Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Thảo luận hóa vô cơ: Lịch sử phát triển của hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.82 KB, 25 trang )

KHOA HÓA LÝ KỸ THUẬT
 BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

*****o0o*****

THẢO LUẬN HÓA VÔ CƠ
Chủ đề : Lịch sử phát triển của hóa học


MỤC LỤC


3

MỞ ĐẦU
                 Lịch sử ngành hóa học có lẽ được hình thành cách đây khoảng 4000 
năm khi người Ai Cập cổ đại lần đầu dùng kĩ thuật tổng hợp hóa học dạng 
"ướt".Đến thời kì 1000 năm trước Công nguyên một số nền văn minh đã dùng 
những kĩ thuật hóa học vẫn còn giá trị nền tảng cho đến tận ngày nay, như: 
luyện thép từ quặng sắt, làm đồ gốm, lên men rượu tạo ra màu để sơn và 
trang trí, chiết xuất tinh chất từ thực vật  làm thuốc hay nước hoa, làm phô 
mai, nhuộm quần áo, thuộc da, chế biến mỡ thành xà bông, làm ra thủy tinh, 

              Những thời kì lịch sử quan trọng của Hóa học:
 1,Thời kì cổ đại:Từ thượng cổ đến hết thế kỉ thứ 3 sau công nguyên
2,Thời kì giả kim thuật:Thừ thế kỉ thứ 4 đến đầu thế kỉ 16
3,Thời kì hóa học độc lập trở thành môn khoa học:Từ đầu thế kỉ 16 đến cuối 
thế kỉ 18
4,Thời kì hóa học hiện đại:Từ đầu thế kỉ 19 đến nay



4

1.  Thời kì cổ đại.
1.1.  Những di vật và hiểu biết Hóa học thời kì cổ đại.

Các giáo sĩ tôn giáo bí mật nghiên cứu điều chế 
nhân tạo ngọc quý,kim loại quý,vàng bac,thuốc 
nhuộm   đẹp,thuốc   thánh   chữa   bệnh,ướp   xác 
người…dung những kí hiệu tượng trưng,khinh 
thường sự  quan sát thiên nhiên và sự  tổ  chưc 
làm thí nghiệm.Sau khi Ai Cập bị Hy Lạp xâm 
chiếm   (   Năm   323   trược   Công   Nguyên)   một 
phần “ Nghệ  thuật thiêng liêng” bị  lọt ra ngoài 
từ   các   đền   thờ   Phơta,Ozirit,Jzodo…và   được 
phổ biến rộng ra dần…
Trong thành phố  thì có sự  hoạt động hang ngày thiết thực phong phú 
của một đội ngũ đông đảo các thợ nghề thủ công.Họ lao động cần cù đi đến 
sang tạo ra nhiều sản phẩm đồ mỹ nghệ bằng ngọc quý,vàng,bạc,đồ gốm,đồ 
thủy tinh,vải vóc,thuốc nhuộm…Đội ngũ thợ  này tập hợp dần dần một vốn  
kiến thức về kỹ thuật hóa học thủ công phong phú và có giá trị.Chính họ  đã 
để lại cho ngày nay những di vật quý như:đền đài,lăng mộ,kho báu,dụng cụ 
lao động,sinh hoạt…
Ngoài ra còn có những tư liệu ghi chép trên những tấm đá,tấm đất sét 
nung,thanh tre non,giấy lao sậy (papirut Ai Cập).Một papirut có tiếng nhất là 
papirut Ebe (Eber) còn lưu trữ  tại trường đại học Lepzic viết khoảng 1600 
năm trước công nguyên,phần chính nói về y học,thuốc chữa bệnh.Còn có kể 
thêm tác phẩm của một số tác giả,thi sĩ.


5


Các di vật  ở  trên được tim thấy  ở  những nơi đã có một trình độ  văn 
minh nào đó  ở  thời cổ  đại,tại khu vực rộng lớn Á­Âu­Bắc Phi,đã xuất hiện  
dần dần trước sau nhau một ít các nền văn minh:Trung Quốc (sớm nhất),  Ấn  
Độ,Lưỡng Hà,Ai Cập,Hy Lạp,Lã Mã ( muộn nhất) .Từ  thời xa xưa người  
Trung Hoa đã biết sản xuất đồ  gốm,một số  kim loại,đúc tượng,chế  thuốc 
nhuộm (inđigo),thuốc chữa bệnh,sản xuất đường,nấu rượu từ các hạt,ấn Độ 
cũng có nhiều những di vật tương tự mới được phát hiện gần đây,có những 
đồ   gốm,những   đồng   tiền   có   niên   đại   khoảng   3000   năm   trước   công 
nguyên.Khu vực Lưỡng Hà có những tấm đất sét khắc chữ hình nêm từ 3000  
năm trước công nguyên ghi lại cách sản xuất các kim loại  đồng,bac,vàng,chì 
từ  quặng,có những tượng múa tôn giáo từ  4000 năm trước công nguyên.Ở 
Việt   Nam.thời   các   vua   Hùng   cũng   biết   sản   xuất   đồ   gốm,luyện   sắt,đúc 
chuông đồng,vũ khí…
Nền văn minh Ai Cập cổ   đại  được nghiên cứu và hiểu biết nhiều 
nhất.Trước khi bị  đế  quốc Hy Lạp xâm chiếm,Ai Cập độc lập có các triều  
đại được xây dựng nên từ  7000 năm trước công nguyên,là nước có kỹ  thuật  
tiên tiến của thế  giới ngày xưa,các nghề  thủ  công đạt tới trình độ  cao do 
trong chế độ chiếm hưu nô lệ của Ai Cập có sự phân công lao động giữa các 
thợ  thủ  công và sự  chuyên môn hóa sản xuất.Ai Cập cổ  đại biết nung gạch  
từ 6000 năm trước công nguyên,biết tinh chế vàng bạc sản xuất đồ gốm,chế 
thuốc nhuộm (thuốc nhuộm thực vật inđigo,nghệ,quỳ…thuốc nhuộm vô cơ 
như hồng hoàng,minium..),chế rượu như rượu nho,..dấm,các loại thuốc chữa 
bệnh (thuốc viên,thuốc xoa,thuốc bổ,..),có ký thuật ướp xác người chu đáo tử 
3000 năm trước Công nguyên,…trong kim tự tháp Khuphu (Khufu) 2900 năm 
trước công nguyên đã tìm thấy dao trổ bằng thép được chôn theo.
Từ  xa xưa,con người trong quá trình tìm hiểu thế  giới đã nhận thấy  
cần phải có một lý thuyết nào đó hướng dẫn mình tiến tới.



