Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học chủ đề “thống kê” cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 6 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 221-226

TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ “THỐNG KÊ” CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Phạm Thị Hồng Hạnh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Đinh Tiến Công, Nguyễn Phương Thảo - Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Ngày nhận bài: 11/5/2019; ngày chỉnh sửa: 20/6/2019; ngày duyệt đăng: 06/7/2019.
Abstract: Integrating career education into the subject to increase the effectiveness of career
training in high schools which has been regulated by the Government Directive and the documents
of Ministry of Education and Training. This task has been recently implemented in a number of
subjects such as Technology, Citizen Education, Geography, Physics, Biology, Chemistry,
Information Technology, but it is not often; however, it is hardly integrated in teaching
mathematics. One of the reasons is that math teachers at high school do not know how to integrate
career-oriented teaching into Mathematics. This article presents some theories on integrating career
education in teaching the topic Statistics in Mathematics Grade 10 at high schools; we also propose
some measures to integrate career education in teaching Statistics with the aim of contributing to
innovating and improving the quality of teaching mathematics at high school in the direction of
current teaching.
Keywords: Integration teaching, vocational education, topic Statistics in Maths grade 10.
1. Mở đầu
Giáo dục trung học phổ thông (THPT) là giai đoạn
giáo dục định hướng nghề nghiệp, giai đoạn quan trọng
đối với học sinh (HS) trong việc tiếp nhận, khám phá các
tri thức khoa học và ảnh hưởng quyết định nghề nghiệp
trong tương lai. Có 4 hình thức thực hiện công tác giáo
dục hướng nghiệp (GDHN) ở nhà trường THPT, trong
đó hình thức tích hợp hướng nghiệp qua các môn học có
vai trò quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, một số giáo viên
(GV) còn ít chú trọng nhiều đến tích hợp GDHN trong


dạy học, trong đó có môn Toán. Nhiều HS chưa có biểu
tượng rõ ràng về các ngành nghề đang phát triển tại địa
phương và trong xã hội, thiếu cơ sở khoa học trong việc
lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Bài viết này đề xuất các biện pháp tích hợp GDHN
trong dạy học chủ đề Thống kê (Đại số 10) nhằm giúp
GV toán THPT đạt được mục tiêu kép trong dạy học là
vừa nâng cao chất lượng dạy học môn Toán, vừa góp
phần định hướng nghề nghiệp cho HS.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tích hợp, dạy học tích hợp
Theo Từ điển Giáo dục học, “tích hợp là hành động
liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của
cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong
cùng một kế hoạch dạy học [1; tr 384]. Dạy học tích hợp
là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy
động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học
tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá
trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng [2; tr 36].

Như vậy, dạy học tích hợp là quan điểm dạy học; trong
đó, GV tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp
kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm
giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành
và phát triển ở HS những kiến thức, kĩ năng mới, những
năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong
học tập và trong thực tiễn cuộc sống [3], [4].
2.2. Hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp
Có nhiều quan niệm khác nhau về hướng nghiệp.

Theo Từ điển tiếng Việt, hướng nghiệp là thi hành những
biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới
năng khiếu, năng lực, thể lực) nội dung theo ngành và
loại lao động giúp đỡ hợp lí lựa chọn ngành nghề [5; tr
739]. Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp giúp đỡ
HS làm quen tìm hiểu nghề, lựa chọn, cân nhắc nghề
nghiệp với nguyện vọng năng lực sở trường của mỗi
người với nhu cầu và điều kiện thực tế khách quan của
xã hội [1; tr 205]. GDHN bao gồm toàn bộ các hoạt động
của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm
trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề
nghiệp cho HS, từ đó giúp HS lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá
trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của
gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội [2; tr 29].
Như vậy, có thể hiểu, GDHN là hệ thống tác động sư
phạm nhằm làm cho HS lựa chọn được một nghề hợp lí,
hay GDHN là quá trình tác động nhiều mặt nhằm chuẩn
bị cho HS chọn nghề nghiệp tương lai hợp lí để đi vào
cuộc sống cho phù hợp với năng lực của bản thân và sự

221

Email:


