Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Bài thực tập tốt nghiệp dược sĩ đại học nhà thuốc 307

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.96 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LIÊN TỤC NGÀNH DƯỢC
******

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sinh viên:
Lớp:
Mã sinh viên:
Giáo viên hướng dẫn:

Hà Nội, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LIÊN TỤC NGÀNH DƯỢC
******

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập:
Địa chỉ thực tập:
Sinh viên:
Lớp:
Mã sinh viên:
Giáo viên hướng dẫn:


Hà Nội, năm 2020


MỤC LỤC
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1. MỞ ĐẦU

1

2. LỜI CẢM ƠN

2

PHẦN II. NỘI DUNG THỰC TẬP

3

I. Hồ sơ pháp lý cần phải có của Nhà thuốc

4

II. Nhân sự và cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà thuốc.

8

III. Các văn bản, tài liệu chuyên môn, sổ sách, quy trình thao tác chuẩn sử

dụng tại nhà thuốc.

11

IV. Các hoạt động mua thuốc.

15

V. Các hoạt động bán thuốc

18

VI. Bảo quản thuốc

24

VII. Thuốc thuộc danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt

25

VIII. Danh mục thuốc kinh doanh tại Nhà thuốc

26

IX. Công tác dược lâm sàng tại Nhà thuốc

35

X. Việc thực hiện các quy định niêm yết giá thuốc, Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh thuốc, chứng chỉ hành nghề dược, số điện thoại đường dây

nóng của Sở Y tế Thành phố.

37

PHẦN III. KẾT LUẬN

43


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCHND

: Chứng chỉ hành nghề dược

DSĐH

: Dược sỹ đại học

DSCĐ

: Dược sỹ cao đẳng

DSTH

: Dược sỹ trung học

GPP

: Good pharmacy practises


ĐKKDD

: Đăng kí kinh doanh dược

NĐ –BYT

: Nghị định – Bộ Y Tế

TT –BYT

: Thông tư – Bộ Y Tế



: Quyết định

SĐK

: Số đăng kí

TPCN

: Thực Phẩm chức năng

NĐ-CP

: Nghị định chính phủ

TTLT


: Thông tư liên tịch

BTC

: Bộ Tài Chính

BCT

: Bộ Công Thương

QH

: Quốc Hội


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. MỞ ĐẦU
Mỗi viên thuốc nhỏ bé chính là một phát minh vĩ đại của loài người trong
cuộc chiến đấu chống lại các loại bệnh tật. Chính vì thế, Dược học được liệt kê
vào danh sách các nghành nghề cao quý nhất gắn liền với thiên chức bảo vệ,
nâng cao chất lượng và chăm sóc sức khỏe của tất cả mọi người. Cũng vì vậy,
mà em đã lựa chọn theo học và sau này là theo nghề Dược với lòng nhiệt huyết,
yêu nghề và cống hiến.
Quãng thời gian học tại trường Đại học Đại Nam, dưới sự giúp đỡ giảng
dạy chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy cô mà em đã hoàn thành chương trình học
trên lớp. Trong thời gian này, em được đi thực tập tại nhà thuốc Thành Thủy
307- địa chỉ: 301-Hai Bà Trưng-Lê Chân-Hải Phòng. Đây là đợt thực tập rất cần
thiết và ý nghĩa.
Nhà thuốc Thành Thủy 307 là một nhà thuốc đạt chuẩn GPP, đã gắn bó lâu
dài và nhận được nhiều sự tin tưởng của bệnh nhân, với đa dạng các chủng loại

thuốc, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế ... cùng giá cả hợp lý, cạnh tranh.
Thời gian thực tập tại nhà thuốc là khoảng thời gian em được kết hợp học
giữa lý thuyết và thực hành, giúp em hiểu rõ được vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của người dược sỹ; hiểu được cánh sắp xếp bố trí, cách bảo quản thuốc; thủ tục
cần thiết của một nhà thuốc đạt chuẩn GPP và những nguyên tắc, tiêu chuẩn cần
thiết trong ngành. Đặc biệt là phát triển kỹ năng giao tiếp, tư vấn, hướng dẫn cho
bệnh nhân.

