Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Biểu tượng trong sống đọa thác đày của mạc ngôn (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.53 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=====o0o=====

NGÔ THỊ THIÊN TRANG

BIỂU TƯỢNG TRONG
SỐNG ĐỌA THÁC ĐÀY CỦA MẠC NGÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Bùi Thùy Linh
HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến
ThS. Bùi Thùy Linh - Giảng viên tổ văn học nước ngoài, người đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong tổ văn học nước
ngoài, các thầy cô trong khoa Ngữ văn - trường Đại học sư phạm Hà Nội 2,
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017
Người thực hiện

Ngô Thị Thiên Trang


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan: Khóa luận Biểu tượng trong Sống đọa thác đày của
Mạc Ngôn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của ThS.
Bùi Thùy Linh, có tham khảo ý kiến của những người đi trước.
Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình sẵn có, không trùng
với kết quả nghiên cứu của tác giả khác.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017
Người thực hiện

Ngô Thị Thiên Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 5
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát........................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6
6. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chương 1. BIỂU TƯỢNG LOÀI VẬT TRONG SỐNG ĐỌA THÁC ĐÀY7
1.1. Khái niệm biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật............................... 7
1.2. Hệ thống biểu tượng loài vật................................................................ 9
1.2.1. Biểu tượng lừa................................................................................. 9
1.2.2. Biểu tượng trâu ............................................................................. 14
1.2.3. Biểu tượng lợn............................................................................... 18
1.2.4. Biểu tượng chó ............................................................................ 233
1.2.5. Biểu tượng khỉ ............................................................................... 28
1.2.6. Biểu tượng Lam Ngàn Năm Đầu To............................................ 30
1.3. Ý nghĩa biểu tượng loài vật................................................................ 31

Chương 2. BIỂU TƯỢNG KHÔNG - THỜI GIAN VÀ BIỂU TƯỢNG
MÀU SẮC TRONG SỐNG ĐỌA THÁC ĐÀY ............................................ 36
2.1. Biểu tượng không gian ....................................................................... 36
2.2. Biểu tượng thời gian ......................................................................... 433
2.3. Biểu tượng màu sắc .......................................................................... 455
2.3.1. Màu xanh..................................................................................... 466
2.3.2. Màu đỏ ........................................................................................... 49
KẾT LUẬN ...................................................... Error! Bookmark not defined.5
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mạc Ngôn được xem là nhà văn có “bút lực hấp dẫn nhất” và là một
trong những hiện tượng văn học mang tính thời đại. Ông là một nhà văn
đương đại Trung Quốc có phong cách sáng tác độc đáo và mới mẻ. Hiện nay,
tác phẩm của ông được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó có
tiếng Việt và thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả. Tháng 10 năm 2012
Mạc Ngôn đã được Viện Hàn Lâm Thụy Điển trao giải thưởng Nobel văn học
cho những nỗ lực và cố gắng trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình.
Mạc Ngôn có một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, ông viết rất nhiều thể loại, trong
đó tiêu biểu nhất là tiểu thuyết với những thành công lớn.Tiểu thuyết Mạc
Ngôn không chỉ hấp dẫn người đọc bằng nội dung tư tưởng mới mẻ mà còn
bởi nghệ thuật thể hiện độc đáo. Một trong những yếu tố khẳng định tài năng
của Mạc Ngôn trong thể loại tiểu thuyết là xây dựng các biểu tượng nghệ
thuật.
Trong những tiểu thuyết mà Mạc Ngôn đã xuất bản, Sống đọa thác đày
là cuốn tiểu thuyết đặc sắc. Tiểu thuyết này ông viết trong thời gian rất ngắn
(43 ngày) và cũng là tiểu thuyết có tính quy mô lớn nhất (hơn 800 trang).
Theo cách nói của ông, nếu các tiểu thuyết trước đó là những kiến trúc về Cao

Mật, thì Sống đọa thác đày là kiến trúc tiêu biểu nhất. Mạc Ngôn đã xây dựng
biểu tượng nghệ thuật để miêu tả một cách chân thực nhất về xã hội Trung
Quốc trong hơn năm mươi năm nửa cuối thế kỉ XX.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đi vào tìm hiểu về các biểu
tượng nghệ thuật của tiểu thuyết Mạc Ngôn, với mong muốn khám phá thêm
về tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn, đồng thời khẳng định ví trí của nhà
văn trên văn đàn Quốc tế.

1


2. Lịch sử vấn đề
Khi xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc, các sáng tác của Mạc Ngôn nói
chung và tiểu thuyết Sống đọa thác đày nói riêng đã thu hút sự chú ý quan
tâm của rất nhiều độc giả và giới nghiên cứu phê bình ở Trung Quốc và nhiều
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các nghiên cứu về Mạc Ngôn rất
phong phú, tập trung chủ yếu vào một số khía cạnh tiêu biểu như: ngôn ngữ,
giọng điệu, nghệ thuật tự sự, màu sắc dân gian. Vấn đề biểu tượng cũng được
nhắc đến trong khá nhiều công trình nghiên cứu. Biểu tượng trong các tác
phẩm của Mạc Ngôn nói chung trong phạm vi khảo sát được chúng tôi thấy
một số công trình nghiên cứu sau:
Bài viết của Nguyễn Thị Tịnh Thy trên Tạp chí Sông Hương số 285 với
tựa đề Mạc Ngôn - Người vinh danh làng quê Cao Mật bằng bút pháp hậu
hiện đại kiểu Trung Quốc đã nêu lên ba vấn đề chính: Cao Mật -Trung Quốc nhân loại: duy nhất và tất cả, kết hợp đặc trưng tự sự truyền thống của Trung
Quốc với tự sự hiện đại và hậu hiện đại phương Tây, tái sinh những sách lược
tự sự cổ xưa nhất của Trung Hoa. Phong cách tự sự kiểu Mạc Ngôn: Chân đất,
lưng trần, bụng đói, tâm hồn chứa đầy những câu chuyện kì ảo của xứ sở Liêu
Trai và khởi nghiệp văn chương bằng ước mơ nhỏ nhoi là một ngày được ăn
ba bữa bánh sủi cảo có nhân thịt: “đã từng nói văn không nên nhất, võ không
nên nhì” nhưng đến bây giờ, Mạc Ngôn đã xác lập được phong cách “tự sự

