Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Không gian và thời gian nghệ thuật trong ngàn cánh hạc của yasunary kawabata (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.15 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

ĐINH THỊ MAI

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ
THUẬT TRONG NGÀN CÁNH HẠC CỦA
YASUNARY KAWABATA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô, những người đã tận tình giảng
dạy, động viên, giúp đỡ, nhận xét và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình
học tập cũng như khi thực hiện khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Bích Dung,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ
khuyến khích, động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của quý thầy cô và
các bạn để khóa luận hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017


Tác giả

Đinh Thị Mai


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kì tài liệu
nào và chưa công bố nội dung này ở bất kì đâu.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017
Tác giả

Đinh Thị Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát .................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chương 1: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG NGÀN CÁNH HẠC ..... 7
1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật .............................................................. 7
1.2. Không gian nghệ thuật trong Ngàn cánh hạc của Y. Kawabata................ 8
1.2.1. Không gian trà đạo .................................................................................. 9
1.2.2. Không gian tâm lí.................................................................................. 19

1.3. Tiểu kết..................................................................................................... 29
Chương 2: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG NGÀN CÁNH HẠC ........ 31
2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật................................................................ 31
2.2. Thời gian nghệ thuật trong Ngàn cánh hạc của Y. Kawabata ................. 33
2.2.1. Thời gian tâm lí ..................................................................................... 33
2.2.2. Thời gian tự nhiên ................................................................................. 37
2.2.3. Thời gian sinh mệnh.............................................................................. 42
2.3. Tiểu kết..................................................................................................... 45
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọnđề tài
1.1. Lí do khoa học
Yasunary Kawabata (1899-1972) một nhà văn lớn của văn học Nhật Bản
và văn học thế giới. Người được đánh giá là một hiện tượng kì lạ của văn học
Nhật Bản thế kỉ XX. Những sáng tác của Yasunary Kawabata luôn phản ánh
và khẳng định những nét đẹp truyền thống của văn hóa Nhật Bản trong các
thời kì khác nhau từ thời đại Heian (794-1185) cho đến khi Nhật Bản trở
thành một trong những nước công nghiệp hiện đại trên thế giới thì những nét
đẹp ấy vẫn luôn được phát hiện và gìn giữ trong các sáng tác của ông. Chính
vì vậy ông được mệnh danh là “Người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp”
hành trình sáng tác của ông là “Hành trình đi tìm cái đẹp Nhật Bản”.
Y. Kawabata là nhà văn đầu tiên của Nhật Bản và thứ hai của Châu Á
sau R.Tago vinh dự nhận giải thưởng Nobel văn học vào năm 1868 với bộ ba
tiểu thuyết: Xứ tuyết(1947), Ngàn cánh hạc(1951), Cố đô (1962).Với sự kiện
này ông được giới nghiên cứu tôn vinh như người “Mở cánh cửa tâm hồn
Nhật Bản”

Ngàn cánh hạc là một trong ba tiểu thuyết làm nên tên tuổi của
Y.Kawabata. Tác phẩm đi sâu vào phản ánh những nét đẹp văn hóa truyền
thống của Nhật Bản đang dần mai một theo thời gian đó là vẻ đẹp của trà đạo
trên cái nền là những câu chuyện về tình yêu. Bằng bút pháp viết văn tài tình
sử dụng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong đó việc xây dựng không
gian và thời gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng giúp Y. Kawabatađưa
người đọc đến với những rung động thầm kín nhất trong tâm hồn Nhật Bản.
Không gian và thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn
qua đó thể hiện quan niệm nhất định về con người, cuộc sống.Vì vậy, việc tìm
hiểu về không gian và thời gian nghệ thuật là một điều cần thiết không chỉ

1


giúp chúng ta có thêm cách tiếp cận mới về tác phẩm mà còn hiểu được quan
điểm, thái độ của nhà văn thể hiện trongmỗi tác phẩm.
“Không gian và thời gian nghệ thuật” trong các sáng tác của Kwabata
vẫn luôn là đề tài hấp dẫn với những người say mê nghiên cứu văn chương xứ
Phù Tang. Không gian và thời gian nghệ thuật là hiện tượng của thế giới
khách quan đi vào nghệ thuật được soi rọi bằng tâm tư, tình cảm, được nhào
nặn và tái tạo trở thành một hiện tượng độc đáo, thấm đẫm cá tính sáng tạo
của nhà văn.
Không gian và thời gian trong văn học tiêu biểu cho khả năng chiếm lĩnh
đời sống rộng, sâu và nhiều mặt của ngôn từ. Cảm quan thời gian gắn liền với
cảm quan về con người và cuộc đời, gắn bó với ước mơ và lí tưởng của nhà
văn. Không gian và thời gian là những yếu tố quan trọng góp phần làm nên
diện mạo và giá trị của các tác phẩm. Mỗi nhà văn có cách tổ chức không gian
và thời gian riêng tùy thuộc vào khả năng và phong cách của mỗi người.
Nhưng nhìn chung đó là một phạm trù quan trọng giúp nhà văn tái hiện hiện
thực đời sống qua đó phản ánh quan niệm nhân sinh của cá nhân mình.