6

1.2  Những lý thuyết của các Triết gia cổ Hy Lạp­La Mã.
Trong thời cổ  đại,dân tộc Hy Lạp nổ  bật lên  ở  khả  năng tổng quát 
hóa.Họ có nhiều nhà triết học mạnh dạn xây dựng nên những lý thuyết tổng  
quát để  giải thích các hiện tượng muôn hình muôn vẻ  không ngừng diễn ra 
xung quanh mình,đáng chú ý nhất có thuyết các chất đầu hay nguyên tố  của 
mọi vật,có thuyết nguyên tử  về  cấu tạo gián đoạn của vật chất.Thuyết các 
nguyên tố được hình thành như sau:
Nhà triết học Talet (Thales) ở thành phố Milê (Milet) sống ở thế kỉ thứ 
7 sang thế  kỉ thứ 6 trước Công nguyên,đã suy nghĩ và kết luận rằng nước là  
một nguyên lý,là chất đầu,là nguyên tố  của tất cả:”không có gì có thể  xuất 
phát từ  không có gi,tất cả  xuất phát từ  nước rồi lại trở  lại về  nước”.Đun 
nóng nước thấy nước biến thành không khí (hơi nước),cho bay hơi nước 
(nước biển) thu được đất (muối), Anaximen sống khoảng giữa thế kỉ thứ 6  
trước Công nguyên cho không khí là chất đầu.Xenophan cùng thế  kỉ  cho đất  
và nước là chất đầu.Heraclit (540­480 trước công nguyên) coi lửa là chất đầu.
Em­pê­đôc  (Empedocle)  (490­430  trước  công  nguyên)  tổng  hợ   thành 
thuyết các nguyên tố nước,không khí,đất,lửa thành 4 chất đầu,là 4 nguyên tố 
tạo nên mọi vật.Mọi vật thể  đều được tạo nên từ  chúng theo những tỉ  lệ 
khác nhau.
Chúng ta lưu ý rằng,nguyên tố ở đây nghĩa là thứ đầu tiên,không kể  là 
vật chất hay phi vật chất.
Gần   như   đồng   thời   với   thuyết   các   nguyên   tố,ra   đời   thuyết   nguyên 
tử.Một vấn đề  to lớn đặt ra là xem vật chất có cấu tạo như  thế  nào,có thể 
chia nhỏ mãi vô cùng không giới hạn hay có giới hạn?


7


Lơ­xip (Leucipe) ở thế kỉ thứ 5 trước công nguyên là tác giả của thuyết  
nguyên tử.Ông cho rằng vật chất có thể chia nhỏ dần đi đến những phần tử 
không thể chia nhỏ hơn được nữa,gọi chúng là các nguyên tử.Có các nguyên 
tử của đất,nước,không khí,lửa.
Đê­mô­crit (Democrite) (460­390 trước Công Nguyên) học trò của Lơ­
xip hoàn thiện lý thuyết của thầy,được coi là ông tổ  thực sự  của thuyết  
nguyên tử. Đê­mô­crit xuất phát từ  nguyên lý:”không có gì thì không thể cho 
cái gi cả” và lý luận như sau để đi đến thừa nhận sự tồn tại của nguyên tử: “  
Nếu bất kì vật nào có thể chia nhỏ mãi không cùng thì có 2 điều,hoặc không 
có gi cả hoặc còn lại cái gi đó.Trong trường hợp thứ nhất,vật chất chỉ có một 
sự tồn tại ảo tưởng mà thôi,trong trường hợp thứ 2 người ta đặt câu hỏi:còn 
lại gì vậy?.Câu trả  lời logic nhất là có sự  tồn tại của các nguyên tố  thực 
sự.,không chia được,không chỉ  được gọi là các nguyên tử”. Ông quan niệm  
rằng   các   nguyên   tử   của   các   nguyên   tố   có   kích   thước   và   hình   dạng   nhất 
định,giải thích được sự khác nhau về tính chất của các nguyên tố.Những chất 
thực tế ta thấy là liên kết của các nguyên tố đó,nếu có sự thay đổi liên kết thì  
có thể làm chất này biến đổi thành chất khác.
Lơ­xip và Đê­mô­crit là 2 nhà duy vật hoàn toàn,không chấp nhận có sự 
tham gia của một vị thần thánh nào trong mọi hiện tượng của vũ trụ.
Pla­tôn ( Platon ) (429­349 trước công nguyên) một triết gia có tên tuổi 
lớn,trong sách Timê của mình bác bỏ tính chất vật chất,bác bỏ thuyết nguyên 
tử,trình bày thuyết theo ý của mình:một thượng đế  đã xây dựng trật tự  của  
thế giới bằng nguyên tố nước,không khí,đất lửa đã tạo ra 4 loại sinh vật ứng  
với 4 nguyên tố  đó là:loại thứ  nhất gồm các thần tạo nên tia lửa,loại thứ  2  
gồm các động vật có cánh sống trong không khí,loại thứ 3 gồm các động vật 
sống trong nước,loại thứ 4 gồm các động vật sống trên cạn.


8


(Arixtot 384­322 trước công nguyên) học trò của Platon,không coi nặng 
như  thầy vấn đề  nghiền ngẫm các ý,mà chú ý nhiều đến việc nghiên cứu 
thiên nhiên,đến các con vật và các cây cỏ.Ông bác bỏ  thuyết nguyên tử,thừa 
nhận vật chất có thể  chia vô  hạn,thừa nhận có 4 nguyên tố  nước,không  
khí,đất lửa,tuy nhiên quan niệm nhau tưng cặp:khô­ẩm;nóng­lạnh,4 tính chất 
nguyên thủy  ấy kết hợ từng cặp một tạo thành nước,không khí,đất,lửa theo 
sơ đồ này:
Nóng+khô=lửa
Nóng+ẩm=không khí
Lạnh+khô=đất
Lạnh+ẩm=nước
Khi đun nóng nóng nước thiên nhiên,nước được biến thành không khí 
và   để   lại   trong   đĩa   một   bã   là   đất.Hiện   tượng   này   được   giải   thích   như 
sau:nước đã trả   ẩm cho lửa,thu nóng của lửa tạo thành không khí,đồng thời 
nước trả lạnh cho lửa thu khô của lửa tạo thành đất.
Từ  đây Arixtot kết luận là:”Hoàn toàn có khả  năng biến đổi chất này 
thành chất khác!” kết luận này đã thống trị  tai hại hóa học trong 1 thời gian  
rất dài,gần 2000 năm với trào lưu giả kim thuật.
Dân tộc La Mã có óc thực tế hơn là óc suy luận,cho nên họ chỉ tiếp thu  
các tử tưởng triết học của dân tộc Hy Lạp,không đóng góp được gì thêm giúp 
phát triển lý thuyết vừa trình bày
*Vài nét về nhà trường Alexandrie
Trong thời gian chuyển tiếp từ thời kì cổ  đại sang thời kì trung cổ,từ 
thế  kỉ  thứ  2 đến thế  kỉ  thứ  6 sau công nguyên.Sự  hoạt động mạnh mẽ  của 


9

nhà trường Alexandrie,có ảnh hưởng khá quan trọng đến sự tiến hóa của các 
ngành khoa học trong đó có hóa học.