kiểu Mạc Ngôn” mà ông cho là không giống ai. Mạc Ngôn đã đưa Cao Mật
quê hương Cao lương đỏ của mình ra thế giới bằng bút pháp, phong cách
riêng.
Trong luận văn thạc sĩ Biểu tượng tiêu biểu trong Báu vật của đời, Trần
Thị Ngoan đã tập trung tìm hiểu những biểu tượng tiêu biểu: biểu tượng bầu
vú, biểu tượng totem, biểu tượng nhà. Tác giả cũng đã chú ý đến nghệ thuật
xây dựng biểu tượng như nghệ thuật ảo hóa (ở các phương diện nhân vật, sự

2


kiện, hiện thực) nghệ thuật phóng đại. Trên cơ sở đó, tác giả đã tìm ra những
giá trị tiềm ẩn khuất lấp sau từng biểu tượng cũng như mối liên hệ giữa
chúng, tầm tư tưởng của nhà văn, những thông điệp mà nhà văn gửi gắm, từ
đó có thể khẳng định tính nhân văn của tác phẩm.
Luận văn thạc sĩ Người đàn bà trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Nguyễn
Thái Bình đã đề cập đến hình tượng người đàn bà qua ba tác phẩm Đàn
hương hình, Báu vật của đời, Rừng xanh lá đỏ. Tác giả đã tìm hiểu người đàn
bà là một biểu tượng văn hóa ở ba khía cạnh: Biểu tượng văn hóa phồn thực,
biểu tượng của thân phận bị áp bức, biểu tượng của nguyên lí mẹ. Qua đó,
giúp người đọc thấy được số phận và vai trò quan trọng của người phụ nữ
trong xã hội.
Luận văn thạc sĩ Giải mã biểu tượng ếch trong tiểu thuyết Ếch của Mạc
Ngôn, Nguyễn Thị Hoài đã tìm hiểu biểu tượng ếch qua bốn chương: chương
một biểu tượng ếch trong tâm thức dân gian và trong tác phẩm của Mạc
Ngôn; chương hai biểu tượng ếch và hiện thực nghiệt ngã; chương ba biểu
tượng ếch và khát vọng tự do dân chủ; chương bốn biểu tượng ếch và quyền
sống của con người. Luận văn đã đi sâu tìm hiểu và giải mã biểu tượng ếch
gắn với số phận và ước mơ khát vọng của người dân Trung Quốc.
Sức hút của hiện tượng Mạc Ngôn còn được thể hiện ở sự xuất hiện

trong một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp ở một số trường Đại học. Nguyễn
Thị Khánh Linh với luận văn Yếu tố kì ảo trong Báu vật của đời hướng tới
nghiên cứu yếu tố kì ảo trong tổ chức nhân vật và sự kiện tác phẩm. Trong
chương ba, tác giả đã đi vào tìm hiểu yếu tố kì ảo từ góc nhìn biểu tượng bầu
vú và khẳng định đây là biểu tượng của bầu trời, quê hương đất nước, là biểu
tượng của tình mẫu tử.
Sống đọa thác đày ra đời, được dịch giả Trần Trung Hỷ dịch, Nhà xuất
bản Phụ Nữ xuất bản vào năm 2007. Hình thức của cuốn tiểu thuyết này khác

3


biệt rất lớn với các cuốn tiểu thuyết trước đây của Mạc Ngôn. Điều kiện tiên
quyết của mỗi nhà văn khi sáng tác tác phẩm mới là chỉ khi anh ta nhận thấy
cuốn sách của mình đang viết là mới, có phát triển trên cơ sơ cũ và không lặp
lại, anh ta mới có dũng cảm để cầm bút. Sống đọa thác đày đã nêu ra một so
sánh hình tượng hóa. Đây có thể coi là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu nhất cho
kiến trúc trên bản đồ quê hương Đông Bắc Cao Mật của ông.
Bài viết Thời gian trong Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn của Nguyễn
Thu Phương. Tác giả đã lập ra thời gian biểu, các sự kiện chính và ngôi kể
trong tác phẩm Sống đọa thác đày xong mới dừng lại ở việc khảo sát chứ
chưa đi sâu phân tích, dấu ấn từng mốc thời gian.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Tú Oanh (Đại học Vinh) với đề tài
Phương thức huyền thoại hóa trong Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn, tác giả
đi sâu vào tìm hiểu phương thức huyền thoại hóa trong Sống đọa thác đày qua
ba chương. Chương một: vài nét về huyền thoại hóa và tiểu thuyết Sống đọa
thác đày của Mạc Ngôn; chương hai: huyền thoại hóa cốt truyện, nhân vật
trong Sống đọa thác đày; chương ba: huyền thoại hóa không gian, thời gian
nghệ thuật trong Sống đọa thác đày.
Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Nhung (Đại Học Quốc Gia Hà Nội,

2012) với đề tài Nghệ thuật tiểu thuyết Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn lại
đi sâu tìm hiểu tiểu thuyết Sống đọa thác đày. Công trình nghiên cứu này
khẳng định các yếu tố người kể chuyện, điểm nhìn, kết cấu và ngôn ngữ là
những yếu tố nghệ thuật độc đáo của tiểu thuyết trên. Hầu hết các bài nghiên
cứu chỉ dừng lại ở điểm sách chưa có tác giả nào nghiên cứu thật sâu sắc về
nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Sống đọa thác đày của nhà văn Mạc
Ngôn.
Nhìn chung nghiên cứu về tiểu thuyết của Mạc Ngôn rất đa dạng, trong
đó vấn đề biểu tượng trong tiểu thuyết của ông đã có khá nhiều người tìm

