Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải pháp quản lý xây dựng công trình ngầm đô thị tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 4 trang )

VẤN ĐỀ

HÔM NAY

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ TẠI HÀ NỘI
Tạ Văn Phấn*
Tóm tắt: Khai thác hiệu quả những lợi ích của không gian
ngầm đô thị là một phần quan trọng không thể thiếu trong
phát triển đô thị bền vững. Bài viết đưa ra một số xu hướng
phát triển không gian ngầm đô thị; những khó khăn, tồn
tại và nguyên nhân; cũng như các giải pháp cần thiết trong
công tác quản lý xây dựng không gian ngầm tại Hà Nội.
Từ khóa: Công trình ngầm, không gian ngầm đô thị.
Abstract: Effectively exploiting benefits of urban
underground space is an integral part in sustainable
urban development. The article gives out some trends
in developing urban underground space; the difficulties,
problems and causes; as well as necessary solutions in
managing the construction of urban underground space in
Hanoi.
Key words: Underground work, urban underground space.
Nhận ngày 12/10/2018, chỉnh sửa ngày 20/10/2018,
chấp nhận đăng ngày 2/11/2018.

*Trường Đại học Thủy Lợi

48 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

TỔNG QUAN CHUNG


“Công trình ngầm đô thị” là những công trình được xây
dựng dưới mặt đất tại đô thị bao gồm: Công trình công
cộng ngầm, công trình giao thông ngầm, các công trình
đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các công trình
xây dựng trên mặt đất, công trình đường dây, cáp, đường
ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ thuật.
“Không gian xây dựng ngầm đô thị” là không gian dưới mặt
đất được sử dụng cho mục đích xây dựng công trình ngầm.
Lợi ích phát triển không gian ngầm đô thị
Sử dụng đường ống ngầm trong cấp nước sạch và tiêu
thoát nước thải sẽ giảm thiểu bảo trì. Trong một số trường
hợp, không gian của một lô đất có thể sử dụng tăng gấp
đôi bằng cách thêm không gian mặt sàn hoặc kho lưu trữ
đồ bên dưới mặt đất. Phương án hầm duy trì trạng thái
tốt trong hoàn cảnh có động đất. Nếu muốn đường giao
thông hoặc công trình quan trọng tránh động đất, nên cân
nhắc đến phương án sử dụng hầm.
Trong các hệ thống đi lại, hệ thống hầm đem lại giao
thông rất nhanh, an toàn, thuận lợi và hạn chế ô nhiễm


VẤN ĐỀ

HÔM NAY

môi trường. Việc sử dụng không gian ngầm đóng vai trò
giảm thiểu đáng kể sự tắc nghẽn giao thông tại khu vực
đô thị.
Hiện nay, sử dụng không gian ngầm đang tăng lên
cho khu công nghiệp, văn phòng và thậm chí cả khu dân

cư. Không gian ngầm để lưu trữ thực phẩm, chất lỏng,
khí ga ngày càng được chấp nhận. Do được loại khỏi ảnh
hưởng của khí hậu, các công trình ngầm đem lại hiệu quả
quan trọng trong tiết kiệm và bảo tồn năng lượng. Công
trình ngầm đòi hỏi bảo trì ít. Mặt khác, tuổi thọ của công
trình ngầm nói chung rất dài, một số công trình ngầm
được sử dụng qua vài thế kỷ đóng góp cho sự phát triển
bền vững. Tuổi thọ dài và bảo trì ít không chỉ làm giảm chi
phí vòng đời mà còn làm giảm nhu cầu đối với các nguồn
năng lượng có thể tái tạo hoặc không tái tạo.
Sử dụng không gian ngầm cho phép duy trì không
gian mở cho môi trường sống, các giá trị về môi trường
và cảnh quan. Không gian ngầm bảo đảm sự bảo vệ vững
chắc khỏi các thảm họa tự nhiên. Một số yêu cầu đặc biệt
của an ninh, quốc phòng cần sử dụng không gian ngầm.
Như vậy, phát triển đô thị bền vững cần thiết phải
khai thác những lợi ích của không gian ngầm.
Một số xu hướng phát triển không gian ngầm
đô thị
Tập trung vào 3 nhóm công trình chủ yếu
Phục vụ nhu cầu giao thông:

Tránh các thảm hoạ đô thị:

Xây dựng Metro ở Hà Nội
Các dự án đường sắt đô thị đang thực hiện
Bộ Giao thông vận tải đang thực hiện:
- Tuyến 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi): 27km đi trên cao. Giai
đoạn 1 (15km), Giai đoạn 2 (12km).
- Tuyến 2A (Cát Linh - Hà Đông): 13km đi trên cao.