Tác phẩm văn học là sản phẩm của nhà văn mà trong đó không chỉ tái
hiện những sự kiện, hiện tượng của thế giới khách quan qua mà còn bộc lộ
quan điểm nghệ thuật và tư tưởng của mình thông qua việc xây dựng thế giới
nhân vật đặt trong không gian và thời gian đã được xử lí theo ý muốn của
mình. Tìm hiểu không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là
điều thú vị và được nhiều người chú ý. Trong các sáng tác của Y. Kawabata
đề tài này hấp dẫn và rất được quan tâm.
1.2. Lí do sư phạm
Việc đi sâu tìm hiểu các sáng tác của Y.Kawabata sẽ giúp người giáo
viên tương lai có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về văn học nước ngoài đặc
biệt là văn học Nhật Bản. Từ đó tích lũy được những tư liệu cần thiết cung


cấp cho học sinh biết thêm về những sáng tác văn học trong nhà trường phổ
thông như thơ Haikư của Basho. Và đặc biệt giúp các em có cái nhìn đúng
đắn trong học tập và cuộc sống. Biết giữ gìn và trân trọng những nét đẹp
truyền thống khi đất nước đang trên đà hội nhập.
Điều làm nên thành công của tác phẩm văn học được thể hiện qua nhiều
phương diện nghệ thuật khác nhau như cách xây dựng nhân vật, tạo dựng cốt
truyện, nghệ thuật trần thuật,...nhưng trong đó “Không gian và thời gian nghệ
thuật” là một vấn đề độc đáo thể hiện tài năng của nhà văn. Khi nghiên cứu đề
tài này người viết không chỉ nắm được nội dung tư tưởng của tác phẩm mà
còn thấy được phong cách sáng tác riêng của mỗi nhà văn.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn “ Không gian và thời gian nghệ thuật
trong Ngàn cánh hạc của Yasunary Kawabata” làm đề tài cho khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Y.Kawabata là một trong những tác giả tên tuổi của văn học Nhật Bản
thế kỉ XX nói riêng và văn học nhân loại nói chung vì vậy các sáng tác của
ông luôn thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước.

Tạp chí văn học số 16 (Tháng 9 năm 1999) tác giả E.G.Sheidensticker
nhận xét: “Tôi cho rằng nên xếp Y.Kawabata vào dòng văn chương mà ta có
thể dò đến tận bậc thầy Haiku của thế kỉ XVII.” Trong bài viết này tác giả tìm
hiểu nghệ thuật Chân không trong sáng tác của Y.Kawabata.
Tạp chí văn học số 9 năn 1999 tác giả Lưu Đức Trung có bài viết bàn:
“Thi pháp tiểu thuyết Y.Kawabata-nhà văn lớn của Nhật Bản.” Thể hiện thi
pháp đặc trưng trong sáng tác của Y.Kawabata là thi pháp Chân không (nói ít,
gọi nhiều, ý được toát ra từ khoảng trống của câu chữ).
Tạp chí văn học số 15 (Tháng 6 năm 2010) có bài: Đọc Xứ tuyết suy nghĩ
về cái nhìn huyền ảo của Y.Kawabata của tác giả Đào Ngọc Chương. Ở bài


viết này, người nghiên cứu không đề cập dến lý thuyết tiếp nhận như một cơ
sở để xây dựng các luận điểm mà chỉ dừng lại ở việc so sánh, hệ thống các
yếu tố trong tác phẩm hướng tới lí giải cái nhìn huyền ảo của Y.Kawabata
trong Xứ tuyết như một đặc trưng thi pháp của ông.
Tạp chí văn học tháng 2 năm 2002, tác giả Nhật Chiêu có bài Thế giới
Kawabata Yasunary trong tác phẩm của ông. Bài viết tập trung nghiên cứu về
nội dung và phong cách nghệ thuật trong các sáng tác của ông.
Tạp chí nghiên cứu văn học số 1 năm 2004 có bài Thủ pháp tương phản
trong truyện Người đẹp say ngủ của Y.Kawabata của tác giả Khương Việt Hà,
bài viết tập chung đi sâu tìm hiểu về nghệ thuật của tác phẩm.
Trong tạp chí văn học số 7 năm 2005 Đào Thị Thu Hằng, tác giả có bài
viết Y.kwabata giữa dòng chảy Đông-Tây. Bài viết nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của văn hóa phương tây đối với Y.Kawabata và khẳng định văn hóa
phương Đông là gốc rễ trong tư tưởng của nhà văn.
Tạp chí văn học số 11 năm 2005 có bài viết Y.kawabata-lữ khách muôn
đời đi tìm cái đẹp của tác giả Nguyễn Thị Mai Liên. Bài viết nghiên cứu đi
sâu vào vẻ đẹp Nhật Bản trong sáng tác của Kawabata: Vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ
đẹp phong tục, vẻ đẹp của tâm hồn con người.