4


hiểu và mang đến những kết quả nhất định. Tuy nhiên các công trình nghiên
cứu này mới chỉ tập trung ở một số tác phẩm như Đàn hương hình, Báu vật
của đời, Ếch. Với Sống đọa thác đày đã có những công trình nghiên cứu về
các yếu tố thuộc về nghệ thuật tự sự, phương thức huyền thoại hóa…, nhưng
chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu, phân tích giải mã biểu
tượng trong tiểu thuyết này. Với tinh thần học tập không ngừng, chúng tôi sẽ
kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ
ích của người đi trước để đi sâu tìm hiểu các biểu tượng trong tiểu thuyết
Sống đọa thác đày một cách cụ thể có hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Biểu tượng trong Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn chúng
tôi xác định mục đích của khóa luận là: Tìm hiểu và giải mã các biểu tượng
tiêu biểu trong tiểu thuyết Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn, qua đó góp tiếng
nói khẳng định bút pháp sáng tạo riêng của Mạc Ngôn cũng như khẳng định
vị trí của Mạc Ngôn trong nền văn học Trung Quốc và thế giới.
Đây cũng là bước tập dượt nghiên cứu quan trọng của sinh viên trong

quá trình học tập ở khoa Ngữ văn của trường Đại học để có thể vận dụng vào
việc giảng dạy sau này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định hai nhiệm vụ:
- Hệ thống, phân loại các biểu tượng cơ bản trong Sống đọa thác đày của
Mạc Ngôn (bản dịch của Trần Trung Hỷ).
- Phân tích, giải mã các biểu tượng chỉ ra lớp ý nghĩa ẩn sâu sau các biểu
tượng đó.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu

5


Biểu tượng trong Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn
4.2. Phạm vi khảo sát
Tác phẩm Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn (bản dịch Trần Trung Hỷ).
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung khóa luận gồm 2
chương:
Chương 1. Biểu tượng loài vật trong Sống đọa thác đày
Chương 2. Biểu tượng không - thời gian và biểu tượng màu sắc trong
Sống đọa thác đày

6


NỘI DUNG

Chương 1. BIỂU TƯỢNG LOÀI VẬT TRONG SỐNG ĐỌA THÁC ĐÀY
1.1. Khái niệm biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật
Thực tế đã khẳng định biểu tượng phát triển cùng với sự tiến hóa của
nhân loại. Có thể nói, biểu tượng xuất hiện sớm trong lịch sử nhận thức của
nhân loại và phát triển song song với sự phát triển của xã hội con người. Biểu
tượng bắt đầu từ những kí hiệu, tín hiệu giữa con người với nhau để giao tiếp,
càng ngày biểu tượng càng được thể hiện với đầy đủ sự đa dạng và phong phú
của nó. Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới thì khởi nguyên của biểu
tượng (Symbole) là một vật được cắt làm đôi hai người mỗi bên giữ một
phần. Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối dây thân tình
xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước. Từ nghĩa nguyên của biểu tượng có thể
thấy, biểu tượng được chia ra và kết hợp lại với nhau, nó chứa đựng ý tưởng
phân li và tái hợp, gợi lên ý tưởng về một cộng đồng bị chia tách và hợp
thành. Biểu tượng đôi lúc rất cụ thể song cũng có thể là những thứ rất trừu
tượng. Biểu tượng được hiểu là một sự quy ước, một dấu hiệu, một tín hiệu…
để nhận ra nhau và có ý nghĩa biểu trưng. Còn “trong tiếng Hán thì “biểu” là
dấu hiệu, sự bày ra, sự tỏ rõ, “tượng” có nghĩa là tình trạng, hình tượng. Biểu
tượng là một hình tượng nào đó được phô ra trong một dấu hiệu tượng trưng,
nhằm diễn đạt một ý nghĩa hay một hiện tượng nào đó trừu tượng” [3; tr.27].
Lịch sử biểu tượng cũng cho thấy mọi vật đều có thể mang giá trị biểu tượng,
dù là vật tự nhiên hay là trừu tượng thì nó đều có khả năng biểu tượng.
Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có định nghĩa về biểu
tượng như sau: “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng. Hình thức của nhận
thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc
sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [19; tr.64]. Trong

7


Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm biểu tượng được giới thuyết như sau:

“Trong triết học và tâm lí học, biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một
hình thức cao hơn của nhận thức chỉ cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn
giữ lại trong đầu óc sau khi tác động vào sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt.
Biểu tượng như là thuật ngữ của mĩ học, lí luận văn học và ngôn ngữ học còn
được gọi là tưởng tượng, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp… Bằng hình tượng,
nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng. Cho nên,
trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh đời sống bằng hình tượng
của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức
chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả
năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào
đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con
người và cuộc đời”… [8; tr.23]. Bởi vậy, biểu tượng vừa mang ý nghĩa dân
tộc vừa mang ý nghĩa nhân loại. Giải mã biểu tượng là một quá trình chúng ta
tìm hiểu và lý giải các lớp nghĩa của nó đồng thời từ đó để có thể nhận ra tính
dân tộc của nền văn hóa ấy. Biểu tượng nghệ thuật là một phương thức
chuyển nghĩa của lời nói, hoặc một loại hình tượng nghệ thuật, đặc biệt có
khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của hình tượng nào
đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay triết lí sâu xa về con
người, về cuộc đời. Trong văn học nghệ thuật biểu tượng in dấu ấn cá tính
sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Những biểu tượng do nhà văn, nhà thơ sáng tạo
ra thường chứa đựng nhiều ý tứ kín đáo, thâm trầm, thậm chí là bí hiểm. Vì
thế để hiểu được những ý nghĩa biểu tượng ấy cần phải hiểu khả năng sáng
tạo, sức mạnh tưởng tượng của nhà văn và nhìn thấu phong cách nhà văn thể
hiện.
Khi đi vào tìm hiểu tiểu thuyết Sống đọa thác đày của Mạc Ngôn, chúng
tôi nhận thấy biểu tượng trong tác phẩm của ông vô cùng phong phú và mang