Năm 323 trước Công Nguyên,Hoàng đế  Hi Lạp,Alexxandrie vĩ đại sau  
khi chinh phục được BaTư,Tiểu Á,và các nước Á­Phi,tiến hành chiếm Ai  
Cập,cho xây dựng ở ngay cửa song Nin thành phố mới Alexandrie làm thủ đô 
cho nước Ai Cập thuộc Hi Lạp.
Thành phố  mới này trở  thành một trung tâm thương  mại và thủ  công 
nghiệp lớn nhất thời bấy giờ,do chiếm vị trí đầu mối cho nhiều đường giao  
thông và biển đi khắp mọi nơi.Dòng vua Ptoleme trị  vì Ai Cập từ  thế  kỉ  3 
trước   Công   Nguyên   với   ý   đồ   chiến   lược   tán   dương,củng   cố   và   khuếch 
trương  ảnh hưởng chính quyền của mình,tìm cách tập trung  ở  Alexandri tất 
cả  những nhà thông thái Hi Lạp và cho xây dựng một viện hàn lâm khoa 
học,đó là thư viện công cộng đầu tiên trong lịch sử loài người (một thư viện  
khổng lồ chứa tới 700.000 sách viết bằng tay) và trường đại học Alexandrie  
cũng trở  thành một trung tâm khoa học lớn nhất thời bấy giờ,thu hút mạnh 
mẽ  nhiều thanh niên các nơi đến học tập,những nhà bác học được mời đến 
chỉ  mới làm được công tác bồi dưỡng,nghiên cứu và giảng dạy,nhưng chưa 
đóng góp được nhiều cho sự tiến bộ của khoa học vì viện hàn lâm khoa học 
Alexandrie là một cơ quan cung đình lấy những thuyết duy tâm làm tư tưởng 
chủ đạo.Dẫu sao từ nhà trường Alexandrie này đã xuất hiện một số nhà khoa  
học lớn như:Ơclit (Euclide) về  toán,lý;Acsimet về  kỹ  thuật,Herophin về  y  
học,..do đã chú ý gắn liền nghiên cứu khoa học với các  ứng dụng phục vụ 
nông nghiệp,hàng hải,quân sự,thương mại,…đối với hóa học nó vẫn được 
coi như là một bộ phận của:”nghệ thuật bí mật thiêng liêng” của các giáo sĩ  
trong các đến thờ.Họ  hoạt động dựa nhiều vào tà thuật,mê tín,tuy vậy cũng 
được tập hợ một số kiến thức về hóa kỹ thuật thủ công.


10

Nhà trường Alexandrie tồn tại đến năm 641 và sau đó ngừng hoạt động 
hẳn do thành phố Alexandrie bị người  Ả rập tàn phá trong một cuộc bao vây 

14 tháng liền.
Nhờ sự tỏa sang của nhà trường Alexandrie mà có nhiều thành tựu về 
triết học,văn học,khoa học,nghệ  thuật của thế  giới cổ  đại được truyền lại 
cho đến ngày này trong đó có hóa học.

2. THỜI KÌ GIẢ KIM THUẬT.
   Giả kim thuật là danh từ dịch từ chữ “
alchimi”, 
mà người  Ả Rập sau khi xâm chiếm Ai Cập giữa thế 
kỉ thứ 7, đặt ra bằng cách lắp tiền tố  “al” của  Ả Rập  
vào từ  chimi để  chỉ  thứ  “tiền hóa học” ngự  trị  trong 
thời kì trung cổ  ở châu Âu (từ thế kỉ thứ 4 đến thế kỉ 
thứ
 
16)
Mục đích chủ yếu của giả kim thuật là tìm hòn đá thần bí biến đổi các 
kim loại thường thành vàng. Do vậy có thể tạm định nghĩa hóa học ở thời kì  
này là “nghệ  thuật biến đổi các kim loại thành vàng”, nhờ  hồn đá “thần bí”. 
Sau đó người ta còn thêm yêu cầu tìm ra thuốc thần bí truyền cho con người  
sức khỏe, sự trẻ trung, tính bất tử.
Tại sao lại có mục đích tha thiết viển vông, tìm cách biến các kim loại  
thành vàng? Nguyên nhân là do thời trung cổ,  ở  châu Âu có chế  độ  phong 
kiến phân tán, có sự buôn bán phát triển khá rộng rãi giữa châu Âu và phương 
Đông, nhưng vì giao thông khó khăn, đường xa đầy nguy hiểm nên cần vàng  
là vật liệu quý và nhỏ  dễ  mang theo để dùng làm vật trao đổi tương đương. 
Yêu cầu có nhiều vàng định hướng nghiên cứu cho các nhà giả kim thuật tìm 
“ngọc thần bí” có khả năng biến đổi một kim loại bất kì thành vàng. Cơ sở lý  
thuyết của giả  kim thuật là quan niệm của Aritxtôt chuyển hóa dduojc chất 
này thành chất khác, kim loiaj này thành kim loại khác.
 Về  nguồn gốc giả  kim thuật còn có thể  thêm lòng tham lam của con  

người muốn có ngiều vàng để tạo cho mình một cuộc sống đế vương về vật  


11

chất, tham vọng bản thân sống luôn luôn khỏe mạnh, luôn luôn trẻ  trung, 
sống đời cùng người thân mà không bao giờ có cảnh biệt ly.
Giả kim thuật có một số dặc điểm như sau:
Hoạt động bí mật khép kín, có khuynh hướng tà thuật, không biết gì 
đến phương pháp khoa học.
Sử dụng những kí hiệu thần bí và một ngôn ngữ rối rắm cố ý. Truyền 
các kinh nghiệm cho nhau theo một đường lối tin cậy mù quáng không cần cơ 
sở gì, có sự kiểm tra gì.
Đọc quyền ngiên cứu, nắm trong tay đám giáo sĩ tôn giáo là những 
người nắm văn học, khoa học trong xã hội thời bấy giờ.
Nhìn tổng quát, giả kim thuật có nguồn gốc Hi Lạp – Ai Cập, nó được 
Ả  Rập tiếp thu khi đến xâm chiếm Ai Cập giữa thế kỉ thứ 7 rồi đem truyền  
bá dần sang Tây Âu khi xâm chiếm Tây Ba Nha đầu thế kỉ thứ 8(năm 711).

Giả kim thuật đã phát triển theo 3 giai đoạn là:
Giả kim thuật ở Ai Cập thuộc Hi Lạp, từ thế kỉ thứ 4 đến giữa thế kỉ thứ 7.
Giả kim thuật trong giới Ả Rập, từ giữa thế kỉ thứ 7 đến đầu thế kỉ 13.
Giả kim thuật trong thiên chúa giáo Tây Âu, từ đầu thế kỉ 13 đến đầu thế  kỉ 
16.
2.1.Giả  kim thuật  ở Ai Cập thuộc Hi Lạp (từ giữa thế kỉ thứ 4 đến giữa 
thế kỉ thứ 7)
Các nhà giả kim thuật có tên tuổi trong thời  kì này là:
Zôsime: đã trình bày cách “cố định thủy ngân” (hóa rắn thủy ngân) cách 
chế nước thánh cho nghệ thuật điều chế vàng…
Hecmet ba lần vĩ đại (Hermès Trismégiste) sống vào khoảng đầu công 

nguyên, nhiều tài liệu viết “đóng kín” mang tên ông và số  lượng quá nhiều,  
mấy thế  kỉ  sau công nguyên còn xuất hiện. Người ta nghi ngờ, tìm hiểu kĩ, 
nhận ra trong đó còn có cóp nhặt giả tạo.
Ai Cập thuộc Hi Lạp, không có kiến thức gì khác mới đáng chú ý.


