Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quy định thực tập tốt nghiệp (Đại học ngành Kế toán)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.86 KB, 6 trang )

QUY ĐỊNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(Đại học ngành Kế toán)
1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.1 Mục đích:
­ Giúp sinh viên củng cố, nắm vững, bổ  sung kiến thức lý luận trong lĩnh vực kế 
toán, kiểm toán;
­ Giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận vào nghiên cứu, khảo sát, giải quyết 
các vấn đề thực tiễn trong công tác kế toán, kiểm toán tại đơn vị thực tập;
­ Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học, so sánh giữa  
lý luận và thực tiễn; rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật; rèn luyện năng lực thực hành 
công tác kế  toán, kiểm toán từ  đó học hỏi và làm quen với chuyên môn được đào 
tạo đáp ứng yêu cầu của công việc khi tốt nghiệp.
1.2 Yêu cầu:
­ Hiểu và nắm vững lý luận của các học phần chuyên ngành kế toán, kiểm toán, các  
học phần bổ  trợ, am hiểu về Chuẩn mực, Chế  độ  kế  toán, kiểm toán và các lĩnh 
vực khác có liên quan đến nội dung thực tập;
­ Vận dụng lý luận vào khảo sát thực tế công tác kế toán, kiểm toán, đánh giá được  
những mặt hạn chế  và trên cơ  sở  đó đề  xuất các giải pháp có tính khả  thi đối với  
đơn vị thực tập;
­ Sinh viên phải tự liên hệ đơn vị thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp sản xuất 
kinh doanh (sản xuất, thương mại, dịch vụ,…) có quy mô phù hợp với yêu cầu thực  
tập tốt nghiệp của chuyên ngành kế  toán, kế  toán kiểm toán. Trong trường hợp  
không liên hệ được đơn vị thực tập phải báo cáo về  bộ môn, Ban chủ nhiệm khoa  
trước 15 ngày kể từ ngành chính thức thực tập;
­ Sinh viên phải có tinh thần tích cực, chủ động trao đổi với giảng viên hướng dẫn 
và người hướng dẫn tại đơn vị  thực tập để  nghiên cứu, thu thập thông tin và trình 
bày kết quả trong chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp;
­ Sinh viên phải thường xuyên liên hệ  với giảng viên hướng dẫn trong quá trình 
thực tập tốt nghiệp, đảm bảo tiến độ  thời gian trong quá trình nghiên cứu, thực  
hiện nghiêm túc các quy định của Khoa, Trường;
­ Sinh viên viết đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết, bản thảo chuyên đề, khóa luận 


tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện, 
sinh viên chủ  động xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn và tiến hành chỉnh sửa  
theo yêu cầu của giảng viên để  đảm bảo chất lượng của chuyên đề, khóa luận tốt 
nghiệp. Nếu sinh viên không liên hệ với giảng viên hướng dẫn trong quá trình thực  
tập tốt nghiệp, không hoàn thành các sản phẩm của quá trình thực tập theo yêu cầu  
của giảng viên hướng dẫn (đề  cương sơ bộ, đề  cương chi tiết, các bản thảo), sao  
chép chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người khác thì chuyên đề, khóa luận tốt 
nghiệp sẽ bị điểm không (0);
­ Kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp, sinh viên phải có trách nhiệm nộp hai quyển 
chuyên đề tốt nghiệp về Bộ môn (quyển chính thức và quyển có bút tích sửa chữa  
của giảng viên hướng dẫn) và nộp ba quyển Khóa luận tốt nghiệp với sinh viên đủ 
điều kiện làm Khóa luận tốt nghiệp (một quyển chính thức và một quyển có bút 