Trong nghiên cứu văn học số 6 năm 2006, tác giả Khương Việt Hà có
bài viết bàn về Mỹ học Y.Kawabata, bài viết này trình bày rõ quan điểm về cái
đẹp của Kawabata và nguồn gốc hình thành quan điểm đó.
Tác giả Đào Thị Thu Hằng với cuốn chuyên luận Văn hóa Nhật Bản và
Yasunary Kawabatachuyên luận viết về những nét văn hóa đặc sắc của Nhật
Bản, về tác giả Y.Kawabata và nghệ thuật kể chuyện trong sáng tác của ông
trong đó có nhắc đến phương diện không gian và thời gian. Nhìn chung, bài
viết đã có đề cập đến “không gian và thời gian nghệ thuật” trong sáng tác của


Y.Kawabata nhưng chưa được khai thác sâu mà chủ yếu tập chung làm nổi
bật cái đẹp trong tác phẩm của ông.
Không gian và thời gian và hai khía cạnh của sự vật, là kích thước của sự
sống, là một hiện tượng của thế giới khách quan. Nghệ thuật biểu hiện sự
sống, tái hiện sự sống làm sao không dựng cái khung không gian và thời gian
lên được để chứa đựng sự vât, để cho sự vật có cuộc sống, sinh sôi nảy nở
(Huy Cận). Trong khóa luận này người viết muốn tìm hiểu khám phá sâu hơn
phương diện “Không gian và thời gian nghệ thuật trong Ngàn cách hạc của
Y.Kawabata”. Bởi Ngàn cánh hạc là một trong ba tiểu thuyết đạt giải thưởng
Nobel của Kawabata. Trong đó, điều làm nên nét độc đáo, sinh động cho tác
phẩm chính là không gian và thời gian nghệ thuật. Người đọc cần chiêm
nghiệm, suy ngẫm để thấy được những khoảng trống mà tác giả cố tình tạo ra
trong tác phẩm. Vì vậy để nắm bắt được ngay là một điều không hề dễ dàng
mà chúng ta cần đi sâu nghiên cứu bằng cả sự say mê, nhiệt huyết.
3.Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn đi sâu khám phá không gian và
thời gian nghệ thuật trong Ngàn cánh hạc của Y.Kawabata để chúng ta có thể
thấy được nghệ thuật viết văn và những đóng góp của ông với nền văn học
Nhật Bản và văn học thế giới.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu

Với đề tài này, người nghiên cứu khảo sát các kiểu không gian và thời
gian khác nhau trong tác phẩm để giúp người đọc thấy được nét độc đáo, sự
sáng tạo trong nghệ thuật viết văn củaY.Kawabata.
5.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Ngàn cánh hạc


5.2 Phạm vi khảo sát
Với đề tài này, chúng tôi khảo sát chủ yếu trongtác phẩm Ngàn cánh
hạc. Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng thêm một số tác phẩm khác của
Y.Kawabata.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích
Phương pháp đối chiếu
Phương pháp khảo sát tác phẩm
Phương pháp tổng hợp nâng cao vấn đề
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được triển khai làm
hai chương:
Chương 1: Không gian nghệ thuật trong Ngàn cánh hạc
Chương 2: Thời gian nghệ thuật trong Ngàn cánh hạc


NỘI DUNG
Chương 1: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG NGÀN CÁNH HẠC
1.1.Khái niệm không gian nghệ thuật
Không gian là hình thức cơ bản của thế giới,trong đó các vật thể có độ
dài và độ lớn khác nhau nhưng đó chưa phải là không gian nghệ thuật. Không

gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình
tượng nghệ thuật nào không có không gian.
Nếu thế giới của nghệ thuật là thế giới về cách nhìn và mang ý nghĩa
khái quát thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra một điểm nhìn, cách
nhìn. Không gian ấy có thể rộng có thể rất hẹp. Nó cũng có viễn cảnh, có giá
trị tình cảm. Tình cảm có thể làm cho không gian bao la thêm hay gò bó chật
chội hơn. Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiên thực.
Đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc hình thành thế giới nghệ
thuật, góp phần thể hiện thế giới quan tư tưởng của người nghệ sĩ trước hiện
thực và xã hội, phụ thuộc vào cách phản ánh thế giới của nhà văn vì nó mang
tính chủ quan.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học của tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa về không gian nghệ thuật như sau: “ Không
gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện
chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất
phát từ một “ điểm nhìn” diễn ra trong trường nhìn nhất định. Không gian
nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan, ngoài
không gian nhân vật có thể có không gian tâm tưởng” [7;322]. Do vậy không
gian nghệ thuật có tính độc lập, tương đối, không quy được vào không gian
địa lí.


Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa
các mối quan hệ của bức tranh thế giới như: Thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti
trật tự. Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới, tính
cản trở. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá sự độc đáo cũng như
nghiên cứu các loại hình của hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là
một mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy
vị trí, số phận của mình trong đó. Không gian nghệ thuật mang tính ước lệ,
mang ý nghĩa cảm xúc, tâm tưởng của thế giới tinh thần. Trong văn học

không gian được biểu hiện bằng các không gian địa điểm mang tính ước lệ
tượng trưng: làng quê, trong nhà, ngoài vườn, bến sông, thành phố, con
đường,...
Việc tìm hiểu không gian nghệ thuật của một tác giả, một tác phẩm có
tầm quan trọng lớn, cho phép khám phá phong cách và các tính sáng tác của
người nghệ sĩ một cách khoa học về đời sống.
1.2.Không gian nghệ thuật trong Ngàn cánh hạc của Y.Kawabata
Các kiểu không gian

