Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đề cương nghiên cứu:Phân tích và đánh giá mức độ ô nhiễm nước tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.16 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
HIHIHI

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƯỚC
TẠI KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Hảo
Huỳnh Thị Huệ
Trương Thị Thùy Trinh
Lương Thị Minh
Đặng Văn Hưng.

Tháng 09 năm 2011


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và có vai trò quyết định trong
việc bảo đảm đời sống đối với con người. Mặc dù nước có vai trò rất quan trọng
nhưng do nhận thức còn hạn chế, con người chỉ chú ý đến việc khai thác và sử dụng
mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nước. Hậu quả tất yếu là nguồn
nước tại nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trong giai đoạn hiện nay các vấn đề về ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi
trường nước đáng được xã hôi đặc biệt quan tâm. Thành phố Hồ Chí Minh vốn có
rất nhiều kênh rạch, sông ngòi nhưng không được sự quan tâm bảo vệ đúng mức
nên các kênh rạch, sông ngòi này ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng gây mất vẻ mỹ
quan và làm tổn thất rất lớn về tài nguyên nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của người


dân.
Vùng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nằm trên địa bàn thành phố cũng là một
trong những con kênh hiện đang ô nhiễm nặng nề. Đã có dự án cải tạo kênh Nhiêu
Lộc – Thị Nghè nhưng dự án này vẫn nhiều sai phạm, chậm trễ. Do vậy việc nghiên
cứu đánh giá thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại kênh Thị Nghè là việc làm cần thiết
nhằm phục vụ quá trình thi công dự án.
I.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
¾ Phân tích thực trạng ô nhiễm tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
¾ Đánh giá mức độ ô nhiễm tại vùng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
¾ Xây dựng các biện pháp khắc phục và hỗ trợ dự án môi trường tại kênh
Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
I.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Làm sáng tỏ chất lượng nước ở khu vực kênh Thị Nghè hiện nay trên cơ sở
khảo sát hiện trạng, phân tích đánh giá chất lượng nước ở khu vực này. Từ đó nêu
lên nguyên nhân gây ra biến đổi chất lượng nước ở khu vực.
I.4. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
¾ Cơ sở khoa học: qua kết quả nghiên cứu những chỉ tiêu về hóa học, sinh
học, làm sáng tỏ hiện trạng về chất lượng nước tại khu vực kênh Nhiêu Lộc
– Thị Nghè.
¾ Thực tiễn: những kết quả của đề tài sẽ giúp đề ra các biện pháp làm sạch và
bảo vệ nguồn nước cũng như khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước,
đồng thời hỗ trợ các quá trình thi công dự án môi trường của khu vực kênh
Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
I.5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do thời gian thực hiện đề tài không cho phép nên người thực hiện không thể
đánh giá toàn bộ chất lượng nước ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè mà chỉ khoanh


vùng và đánh giá một số điểm mà khả năng cho phép, từ cầu Kiệu, phường 8, quận
3 đến cầu Trần Khánh Dư mới, Tân Định, quận 1.

Về mặt nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm trên kênh
Nhiêu Lộc –Thị Nghè bằng các chỉ tiêu hóa lí và một số chỉ tiêu khác.
Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được Ngân hàng thế giới gia hạn
đến tháng 9 năm 2011. Nhằm nắm được hiện trạng cùa vùng kênh thời gian qua,
nhóm quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Phân tích và đánh giá mức độ ô
nhiễm nước tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè”.
II. TỒNG QUAN TÀI LIỆU
II.1.

Hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước của Tp. HCM

Khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh có 5 hệ thống kênh rạch chính
với tổng chiều dài khoảng 55 km đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho khu vực
nội thành, bao gồm:
¾ Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
¾ Hệ thống kênh Tân Hoá – Lò Gốm.
¾ Hệ thống kênh Tàu Hũ – kênh Đôi – kênh Tẻ.
¾ Hệ thống kênh Bến Nghé.
¾ Hệ thống kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật.
Độ dốc của phần lớn các kênh rạch này là rất nhỏ, đáy kênh thì bị lấp đầy bởi
các vật chất lắng đọng từ nước thải đô thị và rác rưởi ném từ các hộ dân cư sinh
sống trên và ven kênh rạch cũng như các ghe xuồng buôn bán trên sông, do đó khả
năng thoát nước rất kém. Nét đặc trưng của hệ thống kênh rạch thành phố là bị ảnh
hưởng mạnh bởi thuỷ triều, một vài kênh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều hướng. Kết
quả là các chất ô nhiễm tồn đọng lại trong kênh và đang bị tích tụ dần. Sự ô nhiễm
nước và tích tụ bùn lắng trên các kênh rạch này không chỉ làm xấu cảnh quan đô thị,
đặc biệt khu vực gần phía trung tâm thành phố, mà còn ảnh hưởng không tốt đối với
sức khoẻ cộng đồng.
II.2.


Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè chảy trên vùng trũng thấp của khối đất xám
phát triển trên phù sa cổ có độ cao khoảng 8m, sa cấu là cát pha sét. Đây là hệ thống
thoát nước chính tự nhiên cho nhiều lưư vực thuộc các quận nội thành Thành phố
Hồ Chí Minh (Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, quận 10, quận 3 và
quận 1) đổ ra sông Sài Gòn. Hệ thống này có lưu vực khoảng gần 3000ha, chiều dài
dòng chính của kênh là 9470m, các chi lưu có chiều dài tổng cộng 8716m. Khi chưa
nạo vét, ở đầu nguồn , kênh chỉ rộng từ 3 –5m, nhưng đến gần cửa sông, chiều rộng
mở ra đến 60 – 80m và sâu 4 –5m. Dọc theo kênh có 52 cửa xả. Mặc dù có chiều
dài khá xa nhưng độ chênh lệch giữa cao độ địa hình đầu nguồn (Tân Bình) và cuối
nguồn (sông Sài Gòn) quá thấp, chỉ khoảng 1m. Mặt khác, dòng kênh phải qua
nhiều khúc uốn từ đoạn cầu Lê Văn Sỹ đến cầu Bông nên mức độ chuyển tải các
chất thải ra sông Sài Gòn rất kém.


Trong suốt quá trình phát triển của Thành phố, hệ thống kênh Nhiêu Lộc –
Thị Nghè đã từng (và vẫn tiếp tục) là nguồn tiếp nhận chất thải nói chung của mọi
hoạt động dân sinh, dịch vụ, thương mại, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên
lưu vực. Thế nhưng tất cả các chất thải đó đến nay hầu như vẫn chưa được xử lý mà
thải trực tiếp vào kênh rạch gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hơn
thế nữa, nạn lấn chiếm lòng kênh rạch để xây cất nhà ở (hệ quả của quá trình đô thị
hoá và phát triển dân số thiếu quy hoạch) của hàng vạn căn nhà ổ chuột trên hệ
thống này hằng ngày đã thải trực tiếp các loại rác như phân, rác, xác súc vật xuống
mặt nước càng làm tăng thêm mức độ ô nhiễm nguồn nước, thu hẹp dòng chảy gây
bít tắt dòng chảy và làm mất vẻ mỹ quan đô thị một cách trầm trọng . Ngoài ra do
các yếu tố khách quan, hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè còn chịu ảnh hưởng
của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Nên khi nước lớn, nuớc thải
trên kênh rạch chưa kịp thoát ra sông Sài Gòn đã bị thuỷ triều dồn ứ đọng vào sâu
trong rạch và trong đường cống, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích tụ các chất ô

nhiễm và bồi lắng lòng kênh rạch, gây khó khăn lớn cho việc thoát nước của hệ
thống này.
Ngoài tuyến kênh chính, hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè còn có các
rạch nhánh:
¾ Rạch Văn Thánh: dài 2.200m, nằm trên địa bàn quận Bình Thạnh. Trước
đây, có khả năng lưu thông thuỷ, nay đã bị bồi lấp nhiều, mất dần khả năng
giao thông thuỷ và khả năng thoát nước.
¾ Rạch Cầu Sơn – Cầu Bông: dài 3.950m, cũng nằm trên địa bàn quận Bình
Thạnh và ăn thông với rạch Văn Thánh. Tuyến rạch này hiện nay cũng bị
bồi lấp nhiều.
¾ Rạch Bùi Hữu Nghĩa: là một tuyến rạch nhỏ dọc theo đường Bùi Hữu
Nghĩa, thuộc địa bàn quận Bình Thạnh.
¾ Rạch Phan Văn Hân: nằm trên địa bàn quận Bình Thạnh. Nay đã bị lấp gần
kín.
¾ Rạch Ông Tiêu: thuộc khu quy hoạch Miếu Nổi, thuộc địa bàn quận Phú
Nhuận.
¾ Rạch Miếu Nổi: thuộc khu quy hoạch Miếu Nổi thuộc địa bàn quận Phú
Nhuận.
¾ Rạch bùng binh.
II.3.