tích sửa chữa của giảng viên hướng dẫn về  Bộ môn, một quyển về  Thư  viện) và 
nộp một quyển cho giảng viên hướng dẫn (nếu giảng viên hướng dẫn yêu cầu).
­ Mọi thắc mắc của sinh viên liên quan đến quá trình thực tập tốt nghiệp phải phản  
ánh thông qua giáo viên hướng dẫn và phản ánh thông qua Trưởng Bộ  môn, Ban  
chủ nhiệm Khoa (trong trường hợp giảng viên hướng dẫn không giải quyết được).
2. QUY ĐỊNH VỀ  NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP, VIẾT CHUYÊN ĐỀ, 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.1 Quy định về nội dung thực tập tốt nghiệp
­ Nghiên cứu và thu thập các tài liệu cung cấp những lý luận cơ bản liên quan đến 
đề  tài nghiên cứu thông qua hệ  thống các giáo trình, các văn bản pháp lý, báo, tạp 
chí,…
­ Khi thực tập tại đơn vị, sinh viên cần tìm hiểu những nội dung sau:
+ Tìm hiểu về đơn vị thực tập: Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề SXKD, tổ chức bộ 
máy quản lý, tổ  chức công tác kế  toán, các chỉ  tiêu kinh tế  cơ  bản 3 năm gần 
nhất….
+ Thu thập số liệu thực tế (chứng từ, sổ sách kế toán chi tiết, sổ sách kế toán tổng  

hợp, báo cáo kế  toán,…) của một kỳ  kế  toán trong 2 năm gần nhất, với số  liệu  
phục vụ  cho phân tích thu thập trong 3 năm gần nhất có liên quan đến nội dung  
nghiên cứu của đề tài.
2.2 Quy định về viết chuyên đề, khoa luận tốt nghiệp
Chuyên đề, Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học cá nhân của  
mỗi sinh viên, thể  hiện tư  duy độc lập trong nghiên cứu và giải quyết vấn đề. 
Chuyên đề tốt nghiệp được tính điểm như một học phần bắt buộc và mọi sinh viên 
kết thúc quá trình thực tập tốt nghiệp bắt buộc phải có. Sau khi hoàn thành Chuyên 
đề  tốt nghiệp, với những sinh viên đủ  điều kiện (theo quy định của Trường Đại 
học Hải Phòng) tiếp tục thực hiện Khóa luận tốt nghiệp và không phải học các học 
phần bổ sung để tốt nghiệp.
Chuyên đề, Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, thể 
hiện sự trưởng thành về tư duy, phương pháp nghiên cứu và sự vận dụng kiến thức  
lý luận vào thực tiễn công tác kế toán, kiểm toán trong doanh nghiệp.
2.2.1 Quy trình thực hiện Chuyên đề, Khóa luận tốt nghiệp
Bước 1: Lựa chọn đề tài
Sinh viên lựa chọn đề  tài theo danh mục đề  tài kèm theo quy định này (Phụ  lục số 
1) dưới sự  định hướng của giáo viên hướng dẫn và nên lựa chọn những lĩnh vực  
mình am hiểu, phù hợp với quy mô, đặc điểm của đơn vị  thực tập. Trong những  
trường hợp đặc biệt, giảng viên hướng dẫn quyết định việc lựa chọn đề  tài của 
sinh viên để  đảm bảo yêu cầu chất lượng của Chuyên đề, Khóa luận tốt nghiệp.  
Trường hợp đơn vị thực tập có từ hai sinh viên trở lên, các sinh viên phải lựa chọn  
đề tài khác nhau. Nhóm trưởng lập danh sách sinh viên đăng ký đề tài, đơn vị thực  
tập (Phụ lục số 2) nộp giảng viên hướng dẫn.
Bước 2: Viết đề cương sơ bộ
Đề cương sơ bộ báo cáo những nội dung cơ bản (trình bày những đề mục cơ bản) 
về đề tài đã chọn, trình bày từ 2 – 3 trang trên khổ giấy A4.
Bước 3: Viết đề cương chi tiết



