Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thị trường nội tạng tại trung quốc - liên hệ giải pháp cho việt nam.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.55 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 16
Lớp: Môi Trường Kinh Doanh T03
Đề tài 11: THỊ TRƯỜNG NỘI TẠNG TẠI TRUNG QUỐC
LIÊN HỆ - GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM
Nhóm thực hiện:
Ngô Anh Đức (nhóm trưởng)
Huỳnh Thị Bích Tuyền
Nguyễn Thị Trâm Anh
Lê Văn Hưng
Phạm Thị Nhật An
1
MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
I.Tổng quan về thị trường nội tạng người tại Trung Quốc 4
1. Nguồn gốc hình thành 4
1.1 Sự chênh lệch cung- cầu thị trường 4
1.2 Lợi nhuận khổng lồ từ việc cấy ghép và buôn bán nội tạng 5
2. Thực trạng buôn bán nội tạng 6
3. Tác động của thị trường 8
4. Cái nhìn của xã hội về thị trường này 10
5. Chính sách của nhà nước Trung Quốc 11
II. Liên hệ thị trường nội tạng tại Việt Nam 12
1.Thực trạng thị trường nội tạng tại Việt Nam 12
2.“Thị trường” xuyên biên giới 13
III. Chính sách của nhà nước – định hướng – giải pháp 13
1.Chính sách của nhà nước 13
2.Định hướng 14
3.Ý kiến đề xuất 16


2
Lời mở đầu
Chúng ta không ai có thể phủ nhận, ghép tạng để chữa bệnh ở người là một trong
những thành tựu y học vĩ đại của thế kỷ XX và chính nó đã cứu sống rất nhiều người
bệnh. Nhưng bên cạnh đó,mặt trái của việc cấy ghép tạng và mua bán tạng người đã trở
thành một vấn đề đáng báo động ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Chúng ta có thể xoá bỏ được thị trường mua bán nội tạng ở người hay không đó là một
điều rất cần sự quan tâm của nhiều cơ quan chức năng cũng như của toàn xã hội.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này.
Chúng tôi chọn thị trường nội tạng ở Trung Quốc cho đề tài thuyết trình mà không
chọn các quốc gia khác, vì đây là một trong những nước điển hình nhất trên thế giới
xảy ra nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến việc buôn bán nội tạng người. Và từ đó,
liên hệ với nước ta, xét xem chúng ta cần phải làm gì để góp phần đẩy lùi, ngăn chặn
những mặt trái của thị trường nội tạng.
I. T

n
g quan về thị trường nội tạng người tại Trung Quốc
3
1. Nguồn gốc hình thành
1.1 Sự chênh lệch cung – cầu thị trường:
Chỉ tính ở Trung Quốc bình quân mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người cần cấy
ghép nội tạng .
Theo BBC, trong năm ngoái Bệnh viện Trung ương 1 Thiên Tân đã thực hiện đến 600
ca ghép gan. Còn theo Hội cấy ghép TQ, đã có 5.000 ca ghép thận và 1.500 ca ghép gan
được thực hiện từ năm 2003.
Số bệnh nhân ghép gan, thận ở Trung Quốc ngày càng nhiều theo hàng năm và
số người nước ngoài chiếm tỉ lệ trong đó cũng tăng nhiều.
Chỉ riêng trong 600 ca ghép gan, thận đã được thực hiện tại Bệnh viện cấy ghép nội
tạng Phương Đông ở TP.Thiên Tân, một nửa trong số đó là bệnh nhân nước ngoài đến