8



nhiều ý nghĩa nhưng tiêu biểu nhất và có nhiều ý nghĩa nhất là các biểu tượng:
biểu tượng loài vật, biểu tượng không - thời gian và biểu tượng màu sắc. Mỗi
biểu tượng trong tác phẩm đều mang lại một ý nghĩa và đều cho mỗi người
đọc một cảm nhận riêng. Đây cũng chính là những biểu tượng mà chúng tôi
tập trung đi sâu vào giải mã trong phạm vi khóa luận này.
1.2. Hệ thống biểu tượng loài vật
1.2.1. Biểu tượng lừa
Nhân vật lừa trong nguyên bản vốn là một con vật có trí tuệ khiêm tốn
làm việc quần quật từ sáng sớm tới tối mịt, thồ những gánh nặng oằn lưng mà
chỉ được ăn cỏ. Mạc Ngôn đã mượn con vật ngoài đời để xây dựng chú lừa
thành một hình tượng nhân vật trong Sống đọa thác đày. Đó là một nhân vật
đội lốt con vật nhưng lại mang tính người, một con vật biết suy nghĩ rất phóng
túng mà khoáng đạt. Biểu tượng lừa là hình tượng thân thiết, gần gũi với mỗi
người dân Trung Quốc, qua ngòi bút của Mạc Ngôn đã miêu tả chú lừa vừa
ảo, vừa thực, trong chú lừa tồn tại những bản năng sinh tồn. Tây Môn Náo vì
kêu oan trước Diêm Vương và bị chuyển thể xuống làm lừa, khi mang ngoại
hình của một con vật có khi hắn ý thức được bản thân mình, nhưng cũng có
khi hắn vẫn không ý thức không cưỡng lại được những khát vọng trần tục của
một con vật – con người bản năng.
Tuổi thơ nghèo đói, sống trong tủi nhục đã khiến Mạc Ngôn có cái nhìn
chân thực hơn về cuộc sống. Biểu tượng lừa trong Sống đọa thác đày có ý
nghĩa rất lớn, đó là sự tượng trưng cho bản năng tự nhiên của con người.
Trong mỗi con người bản năng là yếu tố trần tục và chân thực nhất mà ai ai
cũng có: ăn, ngủ, dục vọng, tham, sân, si… và cuộc sống đã cho con người có
những cơ hội để có thể thực hiện được những bản năng ấy. Trong tiểu thuyết
của Mạc Ngôn tình yêu, tình dục được nói đến rất nhiều và có mối quan hệ
khăng khít với nhau. Tiểu thuyết của Mạc Ngôn không xuất hiện nhiều lời

9



yêu màu mè mà nó vẫn luôn nồng nàn, cuồng nhiệt và cháy bỏng. Khi thấy
con lừa cái đang đến thời kì động đực, Tây Môn Lừa cũng có những đòi hỏi
của bản năng, sự ham muốn được chiếm đoạt, được thỏa mãn dâng trào trong
người. Và cũng chính bởi yếu tố của bản năng, tiếng gọi của tình yêu mà chú
lừa trong Sống đọa thác đày đã bỏ chạy theo tiếng sét ái tình và có những
phút giây quả thực là hạnh phúc: “Hòa bình muôn năm! Trong thời bình, một
con lừa đực có thể cùng con lừa cái mà yêu thích mà tha hồ gặp được nhau”
[16; tr.80]. (…) Ôi lừa cái yêu quý của tôi! Bảo bối của tôi! Với tôi cô là thứ
quý giá nhất, thân thiết nhất… Tôi muốn ôm lấy ả, dùng bốn chân cặp chặt
lấy ả, hôn lên tai, lên cái mồm xinh xinh màu phấn hồng lốm đốm của ả… Ôi
con lừa nhỏ, có biết là tôi yêu cô đến nhường nào không?” [16; tr.81]. Mạc
Ngôn đã có cái nhìn mới về vấn đề tình yêu và tình dục. Tình yêu ngự trị và
tồn tại ở tất cả mọi nơi, tất cả mọi người và cả chính động vật.Trong thế giới
loài vật ấy, loài vật cũng giống như con người: Yêu nhau say đắm, tình yêu ấy
cũng không thoát khỏi toan tính so đo bởi những giá trị vật chất sẽ quyết định
như sự tồn tại của chúng “Sợ khổ Hoa Hoa quên thề ước” là tiếng nói của vật
nhưng chứa đựng và phản ánh tương đối nhiều tâm sự của con người. Tây
Môn Lừa đã bất chấp nguy hiểm tính mạng mình để bảo vệ Hoa Hoa, có thể
thấy được tình yêu của hai con lừa dành cho nhau rất mãnh liệt, nồng nàn.
Tuy là loài vật nhưng tình yêu chúng dành cho nhau còn sâu sắc, quý trọng
hơn cả tình yêu của loài người. Tây Môn Lừa nhận thấy rằng chỉ trong tình
yêu với lừa cái nó mới thực sự có được hạnh phúc, được yêu thương trọn vẹn
bằng tình cảm chân thành: “Sau khi gặp em, anh mới hiểu rằng, tuy là loài hạ
đẳng như lừa, song có tình yêu thì cuộc sống cũng sẽ hạnh phúc. Kiếp trước
anh là người, có đến ba vợ, có lúc anh đã nghĩ một cách nhầm lẫn rằng anh
thật hạnh phúc, bây giờ mới thấy anh vô cùng đáng thương. Một con lừa đang
bị lửa tình thiêu đốt như tôi so với bao nhiêu người khác có lẽ hạnh phúc hơn