Tiến độ dự án tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường Tp. HCM cho biết đã hoàn thành việc
nối thông tuyến cống bao thoát nước dài 8,5km trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Cụ
thể:
¾ Tuyến cống bao thoát nước (đường kính 3m) dọc tuyến kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè dài 8,5km, từ đoạn hợp lưu (Q.Tân Bình) về trạm bơm nước ở
Q.Bình Thạnh là hạng mục chính quyết định sự thành công toàn bộ dự án.
Bởi vì khi có tuyến cống này, toàn bộ nước thải của bảy quận trung tâm TP
sẽ chảy vào đây về trạm bơm nước công suất 64.000 m3/giờ, để trạm này



bơm nước ra sông Sài Gòn (giai đoạn 1 của dự án) thay vì hiện nay nước
thải đổ trực tiếp vào kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
¾ Bên cạnh tuyến cống bao nói trên, công trình còn một hạng mục quan trọng
là lắp đặt tuyến cống bao có đường kính 3m từ trạm bơm nước Q.Bình
Thạnh băng dưới đáy sông Sài Gòn qua quận 2 (dài 400m) để bơm nước
thải được pha loãng ra sông. Khi hoàn thành hạng mục này, sẽ bít tất cả
miệng cống hiện đang xả nước thải trực tiếp ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Đồng thời sẽ nạo vét hơn 1 triệu m3 bùn đất ở lòng kênh để nước kênh
trong xanh và không còn mùi hôi thối.
¾ Đến nay công trình đã thi công đạt hơn 90% khối lượng, trong đó đã hoàn
thành nhiều hạng mục chính như đào hơn 70km các tuyến cống bao, các
tuyến cống giữa đường, xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất
64.000m3, kè bờ hai bên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè... Hiện các nhà thầu
đang thi công kết nối các tuyến cống ở giữa đường vào tuyến cống ở hai
bên đường. Một số tuyến đường sẽ thi công trở lại như đường Bùi Hữu
Nghĩa (quận Bình Thạnh). Đường Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận), đồng
thời thi công đặt cống thoát nước băng dưới đường ray xe lửa nhằm kết nối
tuyến cống thoát nước từ khu vực quận Gò Vấp vềquận Phú Nhuận để đưa
nước thải vào tuyến cống bao.
¾ Ngoài ra, việc thi công lắp đặt cống thoát nước ở giao lộ Hoàng Văn Thụ Phan Đăng Lưu - Nguyễn Kiệm - Phan Đình Phùng để kết nối tuyến cống
thoát nước từ các quận Bình Thạnh, Gò Vấp và Phú Nhuận vào tuyến cống
bao trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cũng sắp hoàn thành. Công trình này
có tiến độ chậm do vướng nhiều công trình ngầm, dự kiến hoàn thành vào
cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 năm 2011.
¾ Dự án vệ sinh môi trường TP đã thiết kế xây dựng kè hai bên kênh theo
mặt đường hiện hữu và công trình đã được thực hiện cách đây nhiều năm.
Trong khi đó, dự án mở rộng đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè mới
được thiết kế và thi công (do Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 làm chủ

đầu tư), nên có sự chênh lệch về cao độ mặt đường và mặt bờ kè ven kênh.
Tuy nhiên, khi hoàn thành các hạng mục trồng cây xanh, chiếu sáng, lắp
hàng rào ven kênh... cảnh quan toàn bộ tuyến đường Nhiêu Lộc - Thị Nghè
sẽ rất đẹp.
¾ Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành cơ bản vào cuối năm 2011. Tuy
nhiên, sẽ có một số ít công việc phải tiếp tục thi công vào đầu năm 2012.
Nhà tài trợ - Ngân hàng thế giới (WB) - đã chấp nhận hoàn thành giải ngân
toàn bộ dự án trị giá 314triệu USD (vốn vay WB và vốn đối ứng của Nhà
nước) vào giữa năm 2012.
(trích dẫn theo Ngọc Ẩn, “Dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bao giờ
xong?”, Tuoitreonline, ngày 16/08/2011).


