Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quy trình thi công sàn U-boot Beton tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.47 KB, 4 trang )

KHOA H“C & C«NG NGHª

Quy trình thi công sàn U-boot Beton tại Việt Nam
Construction procedure of Beton U-boot slab in Vietnam
Nguyễn Hoài Nam

Tóm tắt
Sàn UbootBeton là giải pháp sàn nhẹ hai
phương toàn khối sử dụng các hộp nhựa
rỗng tái chế U-Boot để tạo thành các hệ
dầm chìm chữ I đan xen theo hai phương
vuông góc .U-Boot Beton được ứng dụng
trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp
cũng như chịu tải trọng lớn. Với trọng
lượng nhẹ, tính cơ động cũng như mô
đun đa dạng, người thiết kế có thể thay
đổi thông số kỹ thuật khi cần trong mọi
trường hợp để phù hợp với các yêu cầu kiến
trúc. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy trình
thi công, nghiệm thu hay quản lý chất
lượng nào cụ thể về dạng sàn U boot, bài
báo này đưa ra quy trình thi công dạng sàn
kể trên.
Từ khóa: Xây dựng công trình, quy trình thi công,
sàn uboot beton

Abstract
Beton U-Boot slab is light crossed monolithic
slab solution of which crossed interlace I beam
is made by using recycled hollow porypropylen
boxes. Beton U-Boot is used for flat floor


without beam crossing large span and under
heavy load. Due to the light weight, flexibility
and various module of Beton U-Boot slab, the
designer easily changes the specifications to
adapt to other architectural requirements.
However, the construction procedure,
acceptance and quality management of Beton
U-Boot slab has not been specified in detail. This
article proposes construction procedure for this
type of slab.
Keywords: Construction, construction process,
Beton U-Boot Slab

1. Tổng quan
Công nghệ sàn Uboot Beton so với sàn truyền thống khác có nhiều ưu việt nổi
trội về nhiều mặt do đây là loại kết cấu sàn sử dụng vật liệu hiệu quả cao, phần bê
tông không hoặc ít tham gia chịu lực được thay thế bằng các hộp nhựa Uboot rỗng
làm giảm trọng lượng bản thân kết cấu.
- Ưu điểm:
• Khả năng vượt nhịp và chịu tải cao hơn nhiều lần so với sàn BTCT thông
thường với cùng chiều dày.
• Giảm khối lượng và trọng lượng bê tông 30%.
• Giảm khối lượng Thép sử dụng từ 15-20%.
• Cải thiện khả năng cách âm, cách nhiệt.
• Giảm lượng CO2 thải ra, thân thiện với môi trường.
- Hạn chế:
• Giảm độ cứng chống uốn (-15%).
• Giảm sức chịu cắt của mặt sàn.
2. Công nghệ sàn U-Boot Beton tại Việt nam
Hệ sàn U-Boot Beton đã được chuyển giao vào Việt Nam từ năm 2012 ( và

được công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm ký hợp đồng độc quyền và chuyển giao
công nghệ) với các công nghệ hệ sàn U-Boot Beton:
+ Công nghệ sàn đổ tại chỗ: Ghép ván khuôn, đặt thép lưới lớp dưới, lắp hộp
Uboot, đặt thép lưới lớp trên, đặt thép nối, thép gia cường, thép chịu cắt và đổ bê
tông hai lần tại công trường.
+ Công nghệ sàn bán lắp ghép: Chế tạo sẵn cấu kiện gồm lưới thép, thép gia
cường đúc bê tông 6cm tại xưởng. Vận chuyển tới công trường, lắp dựng vào vị trí,
đặt hộp U-Boot Beton, lắp dựng lớp thép trên và đổ bê tông lần 2.
Tuy nhiên, công nghệ sàn bán lắp ghép ít được sử dụng.
Đã có nhiều công trình tại 2 thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và
một số địa phương khác đã áp dụng công nghệ này như:
+ Trường mầm non quốc tế - Phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP, Hà Nội
(Hình 1.6 e).
+ Cao ốc văn phòng 14 tầng ,Châu Tấn
+ Khách sạn Kiều Dung, tỉnh Quảng Bình.
+ Chung cu 25 tầng Lô G1, Khu đô thị lán bè, cột 8 phường Hồng Hà, thành
phố Hạ Long.
+ Khách sạn Glory Home tại số 771 Trần Xuân Soạn, quận 7, Thành hiện trường với tiếp tục
đổ đảm bảo theo chiều dày thiết kế. Bê tông sàn Uboot đổ
hoàn thành thì ta tiến hành đổ bê tông tại các vị trí tiếp giáp
với sàn Uboot.
Một số điều cần lưu ý trong quá trình thi công đổ bê tông
sàn U-boot Beton:
S¬ 27 - 2017

91


KHOA H“C & C«NG NGHª
• Nếu đổ bê tông sàn trong thời tiết nắng

– nóng, độ ẩm thấp: Cần có biện pháp che
đậy ngay sau khi hoàn thành bề mặt sàn.
Đồng thời tiến hành tưới nước bảo dưỡng
định kỳ sau khi bê tông sàn đông cứng.