1


2. LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin tỏ lòng biết ơn tới quý thầy cô đã
tận tình, hướng dẫn, chỉ dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình
học tập cũng như trong thời gian thực tập và viết báo cáo tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn tới quý nhà trường Đại học Đại Nam, quý thầy cô bộ môn
đã giới thiệu cho em được thực tập tại nhà thuốc Thành Thủy 307-địa chỉ: 301
Hai Bà Trưng-Lê Chân.
Em cũng xin tỏ lòng biết ơn tới quản lý chuyên môn chủ nhà thuốc Thành
Thủy 307 đã cho phép em được thực tập tại nhà thuốc, xin cám ơn các dược sỹ
làm việc tại nhà thuốc đã hướng dẫn nhiệt tình, phân tích cho em trong suốt thời
gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

2


PHẦNII. NỘI DUNG THỰC TẬP
*Giới thiệu về đơn vị thực tập

- Tên nhà thuốc thực tập: Nhà thuốc Thành Thủy 307
- Địa chỉ: số 301 Hai Bà Trưng, Lê Chân, Hải Phòng
- Quản lý chuyên môn, chủ nhà thuốc: DSĐH Nguyễn Thị Phương
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược: Số hiệu 596/ĐKKDD-HP
- Chứng chỉ hành nghề dược của DSĐH Nguyễn Thị Phương do Sở Y Tế Hải
Phòng cấp số 1220HP-CCHND ngày 20/8/2015
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do Ủy Ban Nhân Dân quận Lê Chân
cấp số 02C8003929
- Nhà thuốc Thành Thuỷ 307 là nhà thuốc đạt chuẩn GPP, với phương châm kinh
doanh chính :" Nhà thuốc của mọi gia đình ". Nhà thuốc kinh doanh đa dạng các
loại thuốc giá cả hợp lý, cạnh tranh; tư vấn hướng dẫn nhiệt tình nhằm hướng tới
mục tiêu phục vụ tất cả vì sức khỏe cộng đồng, mang đến sự tiện lợi, an toàn cho
người bệnh.

Hình 1.1: Nhà thuốc Thành Thủy 307

3


I. Hồ sơ pháp lý cần phải có của Nhà thuốc
1.1. Chứng chỉ hành nghề dược
- Được cấp cho cá nhân đăng kí hành nghề dược, do Giám đốc Sở Y tế cấp và có
hiệu lực 5 năm từ ngày ký.

Hình 1.2: Chứng chỉ hành nghề dược của chủ nhà thuốc
- Người được cấp Chứng chỉ hành nghề phải có các điều kiện sau:
 Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của từng hình
thức kinh doanh thuốc
 Đã qua thực hành nghề nghiệp ít nhất từ 2 đến 5 năm tại cơ sở dược hợp
pháp đối với từng hình thực kinh doanh.

 Có đạo đức nghề nghiệp.
 Có đầy đủ sức khỏe.

4


1.2. Giấy đăng kí kinh doanhdược.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
- Được cấp cho cơ sở kinh doanh thuốc, do Giám đốc Sở Y tế và có hiệu lực 5
năm kể từ ngày kí.

Hình 1.3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
- Cơ sở kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải có
đủ các điều kiện sau đây:
 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết cho
từng hình thức kinh doanh thuốc.
 Người quản lý chuyên môn về dược đã được cấp Chứng chỉ hành nghề
dược phù hợp với hình thức kinh doanh.

5


1.3. Giấy phép kinh doanh hộ cá thể.
- Nhà thuốc tư nhân phải có Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hộ cá thể do
Ủy Ban Nhân Dân Quận cấp.

Hình 1.4: Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh

6



1.4. Giấy chứng nhận “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc – GPP”
- Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế về GPP, từ 2/2011, các Nhà thuốc không
đạt chuẩn GPP chỉ được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn và chỉ
hoạt động đến hết 31/12/2011.
- Giấy chứng nhận GPP đạt chuẩn có thời hạn 3 năm.
- Để đạt chuẩn GPP, chủ Nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược đại học
và có mặt tại cửa hàng thuốc trong thời gian hoạt động, Nhà thuốc phải có diện
tích tối thiểu từ 10m2, được đặt ở địa điểm cố định, có đủ thiết bị để bảo quản
thuốc....

Hình 1.5: Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (GPP)

7


II. Nhân sự và cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà thuốc.
2.1. Nhân sự.
- Người phụ trách, chủ nhà thuốc: DSĐH Nguyễn Thị Phương Có chứng chỉ
hành nghề dược do Sở Y Tế cấp.
- Nhân viên: 1 dược sỹ cao đẳng, 4 dược sỹ trung học. Tất cả các nhân viên làm
việc tại nhà thuốc đều có văn bằng chuyên môn phù hợp với quy định của Bộ Y
Tế, có kinh nghiệm bán và tư vấn hướng dẫn thuốc.
DSĐH Nguyễn Thị Phương
Chủ nhà thuốc, phụ trách chuyên môn