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 221-226


phân công lao động và nhu cầu nhân lực của xã hội.
GDHN không chỉ định hướng cho HS chọn nghề mà còn
giúp cho HS thực sự hiểu nghề, thích nghề và có năng
lực theo đuổi nghề mà mình lựa chọn, hơn nữa còn là
nhận thức về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của bản thân
mình với nghề đó.
2.3. Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học chủ
đề Thống kê (Đại số 10) trung học phổ thông
2.3.1. Chương trình giáo dục hướng nghiệp lớp 10 trung
học phổ thông
Mục đích của GDHN trong trường THPT là giúp HS
có những kiến thức nhất định về những thông tin, tình
hình phát triển KT-XH của đất nước, của địa phương, có
kiến thức cơ bản về các nhóm ngành nghề và định hướng
nghề nghiệp trong tương lai; HS đánh giá được năng lực,
sở trường của bản thân để chọn nghề trong tương lai cho
phù hợp.
Bộ GD-ĐT quy định chương trình GDHN cấp THPT
gồm 27 tiết, mỗi năm 9 tiết, học kì I: 5 tiết, học kì II: 4
tiết. Nội dung GDHN lớp 10 cụ thể như sau (bảng 1):
Bảng 1. Nội dung GDHN lớp 10 THPT [6; tr 2]
Chủ
Số
Tên chủ đề
đề
tiết
1
Em thích nghề gì?
1
Năng lực nghề nghiệp và truyền thống

2
1
nghề nghiệp gia đình
3
Tìm hiểu nghề dạy học
1
4
Vấn đề giới trong chọn nghề
1
Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực
5
1
Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành Y
6
1
và Dược
Tìm hiểu thực tế một số cơ sở sản xuất
7
1
công nghiệp
Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành
8
1
Xây dựng
9
Nghề tương lai của tôi
1
Với quy định thời lượng như trên, việc tích hợp
GDHN trong dạy học các môn học khác là hợp lí, nhằm

vừa đạt hiệu quả dạy học bộ môn, vừa góp phần GDHN.
2.3.2. Nội dung chủ đề Thống kê (Đại số 10) trong
chương trình giáo dục môn Toán
Mục đích chủ đề Thống kê (Đại số 10) là cung cấp
cho HS một cách hệ thống những kiến thức, kĩ năng ban
đầu về các phương pháp trình bày số liệu thống kê,
phương pháp thu gọn các số liệu thống kê nhờ các số đặc
trưng, góp phần giáo dục ý thức và kĩ năng vận dụng
thống kê vào cuộc sống. Theo phân phối chương trình

hiện hành, nội dung chủ đề này được thực hiện trong 7
tiết, cụ thể:
Bảng 2. Nội dung Chương V: Thống kê (Đại số 10)
THPT [7]
Số
Bài
Tên bài
tiết
1
Bảng phân bố tần số và tần suất
1
2
Biểu đồ
1
3
Số trung bình cộng. Số trung vị. Mốt
2
4
Phương sai và độ lệch chuẩn
1

5
Ôn tập chương V
1
6
Kiểm tra chương V
1
Thống kê ngày càng có vai trò quan trọng đối với toàn
xã hội. Những số liệu thống kê được sử dụng thường
xuyên trong mọi ngành nghề, trên mọi bình diện, lĩnh vực
của đời sống. Do đó, GV khi dạy chương này, cần thiết
phải thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học sao cho
HS nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những
kiến thức của các môn học trong chương trình lớp 10 và
trong thực tiễn.
2.3.3. Mức độ tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy
học chủ đề thống kê toán 10 trung học phổ thông
Theo nhóm tác giả, dạy học tích hợp GDHN trong
chủ đề Thống kê (môn Toán 10 THPT) là: căn cứ vào nội
dung Thống kê được quy định trong chương trình, GV
sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp khai thác
các kiến thức về GDHN trong dạy học. Khi đó, việc dạy
học chú trọng củng cố kiến thức môn Toán, rèn luyện cho
HS khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn, đảm bảo
các yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ, cơ hội
hình thành và phát triển các năng lực cho HS, đồng thời
đảm bảo khai thác tốt những yếu tố liên hệ, liên môn với
GDHN. Tùy theo nội dung trong chủ đề Thống kê mà
GV có thể tích hợp GDHN ở các mức độ khác nhau như:
mức độ kết hợp (liên hệ, lồng ghép), mức độ tích hợp bộ
phận (liên môn). Khi tích hợp, GV cần xem xét các mức