Số lần xuất hiện và tỉ lệ phần trăm

1. Không gian trà đạo
Không gian trà thất

6 lần (24%)

Không gian trà viên

4 lần (16%)

2. Không gian tâm lí
Không gian của những hồi ức, những 8 lần (32%)
ám ảnh
Không gian hiện tại của tâm lí và tình 7 lần (28%)
yêu


Trong tác phẩm Ngàn cánh hạc chúng tôi nhận thấy xuất hiện các kiểu
không gian : không gian trà đạo và không gian tâm lí.
1.2.1.Không gian trà đạo

Có lẽ một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của Nhật Bản là trà đạomột loại nghệ thuật thưởng thức trà. Gọi là “nghệ thuật” bởi lẽ việc uống trà
của người Nhật thực sự mang tính nghệ thuật rất cao đồng thời cũng mang
phong cách sống của người dân Nhật Bản. Tinh thần của một buổi trà đạo thể
hiện qua bốn chữ “ Hòa- Kính- Thanh- Tịch”.“Hòa” có nghĩa là sự hòa hợp
giữa những người tham gia buổi trà, giữa con người và thiên nhiên. “Kính”là
lòng kính trọng của chủ nhân buổi trà với mọi sự vật và con người. Lòng kính
trọng được nảy sinh khi có sự hài hòa trong tâm hồn của những người tham
gia buổi trà đạo. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì
tấm lòng trở nên thanh thản yên tĩnh. Đó là ý nghĩa của chữ “Thanh”. Khi
lòng thanh thản yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng dù
sống giữa muôn người nhưng cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch
liêu. Lúc đó thế giới với con người không còn là hai mà cả hai đều vắng bặt.
Đó là ý nghĩa của chữ “Tịch”.
Để có thể tiến hành nghi thức trà đạo đúng nghĩa cần phải có một không
gian thanh tịnh và hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên. Đáp ứng những tiêu
chuẩn đó mà dần hình thành hai không gian thưởng trà là Trà Viên và Trà
Thất. Trà Viên là một khu vườn được thiết kế phù hợp với việc ngắm hoa và
thưởng thức trà. Trà Viên đòi hỏi bố cục khu vườn phải tinh tế làm cho khu
vườn vẫn giữ được nét tự nhiên. Bên cạnh đó Trà Thất là một căn phòng nhỏ
dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi là “nhà không”. Đó là một căn
nhà mỏng manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn.Cảnh sắc
trong vườn không lòe loẹt mà chỉ có màu nhạt gợi lên sự tĩnh lặng cho không
gian thưởng thức trà. Đạo cụ cũng là một phần quan trọng trong Trà Đạo có


nguyên liệu chính là trà có thể là trà bột hoặc trà lá. Một chiếc bình pha trà,
chén trà dùng để đựng trà cho khách thưởng thức.Chúng thường được làm
bằng men công phu tỉ mỉ, chén thường có những nét hoa văn độc đáo riêng vì
vậy không có hai chiếc chén giống nhau trong một buổi trà đạo. Ngoài ra còn
có hộp đựng trà, muỗng múc trà, gáo múc nước, cây đánh trà,...Đó là những

dụng cụ mà mọi gia đình Nhật Bản đều phải có và được coi như đồ dùng hàng
ngày của gia đình. Khi có khách có thể mang thêm một vài dụng cụ khác nữa
để tạo vẻ lịch sự và đẹp mắt.
Có thể nói Trà đạo là chủ đề chính của tiểu thuyết Ngàn cánh hạc. Tác
phẩm kể về câu chuyện tình yêu đời thường trên cái nền trà đạo trong buổi
chiều hoàng hôn. Tuy không biểu hiện một cách cụ thể hệ thống nhưng người
đọc vẫn có thể lắp những mảnh ghép nhỏ về trà đạo để có được một cái nhìn
hoàn chỉnh về nghệ thuật Trà đạo của Nhật Bản. Không gian được miêu tả
trong tác phẩm là không gian điển hình của trà đạo.
1.2.1.1. Không gian trà thất
Không gian trà thất trong tác phẩm được Kawabata tái hiện chủ yếu
thông qua hai không gian là căn phòng dùng cho các buổi trà đạo trong ngôi
đền Engakuji và căn phòng trà đạo của gia đình Kikuji. Kawabata đã cố gắng
tái dựng những nét đẹp còn vương lại của trà đạo trong buổi giao thời qua
việc miêu tả không gian, nghi thức uống trà và những vật dụng trong trà đạo.
Tác giả đã dựng lên bức tranh trà đạo trong buổi hoàng hôn nhưng không vì
thế mà nét đẹp cuả trà đạo mất đi vẻ vốn cóc mặc dù trong tác phẩm
Kawabata miêu tả rất ít những chi tiết về trà đạo. Đọc tác phẩm của Kawabata
cũng có nghĩa là đồng sáng tạo người đọc phải tìm ra những mật mã ẩn sâu
con chữ.
Không gian trà thất đầu tiên được Kawabata đề cập đến đó là căn phòng
dùng cho các buổi trà đạo ở phía trong ngôi đền Engakuji. Không gian này