12

2.2  Giả kim thuật trong giới  Ả Rập  (từ giữa thế kỉ thứ 7 đến đầu thế  kỉ 
thứ 13)
Các quốc vương  Ả  Rập có đặc điểm nắm cả  chính quyền lẫn thần 
quyền. Sau khi xâm chiếm Ai Cập, họ  theo gương chính quyền trước  ở  Ai  
Cập tích cực bảo trợ  khoa học và nghệ  thuật, thu hút tập trung các nhà bác  
học,   khi   đến   Tây   Ba   Nha,   người   Ả   Rập   xây   dựng   vương   quốc   Coocđu 
(Cordoue) độc lập làm thành một trung tâm văn minh Ixlam, thành lập trường 
đại học Coocđu có thư viện lớn nhất thời bấy giờ chứa 250.000 sách, giảng  
dạy các môn triết học, toán, thiên văn, chiêm tinh, y học, giả kim thuật,… tổ 
chức dịch nhiều tài liệu cổ điển Hi Lạp sang tiếng Ả Rập. Người Ả Rập chú  
trọng nhiều nghiên cứu y học, dược học, tìm và chế  biến nhiều thuốc chữa  
bệnh.
Các nhà giả  kim thuật có tên tuổi nhất trong giai đoạn này là Ghebe 
(Geber), 750­840, sống vào thời kì thịnh vượng nhất của đế quốc Ả Rập. Ông  
được coi là ông tổ của giả kim thuật Ả Rập. Các công trình chính của ông nói 
về  toán học, y học, giả  kim thuật. Geber thêm vào Thuyết nguyên tố  của  
Aritxtôt 2 nguyên tố mới là thủy ngân và lưu huỳnh để giải thích sự cấu tạo  
nên kim loại. Theo ông, các kim loại được cấu tạo từ  sự  kết hợp của thủy  
ngân và lưu huỳnh theo những tỉ  lệ  khác nhau; vàng là kim loại hoàn thiện 
nhất, có tỉ  lệ  kết hợp giữa thủy ngân và lưu huỳnh là tốt nhất. Đây là đóng 
góp thêm của giả kim thuật về mặt lý thuyết cho hóa học thời bấy giờ. Trong 
các   công   trình   của  ông   lần  đầu   tiên   xuất  hiện   các   danh   từ   alcati,  vitriol, 

alcohol, alembic, sự  mô tả  rõ ràng các lò, các thiết bị  dùng trong các phòng 
nghiên cứu, cách chế biến chưng cất, kết tinh, thăng hoa,… Cách điều chế và 
tinh chế các kim loại, cách điều chế axit từ dấm…
Số  tài liệu được coi là của ông viết để  lại quá nhiều, được xuất bản 
trong nhiều thế kỉ sau nhưng thực ra có nhiều tác giả không phải là của ông.
Razet (Rhasès), 860­940. Ông có 2 quyển sách nổi tiếng nhất: “ Sách về 
những bí mật”, “Sách về  bí mật của những bí mật”. Ông thêm nguyên tố 
muối làm thành phần thứ  3 trong cấu tạo kim loại. Ông nói đến nhiều kĩ 
thuật chế  biến, nhiều dụng cụ  thí nghiệm ( lò nung, bình cổ  cong, bình kết  
tinh,…), nhiều hóa chất. Ông đã mô tả  phương pháp dùng vôi sống để  loại  
nước ra khỏi cồn, thứ cồn đầu tiên được chế bằng chưng cất rượu nho.
Avixen (Avicenne), 980­1036, là nhà khoa học  Ả  Rập lớn cuối cùng, 
nghiên cứu triết học, toán, thiên văn, y học, giả  kim thuật nhưng hoạt động 
nhiều trong lĩnh vực y học. Công trình chính là sách “Quy tắc của khoa y học”  


13

– có đề cập đến nhiều chất vô cơ, hữu cơ, và chiếm vị trí độc tôn về  y học  
của châu Âu suốt thời kì trung cổ.
2.3 Giả kim thuật ở Tây Âu Thiên Chúa giáo (từ đầu thế kỉ 13 đến đầu thế 
kỉ 16)
Văn hóa  Ả Rập từ Tây Ba Nha và Italia xâm nhập ngày càng nhiều và 
mật thiết vào văn hóa thiên chúa giáo châu Âu. Bắt đầu từ thế kỉ 12, giả kim  
thuật xâm nhập vào các nước Pháp, Đức, Anh qua các bản dịch tài liệu giả 
kim thuật từ  tiếng  Ả  Rập sang tiếng La tinh và được phổ  biến rộng rãi tới 
mức chẳng bao lâu giả  kim thuật lan truyền khắp châu Âu, như  một bệnh 
truyền nhiễm! Thời bấy giờ châu Âu có một thuận lợi lớn về tổ chức xã hội: 
nhiều thành phố ít lệ thuộc vào các chúa phong kiến đã được tự trị nên tự do 
hơn. Đã suốt hiện những hội buôn lớn , ở các thành phố lớn đã thành lập các 

trường đại học dân sự  khác với các trường tu viện, các trường đại học kiểu  
mới này dạy nhiều nghề khác nhauvà có quyền tự trị như các công xưởng thủ 
công,… Do quyền lợi về  chính trị  và kinh tế   ở  thành phố  nhiều hơn, hoạt  
đọng về tinh thần trở nên sôi nổi hơn và nhu cầu về  học tập của thanh niên  
thuộc giới thợ thủ công và giới thương nhân cũng tăng lên. Có thể kể đến đại 
học Bôlônha ở Italia(1119), đại học Pari ở Pháp(1200),…
Thời thịnh vượng nhất của giả  kim thuật  ở châu Âu là vào các thế  kỉ 
thứ  13 và 14. Lúc này nhà thờ  thiên chúa giáo chiếm độc quyền văn hóa và 
nghiên cứu khoa học, trực tiếp là các tăng lữ, trong các phòng kín đọc sách,  
ghi chép, nghiên cứu, viết về các khoa học tự nhiên, đặc biệt chú ý đến môn 
giả kim thuật. Từ thế kỉ 15 tuy số môn đồ  giả kim thuật ở châu Âu vẫn tăng 
nhưng họ chỉ nhằm điều chế  vàng nên giả  kim thuật suy tàn dần không còn  
hi vọng gì tồn tại…
Những nhà giả kim thuật có tên tuổi nhất trong giai đoạn này là:
Anbe Lơgrăng (Albert Legrand),1193­1280, là nhà giả  kim thuật người 
Đức có ảnh hưởng lớn nhất. Sách của ông trình bày các thuyết, phần lớn lấy  
của Aritxtôt, phần thì lấy của người Ả Rập, ông là người đầu tiên đưa ra khái  
niệm ái lực hóa học, nêu ra những thuận lợi của phương pháp tách (chưng  
cất, chưng cách thủy, thăng hoa,…), mô tả kĩ các thiết bị,… Ông đã dùng lửa 
để kiểm tra các mẫu vàng, bạc của các nhà giả kim thuật điều chế ra, và kết 
luận vàng, bạc đó đều là giả.
Rôgiơ   Bêcơn   (Roger   Bacon),   1220­1292,   là   một   nhà   giả   kim   thuật  
người  Anh,  được mệnh danh  là “tiến sĩ  kì  diệu” (doctor  mirabilis)  do có 
những khả năng xuất sắc. Bêcơn có một trình độ  vượt trình độ  thời bấy giờ 