độ tích hợp một cách cẩn thận, tránh khiên cưỡng. Qua
nghiên cứu, chúng tôi đề xuất các nội dung và mức độ
tích hợp GDHN trong dạy học chủ đề Thống kê lớp 10
(bảng 3) như sau:
Bảng 3. Các mức độ tích hợp GDHN trong dạy học
chủ đề Thống kê cho HS lớp 10 THPT
Nội dung GDHN
Mức độ
tích hợp trong chủ đề
Bài
tích hợp
Thống kê 10
Bảng phân
bố tần số và - Em thích nghề gì?
Kết hợp
tần suất

222


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 221-226

Biểu đồ
Số trung
bình cộng.
Số trung vị.
Mốt
Phương sai

và độ lệch
chuẩn
Ôn tập
chương V

- Năng lực nghề nghiệp
và truyền thống nghề
nghiệp gia đình
- Thống kê một số làng
nghề truyền thống
- Tìm hiểu về một số
nghề được quy định giới
thiệu trong GDHN lớp
10
Tìm hiểu về vấn đề Giới
trong chọn nghề; một số
nghề thuộc ngành Xây
dựng.
Tìm hiểu nghề dạy học;
một số ngành nghề thuộc
lĩnh vực Nông - Lâm Ngư nghiệp
Tìm hiểu một số ngành
nghề thuộc lĩnh vực
Nông - Lâm - Ngư
nghiệp
Tìm hiểu một số ngành
nghề thuộc lĩnh vực Y và
Dược

Kết hợp,

Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận

2.4. Một số biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp
trong dạy học chủ đề Thống kê cho học sinh lớp 10
trung học phổ thông
GV Toán THPT nên thực hiện các biện pháp sau để
tích hợp GDHN trong dạy học chủ đề Thống kê cho HS
lớp 10 ([3], [4], [9]), nhằm đạt mục tiêu dạy học.
Biện pháp 1: Cung cấp cho HS những hiểu biết, ý
nghĩa của kiến thức Thống kê (trong chương V, Đại số
10) với các nghề nghiệp trong thực tế, đặc biệt các ngành
nghề có trong nội dung GDHN lớp 10.
Ví dụ 1: Khi tổ chức hoạt động thực hành, luyện tập;
vận dụng, tìm tòi mở rộng trong dạy học bài 1: Bảng phân
bố tần số và Tần suất, GV chiếu Slide và đặt các câu hỏi
(CH) sau:
Câu hỏi 1: Khi điều tra “điểm trúng tuyển của 14
ngành của Trường Đại học Xây dựng năm 2019”, ta
được các số liệu thống kê trong Bảng 4. Hãy xác định:
đơn vị điều tra, dấu hiệu điều tra, giá trị của dấu hiệu,
mẫu số liệu. Lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép
lớp của điểm trúng tuyển trên.
Câu hỏi 2: Chỉ ra điểm thấp nhất, cao nhất trong bảng.
Qua đó, nếu đăng kí xét tuyển thì ngành nào dễ trúng