Đề  cương chi tiết triển khai rõ hơn những nội dung cơ  bản đã được giảng viên 
duyệt trong đề  cương sơ  bộ  trước khi viết bản thảo chuyên đề, khóa luận tốt 
nghiệp. Đề cương chi tiết cần làm rõ những nội dung: chứng từ, quy trình kế toán,  
sổ  sách kế  toán, báo cáo tài chính dự  tính thu thập, phương pháp xử  lý số  liệu, chỉ 
tiêu phân tích,… Đề cương chi tiết trình bày từ 10 – 15 trang trên khổ giấy A4.
Bước 4: Viết bản thảo
Bản thảo cần phải trình bày đầy đủ nội dung của chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp  
đảm bảo về  cả  nội dung lẫn hình thức. Nội dung lý luận cần trình bày chọn lọc, 
thể  hiện khả  năng khái quát, tổng hợp của sinh viên. Khảo sát thực tế  tại đơn vị 
thực tập cần trình bày làm rõ các nội dung cơ bản của đề tài nghiên cứu từ đó đưa 
ra những đánh giá của bản thân về những két quả và hạn chế tại đơn vị tực tập, có 
cơ  sở khoa học và có tính khả thi. Nội dung giữa các chương cần trình bày có tính  
chất logic, gắn kết và khái quát hóa qua các sơ đồ, bảng biểu.
Bước 5: Hoàn chỉnh và nộp
Hoàn chỉnh chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp chuyển đơn vị thực tập nhận xét, đóng 
dấu chuyển giảng viên hướng dẫn nhận xét và nộp về  Bộ  môn đúng thời hạn quy 
định.
2.2.2 Quy định về kết cấu chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập (từ 45 – 60 trang), khóa luận tốt nghiệp (từ 60 – 80 trang) được  
đóng thành quyển, bố cục trình bày theo thứ tự sau:
* Bìa chính (theo mẫu  ở  Phụ  lục số  3): bên ngoài bìa chính có bìa bóng kính. Với 
khóa luận tốt nghiệp, quyển nộp về thư viện sinh viên đóng bìa cứng.
* Bìa phụ (theo mẫu ở Phụ lục số 4)
* Mục lục
* Danh mục các chữ viết tắt (sắp xếp theo thứ tự ABC)
* Danh mục bảng, hình
* Mở đầu: Phần mở đầu trình bày từ 2 – 3 trang với các nội dung sau:
­ Tính cấp thiết của đề tài
­ Mục tiêu nghiên cứu (các mục tiêu cụ thể cần giải quyết trong đề tài)
­ Đối tượng nghiên cứu

­ Phạm vi nghiên cứu (xác định không gian, thời gian nghiên cứu)
­ Phương pháp nghiên cứu (phương pháp, cách thức thực hiện đề tài)
­ Kết cấu chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp
* Chương 1: Lý luận chung về vấn đề nghiên cứu 
(Chuyên đề: từ 15 – 17 trang, Khóa luận từ 17 – 25 trang))
Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu như: Khái niệm, đặc điểm, nội dung tổ 
chức kế toán, các chỉ tiêu phân tích, nhân tố ảnh hưởng,…tới lĩnh vực thuộc đề  tài 
nghiên cứu. Đây là cơ  sở  để  khảo sát, phân tích thực trạng vấn đề  và đề  xuất các  
biện pháp. 
* Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập 
(Chuyên đề: từ 20 – 28 trang, Khóa luận từ 28 – 35 trang))
­ Khái quát đặc điểm của đơn vị  thực tập (quá trình hình thành và phát triển, tổ 
chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế toán,…)