từ Mỹ, Nhật, Ả rập Saudi…
Đó là số liệu cho chúng ta thấy được lượng người có nhu cầu về thị trường này là
rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 1,5 triệu người Trung Quốc đang có nhu cầu cấy ghép
nội tạng mỗi năm thì nguồn cung chỉ đáp ứng được cho khoảng 10.000 người do
thiếu hụt nội tạng hiến tặng.
Phó chủ nhiệm “Uỷ ban cấy ghép tạng người” thuộc “Hiệp hội y học Trung Hoa”,
Trần Đông Hoa cho biết từ năm 2003 đến 2009, cả nước mới chỉ có 130 người hiến
tặng tạng sau khi chết, bình quân mỗi năm chỉ có khoảng 20 người.
 HẬU QUẢ:
Nhu cầu của người bệnh rất lớn mà nguồn cung hợp pháp (người thân cho tạng hoặc
chờ có người hiến tặng) lại quá nhỏ, nên các “đường dây” buôn bán thận nói riêng và
nội tạng nói chung đã hình thành và tồn tại.
Khả năng tìm được nguồn cung cấp tạng để ghép theo đúng luật thì hiếm, nên hầu
hết người cần ghép tạng đều phải tìm đến các đường dây cung ứng “chui”. Khi qua các
đường dây này, tạng đến được người cần ghép với giá cao ngất, còn người “bán” dưới
danh nghĩa “hiến” kia cũng chỉ nhận được một số “phí” chỉ khoảng 2/3 hoặc, thậm chí
là một nửa so với chi phí thực người bệnh bỏ ra vì phải qua tay “cò”. Trong khi hầu hết
những người chọn cách bán đi một bộ phận cơ thể mình đều là người nghèo, bế tắc
trong cuộc sống cần tiền để trang trải, nếu là người bệnh thì càng thêm khổ sở!
 Nhu cầu ghép thận đang rất lớn, trong khi nguồn thận nói riêng và nguồn tạng
ghép nói chung bao giờ cũng hiếm. Hầu hết bệnh nhân phải chờ đợi cơ hội
được ghép tạng. Một số người đã tìm đến những nguồn cung cấp từ bên ngoài
thông qua "cò", dù biết đó là hành vi vi phạm pháp luật.
4
1.2 Lợi nhuận khổng lồ từ việc cấy ghép và buôn bán nội tạng người:
 Đối với hệ thống y tế Trung Quốc:
“Việc cấy ghép tạng đã cấp một số lượng tiền khổng lồ cho hệ thống y tế của
Trung Quốc”, ông Matas nói, thêm rằng: “Hệ thống này đã trở nên phụ thuộc vào nó
(việc buôn bán tạng) để có tiền.”
(Ông Matas, người được đề cử giải Nobel Hòa bình, là đồng tác giả với cựu thứ

trưởng ngoại giao Canada David Kilgour của hai bản báo cáo về nạn mổ cướp nội tạng
bất hợp pháp từ những học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.)
Do thị trường “chợ đen” sôi động, rất nhiều người giàu có ở Nhật Bản và các quốc
gia khác đang hướng tới ngành công nghiệp ghép tạng đang nở rộ ở Trung Quốc, bằng
cách chi trả hàng chục nghìn USD để được ghép gan và thận.
Các bệnh nhân có nhu cầu cấy ghép nội tạng, những người hầu như không còn sự
lựa chọn nào khác khi phải đối mặt với tử thần đều đổ xô đến đại lục để tìm cơ hội
sống sót cho bản thân: một lá gan cho cấy ghép có giá khoảng 40 ngàn USD với người
dân bản địa, nhưng là 55 ngàn USD với người nước ngoài; So với Mỹ thì chi phí cho
một ca cấy ghép tại Trung Quốc thấp hơn tới 30%. Do vậy, Trung Quốc hiện đang
đựợc mệnh danh là điểm đến đầy hấp dẫn của ngành "du lịch cấy ghép nội tạng". Dư
luận Trung Quốc từng xôn xao về vụ 17 khách Nhật vào Trung Quốc theo đường du
lịch năm 2009 nhưng chủ yếu để làm phẫu thuật cấy ghép nội tạng .
Ví dụ:
Như trường hợp của Kenichiro Hokamura - Vị doanh nhân Nhật Bản, 62 tuổi.
Khi thận hỏng, ông đối mặt với lựa chọn: chờ đợi để được ghép tạng hoặc lên
mạng tìm kiếm thông tin rao bán tạng. Ông cho biết, nếu chờ ông sẽ chết trước
khi được ghép thận, do phải đợi rất lâu mới đến lượt. Do vậy, chỉ 10 ngày sau khi
liên lạc với một người môi giới người Nhật ở Trung Quốc, ông tới một bệnh viện
ở Thượng Hải để được ghép thận với giá 6,8 triệu yên (53.000USD).
 Đối với những đường dây buôn bán “chui” và những tay “cò”:
Lợi nhuận kếch xù từ khoản chênh lệch giữa 25.000 tệ với 150.000 tệ đã tạo ra
những “cò” mua bán nội tạng con người. Họ thiết lập 1 lô chỉ tiêu rõ ràng và một hệ
thống dịch vụ khép kín, khiến thị trường chợ đen loại mặt hàng đặc biệt này hoạt động
rất sôi nổi ở Trung Quốc.
2. Thực trạng buôn bán nội tạng
• Cách thức buôn bán
 Hợp pháp
Theo “Quy định về ghép nội tạng người” của Trung Quốc, những trường hợp hợp
pháp được phép hiến tạng là vợ hoặc chồng và một số họ hàng thân thuộc của người