tuyển nhất?
HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Chính xác câu trả lời của HS, sau đó giới thiệu
một số ứng dụng, ý nghĩa của bài học trong ngành Xây
dựng. Chiếu slide và giới thiệu HS tìm hiểu ngành Xây
dựng theo sơ đồ (hình 1, trang bên).
GV: Em nào thích làm nghề thuộc ngành Xây dựng?
Em có nghĩ rằng mình có thể thi vào trường Đào tạo
ngành Xây dựng không? Vì sao? Kế hoạch sắp tới của
em là gì để lựa chọn được nghề em thích.
Trong ví dụ minh hoạ trên, chúng tôi chọn ngành Xây
dựng, tuy nhiên các GV cũng có thể tìm cơ hội để liên
hệ, lồng ghép với các nghề khác: Nghề dạy học; một số
ngành nghề thuộc lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp;
một số ngành nghề thuộc lĩnh vực Y và Dược. Khi giới
thiệu một nghề cụ thể nào đó, GV cần lưu ý cung cấp cho
HS hoặc yêu cầu HS tự tìm hiểu đầy đủ về nghề đó như:
Tên nghề, đặc điểm hoạt động của nghề (bao gồm: đối
tượng lao động, nội dung lao động, điều kiện lao động,
công cụ lao động,…), các yêu cầu của nghề đối với người
lao động, nơi đào tạo nghề và triển vọng phát triển nghề.
Qua đó, giáo dục lòng yêu lao động và con người lao
động và giúp HS có cơ hội tìm hiểu sở thích cá nhân, xác
định năng lực cá nhân, để có định hướng sẽ tiếp tục theo
đuổi các nghề mình định lựa chọn hay không.
Bảng 4. Điểm trúng tuyển của 14 ngành
Trường Đại học Xây dựng năm 2019
Điểm Ghi
STT

Tên ngành
chuẩn chú
1
Kiến trúc
19,5
2
Kiến trúc nội thất
19
3
Kiến trúc công nghệ
16,5
4
Quy hoạch vùng và đô thị
16
5
Quy hoạch - Kiến trúc
16
Xây dựng Dân dụng
6
19,5
và Công nghiệp
7 Hệ thống kĩ thuật trong công trình 18
8
Tin học xây dựng
17
9
Xây dựng Cầu đường
16
10
Máy xây dựng

15
11
Cơ giới hoá xây dựng
15
12
Kinh tế xây dựng
19
13
Kinh tế và Quản lí đô thị
17
14 Kinh tế và Quản lí Bất động sản 16,5
(Nguồn />Biện pháp 2: Vận dụng có hiệu quả các phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực để tích hợp liên môn Toán
(chủ đề Thống kê) với môn GDHN.

223


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 221-226

Hình 1. Thống kê các yếu tố liên quan ngành Xây dựng (nguồn: Tuvanvala.com)
Toán học nói chung và Thống kê nói riêng là công cụ
cho các ngành khoa học và các lĩnh vực nghề nghiệp. Do
đó, việc tích hợp liên môn Toán (khi dạy học chủ đề thống
kê) và môn GDHN đạt được mục tiêu “kép”, vừa giúp HS
thấy được ứng dụng của toán học trong thực tiễn (tạo hứng
thú học tập Thống kê), vừa góp phần thực hiện tốt công
tác hướng nghiệp cho HS lớp 10. Để đảm bảo hiệu quả

dạy học tích hợp liên môn, GV cần lựa chọn và phối hợp
linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực:
dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học trải
nghiệm, dạy học theo dự án; các kĩ thuật dạy học, …
Ví dụ 2: Sử dụng Phương pháp dạy học hợp tác, kĩ
thuật khăn trải bàn trong dạy học bài Biểu đồ tích hợp
GDHN.
GV: Cho biểu đồ thống kê về nhu cầu nhân lực trong
giai đoạn 2012-2015. Yêu cầu HS phân lớp thành 4-6/ 1
nhóm trả lời các câu hỏi.
Câu hỏi 1: Từ biểu đồ hình 2 (trang bên), lập bảng cơ
cấu về nhu cầu nhân lực nước ta trong giai đoạn 2012- 2015.

Câu hỏi 2: Cho biết cơ hội việc làm của ngành hoá
chất, Y dược. Em có liên hệ gì bản thân khi nhìn bảng
thống kê về nhu cầu nhân lực và việc lựa chọn ngành
nghề trong tương lai?
Ví dụ 3: Sử dụng Phương pháp dạy học dự án dạy
học chủ đề Thống kê Tích hợp GDHN
Sau khi dạy xong bài phương sai và độ lệch chuẩn,
GV chia HS trong lớp thành 8 nhóm và yêu cầu gắp thăm
để chọn 1 trong 4 dự án. Sau đó, GV hướng dẫn HS xác
định các nội dung chính của các dự án và yêu cầu cần
đạt. Sản phẩm của dự án sẽ được trình bày trong 2 tiết
(ôn tập chương V và tiết kiểm tra theo phân phối chương
trình). Sau đó, căn cứ vào sản phẩm và báo cáo trình bày
tại lớp; bảng đánh giá cá nhân, GV đánh giá cá nhân các
thành viên trong nhóm và tính điểm 1 tiết. Tên các dự án:
Ứng dụng Số trung bình cộng. Số trung vị. Mốt trong
một số nghề thuộc ngành nông - lâm - ngư nghiệp; Ứng

dụng Số trung bình cộng. Số trung vị. Mốt trong nghề
dạy học; Ứng dụng của phương sai và độ lệch chuẩn

