõ rệt nào. Kết
quả phân tích hồi quy cho thấy, cả bốn nhân tố đề xuất trong mô hình lý thuyết đều có
tác động tích cực tới thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex, trong đó mức tác động
mạnh nhất là nhân tố “Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài” có β1 = 0.253
chiếm 28,95%; xếp thứ hai là “Hoạch định chiến lược định hướng bên trong” có β2 =
0.216 chiếm 24,71%; thứ ba là “Văn hóa nhân văn của DN” có β4 = 0.203 chiếm
23,23%; cuối cùng là “Luật và thực thi pháp luật” có β3 = 0.202 chiếm 23,11%.
Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật và lý
luận: Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR của các DN thuộc
Vinatex. Trong đó bao gồm 03 nhân tố kế thừa từ nghiên cứu của các tác giả như Caroll
(1979, 1991,1999), Maignan and Ferrell (2000) và kết quả điều chỉnh, phát triển thang đo
của Jeremy (2010) và 01 nhân tố “Luật và thực thi pháp luật” được tác giả phát triển trong
điều kiện nghiên cứu thực tế ở Việt Nam.
Những đóng góp về thực tiễn và khuyến nghị của Luận án: Đề xuất mô hình
nghiên cứu và lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thực hiện
CSR của các DN thuộc Vinatex. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần
giúp các DN thuộc Vinatex nhận thức được tầm quan trọng của thực hiện CSR để từ

đó có định hướng cụ thể cho thực hiện CSR ngày một phù hợp và hiệu quả hơn. Mặc
dù tác giả đã cố gắng nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, song các nội dung trong bản
Luận án khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự góp
ý của các nhà khoa học để Luận án được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!



×