xuất hiện ngay phần đầu tác phẩm, lần theo dấu chân của Kikuji tác giả đã tái
hiện không gian đặc trưng cho các buổi trà đạo. Trà thất hiện lên dưới con
mắt của Kikuji “ Phòng chính khá rộng, khoảng độ tám thước vuông. Dù vậy,
khách đến quỳ xung quanh khá đông và chủ yếu là đàn bà mặc kimono màu
sáng”. Trà thất được thiết kế khá sang trọng và rộng điều này phù hợp với
những buổi tiệc trà truyền thống Nhật Bản. Trà thất khi ấy được bố trí đơn

giản và nhỏ nhắn để không gian thanh tịnh và ấm cúng cho trà khách thưởng
thức.Xung quanh trà thất thường được bố trí các khung cửa sổ để trà khách
vừa thưởng thức trà vừa ngắm cảnh sắc thiên nhiên trong khu vườn “Bóng
chùm lá non bên ngoài in hình lên tấm cửa có căng giây”. Việc thưởng thức
trà cùng với khung cảnh thiên nhiên giúp tâm hồn người thưởng trà thư thái
hơn đúng với ỹ nghĩa của chữ “Hòa” trong nghệ thuật trà đạo. Ngoài phòng
chính thì còn xuất hiện thêm các không gian xung quanh như “ Phòng đối
diện hàng hiên nơi Kikuji đứng chính là phòng đợi chứa đầy những hộp kẹo,
đồ sứ uống trà do Chikako mang lại và những gói đồ của khách” và ở cửa góc
phòng chính là phòng họp nơi gặp gỡ và tiếp khách của chủ nhân buổi trà đạo.
Các nghi thức uống trà trong không gian ấy được diễn ra lần lượt trình tự.
Mọi người tham gia đều chú ý đến cô gái nhà Inamura với chiếc chén Oribe
trên tay- đây là chiếc chén “ màu đen, lấm trấm điểm trắng, vẽ cây non màu
đen, hình cong cong”là vật dụng cổ đã có tới bốn trăm năm tuổi và được
truyền lại qua rất nhiều thế hệ. Nàng lần lượt mời trà các vị khách tham gia
hôm nay hành động rất nề nếp và chỉnh tề “Nàng cử động nhịp nhàng với
những động tác có tính chất thực tập”. Không gian này chỉ xuất hiện trong
chương một và ngay phần mở đầu của tác phẩm Kawabata như muốn giới
thiệu với bạn đọc vềkhông gian đặc trưng của các buổi trà đạo trong những
ngôi đền giúp người đọc dần hình dung ra nét đặc trưng nhất trong không gian
sinh hoạt trà đạo của người dân Nhật Bản. Tuy vậy ẩn sau không gian thanh


tịnh ấy, người đọc vẫn có thể nhận ra đây chỉ là một không gian trà thất ô uế
bởi nó không có sự hài hòa giữa nhưng người tham gia buổi trà. Ngay chủ
nhân của buổi trà-Chikako tổ chức buổi trà này chỉ nhằm mục đích giới thiệu
cô gái nhà Inamura cho Kikuji. Còn Kikuji đến như để tưởng nhớ đến cha
chàng mà thôi. Sự xuất hiện của hai vị khách không mời- mẹ con bà Ota thu
hút sự chú ý của mọi người nhất là Kikuji. Chàng cảm thấy ngạc nhiên trước
sự xuất hiện của bà Ota trong buổi trà đạo hôm nay.Vì vậy, mọi người thường

để ý, soi xét nhau hơn là thưởng thức trà “ Cậu bây giờ chững chạc quá”,
“Trông bà ta như sắp khóc”,...Dường như tinh thần của một buổi trà đạo
truyền thống không tồn tại trong không gian này bởi con người không đạt
được sự hài hòa trong tâm hồn. Viết về điều đó, Kawabata như muốn bày tỏ
sự nuối tiếc của mình trước vẻ đẹp truyền thống đang dần mất đi.
Căn phòng dùng cho các buổi trà đạo tại nhà Kikuji cũng là một không
gian nghệ thuật thu hút sự chú ý. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy căn phòng
này xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm. Trong chương hai, căn phòng này
hiện lên hai lần, lần đầu do Chikako tự ý tổ chức và mời thêm cô gái nhà
Inamura, lần thứ hai túp lều là nơi gặp gỡ và chứng kiến câu chuyện tình yêu
của Kikuji và bà Ota trong một đêm mưa. Cho đến chương bốn không gian
này lại xuất hiện và là nơi gặp gỡ, trò truyện của Kikuji và Fumiko cùng với
đó là sự có mặt của Chikako. Và lần cuối cùng không gian trà thất này xuất
hiện đó là vào chương cuối khi Fumiko tìm đến nhà Kikuji và yêu cầu về việc
đập vỡ chiếc chén có in hình vết son môi của bà Ota. Mặc dù không gian trà
thất được tái hiện rất nhiều lần nhưng Kawabat không miêu tả không gian căn
phòng một cách cụ thể, chi tiết mà ông chỉ miêu tả thoáng qua những chi tiết
tiêu biểu mà theo đó người đọc có thể hình dung ra không gian đặc trưng của
trà thất trong các gia đình. Cũng giống như căn phòng dùng cho các buổi trà
đạo trong ngôi đền Engakij thì không gian trà thất trong gia đình nhà Kikuji