224


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 221-226

Hình 2. Biểu đồ thống kê về nhu cầu nhân lực trong giai đoạn 2012-2015
trong ngành Y, Dược; Ứng dụng của phương sai và độ
lệch chuẩn trong ngành Xây dựng.
Biện pháp 3: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông vào giảng dạy tích hợp GDHN trong
dạy học chủ đề Thống kê (Toán 10).
Ngày nay, điện thoại di động, máy tính để bàn, thiết
bị cầm tay, thư điện tử và việc sử dụng Internet đã trở
thành nhu cầu hàng ngày. Công nghệ thông tin đã tạo nên
một xã hội toàn cầu, nơi mà mọi người có thể tương tác,
liên lạc với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các
Website là kho dữ liệu khổng lồ giúp HS tự học hiệu quả.
Với sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin, việc tích hợp
GDHN trong dạy học thống kê lớp 10 mang lại hiệu quả
cao hơn; các em dễ dàng tìm hiểu ứng dụng của thống kê
GV Chủ nhiệm
Cho HS làm quen với nghề
nghiệp theo chương trình
GDHN lớp 10


trong các ngành nghề mà mình muốn biết trên mạng
internet; kiểm tra đối chứng với sở thích và khả năng của
bản thân,…
Ví dụ 4: Khi giao cho HS thực hiện các dự án học tập
đã nêu ở ví dụ 3, GV có thể cung cấp cho HS các trang
web có thể hỗ trợ dự án; hướng dẫn HS lên mạng Internet
tìm kiếm thông tin liên quan đến dự án bằng tiếng Việt
và tiếng Anh; HS có thể sử dụng mạng Internet để lập
các nhóm học tập, trao đổi các vấn đề, kết quả của dự án.
Biện pháp 4: Phối hợp với GV chủ nhiệm, GV
hướng nghiệp, GV dạy nghề phổ thông để cung cấp ý
nghĩa, tri thức Thống kê (Toán 10) có liên quan tới các
ngành nghề chủ yếu trong xã hội, góp phần xây dựng tốt
công tác hướng nghiệp trong nhà trường.

GV môn Toán
Cung cấp các tri thức
trong chủ đề Thống kê (Toán
10) có liên quan hoặc ứng
dụng trong các ngành nghề

Cho HS làm quen với
các nghề cơ bản tại các
cơ sở sản xuất kinh
doanh định hướng nghề

Minh họa những nguyên tắc chung trên cơ sở những nghề cụ thể

Liên hệ với đại diện các Doanh nghiệp và các trường chuyên nghiệp cho HS tham quan


Nghiên cứu nhân cách, sở trường HS và tiến hành tư vấn nghề cho HS

225


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 221-226

Khi thực hiện biện pháp, trách nhiệm của mỗi GV
rất quan trọng, được thể hiện ở sơ đồ sau:
Ví dụ 5: Khi dạy học bài Biểu đồ, trong hoạt động
vận dụng và mở rộng, GV có thể yêu cầu HS lập Dự
án theo nhóm với đề tài: “Cơ cấu ngành nghề ở địa
phương em, vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc
làm”, hay “ Vấn đề giới trong việc chọn nghề”. GV
hướng dẫn các nhóm HS tiến hành nghiên cứu, viết
báo cáo kết quả nghiên cứu dự án ở nhà. Sau đó, GV
phối hợp với GV dạy môn GDHN để HS có thể tiến
hành báo cáo sản phẩm ở 2 tiết Hướng nghiệp: “Năng
lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp gia đình”
và “Vấn đề giới trong việc chọn nghề”.
Ví dụ 6: Tổ chức các HĐ trải nghiệm qua việc giao
lưu khách mời để HS có cơ hội được giải đáp các thắc
mắc về nghề, tăng hiệu quả của tích hợp GDHN. GV
dạy Toán kết hợp với GV chủ nhiệm lớp, GV GDHN,
cha mẹ HS và các cơ sở đào tạo nghề, tổ chức buổi
thảo luận về “ngành nghề quanh em”. Khách mời có
thể là một số người có uy tín, nổi tiếng trong một số
lĩnh vực như: kinh doanh, kĩ thuật, giáo dục,…