DSCĐ

DSTH


DSTH

DSTH

DSTH

Lương Quốc Trung

Lương Tố Nga

Lê Thị Lan

Nguyễn Thị

Lê Thị

Nhân viên

Nhân viên

Nhân viên

Hoa Nhân viên

ThịnhNhân

2.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật.
5

4


Lố

2

3

i

1

6
8

9

đi

10


o
tro

7

ng

12


11

Mặt tiền chỗ khách hàng đứng mua thuốc và chờ tư vấn

Sơ đồ nhà thuốc Thành Thủy 307
1. Lối vào

2. Bồn rửa tay

6,7. Tủ thuốc kê đơn

8,9. Tủ TPCN

3. Tủ lạnh
10. Tủ thuốc
không kê đơn

4,5. Kho chứa thuốc
11,12. Tủ trưng bày

- Nhà thuốc Thành Thủy 307 có diện tích gần 50m 2 phù hợp với quy mô kinh
doanh và tiêu chuẩn GPP, có khu vực trưng bày bảo quản, giao tiếp khách hàng,
có nơi rửa tay dành cho người bán thuốc và bệnh nhân, có bình nước lọc và cốc
dùng một lần phục vụ cho nhu cầu uống thuốc, uống nước của khách hàng, có
8


khu vực riêng cho tư vấn khách hàng và ghế ngồi chờ, có khu vực riêng dành
cho những sản phẩm không phải là thuốc.
- Có tủ chứa thuốc và tủ ra lẻ thuốc, tủ trưng bày, có nhiệt kế ẩm kế, điều hòa,

máy tính kết nối với cổng thông tin của bộ y tế, thiết bị ánh sáng đầy đủ, có kho
chứa thuốc và bảo quản thuốc chờ kiểm nhập.
- Địa điểm cố định, riêng biệt cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô
nhiễm, xây dựng chắc chắn có trần ngăn bụi, nền dễ làm vệ sinh và đủ ánh sáng.
- Nhà thuốc có đủ thiết bị bảo quản thuốc, tránh được những ảnh hưởng bất lợi
đối với thuốc.
- Nhà thuốc có tủ, quầy, giá, kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho
bày bán, bảo quản và đảm bảo thẩm mỹ, có nhiệt ẩm kế và có hệ thống thông gió
và chiếu sáng.
 Cách bố trí và trưng bày trong nhà thuốc
- Trong Nhà thuốc được bố trí với nhiều tủ quầy được chia ra thành nhiều
-

ngăn với mục đích sắp xếp và lấy thuốc cho thuận lợi.
Thuốc được sắp xếp theo hệ thống các ngăn tủ trong việc bán thuốc, thuốc

-

được sắp xếp theo đúng yêu cầu dễ thấy, dễ lấy.
Các mặt hàng vỏ đựng bằng thủy tinh dễ vỡ được xếp ra mép ngăn ở các

-

tủ thấp để thuận tiện cho việc lấy và tránh va chạm làm vỡ.
Các thuốc có hạn ngắn được xếp ngoài, thuốc hạn dài xếp trong.
Trên các mặt hàng thuốc được bán giá rõ rang để khi khách hàng mua
thuốc có thể nắm bắt được giá cả của từng loại thuốc cho việc mua bán
thuốc được thuận tiện.

9



Hình 2.1: Tủ quầy và cách xắp xếp thuốc trên tủ tại nhà thuốc

10


III. Các văn bản, tài liệu chuyên môn, sổ sách, quy trình thao tác chuẩn sử
dụng tại nhà thuốc.
3.1. Các văn bản đang được sử dụng tại nhà thuốc.
- Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06/04/2016 của Quốc Hội có hiệu lực từ
ngày 01/01/2017.
- Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính phủ: Quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành luật dược
- Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ :Quy định về xử
phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
- Thông tư02/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 1 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y
tế: Quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.
- Thông tư 20/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế:
Quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP
ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc
phải kiểm soát đặc biệt.
- Thông tư 07/2017/TT-BYT ngày 03/05/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “
Danh mục thuốc không kê đơn”.
- Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT- BYT- BTC- BCT ngày 30/12/2011 của
Liên Bộ Y tế- Bộ Tài Chính- Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện quản lý nhà
nước về giá thuốc dùng cho người.
- Thông tư 06/2011/TT- BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lí
mỹ phẩm.
- Thông tư số 11/2018/TT- BYT ngày 4 tháng 5 năm 2018 của Bộ Y tế về quản

lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Thông tư 01/2018/TT-BYT: ngày 18 tháng 01 năm 2018: Quy định ghi nhãn
thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Quyết định số 708/QĐ – BYT ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Bộ Y tế về việc
ban hành tài liệu chuyên môn“ Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh”.