10



nhiều. Một con lừa cứu được bạn tình của mình từ miệng chó sói, lại trước
mặt người yêu thể hiện rõ dũng khí và sự thông minh, còn niềm tự hào nào
hơn thế? Chính em là người giúp tôi trở thành một con lừa vinh quang, một
con lừa hạnh phúc nhất trên cõi trần này” [16; tr.83]. Đó là một tình yêu đẹp
có sự khát khao, sự dâng hiến tuyệt đối cả về tâm hồn và thể xác, sẵn sàng
chiến đấu để bảo vệ người mình yêu thương với khát vọng được tự do tự tại
không bị trói buộc giữa trời đất. Chính cuộc sống hạnh phúc ấy đã giúp Tây
Môn Náo nhận ra rằng khi còn sống mình là một kẻ ảo tưởng vào hạnh phúc,
một kẻ thất bại trong tình yêu và hôn nhân mà không biết: kẻ đã ruồng bỏ tình
yêu đích thực của cuộc đời mình – người vợ cả Bạch Hạnh Nhi để chạy theo
tình yêu mới với Nghinh Xuân và Thu Hương nhưng đến cuối cùng mình
cũng không có được hạnh phúc trọn vẹn.
Bên cạnh sức mạnh tình yêu trong chú lừa còn tồn tại sự đấu tranh sinh
tồn. Trong thế giới rộng lớn ngoài kia tưởng như yên bình nhưng đầy rẫy
những chông gai, sau khi bỏ đi khỏi nhà Mặt Xanh, chú lừa đã có những
tháng ngày hạnh phúc bên cạnh người yêu mình, cứ tưởng nó sẽ mãi được
sống trong hạnh phúc trong thế giới tự do đó nhưng đã có những lúc nó phải
đối diện với biết bao khó khăn cận kề. Khi đối diện với lũ chó sói, Tây Môn
Lừa đã dùng trí thông minh và sự dũng cảm của mình để chiến thắng “Tung
hai vó trước lên, từ trên cao tôi chụp xuống. Trông dáng điệu oai phong của
tôi lúc này đừng nói là chó sói, ngay cả hùm beo cũng phải lo mà chạy trốn.
Con sói chưa kịp đề phòng, bị đầu tôi húc văng, lăn mấy vòng” [16; tr.81].
Trong cuộc chiến đấu với loài sói hung ác, lừa đã có những kế sách và mưu
lược rất thông minh, nó chiến đấu hết mình một cách oai hùng giống như
những tráng sĩ xưa trong trận chiến, đấu tranh để bảo vệ gia đình, bảo vệ nhân
dân, quê hương, đất nước.
Có lúc nguy cấp vì sự sống phải bảo vệ lẽ phải, trừng trị những tên thợ


11


săn độc ác, tham lam dám cướp công của người khác, những kẻ theo chủ
nghĩa giáo điều, kinh nghiệm để chúng thấy được chân lý: lừa cũng có thể
trừng trị con người “Tôi cắn chặt cái vai của thợ săn, miệng tôi nhay nhay. Có
một vật gì đó chua chua, mặn mặn, tanh tanh nằm gọn trong miệng tôi, còn
cái tay thợ săn thối mồm nói dối không biết ngượng, quỷ kế đa đoan kia một
bên vai khuyết mất một miếng thịt to tướng, máu đang túa ra, bất tỉnh nằm
dưới đất” [16; tr.98]. Tây Môn Lừa cũng đã làm những việc rất hữu ích như
cõng Vương Lạc Vân tới trạm xá để sinh nở an toàn, bảo vệ bà Bạch, cùng
với Mặt Xanh chăm chỉ lao động, giúp huyện trưởng Trần Quang Đệ trong
quá trình công tác và thậm chí có lúc bị thương “bị thiến dái”, “bị gãy một
chân” trở thành con lừa tàn phế không còn khả năng lao động, rất nhiều lần nó
muốn nhảy xuống núi để kết liễu kiếp lừa bi thảm nhưng bởi sự yêu mến thực
lòng của ông chủ đã giữ nó ở lại thêm một thời gian. Ngay cả khi bị tàn phế,
nó vẫn cùng với Mặt Xanh ra đồng chịu những sự gièm pha của mọi người
xung quanh. Dù có gặp biết bao khó khăn cũng không thể làm lừa gục ngã bởi
sức sống tiềm tàng vẫn tồn tại và khát vọng luôn ẩn chứa trong lừa. Nó lấy lại
niềm tin và tiếp tục lao động vì ông chủ (Mặt Xanh) mình cho đến hơi thở
cuối cùng.
Là một con vật nhưng Tây Môn Lừa đã chứng kiến cảnh Lam Mặt Xanh
làm ăn cá thể, cả xã hội đã tẩy chay ông, loại ông ra khỏi xã hội. Hậu quả của
việc này là những người của công xã đến cướp hết lương thực của Lam Mặt
Xanh. Nó nhìn thấy hết thảy những bất công mà xã hội đã tạo ra với mình và
ông chủ của mình. Là một con lừa quật cường, yêu lao động và mang kí ức
con người nên rất tình cảm, Tây Môn Lừa giống như người bạn tri kỉ của Mặt
Xanh, Mặt Xanh cũng linh cảm đây là Tây Môn Náo đầu thai nên giữa họ có
mối quan hệ rất đặc biệt.
Cuộc sống là những ngày lao động vất vả, cực nhọc và vô vàn những