cũng được thiết kế một cách đơn giản và nhẹ nhàng phù hợp dùng cho các
buổi trà đạo. Căn phòng này cũng có nhiều cửa sổ để nhìn ra khu vườn và khi
đẩy rộng các cửa lều “ Hàng cây phong xanh rì nơi khung cửa sổ”. Bên trong
căn phòng, gia đình Kikuji có treo bức chân dung của danh họa nổi tiếng
Sotatsu “được vẽ bằng màu nước rất nhẹ, rất mĩ thuật” nổi bật trên nền tường
được quyét sơn màu dịu. Trong không gian ấy ngự trị bầu không khí lặng lẽ,
cô tịch, không có màu sắc rực rỡ tạo cảm giác tĩnh lặng, ấm cúng cho người
thưởng thức trà. Đồ đạc, vật dụng trong căn phòng cũng được bố trí, sắp xếp

hợp lí “bộ đồ trà nằm trong tủ cốc, tách trà bên cạnh cái chậu” để không
chiếm diện tích của phòng trà, tạo sự cân bằng, hòa hợp theo phong thủy.
Để làm nổi bật không gian của trà thất, Kawabata đã tái hiện trong không
gian ấy những vật dụng quen thuộc được sử dụng trong trà đạo chiếc bình
Shino được miêu tả vô cùng gợi cảm “Một màu đỏ nhạt nổi bật trên nền bằng
men. Kikuji đưa tay ra vuốt ve mặt bình nhẵn bóng và mát rượi”. Nó “Thật là
mềm mại như một giấc mộng”. Đó là một chiếc bình dùng để đựng nước pha
trà trong những buổi trà đạo đã có lịch sử lâu đời. Cùng với chiếc bình Shino
là chiếc chén Shino với vết son môi người thiếu phụ đã ngấm vào miệng chén
thành vệt son không bao giờ phai nhạt. “Mặt ngoài chén vài nét thuần khiết vẽ
một chiếc ống gầy trổ ra một cành mộc thảo với những cánh lá rộng bản màu
lam lục sẫm gần như đen tưởng như có những chấm hoen rỉ lỗ chỗ trên kẽ lá”.
Vết son môi của bà Ôta trên miệng chén không làm thuyên giảm đi vẻ đẹp của
chiếc chén mà càng làm cho nó ánh lên vẻ đẹp sống động hơn vì người
Nhật thích hơn những cái có độ bóng chìm sâu chứ không phải là sự sáng sủa
bề ngoài. Trong phần cuối của tác phẩm, chúng ta có thể bắt gặp chiếc chén
Karatsu nhỏ, hình trụ có thể dùng để uống trà hàng ngày. Chiếc chén “nền hơi
xanh, không hoa, điểm lớp sơn màu vàng nghệ và cả lớp sơn màu đỏ tươi.
Đường nét từ miệng chén xuống đáy chén trông thật mạnh”. Kawabata đã dày


công khi tô vẽ thật kĩ càng vẻ đẹp của những vật dụng này. Những vật dụng
đó không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật thuần khiết mà nó còn
mang giá trị nhân học “Khi cô nhìn thấy chén cô quên đi những khuyết điểm
của người chủ cũ. Cuộc đời của con người chỉ là một phần rất nhỏ so với cuộc
đời của một chiếc chén uống trà”. Trước vẻ đẹp đáng trân trọng của chiếc
chén uống trà dù người chủ cũ của nó có tội lỗi như thế nào nhưng ông ta đã
gìn giữ nâng niu nó thì tội lỗi đó phai nhạt. Và cuộc đời một con người chỉ là
thoáng chốc so với sự vĩnh cửu của một vẻ đẹp như thế. Những bảo vật đó
chứng tỏ niềm đam mê tâm huyết nghệ thuật trà đạo của một thế hệ đi trước.

Kawabata đã đặt những vật dụng đó và trong không gian của trà thất như
muốn nhấn mạnh thêm những nét đẹp truyền thống trong văn hóa trà đạo của
người Nhật mà ông luôn gìn giữ và trân trọng. Kwabata muốn giới thiệu với
người đọc về bộ môn nghệ thuật mang đậm chất dân tộc, có thể thanh lọc tâm
hồn khiến cho con người ta hướng tới cái Chân - Thiện - Mĩ.
Trân trọng với những gì đã có thì nhà văn lại càng buồn bã khi trở về
thực tại. Không gian củatrà thất không còn thanh sạch tươi mát nữa mà thay
vào đó là không gian cửa đóng then cài bởi từ lâu Kikuji đã không sử dụng
đến túp lều “chàng đã đóng cửa túp lều từ ngày mẹ chàng mất” và dường như
trà thất đang dần bị quên lãng. Chính vì vậy, không gian trà thất bên trong
hiện lên bám đầy bụi và từ lâu đã không được lau chùi “Lần cuối cùng cậu
quét dọn túp lều là cách đây bao lâu rồi? Tôi không thể nào lau sạch những
chỗ bị bụi đóng kịt lại, dù đã cố gắng hết mình”. Không những vậy mùi ẩm
mốc và mạng nhện bám đầy các đồ vật “Túp lều có vẻ hoang lạnh, mùi ẩm
ướt vương vất trong lều,tấm thảm chải nơi chàng ngồi cũng thấm lạnh”. Sự
tồn tại của những dụng cụ pha trà như chiếu bình Shino chiếu chén uống trà
Shino và cặp chén Raku... là nhũng dụng cụ dùng trong các tiệc trà có lịch sử
lâu đời gắn liền với tên tuổi của những vị trà sư nổi tiếng của Nhật Bản nhưng