­ Khảo sát, phân tích thực trạng vấn đề  nghiên cứu trên cơ  sở  đó đánh giá chỉ  rõ  
những tồn tại, hạn chế  của thực tiễn. Số  liệu phải thu thập từ nh ững ngu ồn tin  
cậy để phản ánh, đánh giá một cách thuyết phục.
* Chương 3: Biện pháp hoàn thiện vấn đề nghiên cứu tại đơn vị thực tập
(Chuyên đề: từ 7 – 10 trang, Khóa luận từ 12 – 15 trang)
­ Định hướng phát triển của đơn vị thực tập
­ Biện pháp hoàn thiện vấn đề nghiên cứu
* Kết luận: Tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài ( từ 1 – 2 trang)
* Danh mục tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo bao gồm sách, tạp chí,…đã đọc và được trích dẫn sử dụng trong 
chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp.
Các tài liệu tham khảo là sách khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ  các thông  
tin cần thiết theo trình tự  sau: Tên tác giả  (năm xuất bản), ten sách, nhà xuất  
bản, nơi xuất bản.
Các tài liệu tham khảo là tạp chí khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ các thông tin 

cần thiết theo trình tự  sau: Tên tác giả (năm công bố), “tên bài báo”, “tên tạp chí”, 
(số tạp chí), số các trang.
Các tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự ABC theo tên tác giả.
Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC theo từ đầu của tên tài liệu.
* Phụ lục: Các bảng biểu, sơ đồ không cần thiết để trong bài thì đưa vào phần phụ 
lục. Phụ lục phải được đánh số và có tên phụ lục.
* Nhận xét của đơn vị thực tập (theo mẫu tại Phụ lục số 5)
* Nhận xét của giảng viên hướng dẫn (theo mẫu tại Phụ lục số 6)
2.2.3 Quy định về hình thức trình bày chuyên đề, khóa luận
* Định dạng trang:
­ Khổ giấy A4, in 1 mặt;
­ Lề: Top 2,5 cm; Bottom 3,0 cm; Left 3,0 cm; Right 2,0 cm
­ Chữ: Times New Roman (Unicode), cách dòng 1,3 lines
­ Tiêu đề:
+ Tiêu đề cấp 1 (heading1): cỡ chữ 14, viết hoa, in đậm, canh giữa
+ Tiêu đề cấp 2 (heading2): cỡ chữ 14, viết thường, in đậm, canh trái
+ Tiêu đề cấp 3 (heading3): cỡ chữ 13, viết nghiêng, in đậm, canh trái
+ Tiêu đề cấp 4 (heading4): cỡ chữ 13, viết nghiêng, in thường, canh trái
­ Văn bản (body text): cỡ chữ 13, viết thường, canh đều
* Đánh số trang: 
Đánh số trang phía dưới, canh giữa, từ phần Mở đầu cho đến hết phần Kết luận. 
Đánh số trang theo số thứ tự 1, 2, 3,… (Các danh mục, mục lục không đánh số 
trang).
* Đánh số chương, mục: 
Chương mục đánh theo chữ số Ả rập (1,2,3), không đánh theo số La Mã (I, II, III,…) 
và chỉ đánh tối đa 4 cấp, cụ thể như sau:


Chương 1
1.1

1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2…
1.1.2
1.1.2.1
1.1.2.2
1.2
….
Chương 2
2.1
2.1.1
2.1.1.1
2.1.1.2…
2.2
2.2.1
2.2.2.1
2.2.2.2…

Chương 3
3.1
3.1.1
3.1.1.1
3.1.1.2
3.1.2
3.1.2.1
3.1.2.2

* Về bảng, hình:
­ Bảng, biểu,… (gọi chung là bảng) phải có tên, ghi phía trên bảng
­ Hình vẽ, sơ đồ, đồ thị,… (gọi chung là hình) phải có tên, ghi phía dưới hình

­ Bảng, hình trong mỗi chương được đánh số thứ tự (VD: bảng (hình) 2.5 là bảng 
(hình) thứ 5 của chương 2)
­  Số liệu phải viết phân cách hàng ngàn bằng dấu chấm (.), phân cách số thập phân 
bằng dấu phẩy (,)
­ Số liệu thực tế trích dẫn phải có nguồn (nguồn số liệu lấy từ đâu).


Hải Phòng, ngày…..tháng……năm 2016
                                                                                    Giáo viên hướng dẫn thực tập
                                                                                               
                                                                                                Hoàng Thị Ngà



×