Thành phố Hà Nội đang thực hiện:
- Tuyến 3 (Đoạn Nhổn - Ga Hà Nội): 12,5km, trong đó
8,5 m đi trên cao; 4km đi ngầm.
- Tuyến 2 (Đoạn Nam Thăng Long - Thượng Đình):
+ Dự án 1 (Nam Từ Liêm - Trần Hưng Đạo): 11,5km với
3km đi trên cao ; 8,5km đi ngầm.
+ Dự án 2 (Trần Hưng Đạo - Thượng Đình ): 5,7km đi ngầm.

Cải thiện môi trường, cảnh quan:

Hình 1. Các dự án đường sắt đô thị đang thực hiện tại Hà Nội

NHỮNG KHÓ KHĂN, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG KHÔNG GIAN
NGẦM TẠI HÀ NỘI
Thành phố chưa có quy hoạch không gian ngầm:
Khó khăn khi lồng ghép và kết nối các tuyến, gắn kết với
không gian mặt đất. Chưa có quy định về quyền sử dụng
không gian ngầm, bao gồm cả không gian an toàn cho
tunnel: Trở ngại cho xây dựng Metro, xảy ra khiếu kiện và
chống đối.
Số 62-63.2019

XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

49


VẤN ĐỀ


HÔM NAY

Hiện chưa có chính sách đền bù đối với chủ sở hữu công trình trên mặt đất
do ảnh hưởng của xây dựng tunnel ngầm: Trở ngại cho xây dựng Metro, xảy
ra khiếu kiện và chống đối. Thiếu các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên
ngành: Khó đạt được sự đồng bộ, khó khăn trong quản lý. Có rất nhiều bên
liên quan nên khó đạt được sự đồng thuận.
Các rào cản về chính sách và thủ tục hành chính chưa hấp dẫn lĩnh vực tư
nhân tham gia đầu tư: Gánh nặng tài chính đặt lên Nhà nước, hạn chế phát triển.
Nhận thức và ý thức của công chúng về sử dụng không gian ngầm còn hạn
chế: Giảm hiệu quả đầu tư và khai thác, khó khăn trong quản lý. Thiếu hành
lang pháp lý và chính sách rõ ràng, thiếu sự đồng thuận của các bên liên quan:
Trở ngại lớn nhất cho quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý công trình ngầm,
đặc biệt đối với xây dựng Metro.
Giải phóng mặt bằng: Cực kỳ nan giải, kéo theo nhiều hậu quả (tăng giá
thành công trình, tiến độ kéo dài thời gian đưa công trình vào hoạt động...).
Điều kiện thi công công trình ngầm rất khó khăn, như: Chật hẹp, đường
dây, đường ống ngầm hiện có không có tài liệu, đan xen chằng chịt dưới lòng
đất, chỉ khi đào thực tế mới biết… gây thiệt hại thời gian, kinh phí và ảnh
hưởng hoạt động của đô thị; Phải đảm bảo hoạt động của các công trình hiện
hữu và của đô thị; Hạn chế công nghệ gây ảnh hưởng đến công trình xung
quanh (theo diện rộng và chiều sâu)...

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM
ĐÔ THỊ TẠI HÀ NỘI
1. Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về công trình ngầm: Lập bản đồ về các dữ
liệu hiện trạng công trình ngầm (hiện có, đang xây dựng, kết nối... các thông
số kỹ thuật, thông tin được số hóa)
2. Tổ chức lập quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị: Khai thác hợp
lý tài nguyên ngầm; Hoàn thiện nội dung quy hoạch không gian xây dựng

ngầm (cho 3 loại quy hoạch đô thị); Thí điểm đô thị loại 1, loại 2 và lồng ghép
giai đoạn điều chỉnh quy hoạch, rút kinh nghiệm lập sổ tay thiết kế công trình
ngầm).
3. Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, các quy chuẩn có liên quan đến xây
dựng công trình ngầm đô thị: Rà soát, sửa đổi bổ sung và ban hành quy chuẩn,
các quy chuẩn riêng và quy chuẩn xây dựng công trình ngầm....