12


khó khăn. Đó là những năm mất mùa lớn: “Cái đói làm cho con người biến
thành một loại dã thú hung tàn”. Khi họ hết lương thực, họ ăn vỏ cây rồi đến
rễ cỏ, một đoàn người như loài sói xông vào nhà Mặt Xanh nhằm đến con lừa
của ông làm nguồn thức ăn. Chính hoàn cảnh đói khổ lúc đó khiến cho con
người phải làm những việc không đành để nuôi sống mình, dân làng đã giết
lừa lấy thịt chia nhau: “Giết! Giết! Giết! Giết con lừa què của thằng cá thể!
Nào! Một, hai, ba!”. Kiếp lừa hóa kiếp và kết thúc từ đây: “Tôi biết đầu tôi
một lần nữa vỡ nát. Linh hồn tôi bay lên, lơ lửng trên không gian, nhìn xuống
thấy những người đói khát kia kẻ dao, người thớt đang cắn vụn thi thể tôi
thành hàng trăm mảnh” [16; tr.150], đó là thời điểm của năm 1959 Lam Mặt
Xanh đã không cứu được nó. Một kiếp sống khi hào hùng oai phong dũng
cảm, khi bền bỉ chăm chỉ lao động, khi yêu thương giúp đỡ con người nhưng
cuối cùng những gì nó tạo ra đều bị con người cướp mất. Con người còn khai
thác nó một cách cùng kiệt, khi nó bị tàn phế thì vứt bỏ nó, và cuối cùng là ăn
thịt nó. Như vậy, có thể thấy kiếp lừa tồn tại trong vòng chín năm trời nhưng
nó đã chứng kiến biết bao những bi kịch, bất công của con người của xã hội
Trung Quốc.
Mạc Ngôn đã rất thành công khi mượn Tây Môn Lừa để nói lên ý nghĩa
nhân sinh của tác phẩm. Con người ở bất cứ thời đại nào cũng luôn phải trong
cuộc cạnh tranh sinh tồn. Khát vọng sống luôn tiềm ẩn trong mỗi con người.
Tất cả những gì trần tục và bản năng ấy đều có sức sống vĩnh hằng tồn tại
cùng cuộc sống. Song hành cùng nhân vật Lam Mặt Xanh, biểu tượng lừa
càng đọc càng được mở rộng theo chiều dài của tác phẩm, nó không còn đơn
thuần là biểu tượng cho bản năng tự nhiên mà còn thể hiện khát vọng sống
mãnh liệt. Lừa đã vượt qua ý nghĩa thông thường trở thành biểu tượng chung
về sự trường tồn cho khát vọng sống của con người.


13


1.2.2. Biểu tượng trâu
Khác với con lừa, trâu xuất hiện trong cuộc sống đời thường với bản chất
hiền lành, hòa đồng và chăm chỉ, hình ảnh con trâu gần gũi, thân mật nhất với
người dân trong nền văn minh lúa nước của Trung Quốc và các nước Đông
Nam Á.
Nếu trâu trong cuộc sống đời thường chỉ là một con vật lam lũ và quần
quật làm việc thì trâu trong Sống đọa thác đày đã được Mạc Ngôn hình tượng
hóa - kiếp trâu quật cường, trâu chân thực mà quật cường. Trâu cũng là con
vật tình nghĩa, thủy chung và trả công cho người chăm sóc hậu hĩnh, xứng
đáng, đến chết nó vẫn xả thân vì con người. Mặt Xanh và Tây Môn Trâu tự do
tự tại đi theo con đường của mình dù có bị gia đình li tán, bị chèn ép ra sao họ
vẫn ngày đêm cần cù trên mảnh đất nhỏ giữa những thửa ruộng lớn.
Ý nghĩa của trâu trong tác phẩm không những tượng trưng cho sự trung
nghĩa mà còn biểu tượng cho sự kiên cường và dũng cảm cho sự sống và tái
tạo. Cái chết đầy bi phẫn nhưng kiên quyết thể hiện một tiếng nói phản đối
kịch liệt của một con vật và mang giá trị cảnh tỉnh sâu sắc đã thể hiện được ý
nghĩa ấy. Tây Môn Trâu là một con trâu quật cường, con trâu có tình cảm, có
nghĩa khí như một con người bởi nó chính là Tây Môn Náo đầu thai mà
thành. Khi chứng kiến Tây Môn Kim Long và Lam Giải Phóng đánh nhau,
Tây Môn Trâu đứng ngay bên cạnh Giải Phóng mà đôi mắt nó u uất và bất
lực: “cậu chỉ nhắm ngay cái sống lưng của anh ta húc nhẹ một cái là anh ta
ngã lăn ra thôi. Nếu cậu dùng lực mạnh hơn một chút, chắc chắn anh ta sẽ bay
lên không trung và rơi xuống đất…nhưng cậu vẫn đứng bất động” [16;
tr.189]. Vì sao Tây Môn Trâu bất động? Điều này cũng dễ hiểu bởi Kim
Long chính là con đẻ còn Lam Giải Phóng là bạn thân nên Tây Môn Trâu khó
lòng mà chọn bênh vực ai. Nó cũng phân vân, dằn vặt khi phải ở trong tình

thế khó xử này. Nó chấp nhận đứng yên chịu đòn roi từ tay Kim Long: “Cậu

14


quỳ chân trước xuống đất, và cứ như thế chịu đòn, nước mắt chảy từng dòng
trên má, nhỏ tí tách xuống đất”. Trâu cũng như chính con người, hiểu
được con người và nó đã khóc bởi nó đang rất đau khi phải nhận đòn roi và
sự thù hằn từ chính người là con trai của mình ở kiếp trước. Đứng trước
cảnh tượng Kim Long dùng sơn đỏ quết đầy vào mặt Lam Mặt Xanh một Kim
Long lạnh tanh, nhẫn tâm tra tấn người cha đã có công chăm lo nuôi dưỡng
không một chút thương tình. Tây Môn Trâu đã cất lên âm thanh thê lương
thảm thiết nửa như khóc, nửa như cười hình như chính là tiếng than của
cậu. Âm thanh ấy vang lên như chính lời nói đau xót, cảm thông cho Mặt
Xanh, một người thấu hiểu hết những tâm tình của nó. Tây Môn Trâu tuy
mang thân trâu nhưng linh hồn là Tây Môn Náo, nó đã nhìn thấy tất cả mọi
thứ đang diễn ra, nào là con trai, con gái, nào là vợ cả, vợ hai, vợ ba, nào là
người làm công và con trai của người làm công…Trong lòng nó biết bao
nhiêu tâm trạng vừa thương yêu, vừa uất hận xâu xé trong lòng thì nó
mới cất lên tiếng kêu ai oán não nùng đến như thế.
Khi bị ép vào công xã cùng với Lam Giải Phóng, Tây Môn Trâu ngay
lập tức có hành động phản kháng lắc đầu thật mạnh làm cho bông hoa
của công xã rơi xuống đất. Dù thân xác của Tây Môn Trâu có ở trong công xã
nhưng trong thâm tâm Tây Môn Trâu vẫn luôn chỉ hướng về ông chủ. Khi rời
xa chủ Mặt Xanh của mình nó quyết không chịu tham gia cày cấy cho công
xã. Dù bị tra tấn nhưng nó vẫn kiên cường chấp nhận sự đọa đày, thịt nát
xương tan chứ quyết tâm không chịu trở thành trâu công xã: “Đầu cậu bị kéo
lên khỏi mặt đất một tí song toàn thân vẫn bất động. Hình như hai chân
trước của cậu có đạp đạp như muốn đứng lên, nhưng không, tôi đã nhầm,
cậu chẳng