III.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

IV.1. Vật liệu
¾ Các hóa chất và dụng cụ sử dụng: hóa chất và dụng cụ phân ti1hc chất
lượng nước của phòng thí nghiệm.
¾ Nơi thực hiện: phòng thí nghiệm khoa Môi trường và tài nguyên.
IV.2. Phương pháp
III.2.1. Định tính
Dựa trên các số liệu và thông tin về vùng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: thành
phần dân cư, các xí nghiệp, nhà máy ven sông, thành phần kinh tế (tỉ lệ các thành
phần: công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi…). Từ đó xác định thành phần chính
của mẫu nước.
III.2.2. Định lượng
” Thực nghiệm: lấy và phân tích mẫu nước. Nhóm tổ chức đi thực nghiệm và lấy
mẫu nước tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè về phân tích.

Quy trình lầy mẫu (theo TCVN 4556 – 88):
¾ Địa điểm lấy mẫu: giữa dòng kênh, độ sâu từ 20-30cm, mỗi điểm lấy 3
mẫu và các điểm cách nhau 500m.
¾ Thời gian lấy mẫu: thời gian lưu lượng nước trong kênh ổn định, trời
không mưa.
¾ Khối lượng mẫu: từ 1-5 lit.
¾ Mỗi mẫu có ghi kèm nhãn, trên đó ghi thời gian và điều kiện lấy mẫu.
Bảo quản và vận chuyển mẫu:
¾ Thời gian vận chuyển từ nơi lấy mẫu đến phòng thí nghiệm càng ngắn càng
tốt. Phải giữ mẫu ở chỗ tối và nhiệt độ thấp.
¾ Khi vận chuyển phải đảm bảo an toàn, tránh làm đỗ vỡ .
Phân tích mẫu nước: phân tích các chỉ tiêu theo đúng quy trình và biện luận.
Các chỉ tiêu phân tích:
¾ Độ pH;
¾ DO;
¾ BOD5;
¾ COD;
¾ Tổng Nitrat;
¾ Tổng Photphat;
¾ Tổng chất rắn lơ lửng;
¾ Tổng coliforms.


III.2.3. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin, tổng hơp số liệu từ các đề tài nghiên cứu, bài báo (báo
giấy và báo điện tử) có liên quan.
III.2.4. Phương pháp tiếp cận, khảo sát
Lựa chọn vị trí thích hợp để quan sát đối tượng khảo sát và xem xét đối
tượng phân tích.
III.2.5. Phương pháp so sánh

So sánh kết quả phân tích với những mẫu nước của các khu vực lân cận để
chỉ ra sự khác biệt. Bên cạnh đó cũng so sánh với kết quả phân tích của khu vực
nghiên cứu trong thời gian trước đây để làm rõ sự thay đổi chất lượng nước theo
thời gia.
IV. DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
IV.1. Dự đoán kết quả đạt được
¾ Phân tích các chỉ tiêu của mẫu nước và biện luận kết quả.
¾ So sánh với kết quả của các nghiên cứu khác liên quan. Giải thích được sự
khác biệt.
IV.2. Kế hoạch thực hiện
¾ Thời gian thưc hiện: 2 tháng 15/09 - 15/11/2011.
¾ Kế hoạch chi tiết:
Thời gian
Tuần 1

Tuần 2

Công việc
- Họp nhóm chọn đề tài
- Thống nhất địa điểm
- Phân công nhiệm vụ
- Tổng hợp thông tin
- Chuẩn bị kiến thức về
phương pháp lấy và bảo
quản mẫu
- Liên
nghiệm.

Tuần 3, 4


Tuần 5, 6
Tuần 7
Tuần 8

Địa điểm

hệ

phòng

Phòng HD201
- Thư viện
- Các địa điểm cá
nhân

thực Văn phòng khoa
môi trường

- Kênh Nhiêu
- Tiến hành lấy mẫu và phân
Lộc- Thị Nghè
tích.
- Phòng thí
- Ghi nhận kết quả và so
nghiệm khoa môi
sánh với tiêu chuẩn xả thải.
trường
Dựa vào kết quả thực
nghiệm đưa ra hướng giải - Thư viện
quyết

Tổng kết số liệu, tài liệu,
- Phòng học
tham khảo ý kiến giảng viên
Hoàn thành đề tài

Thành viên
Cả nhóm
Cả nhóm

Hưng, Minh

Cả nhóm

Cà nhóm
Cả nhóm
Cả nhóm


V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
− TCVN 4556 – 88: Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, và bảo quản mẫu.
− Dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bao giờ xong?: />− Hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước của TP.HCM:
/>


×