5
nhận, việc cấy ghép nội tạng người phải dựa trên nguyên tắc hiến tặng tự nguyện và
miễn phí. Những trường hợp không có sự cho phép hoặc ngược lại ý nguyện của
người cho được xem là vi phạm pháp luật”.
Chương trình hiến tặng và cấy ghép nội tạng quốc gia của Trung Quốc được chia
thành 5 bộ phận: Hệ thống quản lý cấy ghép tạng quốc gia, hệ thống đăng ký công
nghệ cấy ghép tạng, hệ thống mạng lưới phân phối hiến tặng tạng, hệ thống dịch vụ
lâm sàng cấy ghép tạng, hệ thống đăng ký khoa học cấy ghép tạng.
Ngoài ra, hệ thống hiến tặng tạng quốc gia khi triển khai sẽ cụ thể hóa quyền lợi của
người hiến tặng, các trường hợp là vợ chồng, họ hàng ruột thịt, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ
và con nuôi trong gia đình. Cùng với đó, chính phủ nước này quy định, thậm chí trong
trường hợp người hiến tạng là người thân thiết, cả bệnh nhân và người hiến tạng đều
phải cung cấp bằng chứng pháp lý về mối quan hệ máu mủ, hôn nhân hay phải qua
kiểm tra DNA. Đồng thời đảm bảo chất lượng việc cấy ghép tạng, phân phối và sử
dụng các mô tạng một cách công bằng. Mặt khác, đối với những người đăng ký và gia
đình họ, khi người này không may qua đời sẽ có chế độ chính sách quan tâm đến đời
sống của người thân họ.
Tuy nhiên, như đã nói trên, "Cầu" lớn mà "Cung" hợp pháp quá nhỏ, trong khi
kỹ thuật ghép thận không cùng nhóm máu đã được thực hiện thành công nên "cò" càng
tha hồ tung hoành hoạt động.
 Bất hợp pháp
Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cũng đã tiến hành điều tra để khám phá những
đường dây buôn bán lậu cơ quan nội tạng người từ Trung Quốc vào Mỹ và đã có những
chứng cứ xác thực về hoạt động phi pháp này.
 Nhiều kẽ hở
Theo “Quy định về ghép nội tạng người” của Trung Quốc, những người duy nhất
được phép hiến tạng là vợ hoặc chồng và một số họ hàng thân thuộc của người nhận.
Vì vậy, công việc của kẻ môi giới ghép tạng là làm giả mối quan hệ giữa người cho và
người nhận.
Ðể "lách luật", che giấu hành vi phạm tội, "cò" thường "đạo diễn" cho người mua

và người bán nội tạng thống nhất khai báo, tạo hồ sơ giả những mối quan hệ thân nhân,
hợp pháp hóa các thủ tục hành chính...
Những người này đã tận dụng tình trạng khan hiếm trong việc hiến nội tạng tại
Trung Quốc. Chợ đen nội tạng được hình thành và tổ chức theo mô hình dây chuyền
khá chặt chẽ. Người trung gian thu hút, tìm kiếm và tổ chức một nhóm người bán nội
tạng, hầu hết là nam giới, phân phát cho họ thức ăn và một số tiền hàng tháng sau đó,
đưa họ đi kiểm tra sức khoẻ, để “thải loại” những người không đủ sức khoẻ, không đủ
khả năng hiến tạng, đúng hơn là “không sinh lời’.
6

×