tất cả xuất hiện trong tác phẩm ở không gian trà thất không tương xứng.
Một không gian trà thất bị lãng quên, tầm thường và xuất hiện trong bộ
dạng đầy chua xót “chàng nâng bộ đồ uống trà lên và phủi bụi ra ngoài
vườn”, “Trong chạn đầy những mọt, có một con ve sầu chết cứng trong tủ
cốc tách”. Kawabata đã tái hiện cho người đọc hiện thực trà thất trong một
gia đình có truyền thống trà đạo buổi giao thời. Phải chăng sự ẩm mốc của
trà thất cũng là sự mai một của trà đạo. Đó là chàng Kikuji mà trong các buổi
trà đạo của Chikako tổ chức chàng luôn nhận lời nhưng chưa một lần đến
dự kể từ khi cha chàng mất đó chỉ như một sự hoài niệm “ Có ý nghĩa tưởng
nhớ đến cha chàng vậy thôi”. Vì vậy ngay cả trà thất trong gia đình chàng

cũng không quan tâm, không biết bức tranh treo trên tường là của danh
họa nào, không biết cất các vật dụng cất ở đâu bởi chàng chưa một lần sử
dụng đến. Trà thất vốn là nơi thanh tịnh để con người thưởng thức trà và
ngắm cảnh cho tâm hồn thư giãn. Nhưng trong tác phẩm không gian trà thất
hiện lên là nơi trò chuyện, chứng kiến những câu chuyện tình yêu của
Kikuji. Đó là một tình yêu đam mê tội lỗi với bà Ota, là sự rung động trước
vẻ đẹp của Fumiko và sự trăn trở về cô gái nhà Inamura. Chính vì vậy, trong
hầu hết các buổi tiệc trà Kawabata đã để nhân vật của mình nói quá nhiều và
qua những lời đối thoại giữa các nhân vật thì tnh cách của từng người một
đã dần lộ rõ. Tất cả những điều đó đã làm không gian trà thất trở nên tầm
thường, mất đi vẻ sang trọng, tinh tế mà trà thất vốn có.
Phác họa bức tranh hiện thực về không gian trà thất mai một và sự thờ
ơ của những con người được coi là có “ trà đạo chảy trong huyết quản”
Kawabata bày tỏ sự buồn bã, nuối tiếc trước sự suy vi của truyền thống
trà đạo và cho người đọc thấy được hiện thực của xã hội Nhật Bản thế kỉ XVI
khi trà đạo bị thế quyền phong kiến sử dụng như một mụ mối trong chợ


chính trị. Những buổi thiết trà thường là mặt tiền che đậy những cuộc
thương lượng bên


trong, và những vị trà sư khả kính chỉ là những quân cờ dưới trướng các lãnh
chúa. Những cái chết bí mật của các thủ lãnh trường phái trà đạo trong suốt
bốn thế kỉ nằm trong những bí mật của nghệ thuật trà trị, và họ chết đi,
mang cả bí mật của trà trị sang thế giớ bên kia. Kawabata đã phản ánh tất cả
điều đó vào trong tác phẩm của mình khi miêu tả không gian trà thất ô uế,
trở thành nơi mối lái kiếm chồng mặc dù không giống với trà trị thời trước
nhưng trà mối thời nay cũng làm vấy bẩn không khí thanh tao của trà thất,
làm hoen ố vẻ đẹp thiêng của trà đạo, khiến cho hương trà phải “ hóa thành

cánh hạc bay
đi”.
1.2.1.2. Không gian trà viên
Trà viên là không gian không thể thiếu trong văn hóa trà đạo của Nhật
Bản. Đó là những khu vườn được bố trí sắp xếp hợp lí để con người thưởng
thức trà. Không gian trà viên yêu cầu phải giữ được những nét tinh tế,
tự nhiên cảnh. Không gian trà viên truyền thống của người Nhật Bản
thường
được thiết kế theo hai phong cách chính là vườn phẳng và khu vườn
với những ngọn đồi nhân tạo. Hai kiểu vườn truyền thống này đều
được Kawabata phản ánh vào trong sáng tác của mình như muốn giới
thiệu cho
người đọc về những khu vườn truyền thống của Nhật Bản với những
đặc
trưng
riêng.



vẻ

đẹp

Trước tên là không gian trà viên phía trong ngôi đền Engakuji. Đây là
không gian trà viên được thiết kế với những ngọn đồi nhân tạo trong
các khuôn viên lớn như đền, chùa. Không gian trà viên này mặc dù không


được Kawabata miêu tả một cách kĩ lưỡng tỉ mỉ xong những nét đặc trưng
nhất đều

được ông phản ánh vào trong tác phẩm. Tác giả đã tái hiện không gian
trà viên với yếu tố chủ đạo là những ngọn núi nhân tạo hay còn được
gọi là không gian theo kiểu “Vườn đồi”. Hình ảnh những ngọn đồi này xuất
hiện rất nhiều lần trong tác phẩm khi Kikuji đã nhìn thấy “cây đỗ quyên trên
sườn núi