14

ông cho toán học có vị trí cơ bản trong các khoa học, một khoa học nào muốn  
tiến bộ phải kết hợp thí nghiệm với các phương pháp toán học. Theo ông có 

2 phương pháp nghiên cứu là phương pháp lập luận trừu tượng và phương 
pháp thí nghiệm cụ  thể; phương pháp thí nghiệm quan trọng vô cùng vì nố 
cần thiết để kiểm tra những lập luận trừu tượng không đủ tin cậy,.
Bêcơn học ở Ôcpho (Oxford) nước Anh, tại Pari nước Pháp đỗ tiến sĩ, 
về ở tu viện Coocđơliê (Cordeliers) tại Pari ông bắt đầu nghiên cứu khoa học 
và giả kim thuật. Ông có tư tưởng tiến bộ chống lại triết học kinh viện nên 
bị các giáo phái nghi ngờ, tìm cách trù dập, đuổi đi, bắt giam, hành hạ, khủng 
bố nhiều năm, đến tàn tật thì ông được trả thự do. Sách “tấm gương giả kim  
thuật” của ông trở  thành sách giáo khoa thực hành cho nhiều thế hệ các nhà  
giả kim thuật sau này.
Các đại diện giả kim thuật của Pháp là; Vanhxăng đơ Bôve (Vincent de 
Beauvais, Xanh Tôma Đacanh (Saint Thomas d’ Aqin), 1225­1274, và của Tây 
Ba   Nha   là   Acnôn   đơ   Vinlơnơvơ   (Arnauld   de   Vinleneuve),   1240­1319,  
 Raymông Luyn (Raymond Lulle), 1235­1315, cả hai đều vừa là bác sĩ, vừa là 
nhà giả kim thuật.
Chúng ta hãy đánh giá công minh xem, giả kim thuật đã có đóng góp gì 
có ích cho hóa học. Nhìn chung đó là một trào lưu đã kìm hãm sự phát triển 
của hóa học trong một thời gian quá dài! Nó chạy theo một mục đích mơ hồ, 
gây lãng phí quá lớn về lao động trí óc và chân tay, về khối lượng của cải vật 
chất so với kết quả thu được cho hóa học, tuy vậy có cũng có sự đóng góp 
thực tế đáng kể như sau: 
­ Tập hợp được nhiều hiểu biết thực tế trong phòng thí nghiệm, hoàn thiện 
nhiều kĩ thuật trong phòng thí nghiệm (nung, chưng cất, hòa tan, lọc, bay hơi, 
kết tinh, thăng hoa,…).
­ Phát hiện được nhiều chất mới: kim loại (Bi, Zn), muối (Hg, NH4+,…), các 
axit vô cơ H2SO4, HCl, HNO3, nước cường thủy (đây là một thành tích quan 
trọng). Đã phân biệt được chất kiềm bay hơi NH4OH với chất kiềm không 
bay hơi Na2CO3, phân biệt được 2 cacbonat Na2CO3 và K2CO3. 
          Ở Châu Âu, thế kỉ 15, bắt đầu xuất hiện sự chuyên môn hóa những 
ngành sản xuất nhỏ axit, kiềm, muối, dược phẩm và một số chất hữu cơ 

phục vụ các ngành thủ công, nghiên cứu khoa học bằng thủ công trong những 
công xưởng, phòng thínghiệm. 


15

          Đóng góp nhiều là các nhà giả kim thuật Ả Rập. Phần đóng góp thiết 
thực của giả kim thuật sẽ giúp ích vào sự phát triển của hóa học ở thời kì sau 
này.


16

3.   THỜI KÌ HÓA HỌC TRỞ THÀNH MÔN KHOA HỌC ĐỘC LẬP.
Robert Boyle­Người tạo ra tiền đề  để  hóa học trở  thành môn khoa học độc 
lậ p
3.1  Robert Boyle.
3.1.1   Sơ lược về cuộc đời của Robert Boyle.
Robert   Boyle   (1627­1691)   là   một   nhà   nghiên   cứu   thiên   nhiên   người  
Ireland.Ông  được  coi  là   người   đồng  sang  lập  ra  Vật  lý  và   hóa  học   hiện  
đại,cũng như các ngành khoa học tự nhiên khác qua nhiều thí nghiệm.Ông đã 
phát hiện ra mối liên hệ giữa áp suất và thể tích của chất khí qua định luật có  
tên ông ( Định luật Boyle­Mariot). 
Robert Boyle là con trai thứ  7 trong gia đình Richard Boyle tại County 
Waterford Ireland,8 tuổi ông đi học tại trường Eton,12 tuổi sang học tại giơ­
ne­vơ  Pháp,sau đó là Frirenze,Italia.Với các bộ  môn yêu thích của mình là 
khoa học tự  nhiên,toán học,y học và thần học.Ông đã nghiên cứu các công 
trình của Galileo Galilei trong thời gian lưu lại Italia.Sau khi bố ông mất năm  
1644   ông   sống   tại   Stalbridge,1655   chuyển   đến   Oxford.Ông   không   lập   gia 
đình,sống từ 1668 cùng chị gái.

Ông mất ngày 30­12­1691 tại London,Isaac Newton cũng có mặt tại lễ 
an tang của ông.Mộ ông được đặt trong khuôn viên một nhà thờ,nhưng sau đó 
bị tàn phá,đến giờ không còn lại dấu vết gì.
3.1.2.   Qúa  trình nghiên cứu và những thành tựu tiêu biểu của Robert Boyle  
trong thời kì này.
Robert Boyle là một trong những đại diện nổi bật nhất của hóa học 
thực nghiệm.Ông tìm kiếm và tập hợp các dữ  kiện thực nghiệm rồi từ  đó 
khái quát hóa và nêu ra những kết luận lý thuyết.Ông đưa ra mục tiêu cho hóa 
học:”Nhiệm vụ chính của hóa học là xác định thành phần vật thể” để  từ  đó  
giúp hóa học tách ra thành một môn khoa học độc lập.Ông có những thành 
tựu tiêu biểu đóng góp quan trọng cho lịch sử hóa học thế giới như sau:
Là tác giả cuốn :”Skeptical Chemist” (Nhà hóa học hoài nghi) với luận  
đề chính là mọi kết luận lý thuyết đều phải được chứng minh bằng kết quả 
thực nghiệm.
Ông phát minh ra định luật Boyle­Mariot,nêu lên mối liên hệ  giữa áp 
suất và thể tích chất khí.


17

Bằng các thí nghiệm   ông  đã chứng minh  được  âm thanh không lan  
truyền được trong chân không,và vận tốc rơi của mọi vật trong chân không là 
như nhau (định luật rơi tự do của Galilco).
Ông nêu lên khái niệm về  nguyên tố:Các nguyên tố  là những phần 
không thể chia cắt được của vật chất,ông đã nhận ra được sự khác nhau giữa 
hỗn hợp và hợp chất,tiến hành nhiều thí nghiệm phân tích thành phần các 
chất,vì thế ông được coi là cha đẻ của ngành hóa phân tích.
Ông cũng là người đầu tiên đưa ra khái niệm “ái lực hóa học” cho rằng  
khả  năng tương tác giữa các chất là do “cảm tình ’’và “ác cảm” của chúng 
với nhau 

Qua việc tìm hiểu về cuộc đời và thành tựu của Robert Boyle,chúng ta  
có thể thấy quan điểm khoa học của Robert Boyle là một quan điểm hết sức 
đúng đắn và tiên tiến thời bấy giờ.Đó chính là lấy thực nghiệm để  chứng 
minh cho các kết luận lý thuyết.Ngoài ra,nhiệm vụ mà ông đã đề  ra cho hóa  
học cũng như quan niệm về nguyên tố  của ông đã giúp cho hóa học đi đúng  
hướng và từ đó tách ra thành môn khoa học độc lập.
3.2     Lavoisier­Người giúp hóa học đi bằng chân thay vì bằng đầu
3.2.1    Sơ lược về cuộc đời của Lavoisier.

