Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh - CN Hoàn Kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.02 KB, 6 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Tín dụng ngân hàng cho khách hàng SME đang có chuyển biến lớn. Từ một phân
khúc thị trường được coi là khó với nhu cầu vốn đa dạng, giờ đây, nhóm khách hàng
SME đã dần trở thành nhóm khách hàng chiến lược của các NHTM. Hòa chung với.sự
phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển
thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) luôn tự nỗ lực, không ngừng nâng cao tốc độ.tăng
trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín.dụng SME.
Trong bối cảnh cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ngày càng gay gắt, trên cơ sở
nhận thức sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng đối với nhóm khách hàng SME tại
HDBank hoàn Kiếm, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng
khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh CN Hoàn Kiếm”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: phân tích thực trạng chất lượng tín dụng SME tại HDBank
Hoàn Kiếm, từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, góp phần
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng SME tại HDBank Hoàn
Kiếm. Các nhiệm vụ thực hiện cụ thể:
Một là,“hệ thống hóa cơ sở lý luận về”chất lượng tín dụng SME.
Hai là, xác định các thước đo (định tính/định lượng) đánh giá chất lượng tín dụng
SME đối với các ngân hàng thương mại nói chung.
Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng SME tại
HDBank – CN Hoàn Kiếm (dựa trên các thước đo đã xác định). Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến thực trạng chất lượng tín dụng SME tại đơn vị nghiên cứu.
Cuối cùng, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
SME tại HDBank – CN Hoàn Kiếm trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4. Phƣơng pháp nghiên cứu


Luận văn sử dụng các“phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xã hội bao


gồm phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp”để
xử lý số liệu, kết hợp với đồ thị, bảng biểu minh họa để tăng tính trực quan cho luận văn.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần“mục lục, Lời mở đầu, Kết Luận, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục
tài liệu tham khảo, Luận văn”được kết cấu gồm 4 chương:
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các đề tài nghiên cứu đã thực hiện
1.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1. Tín dụng ngân hàng thƣơng mại
2.1.1. Một số khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại
+ Tín dụng ngân hàng: là quan hệ vay và cho vay giữa các ngân hàng, TCTD với
các doanh nghiệp (siêu nhỏ, nhỏ và vừa, lớn), được cụ thể hóa bằng tiền tệ, đảm bảo tuân
thủ nguyên tắc hoàn trả và có lãi.
+ Tín dụng thương mại: là hình thức tín dụng thường thấy trong quan hệ quốc
tế.“Tín dụng thương mại được hiểu là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau,
ngân hàng không tham gia vào quan hệ đó hoặc có thể hiểu là loại tín dụng được cụ thể
hóa bằng hàng hóa”dịch vụ, không phải cụ thể hóa bằng tiền.
+ Tín dụng nhà nước:“là hình thức tín dụng giữa nhà nước với cư dân/chủ thể kinh
tế khác mà trong đó người vay vốn là Nhà nước. Tín dụng nhà nước được cụ thể hóa dưới
hình thức:”trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương).
+ Tín dụng“chính sách: là hình thức tín dụng Nhà nước sử dụng nguồn vốn ngân
sách Nhà nước, vốn vay, vốn tài trợ… sau đó ủy thác thông qua một ngân hàng chức
năng (NHCSXH) hay một NHTM để cho vay các đối tượng do Nhà nước quy định. Lãi
suất của tín dụng chính sách thường thấp hơn lãi suất của các NHTM (chênh lệch lãi suất
sẽ bù dắp bằng”ngân sách Nhà nước).



2.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng thương mại
- Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn”
- Căn cứ vào hình thức cho vay
- Căn cứ vào tài sản đảm bảo
2.2. Tín dụng khách hàng SME
2.2.1. Khái niệm SME trong nền kinh tế
2.2.2. Đặc điểm SME
2.2.3. Vai trò SME trong nền kinh tế
2.2.4. Các sản phẩm tín dụng dành cho SME
2.2.5. Quy trình cấp tín dụng SME
2.3. Chất lƣợng tín dụng
2.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng
-

Đối với ngân hàng: Dựa trên nguyên tắc cơ bản hoàn trả cả gốc, lãi vay đúng

hạn. Do đó, đề cập đến chất lượng tín dụng là đề cập đến sự đảm bảo an toàn của khoản
vay, sự phù hợp và đúng mục đích vay, sự phù hợp với chính sách tín dụng của NHTM,
tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí cạnh tranh, tăng khả năng mở rộng thị trường
của NHTM, phục vụ tăng trưởng kinh tế quốc gia.
-

Đối với“khách hàng vay vốn: Chất lượng tín dụng là chất lượng sản phẩm tín

dụng do NHTM cung cấp. Các sản phẩm tín dụng đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh có hiệu quả, nguồn thu ổn định để trả nợ vay ngân hàng, giúp doanh
nghiệp nói riêng và ngân hàng nói chung”phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
- Chỉ tiêu định lượng
- Chỉ tiêu định tính