Hình 5. Lắp dựng hệ cột chống, đà giáo và ván khuôn cho sàn
U-Boot Beton

• Nếu đổ bê tông sàn vào buổi tối hoặc
thời tiết mát, độ ẩm cao, có thể tiến hành
tưới nước bảo dưỡng định kỳ sau khi bê
tông sàn đông cứng.
3.2. Trình tự thi công sàn bê tông không
dầm Uboot Beton đổ tại chỗ ứng dụng
trong thi công móng bè (Móng bè nhẹ với
Uboot Beton).
Việc ứng dụng thi công sàn Uboot
beton vào trong móng bè là một ưu điểm
nổi trội của sàn này trong điều kiện nước
ta có rất nhiều khu vực đất yếu.

Hình 6. Lưới thép cho sàn U-Boot Beton

Trình tự các bước thi công của sàn
Uboot Beton ứng dụng trong móng bè
cũng tương tự như thi công Uboot Beton
sàn, chỉ khác các công tác sau:
• Thay vì công tác làm ván khuôn đáy,
cây chống thì tiến hành làm bằng phẳng
nền mặt đất tự nhiên và đổ bê tông lớp

dưới theo thiết kế.
• Công tác ván khuôn biên được lắp
sau khi tiến hành đặt hộp Uboot và các
công tác thép khác.
12:

Hình 7. Lắp đặt hộp nhựa cho sàn U-Boot Beton

Trình tự này được sơ đồ hóa như hình

3.3. Trình tự thi công sàn Uboot Beton bán
lắp ghép
Trình tự thi công loại sàn này được sơ
đồ hóa như hình 13.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận

Hình 8. Kiểm tra hộp uboot

Hình 9. Neo cố định thép lớp trên
và dưới

Hình 10. Đổ bê tông lần 1

Hình 11. Đổ bê tông lần 2

• Không nhún nhảy trên hộp trong quá trình thi công.
• Tuân thủ tuyệt đối các quy cách đổ do kỹ sư LPC yêu cầu.
• Nếu xảy ra trường hợp đẩy nổi làm bềnh hộp U-boot, vẫn đầm bình
thường, sau khi đầm xong dùng các vật nhọn hoặc búa tạo trên bề mặt tấm

U-boot một lỗ thủng nhỏ, khí nén trong hộp sẽ được xì ra để cân bằng áp suất
với bên ngoài, sau đó dùng chân ép hộp U-boot xuống tiến hành đổ bê tông
lần 2.
Bảo dưỡng và tháo dỡ ván khuôn sàn U-boot
Qui trình bảo dưỡng và tháo dỡ ván khuôn sàn U-boot giống như sàn bê
tông cốt thép thông thường

92

T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG

U-Boot Beton là một công nghệ thi
công sàn bê tông cốt thép mang tính cách
mạng trong xây dựng khi sử dụng những
hộp bằng nhựa tái chế để thay thế phần
bê tông không tham gia chịu lực ở thớ
giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng
lượng bản thân kết cấu và vượt nhịp lớn.
Bản sàn U-Boot Beton phẳng, không dầm,
liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực,
có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật và kinh
tế. Tuy nhiên với điều kiện tại Việt Nam, hạ
tầng kỹ thuật xã hội chưa cao, quá trình áp
dụng công nghệ thi công sàn U-Boot Beton
do chưa hiểu rõ về quy trình công nghệ,
quy trình thi công chưa tốt nên vẫn chưa
áp dụng được rộng rãi.
Tác giả đã tiến hành tìm hiểu công nghệ
sàn U-Boot Beton, công tác thi công sàn
U-Boot Beton trong thực tế, để từ đó đề

xuất quy trình thi công sàn U-Boot Beton
đảm bảo chất lượng và phù hợp với điều
kiện Việt Nam.
Kiến nghị
Để chất lượng thi công sàn U-Boot