Antoine Laurent De Lavoisier (1743­1794) là một trong những nhà hóa 
học vĩ đại nhất trong lịch sử  .Lavoisier sinh ra tại Paris,mẹ ông mất khi ông  
mới 5 tuổi.Ông theo trường Trung học Marazin từ năm 1754 đến năm 1761.Từ 
năm 1761 đến năm 1763 ông học luật tại đại học Paris và ông nhận bằng cử 
nhân lutaaj năm 1763.Trong thời gian này ông cũng đã thể  hiện tài năng về 


18

những môn khoa học tự  nhiên của mình.Ông đã cống hiến hết sức lực và  
niềm đam mê của mình cho hóa học với việc ông muốn giành học bổng lớn  
thời bấy giờ  là học bổng Etienne Condillac.Công trình hóa học đầu tiên của 
ông hoàn thành năm 1764,ở  tuổi 25 ông được coi là một người có rất nhiều 
triển vọng trong tương lai với tinh thần học hỏi và một trí tuệ tuyệt vời.
Sau các mạng Pháp năm 1789,Lavoisier với những hoạt động chính trị 
và kinh doanh liên quan đến giới quý tộc như  tham gia đầu tư,quản trị  của 
công ty thu thuế  cá nhân…nhất là việc ông trờ  thành một chuyên viên thu 
thuế đã khiến ông trở thành một đối tượng của cách mạng.Ông được đem ra  
xét xử  vào ngày 4 tháng 5 năm 1784 và bị  kết an tử  hình.Trước khi bị  xử 
tử,ông đã xin phép được hoàn thành nốt một thí nghiệm quan trọng nhưng 
quan tòa nói rằng “ Nền cộng hóa không cần các nhà khoa học hay hóa học”  

và ông bị xử tử ngay chiều hôm đó.
3.2.2    Quá trình nghiên cứu và những thành tựu tiêu biểu.
Trước thế  kỉ  18,hóa học bị  chi phối bởi thuyết nhiên tố  (phlogiston) 
của Geogr Ernst Stahl và Johann Joachim Becher,tất cả  các phản  ứng đều 
được giải thích theo thuyết nhiên tố và tuy nó bộc lộ rất nhiều sơ hở và mâu 
thuẫn nhưng vẫn được chấp nhận vì chưa có thuyết nào thay thế nó.Cho đến 
giữa thế kỉ 18 đã xuất hiện những đòn công kích thuyết nhiên tố  trong đó có 
nhà bác học Nga Mikhail Vasilyevich nhưng ông mới chỉ cho thấy những mâu  
thuẫn của thuyết này mà chưa giải thích được vì sao lại có các mâu thuẫn đó  
nhưng nó đã làm cho thuyết nhiên tố không còn đứng vững như trước nữa.Và  
cuối cùng vào năm 1774,Lavoisier khi làm thí nghiệ  đốt nóng kim loại trong 
bình kín đã có một phát minh mới vô cùng quan trọng đó là khi biến thành một 
chất khác,kim loại đã hấp thụ một trọng lượng gần bằng 1/5 không khí trong 
bình.Từ đó ông đã đi đến kết luận rằng,trong quá trình biến đổi hóa học,kim 
loại đã hấp thụ một thành phần nào đó của không khí mà thành phần đó bằng 
đúng 1/5 trọng lượng không khí chứ  không hề  có chất gi gọi là nhiên tố 
cả.Và chính thí nghiệm trên của Lavoisier đã chứng minh được rằng sự cháy 
là sự  kết hợp của kim loại và một thành phần của không khí và về  sau ông 
gọi là ôxy.Năm 1777 ông đề  ra thuyết oxy hóa và tuy bị  một số  người phản  
đối thế  nhưng đã lôi kéo được nhiều nhà khoa học lớn trong đó có Claude 
Louis Berthollet,người nhờ  17 công trình khoa học về  thuyết nhiên tố  mà 
được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học Paris.
Trong   khoảng   thời   gian   từ   1778   đến   1782,ông   trực   tiếp   phụ   trách 
xưởng chế  tạo thuốc sung nghiên cứu nông nghiệp và đưa ra nhiều cải tiến  
có giá trị.Năm 1782,ông cùng một số  nhà hóa học nổi tiếng khác định ra quy 


19

tắc thống nhất về  cách gọi tên các hợp chất hóa học đặt nền móng cho sự 

phân loại các chất.Toàn bộ  những công trình nghiên cứu trên của  ông đã  
khiến cho thuyết nhiên tố tồn tại nhiều thế kỉ qua sụp đổ.
Để  tổng kết các công trình của mình,năm 1789 Lavoisier đã xuất bản 
cuốn   sách   Traite   Elementaire   De   Chimie   (Các   biến   đổi   của   hóa   học)   với 
những hình vẽ  tuyệt vời do vợ ông minh họa.Cuốn sách gây chấn động thế 
giới và lập tức được dịch ra nhiều thứ  tiếng như Anh,Đức,Hà Lan,Tây Ban 
Nha,Italia… Chỉ sau 2 năm cuốn sách ra đời,người đứng đầu thuyết nhiên tố 
Richard Kirwan đã đầu hàng vô điều kiện.
Như  vậy mặc dù không phải là người đầu tiên tìm ra nguyên tố  Oxy  
nhưng chính Lavoisier mới là người làm cho giới khoa học thấy được vai trò 
của nguyên tố  này.Có nhận xét ở thời kì đó cho rằng “Nguyên tố  oxy là một  
cái trục mà hóa học xoay quanh nó”.Hơn nữa sự ra đời của “thuyết oxy hóa” 
đã hoàn toàn đánh tan “thuyết nhiên tố” giúp cho hóa học đi bằng đôi chân  
thay vì bằng đầu do những quan niệm sai lầm mà thuyết nhiên tố đưa ra.

4.   THỜI KÌ HÓA HỌC HIỆN ĐẠI TỪ ĐẦU THẾ KỈ 19 ĐẾN NAY.
Đến thời kì này hóa học đã trở  thành một môn khoa học cụ  thể  rất  
quan trọng.Chúng ta hãy cùng xét đến những bước phát triển vượt bậc của 
hóa học trong thời kì này qua những phát minh hết sức quan trọng.Chính  
những phát minh đó đã góp phần giúp thế  giới của chúng ta phát triển như 
ngày này.
Năm 1800 ông Alessandro Volta   là người đầu tiên chế  ra pin và thiết 
lập   quy   tắc   cho   môn điện   hóa   học. Năm   1803 John   Dalton nêu định   luật 
Dalton mô tả  quan hệ  giữa các thành phần trong một hỗn hợp khí cùng  ảnh 
hưởng   của   áp   suất   từng   loại   lên   tổng   thể   hỗn   hợp. Ở   Nga,   ông Mikhai 
Lômnosov là người khai mở  ngành hóa học đồng thời bác bỏ  lý thuyết quá 
trình cháy và nêu ra thuyết động học  chất khí. Ông xem nhiệt là một loại 
chuyển động, đề  xuất ý tưởng về  định luật bảo toàn vật chất. Năm 1808  
John Dalton đã đưa ra lý thuyết nguyên tử  của mình. Lý thuyết của ông dựa  
trên 5 giả thuyết.