50 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

4. Nghiên cứu về xây dựng công trình
ngầm (dự báo, công nghệ và kỹ thuật
thi công xây dựng, trang thiết bị xây
dựng....), cơ chế chính sách khuyến
khích đầu tư.
5. Hoàn thiện chương trình đào
tạo: Kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng
ngầm; đào tạo bồi dưỡng cán bộ
kỹ thuật, quản lý, các chuyên gia về
công trình ngầm.
6. Thành lập cơ quan quản lý xây
dựng công trình ngầm, các trung tâm
thông tin về công trình ngầm tại các
đô thị.
7. Giải pháp quy hoạch lập thể:
- Kết hợp không gian ngầm bên
dưới và không gian bên trên nhằm
tạo ra những khu tổ hợp để có thể
phục vụ cho nhiều hoạt động kinh tế,
văn hóa, xã hội…
- Công trình ngầm giao thông phải

giúp phân tách không gian dành cho
nguời đi bộ.
- Mỗi một công trình ngầm xuất
hiện sau phải có sự kết nối với hệ
thống công trình ngầm tồn tại trước
đó để tạo nên một không gian ngầm
đồng bộ.
- Đầu tư phân kỳ, kế hoạch phát
triển không gian ngầm theo chiều sâu
và theo thời gian để từ đó dành quỹ
đất phát triển không gian ngầm cho
tương lai.
- Phân vùng theo chiều sâu:
+ Đới thứ nhất (sâu khoảng 5m
cách mặt đất): Bố trí các đường đi bộ
cùng với công trình trông coi cùng
chiều, phòng ngầm và các đường
hầm công vụ kích thước nhỏ để
vận chuyển hàng hóa, các kho chứa
hàng sử dụng luân phiên/ chu kỳ, các
côlectơ, lưới kỹ thuật địa phương.
+ Đới thứ 2 (từ 5 đến 20m): Bố trí
đường bộ và hầm đặt nông, các nút
chuyển tàu, các công trình độc lập cho
bãi giữ ô tô; các cửa vào ga đường sắt,
các lưới kỹ thuật, lưới kỹ thuật chính
và hầm côlectơ, các kho lớn sử dụng
luân phiên và bể chứa công nghệ.
+ Đới thứ 3 (hơn 20m): Đường
tàu và nhà ga đặt sâu, tuy nen giao



VẤN ĐỀ

HÔM NAY

thông được dùng với nhiều chức năng trong đó có dùng
cho các loại giao thông mới (tàu điện ngầm nhanh, vận
chuyển hành khách và hàng hóa trên đệm khí, côlectơ
chính đặt sâu).
- Phân vùng theo chiều ngang cho công trình ngầm ở
trung tâm thành phố:
+ Ở nhân của trung tâm thành phố: Ưu tiên bố trí các
công trình có chức năng giao thông, còn không gian
ngầm dưới các nhà và giữa các nhà dùng làm các phòng
công nghệ, kho tàng và phụ trợ, các công trình sinh hoạt
văn hóa.
+ Ở quanh khu trung tâm đô thị: Bố trí các phức hợp
giao thông công cộng đa năng như các nút chuyển tàu,
gara và bãi đỗ ô tô con, các xí nghiệp sinh hoạt văn hóa,
ăn uống công cộng và thương mại.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Một là, khai thác không gian ngầm là nhằm để khai
thác không gian trên mặt đất tốt hơn nên phải có chiến
lược thống nhất, kết hợp trước mắt với lâu dài.
Hai là, cần kết hợp nhiều chức năng của một không
gian ngầm theo độ sâu khác nhau, đạt hiệu quả cao,
cải thiện ngày càng tốt hơn điều kiện sống của con
người.
Ba là, địa kỹ thuật giữ một vai trò cực kỳ quan trọng và

có tính quyết định ở tất cả các khâu từ khảo sát, thiết kế,
thi công và khai thác/sử dụng không gian ngầm.

Bốn là, xây dựng ngầm trong đô thị có tính rất biến
động và mức độ bất định cao nên rủi ro là khó tránh khỏi,
cần có đội ngũ cán bộ và công nhân có trình độ kỹ thuật
cao với công nghệ thi công hiện đại và phương pháp
quản lý tiên tiến, luôn tiếp cận với khoa học công nghệ
hiện đại về xây dựng ngầm.
Năm là, phải có chính sách vĩ mô ổn định, cách huy
động vốn khôn khéo nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư với
mô hình đầu tư ít rủi ro nhất.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Xây Dựng (2009), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
công trình ngầm đô thị QCVN 08:2009/BXD.
[2] Chính phủ (2010), Nghị định 39/2010/NĐ-CP quản
lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
[3] Bộ Xây Dựng (2010), Thông tư 11/2010/TT-BXD
Hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm
đô thị.
[4] Nguyễn Hồng Tiến, Trần Anh Tuấn (2012), Quản lý
xây dựng công trình ngầm tại các đô thị Việt Nam, Hội
thảo quy hoạch & quản lý phát triển không gian ngầm đô
thị, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.
[5] Lưu Xuân Hùng (2012), Phát triển không gian ngầm
đối với phát triển đô thị bền vững, Hội thảo quy hoạch &
quản lý phát triển không gian ngầm đô thị, Tổng hội Xây
dựng Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.
Số 62-63.2019


XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

51



×