Hình 12. Trình tự thi công móng bè nhẹ sử dụng hộp
Uboot Beton
Beton ngày càng hiệu quả hơn, cần phải có nhiều nghiên
cứu, khảo sát, đánh giá hiệu quả ưu nhược điểm của công
nghệ sàn U-Boot Beton, nghiên cứu kỹ những sự cố gặp phải
trong quá trình thi công sàn U-Boot Beton khi áp dụng công
nghệ này tại Việt Nam.
Hiện nay công nghệ sàn U-Boot Beton ngày càng được
nhiều chủ đầu tư sử dụng cho những công trình của mình,
tuy nhiên đây là công nghệ mới nên công tác quản lý chất
lượng, quản lý thi công đối với sàn này hầu hết do các đơn vị
tự lập và tự thực hiện.
Kiến nghị các cơ quan chức năng sớm xây dựng và ban
hành tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật chung để có một quy
trình thi công, nghiệm thu sàn U-Boot Beton thống nhất trong
lĩnh vực xây dựng khi áp dụng công nghệ này./.

Hình 13. Trình tự thi công sàn Uboot Beton bán lắp
ghép
Tài liệu tham khảo
1. Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – Tài liệu kỹ thuật 2012;
2. Nguyễn Văn Hùng: Phân tích thực nghiệm và mô phỏng ứng
xử sàn Uboot chịu tác dụng của tải trọng tĩnh - Luận văn thạc

sỹ chuyên ngày kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp,
2014;
3. Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 002:2011. Sàn bê tong không dầm có
lỗ rồng – Tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo và lắp ráp, 2011;
4. QTTC&NT 01-2015/PLC-DALIFROM: Quy trình thi công và
nghiệm thu sàn Uboot Beton; 2015.

Lựa chọn mô hình đất nền khi tính toán móng cọc...
(tiếp theo trang 76)
4.3. Mô hình Hardening Soil (H-S)
Mô hình H-S là mô hình đàn dẻo loại Hyperbolic. Đây là
mô hình đất tiên tiến sử dụng lý thuyết dẻo thay vì lý thuyết
đàn hồi, có xét đến đặc tính chảy của đất và biên phá hoại.
Mô hình có thể mô phỏng cả sự tăng bền do ứng suất tiếp
và ứng suất pháp. Khi chịu tác dụng của ứng suất lệch sơ
cấp, đất sẽ giảm độ cứng đồng thời phát triển biến dạng dẻo.
Quan hệ giữa biến dạng dọc trục và ứng suất lệch có thể
được mô tả bằng một đường Hyperbol. Mô hình này có thể
khắc phục được nhược điểm của mô hình M-C trong mô tả
ứng xử của đất nền khi làm việc chịu tải – dỡ tải - gia tải lại.
Trong hình 8, ta nhận thấy mô hình H-S mô phỏng ứng
xử làm việc phi tuyến của đất tốt hơn mô hình M-C. Ngoài ra
mô hình H-S lưu lại được ứng suất tiền cố kết;
Trong hình 9, mối quan hệ giữa ứng suất và biến dạng
dọc trục của mô hình M-C chỉ có một đường nén và nở trùng
nhau nên không thể hiện được biến dạng dư trong quá trình
thí nghiệm như mô hình H-S.
5. Kết luận
Báo cáo đã phân tích ảnh hưởng của hiện tượng hóa
lỏng đến sự làm việc của cọc đơn và móng cọc. Bên cạnh


đó bài báo khái quát lại một số phương pháp đánh giá khả
năng hóa lỏng, cơ chế phá hủy của cọc đơn và nhóm cọc khi
hóa lỏng.
Khi xem xét về mô hình đất nền, ta nhận thấy mô hình
tái bền Hardening Soil phản ánh ứng xử của nền đất khi hóa
lỏng phù hợp với thực tế hơn các mô hình khác. Do đó, khi
mô hình tính toán móng cọc trong điều kiện có khả năng xảy
ra hóa lỏng ta nên ưu tiên lựa chọn mô hình đất nền H-S để
khảo sát./.

Tài liệu tham khảo
1. Trần Văn Việt (2008), Cẩm nang dùng cho Kỹ sư địa kỹ thuật,
Nhà xuất bản xây dựng.
2. TCVN 9386-2:2012 – Thiết kế công trình chịu động đất, phần
2 – nền móng, tường chắn và các vấn đề địa kỹ thuật.
3. Gopal Madabhushi, Jonathan Knappett, Stuart Haigh, Design
of pile foundations in liquefiable soils, World Scientific
Publishing Co. Pte.Ltd, 2009.
4. Plaxis 3D Foundation Manual 2012.

S¬ 27 - 2017

93



×