2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
- Các nhân tố“về môi trường hoạt động”
- Các nhân tố“về phía khách hàng”
- Các nhân tố“về phía ngân hàng”


CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG SME
TẠI HDBANK – CN HOÀN KIẾM
3.1. Tổng quan về HDBank – CN Hoàn Kiếm
3.1.1. Thông tin chung về HDBank
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của HDBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (tiền thân là
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh) được thành lập
ngày 04 tháng 01 năm 1990 với khoảng 50 nhân viên và vốn điều lệ 3 tỷ đồng. HDBank
hoạt động theo giấy phép số 0019/NHGP cấp ngày 06/06/1992 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. HDBank được thành lập trên cơ sở vốn góp của các cổ đông là cá nhân và
doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
3.1.3. Giới thiệu về HDBank – CN Hoàn Kiếm
HDBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm được thành lập và chính thức đi vào hoạt động
ngày 31/07/2007 với trụ sở tại địa chỉ 14 – 16 Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
HDBank Hoàn Kiếm là một trong những đơn vị đầu tiên của hệ thống HDBank hoạt
động tại Hà Nội.
3.2. Thực trạng tín dụng khách hàng SME tại HDBank - CN Hoàn Kiếm
3.2.1. Tình hình dư nợ cho vay SME
3.2.2. Cơ cấu cho vay SME
3.2.2.1. Cơ cấu cho vay SME theo thời gian vay
3.2.2.2. Cơ cấu cho vay SME theo TSĐB
3.3. Phân tích chất lƣợng tín dụng khách hàng SME tại HDBank - CN Hoàn Kiếm
3.3.1. Chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng SME tại HDBank
– CN Hoàn Kiếm

3.3.2. Chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng SME tại HDBank –
CN Hoàn Kiếm
3.4. Đánh giá chung về chất lƣợng tín dụng khách hàng SME tại HDBank – CN
Hoàn Kiếm
3.4.1. Thành công và nguyên nhân


- Hiệu suất sử dụng vốn huy động chuyển qua cho vay SME ở mức cao, ổn định
và tăng trưởng đều hàng năm, mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh.
- Tỷ lệ nợ xấu cho vay SME đang được kiểm soát tốt và giảm dần.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Cho vay SME có quy mô chưa lớn, cơ cấu chưa hợp lý nên tỷ lệ lợi nhuận mang
lại chưa đạt được như kỳ vọng.
- Tỷ lệ nợ xấu cho vay SME vẫn cao hơn mức bình quân trong hệ thống.
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG SME TẠI HDBANK – CN HOÀN KIẾM
4.1. Định hƣớng phát triển hoạt động tín dụng SME tại HDBank – CN Hoàn Kiếm
HDBank Hoàn Kiếm định hướng trong các năm tới, dư nợ cho vay SME chiếm
khoảng 70% tổng dư nợ của Chi nhánh, tập trung xử lý nợ xấu, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu
dưới 3%.
Nới lỏng điều kiện cho vay về TSĐB, tăng cường tư vấn giải pháp cho khách hàng
thực hiện phương án kinh doanh, phương án đầu tư hợp lý để giảm thiểu rủi ro, tư vấn tái
cấu trúc nguồn vốn cho doanh nghiệp nhằm vượt qua khó khăn.
Phát triển hơn nữa hoạt động cho vay dành cho SME, Chi nhánh Hoàn Kiếm định
hướng trong thời gian tiếp theo sẽ không ngừng mở rộng mối quan hệ khách hàng, ngoài
những khách hàng cũ, Chi nhánh tìm kiếm và đặt mối quan hệ với các khách hàng mới,
khách hàng có tiềm năng..
4.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng SME tại HDBank – CN
Hoàn Kiếm
- Nâng cao năng lực nghiệp vụ của cán bộ tín dụng

- Giữ vững quan điểm tăng trưởng tín dụng SME bền vững
- Đa dạng hóa sản phẩm phù hợp cho từng nhóm đối tượng SME
- Nâng cao tính cạnh tranh trong các sản phẩm lõi
4.3. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên
KẾT LUẬN


SME đang là mục tiêu chiến lược của đa số các ngân hàng thương mại quốc
doanh, cổ phần hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Sự cạnh tranh cho vay SME ở Việt
Nam ngày càng gay gắt khi mà ngày càng có nhiều ngân hàng phát triển mạnh chính sách
cho vay SME, song song với việc thành lập rộng khắp các phòng quan hệ khách hàng
SME. SME có tiềm năng rất lớn đối với ngân hàng khi mà nhu cầu vốn của khu vực này
hiện nay còn thiếu hụt rất nhiều.
Với những giải pháp cụ thể được đưa ra, hy vọng luận văn có thể đóng góp một
phần để Ngân hàng sẽ có thể đảm bảo chất lượng tín dụng SME hiện tại và nâng cao chất
lượng tín dụng SME trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới.



×