hề có ý định đứng lên. Tôi nghe có tiếng ọ ẹ như trẻ con khóc từ trong lỗ mũi
cậu phát ra, rồi một tiếng “phựt” vang lên, lỗ mũi đã đứt lìa, đầu cậu nặng nề
rơi xuống, cùng lúc đó con trâu nái đã ngã dụi ra đất”[16; tr.311]. Tây Môn
15


Trâu không phải một con trâu bình thường luôn kiên quyết đấu tranh
cho quyền riêng của mình. Cuộc giằng co quyết liệt giữa Kim Long với Tây
Môn Trâu, cho thấy ai cũng muốn thể hiện sức mạnh và sự tôn quý của bản
thân mình. Có một điểm rất giống nhau giữa họ đó là sự ngang ngạnh. Tây
Môn Trâu thà chết chứ nhất quyết không chịu đứng dậy, đó là một cái chết
rất dũng cảm và làm rung động lòng người, khiến mọi người phải suy nghĩ về
những chuẩn mực đạo đức của chính bản thân mình. Tây Môn Trâu - một
con trâu quật cường, tnh thần thà chết chứ không chịu khuất phục cũng như
sự chịu đựng nỗi đau về thể xác của cậu thật là kì diệu. Chính cái chết của
Tây Môn Trâu, sự đày đọa chịu đau đớn về thể xác ấy chính là một lời lên
án sâu sắc đến xã hội loài người đầy rẫy những bất công, ngang trái. Con
người sống không có chút lương tâm, tình người, họ đều là những kẻ độc ác,
máu lạnh: “Tiếng roi quất vào máu nghe là lạ và dường như thấy máu, những
kẻ độc ác ấy càng lên tinh thần, những cái quất ngày càng mạnh hơn. Máu đã
ướt đẫm thân thể cậu rồi!” [16; tr.308]. Họ không bằng một con vật
sống có tình người, một xã hội mà người không bằng một con vật, đến loài
vật còn biết khóc “đôi mắt nhắm nghiền và từ đó đôi dòng nước mắt trào
ra”. Tây Môn Trâu khóc không phải vì nó đau mà nó khóc vì nó uất hận, xót xa
cho biết bao nhiêu những số phận, những người dân hiền lành sẽ như nó và
ông chủ Mặt Xanh bị ức hiếp, chèn ép làm những việc mà họ không muốn
làm.Tây Môn Trâu bị tra tấn dã man dưới bàn tay của Kim Long nhưng
không vì thế mà chịu đầu hàng: “Cậu - Tây Môn Trâu lảo đảo run rẩy, đứng
dậy. Trên vai cậu không còn dây buộc, mũi cậu không còn vòng đồng, cổ
cậu không mang ách… Cậu đã trở thành một con trâu tự do, không có dấu

vết gì về sự quản thúc của con người, đã đứng dậy. Cậu khó khăn lê
từng bước về phía trước…” [16; tr.312]. Dù có chết Tây Môn Trâu cũng phải
cố lê thân xác của mình chết trên mảnh đất của ông chủ Mặt Xanh, chết
bên cạnh người yêu

16


thương nó. Tây Môn Trâu một con vật tình nghĩa thủy chung theo ông chủ
của mình đến sức lực, hơi thở cuối cùng: “Cậu - Tây Môn Trâu từng bước
từng bước nhích dần về phía bố tôi, rời khỏi vùng đất mênh mông của tập
thể công xã nhân dân, bước sang mảnh đất cá thể nhỏ xíu duy nhất trên toàn
quốc của Mặt Xanh - mảnh đất một mẫu sáu sào, rồi như một ngọn núi nhỏ,
cậu từ từ ngã xuống” [16; tr.313]. Cái chết ấy đã làm cho mọi người tỉnh ra
rất nhiều trong cao trào Cách mạng Văn hóa. Câu chuyện về Tây Môn
Trâu đã trở thành một truyện truyền kì hiện đại, thần thoại lưu truyền ở
vùng Đông Bắc Cao Mật đến tận bây giờ. Câu chuyện ấy cho người đọc một
cái nhìn so sánh dường như đối lập với xã hội con người đầy hư vinh, hư
ngụy, toan tính là thế giới loài vật đầy nhân ái, nghĩa tình, chân thực. Trong
xã hội loài người vốn còn âm ỉ quá nhiều sự phức tạp, bon chen thì hình ảnh
về một con trâu tình nghĩa, quật cường, im lặng đón nhận cái chết trong
thanh thản dường như đã làm lay động lòng người. Nó chịu nhiều đau đớn
về thể xác như vậy là để giác ngộ mọi người, hướng con người thoát ra khỏi
con đường đen tối mê loạn: “Phải chăng nó đang kêu gọi một nguyên tắc
sống: Con người ơi! Không nên độc ác với nhau, cũng không nên ác độc với
súc vật. Không nên cưỡng bức người khác làm những điều mà họ không
thích làm, với trâu cũng thế!” [16; tr.309]. Điều ấy giống như một âm thanh
trong trẻo lay động sự nhận thức của con người, bảo vệ những giá trị muôn
thuở của con người vốn có.
Dưới đôi mắt của súc vật, Tây Môn Trâu vẫn nhìn thấy, nhận ra những

sai lầm kiểu làm ăn tập thể. Trong khi đó, toàn xã hội loài người không thể
hoặc không dám nhận ra điều đó “Trâu cá thể là trâu phản động”, bản án
đã tròng vào cổ Tây Môn Trâu. Và con trâu ấy đã chấp nhận một cách kiên
cường cho dù bị đọa đày thân xác, bị tra tấn dã man, thà thịt nát xương tan
chứ vẫn quyết không trở thành trâu của công xã nhân dân giống như chủ
17