­Giả  thuyết thứ  nhất phát biểu rằng tất cả  vật chất  đều được tạo 
thành từ các nhuyên tử.


20

­ Giả thuyết 2 là các nguyên tử của cùng một nguyên tố sẽ có cùng một  
cấu trúc và tích chất.
­Giả thuyết 3 là các nguyên tử không thể bị phân chia, không thể được 
sinh ra hoặc mất đi.
­Giả thuyết 4 các nguyên tử  của các nguyên tố  khác nhau kết hợp với  
nhau để tạo ra các hợp chất.
­Giả thuyết 5 trong các phản ứng hóa họ, các nguyên tử có thể kết hợp, 
phân tách hoặc tái xếp lại.
Lý thuyết của Dalton không chỉ  giải thích các định luật trên mà còn là 
cơ sở để xây dựng các lý thuyết khác về nguyên tử sau này.
Tranh luận về sự sống ­ Hóa học hữu cơ: 
Sau khi xác định được bản chất sự cháy lại nảy sinh tranh luận về bản  
chất sự sống cũng như khác biệt căn bản giữa chất vô cơ  và hữu cơ  khởi từ 
việc   ông Friedrich   Wohler tình   cờ   tổng   hợp   được u   rê từ   chất   vô   cơ   năm 
1828. Trước đó chưa có một chất hữu cơ  nào được tổng hợp từ  nguồn hữu  
cơ, nên phát hiện này đã dẫn đến sự  ra đời của hóa học hữu cơ và đến cuối  
thế  kỉ  19 các nhà khoa học đã tổng hợp thành công hàng trăm hợp chất hữu 
cơ, như màu nhuộm, aspirin.
4.1    Sự ra đời của điện hóa học.
Humphry   Davy(1778­1829)   là   nhà   vật   lý   và   nhà   hóa   học   người  
Cornwall, Vương quốc Anh. Ông là một trong những nhà tiên phong của điện 
hóa học. Sau khi Alessandro Volta giới thiệu pin lần đầu tiên năm 1800, Davy 
đã sử dụng pin này để tách các muối bằng cách mà ngày nay người ta gọi là 
điện phân. Năm 1824 ông đề  xuất và cuối cùng đã tạo ra một lớp vỏ  bọc  

bằng sắt cho thân tàu bằng đồng như  là lần đầu tiên của phương pháp bảo 
vệ catốt.
Một trong những thành công nổi tiếng khác của Davy là đã phát hiện và 
bồi dưỡng Faraday,Faraday đã kế thừa và phát triển các công trình của Davy 
một cách xuất sắc và có phần còn nổi tiếng hơn cả Davy
Tuy nhiên,do phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại cũng như  hít 
phải nhiều khí nên sức khỏe của Davy suy giảm nhanh chóng và mất sớm (51 
tuổi)


21

Những thành tựu và công trình của Davy đã tạo lên những tiền đề  to 
lớn để  điện hóa học phát triển,nhất là trên lĩnh vực điện phân,có  ứng dụng 
rộng rãi trong việc tinh chế các chất và điều chế nhiều chất quan trọng trong  
công nghiệp và trong cuộc sống.
4.2:Sự ra đời của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Mendeleev (1834­1907) sinh ra tại Toblsk, Siberia. Ông là nhà hóa học 
và là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng nước Nga. Khi 30 tuổi, Mendeleev mới  
bắt tay vào nghiên cứu phân loại các nguyên tố hóa học, nhưng chỉ 5 năm sau  
sau đó, ông phát minh ra định luật tuần hoàn Mendeleev nổi tiếng. Trên cơ sở 
ấy, ông lập ra bảng tuần hoàn hóa học – chìa khóa tìm ra nhiều nguyên tố hóa  
học mới. Medeleev là nhà bác học thiên tài ông có rất nhiều những cống hiến  
cho rất nhiều ngành, nhưng cống hiến xuất sắc nhất của ông là phát hiện ra  
quy luật mang tính chu kỳ của các nguyên tố hóa học gọi  tắt là quy luật tuần  
hoàn các nguyên tố  để  từ  đó xây dựng nên bảng hệ  thống tuần hoàn các 
nguyên tố hóa học.
Khi Mendeleev viết “Nguyên lý hóa học” , ông nghĩ đến lúc này trong 
các nguyên tố đã phát hiện trên tế giới là 63 nguyên tố, giữa chúng nhất định  
có những quy luật biến hóa thống nhất, vì rằng tất cả các sự vật đều có liên 

quan đến nhau. Để  phát hiện quy luật này ông đã đăng ký 63 nguyên tố  này  
vào 63 chiếc thẻ, trên thẻ ông viết tên, nguyên tử lượng, tính chất hóa học cả 
nguyên tố. ông dùng 63 chiếc thẻ  mang tên 63 nguyên tố  này xếp đi xếp lại  
trên bàn. Bỗng nhiên ông phát hiện ra rằng nếu xếp các nguyên tố này theo sự 
lớn nhỏ của nguyên tử lượng thì sẽ xuất hiện sự biến hóa mang tính liên tục  
rất kỳ  lạ, nó giống như  một bản nhạc kỳ  diệu vậy. Mendeleev không giấu  
nổi niềm vui, ông tin tưởng chắc chắn rằng loại quy luật này chứng tỏ quan  
hệ của vạn vật trên thế giới là tất nhiên và có luật tuần hoàn của chúng.
Mendeleev như đã có chìa khóa mở cánh của của mê cung đã phát hiện  
trên những bí mật của cả cung điện. Ông đã sắp xếp những nguyên tố thành 
bảng tuàn hoàn, trong đó có những ô nguyên tố vẫn phải để trống. Ông cũng 
đã dự  đoán một cách chi tiết các đặc điểm và tính chất của các nguyên tố 
chưa tìm thấy này. Ông công bố tác phẩm của mình, kiên trì chợ đợi kết quả 
kiểm nghệm của các nhà khoa học ở trên khắp thế giới đối với quy luật tuần  
hoàn của các nguyên tố. thế  nhưng suốt 4 năm sau vẫn không phát hiện ra 
nguyên tố mới nào và do đó công trình của ông đã không được đánh giá cao và  
dần chìm vào quên lãng.