đã đâm nụ”, “họ đang tiến đến ngọn đồi đối diện Engakuji” hay “Họ đưa
nhau vào một cái quán trên ngọn đồi đối diện Engakuji” gợi cho người đọc
khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Điểm xuyết trong không gian rộng
lớn ấy là những bụi cây xanh tươi những chùm lá non “một cơn gió chiều
thoảng qua mơn man những chiếc lá non”, hay những tán lá cây đang ở tuổi
trưởng thành tạo nên “ bóng mát của chiếc cổng chính dẫn vào ngôi
đền”. Một đặc trưng không thể thiếu của kiểu không gian nàyđược tác giả
miêu tả đó là hình ảnh những con đường nhỏ quanh co “băng qua những
con đường mòn” mà đan xen vào đó có thể là những bông hoa khoe sắc hay
những con thác nhỏ. Tất cả những chi tết đó đã tạo nên bức tranh thu
nhỏ của thiên nhiên rộng lớn. Không gian trà viên theo kiểu “vườn đồi”
được thiết kế theo thế giới thiên nhiên, bằng những yếu tố của tự nhiên.
Thông qua việc tái hiện không gian ấy, Kawabata không chỉ giúp người đọc về
lại với thiên nhiên cây cỏ, sống lại trong thế giới hoang sơ và tự nhiên
nhất,cảm nhận được không khí trong lành, sức sống của thiên nhiên với
những âm thanh nhẹ nhàng trong trẻo “ tiếng chim kêu chiêm chiếp” mà còn
giúp cho nhân vật cảm giác thoải mái hơn “Kikuji để tránh khỏi độc dược
chàng đã đứng lên đi ra ngoài”. Không gian đó là nơi gặp gỡ, trò truyện,
trong câu chuyện tình yêu của Kikuji và bà Ota. Không gian trà viên lúc này
có tác dụng thanh lọc tâm hồn con
người khỏi những toan tính, vụ lợi và sự đố kị.
Một kiểu không gian trà viên nữa được tác giả đề cập đến trong tác
phẩm đó là không gian khu vườn trong những gia đình. Khu vườn bao quanh

căn phòng tổ chức trà đạo và có lối dẫn vào trà thất được gọi là kiểu
“vườn phẳng”. Không gian thiên nhiên trong khu vườn nhà Kikuji được
tái hiện thông qua những hình ảnh gần gũi, quen thuộc những đóa hoa ngũ
sắc Siberi leo lên cây gừng ở cuối vườn, hàng cây phong xanh rì nơi khung


cửa sổ hay “trước mặt ngôi lều, một cay trúc đào lớn nặng trĩu những bông”.
Không gian


ấy không gợi cho con người cảm giác về thiên nhiên, vũ trụ bao la mà gợi nên
sự thân quen, giản dị. Điều làm nên sự khác biệt lớn giữa hai kiểu không gian
trà viên này đó là lối đi. Nếu như ở kiểu không gian “vườn đồi” tác giả nhấn
mạnh đến những con đường mòn quanh co thì sang không gian “vườn
phẳng” con đường xuyên qua khu vườn là một lối đi hẹp được làm một cách
cẩn thận, có lát những bậc đá để bước lên “chàng bước theo những
phiến đá ra
vườn”,dẫn đến trà thất. Trong những bậc đá ấy có những hòn đá lớn nhô lên
nhằm nhấn mạnh khung cảnh nổi bật của khu vườn “nàng ngồi dưới tảng đá
lớn dưới bóng cây trúc đào”. Trong khu vườn nhà Kikuji có lối đi ra trà thất
từ phòng khách và một lối đi từ cổng vào. Có thể thấy lối dạo để bước vào
trà thất là rất quan trọng trong không gian trà viên của gia đình. Lối đi đó tạo
cảm giác khu vườn như bị chia đôi, thậm chí chia ba. Cách bố trí và sắp xếp
những phiến đá cũng được chủ ý sao cho phù hợp với khung cảnh trong
gia đình. Một nét đặc trưng trong kiểu không gian trà viên này là ở phía cuối
lối đi có “cái bể nước bằng đá” để cho khách rửa tay trước khi bước vào trà
thất. Theo quan niệm của người Nhật Bản trước khi thưởng trà con người
phải thanh tẩy cơ thể chính vì vậy bể nước bằng đá thường được bố trí nơi
cuối lối đi, trước cửa vào của trà thất. Không gian trà viên trong gia đình
thường gợi cho người xem chìm vào thế giới tâm tưởng đầy tĩnh lặng và suy

tư. Chính vì vậy Kawabata đã để cho kiểu không gian này xuất hiện nhiều
lần trong tác phẩm để cho các nhân vật bộc lộ những suy tư, tính cánh của
bản thân mình.
Kawabata là người luôn kiếm tm những vẻ đẹp truyền thống của Nhật
Bản và phản ánh vào trong tác phẩm của mình. Ông đã mở ra trước mắt
người đọc hai kiểu không gian têu biểu nhất của những khu vườn truyền
thống Nhật Bản. Mỗi kiểu không gian được bố trí khác nhau với dụng ý riêng


×