Lam Mặt Xanh của nó. Tây Môn Trâu thể hiện cho tnh cách dũng cảm kiên
trì sẵn sàng đi theo

18


con đường đã lựa chọn với những điều mà nó cho là đúng đắn là chân lý.
Trâu hiện lên vừa mang nét chân thực, vừa có nét hư ảo, song nó đã
làm lay động lòng người và xúc động về ý chí kiên cường, trung thành
của nó cũng như nhân vật Lam Mặt Xanh chấp nhận làm ăn cá thể, không
chịu vào hợp tác xã để đấu tranh cương quyết đòi quyền riêng của mình.
Đồng thời, nó còn tượng trưng cho sự ý chí, kiên định và dũng cảm trong
mọi hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống.
1.2.3. Biểu tượng lợn
Lợn là con vật vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người Trung
Quốc. Trong quan niệm của người Trung Quốc, lợn là con vật luôn mang lại
may mắn cho gia đình và đại diện cho sự thịnh vượng, giàu có, thành công
trong công việc.
Ở Sống đọa thác đày Mạc Ngôn đã xây dựng hình tượng lợn với nhiều ý
nghĩa. Cuộc đời của kiếp lợn là bao sóng gió và sự kiện diễn ra trong hơn
mười năm (từ năm 1970 đến năm 1982). Lợn trong tác phẩm biểu tượng
cho sự vô minh của loài người và mang trong mình một quá khứ oai hùng.

Một con lợn có trí năng giữa người và lợn, đã từng trải qua không biết cơ
man nào vui buồn giữa vòng âm dương đắp đổi. Nó sinh ra trong thời đại
huy hoàng nhất của loài lợn “trong lịch sử loài người, loài lợn chưa bao giờ
trở nên cao quý và quan trọng như lúc này…hàng vạn con người phải cúi
đầu hành lễ trước loài lợn chúng tôi” [16; tr.342]. Lợn mười sáu ngay từ lúc
sinh ra nó đã thừa hưởng một sức khỏe phi thường và một trí tuệ thông
minh: “Lợn mười sáu - Em út nhất đàn” chẳng mấy chốc lấn át tất cả chị em
đầu đàn. Lợn ham ăn và biết tnh toán suy nghĩ khác hẳn những anh chị ngu
ngốc của nó: “Tôi biết chọn cái đầu vú nhiều sữa nhất, đó là cái đầu vú ở giữa
bụng con lợn nái…Trong lúc ngậm đầu vú này, tôi khôn ngoan dùng thân thể
của mình che thêm một cái nữa, đôi mắt láo liêng nhìn hai phía, hễ có đứa
nào muốn xông
19


vào là tôi dùng mông tận lực đẩy nó sang một bên” [16; tr.330]. Tây Môn Lợn
hóa thân thành “Vua Lợn” mà trại lợn Hạnh Viên giống như quốc gia thu nhỏ.
Năm năm làm Vua lợn, đối với Tây Môn Lợn là một thời kì có cả huy hoàng,
có cả sự thất bại và cuối cùng ra đi vì trượng nghĩa. Có thể nói, Tây Môn Lợn
đã nhìn thấu bi kịch của xã hội loài người, tất cả những việc làm của con
người không thoát khỏi cái nhìn thấu suốt của con lợn “bác học”. Lợn mười
sáu và cả đàn lợn kia say không phải nó tửu lượng kém, về sau này nó mới
ngộ ra “lần này không phải là tửu lượng của tôi thấp khiến tôi đầu choáng
mắt hoa mà là do người ta nấu rượu không đủ nồng độ nên cho cồn công
nghiệp vào. Tôi thừa nhận rằng thời ấy người ta chưa quan tâm lắm đến
đạo đức
nhưng việc đổ cồn vào rượu lừa người quả là chuyện hi hữu xưa nay” [16;
tr.398]. Cuộc sống càng hiện đại người ta càng trở nên vô cảm, thờ ơ
với nhau hơn, đời sống văn minh vật chất phát triển không có nghĩa là văn
hóa giữa người với người được nâng lên mà con người đang tự hủy diệt cuộc

sống
của chính mình. Đến loài vật khi đứng trước cái chết của đồng loại, cứ từng
con chết vì cái đói cái rét, cái thời cuộc khó khăn của trại lợn Hạnh Viên, nó
còn xót thương cho đồng loại của mình “Tình đồng loại khiến tôi cảm thương
cho bọn chúng, nước mắt tôi ứa ra nhưng chỉ kịp chảy đến má, nó đã nhanh
chóng thành băng và rơi xuống đất”. Hay khi Điêu Tiểu Tam dám tự do sang
chỗ ở của Lợn mười sáu, nó đã nổi cơn điên húc mạnh con lợn - tạp
chủng này khiến toàn thân nó run rẩy. Sau hành động này Lợn mười sáu lại
dằn vặt chính bản thân mình “con người dùng máu và tnh mạng để bảo vệ
lãnh địa, của lợn lại không đáng bảo vệ hay sao”. Tuy vậy, nó lại thấy thương
hại cho Điêu Tiểu Tam nhiều hơn “lòng thương giống như của người bần
cùng trong xã hội mới thương xót cho một kẻ trí thức tư sản vừa bị chính
họ hành hạ xong. Sống mũi tôi cay cay, nước mắt của tôi chực trào ra” [16;
20


tr.364]. Tây Môn Lợn cảm thấy có một chút hổ thẹn vì nó đã dùng thủ
đoạn không mấy

21


×