11


3.2. Hệ thống sổ sách của nhà thuốc Thành Thủy 307 bao gồm:
- Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kì
- Sổ kết quả đào tạo nhân viên
- Sổ thu nhận khiếu nại
- Sổ theo dõi thuốc bị đình chỉ thu hồi
- Sổ theo dõi thông tin bệnh nhân
- Sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm
- Sổ theo dõi phản ứng có hại của thuốc
Dưới đây là hình ảnh hệ thống sổ sách của nhà thuốc Thành Thủy 307

Hình 3.1: Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ

12


Hình 3.2: Một số loại sổ sách của nhà thuốc

13


Hình 3.3: Một số loại sổ sách của nhà thuốc


14


IV. Các hoạt động mua thuốc.
4.1.Tình hình nhập thuốc.
- Lập dự trù mua thuốc căn cứ vào 3 yếu tố:
+ Khả năng tài chính của hiệu thuốc, quy mô kinh doanh
+ Hàng tồn kho
+ Nhu cầu của thị trường
- Lựa chọn nhà cung ứng: Lựa chọn các nhà sản xuất, cung ứng có uy tín trên thị
trường, có đủ điều kiện kinh doanh thuốc
- Đối với thuốc thành phẩmdạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện hoặc
chứa hoạt chất an thần, nhà thuốc phải mua ở công ty kinh doanh hợp pháp, có
hóa đơn hợp lệ.
Sau đây là một số ví dụ về các nhà cung ứng tin cậy:
 Các công ty Dược phẩm (Traphaco, Hậu Giang, Sanofi, GSK,…)
 Nhà buôn (Hậu Vũ, Hương Linh,…)
 Trình dược viên

Hình 4.1: Hóa đơn của một số nơi cung ứng thuốc

15


4.2. Kiểm nhập thuốc
Khi nhập thuốc nhà thuốc phải chú ý các điểm sau:
+ Kiểm tra hóa đơn chứng từ đầy đủ, hợp pháp. Số lượng nhập phải đúng với
trên hóa đơn, nếu chênh lệch phải báo với nhà cung cấp.
+ Sau khi kiểm tra hóa đơn, kiểm tra tình trạng bao bì thuốc: bao bì sạch sẽ,

nguyên vẹn, không xước bẹp...
+ Kiểm tra tên thuốc bên trong và ngoài bao bì phải giống nhau.
+ Kiểm tra hạn sử dụng, số lô sản xuất của thuốc, thời hạn càng dài càng tốt,
thông thường thuốc là trên một năm.
+ Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan: kiểm tra màu sắc, tính toàn vẹn của
viên, vỉ( vỉ không bị hở, rách, vỡ), viên thuốc trong lọ không dính, không chảy
nước, độ đồng nhất của thuốc mỡ, siro phải trong, không lắng cặn....- Sau khi nhận hàng và hóa đơn, thuốc được kiểm tra và ghi chép vào sổ nhập
thuốc và theo dõi chất lượng thuốc.

Hình 4.2: Sổ nhập thuốc và kiểm soát chất lượng thuốc

16


* Sơ đồ tiến trình thực hiện
Lập dự trù mua thuốc
Chủ nhà thuốc
Nhân viên nhà thuốc

Mua thuốc
Chủ nhà thuốc
Nhân viên nhà thuốc

Kiểm nhập thuốc
Chủ nhà thuốc

Báo lại nhà

Nhân viên nhà thuốc


cung cấp
Đạt

Ghi chép sổ sách
Nhân viên nhà thuốc

Niêm yết giá
Nhân viên nhà thuốc

Trưng bày
Nhân viên nhà thuốc

17

Không Đạt


V. Các hoạt động bán thuốc
5.1. Các quy định về tư vấn và giao tiếp với khách hàng

- Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc:
+ Có thái độ hòa nhã, lịch sự
+ Tư vấn cho người mua hoặc bệnh nhân nhằm đảm bảo sử dụng thuốc phù
hợp lý, an toàn, hiệu quả.
+ Giữ bí mật thông tin người mua
+ Trang phục áo blouse sạch sẽ, gọn gàng, có ghi chức danh.
+ Thực hiện đúng các quy chế dược, tuân thủ đạo đức hành nghề dược
+ Tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế.
- Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ sơ sở bán lẻ thuốc:
+ Thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước

pháp luật về mọi mặt hoạt động của cơ sở; khi vắng mặt phải có ủy quyền cho
nhân viên có trình độ tương đương trở lên theo quy định.
+ Trực tiếp tham gia các thuốc phải kê đơn, tư vấn cho người mua.
+ Liên hệ với các bác sỹ kê đơn trong trường hợp cần thiết.
+ Kiểm soát chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc.
+ Thường xuyên cập nhật kiến thưc chuyên môn, nâng cao chất lượng phục
vụ khách hàng.
+ Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
+ Cộng tác với y tế cơ sở, cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông
giáo dục về thuốc cho cộng đồng và các hoạt động khác.
+ Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng không mong muốn
của thuốc.
5.2. Bán thuốc theo đơn.
- Người bán thuốc theo đơn phải có trình độ chuyên môn phù hợp với quy định
của Bộ Y tế
- Phải bán đúng thuốc ghi trong đơn. Khi phát hiện có sai phạm (về tên thuốc,
nồng độ, hàm lượng hoặc những quy định pháp lý về kê đơn) hoặc ảnh hưởng
đến sức khỏe người bệnh, người bán lẻ thông báo lại cho người kê đơn biết.
18


- Phải giải thích cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong
các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê
không nhằm mục đích chữa bệnh.
- Bán thuốc gây nghiện phải ghi vào sổ, lưu đơn thuốc bản chính.
Hoạt động bán thuốc theo đơn theo quy trình sau:

TLG
Tn
ấhvựt

vyscv
uk
ttdọh
thntg
ềđ
tnus
tốốcd
c

19

iư i ế a
h


n
a
h u
ử h àà
iụnư ể ớ
ir a
h g d
h ử ơố u n
h cụ u n

po
n
ố c

m n

ẫ n
ố g c


* Tiếp nhận đơn thuốc và kiểm tra đơn thuốc.
Cần chú ý một số điểm sau:
+ Đối với đơn thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi, phải ghi rõ số tháng và tên bố mẹ.
+ Đối với thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chưa hoạt chất gây nghiện hoặc
chứa chất hướng dâm thần/tiền chất dùng làm thuốc, nếu là kê đơn thì phải có
đơn của bác sỹ có chứng chỉ ngành nghề khám chữa.
+ Đơn thuốc có giá trị 05 ngày kể từ ngày kê đơn.
+ Kiểm tra về dược lâm sàng: liều dùng, tương tác thuốc, các phản ứng có hại
khác...
+ Chú ý các đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người suy gan,
thận.
* Lựa chọn thuốc
- Bán thuốc đúng theo loại đã được kê trong đơn. Trong trường hợp nhà thuốc
không có thế được kê trong đơn hoặc khách hàng yêu cầu được tư vấn lựa chọn
thuốc phù hợp thì Dược sỹ đại học giới thiệu các loại biệt dược cùng hoạt chất,
liều lượng, tác dụng, chỉ định kèm theo giá để khách hàng lựa chọn.
- Chỉ dược sỹ đại học mới được quyết định thay thế thuốc khi có sự đồng ý của
người mua.
* Phát thuốc, hướng dẫn khách hàng sử dụng
- Thuốc nhập trước sẽ được bán trước, kiểm tra hạn dùng, chất lượng của thuốc
trước khi phát thuốc cho khách.
- Hướng dẫn khách hàng trực tiếp bằng lời nói và viết trực tiếp lên bào bì.
Hướng dẫn, giải thích cho khách hàng về:
+ Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tương tác thuốc, tác dụng không mong
muốn
+ Liều lượng và cách dùng: thời điểm uống, tương tác của thức ăn với thuốc.

+ Lưu ý khách hàng liên lạc với nhà thuốc khi có vấn đề chưa hiều hoặc khi có
tác dụng phụ...
+ Nhắc nhở khách hàng thực hiện đúng đơn thuốc.

20


* Thu tiền
- Tính tiền theo giá đã niêm yết, đọc từng khoản cho khách hàng, tính tổng và
thu tiền của khách.
5.3. Bán thuốc không theo đơn.
Hoạt động bán thuốc không theo đơn theo quy trình sau:

TLG
mấvt
hysv
utdh
chng
tus
nốd
tc

ìư i

a

ấ u n

ử ià ể
ụư


ág d c

h ử
ôu
gcụ
n
i n
h

o

c
n

n

g

* Tìm hiều các thông về việc mua thuốc

- Thuốc mua được dùng đề chữa bệnh, triệu chứng gì???
- Đối tượng dùng thuốc:
+ Giới tính, tuổi tác
+ Tình trạng sức khỏe, có bị bệnh mãn tính gì không, ...
+ Có đang sử dụng loại thuốc nào không?
+ Đã dùng loại thuốc này bao giờ chưa? Có mang lại hiệu quả không?

21



×