3. Kết luận
Nội dung nghiên cứu về Tích hợp GDHN trong
dạy học chủ đề Thống kê môn Toán lớp 10 THPT đã
chỉ rõ các cơ hội tích hợp hướng nghiệp trong môn
học. Hình thức dạy học này không những nêu cao vai
trò của toán học (Thống kê) với thực tiễn mà còn giúp
HS có thêm cơ hội tìm hiểu hoạt động ngành nghề,
các yêu cầu của nghề đối với người lao động, những
chống chỉ định y học, nơi đào tạo nghề và triển vọng
phát triển nghề. Từ đó, có cơ sở khoa học để lựa chọn
nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với sở thích và
năng lực bản thân. Tuy nhiên, khi tích hợp, GV cần
chú ý đến tính vừa sức của HS, không gây cho HS
quá tải khi thực hiện các nhiệm vụ học tập; đồng thời
không biến tiết học Toán thành tiết học hướng
nghiệp. Tích hợp GDHN trong dạy học chủ đề Thống
kê môn Toán lớp 10 THPT, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học môn Toán và hiệu quả GDHN cho HS
ở trường THPT.

[2] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ
thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018
của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
[3] Nguyễn Thị Phúc Chỉnh - Trần Thị Mai Lan (2009).
Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi
sinh vật học (Sinh học 10). Tạp chí Giáo dục, số 206,
tr 44-45.
[4] Đỗ Hương Trà (chủ biên, 2015). Dạy học tích hợp
phát triển năng lực học sinh, Quyển 1: Khoa học Tự

nhiên. NXB Đại học Sư phạm.
[5] Hoàng Phê (chủ biên, 2003). Từ điển tiếng Việt.
NXB Đà Nẵng.
[6] Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thái Bình
(2018). Kế hoạch số 50/KH-NTB ngày 28/9/2018 về
giáo dục hướng nghiệp năm học 2018-2019.
[7] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ
thông môn Toán (ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ
trưởng Bộ GD-ĐT).
[8] Trần Văn Hạo (tổng chủ biên) - Vũ Tuấn (chủ biên,
2007). Đại số 10. NXB Giáo dục.
[9] Lindberg, L. - Grevholm, B. (2011). Mathematics in
vocational education: Revisiting a developmental
researchproject. Adults Learning Mathematics: An
International Journal, Vol. 6(1), pp. 41-68.

Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ từ nguồn
kinh phí của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cho
đề tài mã số: C.2019-18-06.
Tài liệu tham khảo
[1] Bùi Hiền (chủ biên, 2001). Từ điển Giáo dục học.
NXB Từ điển Bách khoa.

226

KÍNH MỜI BẠN ĐỌC ĐẶT MUA
TẠP CHÍ GIÁO DỤC NĂM 2019
Tạp chí Giáo dục ra 1 tháng 2 kì, đặt mua
thuận tiện tại các bưu cục địa phương (Mã

số C192) hoặc đặt mua trực tiếp tại Tòa soạn
(số lượng lớn) theo địa chỉ: TẠP CHÍ
GIÁO DỤC, số 4 Trịnh Hoài Đức, quận
Đống Đa, Hà Nội.
Kính mời bạn đọc, các đơn vị giáo dục,
trường học đặt mua Tạp chí Giáo dục năm
2019. Mọi liên hệ xin gửi về địa chỉ trên hoặc
liên lạc qua số điện thoại: 024.37345363; Fax:
024.37345363.
Xin trân trọng cảm ơn.
TẠP CHÍ GIÁO DỤC



×