22

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 4 năm (1875 – 1879), người ta đã lần  
lượt phát hiện ra thêm 2 nguyên tố  Gali và Scandi với những tính chất hoàn 
toàn trùng khớp với những gì Mendeleev đã dự đoán.
Sau khi lời dự  đoán kỳ  lạ  được chứng thực, cả  thế  giới hóa học kinh 
ngạc. Lý luận về  quy luật tuần hoàn của các nguyên tố  hóa học đã bị  lãng 
quên nhiều năm, nay được mọi người coi trọng, một số nhà khoa học đã chân 
thành chúc mừng sự  phát hiện tài ba của Mendeleev. Bảng tuần hoàn các  
nguyên tố hóa học đã nhanh chóng được dịch thành nhiều thứ tiếng và truyền  
bá đi khắp nơi trên Trái đất. bảng tuần hoàn các nguyên tố  hóa học trên 100 

năm qua đã là chìa khóa dẫn đến việc tìm ra nhiều nguyên tố mới.
“Nguyên lý hóa học” của Mendeleev đã được đánh giá rất cao, trở thành 
bộ  sách giáo khoa kinh điển được cả  thế  giói công nhận. Có người đánh giá  
Mendelev như  sau: “Trong lịch sử  hóa học, ông dùng một chủ  đề  đơn giản 
mà đã gọi ra được cả thế giới”.
4.3:Phát minh ra chất phóng xạ của nhà bác học Marie Curie
Những nghiên cứu của nhà bác học Marie Curie lúc đầu là để làm luận 
án về sự phát xạ tự nhiên mà Becquerel đã khám phá năm 1896.
Từ  năm 1898 bà thử  tìm những đặc tính của sự  phát xạ  này một cách 
chính xác bằng cách đo cường độ tối đa (cường độ này rất yếu) của dòng ion  
hóa có thể phát ra trong không khí dưới tác động của nó
Bà sẽ  dùng sau này trong những nghiên cứu của bà,tĩnh điện kế  (máy 
đo electron) mà Pierre đã hiệu chỉnh,sẽ thích hợp hoàn toàn với những nguyên 
tố  của bà.Bà thử  xác đinh bằng nhiều thí nghiệm,phân tích xem có phải chỉ 
một mình quặng Uranium mới có sự  phát xạ  không.Bà khám phá ra rằng 
những hợp chất của Thorium phát ra cùng một loại tia.
Khoáng Uranium còn hoạt động gấp 4 lần dự tính.Marie kết luận rằng 
nếu quặng Uranium hoạt động mạnh như  thế  là do sự hiện diện của những  
yếu tố gọi là Radioactif (chất phóng xạ) là những chất có đặc tính là tự biến  
ra chất khác rồi phát ra năng lượng,nhưng với một lượng rất nhỏ  nên khó 
thấy được bằng phương pháp phân tích hóa học cổ điển.
Tháng 7 năm 1898 Marie và Pierre khám phá ra chất đầu tiên mà họ đặt  
tên là Polonium,để kỉ niệm quê hương Marie.
Sự  phân tích Baryum thu được trong lúc sử  dụng khoáng Uranium đã  
cho phép họ  chứng tỏ  rằng có một nguyên tố  phóng xạ  thứ  2 hiện diện với  


23

một lượng rất nhỏ mà họ gọi là Radium và công bố sự khám phá của họ năm 

1898 vừa nhấn mạnh rằng sự phóng xạ  của chất này rất caoảnh hưởng trên 
xã hội.
Sự  khám phá ra những chất phóng xạ  đã mang lại nhiều phương tiện  
để nghiên cứu về sự cấu tạo của nguyên tử và nhân nguyên tử.Marie Curie đã 
tìm ra những áp dụng của chất phóng xạ  trong ngành hóa học,trong ngành 
chữa trị và nhất là trong sinh học.Cách chữa trị Curie,được Pierre hiệu chính 
trước ngày đám cưới của họ,được kết hợp với ngành giải phẫu và ngành 
quang tuyến X để chống ung thư.
Marie Curie quả  quyết rằng nếu chất Radium nằm trong tay kẻ  giết  
người thì rất nguy hiểm,Bà thiết lập hơn 200 phòng quang tuyến trong thế 
chiến thứ nhất,bà đã cứu giúp cho hơn 1 triệu người bị thương
Ngày nay,chất phóng xạ  và quang tuyến X được dùng trong ngành Y 
khoa,trong ngành khảo cổ,ngành địa chất,trong sự  trùng tu những tác phầm 
nghệ thuật và bảo quản thức ăn.Trong tương lai gần ta hi vọng sẽ có những 
áp dụng hữu ích mới ra đời,với điều kiện những nhà khoa học phải hòa khớp 
khoa học và lương tâm.

4.4   Lý thuyết nguyên tử.
Trong thuyết nguyên tử có 2 nhà hóa học nổi tiếng đó là Rutherford và  
Nield Bohr.
4.4.1 Thuyết nguyên tử của Rutherford

và 

Mẫu nguyên tử  của Rutherford được xác định 
dựa trên sự  tương tác giữa hệ  thống nguyên tử 
hệ Mặt Trời.

Mô hình nguyên tử  gồm: một hạt nhân mang điện tích dương, có kích 
thước rất nhỏ, có khối lượng gần bằng khối lượng của cả nguyên tử, xung 

quanh   hạt   nhân   có   các   electron   chuyển   động,   tổng   điện   tích   âm   của   các 
electron bằng điện tích dương của hạt nhân. So sánh kết quả  thực nghiệm 
với lý thuyết, người ta phát hiện một điều đặc sắc số  electron trong nguyên  
tử đúng bằng số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.


24

4.4.2 Thuyết nguyên tử Bohr.
         Năm 1913, nhà vật lý lý thuyết người Đan Mạch (1885 – 1962) đưa ra  
mô hình bán cổ  điển về  nguyên tử  hay còn gọi là mô hình nguyên tử  của  
Bohr. Nội dung của thuyết nguyên tử Bohr được xây dựng trên hai tiên đề và  
một điều kiện về  lượng tử hóa mômen động lượng quỹ  đạo. Những tiên đề 
này được đưa ra dựa trên cơ  sở  vận dụng khái niệm lượng tử  năng lượng 
của Plank và khái niệm photon ánh sáng của Einstein kết hợp với những nội  
dung của lý  thuyết  Rutherford và tính quy luật của quang phổ  nguyên tử 
hiđro.
Các tiên đề của Bohr:
­Tiên đề  thứ  nhất về  các quỹ  đạo dừng (trạng thái dừng của nguyên  
tử).
Electron trong nguyên tử  chuyển động theo các quỹ  đạo tròn có năng 
lượng hoàn toàn xác định gọi là các quỹ đạo dừng. Khi chuyển động trên các 
quỹ đạo dừng trong nguyên tử electron không bức xạ năng lượng điện từ.
­Tiền đề thứ hai về cơ chế bức xạ
Electron   có   thể   chuyển   động   từ 
quỹ  đạo dừng này sang quỹ  đạo dừng 
khác. Chỉ trong trường hợp này nó mới 
hấp thụ  hay phát ra một bức xạ  điện 
từ   đơn   sắc   có   tần   số   hoàn   toàn   xác 
định và 

mang một năng lượng là hv:
hv =  ­ 
h: là hằng số Plank
, : năng lượng của electron  ở  trên hai 
quỹ đạo m, n.
v: tần số của bức xạ điện từ mà nguyên tử phát ra.


25

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hoàng Ngọc Cang (2002), Lịch sử hóa học, nhà xuất bản giáo dục.

2.

Nguyễn Đình Chi (1977), Lịch sử hóa học, nhà xuất bản khoa học và 
kỹ thuật Hà Nội.

3.



4.





×